Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

THỰC TRẠNG HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CO MẠ HUYỆN THUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.79 KB, 50 trang )

THỰC TRẠNG HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN
NHÂN DÂN XÃ CO MẠ, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
THÔNG TIN CÁ NHÂN SINH VIÊN
I. TÓM TẮT LÝ LỊCH BẢN THÂN
1. Họ và tên sinh viên: Sùng A Dơ
2. Ngày, tháng, năm sinh: 12/12/1993
3. Quê quán: Co Mạ, thuận Châu, Sơn La
4. Nơi tạm trú: Cụm 5-Xuân La-Tây Hồ
5. Số điện thoại: 01659778823
THÔNG TIN CƠ QUAN THỰC TẾ
I. ĐƠN VỊ THỰC TẾ
1. Tên đơn vị thực tế: UBND xã Co Mạ, huyện thuậ
Châu, tỉnh Sơn La.
2. Điện thoại:
3. Webside:
4. Email:
5. Địa chỉ: Xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
II. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Và A Sùng
2. Chức vụ: Công chức văn phòng HĐND - UBND
3. Nơi công tác: UBND xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
4. Địa chỉ nơi công tác: Xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
5. Số điện thoại liên hệ: 01666935185


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT


1
2
3

Từ viết tắt
HDND
UBND
CNTN

Cụm từ đầy đủ
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Công nghệ thông tin


MỞ ĐẦU
1 Lý do viết báo cáo.
Trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế hiện nay hiện đại hóa hành chính
là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình
chính phủ điện tử, đổi mới nhận thức và tư duy, tạo dựng một nền hành chính
dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiêp lấy công nghệ thông tin làm gốc.
Công nghệ thông tin là khoa học để nghiên cứu nền hành chính hiện đại, nghiên
cứu các quy luật quản lý hiệu quả những công việc xã hội của các tổ chức hành
chính nhà nước. Trong đó thì hiện đại hóa hành chính là nhiệm vụ trong tâm để
phát phát triển kinh tế - xã hội, xây đựng một mô hình chính phủ điện tử trong
phạm vi cả nước.
Thực tế thực hiện công tác hiện đại hóa hành chính, trong những năm
qua, xã Co Mạ đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Nổi bật như, việc triển
khai áp dụng đồng bộ mô hình mạng ‘‘ WLan” và đã áp dụng công nghệ thông
tin vào lĩnh vực hành chính công. Từ năm 2010 đến nay, xã đã triển khai hàng

loạt nội dung trong chương trình cải chách hành chính như cải cách thủ tục hành
chính, cải cách thể chế, bộ máy Nhà nước và hiện đại hóa nền hành chính,trong
đó hiện đại hóa hành chính là nhiệm vụ đáng được các ngành, bộ phận quan tâm
thực hiện. Nhiều lĩnh vực được triển khai một cách khá quyết liệt ngay từ đầu,
đánh giá chung, ngoài những kết quả đã đạt được, công tác hiện đại hóa hành
chính ở xã Co Mạ hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục.
Cụ thể như nhiều bộ phận còn thiếu máy tính, mạng ‘‘Lan’’ không đảm
bảo, đến nay vẫn chưa thể khắc phục được tình trạng lợi dụng mạng chung để
xem phim, chát cá nhân, mâu thuẫn trong việc triển khai công việc. Việc sử dụng
máy tính cá nhân còn mang tính hình thức, thiếu chủ động trong tiếp cận công
nghệ thông tin. Bên cạnh đó, trình độ còn yếu, thiếu tính chủ động, nên một một
số bộ phận không thực hiện được do vướng mắc các cơ chế của pháp luật, xảy
ra tình trạng lãng phí . Đối với các ban ngành, đoàn thể cũng đã được xã triển
khai thực hiện đồng bộ, nhưng hiệu quả mang lại chưa đạt như mong đợi. Hiện
vẫn còn tồn tại tình trạng đổ dồn công việc cho nhau. Một số công tác quản lý
4


tài sản công giữa các ban, ngành liên quan chưa được đảm bảo. Bên cạnh đó,
mặc dù đã được phân công nhiệm vụ cụ thể, nhưng một số cán bộ, công chức lại
không thực hiện hết trách nhiệm công việc được giao, thậm chí có nơi còn đùn
đẩy trách nhiệm cho người khác hoặc cấp trên. Dễ thấy nhất là việc ban hành
văn bản, thực hiện quản lý quy hoạch cũng như xây dựng và hoàn thiện quy chế
làm việc chủ yếu chông chờ vào bộ phận văn phòng hoặc bộ phận tư pháp hộ
tịch, còn các bộ phận khác thì lại không thèn quan tâm.
Trong những cuộc họp xã gần đây, các ban, ngành, đoàn thể xã Co Mạ
cũng đã thừa nhận, công tác hiện đại hóa hành chính của xã nói chung cũng như
của không ít các ban, ngành, đoàn thể nói riêng hiện nay vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển. Nguyên nhân một phần là do xuất phát điểm của xã còn thấp
nên việc triển khai chương trình thiếu tính đồng bộ ngay từ đầu, thường theo

kiểu “chắp vá”, không phát huy tối đa hiệu quả.
Công tác hiện đại hóa hành chính của xã thời gian qua, mặc dù đã được
các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, nhưng có lúc vẫn bộc lộ tình trạng “nói
nhiều làm ít”. Điều này không chỉ thể hiện ở chất lượng triển khai thuejc hiện
mà còn bộc lộ ngay cả ý thức, thái độ của mỗi cán bộ, công chức hành chính
Nhà nước. Nhiều nội dung, chương trình khi triển khai thì rầm rộ, nhưng được
một thời gian lại rơi vào tình trạng bỏ bê, thiếu sự giám sát, đôn đốc nên dần dần
èo uột.
Để khắc phục tình trạng trên, ngoài sự chung sức của cả hệ thống cơ quan,
thì trước hết, bản thân mỗi lãnh đạo đầu các ban, ngành, đoàn thể phải soát sét,
tự nhìn nhận lại tinh thần, trách nhiệm của bản thân trong công tác thực nhiệm
vụ tại cơ quan. Để từ đây, hiện đại hóa hành chính thực sự là yếu tố quan trọng
góp phần đẩy nhanh việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển trên toàn xã.
Qua thời gian thực tập tại cơ quan, bản thân tôi cảm thấy việc thực hiện
công tác hiện đaị hóa hành chính nhà nước tại cơ quan còn nhiều bất cập, phần
lớn việc triển khai thực hiện chỉ là mang tính hình thức, chưa thực sự được cơ
quan chú trọng thực hiện. Đối với một sinh chuyên ngành quản lý nhà nước cần
hiểu biết hơn về vai trò công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt
5


là nhận thức được tần quan trọng vĩ mô của công cuộc hiện đại hóa và đưa ra
những kiến nghị phù hợp để góp phần đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính
ở các cấp chính quyền địa phương hiện nay. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài
“thực trạng hiện đại hóa nền hành chính tại ủy ban nhân dân xã co mạ, huyện
thuận châu, tỉnh sơn la” làm để tài báo cáo thực tập của bản thân.
2 Mục tiêu;
- Về kiến thức:
+ Tiếp cận với thực tiễn hoạt động của một cơ quan trong hệ thống các cơ
quan quản lý nhà nước để kiểm nghiệm kiến thức đã được học.

+ Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; có cái nhìn
tổng quan về quy trình hoạt động của một cơ quan quản lý nhà nước cụ thể.
+ Nhận biết được vị trí, vai trò và công việc cụ thể của một các bộ, công
chức làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước.
+ Kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp, sinh viên biết vận dụng kiếm thức lý
luận và hiểu qua quan sát thực tiễn để thực hiện quy trình một số nghiệp vụ cụ
thể của chuyên viên hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước.
- Về kỹ năng:
+ Có khả năng quan sát và ghi chép thực tiễn.
+ Có kỹ năng giao tiếp và tham gia các hoạt động nhóm.
+ Có kỹ năng viết báo cáo tổng hợp.
+ Có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
- Về thái độ:
+ Có nhận thứ đúng đắn về nghề nghiệp đang học, có thái độ tích cực
trong việc rèn luyện.
+ Có ý thức chấp hành tốt Nội quy, Quy chế của cơ quan đến thực tập.
+ Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao trong quá
trình thực tập.
+ Xây dựng được định hướng nghề nghiệp.
3. Nhiệm vụ
- Báo cáo những kết quả đạt được trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại
6


UBND xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
- Những công việc chính trong quá trình thực tập tốt nghiệp:Tìm hiểu thực
tiễn quản lý nhà nước tại UBND xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La;
Tham gia công tác văn thư như: Chụp dấu. soạn thảo văn bản theo yêu cầu của
công chức văn phòng và tham gia giải quyết thủ tục hành chính cho người dân
tại văn phòng UBND xã; Tham gia công tác đo đặc, khảo sát diện tích rừng đặc

dụng với bộ phận địa chính của UBND xã.
- Trong thời gian thực tập, bản thân tôi đã hoàn thành tốt một số công việc
được giao: Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, hoàn thành công việc
chụp dấu và hoàn thành tốt công việc soạn thảo các văn bản theo yêu cầu của cơ
quan, đặc biệt là báo cáo tháng của cơ quan.
4.Đối tượng và Phạm vi;
- Đối tượng: Báo cáo tập trung nghiên cứu về thực trạng hện đại hóa hành
chính tại Ủy ban nhân dân xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
- Phạm vi;
+ Về mặt không gian: Ủy ban nhân dân xã Co Mạ, huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La.
+ Về thời gian: Giai đoạn cải cách, hiện đại hóa nền hành chính từ năm
2015 đến năm 2020.
5 Phương pháp viết báo cáo;
- Trong quá trình viết báo cáo thực tập, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp
như:
+ Quan sát, ghi chép qua thực tập thực tế tại cơ quan.
+ Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, khảo sát thực tế.
+ So sánh, phân tích tình hình thực tế
6 Giới thiệu về bố cục;
- Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, mục lục. Bố cục của báo cáo
thực tập tốt nghiệp chia làm ba chương:
+ Chương 1: Khái quát về UBND xã co mạ, huyện thuận châu, tỉnh Sơn
La.
7


+ Chương 2: Tìm hiểu về công tác hiện đại hóa hành chính tại UBND xã
co mạ, huyện thuận châu, tỉnh sơn la.
+ Chương 3: : Đánh giá chung và một số kiến nghị về công tác hiện đại

hóa hành chính tại UBND xã co mạ, huyện thuận châu, tỉnh sơn la.

8


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ UBND XÃ CO MẠ, HUYỆN THUẬN CHÂU,
TỈNH SƠN LA.
1.1. Khái quát chung về xã Co Mạ
1.1.1. Địa vị pháp lý của UBND xã Co Mạ
- Theo quy định tại điều 114 Hiến pháp năm 2013 thì: "Ủy ban nhân dân ở
cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan
chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà
nước cấp trên.
- Như vậy, UBND xã Co Mạ là cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương do Hội đồng nhân dân xã Co Mạ bầu là co quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân xã Co Mạ, cơ quan hành chính nhà nước ở xã Co Mạ, huyệ
Thuận Châu, tỉnh Sơn La, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân xã Co Mạ
và UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
1.1.2. Đặc điểm, tình hình của xã Co Mạ.
- Về lịch sử hình thành:
+ Măm 1955 thành lập khu Tự trị Thái – Mèo gồm Sơn La, Điện Biên và
Lai Châu, bỏ cấp tỉnh, huyện,

xã Co Mạ trực thuộc khu Tự trị. Ngày

27/12/1962, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II đã ra Nghị quyết đổi tên khu Tự
trị Thái - Mèo thành khu tự trị Tây Bắc, lập lại 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu và thành
lập tỉnh Nghĩa Lộ; huyện Thuận Châu được thành lập thuộc tỉnh Sơn La. Từ đây
xã Co Mạ được hình thành cùng với 34 xã thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn

La, gồm 21 bản: Hua Ty; Hua Lương; Nong vai, Chả Lạy A; Chả Lạy B; Bản
Cát; Bản Mớ; Bản Co mạ; Pha Khuông; Co Nghề A; Co Nghề B; Láo Hả; Sình
Thàng, Pá pháy; Pá Ẩu; Huổi Dên; Pá Chả; Xá Nhá A; Xá Nhá B; Hát Xiến, Po
Mậu.
- Về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên:
+ Xã Co Mạ là xã vùng III, nằm ở phía bắc của huyện, cách thị trấn
Thuận Châu 43 km, có đường tỉnh lộ 108. Là trung tâm của sáu xã vùng cao
thuộc huyện Thuận Châu, phía Bắc giáp xã Mường Bán; Phía nam giáp với xã
9


Chiềng Bôn; phía Tây giáp với xã Pá Long và xã Co Tòng; phía Đông giáp với
xã Long Hệ.
+ Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 14.715 ha. Trong đó diện tích đất
nông nghiệp là 1.732,25 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 10.361,28 ha và diện tích
trồng rừng dự án là 580,0 ha. Còn lại là đất triển khai thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng – An ninh.
- Về đặc điểm xã hội:
+ Toàn xã Co Mạ có 21 bản, có 03 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là:
Mông, Thái, Khơ mú. Tổng dân số toàn xã là 6554 nhân khẩu với 118 hộ. Trong
đó đông nhất là dân tộc Mông 5419 nhân khẩu với 964 hộ (chiếm 82,68% tổng
dân số toàn xã), dân tộc thái 975 nhân khẩu với 118 hộ (chiếm 14,87% dân số
toàn xã), dân tộc khơ mú có số dân ít nhất 160 nhân khẩu với 29 hộ (chiếm
2,44% trng dân số toàn xã).
- Về đặc điểm kinh tế:
+ Khu vực nông-lâm nghiệp và chăm nuôi: Tiếp tục phát triển, chuyển
dich theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đóng góp tích cực cho phát
triển và ổn định kinh tế - xã hội. Thực hiện chỉ tiêu của UBND huyện, hàng
năm UBND xã đã tổ chức họp, chỉ đạo rà soát tình hình thực tế tại các bản và
thống nhất giao nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể xã và các bản thực hiện

chỉ tiêu từng năm của HĐND xã và UBND huyện giao.
+ Hằng năm xã thường chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể đến các bản
tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân khắc phục khó khăn, tranh thủ thời tiết thuận
lợi để phát nương, làm rẫy và gieo trồng lúa, ngô vụ xuân hè của từng năm,
trồng râu xanh, chăm nuôi, phòng chống dịch bệc cho gia súc, gia cầm; đẩy
mạnh phát triển chăm nuôi, ao cá góp phần tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu
tiêu dung của nhân dân theo Nghị quyết số 258 của HĐND tỉnh.
+ Cụ thể về trồng trọt: Mỗi năm toàn xã đã gieo trồng trên 8,9 tấn hạt ngô
giống lai và ngô địa phương với diện tích trên 6400 ha, năng suất 32 tạ/ha, sản
lượng thu được từ 1.085,6 tấn/năm. Tổng sản lượng theo kế hoạch phát triển 5
năm vừa qua đạt 9.928 tấn, đặt 100% chỉ tiêu cấp trên giao. Trồng 4,5 tấn hạt
10


lúa giống, trên 620 ha diện tích, năng suất 12 tạ/ha, thu hoạch 750 tấn/năm.Tổng
sản lượng theo kế hoạch phát triển 5 năm vừa qua đạt 4.920 tấn, đạt mức chỉ tiêu
hàng năm
+ Về chăm nuôi: Hàng năm UBND xã luôn quan tâm chỉ đạo các ban,
ngành, đoàn thể xã thực hiện công tác tuyên truyền chăm nuôi trong phạm vi
toàn xã, tuy nhiên do thời tiết không thuận lợi với lại kế hoạch chăm nuôi và
công tác thú y chưa được đảm bảo, nên lĩnh vực chăm nuôi chưa đạt được hiệu
quả cao. Vào mùa đông những đợt rét đậm, rét hạ kéo về, gia súc gia cầm của
các hộ gia đình làng bản chết khá nhiều, nên năng suất thu hoạch bị giản sút
mạnh và bị thiệt hại nặng nè. Cụ thể như đợt rét hại, mưa tuyết từ ngày 2328/1/2016 vừa qua gia súc, gia cầm toàn xã bj thiệt hại khá nặng nè 32 con trâu,
12 con bò,12 con lợn, 10 con dê và đặc biệt là thiệt hại hơn 57,685 tấn cá, (theo
báo cáo thống kê của UBND xã Co Mạ).
=> Tình hình kinh tế - xã hội của xã Co Mạ phát triển tương đối ổn định,
tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để đưa nền kinh tế xã hội toàn xã phát triển toàn về nọi mặt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân trong thời kỳ mới.
1.2. Hệ thống văn bản của UBND xã Co Mạ.

1.2.1. Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức.
- Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định
tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật tổ chức chính quyền địa phương và tổ
chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
-

Về cơ cấu tổ chức:
Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân
sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã Co Mạ có hai phó Chủ tịch.
11


1.2.2. Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động.
Quyết định số 145/QĐ-UBND, ngày 12/4/2016 của UBND xã Co Mạ
Quyết định quy chế làm việc của ủy ban nhân dân xã co mạ khóa XIX,
nhiệm kỳ 2016-2020.
1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND xã Co Mạ
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Chủ tich
UBND XÃ
Phó Chủ tịch
UBND xã

Công
chức

văn
phòng
thống


Công
chức
địa
chính
xây
dựng

Công
chức

pháp
hộ
tịch

Công
chức
kế
toántài
chính

Chỉ huy
trưởng
quân
sự


Trưởng
Công
An

Công
chức
thươn
g binhXã hội

Công
chức
văn
hóa
thông
tin

Qua sơ đồ cho ta thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên ủy
ban với UBND, các cán, bộ công chức có chức năng tham mưu giúp việc cho
UBND và Chủ tịch UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở xã, bảo
đảm sự thống nhất theo lĩnh vực chuyên môn; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
UBND xã và cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực đượ phân công
1.3.2.Vị trí, chức năng nhiệm vụ của Chủ tịch UBND xã Co Mạ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân
dân xã và có chứ năng, nhiệm vụ sau đây:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên
12


Ủy ban nhân dân xã;
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc

thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc
phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham
nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo
hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp
khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo
quy định của pháp luật;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện
làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân
theo quy định của pháp luật;
- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy,
nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong
phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã
theo quy định của pháp luật;
-Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền.
1.4. Đội ngũ nhân sự của UBND xã Co Mạ.
1.4.1. Số lượng nhân sự:
- Tổng số lượng nhân sự toàn UBND xã Co Mạ có 17 người; trong đó
cán bộ chuyên trách của UBND là Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch, số còn lại là
công chức làm việc trong các bộ phận theo thẩm quyền được giao.
+ Chủ tịch UBND xã: 1 người.
+ Phó Chủ tịch UBND xã: 2 người.
+Công chức văn phòng thống kê: 3 người
13



+ Công chức địa chính xây dựng: 3 người
+ Công chức TP-HT: 3 người
+ Công chức kế toán – tài chính: 1 người
+ Chỉ huy trưởng Quân sự xã: 1 người
+ Trưởng Công An xã: 1 người
+ Công chức LĐ – TB&XH: 1 người
+ Công chức văn hóa thông tin: 1 người
1.4.2. Chất lượng nhân sự (Trình độ, thâm niên, kỹ năng
Đội ngũ cán bộ, công chức của UBND xã Co Mạ hiện nay chủ yếu là
những người trẻ tuổi tài năng, năng động và có trách nhiệm cao, ham me trong
công việc. Tuy nhiên, trình độ và năng lực của lực lượng nhân sự còn hạn chế và
không đồng điều. Đội ngũ cán bộ, công chức phần lớn chủ yếu là những người
qua trình độ đào tạo trung cấp và sơ cấp, số người qua đào tạo hệ Cao Đẳng rất
ít, không có cán bộ, công chức qua đào tạo hệ đại học.
Do xuất pháp điểm chủ yếu là cán bộ, công chức có trình độ thất, chủ yếu
là trình độ trung cấp và sơ cấp, nên kỹ năng nghề nghiệp chưa thành thảo, chưa
đáp ứng được yêu cầu thực tế trong giải quyết công việc. Chưa có kinh nghiệm
trong công tác quản lý hành chính nhà nước tại địa phương cũng như giải quyết
mọi vấn đề còn sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của người dân trong
giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Đặc biệt chưa nhận thức được tần
quan trọng của công tác hiện đại hóa hành chính tại cơ quan và chưa có kinh
nghiệm, năng lực thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước tại địa
phương trong hội nhập kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
1.5. Cơ sở vật chất, tài chính của UBND xã Co Mạ.
1.5.1. Công sở.
Cán bộ công chức luôn bình đẳng, có thái độ làm lịch sử, tôn trọng đồng
nghiệp trong cơ quan; ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, rõ rằng, mạch lạc
Cán bộ, công chức trong cơ quan, luôn biết lắng nghê ý kiến đóng góp của
đồng nghiệp, công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét công việc, và luôn

đoàn kết nội bộ, không có tính ít kỷ, hẹp hòi, chấn công hàng ngày một cách
14


công khai, minh bạch.
Cán bộ, công chức luôn gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch
sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
Tuy nhiên bên cạnh đó, một số cán bộ, công chức vẫn thường xuyên đi
làm muộn giờ, không chấp hành đúng nội quy, quy chế của cơ quan. Còn tình
trạng bỏ bê công việc, không thường xuyên lên cơ quan nên không giải quyết
thủ tục đúng theo thời gian quy định.
1.5.2. Trang thiết bị làm việc.
Xã Co Mạ là một xã vùng III, vùng đặc biệt khó khăm, điều kiện kinh tế xã hội kén phát triển, cho nên cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn. Mỗi
phòng ban, ngành, đoàn thể chỉ có một đến hai cái máy tính, phần lớn số máy
tính ở quan đã kết nối được mạng internet, tuy nhiên mạng không đảm bảo, nên
việc truy cập thông tin, cập nhật thông tin điện tử là rất khó đối với cơ quan.
Ngoài ra, một số phòng ban, ngành đoàn thể vẫn chưa có máy tính nên phải
dùng chung với máy của văn phòng thống kê, cho nên rất khó kham cho công
tác quản lý văn bản trên mạng thông tin điện tử.
Các ban, ngành, đoàn thể đều thống nhất dùng chung mạng nội bộ (lan),
và các máy tính, trang thiết bị đã được kết nối với nhau. Tuy nhiên, sự liên kết
giữa cơ quan còn hạn chế, chưa thống nhất được lề lối làm việc nên còn gặp
nhiều khó khăn trong trao đổi công việc chung trong nội bộ.
1.5.3. Tài chính :
Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tài chính năm 2015; triển khai xây
dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ;
tăng cường các biện pháp tiết kiện chi tiêu, quản lý ngân sách theo luật ngân
sách nhà nước và dự toán gắn với điều hành chi ngân sách đúng luật tiết kiện và
hiệu quả, bảo đảm các khoản chi cho nhiệm vụ phát triển kinh – xã hội, An ninh
– Quóc phòng và chi lương, phụ cấp cho cán bộ xã, bản, chi trợ cấp xã hội đúng

đối tượng, đúng chế độ chính sách, đồng thời triển khai bổ sung hồ sơ, thủ tục
điều chỉnh mức trợ cấp xã hôi cho đối tượng hộ nghèo theo Nghị định 136 của
Chính phủ.
15


Cụ thể, tổng thu ngân sách xã năm 2016 đạt 25.100.325000 đồng, bằng
93,3% so với năm 2015, ngân sách tăng chủ yếu thực hiện theo Nghị định
17/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ,
công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số
lương từ 2,34 trở xuống, bổ sung kinh phí đại hội Đảng, đại hội khuyến học, cao
tuổi khóa V nhiệm kỳ 2016-2021, tạo việc làm hỗ trợ cháu đi học, mua nguyên
vật liệu làm nhà. Hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định 755/QĐTTg. Tổng chi ngân sách 6 tháng đầu năm là : 4.610.114.000 đồng, bằng 91,4%
so với năm 2015.

16


Chương 2: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC HIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH
TẠI UBND XÃ CO MẠ, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA.
2.1 Cơ Sở khoa học(cơ sở thực tiễn) về hiện. đại hóa nền hành chính
tại UBND xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
2.1.1. Khái niêm hiện đại hóa hành chính
Thuật ngữ ‘‘Hiện đại’’ xuất hiện khá muộn ở phương Tây, khoảng 300
năm trước, trong sự biến chuyển lớn lao của xã hội với phong trào phục hưng,
cải cách tôn giáo. ‘‘Hiện đại’’ trong nguyên nghĩa của nó nghiêng về sắc thái
tinh thần, nhận thức, tu duy. Với các giá trị tự do, giải phóng cá nhân, phản tính
và tự khẳng định chính mình, đoạn tuyệt với sự thúc ép, gò bó cá nhân của trật
tự tinh thần kitô giáo.
Trong lĩnh vực hành chính, với cách hiểu về thuật ngữ “hiện đại” như

trên, phương Tây đã bắt đầu mỗi cuộc chuyển đổi mô hình hành chính bằng một
lần nhận thức lại vai trò của Nhà nước. Sự thay thế mô hình “hành chính công
truyền thống” với bộ máy thư lại quan liêu bằng mô hình “quản lý công mới”
trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1973 - 1975, luôn gắn liền với
quan điểm “sáng tạo lại Chính phủ”, nhận thức lại vai trò của Chính phủ, từ
“chèo thuyền” sang “lái thuyền”, từ quản lý sang phục vụ. Đó còn là sự ra đời
của mô hình “quản trị nhà nước tốt” thời gian gần đây. Từ “quản lý nhà nước”
sang “quản trị nhà nước” là một bước nhảy về mặt tư duy. Nếu “quản lý nhà
nước” được hiểu như là sự quản lý của Nhà nước - trong vai trò chủ thể, thì với
thuật ngữ “quản trị nhà nước”, xã hội xuất hiện cùng lúc hai mối quan hệ: Nhà
nước vừa là chủ thể quản trị xã hội; vừa là đối tượng được quản trị bởi công dân
và các thiết chế xã hội khác. Vì thế, trách nhiệm giải trình cũng như hệ quả hậu
giải trình của Nhà nước trước nhân dân và xã hội là những đặc trưng không thể
thiếu của mô hình mới này. Có thể nói, hiện đại hóa nền hành chính ở các quốc
gia phát triển phương Tây luôn gắn liền với những biến chuyển về mặt tư duy.
Với cách hiểu như trên, trong nền hành chính ‘‘Hiện đại hóa hành chính’’
được hiểu là việc thay đổi một trạng thái, một đối tượng, làm cho đối tượng đó
có sự biến đổi phù hợp với yêu cầu khách quan của quá trình phát triển của xã
17


hội hiện đại. Hay còn hiểu theo cách khác ‘‘Hiện đại hóa hành chính là việc áp
dụng công nghệ thông tin; quy hoạch và xây dựng công sở tập trung, tăng cường
phương tiện làm việc trong công sở.
2.1.2. Vai trò của hiện đại hóa nền hành chính;
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng nhanh, mạnh và sâu
sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt các quốc gia trước thách thức
phân định ranh giới quản lý sao cho vừa hiệu quả, hòa nhịp được với đời sống
chunh của thế giới, trong khi vẫn giữ được chủ quyền của mình. Thực tiễn đó đã
đăt ra đòi hỏi tất yếu khách quan của việc điều chỉnh chức năng của nhà nước

sao cho phù hợp với thời cuộc. Nhà nước muốn tồn tại, phải trở thành một chủ
thể kiến tạo cho sự phát triển, chứ không đơn thuần chỉ là công cụ của giai cấp
thống trị xã hội như trong lý luận ban đầu về nhà nước nữa. Nhà nước và nền
hành chính nhà nước, bản thân nó là phức hợp của những thể chế, nên nó cần
được nhìn nhận là điều chỉnh các chức năng của mình sao cho phù hợp với xu
thế của thời đại. Điều đó có nghĩa, hiện đại hóa nền hành chính hiện nay không
gì khác ngoài việc nhìn nhận vai trò của nhà nước trong mối quan hệ với xã hội
và công dân, để từ đó tạo lập cách ứng xử với xã hội. Đó phải là sự chuyển biến
của tư duy và nhận thức về vai trò của các cơ quan nhà nước đối với xã hội hiện
tại.
Việc hiện đại hóa nền hành chính tại các cơ quan nhà nước từ trung ương
tới địa phương, cần phải hiện đại hóa nền hành chính theo hướng phục vụ. Tuy
nhiên, vấn đề chủ yếu và then chốt ở đây là phải là phải tạo dựng một tư duy
mới để thay đổ cung cách ứng xử của những chử thể trong nền hành chính, giữa
nền hành chính với phần còn lại của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và toàn cầu hóa. Chủ thể của sự tạo dựng thay đổi tư duy
và nhận thức trên đây không chỉ là nhà nước, mà còn là các chủ thể khác trong
xã hội có mối quan hệ với nhà nước. Chúng ta cần sự biến chuyển của tư duy và
nhận thức về vai trò của nhà nước. Sự nhìn nhận vai trò của nhà nước phải diễn
ra đồng thời với sự nhìn nhận lại vai trò của các chủ thể quyền lực khác trong xã
hội và phải tiến hành đồng thời với cải cách kinh thế, cải cách chính trị để thành
18


tựu của chúng làm tiền đề cho nhau và tiến trình của mỗi cuộc cải cách sẽ
không gặp phải những giới hạn nhất định có thể.
Hiện đại hóa hành chính không phải chỉ thay đổi trang thiết bị hiện đại và
kỹ năng cho nền hành chính. Mà cái cốt lỗi là phải tạo dựng nên một lề lối là
việc phù hợp để đáp ứng được công cuộc cải cách. Thay đổi nhận thức và tư duy
của các chủ thể trong nền hành chính nhà nước và cả các chủ quyền lực khác có

mối quan hệ với nhà nước, từ đó góp phần tạo nên hành chính hiện đại, trong
sạch, vững mạnh. Xây dựng một mô hình chính phủ điện tử từ trung ương tới
địa phương, đáp ứng yêu cầu khách quan của quá trình toàn cầu hóa. Tạo động
lục thúc đẩy kinh tế phát – xã hội phát triển
Để hiện đại hóa nền hành chính, bên cạnh hiện đại hóa tư duy, chúng ta
cần xác định rõ nội hàm của động lực. Hiện nay, trước tình trạng nền hành chính
nhà nước được cải cách chậm và tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, kìm hãm sự phát
triển của xã hội và quyền dân chủ của công dân, thì nhiều người, trong đó có các
nhà quản lý cấp cao điều nhìn nhận, cải cách nền hành chính là động lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng, cái gì là động lực cho cải cách, hiện đại
hóa nền hành chính thì còn là điều cần xác định rõ một cách khoa học. Để từ đó
thúc đẩy tiến tình hiện đạ hóa nền hành chính với tiến độ bức tốc và đáp ứng
được yêu cầu khách quan trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
Hiện đại hóa nền hành chính đóng vai trò quan trọng và cần thiết để thay
đổi toàn bộ mọi mặt, mọi lĩnh vự của đất nước, từ thay đổi nhận thức, tư duy để
nhìn nhận lại vai trò của nhà nước trong quản lý xã hội. Chuyển đổi vai trò của
nhà nước từ láy thuyền sang ‘‘Chèo thuyền’’, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát
kinh tế xã hội, đáp ứng với yêu cầu khách quan trong quá trình toàn cầu hóa.
Tạo nên bước tiến vững chắc của nhà nước xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền
hành chính nhà nước dân chủ, vững mạnh, trong sạch, ‘‘lấy dân làm gốc’’.
2.1.3. Kế hoạch thực hiện cải cách, hiện đại hóa nền hành chính tại cơ
quan.
UBND xã Co Mạ đã Xây dựng kế hoạch chuẩn bị đề án trình lên HĐND
phê duyệt, trong đó xác định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ quan;
19


Tổ chức các hoạt động phối hợp theo kế hoạch chuẩn bị đề án đã xây
dựng.
Yêu cầu bộ phận, tổ chức xã hội phối hợp cử cán bộ, công chức đáp ứng

yêu cầu tham gia công tác phối hợp; thông báo cho bộ phận, ban, ngành, tổ chức
xã hội phối hợp về tình hình tham gia của cán bộ, công chức được cử tham gia
phối hợp; duy trì mối liên hệ với các bộ phận, tổ chức phối hợp và đôn đốc việc
thực hiện nhiệm vụ phối hợp đã được phân công của các bộ phận trong cơ quan,
tổ chức đó;
Tiến hành cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo đề nghị của bộ phận,
tổ chức phối hợp và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác phối hợp để thực
hiện đề án.
Tập hợp đầy đủ và tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ phận,
ban, ngành, đoàn thể hoặc tổ chức xã hội phối hợp; báo cáo cơ quan nhà nước
cấp có thẩm quyền về vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
Trình đề án; đề xuất phương án cuối cùng đối với vấn đề còn có ý kiến
khác nhau và giải thích lý do không tiếp thu ý kiến của bộ phận phối hợp;
Lưu trữ hồ sơ theo quy định của cơ quan và hồ sơ quy định của pháp luật.
Báo cáo và giải trình với cơ quan cấp có thẩm quyền về tình hình phối
hợp theo quy định của Nghị định số 144/ 2005.
Đối với bộ phận chủ trì kiểm tra việc thực hiện đề án ủa cơ quan
Đã tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra, trong đó xác định thời gian, địa
điểm, nội dung kiểm tra, trách nhiệm của từng bộ phận, tổ chức xã hội phối hợp;
gửi kế hoạch kiểm tra cho bộ phận, tổ chức phối hợp, bộ phận được kiểm tra và
bộ phận theo dõi công tác phối hợp theo thẩm quyền được giao của cơ quan.
Tổ chức các hoạt động phối hợp theo kế hoạch kiểm tra; thực hiện trách
nhiệm và quyền hạn quy định tại các điểm c, d, g, h khoản 1 Điều 6 của Nghị
định số 144/2005.
Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất phương án xử lý; chịu trách nhiệm về
tiến độ công tác kiểm tra và tính chính xác của báo cáo kiểm tra đối với HĐND
cùng cấp và cơ quan hành chính cấp trên
20



Thực hiện Nghị định số 144/2005/NĐ-CP quy định về công tác phối hợp
giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. UBND xã Co Mạ thường xuyên
nâng cao công tác hiện đại hóa nền hành chính, bổ sung sửa đổi quy chế hoạt
động tại cơ quan, nhằm đảm bảo thống nhất yêu cầu nhiệm vụ theo quy định,
hướng dẫn của UBND huyện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhằm đảm
công việc có hiệu quả và hiệu lực, đáp ứng được yêu cầu khách quan trong quá
trình toàn cầu hóa hiện nay.
Kiện toàn cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn sau Đại hội Đảng bộ
xã khóa xx nhiệm kỳ 2016- 2020 tại bộ phận một cửa, tiếp công dân. Xây dựng
đề án tinh giản biên chế của cơ quan theo Nghị định số 108/ND-CP của Chính
phủ, hướng dẫn của tỉnh, phòng Nội vụ huyện; ban hành chương trình kế hoạch
cải cách, hiện đại hóa nền hành chính giai đoạn 2016- 2020.
2.1.4. Nội dung hiện đại hóa hành chính tại UBND xã Co Mạ
Nội dung cải cách hiện đại hóa nền hành chính trong phạm vi cả nước nói
chung và của ủy ban nhân dân xã Co Mạ nói riêng, tập trung chủ yếu vào sáu
nội dung cụ thể sau:
- Đổi mới lề lối và phương thức làm việc:
Nguyên tắc làm việc và sự phối hợp trong vận hành và quản lý bộ máy
hành chính tại UBND xã Co Mạ được quy định rõ hơn. Căn cứ Nghị định số
144/2005/NĐ-CP quy định về công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính
nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch. UBND xã Co Mạ đã ban hành Quyết định số 132/QĐ-UBND,
ngày 15 tháng 6 năm 2015 về triển khai thực hiện Nghi định số 144 của Chính
phủ, nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong phối hợp công tác
cải cách, hiện đại hóa nền hành chính tại UBND xã, cũng như nâng cao nhận
thức, tư duy của các ban, ngành, đoàn thể về vai trò của nhà nước trong việc
quản lý xã hội.
Thực hiện Nghị định số 144/2005/NĐ-CP quy định về công tác phối hợp
giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện

21


chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.UBND xã Co Mạ đã tổ chức thực
hiện Công tác phối hợp giữa các bộ phận, ban, ngành, đoàn thể trong xây dựng
và kiểm tra việc thực hiện đề án đã bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận, tổ chức xã hội có liên quan trên đại bàn xã; bảo
đảm chất lượng các đề án và kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện đề án trong
cơ quan; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong việc giải quyết các công việc
liên ngành; bảo đảm hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước trong
địa bàn.
Theo điều 4 của nghị định số 144, UBND xã Co Mạ đã quyết định áp
dụng các phương thức phối hợp cụ thể sau để thực hiện đề án của cơ quan.
+ Lấy ý kiến bằng văn bản;
+ Tổ chức họp;
+ Khảo sát, điều tra;
+ Lập tổ chức phối hợp liên cơ quan cấp trên và các cơ quan xung quanh
địan bàn xã Co Mạ.
+ Cung cấp thông tin theo yêu cầu của bộ phận chủ trì hoặc bộ phận phối
hợp và thông tin cho bộ phận phối hợp về những vấn đề có liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận cơ quan đó.
Bộ phận chủ trì đã tổ chức thực hiện đề án nâng cao trách nhiệm chủ trì
tổ chức việc sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện đề án. Các bộ phận, tổ chức có
liên quan trong việc thực hiện đề án đã có trách nhiệm tham gia việc sơ kết,
tổng kết về những nội dung cụ thể theo đề nghị của bộ phận chủ trì.
Bộ phận chủ trì sơ kết, tổng kết có đã đề nghị các cơ quan phối hợp cung
cấp thông tin, số liệu; gửi báo cáo sơ kết, tổng kết về những vấn đề thuộc nội
dung quản lý nhà nước của cơ quan, tổ chức đó; tham gia họp chuẩn bị cho việc
sơ kết, tổng kết việc thực hiệ đề án trong giai đoạn vừa qua.
Bộ phận chủ trì đã tiến hành gửi dự thảo báo cáo về tình hình thực hiện

chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cho các bộ phận, tổ chức xã hội
phối hợp để lấy ý kiến. Bộ phận phối hợp cũng đã có ý kiến trả lời trong thời
hạn theo yêu cầu của bộ phận chủ trì. Thời gian dành cho việc góp ý ít nhất là
22


trong một tuần làm việc, kể từ ngày cơ quan phối hợp nhận được văn bản.
Công tác quản lý – điều hành, quản lý hành Chính tại cơ quan được cải
thiện rõ rẹt thông qua việc phân định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của các
ban, ngành, đoàn thể, tạo điều kiện cho các Thủ trưởng cơ quan tập trung chỉ
đạo đối với các ban, ngành, lĩnh vực và vấn đề lớn, phức tạp về kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng trên địa bàn xã.
- Lập lại kỷ luật, kỷ cương hành chính:
Trên tinh thần xây dựng “Chính phủ phục vụ”, thời gian qua, Thường trực
Đảng ủy, Thủ trưởng cơ quan đã tập trung, thống nhất, quyết liệt trong hành
động, kiên quyết đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành, xây dựng
cơ quan, đơn vị trong sạch, liêm chính, kiến tạo phát triển, gắn bó với nhân dân,
phục vụ nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn; phát huy dân chủ, bảo đảm
quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp
hành pháp luật.
UBND xã Co Mạ đã tăng cường nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính,
kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm tinh thần
thượng tôn pháp luật. Kỷ luật, kỷ cương hành chính bước đầu đã góp phần tăng
cường hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và thực thi chính sách, pháp
luật trong cơ quan.
Theo chỉ thi của Chính Phủ, UBND xã Co Mạ đã lựa chọn chủ đề công
tác năm 2017 là "Năm kỷ cương hành chính", với quyết tâm tăng cường trật tự,
kỷ cương hành chính; nâng cao vai trò nêu gương, đạo đức công vụ, tinh thần,
thái độ, ý thức, văn hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại
công sở, nơi cư trú và nơi công cộng. Lấy đó là cốt lõi để lan tỏa, nhân rộng ra

các tầng lớp nhân dân, từng bước xây dựng trật tự, kỷ cương trong xã hội trên
địa bàn xã.
Đồng chí Bí Đảng ủy xã Co Mạ mong muốn các bộ phận, ban, ngành,
đoàn thể và các vị đại biểu HĐND của xã Co Mạ chung sức, đồng lòng, đóng
góp thiết thực cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và triển khai
thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị - xã hội của xã Co Mạ trong năm
23


2017 và những năm tiếp theo.
Kỷ cương hành chính tại UND xã có những tiến bộ quan trọng. Được sự
chỉ đạo sâu sát, kiên quyết của chính quyền cấp trên thời gian vừa qua về rà
soát, đơn giản hóa và công khai các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một
cửa với chất lượng tốt hơn đã chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của
các cơ quan hành chính, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đã
khẳng định có sự chuyển biến bước đầu trong mối quan hệ giữa cơ quan là các
bộ phận, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền với người dân, doanh nghiệp đóng
trên địa bàn xã Co Mạ.
- Giảm Hội họp và giấy tờ hành chính:
Tổ chức thực hiện trong cơ quan và chỉ đạo các bộ phận trực thuộc,
UBND các xã Co Mạ đã tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung và thực hiện nghiêm
túc Quy chế làm việc; xây dựng, hoàn thiện quy trình tiếp nhận, xử lý và ban
hành văn bản một cách hợp lý và khoa học, chú ý xem xét cải tiến việc in ấn,
phát hành các loại văn bản, giấy tờ hành chính, quản lý chặt chẽ việc sao chụp
và gửi các văn bản, giấy tờ hành chính trong nội bộ cũng như ra ngoài cơ quan,
đơn vị mình theo tinh thần triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; nhanh chóng đưa
công tác văn thư vào trật tự, nền nếp; triển khai thực hiện quản lý văn bản đi,
văn bản đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng theo Hướng dẫn số 822/HDVTLTNN ngày 26/8/2015 của Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước.
Giao nhiệm vụ cụ thể việc quản lý và phát hành văn bản hành chính cho
bộ phận Văn phòng thống kê hoặc thủ trưởng cơ quan kiểm tra việc gửi văn bản

phải theo đúng những nơi nhận cần thiết là các cơ quan thẩm quyền có chức
năng tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra liên quan đến nội dung văn bản. Các
văn bản, giấy tờ hành chính cần thiết để thực hiện chức năng, thẩm quyền trong
xử lý công việc như quyết định cá biệt, chương trình, kế hoạch, tờ trình và các
văn bản chỉ đạo, điều hành phải gửi đúng địa chỉ là cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân
có trách nhiệm, thẩm quyền xử lý và thực hiện công việc; không gửi cho cá
nhân, cơ quan, đơn vị để biết, để tham khảo hoặc để thay cho báo cáo công việc
đã làm. Đặc biệt phải chấn chỉnh, chấm dứt ngay tình trạng gửi văn bản vượt cấp
24


của các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong cơ quan,ban, ngành, đoàn thể.
Tích cực xem xét, rà soát các quy định về thủ tục hành chính, công bố
hoặc trình bộ phận hoặc người có thẩm quyền công bố; thực hiện niêm yết công
khai những thủ tục cần thiết cho việc giải quyết những công việc thuộc thẩm
quyền; kiên quyết loại bỏ các loại giấy tờ không hợp lý, không thật cần thiết.
Các bộ phận, đơn vị, cán bộ, công chức, không tự đặt ra những loại giấy tờ trái
quy định.
Chuẩn hóa, ban hành đồng bộ, công khai các loại mẫu biểu, giấy tờ hành
chính cần thiết để giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, thống nhất với quy
định của bộ, ngành Trung ương, thể thức kỹ thuật trình bày đơn giản, dễ hiểu, dễ
sử dụng.
Nghiên cứu đưa vào ứng dụng các loại giấy tờ văn bản hành chính có thể
thực hiện được nhiều chức năng, giải quyết nhiều loại công việc trong một cấp
quản lý, một bộ phận, đơn quản lý hoặc liên thông giữa các bộ phận, đơn vị liên
quan,ban, ngành, giữa cấp trên với cấp dưới; các việc liên quan đến công việc
chính đều được thể hiện trong mẫu đơn, giấy phép để nhân dân, tổ chức có nhu
cầu đăng ký và cơ quan quản lý cho phép thực hiện theo quy định.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thay thế cơ bản
việc dùng văn bản, giấy tờ hành chính trong công tác thông tin báo cáo, công tác

chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của cơ quan.
Chỉ đạo các bộ phận, đơn vị trong cơ quan quản lý và khai thác tốt Công
báo tỉnh được cấp để phục vụ cho cán bộ, công chức nghiên cứu, thực hiện các
chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện và tuyên truyền, phổ biến chủ trương,
chính sách đến nhân dân.
Cải tiến công tác báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về tình hình kinh tế xã hội của xã, địa phương; việc tham mưu các kế hoạch, chương trình hành động
của UBND xã theo hướng ngắn gọn, đi vào trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu
cầu quản lý của UBND cấp cơ sở; các số liệu tình hình, việc phân công nhiệm
vụ cụ thể nên đưa vào bảng biểu, phụ lục kèm theo.
Riêng việc gửi văn bản, giấy tờ hành chính cho Ủy ban nhân dân huyện
25


×