Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Phân tích kết quả đấu thầu thuốc tại sở y tế hà giang năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LƢƠNG THỊ THÚY VINH

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU
THUỐC TẠI SỞ Y TẾ HÀ GIANG
NĂM 2016

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2017


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LƢƠNG THỊ THÚY VINH

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU
THUỐC TẠI SỞ Y TẾ HÀ GIANG
NĂM 2016
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dƣợc
MÃ SỐ: 60 72 04 12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2017 – tháng 9/2017

HÀ NỘI 2017



LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời biết ơn sâu sắc nhất tới
GS.TS Nguyễn Thanh Bình – Phó hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Dƣợc Hà
Giang, ngƣời thầy đã hƣớng dẫn, chỉ bảo và góp ý cho tôi hoàn thành đề tài
tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo, cán bộ Phòng
Sau Đại học, Bộ môn Quản lý Kinh tế Dƣợc - Trƣờng Đại học Dƣợc Hà
Giang, đặc biệt là thầy Đỗ Xuân Thắng - TS. Phó Trƣởng Bộ môn Quản lý
kinh tế Dƣợc đã luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu tại Trƣờng.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các bạn đồng nghiệp
phòng Nghiệp vụ dƣợc của Sở Y tế Hà Giang đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ,
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn sát cánh,
giúp đỡ động viên để tôi yên tâm, học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN

Lƣơng Thị Thúy Vinh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………….……...... .. ......1
Chƣơng 1.

TỔNG QUAN .................................................................................... 3

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU MUA THUỐC ..................................... ………3
1.1.1.


Khái niệm đấu thầu ........................................................................................ 3

1.1.2.

Đấu thầu thuốc ............................................................................................... 4

1.1.3.

Các hình thức lựa chọn nhà thầu .................................................................... 6

1.1.4.

Các phƣơng thức đấu thầu ............................................................................. 7

1.1.5.

Quy trình đấu thầu thuốc ............................................................................... 8

1.1.6.

Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu ................................................... 13

1.2.THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU THUỐC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…… ……..17
1.3. THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU THUỐC TỈNH HÀ GIANG .............................. 19
1.3.1.

Vài nét sơ lƣợc về ngành Y tế Hà Giang ..................................................... 19

1.3.2.


Sơ lƣợc hoạt động đấu thầu thuốc tại tỉnh Hà Giang giai đoạn từ năm 2010-2016 .............20

Chƣơng 2.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 24

2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................. 24
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 24
2.2.1.

Biến số nghiên cứu ...................................................................................... 24

2.2.2.

Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 28

2.2.3.

Phƣơng pháp thu thập số liệu ....................................................................... 29

2.2.4.

Mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 30

2.2.5.

Xử lí và phân tích số liệu ............................................................................. 30

Chƣơng 3.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 31

3.1.SO SÁNH KẾT QUẢ TRÚNG THẦU SO VỚI KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU THUỐC NĂM
2016 TẠI SỞ Y TẾ HÀ GIANG. ..................................................................... 31
3.1.1. Kết quả đấu thầu.............................................................................................. 31
3.1.2. So sánh số lƣợng nhà thầu trúng thầu với nhà thầu nộp HSDT ...................... 32
3.1.3. So sánh SKM trúng thầu với KHĐT của các gói thầu .................................... 33
3.2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC TRÚNG THẦU NĂM 2016
TẠI SỞ Y TẾ HÀ GIANG................................................................................. 35
3.2.1.

Cơ cấu các trúng thầu theo phân nhóm kỹ thuật gói generic ...................... 35

3.2.2.

Cơ cấu các trúng thầu theo phân nhóm kỹ thuật Gói thuốc Đông y, thuốc từ .... 38


3.2.3.

Phân tích thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng dƣợc lý ............................. 39

3.2.4.

Phân tích giá chào thầu với giá kế hoạch .................................................... 41

3.2.5.

Phân tích cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ Gói thầu thuốc generic .... 42


3.2.6.

Phân tích cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ Gói thầu thuốc ĐY, thuốc từ DL ..... 43

3.2.7.

Phân tích cơ cấu danh mục thuốc trúng thầu theo nhà thầu ......................... 44

3.2.8.

Phân tích nguyên nhân thuốc không trúng thầu ........................................... 45

Chƣơng 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 47
4.1. Xây dựng kế hoạch đấu thầu thuốc ..................................................................... 47
4.1.1.

Về hình thức lựa chọn nhà thầu ................................................................... 47

4.1.2.

Về phƣơng thức đấu thầu ............................................................................. 47

4.1.3.

Về thời gian thực hiện đấu thầu ................................................................... 47

4.1.4.

Về xây dựng danh mục thuốc kế hoạch ....................................................... 48


4.1.5.

Về xây dựng giá kế hoạch............................................................................ 48

4.1.6.

Về phân chia các gói thầu ............................................................................ 48

4.2. So sánh kết quả thuốc trúng thầu với Kế hoạch đã đƣợc phê duyệt năm 2016
của SYT Hà Giang .............................................................................................. 53
4.2.1.

Về tỉ lệ thuốc trúng thầu so với DM kế hoạch ............................................. 53

4.2.2.

Về giá thuốc trúng thầu................................................................................ 54

4.3. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc trúng thầu tại Sở Y tế Hà Giang năm 2016 ..... 54
4.3.1.

Về cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhà thầu .................................................... 54

4.3.2.

Về cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ .................................... 55

4.3.3.


Về cơ cấu thuốc trúng thầu theo phân nhóm ATC ...................................... 56

4.3.4.

Về nguyên nhân thuốc không trúng thầu ..................................................... 56

4.4. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của đề tài ..................................................................... 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu ................................................................. 6
Bảng 1.2. Các phƣơng thức đấu thầu........................................................................... 7
Bảng 1.3. Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc .............................. 14
Bảng 2.1. Biến số trong nghiên cứu .......................................................................... 24
Bảng 3.1: Tỉ lệ SKM thuốc TT, không TT so với kế hoạch ..................................... 31
Bảng 3.2: Tỉ lệ số lƣợng nhà thầu TT so với nhà thầu nộp HSDT .......................... 32
Bảng 3.3. Tỉ lệ SKM trúng thầu so với KHĐT của các gói thầu .............................. 33
Bảng 3.4. Tỉ lệ giá trị trúng thầu so với KHĐT của các gói thầu ............................. 33
Bảng 3.5. Tỷ lệ SKM không trúng thầu so với KHĐT ............................................. 34
Bảng 3.6. Tỉ trọng SKM và giá trị của các nhóm trong gói generic ......................... 35
Bảng 3.7. Tỉ lệ SKM và giá trị thuốc TT so với KHĐT trong gói generic ............... 37
Bảng 3.8. Tỉ lệ SKM và giá trị thuốc TT so với KHĐT trong gói thuốc ĐY, thuốc từ DL ......... 38
Bảng 3.9. Tỉ lệ SKM trúng thầu so với KHĐT theo TDDL ..................................... 39
Bảng 3.10. Tỉ lệ về SKM giá chào thầu so với kế hoạch .......................................... 41
Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo xuất xứ quốc gia ....................................... 42
Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nƣớc-nhập khẩu trúng thầu theo phân nhóm
KT Gói thầu thuốc ĐY, thuốc từ DL......................................................................... 43

Bảng 3.13. 10 nhà thầu có giá trị trúng thầu lớn nhất................................................ 44
Bảng 3.14. Nguyên nhân thuốc không trúng thầu ..................................................... 45


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc ...................................................... 9
Hình 1.2. Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu ................................................. 11
Hình 2.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................... 29
Hình 3.1. Tỉ lệ SKM và giá trị thuốc TT/KHĐT của các gói thầu .............. 34
Hình 3.2. Tỷ trọng SKM và giá trị thuốc TT của các nhóm trong gói generic .... 36
Hình 3.3. Tỉ lệ SKM và giá trị các nhóm thuốc TT/KH của gói generic .... 37
Hình 3.4. Tỉ trọng giá trị các nhóm thuốc theo TDDL ................................ 40
Hình 3.5. Tỉ lệ SKM thuốc TT so với KHĐT theo nhóm TDDL ................ 40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong công tác chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà
phát triển mạnh, với mô hình bệnh tật đa dạng và phức tạp đan xen giữa các nƣớc phát
triển và đang phát triển, nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng tăng cao đồng nghĩa với việc
chi phí thuốc luôn chiếm tỉ trọng cao trong ngân sách y tế cũng nhƣ trong chi phí khám
chữa bệnh của ngƣời bệnh. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, năm 2016, tổng chi
thuốc khám, chữa bệnh BHYT là trên 32 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 43% tổng chi
khám, chữa bệnh BHYT; trong đó số chi vật tƣ y tế không ngừng gia tăng qua các năm.
Công tác quản lý cung ứng và lựa chọn sử dụng thuốc đang tồn tại một số vấn đề chƣa
hợp lý. Thị trƣờng thuốc ở Việt Nam với trên 22.000 loại thuốc đang lƣu hành trong khi
đó công tác đầu thầu thuốc cũng còn một số hạn chế, giá thuốc vẫn có sự chênh lệch
trên cùng một địa bàn và giữa các tỉnh thành phố. Tìm giải pháp nâng cao công tác quản
lí giá thuốc và chất lƣợng thuốc để ngƣời bệnh có thể tiết kiệm đƣợc chi phí điều trị là

vấn đề rất đƣợc quan tâm và phải sớm thực hiện.
Một trong những mục tiêu của chiến lƣợc quốc gia phát triển ngành Dƣợc Việt
Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất
lƣợng, giá cả hợp lý, các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tƣơng ứng với từng giai đoạn
phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [7]. Trong đó mua
sắm thuốc là một giai đoạn quan trọng trong công tác quản lý cung ứng thuốc, phục vụ
hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh. Vì vậy, cần phải lựa chọn một hình thức mua sắm
sao cho minh bạch, công bằngvà hiệu quả. Đấu thầu là một trong những hình thức mua
sắm đáp ứng đƣợc các tiêu chí trên, đã và đang đƣợc các địa phƣơng áp dụng để cung
ứng thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Với mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả với chi phí hợp lý, Chính phủ cũng
đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề đấu thầu thuốc nhƣ: có riêng mục đấu thầu thuốc trong
Luật đấu thầu số 43 và trong NĐ 63; Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến công tác đấu thầu: Thông tƣ số 10/2007/TTLB-BYT-BTC,
Thông tƣ liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC; Thông tƣ số 36 chính Sửa đổi, bổ sung

1


một số điều của Thông tƣ liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC; TT 11/2016/TT-BYT
và Danh mục thuốc sử dụng cho đấu thầu tập trung cấp Quốc gia, cấp Địa phƣơng...
Kết quả thực hiện đấu thầu theo Thông tƣ 01 giúp đƣa giá thành thuốc giảm mạnh so
với Thông tƣ số 10/2007/TTLB-BYT-BTC ngày 10/8/2007 do không còn gói thầu
thuốc theo tên thƣơng mại hoặc tƣơng đƣơng điều trị, tuy nhiên việc phân nhóm theo
Thông tƣ số 01 đã đƣa các thuốc sản xuất tại Ấn Độ, Trung Quốc vào cùng một nhóm
cạnh tranh với các thuốc sản xuất tại các nƣớc Anh, Pháp, Đức, … điều này dẫn đến
thuốc sản xuất tại Ấn Độ, Trung Quốc trúng thầu với tỷ lệ tăng cao gây khó khăn cho
các cơ sở y tế trong việc lựa trọn thuốc sử dụng.
Thông tƣ số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013 của liên Bộ Y tế-Bộ Tài
chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC

ngày 19/01/2012 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính hƣớng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các
cơ sở y tế ra đời một phần nhằm khắc phục tồn tại này của Thông tƣ số 01.
Sở Y tế Hà Giang thực hiện đấu thầu tập trung từ năm 2005, các cơ sở y tế trên
địa bàn tỉnh căn cứ kết quả đấu thầu của Sở Y tế thực hiện việc ký kết hợp đồng với các
nhà thầu và mua thuốc với mức giá thống nhất trong toàn tỉnh. Trong quá trình đấu thầu
mua thuốc phục vụ cho các năm có nhiều thay đổi về các văn bản quy phạm pháp luật
hƣớng dẫn hoạt động đấu thầu thuốc ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả đấu thầu tập trung
của Sở Y tế, từ đó dẫn tới việc cung ứng và cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn
tỉnh còn nhiều bất cập.
Để đánh giá thực trạng công tác đấu thầu thuốc tại Hà Giang, tôi tiến hành đề tài
“Phân tích kết quả đấu thầu thuốc tại Sở Y tế tỉnh Hà Giang năm 2016” nhằm hai
mục tiêu sau:
So sánh kết quả thuốc trúng thầu với Kế hoạch đã được phê duyệt năm 2016
của SYT Hà Giang.
Phân tích cơ cấu danh mục thuốc trúng thầu năm 2016 tại SYT Hà Giang.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, đề xuất một số ý kiến đóng góp nhằm chỉ ra
những tồn tại khó khăn trong việc thực hiện đấu thầu, qua đó đƣa ra các giải pháp giúp
nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu, cải tiến về chất lƣợng, giảm thời gian và chi phí
trong đấu thầu, góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động đấu thầu của Sở Y tế Hà Giang
trong những năm tiếp theo.
2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1.

TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU MUA THUỐC

1.1.1.


Khái niệm đấu thầu

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 đã định nghĩa: “Đấu thầu là quá trình lựa
chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ
phi tƣ vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tƣ để ký kết và thực
hiện hợp đồng dự án đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ, dự án đầu tƣ có sử
dụng đất trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả
kinh tế “[13].
Luật đấu thầu 43 cũng đã có mục riêng quy định về việc mua thuốc, vật tƣ
y tế sử dụng vốn nhà nƣớc, nguồn quỹ BHYT, nguồn thu từ dịch vụ KCB và
nguồn thu hợp pháp khác của CSYT công lập.
Vai trò của đấu thầu:
Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trƣờng
phát triển nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật của chủ
đầu tƣ. Nhƣ vậy đấu thầu ra đời và tồn tại với mục tiêu nhằm thực hiện tính cạnh
tranh, công bằng, minh bạch để lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất và bảo đảm
hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tƣ.
Đấu thầu có vai trò đảm bảo bốn nội dung: hiệu quả - cạnh tranh - công
bằng - minh bạch. Hiệu quả có thể về mặt tài chính hoặc về thời gian hay một tiêu
chí nào khác tuỳ thuộc vào mục tiêu của dự án. Đấu thầu mang lại lợi ích to lớn
đối với chủ đầu tƣ, nhà thầu và nền kinh tế quốc dân nói chung.
Đấu thầu tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các
đơn vị kinh doanh. Đây là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp dƣợc nƣớc ta và tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công
nghệ sản xuất, từng bƣớc hội nhập với khu vực và thế giới.

3


1.1.2. Đấu thầu thuốc

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và
tính mạng con ngƣời nên cần một hệ thống các văn bản quy định chặt chẽ để đảm
bảo hiệu quả sử dụng thuốc an toàn trong khám và điều trị cho ngƣời bệnh. Đấu
thầu thuốc hiện nay đƣợc các cơ sở y tế thực hiện dựa trên các văn bản Luật,
Thông tƣ và Nghị định quy định chi tiết và hƣớng dẫn đầy đủ về đấu thầu thuốc
do Bộ Y tế ban hành và liên tục sửa đổi.
Sau khi luật đấu thầu số 43 và nghị định số 63 ra đời về quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, nhiều địa phƣơng trên
cả nƣớc đã áp dụng hình thức đấu thầu thuốc tập trung và thu đƣợc những thành
quả nhất định trong mua sắm và cung ứng thuốc cho các đơn vị. Từ đó, Bộ Y tế
đã ban hành các Thông tƣ hƣớng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế
thông qua Thông tƣ số 01 và Thông tƣ số 36 với những quy định cụ thể về quy
trình đấu thầu thuốc, xây dựng kế hoạch đấu thầu và xét duyệt trúng thầu thuốc
tại các cơ sở y tế [3], [6]. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế áp dụng bảng tiêu chuẩn
đánh giá về mặt kĩ thuật tại hồ sơ mời thầu mua thuốc đƣợc qui định tại Thông tƣ
số 31 và xây dựng hồ sơ mời thầu theo hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu mua thuốc
trong các cơ sở y tế tại Thông tƣ số 37 và Thông tƣ số 05 [1], [4], [5].
Các qui định mới trong Thông tƣ số 01 về hƣớng dẫn đấu thầu mua thuốc
trong các cơ sở y tế và Thông tƣ liên tịch số 36 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tƣ liên tịch số 01 cũng mang đến những đổi mới trong công tác đấu thầu
mua sắm thuốc tại các đơn vị y tế. Đặc biệt, các qui định về phân nhóm thuốc đấu
thầu, cụ thể là: tại điều 7 về phân chia gói thầu của Thông tƣ số 36, thuốc đấu
thầu đƣợc chia làm 3 gói: gói thầu thuốc theo tên biệt dƣợc, gói thầu thuốc theo
tên generic và gói thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu.
Thuốc biệt dƣợc gốc: là thuốc đƣợc cấp phép lƣu hành lần đầu tiên, trên cơ
sở đã có đầy đủ các số liệu về chất lƣợng, an toàn và hiệu quả.

4



Thuốc generic: là thuốc thành phẩm nhằm thay thế một thuốc phát minh
đƣợc sản xuất không có giấy phép nhƣợng quyền của công ty phát minh và đƣợc
đƣa ra thị trƣờng sau khi bằng phát minh và các độc quyền đã hết hạn [3,18].
Trong đó, gói thầu thuốc theo tên generic đƣợc chia thành 5 nhóm, tƣơng
ứng với 5 nhóm tiêu chuẩn của nhà sản xuất nhƣ sau:
Cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP là cơ sở
sản xuất thuốc đƣợc cơ quan quản lý có thẩm quyền của nƣớc tham gia Cơ quan
quản lí dƣợc Châu Âu (EMA) hoặc nƣớc tham gia Hội nghị quốc tế về hài hòa
hóa các thủ tục đăng kí dƣợc phẩm sử dụng cho con ngƣời (ICH) hoặc nƣớc
tham gia hệ thống hợp tác về thanh tra dƣợc phẩm (PIC/s) cấp giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP hoặc tƣơng đƣơng.
Nhóm 1:
Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/sGMP thuộc nƣớc tham gia ICH;
Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHO-GMP do Bộ
Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dƣợc) cấp giấy chứng nhận và đƣợc cơ quan quản
lý có thẩm quyền của nƣớc tham gia ICH cấp phép lƣu hành.
Nhóm 2:
Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/sGMP nhƣng không thuộc nƣớc tham gia ICH;
Thuốc nhƣợng quyền từ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc
PIC/s-GMP thuộc các nƣớc tham gia ICH và đƣợc sản xuất tại cơ sở sản xuất
thuốc Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dƣợc) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn WHO-GMP.
Nhóm 3: thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHO- GMP
đƣợc Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dƣợc) cấp giấy chứng nhận.
Nhóm 4: thuốc có chứng minh tƣơng đƣơng sinh học do Bộ Y tế công bố
Tƣơng đƣơng sinh học: Hai thuốc đƣợc coi là tƣơng đƣơng sinh học nếu
chúng là những thuốc tƣơng đƣơng bào chế hay là thế phẩm bào chế và sinh khả
5



dụng của chúng sau khi dùng cùng một mức liều trong cùng điều kiện thử nghiệm
là tƣơng tự nhau dẫn đến hiệu quả điều trị của chúng về cơ bản đƣợc coi là sẽ
tƣơng đƣơng nhau
Nhóm 5: thuốc không đáp ứng tiêu chí phân nhóm quy định tại Điểm a, b,
c và d.
Các thuốc đƣợc đƣa vào gói thầu thuốc theo tên biệt dƣợc gồm:
Thuốc biệt dƣợc gốc hoặc thuốc có tƣơng đƣơng điều trị với thuốc biệt dƣợc gốc
do Bộ Y tế công bố.
Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm do Bộ Y tế ban hành.
Gói thầu thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu đƣợc phân chia thành 2 nhóm
theo tiêu chí kỹ thuật và công nghệ đƣợc cấp phép nhƣ sau:
Nhóm 1: thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu đƣợc sản xuất tại cơ sở đạt tiêu
chuẩn WHO-GMP do Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dƣợc) cấp giấy chứng
nhận.
Nhóm 2: thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu đƣợc sản xuất tại cơ sở chƣa
đƣợc Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dƣợc) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
WHO-GMP [3].
1.1.3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Bảng 1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Hình thức
TT lựa chọn nhà
thầu

1

Đấu thầu
rộng rãi

2


Đấu thầu
hạn chế

Phạm vi áp dụng
- Tất cả các cơ sở y tế thực hiện việc mua thuốc
thanh toán từ nguồn BHYT hoặc ngân sách nhà nƣớc.
- Không hạn chế số lƣợng nhà thầu, nhà đầu tƣ
tham dự
Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ
thuật có tính đặc thù.

6


Áp dụng trong trƣờng hợp đặc biệt: mua thuốc triển
khai phòng chống dịch bệnh trong trƣờng hợp cấp
bách, thiên tai…, thuốc hiếm đƣợc BYT cho phép nhập
khẩu không cần Visa,…

3

Chỉ định thầu

4

Chào hàng
cạnh tranh

- Có thể áp dụng cho gói thầu có giá trị dƣới 01 tỷ
đồng.

- Đối với các thuốc đƣợc phép mua ngoài thầu, đấu
thầu bổ sung do nhu cầu điều trị.

Mua sắm
trực tiếp

- Gói thầu mua sắm hàng hóa tƣơng tự thuộc cùng
một dự án hoặc thuộc dự án mua sắm khác.
- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi
hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện
gói thầu trƣớc đó.
- Gói thầu có nội dung, tính chất tƣơng tự và quy mô
nhỏ hơn 130% gói thầu trƣớc đó trong thời hạn không
quá 12 tháng.

5

Áp dụng cho gói thầu mua thuốc chỉ từ một đến hai nhà
6

Đàm phán giá sản xuất, thuốc biệt dƣợc gốc, thuốc hiếm, thuốc trong
thời gian còn bản quyền và các trƣờng hợp đặc thù.

1.1.4. Các phương thức đấu thầu
Theo Luật đấu thầu số 43 và Nghị định số 63 qui định, hiện nay có
4 phƣơng thức đấu thầu, đó là:
Bảng 1.2. Các phương thức đấu thầu
Phƣơng thức

Một giai đoạn

một túi hồ sơ

Phạm vi áp dụng

Đặc điểm

Đấu thầu rộng rãi và đấu
thầu hạn chế cho gói
thầu mua sắm hàng hóa,
- Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất về
xây lắp, gói thầu EPC;
kỹ thuật, hồ sơ về tài chính đƣợc
chỉ định thầu với gói
nộp trong cùng một túi hồ sơ.
thầu cung cấp dịch vụ,
-Tiến hành mở thầu một lần đối
mua sắm hàng hóa, xây
với toàn bộ các hồ sơ trên.
lắp, mua sắm trực tiếp
với gói thầu mua sắm
hàng hóa.
7


Đấu thầu rộng rãi và đấu - Nộp HSĐX về kỹ thuật và HSĐX
thầu hạn chế trong đấu về tài chính riêng biệt.
Một giai đoạn thầu cung cấp dịch vụ tƣ - Mở thầu hai lần: HSĐX về kỹ thuật
hai túi hồ sơ

vấn, phi tƣ vấn, mua sắm mở ngay sau khi đóng thầu, nhà thầu

hàng hóa, xây lắp, lựa đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đƣợc
chọn nhà đầu tƣ.

mở HSĐX về tài chính.
- Giai đoạn một, nhà thầu nộp hồ sơ

Hai giai đoạn
một túi hồ sơ

Đấu thầu rộng rãi và đấu

đề xuất về kỹ thuật, phƣơng án tài

thầu hạn chế cho gói

chính nhƣng chƣa có giá dự thầu

thầu mua sắm hàng hóa,

- Giai đoạn hai, nhà thầu nộp hồ sơ

xây lắp, gói thầu EPC có dự thầu bao gồm HSĐX về kỹ thuật
quy mô lớn, phức tạp.

và HSĐX về tài chính, trong đó có
giá dự thầu và đảm bảo dự thầu.
- Giai đoạn một: Nhà thầu nộp đồng

Đấu thầu rộng rãi, đấu
thầu hạn chế với gói thầu

Hai giai đoạn mua sắm hàng hóa, xây
hai túi hồ sơ lắp, hỗn hợp có kỹ thuật,
công nghệ mới, phức tạp
có tính đặc thù.

hời HSĐX về kỹ thuật, HSĐX về tài
chính riêng biệt. HSĐX về kỹ thuật
sẽ đƣợc mở ngay sau khi đóng thầu.
- Giai đoạn hai: Nhà thầu nộp
HSĐX về kỹ thuật, HSĐX về tài
chính theo yêu cầu của HSMT giai
đoạn hai tƣơng ứng với nội dung
hiệu chỉnh về kỹ thuật.

1.1.5. Quy trình đấu thầu thuốc
Trình tự thực hiện các bƣớc đấu thầu theo quy định của Thông tƣ số 01 và
Nghị định số 63 đƣợc mô tả theo qui trình sau:

8


Hình 1.1. Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc
Chủ đầu tƣ/bên mời thầu

Ngƣời/cơ quan có thẩm
quyền

Lập, trình duyệt

Thẩm định, phê


KHĐT, HSMT,

duyệt KHĐT,

tiêu chuẩn đánh giá

tiêu chuẩn đánh

HSDT

giá HSDT

Nhà thầu

Thông báo mời thầu
Chuẩn bị và
Bán HSMT

nộp HSDT

Tiếp nhận và
quản lý HSDT

Mở thầu

Xét duyệt trúng thầu
Trình duyệt KQĐT

Thẩm định, Phê

duyệt KQĐT
- Ký thỏa thuận
khung

Thông báo KQĐT

- Hoàn thiện, ký
kết hợp đồng

9


Quy trình đấu thầu theo Nghị định số 63 khác so với Nghị định số 61 ở
điểm: Sau bƣớc đánh giá Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, và có kết quả sơ bộ,
nhà thầu dự kiến trúng thầu đƣợc mời lên để tiến hành thƣơng thảo hợp đồng, sau
khi thống nhất các nội dung thƣơng thảo giữa Chủ đầu tƣ/bên mời thầu với nhà
thầu thì Kết quả đấu thầu mới đƣợc phê duyệt.
Đây là một nội dung cải tiến có chất lƣợng của Nghị định số 63, điều này
giúp cho Chủ đầu tƣ/bên mời thầu có thêm phƣơng tiện để xác nhận nhà thầu có
khả năng hoàn thành công việc khi trúng thầu hay không.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
Thông tƣ số 31, 37 và nghị định số 63 qui định rất rõ về các tiêu chuẩn
đánh giá HSDT nói chung và đối với riêng mặt hàng thuốc [4], [5], [10].
Tiêu chuẩn đánh giá HSDT bao gồm 2 bƣớc đánh giá:
Đánh giá về kĩ thuật: năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn kĩ
thuật đối với hàng hóa dự thầu.
Đánh giá về tài chính: tiêu chuẩn đánh giá về giá thuốc từ đó xác định tiêu
chuẩn đánh giá tổng hợp.

10



Hình 1.2. Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu
Tính hợp lệ của
đơn dự thầu, tƣ
cách hợ lệ của
nhà thầu, số
lƣợng bản gốc,
bản chụp
HSKT, bảo
đảm DT

Thiếu

Đánh giá sơ
bộ HSKT

Yêu cầu bổ
sung, làm rõ

Đạt

Đánh giá năng
lực và kinh
nghiệm nhà
thầu

Không đạt

Loại


Đạt

Danh sách
hợp lệ của nhà
thầu
Đạt

Đánh giá
thuốc theo
TCKT (điểm
KT)

Không đạt

Loại

Đạt

Đánh giá
HSTC (Điểm
giá)

Không đạt

Đạt

Xác định điểm TH (Điểm
TH cao nhất, giá thấp nhất,
không vƣợt giá KH)

Đạt

Danh mục đề nghị trúng
thầu
11

Loại


Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm:
Sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt” để đánh giá từng nội dung về năng lực
và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể:
Điều kiện tiên quyết của nhà thầu: tƣ cách nhà thầu, đảm bảo dự thầu, vi
phạm trong kinh doanh,…
Kinh nghiệm của nhà thầu trong việc cung ứng các mặt hàng tƣơng tự;
Năng lực của nhà thầu: năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh
doanh.
Nhà thầu đạt tất cả nội dung nêu trên đƣợc đánh giá đáp ứng yêu cầu về
năng lực và kinh nghiệm.
Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật:
Sử dụng phƣơng pháp chấm điểm để đánh giá theo thang điểm 100, cụ thể
nhƣ sau:
Tỷ trọng đánh giá về chất lƣợng thuốc: từ 60% đến 80% tổng số điểm;
Tỷ trọng đánh giá về đóng gói, bảo quản, giao hàng,…: từ 20% đến 40%
tổng số điểm;
Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đƣợc đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi
có điểm về kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm và điểm của từng nội
dung không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó.
Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:



Bƣớc 1: Xác định điểm giá
Sử dụng thang điểm 100. Điểm giá đƣợc xác định nhƣ sau:
Điểm giá đang xét = Giá thấp nhất X 100 / Giá đang xét.
Trong đó:
Điểm giá đang xét: điểm giá của sản phẩm của nhà thầu đang xét
Giá thấp nhất: giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm

giá (nếu có) thấp nhất trong số các giá của các nhà thầu tham gia chào cùng một
danh mục.
12


Giá đang xét: giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm
giá (nếu có) của của sản phẩm của nhà thầu đang xét.
Bƣớc 2: Xác định điểm tổng hợp
Điểm tổng hợp đƣợc xác định theo công thức sau đây:
Điểm tổng hợp đang xét = K x Điểm kỹ thuật đang xét + G x Điểm giá
đang xét, trong đó:
- Điểm kỹ thuật đang xét: là số điểm đƣợc xác định tại bƣớc đánh giá về kỹ
thuật;
- Điểm giá đang xét: là số điểm đƣợc xác định tại bƣớc đánh giá về giá;
- K: tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định, trong thang điểm tổng hợp,
chiếm tỷ lệ 30%;
- G: tỷ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp, chiếm tỷ lệ
70%;
- K + G = 100%.
Tiêu chuẩn xét duyệt thuốc trúng thầu:
- Mặt hàng có giá dự thầu không cao hơn giá kế hoạch và không cao hơn giá
bán buôn kê khai/kê khai lại còn hiệu lực tại thời điểm chấm thầu;

- Mỗi nhóm thuốc chỉ đƣợc xét trúng thầu 01 mặt hàng thuốc đạt các yêu cầu
về kĩ thuật và chất lƣợng theo quy định và có điểm tổng hợp cao nhất.
Trong giai đoạn hiện nay, đấu thầu mua thuốc đƣợc thực hiện chủ yếu theo
phƣơng thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Nhà thầu trong cùng thời điểm trƣớc
khi đóng thầu phải nộp hai túi hồ sơ: Túi HSĐXKT và Túi HSĐXTC. Chủ đầu
tƣ/bên mời thầu đánh giá Túi HSĐXKT trƣớc, nhà thầu nào đạt yêu cầu mới
đƣợc tiếp tục đánh giá Túi HSĐXTC, quy định này giúp cho quá trình đấu thầu
chặt chẽ hơn về việc tổ chức cũng nhƣ bảo mật thông tin.
1.1.6. Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu
Trong những năm gần đây, Chính phủ và Bộ Y tế cùng các ban nghành liên
quan nhƣ Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội,… đã rất quan tâm đến công tác cung
13


ứng thuốc tại bệnh viện đặc biệt là công tác đấu thầu thuốc. Chính vì vậy mà việc
mua sắm thuốc ngày càng đƣợc qui chuẩn, minh bạch và rõ ràng hơn thông qua
đấu thầu thuốc. Các văn bản qui định, hƣớng dẫn thực hiện công tác đấu thầu
thuốc dần đƣợc chặt chẽ và hoàn thiện hơn.
Nhà nƣớc đã ban hành những quy định để đảm bảo thuốc đƣợc mua sắm
hiệu quả, ngƣời bệnh đƣợc cung cấp những sản phẩm có chất lƣợng tốt với chi
phí thấp nhất có thể.
Thông tƣ số 01 quy định ba hình thức tổ chức đấu thầu mua thuốc tại các cơ
sở y tế [3].
Bảng 1.3. Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc
Hình thức

Nội dung
Sở Y tế tổ chức đấu thầu tập trung cho tất cả các cơ sở y tế trên

Tập trung


địa bàn. Các cơ sở y tế căn cứ vào kết quả thông báo trúng thầu
của Sở Y tế để thƣơng thảo, ký hợp đồng cung ứng thuốc theo
nhu cầu trong năm.
Một trong các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh tổ chức đấu thầu

Đại diện

hàng năm. Các đơn vị khác trên địa bàn áp dụng kết quả
lựa chọn nhà thầu của bệnh viện đó để mua thuốc theo hình thức
mua sắm trực tiếp.

Riêng lẻ

Các CSYT tự tổ chức đấu thầu theo nhu cầu sử dụng thuốc của
đơn vị mình.

Đấu thầu tập trung (Hình thức 1)
Với mô hình này, Sở Y tế có vai trò là chủ đầu tƣ tổ chức đấu thầu tập
trung những loại thuốc có nhu cầu sử dụng thƣờng xuyên, ổn định và có số lƣợng
lớn cho tất cả các cơ sở y tế công lập thuộc địa phƣơng quản lý.
Danh mục thuốc đƣa vào đấu thầu đƣợc tổng hợp theo nhu cầu của tất cả
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, giá thuốc đƣợc áp dụng chung cho tất cả các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn. Việc mua thuốc đƣợc thực hiện trực tiếp
14


giữa từng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với mỗi đơn vị trúng thầu hoặc một đơn vị
trúng thầu nhận ủy quyền của các đơn vị trúng thầu khác để cung ứng toàn bộ.
Đấu thầu đại diện ( Hình thức 2)

Theo mô hình này, Sở Y tế chỉ định một hoặc vài cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh tổ chức đấu thầu đại diện. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác sử dụng
kết quả trúng thầu để mua thuốc cung ứng cho ngƣời bệnh BHYT.
Áp dụng mô hình này, giá thuốc cũng đƣợc áp dụng thống nhất trên địa bàn
tỉnh nhƣng danh mục thuốc tại bệnh viện không tổ chức đấu thầu phụ thuộc vào
danh mục thuốc trúng thầu. Các đơn vị trúng thầu cung ứng thuốc cho từng cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp qua ủy quyền với một đơn vị trúng
thầu.
Đấu thầu và mua sắm đơn lẻ( Hình thức 3)
Với mô hình này mỗi cơ sở khám chữa bệnh công lập sẽ tự tổ chức đấu
thầu mua thuốc. Danh mục thuốc đƣa vào đấu thầu đƣợc xây dựng theo nhu cầu
sử dụng thuốc của mỗi đơn vị. Giá thuốc trúng thầu có thể không thống nhất giữa
các cơ sở khám chữa bệnh trên cùng địa bàn. Hình thức này thƣờng đƣợc áp dụng
tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến Trung ƣơng.
Hình thức đấu thầu tập trung là hình thức đấu thầu đƣợc Bộ Y tế khuyến
khích và đƣợc các tỉnh thành trên toàn quốc áp dụng rộng rãi. Hiện tại, việc thực
hiện đấu thầu tập trung đã đƣợc thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Căn cứ Điều
77 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết một số điều của
Luật Đấu thầu, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành danh mục thuốc đấu thầu tập
trung và hƣớng dẫn mua thuốc tập trung ở cấp quốc gia, cấp địa phƣơng.
Hình thức đấu thầu tập trung tại Sở Y tế đã đem lại nhiều ƣu điểm, thuận
lợi hơn so với hình thức đấu thầu riêng lẻ tại từng bệnh viện:[19]
Phƣơng thức đấu thầu tập trung có các ƣu điểm rõ ràng đã đƣợc Luật Đấu
thầu nêu rõ tại tại Điều 44: “Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi
để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời
gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cƣờng tính chuyên nghiệp trong đấu thầu,
15


góp phần tăng hiệu quả kinh tế. Mua sắm tập trung đƣợc áp dụng trong trƣờng

hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lƣợng nhiều, chủng loại tƣơng tự ở
một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tƣ”. Và thực tế cũng
cho thấy đã tiết kiệm đƣợc chí phí so với phƣơng thức mua sắm cũ.
Thực hiện đấu thầu theo đúng các quy định hiện hành về đấu thầu mua
thuốc theo Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP và các Thông tƣ hƣớng dẫn
của Bộ Y tế với các quy định mới về phƣơng thức đấu thầu 1 giai đoạn 2 túi hồ
sơ, phƣơng pháp đánh giá tổng hợp giữa kỹ thuật và giá, các ƣu đãi cho thuốc sản
xuất trong nƣớc sẽ nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu, nâng cao chất lƣợng
thuốc trúng thầu và khuyến khích phát triển thuốc sản xuất trong nƣớc
Đấu thầu thuốc tập trung còn có tác dụng tránh tình trạng lƣu kho, dẫn đến
thuốc hết date, lãng phí ngân sách khi thuốc mua không có nhu cầu sử dụng. Nếu
hiểu đúng, làm đúng, đấu thầu thuốc tập trung sẽ không tạo ra bất kỳ rào cản nào,
ngƣợc lại, sẽ có nhiều lợi ích đối với tất cả các bên gồm: bệnh viện, nhà thầu và
ngƣời bệnh”.
Cái đƣợc rất lớn của việc đấu thầu thuốc tập trung chính là tạo động lực
cho nền sản xuất thuốc trong nƣớc phát triển. DN chủ động đƣợc nguồn cung,
đơn hàng dồi dào, từ đó chủ động nâng cao năng suất, chuyển giao công nghệ để
nâng sức cạnh tranh trong đấu thầu.
Thuận tiện trong công tác quản lí, giám sát công tác đấu thầu, đặc biệt là
quản lí cấp cao. Do đó đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, công khai, minh
bạch,hạn chế đƣợc những sai phạm trong quá trình đấu thầu.
Dễ dàng trong kiểm soát giá thuốc, thống nhất giá thuốc trúng thầu và giá
trên thị trƣờng, góp phần bình ổn giá và thống nhất giá thuốc trên địa bàn tỉnh,
thành phố.
Giảm thiểu chi phí, tránh lãng phí thời gian và nguồn nhân lực phục vụ
công tác đấu thầu.
Tuy nhiên bên cạnh đó, hình thức đấu thầu thuốc tập trung vẫn còn tồn tại
một số hạn chế:
16



- Danh mục thuốc đấu thầu của SYT không bao quát đƣợc toàn bộ danh
mục thuốc của các đơn vị y tế trực thuộc.
- Luôn có một số danh mục thuốc trƣợt thầu do vậy gây khó khăn cho các
đơn vị mua sắm trực tiếp bổ sung thuốc.
- Khó khăn trong việc quản lý lƣợng thuốc mua sử dụng thực tế tại các đơn
vị y tế trên cơ sở lƣợng thuốc trúng thầu.
- Các đơn vị trúng thầu không thực hiện cung cấp đầy đủ thuốc cho các cơ
sở y tế vùng sâu, vùng xa do lợi nhuận không bù đắp đƣợc chi phí vận chuyển
thuốc.
- Thói quen sử dụng thuốc ở các đơn vị khác nhau là không đồng đều, dẫn
đến hiện tƣợng một số thuốc trúng thầu đƣợc sử dụng tại đơn vị này, song lại
không đƣợc sử dụng ở đơn vị khác.
1.2. THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU THUỐC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Hiện nay, phần lớn các địa phƣơng trong cả nƣớc tổ chức đấu thầu thuốc
tập trung tại sở y tế để cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế trên địa bàn theo danh
mục thuốc đấu thầu tại địa phƣơng (ban hành theo Thông tƣ 09/2016/TT-BYT
ngày 05/5/2016 của Bộ Y tế).
Ngoài ra, Bộ Y tế (Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia ) cũng đã
xây dựng kế hoạch đấu thầu, đàm phán giá năm loại hoạt chất đấu thầu tập trung,
tám hoạt chất áp dụng hình thức đàm phán giá, kết quả áp dụng cho các địa
phƣơng bắt đầu từ năm 2018. Đây là những thuốc có tỷ trọng sử dụng lớn về giá
trị và số lƣợng tại các cơ sở y tế trên cả nƣớc, chủ yếu là các nhóm thuốc ung thƣ,
tiểu đƣờng, tim mạch. Thuốc đàm phán giá là các thuốc biệt dƣợc gốc, thuốc
hiếm chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất và cần thiết cho nhu cầu sử dụng đặc thù
của các cơ sở y tế.
Tại địa phƣơng, các thuốc có tỷ trọng sử dụng lớn về số lƣợng, giá trị (106
hoạt chất) ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố đƣợc đấu thầu tập trung
bởi đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phƣơng. Những nơi chƣa tổ chức sắp xếp
lại đơn vị mua sắm tập trung hoặc không có đơn vị sự nghiệp công lập có chức

17


năng đấu thầu thì tỉnh giao cho sở y tế hoặc bệnh viện đa khoa thực hiện kiêm
nhiệm đấu thầu theo Thông tƣ 11/2016/TT-BYT, Quyết định 08/2016/QÐ-TTg.
Tuy nhiên, thực tế đấu thầu thời gian qua cho thấy, sở y tế vừa là cơ quan quản
lý, thẩm định kết quả đấu thầu, vừa là một bên trong quan hệ mua-bán thuốc dễ
nảy sinh tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" khi xảy ra tranh chấp với nhà
thầu. Nếu bình đẳng quyền, nghĩa vụ với nhà thầu thì sở y tế mất quyền của cơ
quan quản lý. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, mô hình một đơn vị sự nghiệp công
lập tổ chức đấu thầu tập trung cấp địa phƣơng sẽ giúp hạn chế đƣợc bất cập nói
trên. Khó khăn hiện nay là nhiều địa phƣơng lại không có nhân lực chuyên trách
cho đấu thầu, trong khi quy định mới không cho phép có thêm biên chế, dẫn đến
chƣa thành lập đƣợc đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phƣơng. Có địa phƣơng
giao cho đơn vị không có chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức đấu thầu là trung tâm
kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm gây băn khoăn cho nhà thầu về chất
lƣợng đấu thầu. Ðây đang là bất cập cần đƣợc tháo gỡ để thống nhất hình thức
đấu thầu tập trung thuốc ở cấp địa phƣơng.
Sắp tới, một số thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phƣơng cũng sẽ đƣợc
chuyển cho BHXH Việt Nam tổ chức đấu thầu, dự kiến 10 hoạt chất, đó là các
thuốc có nhu cầu sử dụng lớn và chi phí quỹ BHYT chi trả nhiều. Các địa phƣơng
cũng sẽ áp dụng kết quả đấu thầu của BHXH để mua thuốc. Ðƣợc biết, hiện nay,
danh mục thuốc đấu thầu do BHXH Việt Nam tổ chức đang chờ Bộ Y tế ban
hành.
Cung ứng thuốc cho bệnh viện thông qua những hình thức đấu thầu mới,
với kỳ vọng kiểm soát đƣợc giá thuốc, chất lƣợng thuốc. Thực tế, mua sắm thuốc
tập trung tại một số địa phƣơng đã chứng minh hiệu quả tiết kiệm cho quỹ BHYT
và ngƣời dân khi giá thuốc giảm 25 đến 35% so với đấu thầu riêng lẻ. Tuy nhiên,
hình thức đấu thầu nào cũng sẽ có những bất cập phát sinh, cần đƣợc điều chỉnh
kịp thời cho phù hợp của đơn vị tổ chức đấu thầu và sự giám sát thực hiện từ phía

cơ quan BHXH.
Việc đấu thầu thuốc tập trung đƣợc cho là giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo đảm tốt hơn quyền lợi ngƣời
bệnh có thẻ BHYT.
18


×