Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã quảng phước, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.45 KB, 84 trang )

----------

KHểA LUN TT NGHIP I HC

DNH GI TC NG CA DN IN I THA
N PHT TRIN KINH T H NễNG DN
TI X QUNG PHC, HUYN QUNG IN,
TNH THA THIấN HU

TRN NGUYN QUNH TIấN

KLTN 2011



AẽNH GIAẽ TAẽC ĩNG CUA DệN IệN ỉI THặA N PHAẽT TRIỉN KINH T Hĩ NNG DN

TRệN NGUYN QUYèNH
TIN
TAI XAẻ QUANG PHặẽC, HUYN QUANG IệN, TẩNH THặèA THIN HU

I HC HU
TRNG I HC KINH T
KHOA KINH T & PHT TRIN

Khoỏ hc: 2007 - 2011


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN


----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

DÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
TẠI XÃ QUẢNG PHƯỚC, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên
Lớp: K41A KTNN

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Lê Thị Hương Loan

Niên khóa: 2007 - 2011

Huế, 05/2011


Để xây dựng và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
này, trong thời gian thực tập đã được sự giúp đỡ
của nhiều tổ chức và cá nhân.
Trước hết tôi xin được gởi lời cám ơn chân
thành đến các thầy cô giáo trong và ngoài trường
Đại Học Kinh Tế Huế, những người đã cho tôi vô
vàn kiến thức quý báu cả trong lý luận và thực
tiễn trong suốt những năm học tại trường Đại
Học Kinh Tế Huế. Đặc biệt tôi muốn gởi lời cám
ơn đến cô giáo Lê Thị Hương Loan, người đã tận

tình hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
này.
Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú lãnh đạo
cũng như các anh (chị) nhân viên của phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Quảng Điền đã cung cấp các tài
liệu, văn bản liên quan và tạo mọi điều kiện cho
tôi

trong

suốt

thời

gian

thực

tập

tại

địa

phương.
Xin được gởi lời cám ơn đến tập thể cán bộ
và nhân viên trong UBND xã Quảng Phước, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, những người đã tạo
điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập. Và tôi muốn bày tỏ lòng



biết ơn đến các bà con xã Quảng Phước đã rất tận
tình cung cấp cho tôi những nguồn số liệu thực tế
quý giá.
Cuối cùng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới gia
đình và bạn bè luôn luôn động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá
luận.
Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2011

Sinh viên thực hiện
Trần Nguyễn Quỳnh Tiên


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT...............................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................. ii
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ...................................................................................................... iii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................iv
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu...................................................................3

4.2. Phương pháp xử lý thông tin số liệu và phân tích ....................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................5
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm, vai trò đất đai và đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp...5
1.1.2. Khái niệm về tập trung ruộng đất và tác động ......................................................7
1.1.2.1. Một số vấn đề về tập trung ruộng đất .................................................................7
1.1.2.2. Mục đích và nguyên tắc của dồn điền đổi thửa:................................................8
1.1.2.3. Tác động của "dồn điền, đổi thửa" đến quyết định sản xuất và sản xuất nông
nghiệp của nông hộ........................................................................................................10
1.1.3. Các mối quan hệ trong quá trình sử dụng ruộng đất ...........................................10
1.1.4. Các chỉ tiêu phân tích ..........................................................................................12
1.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................12
1.2.1. Tình hình sử lý đất ruộng trước và sau "dồn điền, đổi thửa" ở nước ta. .............12


1.2.1.1. Trước khi dồn điền, đổi thửa ............................................................................12
1.2.1.2. Nguyên nhân của tình trạng manh mún ruộng đất của Việt Nam. ...................15
1.2.1.3. Một số kết quả đạt được sau dồn điền đổi thửa................................................15
1.2.2. Các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến
“dồn điền đổi thửa”. .......................................................................................................16
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
GIA ĐÌNH .....................................................................................................................19
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu...........................................................................19
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................19
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................19
2.1.1.2. Địa hình: ...........................................................................................................19
2.1.1.3. Khí hậu .............................................................................................................20
2.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước......................................................................................20
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................21

2.1.2.1. Các nguồn tài nguyên .......................................................................................21
2.1.2.2. Tình hình nhân khẩu, lao động .........................................................................22
2.1.2.3. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của xã.........................................................23
2.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng: ...................................................................................25
2.2. Tình hình dồn điền đổi thửa tại huyện Quảng Điền ...............................................25
2.2.1. Các thông tin chung về công tác dồn điền, đổi thửa ở huyện .............................25
2.2.2. Kết quả "dồn điền, đổi thửa" của huyện ..............................................................28
2.3. Quá trình dồn điền đổi thửa tại xã Quảng Phước ...................................................31
2.3.1. Thực trạng đất đai xã Quảng Phước sau khi giao đất theo Nghị định 64/CP năm
1993. ..............................................................................................................................31
2.3.2. Tình hình dồn điền đổi thửa tại xã.......................................................................34
2.4. Tình hình dồn điền đổi thửa ở các hộ điều tra........................................................35
2.4.1. Những thông tin chung về nhóm hộ điều tra.......................................................35
2.4.2. Quỹ đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra.........................................................39
2.4.3. Quá trình dồn điền đổi thửa của nhóm hộ điều tra ..............................................42


2.4.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra trước và sau dồn điền
đổi thửa ..........................................................................................................................44
2.4.5. Tác động của dồn điền đổi thửa đến sản xuất của nông hộ ................................46
2.4.5.1. Tác động đến việc quyết định sử dụng giống cây trồng của nhóm hộ điều tra 46
2.4.5.2. Mức chi phí đầu tư sản xuất sau khi dồn điền đổi thửa....................................46
2.4.5.3. Tác động đến kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ .........................................48
2.4.5.4. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất của nhóm hộ sau dồn đổi ...............50
2.4.5.5. Tác động đến cơ cấu lao động của hộ sau dồn đổi ...........................................51
2.4.6. Một số vấn đền khó khăn và nảy sinh trong dồn điền đổi thửa...........................53
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ...........................................................56
3.1. Định hướng của xã..................................................................................................56
3.2. Một số giải pháp chủ yếu........................................................................................56
3.2.1. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân................................................................57

3.2.2. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai gắn với tổ chức lại sản xuất theo hướng
sản xuất hàng hoá. .........................................................................................................57
3.2.3. Thực hiện tuyên truyền, giáo dục và vận động người dân tham gia. ..................58
3.2.4. Giải pháp về khuyến nông ...................................................................................59
3.2.5. Giải pháp về thị trường........................................................................................59
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................60
1. Kết luận......................................................................................................................60
2. Kiến nghị ...................................................................................................................61
2.1. Đối với nhà nước ....................................................................................................61
2.2. Đối với các hộ nông dân.........................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

HTX

Hợp tác xã

CN - TTCN

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

TTCN - DV


Tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN - DV

Ngành nghề - dịch vụ

TN

Thuần nông

UBND

Uỷ ban nhân dân

BVTV

Bảo vệ thực vật

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa


i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên

Trang

Bảng 1: Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước .................................13
Bảng 2: Tình hình biến động đất đai, dân số và kết quả sản xuất kinh doanh của xã
Quảng Phước (2008-2010) ............................................................................................24
Bảng 3: Thực trạng ruộng đất của huyện sau khi giao đất (2000) ................................26
Bảng 4: Tổng hợp kết quả công tác dồn điền, đổi thửa ở huyện Quảng Điền (2006)...28
Bảng 5: Kết quả chi tiết thực hiện “dồn điền, đổi thửa” ở huyện Quảng Điền (2006) 30
Bảng 6: Tình hình ruộng đất của xã khi thực hiện Nghị định 64/CP ............................33
Bảng 7: Tình hình dồn điền đổi thửa ở xã điều tra........................................................34
Bảng 8: Số hộ được lựa chọn ở các thôn điều tra..........................................................36
Bảng 9: Những thông tin chung về nhóm hộ điều tra ...................................................38
Bảng 10: Diện tích các loại đất bình quân của nhóm hộ điều tra..................................41
Bảng 11: Sự tham gia của các hộ điều tra trong quá trình dồn điền đổi thửa ...............43
Bảng 12: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra trước và sau dồn
đổi ..................................................................................................................................45
Bảng 13: Mức độ đầu tư, chi phí của các hộ trên 1 sào lúa trước và sau dồn điền đổi
thửa ................................................................................................................................47
Bảng 14: Kết quả giá trị sản xuất của ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra ..............49
Bảng 15: Giá trị cơ cấu sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2010................................50
Bảng 16: Tình hình cơ cấu lao động của nhóm hộ điều tra trước và sau khi dồn đổi...52
Bảng 17: Khó khăn nảy sinh trong quá trình dồn điền, đổi thửa .................................54


ii


ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1sào

= 500m2

1ha

= 10.000m2

iii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những năm trước đây,
Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách mới về đất đai nhằm thúc đẩy
sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, trong đó điển hình là
Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP của Chính phủ về giao đất nông nghiệp,
cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu
dài, đã tạo điều kiện và động lực mới thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên, sau quá trình phân chia ruộng đất cho hộ nông dân đã phát sinh một số hạn chế,
điển hình là tình trạng manh mún ruộng đất. Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng
đất như đã nói trên, thì việc dồn đổi ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn,
liền khu, liền khoảnh là việc làm hết sức cần thiết.
Huyện Quảng Điền là một địa bàn có công tác “dồn điền đổi thửa” hoàn thành
gần như là sớm nhất tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong toàn huyện đã có 11/11 xã, thị trấn
tham gia thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Vì vậy để hiểu rõ hơn về tác động của

việc dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện nói chung và trong
địa bàn xã Quảng Phước nói riêng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động
của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Quảng Phước,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của công tác “dồn điền, đổi thửa” trên địa bàn xã
Quảng Phước. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế trước và sau khi thực hiện công tác
“dồn điền, đổi thửa” tại địa phương nghiên cứu.
- Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đến sản xuất nông
nghiệp và quyết định sản xuất của hộ.
* Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu

- Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn 80 hộ bằng phiếu điều tra tiến
hành trên 3 thôn Thủ Lễ 2, Thủ Lễ 3 và Khuông Phò.
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các số liệu từ: Báo cáo tổng kết về "dồn điền, đổi
thửa" của huyện Quảng Điền, xã Quảng Phước, niêm giám thống kê của xã 2008 –

iv


2010. Thu thập số liệu sẵn có qua các báo cáo về kinh tế - xã hội của huyện, xã, thông
tin về đất đai của xã.
* Phương pháp nghiên cứu:
Để có được kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh, số liệu thu thập được xử lý bằng các
ứng dụng của phần mềm Excell.
* Kết quả nghiên cứu:
Qua phân tích tình hình kinh tế của hộ nông dân trước và sau dồn điền đổi thửa
ta thấy được sự tác động của việc dồn điền đổi thửa đến việc ra các quyết định trong
sản xuất nông nghiệp như: quyết định trong việc lựa chọn các giống cây trồng mới, áp

dụng cơ giới hoá, mức đầu tư chi phí/đơn vị diện tích giảm làm tăng năng suất. Sau
quá trình dồn điền điền đổi thửa cơ cấu kinh tế của hộ đã chuyển dần từ việc sản xuất
nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hoá, hình thành nên nhiều mô
hình kinh tế, nông nghiệp đã và đang hình thành phát triển theo hướng hàng hoá và
theo hướng tập trung chuyên canh.
Đồng thời mang lại những kết quả trực tiếp (quy mô đất đai bình quân tăng lên,
số thửa của các hộ giảm đi đáng kể, diện tích đất canh tác tăng lên do giảm được diện
tích bờ vùng, bờ thửa, diện tích kênh mương tưới tiêu, đồng ruộng được quy hoạch
gọn gàng, giảm được công lao động) và còn có những tác động dán tiếp đến kinh tế, xã
hội và môi trường.

v


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước đi lên từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Cùng với
những diễn biến thăm trầm của lịch sử, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước
chuyển biến hết sức mạnh mẽ và đạt được những thành tựu nổi bật đặc biệt là trong
lĩnh vực sản xuất lương thực. Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn
những năm trước đây, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách mới về
đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước,
trong đó điển hình là Luật đất đai năm 1993. Theo đó ruộng đất được chia đến tận tay
người nông dân. Có thể nói rằng, với chính sách mới về quyền sử dụng đất như vậy đã
làm thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân đã thực sự trở
thành người chủ mảnh đất của riêng mình.
Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP của Chính phủ về giao

đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định, lâu dài, đã tạo điều kiện và động lực mới thúc đẩy sự phát triển sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên, sau quá trình phân chia ruộng đất cho hộ nông dân đã phát
sinh một số hạn chế, điển hình là tình trạng manh mún ruộng đất. Ví dụ như là ở vùng
Bắc bộ trung bình có từ 7-20 thửa/hộ, cá biệt có hộ có đến 25 thửa. Còn ở Duyên hải
miền trung thì trung bình là từ 5-10 thửa/hộ, cá biệt nhất là có hộ có tới 30 thửa. Tình
trạng phân tán, manh mún ruộng đất phần nào đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng
các quy trình kỹ thuật đồng nhất cho một loại hình canh tác nào đó trong sản xuất.
Ngoài ra, tình trạng manh mún ruộng đất còn gây rất nhiều khó khăn trong công tác
quy hoạch, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai. Tình hình ruộng đất đó không
còn phù hợp với yêu cầu sản xuất trong điều kiện mới, tiềm năng đất đai, lao động
chưa khai thác triệt để và hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao gây khó khăn cho quá
trình thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn trong thời đại mới.

SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên

1


Khóa luận tốt nghiệp
Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất như đã nói trên, thì việc dồn đổi
ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh là việc làm hết
sức cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng một nền sản xuất
nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng; đáp ứng
được nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sử dụng
và khai thác đất nông nghiệp lâu dài và hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nắm bắt được tình hình đó, Đảng và Nhà nước
ta đã đưa ra chủ trương “ Dồn đổi ruộng đất” để việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.
Những địa phương đi đầu trong phong trào này có thể kể đến như: Thanh Hoá, Hà

Tây, Hà Nam, Bắc Ninh,… cho đến nay phong trào dồn điền, đổi thửa đã và đang diễn
ra mạnh mẽ trên cả nước và được ủng hộ đồng tình của đông đảo các hộ dân.
Trên thực tế, một số tỉnh đã triển khai làm điểm, thậm chí có những nơi đã đưa
ra những chính sách riêng để triển khai dồn điền, đổi thửa giữa các hộ xã viên. Việc
dồn điền đổi thửa cũng đã thành công ở nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng cũng có những địa
phương không thành công. Mặt khác mức độ thành công ở mỗi địa phương là khác
nhau: có nơi công việc chỉ diễn ra nhanh chóng trong một vài tháng là xong, nhưng có
nơi kéo dài hàng năm, gây tốn kém sức người và tiền của…
Huyện Quảng Điền là một địa bàn có công tác “dồn điền đổi thửa” hoàn thành
gần như là sớm nhất tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong toàn huyện đã có 11/11 xã, thị trấn
tham gia thực hiện công tác dồn điền đổi thửa.
Vì vậy để hiểu rõ hơn về tác động của việc dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông
nghiệp trong cả nước nói chung và trong địa bàn xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền
nói riêng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa
đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của dồn điền, đổi thửa ở hộ nông dân và phát hiện những vấn
đề nảy sinh trong thực tiễn, từ đó đề xuất khuyến nghị về chính sách liên quan đến đất

SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên

2


Khóa luận tốt nghiệp
đai góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, làm tăng thu nhập cho hộ nông
dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tập trung ruộng
đất tác động đến sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đến sản xuất nông
nghiệp và quyết định sản xuất của nông hộ.
- Đề xuất khuyến nghị và những giải pháp chủ yếu liên quan đến vấn đề tập
trung ruộng đất nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất trong nông hộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa và những tác động của nó đến sản
xuất nông nghiệp ở các hộ nông dân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến quyết định sản xuất và
sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân.
- Không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Quảng Phước, huyện
Quảng Điền
- Thời gian: Tiến hành nghiên cứu về tình hình dồn điền đổi thửa của xã Quảng
Phước, trong đó tình hình đất đai của nhóm hộ trước và sau dồn điền đổi thửa. Thời
gian thực hiện đề tài: Từ tháng 01/2011 đến tháng 05/2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
* Tài liệu thứ cấp:
Tìm đọc, trực tiếp xin số liệu thông qua các tài liệu sẵn có như: Báo cáo tổng
kết về "dồn điền, đổi thửa" của huyện Quảng Điền, xã Quảng Phước, các chính sách
định hướng, các báo, tạp chí, văn bản các tỉnh, huyện, niêm giám thống kê của huyện
2008 – 2010. Thu thập số liệu sẵn có qua các báo cáo về kinh tế - xã hội của huyện, xã,
thông tin về đất đai của xã.

SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên

3



Khóa luận tốt nghiệp
* Tài liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra 80 hộ của xã, trong mỗi thôn tôi kết hợp với cán bộ địa
phương để phân loại hộ theo các nhóm. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn
bằng phiếu điều tra hộ nông dân.
4.2. Phương pháp xử lý thông tin số liệu và phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối, số bình
quân, để tính toán chỉ tiêu cần nghiên cứu như loại đất, quy mô loại đất, kết quả sản
xuất để suy rộng ra toàn bộ tổng thể nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê so sánh: So sánh các tiêu thức nghiên cứu, các nhóm
hộ ở các vùng khác nhau trước và sau chuyển đổi như: chỉ tiêu năng suất, các khoản
chi phí, thu nhập hỗn hợp, kết quả sản xuất.

SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên

4


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm, vai trò đất đai và đặc điểm của đất đai trong sản xuất
nông nghiệp
Khái niệm: Luật đất đai năm 1993 và sửa đổi bổ sung năm 2003 của nước

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa
bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải
qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu tạo lập, bảo vệ được
vốn đất đai như hiện nay”.
Vai trò của đất đai: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho
toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp.
Đặc điểm đất đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phố của ngành nông
nghiệp. Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất
làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng và nông nghiệp phát triển, trở
thành ngành kinh tế chủ đạo. Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất
đai để bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng
cao đời sống nhân dân.
Đất đai là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh
tế-xã hội. Địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa mang tính chất chuyển
tiếp, mạng lưới sông ngòi, nguồn nước ngầm khá phong phú, thảm thực vật khá đa
dạng, phong phú, dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, tình hình kinh tế, xã hội ổn
định đã có nhiều thuận lợi và cũng gây ra không ít khó khăn cho đất đai.
Đất trung du miền núi gồm các loại chính: đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ
vàng trên đá sét và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, các loại đất mùn, đất
đỏ nâu trên đá macma trung tính và basic... Đất đồng bằng gồm đất phù sa không bồi

SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên

5


Khóa luận tốt nghiệp
hàng năm, đất phù sa bồi hàng năm... Các loại đất này có đặc điểm, tính chất vật lý,
hoá học khác nhau.

Mỗi loại đất phù hợp với những loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ khác nhau. Vì
vậy, cần nắm được đặc điểm của từng loại đất để đề ra phương hướng, giải pháp và mô
hình sử dụng đất đai phù hợp.
Trong đó một số loại đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng cũng có
những loại đất cần được cải tạo. Cho nên, cần nắm vững đặc điểm từng loại đất, lựa
chọn cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ thích hợp nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế
trong quá trình sử dụng đất.
Đất phù sa phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày chủ yếu là : lúa
nước.Trung du và miền núi chủ yếu tập trung đất badan và feralit, phù sa cổ phù hợp
với các loại cây công nghiệp như : chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,… và sự phân bố
của các loại cây này còn phụ thuộc vào khí hậu mà chủ yếu là độ cao.
Ngoài diện tích đất bề mặt , nước ta còn có một bộ phận lớn đất ngập nước: các
đầm lầy, sông ngòi, kênh rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân
tạo… với nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn,
giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gen quý hiếm… ngoài ra nó cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải, điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn
hán), sản xuất nông nghiệp và thủy sản, điều hòa khí hậu địa phương, chống xói lở ở
bờ biển, ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp, tích lũy nước
ngầm, cứ trú của chim, giải trí, du lịch,… Nhiều nơi đã tăng hiệu quả sử dụng đất ngập
nước trong nuôi trồng thủy hải sản: nuôi tôm quảng canh, quản canh cải tiến, bán thâm
canh và thâm canh công nghiệp như đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau, Bạc Liêu,
Bến Tre, An Giang,…
Như vậy, đất đai là đối tượng lao động phổ biến nhất. Đối với sản xuất nông –
lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, và chất lượng của đất
có vai trò quyết định đến việc sản xuất sản phẩm và hiệu quả của quá trình sản xuất.
Đối với sản xuất công nghiệp, xây dựng… đất đai chỉ đơn thuần là chổ dựa, địa điểm
cư trú, chất lượng đất đai không hề ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá
trình sản xuất.

SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên


6


Khóa luận tốt nghiệp
Đất đai có những tính chất đặc biệt không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất
nào. Đất đai hạn chế về mặt số lượng, chất lượng không giống nhau và có vị trí cố định
trong không gian. Chính vì lẽ đó mà các mảnh đất khác nhau thì khả năng sinh lời
khác nhau.
Ngày nay, nền kinh tế xã hội càng phát triển thì vấn đề đất đai càng trở nên
nóng bỏng hơn bao giờ hết và là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Đối với nước ta là
một nước nông nghiệp có dân số đông, tỷ lệ tăng dân số cao, sản xuất nông nghiệp
đang giữ vai trò chủ đạo, việc quản lý sử dụng đất đai như thế nào cho có hiệu quả
đang trở thành mối quan tâm hàng đầu.
1.1.2. Khái niệm về tập trung ruộng đất và tác động
1.1.2.1. Một số vấn đề về tập trung ruộng đất
Khi nghiên cứu về “tích luỹ tư bản”, một khái niệm trong lý luận của chủ nghĩa
Mác -Lênin cho rằng: tích luỹ tư bản là đầu tư tăng thêm vào tư bản đã có, làm cho tổng
số tư bản tăng lên. Quá trình làm cho quy mô tư bản tăng lên được thực hiện bằng hai
phương thức tích tụ tư bản và tập trung tư bản.
Như vậy, tập trung đất đai trong nông nghiệp là phương thức làm tăng quy mô
diện tích của thửa đất và chủ thể sử dụng đất thông qua các hoạt động dẫn tới tập trung
ruộng đất như: chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất, thuê lại đất, thừa kế, thế chấp,…
Hay nói cách khác, tập trung ruộng đất là việc sát nhập hoặc hợp nhất ruộng đất
của những chủ sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu hoặc hình thành một chủ sở hữu
mới có quy mô ruộng đất lớn hơn. Tập trung ruộng đất diễn ra theo hai con đường: một
là hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn thành một chủ sở hữu cá biệt
lớn hơn. Con đường này được thực hiện thông qua việc xây dựng HTX sản xuất nông
nghiệp ở nước ta trước đây.
Hai là, con đường sát nhập ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt để tạo ra quy

mô lớn hơn. Con đường này được thực hiện thông qua biện pháp tước đoạt hoặc chuyển
nhượng mua bán ruộng đất. Con đường này diễn ra mạnh mẽ ở các nước tư bản.
Việc tập trung ruộng đất vào tay chủ sở hữu mới tạo ra kết quả hai mặt là: Một
mặt làm cho một bộ phận nông dân trở thành không có ruộng đất, buộc họ phải đi làm
thuê hoặc rời quê hương đi tìm kế sinh nhai. Mặt khác, tạo cho chủ đất có điều kiện áp

SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên

7


Khóa luận tốt nghiệp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, chuyển một
bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác, mà trước hết là nông
nghiệp.
Ở nước ta, việc tập trung ruộng đất diễn ra do một số nguyên nhân sau:
- Một số hộ làm ăn khá giả, có vốn, có trình độ kỹ thuật và quản lý kinh doanh
muốn có thêm đất đai để sản xuất.
- Một số hộ do yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn không hiệu
quả, không đảm bảo được cuộc sống trên ruộng đất được giao nên chuyển nhượng, cho
thuê để đáp ứng yêu cầu trước mắt hoặc chuyển sang để làm các ngành nghề khác.
Mặt khác trong luật đất đai hiện hành của nước ta đã và đang tạo ra hành lang
pháp lý cho quá trình tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Đó chính là việc xác
định chế độ sử dụng đất:
- Chủ thể sử dụng đất: là những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước
giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng.
- Khách thể của quyền sử dụng đất: là một vùng nhất định mà Nhà nước giao cho
các chủ thể sử dụng đất.
- Chuyển đổi quyền sử dụng đất: là việc “đổi đất lấy đất” giữa các chủ thể sử
dụng đất được Nhà nước giao đất để sử dụng nhằm mục đích chủ yếu là tổ chức lại sản

xuất cho phù hợp, khắc phục tình trạng đất đai manh mún, phân tán như hiện nay.
- Cho thuê đất: là một dạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thời hạn, bên
thuê đất phải trả cho bên cho thuê đất một khoản tiền nhất định để được quyền sử dụng.
- Thế chấp quyền sử dụng đất: là hoạt động trong quan hệ tín dụng, từ đó các chủ
thể sử dụng đất thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với thuê lại tổ chức tín
dụng để vay vốn sản xuất kinh doanh theo quy mô của pháp luật.
- Cho thuê lại đất: là một dạng của chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất khi
người đi thuê cho người thuê lại.
1.1.2.2. Mục đích và nguyên tắc của dồn điền đổi thửa:
- Mục đích của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp là việc dồn ghép các ô thửa
nhỏ thành những ô thửa lớn hơn nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng manh mún ruộng
đất. Tạo điều kiện đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu

SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên

8


Khóa luận tốt nghiệp
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang
trại, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích góp phần nâng cao đời
sống cho người nông dân. Tạo điều kiện để quy hoạch sử dụng đất, nâng cao đời sống
cho người nông dân. Tạo điều kiện để quy hoạch lại đồng ruộng thành những vùng sản
xuất tập trung, hình thành các vùng chuyên canh lớn. Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện
cho công tác quản lý và theo dõi biến động đất đai chặt chẽ đi vào nề nếp, giúp cho công
tác quản lý và chỉ đạo sản xuất thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
- Dồn điền đổi thửa là công việc hệ trọng, liên quan đến các hộ nông dân, tác
động đến tâm lý, tập quán canh tác, lợi ích của người dân; Đòi hỏi phải có sự lãnh đạo,
chỉ đạo tập trung, thống nhất cao của cấp uỷ và chính quyền các cấp, sự phối hợp tham
gia thực hiện tích cực của các đoàn thể chính trị - xã hội. Trong quá trình thực hiện

không làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất, bảo đảm sự công bằng, dân chủ, hợp lý
trong nông dân, nông thôn.
- Dồn điền đổi thửa là việc xác định lại vị trí, kính thước thửa ruộng trong tổng
diện tích đất nông nghiệp đã giao cho mỗi hộ nông dân. Song đây là một quá trình khó
khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề, đặc biệt trong đó đụng chạm đến lợi ích
của chính người dân. Do vậy, dồn điền đổi thửa phải tuân theo những nguyên tắc nhất
định sau:
+ Việc chuyển đổi ruộng đất phải dựa trên nhu cầu của người nông dân với sự
hỗ trợ giúp đỡ của Đảng, nhà nước; đảm bảo tính dân chủ, công khai, tự nguyện, cùng
có lợi; ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nông thôn; phù hợp với pháp luật
hiện hành và xu thế vận động của đất đai.
+ Giữ nguyên số hộ, số khẩu, diện tích ở địa phương tại thời điểm đã giao
ruộng đất khi thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ và quyết định giao ruộng đất
của tỉnh, thành phố; giữ nguyên loại đất, hạng đất và mức thuế suất sử dụng đất nông
nghiệp.
+ Phương án dồn điền đổi thửa phải được lập theo đơn vị hành chính cấp xã,
trong đó lấy đơn vị thôn, xóm, cụm dân cư làm đơn vị chuyển đổi.

SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên

9


Khóa luận tốt nghiệp
1.1.2.3. Tác động của "dồn điền, đổi thửa" đến quyết định sản xuất và sản
xuất nông nghiệp của nông hộ
Dồn điền, đổi thửa phát huy được tính tự chủ của đơn vị kinh tế hộ nông dân
trong việc ra quyết định trong việc sản xuất nông nghiệp. Đó chính là sự tăng quy mô
sản xuất, đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
để làm tăng giá trị sử dụng đất, thâm canh tăng vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất,

tăng năng suất… Khi "dồn điền, đổi thửa" tiến hành sẽ có các ô thửa lớn, diện tích
được tập trung lại thành vùng, các hộ dân có điều kiện bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu
thời vụ, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào đồng ruộng, tăng năng
suất và chất lượng, hiệu quả ngày công lao động cao, đưa nền nông nghiệp nước ta
thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô gắn với công nghiệp
chế biến và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Dồn điền đổi thửa đã làm
thay đổi cách nghĩ, cách làm, tập quán trước đây của người nông dân quen canh tác
trên thửa đất nhỏ, chần chừ, do dự, ỷ lại không muốn đầu tư thâm canh. Khi có ô thửa
ruộng lớn, thì nếp nghĩ của họ thay đổi cho phù hợp với tiến trình của công nghiệp hóa
nông nghiệp. Hộ nông dân có vốn sẽ đầu tư cơ giới hoá các khâu trong sản xuất, góp
phần giải phóng sức lao động.
Dồn điền, đổi thửa là điều kiện tốt cho việc phân bổ lại lực lượng lao động
trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp
ngành nghề, dịch vụ nông thôn và giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp thuần tuý. Đồng
thời còn là điều kiện tốt cho việc phát triển và hiện đại hóa ngành nghề; thủ công - mỹ
nghệ, công nghiệp trong nông thôn (củng cố, phát huy ngành nghề truyền thống, phát
triển ngành nghề mới). Dồn điền, đổi thửa là điều kiện tốt cho các loại hình HTX kinh
tế, dịch vụ phát triển.
1.1.3. Các mối quan hệ trong quá trình sử dụng ruộng đất
Ruộng đất vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu của
sản xuất nông nghiệp. Đất đai với tư cách là ruộng đất đang hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội. Vì vậy
các quan hệ ruộng đất được biểu hiện trên nhiều phương diện, tự nhiên, kinh tế, xã hôi:

SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên

10


Khóa luận tốt nghiệp

- Quan hệ ruộng đất về mặt kinh tế là quan hệ được xem xét trên khía cạnh kinh
tế. Trên khía cạnh này đất đai nói chung và ruộng đất nói riêng được xem xét ở mục
đích sử dụng chúng. Mục đích khác nhau, trong những điều kiện khác nhau ruộng đất
sẽ được sử dụng với những mục đích khác nhau vì vậy sẽ cho hiệu quả và kết quả khác
nhau.
- Quan hệ sở hữu về ruộng đất là một trong những quan hệ cơ bản nhất của con
người trong sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Xét về mặt xã hội, quan
hệ sở hữu ruộng đất là sự biểu hiện tập trung nhất của quan hệ ruộng đất, là nhân tố có
tính quyết định tới quan hệ đất đai về mặt tự nhiên và kinh tế. Trong mỗi thời đại lịch
sử, có thể có những chế độ sở hữu đất đai khác nhau cùng tồn tại.
Trong nông nghiệp sự hình thành các quan hệ sở hữu do đặc điểm của ngành
chi phối. Nó yêu cầu các quan hệ ruộng đất phải đạt được mục đích sử dụng đầy đủ,
hợp lý và có hiệu quả. Vì vậy các quan hệ ruộng đất mà thực chất là các quan hệ ruộng
đất của Nhà nước với các tập thể, cá nhân trong sử dụng, giữa các cá nhân với tập thể
sử dụng ruộng đất với nhau phải được xác lập một cách hợp lý. Để xây dựng mối quan
hệ này thì phải thông qua việc phân tích đúng đắn quyền của mỗi bên đối với ruộng
đất. Một chế độ sở hữu hợp lý là chế độ xác lập vai trò, quyền tối cao của Nhà nước
với các quyền cụ thể của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Ở nước ta, “đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Luật đất đai và các văn bản dưới luật
cho phép các chủ thể sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, thửa kế quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng
ruộng đất. Thực hiện các quyền trên tạo ra sự vận động của sở hữu từ quyền sử dụng
đất đối với ruộng đất.
Trong kinh tế thị trường, các quan hệ được biểu hiện thông qua quan hệ giá trị.
Ruộng đất với tư cách là tư liệu sản xuất vừa vận động theo quy luật chung của kinh tế
thị trường vừa mang tính đặc thù xét trên phương diện kinh tế - xã hội.
- Với tư cách là một yếu tố của tự nhiên, sản phẩm của tự nhiên, vì vậy đất đai
có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như: thời tiết, khí hậu... và chịu sự chi phối
của chúng. Vì vậy quan hệ ruộng đất về mặt tự nhiên là quan hệ liên quan đến sự hình


SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên

11


Khóa luận tốt nghiệp
thành, phát triển các yếu tố cấu thành chất lượng ruộng đất, đến khả năng khai thác
ruộng đất.
1.1.4. Các chỉ tiêu phân tích
* Hệ thống các chỉ tiêu thể hiện kết quả công tác "dồn điền, đổi thửa"
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/khẩu
- Số thửa bình quân/hộ
- Diện tích bình quân/thửa
- Diện tích đất bình quân/lao động
Các số liệu so sánh trước và sau khi thực hiện "dồn điền, đổi thửa" , giữa các
nhóm hộ.
* Các chỉ tiêu thể hiện tác động của "dồn điền, đổi thửa" đến sản xuất nông
nghiệp của nông hộ
- Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được
tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm
- Năng suất cây trồng
- Chi phí trung gian/đơn vị diện tích
- Giá trị sản xuất/1 công lao động
Các số liệu được so sánh trước và sau khi thực hiện "dồn điền, đổi thửa" , giữa
các nhóm hộ.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sử lý đất ruộng trước và sau "dồn điền, đổi thửa" ở nước ta.
1.2.1.1. Trước khi dồn điền, đổi thửa
Luật Đất đai năm 1993 và được sửa đổi bổ sung năm 2003 đã thực hiện công

bằng xã hội, sau đó Nghị Định 64/CP của Chính phủ ngày 27/09/1993 và việc giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất
nông nghiệp; theo phương châm có tốt, có xấu, có xa, có gần,... Điều này làm cho số
thửa ruộng tăng lên đáng kể. Số thửa sau khi giao đất theo Nghị Định 64/CP ở mộ số
địa phương đã tăng lên gấp hai lần so với khi thực hiện khoán theo Chỉ thị 100/CT-TW

SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên

12


Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 1: Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước
Tổng số thửa/hộ
TT

Vùng

Diện tích bình
quân/thửa (m2)

Trung
bình

Cá biệt

Đất lúa

Đất rau


10-20

25

150-300

100-150

1

Trung du miền núi Bắc bộ

2

Đồng bằng sông Hồng

7

25

300-400

100-150

3

Duyên hải Bắc trung bộ

7-10


30

300-500

200-300

4

Duyên hải Nam trung bộ

5-10

30

300-1000

200-1000

5

Tây nguyên

5

25

200-500

1000-5000


6

Đông Nam bộ

4

15

1000-3000

1000-5000

7

Đông bằng sông Cửu Long

3

10

3000-5000

500-1000

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003)

Theo số liệu Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cả nước hiện có khoảng 7.843 ha
đất nông nghiệp chia thành 75 triệu mảnh cho 10.824 nghìn hộ. Tính trung bình cả
nước, một hộ sử dụng 0,72ha đất nông nghiệp và diện tích mỗi mảnh là một 1.045m2.
Nhưng nếu chỉ xét riêng khu vực miền Bắc thường từ 13-25 thửa, ngay trên một xứ

đồng một hộ cũng có nhiều thửa. Có thể nói đó là một thách thức lớn đối với sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là theo hướng sản xuất hàng hoá.
Với tốc độ tăng dân số bình quân từ năm 1990 đến năm 2004 là 1,6%/năm làm
đất canh tác ở các vùng nông thôn Việt Nam ngày càng bị thu hẹp lại. Theo Niên giám
thống kê năm 2003, tổng diện tích đất đai Việt Nam năm 2002 là 32929,7 nghìn ha,
nhưng đất đã giao và cho thuê là 24519,9 nghìn ha, chiếm tỷ trọng 74,46%. Trong đó,
đất nông nghiệp đã giao và cho thuê (nghĩa là được sử dụng) là 9406,8 nghìn ha,
chiếm 28,57% diện tích đất cả nước. Trong khi đó năm 2002 có 25,5725 triệu lao động
làm việc trong ngành nông nghiệp. Như vậy, bình quân mỗi một nông dân có 0,3678
ha đất canh tác, thuộc loại thấp nhất thế giới. Nếu chia bình quân đầu người cho mỗi
đơn vị đất đai được sử dụng để sinh sống thì khoảng 0,3 ha/người. Các khu vực trong

SVTH: Trần Nguyễn Quỳnh Tiên

13


×