Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Giáo án ngữ văn 11: Ngữ cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.38 KB, 9 trang )

NGỮ CẢNH (ban nâng cao - tiết 1)
I.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Về kiến thức
HS hiểu được khái niệm ngữ cảnh và các yếu tố tạo nên hoàn cảnh giao tiếp.
2- Về kĩ năng
- HS hình thành kĩ năng nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố
tạo nên ngữ cảnh trong một cuộc giao tiếp bất kì.
- HS biết vận dụng những kiến thức trên vào việc đọc hiểu văn bản, làm
văn và cả trong thực tiễn giao tiếp hàng ngày.
3- Về thái độ
HS biết nói và viết cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
II.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp thuyết trình, vấn đáp.
III. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, tài liệu liên quan đến ngữ
dụng học, giáo án, phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa, đọc lại các bài: “Hội thoại” (SGK Ngữ văn 8,
tập 2) và “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” (SGK Ngữ văn 10 ban
nâng cao, tập 1)
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài học (1’)
- Đặt ra một tình huống giả định: giả sử như em chưa làm bài tập về nhà,
thì em sẽ nói chuyện như thế nào nếu:
+ mẹ hỏi: con làm bài chưa?
+ bạn hỏi: làm chưa mày?
em hãy lý giải cho sự lựa chọn cách giao tiếp của em?
- GV định hướng: như vậy, trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta luôn cần
phải chú ý đến việc nói với ai? nói trong hoàn cảnh nào? và quan hệ giữa bản
thân với người nghe ra sao? Hay nói cách khác, tức là ta phải chú ý đến ngữ


cảnh. Vậy thì ngữ cảnh là gì? Ngữ cảnh tác động đến cuộc giao tiếp thông qua
các nhân tố nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu điều đó.


2. Dạy học bài mới (35’)
I/ Bài học
*HĐ1: Hình thành khái niệm ngữ 1. Khái niệm ngữ cảnh (5’)
cảnh
 Ngữ liệu 1: câu “Giờ muộn thế này
- GV đưa ngữ liệu và đặt ra câu hỏi:
Xem xét câu “Giờ muộn thế này mà họ mà họ chưa ra nhỉ?” trong 2 trường
chưa ra nhỉ?” trong 2 trường hợp:
hợp.
+ khi bản thân đột nhiên nghe được?
+ bối cảnh phát sinh câu nói trong
truyện ngắn “Hai đứa trẻ”?
Với từng trường hợp em sẽ hiểu:
+ câu nói trên là của ai với ai? Họ có
mối quan hệ như thế nào?
+ đối tượng của câu nói trên là ai? Câu
nói diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- HS nghe và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, khái quát cách diễn giải  Nhận xét:
- Khi đột nhiên nghe được, bản thân sẽ
đúng.
không hiểu câu ấy đang đề cập đến ai,
cái gì, vì vậy mà sẽ không thể trả lời
được.
- Khi đặt trong bối cảnh truyện ngắn
“Hai đứa trẻ”, ta có thể hiểu:

+ đây là câu nói của chị Tý bán hàng
nước với những người bạn nghèo của
mình.
+ đối tượng của câu nói, tức “họ” là chỉ
mấy anh lính lệ, hay phu xe thường vào
- GV phân tích: từ ví dụ trên, có thể thấy
mỗi câu nói đều được sản sinh trong
một bối cảnh cụ thể và chỉ có thể hiểu

hàng chị uống nước chè. Chị nói câu ấy
trong bối cảnh đêm tối ở phố huyện
nghèo, khi mọi người đang cùng chờ


chính xác nội dung của câu nói khi đặt

khách hàng.

nó trong bối cảnh của nó. Bối cảnh đó
được gọi là ngữ cảnh. Vậy theo em hiểu,
ngữ cảnh là gì?
- GV gọi HS định nghĩa
- GV nhận xét, chốt kiến thức
 Ngữ cảnh, hiểu một cách chung
nhất, là tất cả những yếu tố có liên
*HĐ2: Tìm hiểu các nhân tố của ngữ
cảnh tham gia vào hoạt động giao tiếp
- GV khái quát từ ngữ liệu 1.

quan đến việc tạo lập hoặc lĩnh hội

câu nói (câu văn).
2. Các nhân tố của ngữ cảnh
Ngữ cảnh bao gồm văn cảnh và hoàn

cảnh giao tiếp.
- GV đưa ngữ liệu:
2.1 Văn cảnh (5’)
Câu “Con ruồi đậu mâm xôi đậu”
* Ngữ liệu 2:
- GV đặt câu hỏi: Nghĩa của 2 từ “đậu” câu “Con ruồi đậu mâm xôi đậu”
trong ví dụ trên có sự khác nhau như thế
nào? Tại sao em lại nhận ra được sự
khác nhau giữa chúng?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV nhận xét, đưa ra kết quả

 Nhận xét: nghĩa của 2 từ “đậu” có sự
khác nhau:
+ đậu 1: chỉ hành động bám vào mâm
xôi của con ruồi. Hiểu được ý nghĩa này
là nhờ xác định được từ đứng trước nó –
con ruồi là chủ thể hành động, và từ
đứng sau nó – mâm xôi là đối tượng của
hành động.
+ đậu 2: chỉ nguyên liệu, thành phần


của món ăn: 1 loại ngũ cốc. Hiểu được
ý nghĩa này là nhờ từ đứng trước – mâm
xôi, với tư cách là danh từ chính, là sản

phẩm được tạo ra từ nguyên liệu đó.
- GV định hướng hình thành khái niệm:
từ ví dụ trên, có thể thấy để hiểu một
đơn vị ngôn ngữ cần phải dựa vào
những từ, câu đi trước hoặc đi sau đơn
vị ngôn ngữ ấy. Những từ ngữ, câu đi
trước và đi sau đó tạo thành văn cảnh
của đơn vị ngôn ngữ cần xét. Đây là yếu
tố thứ nhất của ngữ cảnh. Vậy văn cảnh
là gì?
- HS trả lời
- GV nhận xét, chốt kiến thức

 Văn cảnh là những từ, ngữ, câu
đi trước hoặc đi sau một đơn vị
ngôn ngữ nhất định.
2.2 Hoàn cảnh giao tiếp (10’)
2.2.1 Hoàn cảnh giao tiếp hẹp (7’)
 Ngữ liệu: câu “Giờ muộn thế này mà
họ chưa ra nhỉ?”

- GV đưa lại ngữ liệu 1
Phân tích câu nói “Giờ muộn thế này
mà họ chưa ra nhỉ?” ở những phương
diện:
 Nhận xét:
+ câu nói diễn ra ở đâu? vào lúc nào?
+ các bên tham gia giao tiếp gồm những + câu nói diễn ra trong không gian phố
huyện, vào buổi đêm.
ai?

- HS trả lời
+ đây là lời của chị Tý nói chung với chị
- GV nhận xét, khái quát lại
em Liên, bác phở Siêu và gia đình bác


Xẩm. Chị Tý là người nói, những người
khác là người nghe.

- GV tái hiện kiến thức: ở lớp 8, các em
đã được học bài “Hội thoại”, hiểu về vai
xã hội của những người tham gia vào
cuộc hội thoại. Vậy thì, dựa vào những
kiến thức đã học, các em hãy phân tích
vai xã hội của các bên tham gia giao tiếp - Quan hệ vị thế: các bên giao tiếp có
trong ngữ liệu trên?
- HS nhớ kiến thức, trả lời
- GV nhận xét, khái quát lại

quan hệ ngang hàng. Họ là những người
bạn nghèo cùng buôn bán với nhau.
- Quan hệ thân sơ: quan hệ gần gũi,
thân thiết với nhau.
- Các quan hệ này biểu hiện trong cách
giao tiếp, diễn đạt, trong đề tài nói năng
giữa những bên tham gia hội thoại.

- GV đặt câu hỏi: từ ví dụ vừa phân tích,
theo em, hoàn cảnh giao tiếp hẹp là gì?


 Hoàn cảnh giao tiếp hẹp yêu

Nó tác động đến cuộc hội thoại thông

cầu cần phải biết cuộc giao tiếp

qua những yếu tố nào?
- HS xem lại ví dụ, trả lời
- GV nhận xét, chốt kiến thức

diễn ra ở đâu, bao giờ, các bên
tham gia giao tiếp gồm những ai.
Khi nói đến các bên tham gia
giao tiếp như là những yếu tố


của hoàn cảnh giao tiếp, cần
phải tính đến cả quan hệ, trạng
thái tâm lý, hiểu biết, chủ đề và
mục đích giao tiếp của họ. Đặc
biệt, cần chú ý đến quan hệ của
các bên tham gia giao tiếp, gồm
quan hệ thân sơ (mức độ gần
gũi hay xa cách) và quan hệ vị
thế (dựa trên địa vị xã hội, tuổi
tác … của các bên giao tiếp).

- GV định hướng kĩ năng sống: như vậy,
trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta cần
phải chú ý đến đối tượng, hoàn cảnh và 2.2.2 Hoàn cảnh giao tiếp rộng (3’)

 Ngữ liệu 3: giao tiếp của các nhân
quan hệ với đối tượng giao tiếp để có
cách lựa chọn từ ngữ, đề tài nói năng vật trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
cho phù hợp.
- GV đưa ngữ liệu 3 và yêu cầu: dựa vào  Nhận xét:
truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã được học, Cuộc giao tiếp giữa các nhân vật diễn ra
các em hãy cho biết cuộc giao tiếp giữa trong bối cảnh lịch sử - xã hội là: xã hội
các nhân vật trong tác phẩm diễn ra Việt Nam trước Cách mạng tháng 8,
trong bối cảnh lịch sử - xã hội như thế cuộc sống của đại đa số người lao động
là nghèo khổ, lam lũ. Họ sống dưới đáy
nào?


- HS nhớ lại, trả lời
- GV nhận xét, khái quát

xã hội, vất vả, nhọc nhằn với gánh nặng
mưu sinh, với những mong mỏi, khát
vọng về một ngày mai tươi sáng hơn.

 Hoàn cảnh giao tiếp rộng là bối
cảnh văn hóa, xã hội, chính
- GV tổng quát: bối cảnh, hay cái nền để

trị… của cuộc giao tiếp.

tạo nên cuộc giao tiếp còn được gọi là
hoàn cảnh giao tiếp rộng. Vậy thì từ đây,
em hiểu hoàn cảnh giao tiếp rộng là gì?
- HS trả lời

- GV nhận xét, chốt kiến thức

- GV tổng kết lại: Hoàn cảnh giao tiếp
hẹp và hoàn cảnh giao tiếp rộng kết hợp
lại là hoàn cảnh giao tiếp. Đây là yếu tố
II/ Luyện tập (15’)
thứ hai của ngữ cảnh.
- Tổng hợp kiến thức: Qua việc tìm
hiểu và phân tích các ngữ liệu, em hãy
rút ra những kiến thức về ngữ cảnh?
- HS tổng hợp kiến thức, trả lời
- GV nhận xét, hệ thống lại kiến thức.
*HĐ3: Thực hành
- GV đưa bài tập, hướng dẫn HS làm bài
- HS làm miệng
- GV nhận xét, bổ sung

Bài tập 1:
Các yếu tố của ngữ cảnh:
+ Thời điểm giao tiếp: bối cảnh anh em
nhà họ Tạ cướp ngôi vua, một số trung
thần trong đó có Kim Lân tìm cách diệt


trừ quân phản loạn. Để đối phó, Tạ Ôn
Đình bắt mẹ Kim Lân là Đổng Mẫu
hòng bức Kim Lân ra hàng.
+ Địa điểm giao tiếp: dưới chân thành.
+ Nhân vật giao tiếp: Đổng Mẫu, Ôn
Đình và Kim Lân.

+ Quan hệ giữa các nhân vật: Tạ Ôn
Đình là quân phản loạn, muốn lung lạc
Kim Lân. Đổng Mẫu là mẹ của Kim
Lân, kiên quyết hi sinh vì nghĩa lớn.
Kim Lân bị giằng xé giữa tình thương
mẹ và lòng căm thù. (biểu hiện qua cách
diễn đạt, nói năng)
Bài tập 2:
+ So với giao tiếp hàng ngày, giao tiếp
giữa nhà văn với độc giả là dạng giao
tiếp đặc biệt, không diễn ra trực tiếp mà
gián tiếp thông qua tác phẩm của nhà
văn.
+ Cuộc giao tiếp không bị giới hạn bởi
thời gian – không gian nhất định.
+ Quan hệ giữa nhà văn – độc giả là
quan hệ người nói – người nghe nhưng
có tính chất 1 chiều, trong khi các nhân
vật trong giao tiếp hàng ngày có thể luân
phiên đổi vai cho nhau.
Bài tập 3:


Hoàn cảnh ra đời tác phẩm và tiểu sử tác
giả là những yếu tố quan trọng tạo nên
ngữ cảnh của cuộc giao tiếp trong tác
phẩm. Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm là nhận thức được bối cảnh xã hội
của cuộc giao tiếp. Tìm hiểu tiểu sử tác
giả là nhận thức được về các nhân vật

tham gia trong cuộc giao tiếp.
Bài tập 4:
Tùy theo mục đích giao tiếp, đối tượng
giao tiếp khác nhau mà nhân vật sử
dụng các từ ngữ giao tiếp có màu sắc
trang trọng hay không trang trọng, thân
mật, gần gũi hay khách sáo, kiểu cách.
3. Luyện tập củng cố (3’)
Ngữ cảnh, các nhân tố của ngữ cảnh và sự chi phối của nó đến cuộc
giao tiếp trong sách vở cũng như trong đời sống hàng ngày.
4. Hoạt động tiếp nối (2’)
- Học bài, hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập
- Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng
tháng Tám 1945.
5. Dự kiến kiểm tra đánh giá (5’)
GV đưa ra phiếu bài tập để HS hoàn thiện, củng cố kiến thức
VD câu hỏi phiếu bài tập: Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố nào? Tìm
hiểu ngữ cảnh và sự chi phối của nó đến “cuộc giao tiếp” trong các tác
phẩm Tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến) và Thương vợ (Trần Tế Xương)?
Tự liên hệ một hoàn cảnh trong thực tiễn đời sống và sự chi phối của
ngữ cảnh đến cuộc giao tiếp ấy?



×