Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tiểu luận môn kinh tế quốc tế đóng góp của thương mại quốc tế đối với phát triển kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN SAU ĐẠI HỌC
BỘ MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ

----------

THẢO LUẬN
VẤN ĐỀ
ĐÓNG GÓP CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Danh sách học viên nhóm 4:
Lớp: 26B

1. Thathsavanh Heuangpaseuth
2. Inthong Boualaphanh
3. Song Dina
4. Phạm Ngọc Dũng
5. Lương Thị Huyền ( NT)
6. Lê Lưu Minh Trang
7. Vũ Diệu Huyền Trang
8. Hoàng Vũ Anh Tú
9. Nguyễn Duy Tùng
10. Nguyễn Mạnh Tùng

HÀ NỘI – 1/2018

MỤC LỤC




DANH MỤC BẢNG, BIỂU


MỞ ĐẦU
Thương mại đã ra đời rất lâu và nó đã tồn tại qua các phương thức sản xuất xã
hội. Xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá. Vì thế hoạt động thương mại vừa chịu sự
chi phối của các quy luật của nền sản xuất hàng hoá,vừa chịu sự chi phối của các
quy luật kinh tế vốn có của mỗi chế độ xã hội- chính trị mà nghành thương mại
đang hoạt động. Sản xuất là điểm xuất phát, tiêu dùng là điểm cuối cùng còn thương
mại :Thực hiện chức năng phân phối và trao đổi là khâu trung gian.Với vị trí này
thương mại một mặt chịu sự chi phối của sản xuất và tiêu dùng,mặt khác nó tác
động tích cực và chủ động trở lại đối với sản xuất và tiêu dùng. Thương mại vừa đại
diện cho người tiêu dùng để tác động đến sản xuất, vừa đại diện cho sản xuất để tác
động đến tiêu dùng,góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng phát triển,nó
đóng vại trò như một mắt xích trong bộ máy kinh tế. Sự phát triển lực lượng sản
xuất toàn cầu,sự phát triển khoa học công nghệ thông tin như vũ bão,và xét về bản
chất sự phát triển các mối quan hệ kinh tế thị thường. Điều này khiến cho vị trí của
thương mại quốc tế trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia trở nên ngày càng
quan trọng.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay Việt Nam – một nước
đang phát triển thì sự đóng góp của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế
quốc dân đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó cũng là rất
nhiều những khó khăn và thách thức mà một nền kinh tế Việt Nam đang và sẽ phải
đối mặt.

4


I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Khái niệm

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và
hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm
đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ
lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài
người nhưng tầm quan trọng đối với kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để
ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển
mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu
hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường
thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".
Thương mại toàn cầu tạo cơ hội cho người tiêu dùng và các nước được tiếp xúc
với hàng hoá, dịch vụ mà nước họ không có. Hầu như tất cả các loại sản phẩm bạn
cần đều được tìm thấy trên thị trường quốc tế: thực phẩm, quần áo, phụ tùng, dầu,
đồ trang sức, rượu vang, cổ phiếu, tiền tệ và nước. Các dịch vụ cũng được giao dịch
như du lịch, ngân hàng, tư vấn và vận tải. Khi một sản phẩm được bán ra thị trường
thế giới được gọi là xuất khẩu, và khi một sản phẩm được mua từ thị trường thế giới
được gọi là nhập khẩu. Nhập khẩu và xuất khẩu được hạch toán vào tài khoảng
vãng lai cán cân thanh toán của một quốc gia.
2.Nguyên nhân của hoạt động thương mại quốc tế
• Một quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế chỉ khi họ thu được lợi ích từ
thương mại, những lợi ích từ thương mại đã được hình thành.
• Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên của các quốc gia.
• Sự đa dạng hóa về nhu cầu hàng hóa trên thị trường.
• Sự đa dạng hóa về giá cả, sở thích và nguồn cung cấp đầu vào giữa các quốc gia
3. Quy tắc điều chỉnh thương mại quốc tế
Trước đây, thương mại quốc tế thường được điều chỉnh bằng các hiệp định thương
mại song phương giữa hai nước. Trước thế kỷ 19, khi chủ nghĩa trọng thương còn
chiếm ưu thế, đa số các nước áp đặt những mức thuế cao cùng nhiều hạn chế thương
mại khác đối với hàng nhập khẩu. Kể từ thế kỷ 19, tư tưởng về thương mại tự do dần
dần nổi lên giữ vai trò chủ đạo ở các nước phương Tây, đặc biệt là ở Anh. Trong
những năm kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, các hiệp định thương mại đa

phương như GATT và WTO đã cố gắng xây dựng một cơ chế thương mại quốc tế có
sự thống nhất điều chỉnh trên phạm vi toàn cầu.

5


Hướng tới thương mại tự do, các hiệp định thương mại không chỉ đàm phán
việc giảm thuế mà còn đàm phán cả các biện pháp phi thuế như hạn chế số lượng
nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu, vệ sinh kiểm dịch, đầu tư nước ngoài, mua sắm
chính phủ và tạo thuận lợi cho thương mại bằng cách đơn giản hóa các thủ tục
hải quan.
Trong quá khứ, thương mại tự do thường tập trung vào các mặt hàng nông
sản, trong khi các mặt hàng chế tạo thường mong muốn được bảo hộ. Tình hình
trong hiện tại lại ngược lại, đặc biệt là ở các nước phát triển. Ở Hoa Kỳ, châu Âu
và Nhật Bản, những cuộc vận động hành lang đối với các lĩnh vực nông nghiệp là
nguyên nhân chính khiến cho trong đa số các hiệp định thương mại quốc tế, lĩnh
vực nông nghiệp có nhiều quy định mang tính chất bảo hộ hơn là những lĩnh vực
hàng hóa và dịch vụ khác.
Thương mại quốc tế thường được điều chỉnh bởi các quy tắc có tính toàn cầu
thông qua các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới, mặc dù cũng có một
số thoả thuận thương mại khu vực như AFTA giữa các nước ASEAN;
MERCOSUR giữa một số nước ở Nam Mỹ; NAFTA giữa Hoa Kỳ, Canada và
México; Liên minh châu Âu giữa 25 quốc gia ở châu Âu. Có thể kể thêm một số
thỏa thuận thương mại quốc tế thất bại như Khu vực Mậu dịch Tự do châu Mỹ
(FTAA) hay Hiệp định Đa phương về Đầu tư (MAI).
4. Chức năng của hoạt động thương mại quốc tế
- Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước.
- Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu
cầu của tiêu dùng và tích lũy.

- Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi
cho sản xuất, kinh doanh.
Là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữa trong nước
với nước ngoài, chức năng cơ bản của thương mại quốc tế là: Tổ chức chủ yếu
quá trình lưu thông hàng hóa với bên ngoài, thông qua mua bán để nối liền một
cách hữu cơ theo kế hoạch giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài,
thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và của nhân dân về hàng hóa theo số lượng, chất
lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp với chi phí ít nhất.
5. Các rào cản của hoạt động thương mại quốc tế

6


Hàng rào Thuế quan: Đây là một loại thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu
dịch khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước Hiện nay, khi hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì các quốc gia tìm cách giảm dần và tiến tới
xóa bỏ hàng rào thuế quan.
Hàng rào phi thuế quan: Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế
quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý,
khoa học hoặc bình đẳng Hàng rào phi thuế quan thường được áp dụng đối với
hàng nhập khẩu Hình thức của hàng rào phi thuế quan rất phong phú, gồm: Các
biện pháp hạn chế định lượng, các biện pháp tương đương thuế quan, các rào cản
kỹ thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý
hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời.
Ngày nay, thương mại quốc tế có những đặc điểm mới: tốc độ tăng trưởng
của ngoại thương thế giới tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng của tổng sản
phẩm quốc dân. Tốc độ tăng trưởng của hàng hóa vô hình tăng nhanh so với tốc
độ tăng trưởng hàng hóa hữu hình. Nhu cầu về đời sống vật chất giảm trong khi
đó, nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng. Tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên
liệu thô giảm, trong khi đó dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm công nghệ chế biến

tăng nhanh. Phạm vi, phương thức và công cụ cạnh tranh của thương mại quốc tế
diễn ra ngày càng phong phú và đa dạng: chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng,
bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng. Chu kỳ sống của
sản phẩm ngày càng rút ngắn lại, hàng hóa có hàm lượng khoa học và công nghệ
tăng cao. Quá trình thương mại quốc tế đòi hỏi, một mặt phải tự do hóa thương
mại, mặt khác phải thực hiện bảo hộ mậu dịch một cách hợp lý. Ngoại thương
Việt Nam cũng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc
làm và giúp nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với các nền kinh tế các
nước trong khu vực và trên thế giới.

7


II. DIỄN BIẾN KHÁI QUÁT KINH TẾ VIỆT NAM
Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã
hội, kể từ Ðại hội VI (năm 1986) và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), đến nay Việt Nam
đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng. Thực hiện đường lối đổi
mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được
những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1. Tăng trưởng kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ
phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bảng 1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1986-2014


8


19861990
4,4

19911995
8,18

19962000
6,94

20012005
7,51

20062010
7,01

20112014
5,72

Tăng trưởng GDP (%)
Phân theo khu vực kinh tế (%)
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,7
4,09
4,3
3,83
3,34
3,21

Công nghiệp và xây dựng
4,7
12,0
10,6
10,3
7,94
6,25
Dịch vụ
5,7
8,6
5,75
6,96
7,73
6,32
Phân theo thành phần kinh tế (%)
Kinh tế Nhà nước
1,90
9,30
7,31
7,46
5,01
4,87
Kinh tế ngoài Nhà nước
6,20
4,94
4,96
6,98
7,98
6,00
Khu vực có vốn đầu tư nước 31,15

17,61
9,90
8,01
6,39
ngoài
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm, Tổng cục Thống kê Việt Nam

Giai đoạn 1986 – 1990:
Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Chủ trương phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát
triển. Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được
những thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản
xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8 - 4%/năm; công nghiệp tăng bình quân
7,4%/năm, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch
xuất khẩu tăng 28%/năm. Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về
lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản
xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát…Đây được đánh giá là thành công
bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu
tiên. Điều quan trọng nhất, đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ
sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế xã hội và bước đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát triển
mới.



Giai đoạn 1991 - 1995:
Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục
được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục
và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức: GDP bình quân tăng
8,18%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,0%/năm; nông nghiệp tăng

4,1%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 8,6%/năm; tổng sản lượng lương thực 5 năm
(1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986 - 1990. Hầu

9


hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tương đối khá. Việt Nam đã
ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm,
tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết để
chuyển sang một thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.

Giai đoạn 1996 - 2000:
Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ
mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cùng chịu tác
động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999) và
thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước những thử
thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá.
GDP bình quân của cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 6,94%; trong đó, nông, lâm,
ngư nghiệp tăng 4,3%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,6%; các ngành dịch vụ
tăng 5,75%. Nếu tính cả giai đoạn 1991 - 2000 thì nhịp độ tăng trưởng GDP



bình quân là 7,5% và so với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần.
Giai đoạn 2001 - 2005:
Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển khai Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại
hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định. Nền kinh tế đạt
tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước.

GDP tăng bình quân 7,51%/năm, riêng năm 2005 đạt 8,4%; trong đó, nông
nghiệp tăng 3,8%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,3%; các ngành dịch vụ tăng
7%. Riêng quy mô tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt
837,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 1995. GDP bình quân đầu người
khoảng 10 triệu đồng (tương đương 640 USD), vượt mức bình quân của các nước
đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD). Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải
nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất
khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ nhất thế giới về xuất
khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều; thứ 4 về cao

su…

Giai đoạn 2006 - 2010:
Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh
tế tăng lên, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu

10


nhập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp). GDP bình quân 5
năm đạt 7%. Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam vẫn đạt cao. Tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với
kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỷ USD,
gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001 - 2005.
Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề
ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỷ USD, vượt 16%. GDP năm 2010 tính theo
giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000.
• Giai đoạn 2011 - 2014:
Những nỗ lực chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

nhằm vào 3 mục tiêu lớn là ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và cải cách thể
chế suốt 4 năm qua đã từng bước đưa nền kinh tế thoát đáy đi lên, tạo điều kiện
tăng trưởng cao hơn, bền vững hơn trong những năm tiếp theo. Sau khi xuống
đến mức thấp nhất trong năm 2012 (5,03%), biểu đồ tăng trưởng đã bắt đầu
hướng lên, năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,98%, cao hơn hẳn mức
5,42% của năm 2013, cao hơn so với chỉ tiêu 5,8% mà Chính phủ đề ra và vượt
ngoài dự báo của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước. Như vậy, trong
bối cảnh kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng trưởng giai đoạn
2011-2014 đạt 5,72% là mức tăng trưởng hợp lý.
Biểu 1. Tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế thời kỳ 1986-2014 (%)

Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm, Tổng cục Thống kê Việt Nam
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế đã tăng
mạnh từ giai đoạn 2001-2005, trong đó một phần quan trọng là nhờ những chính sách
mở cửa thực hiện các cam kết của Việt Nam. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và

11


doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã có sự chuyển dịch đáng kể, tỉ trọng ngành bán lẻ có xu
hướng giảm trong khi tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng.

12


Bảng 2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực
tế phân theo ngành nghề kinh doanh
1986199119962001200620111990
1995
2000

2005
2010
2014
Tổng số (tỉ
10.065.20
40.931
366.514
914.706 1.738.826 5.201.803
đồng)
0
Tỉ trọng (%)
100
100
100
100
100
100
Bán lẻ
35.147
361.340
753.952
1372911 4.057.349 7.496.400
Tỉ trọng (%)
85,9
82,2
82,4
79,1
78,0
74,48
Dịch vụ lưu

5.784
48.118
106.240
209.785
595.930
1.247.300
trú, ăn uống
Tỉ trọng (%)
14,1
13,1
11,6
11,9
11,5
12,39
Dịch vụ
17.083
54.515
156.131
548.525
1.321.500
Tỉ trọng (%)
4,7
6,0
9,0
10,5
13,13
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm, Tổng cục Thống kê Việt Nam
Cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia bán lẻ hàng hóa và cung ứng các dịch vụ
tiêu dùng cũng có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển, tỉ trọng của khu vực kinh tế
nhà nước giảm dần, từ 33,5% giai đoạn 1986-1990 xuống 12,4% giai đoạn 2006-2010,

giai đoạn 2011-2014 là 11,2% trong khi tỉ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước
tăng lên, từ mức 66,5% giai đoạn 1986-1990 lên 84,5% giai đoạn 2006-2010 và vẫn
duy trì xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2014 (65,28%). Tỉ trọng của khu vực FDI
có giảm nhẹ trong giai đoạn 2006-2010 do một số biện pháp kỹ thuật được áp dụng
nhằm hạn chế sự mở rộng của khối bán lẻ nước ngoài và do khu vực trong nước vẫn
duy trì được đà tăng trưởng, nhưng có xu hướng tăng trở lại trong giai đoạn 20112014.

13


Bảng 3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực
tế phân theo thành phần kinh tế
1986199119962001-2005 2006-2010 2011-2014
1990
1995
2000
Tổng số (tỉ
40.900
366.600
914.700
1.738.800
5.201.803
10.065.200
đồng)
Tỉ trọng (%) 100
100
100
100
100
100

Kinh tế nhà
13.700
85.100
176.100
260.900
644.547
1.131.700
nước
Tỉ trọng (%) 33,5
23,2
19,3
15,0
12,4
11,24
Kinh tế
ngoài nhà

27.200

280.500

726.100

1.416.000

4.397.691

8.548.100

nước

Tỉ trọng (%)
Kinh tế đầu

66,5

76,5

79,4

81,4

84,5

85,28

tư nước

-

1.000

125.000

61.900

159.567

349.400

ngoài

Tỉ trọng (%)

-

0,3
1,4
3,6
3,1
3,47
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm, Tổng cục thống kê Việt Nam

Một trong những thành tựu của thương mại và du lịch Việt Nam trong giai đoạn
1986-2000 là sự cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng. Nhiều hình thức thu hút
khách hàng của các nước tiên tiến trên thế giới cũng được thương mại, du lịch Việt
Nam vận dụng như việc tổ chức các hội chợ (Hội chợ thương mại quốc tế, Hội chợ
hàng chất lượng cao, Hội chợ hàng đêm...), quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, dịch vụ
sau bán hàng (Bảo hành, bảo trì); bán hàng qua điện thoại, Fax. Đặc biệt là thương mại
điện tử (E-Commerce) cũng đã được các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận. Đội ngũ
nhân viên, nhà quản lý trong lĩnh vực thương mại, du lịch đã trưởng thành nhiều mặt,
biết cách thu hút khách hàng bằng chính chất lượng phục vụ của mình.
Đến giai đoạn 2001 - 2014, hình thức bán hàng và phương thức kinh doanh thương
mại và dịch vụ trên thị trường trong nước đã phát triển mạnh, đa dạng và phong phú
hơn. Bên cạnh hệ thống chợ truyền thống, số lượng các siêu thị đã tăng lên nhanh
chóng, trong đó có sự tham gia của những tập đoàn siêu thị lớn như Metro, BigC,

14


Parson, Zen Plaza, Diamond Plaza, Lotte Mart, Citi Mart, Intimex… Nhiều cửa hàng
không phải siêu thị nhưng cũng đã áp dụng phương thức bán hàng tự chọn, thuận lợi

cho người mua hàng. Bán hàng qua điện thoại, qua mạng internet bước đầu được áp
dụng ở một số đô thị lớn. Việc tổ chức các Hội chợ thương mại quốc tế, Hội chợ hàng
Việt nam chất lượng cao, tháng khuyến mãi, tuần khuyến mãi, ngày khuyến mại và giờ
vàng khuyến mại được tiến hành thường xuyên hơn. Đáng chú ý là các doanh nghiệp
đã chú trọng hơn đến thị trường tiêu dùng trong nước nói chung và thị trường nông
thôn nói riêng.

2. Xuất nhập khẩu
Đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đem lại những
kết quả kỳ diệu cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động xuất nhập khẩu trong thời
kỳ từ 1986 đến nay nói riêng. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương tăng mạnh nhờ quan
hệ thương mại ngày càng mở rộng tới các châu lục, các khối kinh tế khu vực và quốc tế đã
khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu tạo được chỗ đứng vững chắc, mở ra những tiềm
năng mới trong tương lai.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ năm 1986 đến 2014 liên tục tăng.
Tốc độ tăng trưởng của từng thời kỳ rất cao, thời kỳ từ 1991 - 1995 tăng gấp 2 lần so với
thời kỳ 1986-1990 và đạt 39,9 tỉ USD với tốc độ tăng trưởng 21,4%/năm; thời kỳ 1996 2000 tăng 2,8 lần so với thời kỳ trước và đạt trên 100 tỉ USD (tốc độ tăng bình quân là
17,2%), thời kỳ 2001 - 2005 tăng 2,1 lần so với thời kỳ trước, đạt 241 tỉ USD (tốc độ tăng
bình quân 18,2%), giai đoạn 2006-2010 tăng 2,6 lần thời kỳ trước, đạt 624 tỉ USD với tốc
độ tăng trưởng bình quân là 13,2%. Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 20112014 vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao, đạt 17,59%/năm và vẫn khẳng định được vai
trò trụ cột của nền kinh tế.
Bảng 4. Mức lưu chuyển ngoại thương và cán cân thương mại hàng hóa
19861991199620012006Tổng KNXNK (tr. USD)
Tốc độ tăng bình quân (%)
Xuất khẩu (tr. USD)
Tốc độ tăng bình quân (%)
Nhập khẩu (tr.USD)
Tốc độ tăng bình quân (%)

1990

19.717
15,1
7.032
28,0
12.685
8,2

1995
39.940
21,4
17.156
17,8
22.784
24,3

15

2000
113.440
17,2
51.825
21,6
61.615
13,9

2005
240.981
18,2
110.830
17,5

130.151
18,8

2010
623.562
13,2
280.405
17,3
343.157
18,2

20112014
995.125
17,59
493.856
20,35
501.269
15,13


Cán

cân

thương

mại

-5.653


-5.628

-9.789

-19.321

-62.751

- 7.413

(tr.USD)
Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam
Biểu 2: Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch XNK thời kỳ 1986-2014

Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam

• Xuất khẩu
Tính từ năm 1986 - 2014, tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu đạt khoảng
20%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 40 lần từ 7 tỉ USD giai đoạn 1986-1990
lên 280 tỉ USD giai đoạn 2006-2010, đạt 493 tỉ USD năm 2014; tỉ trọng xuất khẩu so
với tổng mức lưu chuyển tăng dần, từ 35,7% giai đoạn 1986 - 1990 lên khoảng 46%
giai đoạn 2006-2010 và vẫn duy trì xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2014 (49,6%).
Thành tích này là nhờ khởi động nhiều chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ đã trực
tiếp và gián tiếp khuyến khích xuất khẩu.
Bảng 5. Xuất khẩu và GDP giai đoạn 1986 - 2014
1986199119962001- Xuất khẩu (triệu USD)
- Tốc độ tăng bình quân (%)
- Xuất khẩu bình quân/năm (triệu
USD)
- Tỉ trọng XK so với GDP (%)

- Xuất khẩu bình quân/người (USD)
- XK/KNXNK (%)

1990
7.032
28,0
1.406

1995
17.156
17,8
3.431

2000
51.825
21,6
10.365

2006-

2011-

2005
2010
2014
110.830 280.405 493.856
17,5
17,3
20,35
22.166 56.081 123.464


20,5
25,2
37,4
54,0
67,6
80,35
18,1
43,6
129,9
274,0
656,7
1.371
35,7
43,0
45,7
46,0
45,0
49,6
Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam

Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân thời kỳ 1986-2005 là 21,2%, thời
kỳ 2006 - 2010 là 17,3% và 20,35% giai đoạn 2011-2014, cao gấp 3,5 lần tăng trưởng

16


GDP (5,72%). Nếu xuất khẩu bình quân 1 năm ở giai đoạn trước đổi mới là 1,4 tỉ
USD/năm thì giai đoạn 2001-2005 đã tăng lên 22,2 tỉ USD/năm (gấp 16 lần), giai đoạn
2006-2010 là 56 tỉ USD/năm, giai đoạn 2011-2014 là 123 tỉ USD, cao gấp đôi so với

giai đoạn trước. Với mục tiêu phát triển xuất khẩu cao làm động lực thúc đẩy tăng
trưởng GDP nên tỉ trọng xuất khẩu trong GDP và xuất khẩu bình quân đầu người ngày
càng tăng, thể hiện qua các thời kỳ từ 1986-2014 (Bảng 5.5).
Biểu 3. Tốc độ tăng trưởng XK và XK/GDP giai đoạn 1986 - 2014 (%)

Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam
Xuất khẩu của Việt Nam vượt qua ngưỡng 10 tỉ USD vào năm 1999, trong khi đó
Hàn Quốc và Đài Loan vượt qua mức này vào năm 1978; Malaysia và Thái Lan là năm
1980. Tính đến 2014, trong khối ASEAN, Việt Nam đứng thứ 5 sau Singapore,
Malaysia, Thái Lan, Inđônesia với kim ngạch chiếm khoảng 0,7% tổng xuất khẩu của
thế giới.
Những thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế của nhà nước cũng dần tạo thế
chủ động trong điều hành sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Việc tham gia
trực tiếp của người sản xuất vào quá trình tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước và
ngoài nước đã gắn bó chặt chẽ với tiêu dùng, chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ
rệt, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cơ cấu
hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng tăng sản phẩm chế biến sâu và tinh, giảm tỉ trọng
hàng thô, sơ chế.
Nếu như năm 1986, Việt Nam chưa có mặt hàng xuất khẩu nào trên 200 triệu USD
thì đến nay đã xây dựng được nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tạo được một số
đột phá tăng trưởng xuất khẩu. Năm 2001, mới có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt
kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD (gồm dầu thô, dệt may, giầy dép, thủy sản), với

17


tổng giá trị xuất khẩu đạt 8,4 tỉ USD, chiếm 56% KNXK. Đến năm 2012, đã có 18 mặt
hàng XK chủ lực (thủy sản, gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ, than đá, dầu thô, xăng
dầu, sắt thép và sản phẩm thép, dệt may, giầy dép, đá quý và kim loại quý, máy vi tính
và linh liện, máy móc thiết bị, dây điện và cáp điện, phương tiện vận tải, túi xách và ô

dù), với tổng giá trị xuất khẩu trên 51 tỉ USD, chiếm 70,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đến hết năm 2013 đã có tới 22 nhóm hàng đạt mức kim ngạch trên 1 tỷ USD, gần gấp
6 lần so với năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu của 22 nhóm hàng này đạt 112,8 tỷ
USD, tương ứng 85,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước. Năm
2014 có khoảng 24 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 86%
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Đã hình thành cơ cấu thị trường xuất khẩu tương đối phù hợp với nguồn hàng và
năng lực xuất khẩu của Việt Nam, tỉ trọng của thị trường châu Á trong tổng KNXK đã
giảm từ 60,6% năm 2001 xuống 45,5 - 48% trong giai đoạn 2006 - 2010, riêng tỉ trọng
của thị trường ASEAN tương đối ổn định ở mức 17 - 18%. Tỉ trọng của thị trường châu
Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng nhanh trong giai đoạn 2001 - 2005 và tương
đối ổn định ở mức 22 - 23% trong giai đoạn 2006 - 2014.

• Nhập khẩu:
Cùng với tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, nhập khẩu với ý nghĩa là một trong
những nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng cũng tăng khá cao. Tỉ lệ nhập
khẩu/GDP trong giai đoạn 1986 - 1990 là 37,0%, trong giai đoạn 2001-2005 là 63,4%,
giai đoạn 2006-2010 là 73,4%. Nhập khẩu bình quân tăng lên 26 tỉ USD giai đoạn
2001-2005, cao gấp hơn 10 lần giai đoạn 1986-1990, đạt khoảng 68 tỉ USD/năm giai
đoạn 2006-2010 và đạt 125 tỉ USD giai đoạn 2011-2014.
Bảng 6. Nhập khẩu bình quân từng giai đoạn và tỉ trọng trong GDP
19861991199620012006-

2011-

Nhập khẩu (tỉ USD)
Tốc độ tăng bình quân (%)
Nhập khẩu BQ/năm (tỉ

1990

12.685
8,2
2.537

1995
22.784
24,3
4.557

2000
61.615
13,9
12.323

2005
130.151
18,8
26.030

2010
343.157
18,2
68.631

2014
501.269
15,13
125.317

USD)

Tỉ trọng nhập khẩu so với

37,0

33,5

44,5

63,4

73,4

-

GDP (%)
Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam

18


Hoạt động nhập khẩu những năm qua thể hiện ở một số nét: (1) Hướng vào mục
tiêu chủ yếu là phục vụ chiến lược phát triển xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu cấp thiết
của sản xuất, tiêu dùng trong nước; (2) Cơ cấu hàng nhập khẩu thay đổi theo hướng
tăng nhập khẩu tư liệu sản xuất, giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng; (3) Thị trường nhập
khẩu mở rộng, chất lượng hàng nhập khẩu được nâng cao, góp phần đổi mới trang
thiết bị kỹ thuật và quy trình sản xuất tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt
Nam.
Chính sách và phương thức quản lý kinh tế mới đã làm thay đổi cách suy nghĩ và
điều hành hoạt động nhập khẩu. Trước đây, nhập khẩu của các đơn vị chuyên doanh
ngoại thương thực chất là đưa hàng về và phân phối cho người sử dụng theo kế hoạch

nhà nước mà không dựa trên yêu cầu sử dụng và tìm hiểu thị trường. Thời kỳ mở cửa,
công tác điều hành nhập khẩu của nhà nước đã dựa trên nhu cầu thực tế của sản xuất
và tiêu dùng trong nước. Vì vậy, cơ cấu hàng nhập khẩu được kiểm soát theo hướng
phục vụ sản xuất để xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Hàng hóa của Việt Nam được nhập khẩu từ khoảng trên 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ so với 30 thị trường nhập khẩu trước khi mở cửa. Tỉ trọng nhập khẩu từ châu
Á tăng mạnh nhanh chóng, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước
ASEAN luôn chiếm vị trí quan trọng.
Tỉ lệ nhập siêu từ khi đổi mới đến nay có sự thay đổi qua từng giai đoạn. Tỉ lệ
nhập siêu qua các giai đoạn từ 1986-2005 so với xuất khẩu có xu hướng giảm đi phản
ánh đúng mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ
tầng, đổi mới thiết bị, tăng năng lực sản xuất. Giai đoạn từ 2006-2014, nhờ xuất khẩu
tăng nhanh hơn nhập khẩu, cán cân thương mại đã được cải thiện rõ rệt và chuyển từ
trạng thái thâm hụt lớn trong giai đoạn 2006 - 2011 (mức thâm hụt cao nhất là trên 18
tỉ USD vào năm 2008 và luôn giữ ở mức trên 12 tỷ USD trong 4 năm 2007-2010) sang
trạng thái thặng dư. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2012 Việt Nam xuất
siêu 284 triệu USD và đây là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm
1993; năm 2013 xuất siêu 863 triệu USD và đến năm 2014, Việt Nam vẫn duy trì được
đà xuất siêu - đạt khoảng 2 tỷ USD; khiến mức nhập siêu giảm giai đoạn 2011-2014
giảm mạnh.

19


Bảng 7. Mức nhập siêu và tỉ lệ nhập siêu giai đoạn 5 năm
19861991199620012006Mức nhập siêu
Xuất khẩu
Tỉ trọng so với

1990

5.653
7.032
80,4

1995
5.627
17.156
32,8

2000
9.789
51.825
18,9

2005
19.321
110.830
17,4

2011-

2010
62.751
280.405
22,4

2014
9.548
493.856
1,93


XK
Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam

3. Đầu tư
Vốn đầu tư toàn xã hội là một chỉ tiêu quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc
phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước, vì thế Đảng và Nhà Việt Nam luôn luôn
quan tâm đến việc huy động và sử dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư ở
trong nước và nước ngoài.
Tính chung trong giai đoạn 1986-2014, tổng vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế
đạt 9.401.120 tỉ đồng, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 3.932.390 tỉ đồng chiếm
41,8%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.357.831 chiếm 35,7%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài đạt 2.110.977 tỉ đồng, chiếm 22,5%.
Bảng 8. Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế
19861991199620012006Tổng số (tỉ đồng)
Trong đó:
Kinh tế nhà nước
Tỉ trọng (%)
Kinh tế ngoài nhà
nước
Tỉ trọng (%)
Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài
Tỉ trọng (%)

1990
14148

6240
44.1

6290
44.5
1690

1995
207127

83601
40.4
67300
32.5
56232

2000
595252

327873
55.1
140236
23.6
127143

2011-

1986-

2005
124394

2010

309264

2014
424800

2014
940112

9

4

0

0

644735

119594

167400

393239

51.8
403664

1
38.7
111534


0
39,41
162500

0
41,83
335783

32.5
195550

1
36.1
781362

0
38,25
949000

1
35,72
211097

7
11,9
11,9
21,4
15,7
25,3

22,34
22,45
Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam

• Đầu tư trong nước:
Tỉ trọng vốn ngân sách của khu vực kinh tế nhà nước chiếm trong tổng số vốn đầu

20


tư có xu hướng tăng, từ 42,8% giai đoạn 1996-2000 lên 48,1% giai đoạn 2001-2005 và
đạt 55,5% giai đoạn 1996-2000 xuống còn 51,7% giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, với
mục tiêu cắt giảm đầu tư công trong giai đoạn 2011-2014 nên tỉ trọng vốn ngân sách
của khu vực kinh tế nhà nước đã giảm xuống 47,6%. Để có được số vốn đầu tư lớn
này, bên cạnh nguồn vốn vay, vốn của các doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác,
trong giai đoạn 2001-2010, ngân sách nhà nước đã bố trí 973.382 tỉ đồng, chiếm
51,7% tổng vốn đầu tư của của khu vực nhà nước. Giai đoạn 2011-2014, tỉ trọng vốn
ngân sách nhà nước thấp hơn mức của giai đoạn 2006-2010 do chính phủ chủ trương
cắt giảm đầu tư công.
Bảng 9. Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước phân theo nguồn vốn
1996-2000 2001-2005 2006-2010 2001-2010 2011-2014
Tổng số (tỉ đồng)
327.873
644.735
1.195.941
1.840.676
1.674.000
Trong đó:
- Vốn ngân sách nhà
140.183

309.935
663.382
973.317
796.000
nước
Tỉ trọng (%)
- Vốn vay
Tỉ trọng (%)
- Vốn của các doanh

42,8
91847
28,0
95.843

48,1
174.257
27,0
160.543

55,5
241.747
20,2
290.812

51,7
461.004
23,1
451.355


47,6
623.001
37,2
254.002

nghiệp nhà nước và
nguồn vốn khác
Tỉ trọng (%)

29,2
24,9
24,3
25,2
15,2
Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam

Trong khi đó, vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng cao nên tỉ trọng
chiếm trong tổng số vốn đầu tư của Việt Nam đã tăng từ 23,6% giai đoạn 1996-2000
lên 36,1% giai đoạn 2006-2010 và chiếm 38,25% giai đoạn 2011-2014. Sự gia tăng tỉ
trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước một phần do có hàng nghìn
doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa chuyển sang; nhưng mặt khác còn do trong
thời gian vừa qua, khu vực kinh tế này có nhiều cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh và
có thêm những cơ sở mới được thành lập.
Biểu 5. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP giai đoạn 1998-2014, (%)

21


Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam hàng năm
Biểu 5.6 phản ánh những thay đổi của tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP trong giai đoạn

1998-2014. Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP có xu hướng tăng trong giai đoạn trước năm 2007
(42,7%) nhưng có xu hướng giảm từ năm 2008 (38,2%), đạt khoảng 31% giai đoạn
2011-2014.

• Đầu tư nước ngoài
Trong giai đoạn đầu mở cửa, đầu tư nước ngoài là giải pháp hữu hiệu góp phần đưa
Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn của tình trạng bị bao vây, cấm vận; khẳng định xu
thế mở cửa và quan điểm: “Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế
giới”. Trong các giai đoạn tiếp theo, đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan
trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất mới, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim
ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nước,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm nhiều việc làm.
Nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam được thể hiện dưới 04 hình thức chính: (1) Đầu
tư trực tiếp (FDI); (2) Đầu tư gián tiếp (FII); (3) Tín dụng quốc tế (chủ yếu thu hút qua
hình thức thu hút vốn ODA); (4) Nguồn kiều hối gửi về Việt Nam hàng năm.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này, ngay từ năm 1987, Chính phủ
đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó đến nay, việc thu hút nguồn
vốn này đã đạt những thành tựu quan trọng và được thể hiện qua số liệu ở bảng 5.12.
Bảng 10. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2014
198819911996200120062011Số dự án
Tổng vốn

đăng



1990
211
1.602


1995
1.409
17.663

(Tr.USD)1

22

2000
1.724
26.259

2005
3.935
20.720

2010
6.147
148.071

2014
5.543
76.239


Tổng số vốn thực hiện

-


6.518

12.945

13.853

44.630

45.046

(Tr.USD)
Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam
Biểu 6. Số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được
cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2014

Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII): Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá
trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng nang lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia
nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh
huy động vốn (hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK)). Các mối quan hệ kinh tế
gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt đối với hoạt
động của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc tham gia của các nhà đầu tư FII sẽ có tác
động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và
hoạt động hiệu quả hơn.
Giai đoạn 1991-1997: Tuy chưa có TTCK, FII đã vào Việt Nam từ những năm
đầu thập niên 90 thế kỷ XX. Thời gian này có 7 quỹ với số vốn khoảng 400 triệu USD;
trong đó có 4 quỹ đại chúng niêm yết ở Anh, Ireland... Ðây là những quỹ mạo hiểm,
sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ, giá
chứng chỉ các quỹ này tăng lên và luôn cao hơn NAV (giá trị tài sản r òng). Hai năm
1996-1997, do tác động của khủng hoảng tài chính châu Á, giá chứng chỉ của 4 quỹ

niêm yết giảm mạnh, mức chiết khấu từ 43,6-47,7% so với NAV. Trong giai đoạn này,
1

23


số công ty cổ phần hóa còn ít. Suốt những năm 1992-1998 cả nước chỉ có 38 doanh
nghiệp tư nhân được thành lập, 128 đơn vị được cổ phần hóa.
Giai đoạn 1997 - 2002: Khủng hoảng tài chính châu Á cũng có những tác động
tiêu cực tới thu hút vốn FII vào Việt Nam. Trong giai đoạn 1998 - 2002 không có quỹ
đầu tư mới ra đời. Trái lại, các quỹ đua nhau rút vốn, giảm quy mô: 5/7 quỹ rút khỏi
Việt Nam; một quỹ thu hẹp 90% quy mô; chỉ còn duy nhất quỹ Vietnam Enterprise
Investment Fund (Veil) bám trụ.
Giai đoạn 2003 đến nay: Từ năm 2003, dòng vốn FII vào Việt Nam hồi phục, tăng
dần qua các năm và tăng đột biến vào năm 2006-2007. Báo cáo của Ngân hàng ANZ
cho biết, trong giai đoạn 2001-2006 vốn FII đạt khoảng 12 tỷ USD và năm 2007 đạt
khoảng 5,7 tỷ USD. Năm 2008 và đầu năm 2009, trước những khó khăn của nền kinh
tế, dòng vốn FII có dấu hiệu chững lại và một phần đã được rút ra. Từ cuối quý
II/2009, có sự đảo chiều và quay trở lại của vốn FII nhưng không thật sự mạnh như
mong đợi. Trong năm 2010, nguồn vốn FII vào Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, giai đoạn
2011 -2014 đạt mức 1 tỷ USD/năm.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Ðây là nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức, là hình thức tín dụng quốc tế nhằm hỗ trợ các nước cải thiện môi trường
đầu tư. Nguồn vốn ODA vào Việt Nam gia tăng đáng kể ở cả 3 giác độ: cam kết, k ý
kết và giải ngân. Trong đó, nguồn vốn dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng chiếm 40% tổng
vốn ODA đã góp phần phát triển mạnh mẽ kinh tế Việt Nam.
Nguồn kiều hối gửi về Việt Nam: Ngày 12/09/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 170/1999/QÐ-TTg khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển
tiền về nước. Tiếp theo đó, từ đầu tháng 06/2006, Pháp lệnh Ngoại hối của Việt Nam
bắt đầu có hiệu lực đã tác động trực tiếp đến nguồn kiều hối, cụ thể là việc mở rộng

đối tượng được vay vốn nước ngoài, bao gồm cả cá nhân. Việt kiều có thể chuyển tiền
về nước cho người thân để đầu tư, kinh doanh dưới hình thức cho vay vốn kinh doanh.
Nếu tính từ năm 2006 đến nay, thì tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam khoảng 55 tỷ
USD, đóng góp một phần vào nguồn vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh ở Việt
Nam.
Trong điều kiện thị trường vốn của Việt Nam đang gặp khó khăn như hiện nay, các
dòng vốn sẽ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra, đầu tư

24


nước ngoài đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế,
trong đó có việc khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước, tạo sức ép cạnh tranh, thúc
đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển ngành
công nghiệp phụ trợ, góp phần đưa Việt Nam tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Đến nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như BP, Total, Toyota, Canon, Samsung, Intel, Unilever... với
những sản phẩm chất lượng quốc tế, qua đó vừa góp phần khẳng định vị thế của Việt
Nam trên bản đồ khu vực và thế giới, góp phần tạo động lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đầu tư nước ngoài
cũng đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp nhà
nước, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường.

25


×