Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Ngữ văn 11: Tự tình ( bài II )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 21 trang )


1.Tác giả
a) Cuộc đời:
- Hồ Xuân Hương (? - ?), sống vào khoảng nửa
cuối TK XVIII - nửa đầu TK XIX.
- Quê: làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Xuất thân trong gia đình nhà Nho nghèo, cha làm nghề dạy học.
- Là người đa tài đa tình, phóng túng, giao thiệp với nhiều văn nhân
tài tử, đi rất nhiều nơi. tình duyên ngang trái, éo le, hai lần lấy
chồng đều làm lẽ.


1.Tác giả
a) Cuộc đời
b) Sự nghiệp thơ ca
- Nội dung thơ của HXH: Khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng
của người phụ nữ bằng tiếng nói thương cảm, đậm đà chất dân gian.
- Sáng tác của HXH gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, nhưng thành
công ở chữ Nôm.
→ Được mệnh danh là “ Bà chúa thơ Nôm”.



2. Bài thơ: Tự tình II
+ Xuất xứ: nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm 3 bài của Hồ
Xuân Hương.
+ Thể loại: thất ngôn bát cú đường luật được viết bằng chữ
Nôm.
+ Ý nghĩa nhan đề: “Tự tình” là tự bộc lộ cảm xúc tâm tình
của bản thân.
+ Bố cục: 4 phần ( Đề - Thực – Luận – Kết)




Văn bản

Tự Tình II

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con !


1. Hai câu đề

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non


1. Hai câu đề
- Thời gian:

+ Đêm khuya: là thời khắc con người sống với chính bản thân
mình nên phù hợp để bộc lộ tâm trạng.
+ Âm thanh: “Văng vẳng trống canh dồn””:thể hiện bước đi vội
vã, gấp gáp của thời gian và sự rối bời của tâm trạng
- Không gian: rộng lớn (nước non)

- Con người: “trơ cái hồng nhan”
+“Cái+ hồng nhan”: Cách kết hợp từ độc đáo gợi thân phận
thấp hèn, rẻ rúng, bẽ bàng của người phụ nữ.
+Đảo ngữ: Đưa từ “trơ” lên đầu câu → thể hiện sự gan lì, thách
đố.
+Đối: Cái hồng nhan >< nước non → tô đậm cảm giác cô đơn trống
vắng


 Sự trơ trọi, lẻ loi, chua xót, bẽ bàng của con người trước không
gian bao la, rộng lớn.

Tóm lại, hai câu đề thể
hiện tâm trạng gì
của Xuân Hương?


2. Hai câu thực

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vằng trăng bóng xé khuyết chưa tròn


2. Hai câu thực
- Say lại tỉnh: Càng uống càng tỉnh, càng đau → gợi lên cái vòng
quẩn quanh, tình duyên trở thành trò đùa của con tạo, càng say
càng tỉnh càng cảm nhận nổi đau của thân phận 
- Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn:
+ Trăng xế: trăng đang tàn → sự tàn tạ của tuổi xuân
+ Khuyết chưa tròn: Không trọn vẹn


 Nghệ thuật ẩn dụ : tuổi xuân đã trôi qua mà hạnh phúc vẫn
chưa trọn vẹn

Nỗi xót xa cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng


2. Hai câu luận

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạt chân mây, đá mấy hòn


3. Hai câu luận
- Hình ảnh thiên nhiên:
+ Rêu - xiên ngang
+ Đá - đâm toạc
 Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh được cảm nhận qua
tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người
- Nghệ thuật:
+ Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc → Tả cảnh thiên nhiên kì
lạ phi thường, đầy sức sống: Muốn phá phách, tung hoành → cá
tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên
số phận.
+ Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất của thân phận rêu
đá( mềm yếu, nhỏ bé), cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm
trạng nhân vật trữ tình


 Bản lĩnh phi thường và cá tính mạnh mẽ, bướng bỉnh

Hình
ảnh
nhà
thơ
Hình
ảnh
nhà
không chịu khuất phục của Xuân Hương thơ

hiện
hiện lên
lên như
như thế
thế nào
nào
ởở hai
hai câu
câu luận?
luận?


4. Hai câu kết

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con


4. Hai câu kết

Hai câu kết khép lại lời Tự tình. 

- “Ngán”: tâm trạng chán chường, ngán ngẩm.
- Cụm từ” xuân đi xuân lại lại” : sự lẩn quẩn, sự trở lại của mùa
xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.

HXH
bộc
- NghệTâm
thuậttrạng
tăng tiến
“ Mảnh
tình
- san sẻ - tí - con con” nhấn
Tâm
trạng
HXH
bộclộ
lộtrực
trực
từ
Từ
xuân
mạnh sựtiếp
nhỏ qua

làm cho
tiếp
quadần,
từnào?
nào?
Từnghịch

xuân cảnh càng éo le hơn: “ Mảnh
tình” đã
bé lạihai
còncâu
“san
sẻ”
ra ít ỏi, chỉ còn ‘tí con con” nên
trong
kết

ýýnghĩa
trong
hai
câu
kết
cóthành
nghĩa
càng xót xa, tội nghiệp
gì?
gì?
→ tâm trạng của phận làm lẽ, cũng là nỗi lòng của người phụ
nữ trong xã hội xưa, khi với họ hạnh phúc luôn là chiếc chăn
quá hẹp.

Bài thơ đã khép lại bằng tâm
 Tâm trạng cay đắng trước hiện thực phũ phàng. Đồng thời còn
trạng

của
nhà

thơ?
thể hiện khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ


1. Nội dung
Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng
sống, khát vọng hạnh phúc của HXH. Ý nghĩa nhân văn
của bài thơ: Trong buồn tủi, người phụ nữ gắng vượt lên
trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc: trơ, xiên ngang, đâm
toạc, tí con con…
- Hình ảnh giàu sức gợi cảm: trăng khuyết chưa tròn, rêu
xiên ngang, đá đâm toạc…
 để diễn tả các biểu hiện phong phú tinh tế của tâm trạng


Tự Tình ( Bài I)
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!


Tự Tình ( Bài III)
Chiếc bách buồn về sự nổi nênh,

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đổ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.


Nhận xét về
sự giống và khác nhau
giữa hai bài “Tự Tình I”
và bài “Tự Tình II”?

Giống nhau : tác giả bộc lộ
tâm trạng buồn tủi
xót xa và phẫn uất trước
duyên phận bẽ bàng.
Khác nhau : yếu tố phản kháng,
thách đố duyên phận trong bài I
mạnh mẽ hơn so với bài II


- Học, nắm vững nội dung kiến thức của bài.
- Học thuộc lòng bài thơ
- Sưu tầm và tìm đọc một số tác phẩm của Hồ
Xuân Hương
- Soạn: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)




×