Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Phân tích biến cố bất lợi của thuốc lao trong điều trị lao tại bệnh viện lao và bệnh phổi hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 68 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN TUẤN ANH

PHÂN TÍCH BIẾN CỐ BẤT LỢI CỦA THUỐC
LAO TRONG ĐIỀU TRỊ LAO TẠI BỆNH VIỆN
LAO VẦ BỆNH PHỔI HÀ GIANG

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Hà Giang - 2017


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN TUẤN ANH

PHÂN TÍCH BIẾN CỐ BẤT LỢI CỦA THUỐC
LAO TRONG ĐIỀU TRỊ LAO TẠI BỆNH VIỆN
LAO VẦ BỆNH PHỔI HÀ GIANG
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: DƢỢC LÝ – DƢỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK 60 72 04 05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Đình Hòa
Thời gian thực hiện:Từ tháng 4 – 2017 đến tháng 9 – 2017

HÀ GIANG 2017




LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Vũ Đình Hòa - Giảng
viên Bộ môn Dƣợc lâm sàng, ngƣời thầy luôn tận tâm hƣớng dẫn và dìu dắt tôi qua
từng bƣớc đi quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn ThS. Cao Thị Thu Huyền – Chuyên viên Trung tâm Quốc
gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc đã luôn hỗ trợ tôi
thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, các bác sĩ và điều dƣỡng
tại khoa Lao ngoài phổi và các đồng nghiệp của tôi tại khoa Dƣợc Bệnh viện
Lao và Bệnh phổi Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại
học và tập thể các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, những ngƣời đã
tận tâm dạy dỗ, trang bị cho tôi các kiến thức và kỹ năng trong học tập, nghiên cứu.
Cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh và các cán bộ Trung tâm Quốc gia về
Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, những ngƣời thân
và bạn bè của tôi. Những ngƣời đã luôn ở bên, quan tâm, tin tƣởng, động viên và
chăm sóc tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thực hiện đề tài này.
Hà Giang, ngày 13 tháng 9 năm 2017
Học viên

Trần Tuấn Anh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1

Chƣơng 1.
TỔNG QUAN ..................................................................................... 2
1.1.
Cảnh giác Dƣợc trong sử dụng thuốc ............................................................ 2
1.1.1. Tổng quan về Cảnh giác Dƣợc ...................................................................... 2
1.1.2.
1.2.

Cảnh giác Dƣợc trong Chƣơng trình chống Lao Quốc Gia........................... 3
Phản ứng có hại của thuốc kháng lao ............................................................ 6

1.2.1.

Phản ứng có hại của thuốc ............................................................................. 6

1.2.2.

Phản ứng có hại của các thuốc kháng lao hàng 1 .......................................... 7

1.3.

Các phƣơng pháp theo dõi độ an toàn của thuốc ......................................... 11

1.3.1.
1.3.2.

Phƣơng pháp theo dõi thụ động – Hệ thống báo cáo tự nguyện ................. 11
Phƣơng pháp theo dõi chủ động .................................................................. 12

1.4.

Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng của báo cáo ADR .................................. 12
1.5.
Các phƣơng pháp đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa thuốc và biến cố bất
lợi……....................................................................................................................... 14
1.5.1.

Thẩm định theo thang WHO ....................................................................... 14

1.5.2. Thẩm định theo thang Naranjo .................................................................... 14
1.6.
Giới thiệu về Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang và hoạt động báo cáo
ADR tại Bệnh viện. ................................................................................................... 15
Chƣơng 2.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 16
2.1.
Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 16
2.1.1. Khảo sát thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Lao
và Bệnh phổi Hà Giang ............................................................................................. 16
2.1.2. Xác định khả năng phát hiện các biến cố bất lợi của thuốc thông qua hoạt
động giám sát tích cực của Dƣợc sĩ tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang. ..... 16
2.2.
Địa điểm – thời gian nghiên cứu ................................................................. 16
2.3.
Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 17
2.3.1. Khảo sát thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Lao
và Bệnh phổi Hà Giang trong giai đoạn 2014 – 2016 ............................................... 17
2.3.2. Xác định khả năng phát hiện biến cố bất lợi của thuốc thông qua hoạt động
giám sát tích cực của Dƣợc sĩ tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang ............... 19
2.4.
Xử lý dữ liệu ................................................................................................ 23

Chƣơng 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 23


3.1.

Kết quả khảo sát thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc chống lao

tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang ............................................................... 24
3.1.1.

Thông tin chung về số lƣợng báo cáo ADR của thuốc chống lao thu nhận

đƣợc tại bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Giang ......................................................... 24
3.1.2. Thông tin về đặc điểm bệnh nhân................................................................ 25
3.1.3. Thông tin về thuốc nghi ngờ trong báo cáo ADR của thuốc kháng lao ...... 26
3.1.4.
3.1.5.

Thông tin về ADR của thuốc kháng lao ...................................................... 27
Đánh giá mức độ nghiêm trọng của ADR .................................................. 27

3.1.6.

Đánh giá chất lƣợng báo cáo ADR tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà

Giang giai đoạn 2014 – 2016 .................................................................................... 27
3.2.
Biến cố bất lợi ghi nhận đƣợc thông qua hoạt động giám sát tích cực của
Dƣợc sĩ sử dụng mẫu thu thập dữ liệu tại Khoa Lao ngoài phổi của bệnh viện trong

khoảng thời gian từ 01/6/2017 đến hết ngày 31/7/2017 ........................................... 28
3.2.1. Tỷ lệ số bệnh nhân gặp biến cố trên tổng số bệnh nhân điều trị tại Khoa Lao
ngoài phổi .................................................................................................................. 28
3.2.2. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ................................................ 28
3.2.3.

Thông tin về biến cố bất lợi ......................................................................... 31

3.2.4. Cách xử trí khi gặp ADR ............................................................................. 34
3.2.5. Kết quả sau khi xử trí .................................................................................. 35
3.2.6. Các thuốc nghi ngờ liên quan và cặp thuốc – ADR .................................... 36
Chƣơng 4.
BÀN LUẬN ...................................................................................... 39
4.1.
Khảo sát tình hình báo cáo ADR tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang
giai đoạn 2014 – 2016 ............................................................................................... 39
4.2.
Xác định khả năng phát hiện các biến cố bất lợi của thuốc chống Lao thông
qua hoạt động giám sát tích cực của Dƣợc sĩ tại khoa Lao ngoài phổi..................... 42
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADR

Adverse drug reaction (phản ứng có hại của thuốc)


ADE

Adverse drug events (biến cố bất lợi)

ALT

Alanine transaminase

ART

Adverse reaction terminology (thuật ngữ về phản ứng bất lợi)

AST

Aspartate transaminase

CEM

Cohort Event Monitoring

Cm

Capreomycin

Cs

Cycloserin

CTCLQG


Chƣơng trình Chống lao Quốc gia

E

Ethambutol

H

Isoniazid

HIV

Human immunodeficiency virus

Km

Kanamycin

Lfx

Levofloxacin

PT

Preferred term (thuật ngữ cấp cao)

PAS

Acid para-aminosalicylic


Pto

Prothionamid

R

Rifampicin

S

Streptomycin

SOC

System Organ Class (phân loại theo hệ cơ quan)

STT

Số thứ tự

UMC

Uppsala Monitoring Centre (Trung tâm giám sát thuốc Uppsala)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới)

Z


Pyrazinamid


DANH MỤC BẢNG

STT
1

2

3

Tên Bảng
Bảng 2.1 Phân loại mức độ nghiêm trọng dựa trên giá trị
xét nghiệm sinh hóa + huyết học
Bảng 3.1. Số lƣợng báo cáo ADR trong điều trị lao theo
từng năm
Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân thu nhận đƣợc
trong báo cáo ADR của thuốc kháng lao

Trang
23

27

28

4

Bảng 3.3. Thông tin báo cáo theo thuốc kháng lao


30

5

Bảng 3.4. Đặc điểm chung của bệnh nhân

32

6

Bảng 3.5. Số lƣợng từng loại biến cố bất lợi

35

7

Bảng 3.6. Mối liên hệ giữa thuốc nghi ngờ và biến cố bất
lợi

36

8

Bảng 3.7. Thông tin cụ thể về cách xử trí

39

9


Bảng 3.8. Kết quả sau khi xử trí ADR

39

10

Bảng 3.9. Tần suất ADR của từng thuốc ghi nhận đƣợc

40

11

Bảng 3.10. Cặp ADR – Thuốc đƣợc ghi nhận đƣợc

41


DANH MỤC HÌNH

STT

1

Tên Hình
Hình 3.1. Đặc điểm về giới của bệnh nhân thu nhận
đƣợc trong báo cáo ADR của thuốc kháng lao

Trang

29


2

Hình 3.2. Tỷ lệ các tổ chức cơ thể bị ảnh hƣởng

37

3

Hình 3.3. Phân loại mức độ nghiêm trọng của ADR

38


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 1995 đến nay, công tác chống Lao ở Việt Nam là một trong mƣời
Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy
hiểm và HIV/AIDS đƣợc Chính phủ quan tâm đầu tƣ. Với số lƣợng ngƣời bệnh lớn,
việc giám sát phản ứng có hại (ADR) của thuốc chống Lao luôn cần thiết và hữu
ích. Tuy nhiên, hệ thống giám sát ADR trong Chƣơng trình chống lao Quốc gia hiện
vẫn còn yếu, chất lƣợng báo cáo không cao [8]. Vì vậy, việc đánh giá ảnh hƣởng
của phản ứng có hại đến tử vong hay thất bại điều trị ở ngƣời bệnh rất khó khăn.
Hiểu biết và kinh nghiệm của cán bộ y tế về phát hiện, giám sát và phòng ngừa phản
ứng có hại còn thấp, đặc biệt ở những vùng kinh tế - xã hội kém phát triển. Điều này
đặt ra yêu cầu cấp thiết tăng cƣờng hoạt động Cảnh giác Dƣợc trong CLCLQG.
Điều trị lao nói chung và lao phổi nói riêng giai đoạn tấn công cần phải phối
hợp ít nhất 3 loại thuốc, ngoài ra còn phải điều trị thêm các loại thuốc khác nếu
bệnh nhân có bệnh mắc kèm, vì vậy tác dụng không mong muốn của thuốc có thể
gây ra hậu quả nếu không đƣợc theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời [2]. Tác dụng
không mong muốn của thuốc kháng lao gây gián đoạn thời gian dùng thuốc, không

tuân thủ điều trị dẫn tới gia tăng tình trạng lao kháng thuốc và thất bại điều trị. Vì
vậy, việc phát hiện, giám sát và xử trí kịp thời các phản ứng có hại của các thuốc
kháng lao đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và
điều trị thành công của bệnh lao.
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang là một bệnh viện chuyên khoa
về lao và các bệnh phổi. Đây là một trong những cơ sở y tế có số lƣợng bệnh
nhân lao đến khám và điều trị mỗi năm tƣơng đối thấp so với các bệnh viện trên cả
nƣớc. Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ lây
nhiễm lao ra cộng đồng và hạn chế các biến cố bất lợi của thuốc lao, đề tài “Phân
tích biến cố bất lợi của thuốc lao trong điều trị lao tại bệnh viện Lao và Bệnh
phổi Hà Giang” đã đƣợc tiến hành với các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Khảo sát thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc điều trị lao tại Bệnh
viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016;
- Xác định khả năng phát hiện biến cố bất lợi trong điều trị lao thông qua
hoạt động giám sát tích cực của Dƣợc sĩ tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang.

1


Chƣơng 1.

TỔNG QUAN

1.1.

Cảnh giác Dƣợc trong sử dụng thuốc

1.1.1.

Tổng quan về Cảnh giác Dược

Ngày nay, nhắc đến thuốc, ngƣời ta không chỉ quan tâm đến chất lƣợng và

tính hiệu quả mà còn chú ý đến tính an toàn của nó. Một thực tế không thể phủ nhận
là các thử nghiệm lâm sàng không thể cung cấp đầy đủ thông tin về tính an toàn của
thuốc, đặc biệt là thông tin về các ADR hiếm, ADR muộn hoặc các tác động lâu dài
của thuốc [36]. Vì thế, với mục đích phòng tránh và giảm thiểu tác hại cho bệnh
nhân, đồng thời phát triển y tế công cộng thì việc xây dựng một cơ chế đánh giá và
theo dõi sự an toàn của thuốc trong thực hành lâm sàng là một điều hết sức cần
thiết. Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) định nghĩa –
Cảnh giác Dƣợc là khoa học và các hoạt động liên quan đến việc phát hiện, đánh
giá, nghiên cứu và phòng tránh các phản ứng bất lợi của thuốc (ADR) và các vấn đề
liên quan đến quá trình sử dụng thuốc [30].
Có nhiều định nghĩa khác về Cảnh giác Dƣợc nhƣng đây là một định nghĩa
khá rộng, phù hợp với mối quan tâm chính của Cảnh giác Dƣợc là – quản lý nguy
cơ. Định nghĩa này đƣợc sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khoa học y tế
nhƣng mối quan tâm tới quá trình sử dụng thuốc mới phát triển gần đây.
Trọng tâm của Cảnh giác Dƣợc đƣợc mở rộng cho các lĩnh vực: thuốc có
nguồn gốc dƣợc liệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm chức năng, thuốc có nguồn gốc
sinh học, trang thiết bị y tế và vắc xin [30].
Nhiệm vụ của hoạt động Cảnh giác Dƣợc là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cải
thiện sử dụng thuốc hợp lý thông qua việc thu thập, đánh giá và truyền thông có
hiệu quả, kịp thời về những nguy cơ và lợi ích để giúp các cấp quản lý khác nhau
trong hệ thống y tế đƣa ra quyết định cần thiết [25].

2


1.1.2.

Cảnh giác Dược trong Chương trình chống Lao Quốc Gia

Bệnh lao là một bệnh nguy hiểm lây truyền qua đƣờng hô hấp và có tỷ lệ tử

vong cao. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (2013), Việt Nam đứng thứ 12
trong 22 nƣớc có gánh nặng bệnh lao cao và đứng thứ 14 trong số 27 Quốc gia có
gánh nặng lao đa kháng thuốc trên toàn cầu Từ năm 1995 đến nay, công tác chống
lao ở Việt Nam là 1 trong 10 Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia, chống một số bệnh
xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS đƣợc Chính phủ đầu tƣ [33].
Một trong những khó khăn trong điều trị lao hiện nay là số lƣợng thuốc
chống lao hạn chế trong khi phản ứng có hại của thuốc xảy ra phổ biến. Phản ứng
có hại của thuốc chống lao gây gián đoạn thời gian dùng thuốc, không tuân thủ điều
trị dẫn tới gia tăng tình trạng lao kháng thuốc và thất bại điều trị. Vì vậy, việc phát
hiện, giám sát và xử trí kịp thời các phản ứng có hại của thuốc chống lao đóng vai
trò quan trọng trong công tác sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và góp phần điều trị
thành công bệnh lao [7].
Các thuốc kháng lao và phác đồ trong điều trị bệnh lao
Theo WHO, thuốc điều trị lao đƣợc phân thành thuốc chống lao hàng 1 và
hàng 2. Các thuốc hàng 1 bao gồm 5 loại thuốc chống lao: Hiện nay, WHO đã quy định
có 5 loại thuốc kháng lao hàng 1 là isoniazid (H), rifampicin (R), pyrazinamid (Z),
streptomycin (S) và ethambutol (E). Đây là các thuốc kháng lao thiết yếu, có hiệu lực
cao trong điều trị bệnh lao và là thành phần quan trọng trong các chƣơng trình điều trị
lao ngắn ngày, các thuốc này lƣu hành phổ biến trên toàn thế giới [5], [34].
Một số thuốc hàng 2 bao gồm: acid para - aminosalicylic (PAS), cycloserin
(Cs), kanamycin (Km), capreomycin (Cm), levofloxacin (Lfx), prothionamid (Pto) [5].
Phác đồ điều trị lao chia làm 2 giai đoạn: tấn công và duy trì. Giai đoạn tấn
công kéo dài 2-3 tháng bằng sự phối hợp ít nhất 3 loại thuốc diệt khuẩn nhanh,
mạnh. Giai đoạn duy trì kéo dài ít nhất từ 4-6 tháng, với sự phối hợp của 2 thuốc trở
lên [5], [34]. Các phác đồ khuyến cáo tại Việt Nam hiện nay bao gồm:
3



 Phác đồ IA: 2RHZE/4RHE chỉ định cho những bệnh nhân lao mới ngƣời lớn
(hoặc đã từng điều trị lao nhƣng dƣới 1 tháng) [3].
-

Giai đoạn tấn công: kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc dùng hàng ngày.

-

Giai đoạn duy trì: kéo dài 4 tháng gồm 3 loại thuốc là R,H và E dùng hàng

ngày.
 Phác đồ IB: 2RHZE/4RH chỉ định cho những bệnh nhân lao mới trẻ em
(hoặc đã từng điều trị lao nhƣng dƣới 1 tháng) [3].
-

Giai đoạn tấn công: kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc dùng hàng ngày.

-

Giai đoạn duy trì: kéo dài 4 tháng gồm 2 loại thuốc là R và H dùng hàng

ngày.
 Phác đồ II: 2SHRZE/1HRZE/5RHE áp dụng trên thể tái phát, lao điều trị lại
và các bệnh lao đƣợc phân loại “khác” mà không có điều kiện làm xét
nghiệm chuẩn đoán lao đa kháng nhanh [3].
-

Giai đoạn tấn công: kéo dài 3 tháng, 2 tháng đầu tiên với cả 5 loại thuốc

kháng lao thiết yếu (SHRZE) dùng hàng ngày, 1 tháng tiếp theo với 4 loại thuốc

(HRZE) dùng hàng ngày.
-

Giai đoạn duy trì: kéo dài 5 tháng với 3 loại thuốc H, R và E dùng hàng

ngày.
 Phác đồ IIIA: 2HRZE/10RHE chỉ định cho lao màng não và lao xƣơng khớp
ngƣời lớn [3].
-

Giai đoạn tấn công: kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc (HRZE) dùng hàng

ngày.
-

Giai đoạn duy trì: kéo dài 10 tháng gồm 3 loại thuốc là RHE dùng hàng

ngày.
4


 Phác đồ IIIB: 2HRZE/10RH chỉ định cho lao màng não và lao xƣơng khớp
trẻ em [3].
-

Giai đoạn tấn công: kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc (HRZE) dùng hàng

ngày.
-


Giai đoạn duy trì: kéo dài 10 tháng gồm 2 loại thuốc là RH dùng hàng ngày.

 Phác đồ IVA: Z E Km Lfx Pto Cs (PAS) / ZE Lfx Pto (PAS). Sử dụng
trong trƣờng hợp lao đa kháng thuốc thất bại phác đồ I, II hoặc III [7].
-

Giai đoạn tấn công : kéo dài ít nhất 6 tháng (4 tháng sau nuôi cấy âm tính),

gồm 6 loại thuốc Z E Km Lfx Pto Cs (PAS), PAS đƣợc sử dụng hay thế cho
trƣờng hợp không dung nạp Cs, dùng hàng ngày.
-

Giai đoạn duy trì: Kéo dài ít nhất 14 tháng, gồm 5 loại thuốc Z E Lfx Pto Cs

(PAS), PAS đƣợc sử dụng hay thế cho trƣờng hợp không dung nạp Cs, dùng
hàng ngày.
 Phác đồ IVB: Z E Cm Lfx Pto Cs (PAS) / ZE Lfx Pto (PAS). Sử dụng
trong trƣờng hợp lao đa kháng thuốc có nguy cơ kháng với Km (đã dùng hơn
2 phác đồ điều trị lao hoặc đã từng dùng Km) [7].
-

Giai đoạn tấn công : kéo dài ít nhất 6 tháng (4 tháng sau nuôi cấy âm tính),

gồm 6 loại thuốc Z E Cm Lfx Pto Cs (PAS), PAS đƣợc sử dụng hay thế cho
trƣờng hợp không dung nạp Cs, dùng hàng ngày.
-

Giai đoạn duy trì: Kéo dài ít nhất 14 tháng, gồm 5 loại thuốc Z E Lfx Pto Cs

(PAS), PAS đƣợc sử dụng hay thế cho trƣờng hợp không dung nạp Cs, dùng

hàng ngày.

5


1.2.

Phản ứng có hại của thuốc kháng lao

1.2.1.

Phản ứng có hại của thuốc

1.2.1.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của WHO vào năm 1972 “Phản ứng có hại của thuốc là một
phản ứng độc hại, không định trƣớc và xuất hiện ở liều thƣờng dùng cho ngƣời để
phòng bệnh, chẩn đoán hoặc chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý”.
Định nghĩa này không bao gồm những phản ứng do dùng sai thuốc, dùng sai liều,
dùng liều cao có chủ định hoặc vô tình.
Khái niệm phản ứng có hại của thuốc cũng đƣợc phân biệt với khái niệm tác
dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ của thuốc đƣợc định nghĩa là tác dụng không
đƣợc định trƣớc, có thể độc hại hoặc không, của một chế phẩm thuốc xảy ra ở liều
thông thƣờng sử dụng ở ngƣời và có liên quan đến đặc tính dƣợc lý của thuốc [25].
1.2.1.2. Phân loại
Các cách phân loại ADR bao gồm:
 Theo tần suất gặp (đây là cách phân loại đƣợc sử dụng trong Dƣợc thƣ Quốc
gia Việt Nam):
-

Thƣờng gặp: tần suất > 1/100.


-

Ít gặp: 1/1000 < tần suất < 1/100.

-

Hiếm gặp: tần suất < 1/1000 [6].

 Theo mức độ nặng nhẹ:
-

Nhẹ: Không cần điều trị, không cần giải độc, không kéo dài thời gian nằm

viện.
-

Trung bình: Cần thay đổi trong điều trị, cần điều trị đặc hiệu hoặc kéo dài

thời gian nằm viện ít nhất 1 ngày.

6


-

Nặng: Đe dọa tính mạng, để lại di chứng lâu dài hoặc cần sử dụng các biện

pháp chăm sóc tích cực.
-


Tử vong: Trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tử vong của bệnh nhân [5].

 Theo typ:
-

ADR đƣợc chia làm 2 nhóm cơ bản là typ A (ADR liên quan đến liều) và typ

B (ADR không liên quan đến liều). Ngoài ra còn có 2 nhóm ADR: typ C (ADR
liên quan đến liều và thời gian) và typ D (ADR xuất hiện muộn) [25].
1.2.2.

Phản ứng có hại của các thuốc kháng lao hàng 1

1.2.2.1. Isoniazid
Isonazid đƣợc xếp là một trong những thuốc kháng lao mạnh nhất. Isonazid
đƣợc dùng theo đƣờng uống với liều khuyến cáo trong các phác đồ là 5 (4-6) mg/kg
với phác đồ hàng ngày; 10 (8-12) mg/kg, tức là khoảng 450-600 mg cho bệnh nhân
cân nặng 40-60 kg với phác đồ 3 lần/tuần và 15 (13-17) mg/kg với phác đồ 2
lần/tuần [35].
Thực tế lâm sàng cho thấy, khoảng 5% tổng số ngƣời điều trị bằng isoniazid
xuất hiện ADR [6].
Độc tính trên gan: Viêm gan thƣờng xuất hiện trong 3 tháng đầu điều trị
nhƣng cũng có thể xuất hiện sau nhiều tháng. Nguy cơ tiến triển bệnh viêm gan liên
quan đến tuổi của ngƣời bệnh: tỷ lệ này là 0,1% với bệnh nhân dƣới 20 tuổi; 0,3%
với bệnh nhân từ 20-34 tuổi; 1,2% với bệnh nhân từ 35-49 tuổi; 2,3% với bệnh nhân
50-64 tuổi. Nguy cơ viêm gan cũng tăng theo lƣợng rƣợu uống hàng ngày và bệnh
gan mãn tính. Sự gia tăng nồng độ transaminase huyết thanh xảy ra ở 10-20% bệnh
nhân, thƣờng trong vài tháng đầu điều trị nhƣng cũng có thể xảy ra bất cứ thời điểm
nào sau khi sử dụng. Nồng độ enzym thƣờng trở về giá trị ban đầu mặc dù tiếp tục

điều trị bằng isoniazid, nhƣng trong một số trƣờng hợp cũng có thể tiến triển thành
rối loạn chức năng gan [8].

7


Khi nghiên cứu cơ chế gây viêm gan của isoniazid, ngƣời ta đã nhận thấy quá
trình hoại tử chủ yếu bắc cầu lan ra nhiều phân thùy. Sau khi có các triệu chứng suy
giảm chức năng gan, việc tiếp tục dùng thuốc có thể dẫn đến tổn thƣơng nghiêm
trọng. Cơ chế gây nhiễm độc gan của isoniazid hiện vẫn chƣa rõ nhƣng ngƣời ta
biết đƣợc acetylhydrazin, một chất chuyển hóa của isoniazid có thể gây tổn thƣơng
gan ở ngƣời lớn [19].
Độc tính trên thần kinh: Viêm dây thần kinh ngoại biên (thƣờng bắt đầu bằng dị
cảm ở bàn chân và bàn tay) xuất hiện phụ thuộc liều và thƣờng không xuất hiện ở
liều khuyến cáo. Nguy cơ cao hơn ở những ngƣời bị suy dinh dƣỡng hoặc bệnh
nhân dễ mắc bệnh viêm dây thần kinh (ví dụ: nghiện rƣợu, bệnh nhân tiểu đƣờng,
nhiễm HIV, suy thận) [12].
Ngoài ra, isoniazid còn có thể gây ra một số phản ứng quá mẩn nhƣ: sốt, phát
ban da (dát sần, xuất huyết, hoặc tróc vảy), nổi hạch hoặc viêm mạch. Hiếm khi gặp
viêm dây thần kinh thị giác [12].
1.2.2.2. Rifampicin
Rifampicin là một trong những thuốc quan trọng trong điều trị lao hiện nay
và là thuốc quan trọng nhất trong các chƣơng trình điều trị lao ngắn ngày.
Rifampicin đƣợc dùng đƣờng uống với liều khuyến cáo là 10 (8-12) mg/kg (tối đa
600 mg) với phác đồ 2 hoặc 3 lần/tuần. Nên đƣợc uống trƣớc khi ăn ít nhất 30 phút
vì thức ăn có thể làm giảm hấp thu của thuốc [35].
Rifampicin dung nạp tốt với hầu hết các bệnh nhân ở liều khuyến cáo. Không
giống nhƣ các loại thuốc khác, tác dụng bất lợi của rifampicin sẽ gặp thƣờng xuyên
hơn khi sử dụng phác đồ cách quãng so với phác đồ hàng ngày. Hơn nữa, nguy cơ
phản ứng có hại tăng theo khoảng cách giữa các liều: nguy cơ độc tính cao nếu thực

hiện phác đồ 1 lần/tuần. Với liều khuyến cáo, tác dụng bất lợi thƣờng không phổ
biến và nhẹ [35].

8


Phản ứng có hại thƣờng gặp là kích ứng đƣờng tiêu hóa gây chán ăn, buồn
nôn, nôn, đau bụng tiêu chảy [6].
Rifampicin có thể gây tăng men gan trong những ngày đầu và giảm trong
vòng 2 tuần [26]. Viêm gan là phản ứng có hại ít gặp. Khi dùng rifampicin đơn độc,
viêm gan kèm tăng mức AST xảy ra ở khoảng 10% số bệnh nhân. Với ngƣời có
chức năng gan bình thƣờng, viêm gan hiếm khi xảy ra. Nguy cơ độc tính với gan
tăng lên khi dùng cùng isoniazid hoặc khi bệnh nhân có bệnh gan mạn tính, nghiện
rƣợu, ngƣời già [12], [37].
Trên thần kinh, rifampicin có thể gây ngủ gà, mất điều hòa vận động, khó tập
trung ý nghĩ. Đôi khi gây viêm kết mạc mắt. Hiếm gặp là các trƣờng hợp giảm tiểu
cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu ƣa eosin và thiếu máu tan máu.
Ngoài ra, khi dùng rifampicin có thể gặp các trƣờng hợp dị ứng, mày đay,
mẩn ngứa [6], [12].
1.2.2.3. Pyrazinamid
Pyrazinamid góp phần làm giảm thời gian điều trị, vì thế nó là một thành
phần không thể thiếu của các chƣơng trình điều trị lao ngắn ngày. Pyrazinamid
đƣợc dùng đƣờng uống, với liều khuyến cáo là 25 (20-30) mg/kg với phác đồ hàng
ngày; 35 (30-40) mg/kg với phác đồ 3 lần/tuần và 50 (40-60) mg/kg với phác đồ 2
lần/tuần [35].
Ở liều khuyến cáo, pyrazinamid hiếm khi gây độc tính nghiêm trọng nhƣng
nhiễm độc gan có thể xảy ra ở liều cao. Độc tính trên gan nghiêm trọng cũng có thể
xuất hiện khi dùng phác đồ đồng thời với isoniazid và rifampicin [35]. Khi uống
liều 3g/ngày (40-50 mg/kg), khoảng 15% trƣờng hợp xuất hiện độc tính trên gan,
trong đó khoảng 2-3% bị vàng da, đa số dấu hiệu xuất hiện sớm, nhất là tăng AST

và ALT [19].

9


Đau khớp là một phản ứng có hại thƣờng gặp, xảy ra thƣờng xuyên hơn khi
dùng phác đồ hàng ngày so với phác đồ cách quãng. Nồng độ acid uric trong huyết
thanh thƣờng tăng cao ở những bệnh nhân sử dụng pyrazinamid.
Một số phản ứng quá mẫn khác cũng xuất hiện khi sử dụng pyrazinamid, bao
gồm sốt, phát ban, và phản ứng da khác [35].
Các ADR hiếm gặp khi dùng pyrazinamid là buồn nôn, nôn, chán ăn, loạn
chuyển hóa porphyrin, khó tiểu tiện, mẫn cảm ánh sáng, ngứa, phát ban [6].
1.2.2.4. Ethambutol
Ethambutol đƣợc dùng đƣờng uống với liều khuyến cáo là 15 (15-20) mg/kg
với phác đồ hàng ngày; 30 (25-35) mg/kg với phác đồ 3 lần/tuần và 45 (40-50)
mg/kg với phác đồ 2 lần/tuần [35].
Khi sử dụng ethambutol có thể gặp một số ADR điển hình sau:
Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu: Biểu hiện là giảm thị lực hoặc
giảm khả năng phân biệt màu đỏ với màu xanh, có thể ảnh hƣởng đến một hoặc cả
hai mắt. ADR liên quan đến liều với nguy cơ tối thiểu tại liều 15 mg/kg/ngày. Nguy
cơ gây độc thị giác cao hơn khi dùng liều cao hàng ngày và ở những bệnh nhân suy
thận [35]. Mức độ giảm thị lực liên quan đến thời gian điều trị sau khi triệu chứng
về thị giác xuất hiện [19]. Thông tin trong tài liệu AHFS Drug Infomation khuyến
cáo không dùng ethambutol cho ngƣời bị giảm thị lực và trẻ nhỏ (vì trẻ không phát
hiện đƣợc giảm thị lực) [12].
Viêm dây thần kinh ngoại vi: Đây là một phản ứng có hại hiếm gặp [4].
Phản ứng da: Phản ứng ở da cần ngừng thuốc xảy ra trên 0,2 - 0,7% bệnh
nhân dùng ethambutol [35].
1.2.2.5. Streptomycin
Streptomycin là thuốc kháng lao đầu tiên đƣợc đƣa vào sử dụng chủ yếu qua

đƣờng tiêm bắp. Liều khuyến cáo là 12 - 18 mg/kg (tƣơng đƣơng với 0,75 - 1 g/lần
10


tiêm cho bệnh nhân 40-60 kg) với phác đồ hàng ngày, 2 hoặc 3 lần/tuần. Ở những
bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân dƣới 35 kg, liều 0,5 g/mũi tiêm cũng mang lại hiệu
quả và ít độc hại. Nồng độ trong huyết thanh của streptomycin đạt tối đa sau 1 giờ
và sau khi tiêm nhiều giờ vẫn đảm bảo trên nồng độ ức chế tối thiểu. Thuốc đƣợc
bài tiết gần nhƣ hoàn toàn qua thận, do đó có thể gây tích lũy và tăng độc tính trên
thận ở những bệnh nhân có chức năng thận suy giảm [35].
Streptomycin có thể gây viêm dây thần kinh số VIII, với nhánh tiền đình gây
chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng khi nhắm mắt, có thể phục hồi đƣợc. Khả năng
độc tính với tiền đình ở trẻ em cao hơn ở ngƣời lớn. Khoảng 30% tai biến trên tiền
đình xảy ra khi dùng liều 1g/ngày trong 4 tháng, 5% đến 15% trƣờng hợp bị suy
giảm nhẹ khả năng nghe [4].
Streptomycin gây độc với thận do thuốc tích lũy ở tế bào ống thận, dẫn tới
làm tăng ure và creatinin máu, làm giảm độ thanh thải creatinin. Tuy nhiên, trong
hầu hết các trƣờng hợp, chức năng thận có thể phục hồi do các tế bào ống thận có
khả năng tái sinh [6], [12].
Streptomycin gây dị ứng ở nhiều mức độ: nổi mẩn, sốt và có các ban đỏ da
toàn thận, nặng nhất là sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong. Thuốc có thể gây tê
quanh môi, cảm giác nhƣ kiến bò sau khi tiêm [4].
1.3.

Các phƣơng pháp theo dõi độ an toàn của thuốc

1.3.1.

Phương pháp theo dõi thụ động – Hệ thống báo cáo tự nguyện
Hệ thống báo cáo tự nguyện về ADR đƣợc định nghĩa là “Hệ thống báo cáo


tự nguyện là hệ thống thu thập các báo cáo về phản ứng có hại của thuốc, đƣợc các
cán bộ y tế cũng nhƣ các công ty sản xuất kinh doanh dƣợc phẩm báo cáo một cách
tự nguyện về cơ quan có thẩm quyền quản lý về các phản ứng có hại của thuốc”
[24].
Mục đích chính của hệ thống là phát hiện kịp thời các tín hiệu về an toàn
thuốc, đƣa ra giả thuyết và cung cấp những thông tin quan trọng về các đối tƣợng

11


nguy cơ, yếu tố nguy cơ. Sau đó, những tín hiệu sẽ đƣợc đánh giá và phân tích sâu
hơn để đƣa ra các can thiệp quản lý kịp thời. Báo cáo tự nguyện về các ADR nghi
ngờ của thuốc đặc biệt có ích khi phát hiện những phản ứng hiếm gặp và xảy ra
muộn, bởi vì hệ thống có khả năng theo dõi trong suốt vòng đời của thuốc [21], [24]
Đây là hệ thống thu thập thông tin quan trọng nhất, chiếm vị trí hàng đầu
trong hoạt động Cảnh giác Dƣợc và có thể nói rằng, sự thành công hay thất bại của
hoạt động Cảnh giác Dƣợc phụ thuốc vào việc báo cáo các trƣờng hợp gặp biến cố
bất lợi [7].
1.3.2.

Phương pháp theo dõi chủ động
Theo dõi chủ động hay theo dõi tích cực/giám sát tích cực là phƣơng pháp

đƣợc áp dụng để theo dõi các vấn đề về an toàn thuốc trọng tâm thông qua việc chủ
động tìm kiếm mối quan hệ phơi nhiễm với thuốc hoặc phác đồ điều trị cụ thể và
các biến cố bất lợi liên quan, có thể áp dụng tại một số cơ sở khám, chữa bệnh đƣợc
lựa chọn (cơ sở trọng điểm), thông qua việc theo dõi tích cực bệnh nhân đã sử dụng
thuốc cần đánh giá. Hệ thống này hƣớng tới thu thập dữ liệu một cách toàn diện hơn
báo cáo tự nguyện, cho phép có đƣợc mẫu số (số bệnh nhân phơi nhiễm với thuốc

cần theo dõi), từ đó có thể tính đƣợc các tần suất và tỷ lệ xuất hiện biến cố bất lợi và
thu thập đƣợc nhiều thông tin về an toàn thuốc hơn trên các đối tƣợng bệnh nhân
đặc biệt nhƣ phụ nữ có thai, trẻ em hay ngƣời cao tuổi. Hiện đã có nhiều loại hình
giám sát chủ động khác nhau nhƣ theo dõi thuần tập biến cố bất lợi của thuốc
(Cohort Event Monitoring – CEM) hay hệ thống đăng ký (Registry) [7].
1.4.

Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng của báo cáo ADR
Vấn đề đánh giá chất lƣợng báo cáo ADR nói chung đã đƣợc đƣa ra thảo

luận từ nhiều năm nay và đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng của Cảnh giác
Dƣợc. Trên thế giới, một số công cụ đã đƣợc đề xuất để đánh giá chất lƣợng các báo
cáo tự nguyện về phản ứng có hại của thuốc. Trong đó, các phƣơng pháp đƣợc đề
xuất bởi Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm giám sát UMC (Uppsala Monitoring

12


Center) đƣợc sử dụng rộng rãi nhất với các phiên bản đƣợc đề xuất vào các năm
1996, 2012 và 2013.
Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng báo cáo ADR đƣợc đƣa vào nghiên cứu
này là phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng báo cáo ADR theo khuyến cáo năm 2013
của Trung tâm WHO-UMC.
Năm 2013, Trung tâm WHO-UMC đề xuất phƣơng pháp đánh giá mức độ
hoàn thành báo cáo VigiGrade. Trong phƣơng pháp này, sự đầy đủ và phù hợp của
thông tin trong báo cáo đóng vai trò quan trọng trong phƣơng pháp đánh giá đƣợc
đề xuất bởi trung tâm này năm 2012 nhƣng có sự mở rộng số lƣợng tiêu chí. Một
thuật toán cũng đƣợc sử dụng để tính điểm báo cáo bằng cách gán trọng số với
trƣờng dữ liệu cụ thể trong báo cáo. Điểm xuất phát cho mỗi trƣờng dữ liệu trong
báo cáo là 1, căn cứ theo mức độ đầy đủ và phù hợp của thông tin trong trƣờng dữ

liệu này, điểm số sẽ đƣợc giảm đi tƣơng ứng với trọng số [13] (Thang đánh giá chi
tiết xin xem phụ lục 1).
Khi áp dụng phƣơng pháp này để đánh giá các báo cáo ADR trong hệ thống
VigiBase của WHO UMC, kết quả cho thấy cứ tám báo cáo mới có một báo cáo đạt
mức tốt, tỷ lệ này có thể thay đổi ở các quốc gia khác nhau [28]
Phƣơng pháp có ƣu điểm là đã bổ sung đƣợc một trƣờng thông tin quan trọng
liên quan đến liều sử dụng của thuốc nghi ngờ và cách tính điểm đơn giản hơn so
với phƣơng pháp đánh giá công bố năm 2012.
Hạn chế của phƣơng pháp là vẫn chƣa bao hàm đƣợc các trƣờng thông tin
quan trọng nhƣ thông tin về các thuốc sử dụng đồng thời, bệnh mắc kèm của bệnh
nhân và tiền sử - các trƣờng thông tin này không có mặt trong hệ thống VigiBase và
theo tác giả, các trọng số cho từng trƣờng thông tin vẫn cần tiếp tục đƣợc hiệu chỉnh
dựa trên phản hồi của các nhân viên y tế về mức độ quan trọng của các trƣờng
thông tin này [28].

13


1.5.

Các phƣơng pháp đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa thuốc và biến
cố bất lợi
Năm 1972, nhà bệnh học Irey là tác giả đầu tiên khẳng định tầm quan trọng

và tính hợp lý của việc đánh giá mối quan hệ giữa việc sử dụng thuốc và biến cố bất
lợi dựa trên các tiêu chuẩn. Tiếp theo đó, các nhà khoa học Karch và Lasagna
(1977), Kramer và cộng sự (1979), Venulet và cộng sự (1980)… cũng đã đƣa ra
một mối quan tâm phổ biến hơn của giới y khoa về vấn đề này, một số phƣơng pháp
thẩm định mối quan hệ nhân quả đã đƣợc đƣa ra, sử dụng trong quản lý và lâm sàng
[14], [17], [18].

1.5.1.

Thẩm định theo thang WHO
Với sự giúp đỡ của các trung tâm Cảnh giác Dƣợc là thành viên tham gia vào

chƣơng trình giám sát thuốc quốc tế, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và trung tâm theo
dõi cảnh giác dƣợc thế giới tại Uppsala (UMC) đã phát triển một công cụ thẩm định
đƣợc áp dụng phổ biến trong thực hành đánh giá các báo cáo đơn lẻ hiện nay.
Phƣơng pháp này dựa trên những xem xét về mặt dƣợc lý - lâm sàng của ca bệnh và
chất lƣợng thông tin báo cáo. Dựa trên một số tiêu chuẩn đánh giá, quan hệ nhân
quả đƣợc nhóm thành sáu mức là “chắc chắn”, “có khả năng”, “có thể”, “không
chắc chắn”, “chƣa phân loại” và “không thể phân loại”. Phƣơng pháp của WHO đƣa
ra những hƣớng dẫn về việc lựa chọn các mức khác nhau của ADR. Tiêu chuẩn
đƣợc xác định cũng đƣợc dùng để loại trừ biến cố. Những thông tin s n có và yếu tố
xác suất không đƣợc xem xét trong phƣơng pháp này [9]. Chi tiết xem Phụ lục 2.
1.5.2.

Thẩm định theo thang Naranjo
Năm 1981, Naranjo và cộng sự đã phát triển một thang quy kết ADR bao

gồm mƣời câu hỏi mà câu trả lời là “có”, “không” và “không biết” để đánh giá nhân
quả trong nhiều tình huống lâm sàng khác nhau. Điểm số có đƣợc từ mỗi câu hỏi
thay đổi từ -1 đến +2. Biến cố đƣợc quy kết tại bốn mức: chắc chắn (≥ 9), có khả
năng (5 - 8), có thể (1 - 4) và nghi ngờ (≤0). Thang Naranjo thiên về đánh giá khả
năng của một ADR liên quan với một thuốc hơn là cho các biến cố do tƣơng tác

14


giữa hai thuốc. Thang Naranjo có nhƣợc điểm khi quy kết những ADR liên quan

đến tƣơng tác thuốc [22]. Chi tiết xem Phụ lục 3.
1.6.

Giới thiệu về Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang và hoạt động báo
cáo ADR tại Bệnh viện.
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang đƣợc thành lập từ năm 2003 với quy

mô ban đầu của bệnh viện là 50 giƣờng bệnh. Sau năm 2010 đƣợc nâng cấp lên
thành 100 giƣờng bệnh.
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh.
Mỗi năm Bệnh viện điều trị khoảng 1000 bệnh nhân nội trú mỗi năm. Bệnh viện có
04 khoa lâm sàng, 01 khoa cận lâm sàng và 06 phòng chức năng. Dù vậy, bệnh viện
còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn. Bệnh nhân điều trị tại
bệnh viện chủ yếu là ngƣời dân tộc, có hoàn cảnh khó khăn.
Công tác Dƣợc lâm sàng tại bệnh viện còn nhiều hạn chế do số lƣợng dƣợc sĩ
đại học còn ít, trình độ chuyên môn chƣa cao. Trong những năm vừa qua, khoa
Dƣợc có ghi nhận báo cáo ADR thông qua việc các khoa điều trị báo cho khoa
Dƣợc những ADR xảy ra trên bệnh nhân. Khi có ADR xảy ra trên bệnh nhân tại
khoa nào thì điều dƣỡng trƣởng khoa đó liên hệ với khoa Dƣợc, khoa Dƣợc cử dƣợc
sĩ lâm sàng xuống khoa đó để tìm hiểu rõ thêm và trực tiếp làm báo cáo ADR theo
mẫu. Các báo cáo này đƣợc tập hợp lại và gửi về Trung tâm Quốc gia về Thông tin
thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

15


Chƣơng 2.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1.

Khảo sát thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện
Lao và Bệnh phổi Hà Giang

Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tất cả các báo cáo ADR đƣợc lƣu trữ tại Khoa Dƣợc – Bệnh viện Lao và
Bệnh phổi Hà Giang từ tháng 01 năm 2014 đến hết tháng 12 năm 2016.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Các báo cáo ADR không có thông tin về thuốc nghi ngờ hoặc không có
thông tin về phản ứng có hại.
2.1.2.

Xác định khả năng phát hiện các biến cố bất lợi của thuốc thông qua
hoạt động giám sát tích cực của Dược sĩ tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi
Hà Giang.
Đối tƣợng nghiên cứu là tất cả các bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Lao

ngoài phổi của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang từ ngày 01/06/2017 đến hết
ngày 31/7/2017.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Lao ngoài phổi của Bệnh viện Lao và Bệnh
phổi Hà Giang có ngày nhập viện trƣớc và trong khoảng thời gian từ ngày
01/6/2017 đến hết ngày 31/7/2017 và có số ngày điều trị ít nhất là một ngày.
2.2.


Địa điểm – thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang.
- Thời gian: Từ 01/6/2017 đến hết ngày 31/7/2017.

16


2.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1.

Khảo sát thực trạng báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện
Lao và Bệnh phổi Hà Giang trong giai đoạn 2014 – 2016
- Nghiên cứu mô tả hồi cứu dữ liệu từ các báo cáo ADR đƣợc lƣu trữ tại

Khoa Dƣợc – Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Giang giai đoạn 2014 – 2016
- Các tiêu chí đƣợc miêu tả bao gồm
2.3.1.1. Thông tin chung về báo cáo ADR
- Số lƣợng báo cáo ADR qua các năm và tỷ lệ báo cáo ADR nghiêm trọng.
- Tỷ lệ báo cáo ADR so với tỷ lệ chung của cả nƣớc
- Tỷ lệ báo cáo ADR/ tổng số lƣợng bệnh nhân điều trị lao tại bệnh viện
- Các khoa – phòng tham gia báo cáo, thành phần tham gia báo cáo (Bác sĩ,
dƣợc sĩ, điều dƣỡng)
- Chất lƣợng báo cáo ADR qua các năm
2.3.1.2. Thông tin về thuốc nghi ngờ
Thuốc nghi ngờ đƣợc mã hóa theo hệ thống phân loại ATC.
- Các nhóm thuốc (ATC) nghi ngờ đƣợc báo cáo và tỷ lệ ADR nghiêm trọng
trong từng nhóm.

- Các thuốc (hoạt chất) nghi ngờ gây ADR đƣợc báo cáo nhiều nhất.
2.3.1.3. Thông tin về ADR
Biểu hiện ADR đƣợc mô tả bằng thuật ngữ WHO – ART 2012. Mỗi biểu
hiện ADR đƣợc chuẩn hóa ở mức PT (Preferred term) và mỗi PT đƣợc mã hóa bằng
mã SOC (Mã phân loại tổ chức cơ thể bị ảnh hƣởng) tƣơng ứng [29].

17


×