Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thực trạng về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thuc tien Ha Noi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.75 KB, 18 trang )

Đề tài: Thực trạng về hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Trung tâm Bảo
trợ xã hội IV Ba Vì-Hà Nội

MỞ ĐẦU
Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi( NCT) tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh. Số NCT
tăng lên do thành quả của công tác DS-KHHGĐ, số trẻ em giảm đi cùng với những cải thiện
đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh tế - xã hội. Số NCT tăng là thành tựu của sự
phát triển nhưng cũng đang đặt ra khó khăn, thách thức. Với xã hội già hóa, thành phần cơ cấu
kinh tế, dịch vụ chăm sóc... sẽ phải thay đổi cho thích ứng. Tuy nhiên, Việt Nam là nước vừa
thoát "nghèo", lại chưa kịp chuẩn bị cho một xã hội già hóa là một thách thức rất lớn với chúng
ta trong giai đoạn tới. Do đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT sắp tới là vấn đề rất lớn.
Do quá trình lão hoá, sức đề kháng và khả năng tự điều chỉnh của người cao tuổi (NCT)
giảm dần, cộng với sự hấp thụ dinh dưỡng, dự trữ năng lượng kém là những điều kiện làm cho
bệnh tật dễ phát sinh, phát triển nặng lên. Bệnh lý của NCT thường là đợt cấp của bệnh mạn
tính, tính chất đa bệnh lý và âm thầm làm cho khó chẩn đoán và phát hiện, khả
năng phục hồi kém…Vì vậy, nếu không được phát hiện, chăm sóc và điều trị tích cực, kịp thời
có thể dễ dẫn đến tình trạng sức khoẻ giảm sút và tử vong.
Hạn chế quá trình lão hoá và bệnh tật cho NCT, nhằm kéo dài cuộc sống khoẻ mạnh, hữu ích là
ước vọng ngàn đời của con người. Điều này phụ thuộc vào một phần rất quan trọng là dự
phòng, chăm sóc sức khoẻ (CSSK), nâng cao sức đề kháng cho NCT. Người cao tuổi là tầng
lớp đã có nhiều cống hiến lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nước ta vì
vậy cần phải có những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi. Người
cao tuổi cần được tôn trọng, chăm sóc để tạo mọi điều kiện cho họ có điều kiện tiếp tục phát
huy những kinh nghiệm sống mà họ tích luỹ được góp phần xây dựng xã hội mới. Một trong
những khó khăn mà người ngưòi cao tuổi gặp phải đó là sự giảm sút nghiêm trọng về sức khoẻ
vì vậy tôi chọn đề tài: " Thực trạng Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ
xã hội IV Ba Vì –Hà Nội”làm đề tài tiểu luận môn CTXH với NCT

Phần I: Khái quát chung về công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
1.Một số khái niệm về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
1.1Khái niệm người cao tuổi


Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi.
-Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm
các chức năng của cơ thể.


-Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao tuổi là “Tất cả
các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
-Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.
-Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ... lại quy định người cao tuổi là những người từ 65
tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu
hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức
khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của
tuổi già thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.
-Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, công tác xã hội
nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay đổi về tâm sinh lý, lao
động - thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, người
cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội.
1.2 Khái niệm về sức khỏe và Khái niệm về chăm sóc sức khỏe
1.2.1 Khái niệm về sức khỏe
Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health
Organization): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã
hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế".
Dựa vào định nghĩa trên thì sức khoẻ được cho là bao gồm tình trạng của cả tinh thần lẫn
thể chất. Để hoàn thiện khái niệm về sức khoẻ, chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng mối tương quan
giữa tinh thần và thể chất. Do đó chúng ta có thể bổ sung cho đầy đủ hơn cho định nghĩa về sức
khoẻ như sau : “ Sức khoẻ của một người là kết quả tổng hoà của tất cả các yếu tố tạo nên tinh
thần và thể chất của con người ấy”
1.2.2 Khái niệm về chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ, trong đó người cung ứng và người sử dụng
quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác, chăm

sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng, đó là:
- Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở mức độ khác
nhau. Chính vì vậy không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường người ta gặp khó
khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được.
- Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng ( người bệnh) thường không thể hoàn
toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung
ứng ( cơ sở y tế). Cụ thể khi người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh, việc điều trị bằng phương
pháp nào, thời gian bao lâu hoàn toàn do thầy thuốc quyết định. Như vậy, người bệnh chỉ có
thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, người chữa cho mình chứ không được chủ


động lựa chọn phương pháp điều trị. Mặt khác, do dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với
tính mạng con người nên mặc dù không có tiền nhưng vẫn phải khám chữa bệnh (mua). Đặc
điểm đặc biệt này không giống các loại hàng hóa khác, đó là đối với các loại hàng hóa không
phải là sức khỏe, người mua có thể có nhiều giải pháp để lựa chọn, thậm chí tạm thời không
mua nếu chưa có khả năng tài chính.
1.3 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nhu cầu là một khái niệm mang tính khách quan, có thể được hiểu là những thiếu hụt về
một vấn đề nào đó. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe là người bệnh thực sự mắc bệnh hoặc cần
CSSK, cần được sử dụng các DVYT thích hợp để giải quyết vấn đề sức khỏe đó. Nhu cầu hàng
đầu đối với CSSK là phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh, chữa bệnh kịp thời để tránh hoặc kéo dài
thời gian chuyển sang mạn tính, di chứng. Thực hiện công tác phục hồi chức năng, điều dưỡng,
chăm sóc cả tinh thần và thể chất nhằm giúp người bệnh hòa nhập trở lại với sinh hoạt bình
thường của cộng đồng xã hội .
Chăm sóc sức khỏe cho NCT là ph ng, chống sự già hóa quá sớm, đề ph ng và chữa trị
các bệnh tuổi già sinh ra bằng nhiều biện pháp khác nhau qua đó nhằm cải thiện tình trạng sức
khỏe (về cả thể xác lẫn tinh thần), giảm thiểu các bệnh mạn tính, tàn phế và tử vong khi bước
vào tuổi già. Nhu cầu CSSK ở NCT khác với những nhóm tuổi khác. Các nhu cầu chăm sóc của
NCT gồm: CSSK tâm thần, tâm lý, phục hồi về thính lực và thị lực, chăm sóc vệ sinh răng
miệng, dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và an toàn, phục hồi chức năng, nhà ở, môi trường sống và

phò ng, chống giảm các yếu tố nguy cơ . Nhu cầu CSSK là những yêu cầu cấp thiết của NCT
không chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà c n phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng, giá
thành, mức độ bệnh, khoảng cách và khả năng tiếp cận với các cơ sở CSSK của từng người.
Ở nhiều nước trên thế giới, việc chăm sóc NCT chủ yếu là do cá nhân NCT hoặc những
người chăm sóc không chính thức gồm người thân, bạn bè và làng xóm (chủ yếu là phụ nữ).
Ngay cả khi đã có các dịch vụ chăm sóc chính thức phù hợp thì chăm sóc không chính thức vẫn
đóng vai trò chủ đạo.
Ở Việt Nam, nhu cầu CSSK của người cao tuổi là rất lớn (chiếm 84,4%) trong khi điều
kiện tự thân của người cao tuổi c òn rất hạn chế . Tình trạng NCT sống không có vợ/chồng
chiếm tỷ lệ cao (14%), trong đó NCT nữ cô đơn cao gấp 5,44 lần so với NCT nam; phụ nữ cao


tuổi sống ly hôn, ly thân gấp 2,2 lần so với nam giới . Việc phải sống một mình là điều kiện rất
bất lợi đối với NCT, bởi gia đình luôn là chỗ dựa cơ bản cho mỗi thành viên khi về già.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở NCT không chỉ là đơn thuần là những chăm sóc hằng ngày
như nuôi dưỡng, chăm sóc khi ốm đau, NCT c n có nhu cầu rất cao đó là được chăm sóc về tinh
thần. Theo Nguyễn Đình Cử, về mặt tinh thần, có 13% NCT gặp trắc trở, 60% thấy bình thường,
chỉ có 20% cảm thấy thoải mái . Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, gia đình
nhiều thế hệ bắt đầu có xu hướng chuyển thành gia đình hạt nhân. Hiện tượng này thường gặp ở
khu vực thành thị, nhưng hiện tại cũng đã trở nên phổ biến ở khu vực nông thôn. Mặt khác, dưới
tác động của nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, người dân sống ở
vùng nông thôn có xu hướng di dân vào thành phố để tìm kiếm việc làm đặc biệt là những thanh
niên trẻ làm quy mô gia đình giảm, phụ nữ trở thành lao động chính, dẫn tới sự hỗ trợ từ phía
gia đình trong CSSK NCT là rất hạn chế. Đây là một gánh nặng đối với NCT và làm cho nhu
cầu chăm sóc về tinh thần của NCT từ con cái không được đáp ứng như mong đợi. Vì vậy, nhà
nước, gia đình, cộng đồng cần quan tâm hơn nữa, cải thiện đời sống vật chất của NCT nhưng
đồng thời phải chăm sóc hơn về mặt tinh thần thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực như
giáo dục cho con cháu biết quan tâm, kính trọng ông bà, cha mẹ, xây dựng mô hình CSSK toàn
diện cho NCT, đảm bảo cho NCT được chăm sóc tốt hơn ngay tại nơi họ sinh sống.
2 Tổng quan chung về vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

2.1 Sơ lược về thực trạng người cao tuổi ở Viêt Nam
Hiện nay, ước tính NCT ở Việt Nam khoảng 10 triệu người. Dự báo vào năm 2050, số NCT sẽ
tăng lên 32 triệu người, đưa Việt Nam trở thành quốc gia “siêu già” trên thế giới. Điều này sẽ tạo
ra những thách thức rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển bền vững của quốc gia
và đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe NCT.
Chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, Việt Nam đang nằm trong tốp
5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới
cho thấy, thời gian quá độ chuyển từ “già hóa dân số” sang “dân số già” của Việt Nam chỉ có 15


năm. Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho
biết: Già hóa dân số nhanh sẽ tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như hệ thống an
sinh xã hội, việc làm, tuổi nghỉ hưu, quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống… và đặc biệt là hệ thống
dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Theo kết quả Điều tra Quốc gia về NCT Việt Nam năm 2011, hơn
60% NCT cho biết tình trạng sức khỏe là yếu hoặc rất yếu cần người chăm sóc. Các bệnh mạn
tính thường gặp ở NCT là bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, tắc
nghẽn mạch phổi, thoái hóa khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ… phải điều trị suốt đời.
Nhiều NCT đang phải đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép” và thường mắc các bệnh mãn
tính. Trung bình mỗi NCT mắc 3 bệnh, trong đó chủ yếu là bệnh mạn tính như: Đái tháo đường,
tăng huyết áp, thoái hóa khớp, ung thư, đột quỵ… cần nhiều thời gian điều trị hay thậm chí phải
điều trị suốt đời. Họ cũng phải đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa và chi phí điều
trị lớn. Trong khi đó, khoảng 70% NCT Việt Nam sống ở nông thôn là nông dân và làm nông
nghiệp; trên 70% NCT không có tích lũy vật chất và chỉ có chưa đầy 30% NCT sống bằng lương
hưu hay trợ cấp xã hội khiến cơ hội điều trị càng khó khăn.
Với thực trạng bệnh tật như trên, nhưng NCT chưa có các biện pháp phòng ngừa, quản lý
bệnh tật. Phần lớn, họ chưa có thói quen khám sức khỏe định kỳ, đến năm 2014, tỷ lệ NCT được
khám sức khỏe định kỳ chỉ là 27,5%. Hiện nay có khoảng 60% NCT tham gia bảo hiểm y tế,
nghĩa là 40% còn lại sẽ phải chi trả hoàn toàn chi phí khám chữa bệnh, trong khi chi phí khám
chữa bệnh đang ngày một tăng.
Để ứng phó với một xã hội già hóa, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án “Chăm sóc sức khỏe NCT

giai đoạn 2017-2025”. Mục tiêu của Đề án nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT thích
ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia về NCT,
Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản, Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân. Đối tượng thụ hưởng là NCT, gia đình có NCT và đối tượng tác động là các cấp
ủy Đảng, chính quyền và ban ngành, đoàn thể; cán bộ y tế, dân số; tổ chức, cá nhân tham gia thực
hiện Đề án; cộng đồng NCT sinh sống.


Đề án được triển khai trên toàn quốc, gồm 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tập
trung triển khai ở các tỉnh, thành phố có tỷ lệ NCT cao; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; NCT có hoàn cảnh kinh tế xã hội khó khăn. Đề án
được thực hiện từ năm 2017 đến 2025 và chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ năm 2017 – 2020
tập trung chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng. Giai đoạn 2, từ năm 2021 - 2025 sẽ tổng kết giai
đoạn 1, lựa chọn đẩy mạnh các hoạt động của Đề án đã triển khai có hiệu quả trong giai đoạn 1;
nhân

rộng

các



hình

chăm

sóc

sức


khỏe

dài

hạn

cho

NCT…

Với tỷ lệ người cao tuổi ngày càng nhiều thì những biện pháp trợ giúp tích cực, hiệu quả sẽ góp
phần để người cao tuổi “sống vui, sống khỏe”, là tấm gương cho con cháu học tập, noi theo.
2.2 Các quy định, chính sách liên quan chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Hiện nay, xu hướng già hoá dân số đang là một thách thức không nhỏ đối với toàn nhân
loại trong thế kỷ XXI. Đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho một số lượng lớn người cao tuổi
trong cộng đồng .
Nhận thức rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CSSK NCT, phát huy truyền
thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước coi việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật
chất, tinh thần của NCT trong đó có chăm sóc sức khỏe là đạo lý của dân tộc, là trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn dân và các cấp chính quyền. Điều này đã được thể hiện qua việc ban hành nhiều
văn bản chính sách của Nhà nước trong công tác chăm sóc người cao tuổi.
Từ năm 1946, Điều 14 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hò a đã khẳng định
“Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”. Qua các lần sửa
đổi, bổ sung, các bản Hiến pháp vẫn kế thừa và phát triển những quy định đó. Điều 64, Hiến
pháp năm 1992 quy định “Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ”. Điều
67 cũng ghi rõ: “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và
xã hội giúp đỡ”.
Năm 1989, Quốc hội thông qua Luật Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong đó tại
Chương VII đề cập đến vấn đề bảo vệ sức khỏe NCT, tại điều Điều 41 ghi rõ: “NCT được ưu



tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp
với sức khỏe của mình".
Ngay sau khi nhận được Nghị quyết 45/106 ngày 26/8/1991 về việc lấy ngày 01 tháng 10
hàng năm là ngày quốc tế NCT của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ngày 01/10/1991. Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước Việt Nam (nay là Chủ tịch nước) đã ra lời kêu gọi các cụ phụ lão cũng như
đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng quyết định của Liên Hợp Quốc. Lời kêu gọi đã khẳng
định “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một chính sách rất quan trọng và nhất quán của
Đảng và nhà nước ta ”.
Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 27/9/1995 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam về chăm sóc NCT yêu cầu các cấp, các ngành [3]: “Việc chăm sóc đời sống vật chất
và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ”; “Nhà
nước cần dành ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề chăm sóc người
cao tuổi ”.
Luật NCT (số 39/2010/QH12) được Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2010
[48]. Luật quy định NCT là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Luật NCT đã thể hiện rất rõ
nét tính ưu việt cũng như truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của xã hội ta. Ngoài việc được
Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể chúc thọ, mừng thọ theo quy định, NCT sẽ được chăm sóc sức
khỏe thông qua việc định kì khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt ưu tiên cho người đủ
80 tuổi trở lên. Các bệnh viện sẽ thành lập các khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều
trị người bệnh cao tuổi. Người cao tuổi được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong
hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, hưởng phúc lợi từ các công trình
công cộng và giao thông công cộng do Nhà nước và xã hội đầu tư. Chính phủ sẽ ban hành danh
mục dịch vụ mà NCT sử dụng với mức miễn, giảm nhất định. Cũng theo luật mới ban hành,
người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp hàng tháng,
được hưởng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. Các cơ quan nhà nước cũng
có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất để NCT phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình
thông qua việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, việc trực tiếp cống hiến trong khoa học,



sản xuất, kinh doanh.
Không chỉ có Luật NCT quy định về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, Việt
Nam c ò n có Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Lao động,
Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Phòng chống bạo lực gia đình. đều có các quy định nhằm
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.
Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai trò của NCT vừa là
nghĩa vụ và là trách nhiệm của toàn xã hội. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, mặc dù
chưa thực sự được toàn diện nhưng những văn bản, chính sách trên cũng đã thể hiện sự quan
tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với lớp người đã có đóng góp hết sức to lớn trong suốt
chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Và chính nội dung của những chính sách, Nghị
định, Thông tư, Pháp lệnh của Nhà nước, của công tác xã hội đã tạo nên một môi trường pháp
lý hành chính bắt đầu cho sự nghiệp chăm sóc người cao tuổi.
Không những thế, việc Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm sóc người cao tuổi còn thể
hiện rõ không chỉ qua Đề án mới đây nhất là Đề án 32 của Chính phủ về “Phát triển nghề công
tác xã hội giai đoạn 2010-2020”, trong đó có đề cập đến vấn đề chăm sóc, hỗ trợ NCT với mô
hình Trung tâm Công tác xã hội chăm sóc NCT theo mô hình xã hội hóa mà còn qua Quyết
định 1781 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người
cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020” với mục tiêu là phát huy vai trò của người cao tuổi;
nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi; đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động chăm sóc và
phát huy vai trò người cao tuổi phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Song song với các Đề án, Chương trình liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người cao
tuổi còn có các Thông tư về việc: “Hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”
trong đó đề cập đến vấn đề tổ chức khám sức khỏe để lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người
cao tuổi. Khuyến khích tổ chức mạng lưới bác sĩ gia đình và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
cho người cao tuổi.
Phần II: Thực trạng về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Trung tâm TRung tâm
BTXH IV,Ba Vì-Hà Nội
1.Đặc điểm tình hình TRung tâm BTXH IV,Ba Vì-Hà Nội
1.1 Lịch sử thành lập của Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội:

Trung tâm bảo trợ xã hội IV - thuộc Sở Lao động Thương Binh và Xã hội được thành lập
tháng 10 năm 1984, đáp ứng yêu cầu công tác xã hội của Thành phố nhằm từng bước giải quyết


tình trạng người lang thang xin ăn, kiếm sống, trẻ lang thang đường phố và các đối tượng xã hội
khác để đảm bảo trật tự mỹ quan văn minh đô thị. Trung tâm là một cơ sở bảo trợ xã hội của
Thành phố Hà Nội, đặt trụ sở chính trên địa phận huyện Ba Vì, vùng đồi gò, bán sơn địa, với
diện tích 2,4 ha, cách Trung tâm thị trấn Tây Đằng 2km và cách thủ đô 60km về phía tây, có
đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại, gần các cơ quan đảng, chính quyền, công an, quân
đội và bệnh viện Ba Vì, bệnh viện Sơn Tây,.. .Có hệ thống cây xanh, môi trường sinh thái trong
sạch. Ngoài ra, cơ sở 2 của Trung tâm đặt tại xã Xuân Sơn - thị xã Sơn Tây với diện tích 5 ha,
cách thị xã Sơn Tây 12km, có đường giao thông thuận tiện đi lại, có nhiều cây xanh thoáng mát.
Đơn vị có đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trẻ, khoẻ, trách nhiệm, nhiệt tình, có năng
lực trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, có truyền thống tốt đẹp trong suốt 25 năm qua và được sự
quan tâm chỉ đạo của Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Hà Nội, các cơ quan của Thành phố,
các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm thường xuyên quan tâm giúp đỡ.
về cơ sở vật chất: Trung tâm có cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống nhà nuôi dưỡng các đối tượng
được xây dựng kết cấu tốt, đảm bảo mát mẻ về mùa hè, ấm áp ừong mùa đông, có hệ thống
cưng cấp nước sạch, nhà ăn, nhà bếp sạch sẽ, khu vệ sinh khép kín, có các tủ chuyên dừng bảo
quản thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các phòng ở được trang bị giường, tủ, quạt
điện, các dãy nhà có


phòng đọc sách báo, xem tivi. Ngoài ra, Trung tâm còn có vườn cây ăn quả sinh thái, khu
chăn nuôi, ao cá,... Có khu học nghề và các trang thiết bị giảng dạy cho trẻ em.
Với hai cơ sở có diện tích vừa phải thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức lao
động, chăn nuôi trồng trọt, hướng nghiệp dạy nghề cho các nhóm đối tượng xã hội.
1.2 Những vấn đề liên quan đến nct tại Trung tâm:
Đối với người già cô đơn, không nơi nương tựa được nuôi dưỡng lâu dài Trung tâm có
những chính sách quản lý và chăm sóc như sau:

+ Trợ cấp xã hội: Từ nguồn trợ cấp xã hội của Nhà nước với mức 300.000 đồng/tháng
cho nuôi dưỡng vật chất đối với mỗi đối tượng xã hội, 50.000 đồng/tháng chi tiêu đồ dùng
sinh hoạt cá nhân.
+ Quản lý: quản lý tập trung với những đối tượng xã hội khác, sắp xếp chỗ ở hỗn hợp
với những đối tượng người già lang thang xin ăn, người khuyết tật,...
+ Nuôi dưỡng: Chế độ ăn 3 bữa/ngày, mức 10.000 đồng/ngày với mỗi đối tượng xã hội.
Thức ăn chính chủ yếu là cơm, canh, rau, đậu và thịt, cá,...
+ Chăm sóc sức khoẻ: Trung tâm có phòng y tế phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho
tất cả các đối tượng xã hội trong Trung tâm, tuy nhiên phòng y tế chỉ cung cấp thuốc và cứu
chữa những bệnh thông thường như: sốt, cảm cúm, sơ cứu các vết thương do tai nạn lao
động,... Phòng y tế chưa có dịch vụ khám chữa bệnh thường kỳ cho người già cô đơn được
nuôi dưỡng lâu dài, chưa có dịch vụ khám chữa và xét nghiệm HIV, cũng như các bệnh
hiểm nghèo khác. Phòng y tế cũng chưa làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho các
đối tượng xã hội tại Trung tâm.
+ Hoạt động khác: về lao động, Trung tâm khuyến khích những đối tượng người già còn
khả năng lao động tham gia lao động, tăng gia sản xuất như: trồng rau, chăn nuôi lợn và cá,
quét dọn vệ sinh, tu sửa trang trại,... về mặt giải trí, mỗi dãy phòng được bố trí một phòng
xem tivi và đọc báo tập trung, mở theo giờ để phục vụ người già.
Đối với vấn đề quan hệ của người già cô đơn, mặc dù nhân viên cơ sở chưa có những
hoạt động cụ thể tác động đến lĩnh vực này, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ cơ sở luôn
quan tâm theo dõi, hỏi thăm các đối tượng người già và kịp thời giải quyết những mâu
thuẫn, bất hoà nảy sinh trong các mối quan hệ của nhóm đối tượng này.
2.Thực trạng về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Trung tâm Trung tâm bảo
trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội:
2.1 Tình chăm sóc sức khỏe nct
2.1.1 Sức khỏe và tình hình bệnh tật ở người cao tuổi
Sức khỏe của người cao tuổi những năm gần đây có khá hơn trước, nhưng theo quy
luật tự nhiên, tuổi càng cao sức khỏe càng suy giảm. Tình trạng sức khỏe của người cao tuổi
phụ thuộc rất nhiều vào tuổi tác, trong đó tuổi càng tăng thì tỷ lệ người cao tuổi có sức khỏe
yếu càng cao, số bệnh mắc phải càng lớn. Khả năng tham gia lao động ở NCT nữ cao hơn

so với NCT nam nhưng khả năng tự phục vụ ở NCT nữ kém hơn so với NCT nam, chỉ có
một số lượng nhỏ NCT không tự phục vụ, cần được sự chăm sóc của người thân. Trung
bình NCT mắc 1,79 bệnh, thấp hơn tỷ lệ bệnh tật trung bình hiện nay. Những căn bệnh phổ


biến mà NCT hay gặp phải là bệnh huyết áp/ tim mạch, bệnh đường hô hấp, bênh xương
khớp và bệnh về mắt.
2.1.2. Tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế
Do các bệnh viện cấp trung ương đều tập trung tại Hà Nội nên khả năng tiếp cận của NCT
dễ dàng, đa phần NCT đều thấy thuận lợi. Bên cạnh đó các cơ sở 2 của các bệnh viện được
đầu tư xây mới tại khu vực ngoại thành, ven đô nên khả năng tiếp cận cơ sở y tế của người
cao tuổi Hà Nội không có sự khác biệt theo khu vực sống.
Số lần khám trung bình của NCT trong tháng qua từ 1-2. Có sự khác biệt về nhóm tuổi và
khu vực sống tác động đến số lần khám của NCT. NCT khu vực thành thị có xu hướng đi
khám nhiều hơn khu vực nông thôn và NCT nhóm 60-69 tuổi khám nhiều hơn 2 nhóm tuổi
còn lại. Xu hướng NCT chỉ đi khám khi ốm đau.
NCT có xu hướng đi khám chữa bệnh tại các cơ sở tuyến trên, cao nhất là tuyến trung ương.
Tuyến y tế cơ sở có ít người cao tuổi lựa chọn. NCT đô thị chọn khám y tế tư nhân nhiều
hơn NCT nông thôn. 50% số người cao tuổi tự đi khám, có sự khác biệt trong nhóm tuổi về
người đưa đi khám, nhóm 60-69 tuổi tự đi khám là chủ yếu, nhóm 70-79 do con trai đưa đi
nhiều hơn và nhóm 8+ do con gái đưa đi.
2.1.3.Tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.
Số lượng người cao tuổi được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế, tư vấn về chăm
sóc sức khỏe là rất cao. Hơn 1/3 Số người cao tuổi được hưởng dịch vụ tư vấn về dinh
dưỡng.
Không có nhiều khác biệt về khu vực sống với việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm
sóc sức khỏe tại cộng đồng
2.1.4.Sự hài lòng của người cao tuổi đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Đa phần NCT hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị vật tư của các cơ sở y tế hiện nay.
Mức độ hài lòng của người cao tuổi về trình độ chuyên môn của bác sĩ theo kết quả thu

được là tương đối cao.
Có khoảng hơn 1/4 NCT cảm thất hài lòng đối với thái độ và trách nhiệm của đội ngũ y bác
sỹ
Tuy nhiên có gần 1/2 NCT không hài lòng với thái độ, trách nhiệm của y bác sỹ.
NCT sử dụng BHYT có sự hài lòng và tương đối hài lòng về thái độ của đội ngũ y bác sỹ,
chất lượng khám và chữa bệnh, chi phí khám chữa bệnh cao hơn NCT khám không có thẻ
BHYT.
Khoảng 1/3 NCT được hưởng dịch vụ tư vấn dinh dưỡng và cho rằng họ gặp thuận lợi trong
quá trình hưởng dịch vụ. Không có mối quan hệ giữa giới tính và khu vực trong việc tiếp


cận và sử dụng dịch vụ nhưng có sự khác biệt về độ tuổi, nhóm tuổi càng cao thì mức độ sử
dụng dịch vụ càng thấp.
NCT tại địa bàn nghiên cứu chưa thật sự hài lòng về hoạt động tuyên truyền, giáo dục chăm
sóc sức khỏe. Có sự khác biệt khi đánh giá về sự hài lòng giữa NCT nội thành và ngoại
thành.
2.2 Một số Vấn đề trọng tâm nhất trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi
tại Trung tâm
2.2.1 Chăm sóc y tế
Sức khỏe rất quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Ngoài
việc quan tâm chăm sóc về y tế, đơn vị thường xuyên hướng dẫn đề phòng việc té ngã, đây
là một nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh tật cho người cao tuổi dẫn đến các chấn
thương trực tiếp như: bong gân, gãy xương, chấn thương sọ não..., để lại hậu quả các biến
chứng tiếp theo do nằm lâu như: loét, thoái hóa cơ ... té ngã làm người cao tuổi có cảm giác
sợ, từ đó ngại đi lại, làm giảm khả năng vận động cơ bắp và làm yếu thêm tình trạng sức
khỏe chung. Nguyên nhân gây té ngã do sự suy yếu khả năng vận động, phản ứng chậm.
Có thể do bệnh tật như: di chứng liệt nửa người, bệnh rối loạn tiền đình gây chóng mặt, mất
thăng bằng. Người cao tuổi khi mắc những bệnh này cần có sự trợ giúp bằng gậy, nạng, xe
đẩy hoặc có người dìu. Ngoài những nguyên nhân trên, người cao tuổi khi đi lại cần quan
sát kỹ, tránh chỗ trơn, chỗ tối, thận trọng khi lên xuống cầu thang.

2.2.2 Chăm sóc dinh dưỡng:
Tình trạng dinh dưỡng của người già phụ thuộc vào trạng thái thể lực, tâm lý và xã
hội, người cao tuổi thường gặp vấn đề về răng miệng, sức nhai kém nên khó nghiền nát
thức ăn, đồng thời các men tiêu hóa giảm nên người cao tuổi thường hay bị rối loạn tiêu
hóa. Do vậy nếu không có chế độ ăn uống tốt, hợp lý sẽ xảy ra nhiều bệnh. Trung tâm quan
tâm xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho đối tượng cao tuổi. Ăn đầy đủ các chất
nhưng không ăn quá no và ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật như rau, đậu v.v... Thức
ăn nêm vừa phải, không quá mặn cũng không quá lạt. Cần hạn chế đồ xào, tăng cường thức
ăn tươi hoặc luộc. Ăn chậm, nhai kỹ làm cho thức ăn dễ tiêu hóa, giờ ăn trong ngày nên ổn
định. Ngoài ra cần phải uống nước để tránh sỏi đường niệu và táo bón. Tuy nhiên không
nên uống quá nhiều dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần, nhất là ban đêm sẽ ảnh hưởng đến
giấc ngủ. Chỉ cần 1 - 1,5 lít nước/ngày là đủ cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
2.2.3 Giấc ngủ với người cao tuổi:
NCT thường ít ngủ và có rối loạn về giấc ngủ với các rối loạn thường gặp như: Ngủ
gà gật ban ngày, ít ngủ về đêm. Ngủ không ngon giấc, dễ có ác mộng, dễ tỉnh giấc vì một
tiếng động nhỏ. Tuy nhiên, chỉ cần ngủ 5 - 6 tiếng mỗi đêm, giấc ngủ sâu, không có ác
mộng là có thể đảm bảo sức khỏe tốt, nếu ngủ quá nhiều cũng gây hại cho sức khỏe. Để
đảm bảo giấc ngủ tốt cần tập những thói quen như: Ngủ và dậy vào những giờ nhất định,
ngủ sớm và dậy sớm tốt hơn ngủ muộn và dậy muộn. Tránh xem ti vi quá khuya. Chuẩn bị
tốt chỗ ngủ đảm bảo yên tĩnh, thông thoáng về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
2.2.4 Hoạt động vận động:
Người ta thường nghĩ rằng người cao tuổi cần được nghỉ ngơi nhiều, nhưng chính sự
không hoạt động lại không tốt cho sức khỏe. Những vận động nhẹ nhàng hoặc tập luyện thể
lực phù hợp giúp tránh thoái hóa khớp và tăng cường sức khỏe cho bản thân. Các vận động
mà người cao tuổi có thể thực hiện như đi bộ có thể giúp cho người cao tuổi vẫn giữ độ săn


chắc của cơ bắp và làm chậm quá trình loãng xương, tập thể dục đều đặn làm giảm nguy cơ
tim mạch như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, loãng xương và giúp ổn định đường
huyết. Cơ thể năng vận động sẽ hoạt động hài hòa, đem đến cảm giác dễ chịu, vui tươi, trí

óc sáng suốt. Ngoài ra những việc như dọn dẹp nhà cửa nhẹ nhàng, chăm sóc cây cảnh,
nghỉ ngơi kịp thời ngay khi thấy mệt, tránh làm việc quá sức.
2.2.5 Sự quan tâm của gia đình và người thân:
Do phản xạ không còn nhanh nhạy, trí nhớ giảm sút mà người cao tuổi tự xa lánh mọi
người với ý nghĩ tự cho mình là người vô dụng, là người thừa trong xã hội. Vì vậy, những
người xung quanh cần có sự quan tâm, chăm sóc thì họ sẽ an tâm chấp nhận. Chính sự chấp
nhận đó cùng với sự kính trọng, quan tâm của mọi người sẽ giúp người cao tuổi thích nghi
với người chung quanh mà không mang mặc cảm nào. Người cao tuổi cần có một tâm hồn
thanh thản, năng vận động, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và được sự quan tâm chia sẻ
chăm sóc của mọi người đó là động lực chống lại mọi căng thẳng, ưu tư, buồn phiền để kéo
dài tuổi thọ.
3. Những giải pháp chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi
Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ở nước ta không chỉ bó hẹp trong phạm
vi y tế, mà còn hao trùm cả các vấn đề xã hội khác. Vấn đề chăm sóc sức khoẻ của người
cao tuổi được thực hiện bao gồm cả vấn đề kinh tế xã hội, từ phòng bệnh đến chữa bệnh.
3.1 giải pháp bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi trên lĩnh vực sản xuất.
Phần lớn người cao tuổi ở nước ta vẫn đang tham gia vào các hoạt động kinh tế để tìm
kiếm thu nhập vì vậy mà tình trạng sức khoẻ của họ bị giảm sút rất nhanh vì vậy cần phải
tiến hành một số giải pháp sau để bảo vệ sức khoẻ của người cao tuổi.
- Xúc tiến các hình thức lao động phù hợp với nhu cầu, năng lực, tình trạng sức khoẻ
hiện thời của người cao tuổi.
- Nghiêm cấm các hành bi phân biệt với những người lao động là người cao tuổi, các
hành vi lạm dụng người cao tuổi đuổi việc người cao tuổi khi người cao tuổi gặp ốm đau...
- Tạo ra nhiều hoạt động kinh tế đặc biệt là các hoạt động kinh tế phù hợp với khả
năng, trình độ, tình hình sức khoẻ hiện tại của người cao tuổi.
- Loại trừ mọi sự ràng buộc đối với những lao động là người cao tuổi. Khi họ không
thể hoàn thành số thời gian lao động, sản phẩm phải sản xuất...
–Khuyến khích các hình thức bảo hiểm mềm dẻo hơn các hình thức bảo hiểm bắt
buộc để người cao tuổi có thể tự nguyện tham gia và được bảo vệ về quyền lợi.
- Tạo điều kiện về đất đai, tư liệu sản xuất để người cao tuổi có thể tham gia vào các

hoạt động sản xuất và với kinh nghiệm sống của mình góp phần xây dựng kinh tế đất nước.
- Hỗ trợ, mở rộng các chính sách phù hợp khuyến khích các cơ sở dạy nghề của người
cao tuổi để người cao tuổi có cơ hội truyền đạt các kinh nghiệm sống của mình tới thế hệ
trẻ.
3.2. giải pháp chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trên lĩnh vực đời sống vật chất
chung.
- Đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi và gia đình họ để người cao tuổi có
thể tiếp tục sống và sống có ích.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có những chương trình hoạt động nhằm chăm sóc
người cao tuổi đặc biệt là người cao tuổi cô đơn.


- Xây dựng và tạo sự thích nghi của hệ thống bảo hiểm với mọi thành phần của người
cao tuổi nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa những người cao tuổi. Tạo mối quan hệ tương hỗ
giữa các thế hệ, xoá bỏ mọi sự ngăn cách, hạn chế sự lệ thuộc của người cao tuổi vào thế hệ
trẻ. - Xây dựng các hình thức tổ chức nhằm khuyến khích người cao tuổi dành dụm, tiết
kiệm tiền cho tuổi già.
3.3. giải pháp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi.
- Phát triển hệ thống dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khoẻ và chữa trị một cách hiệu quả
các bệnh lý của người cao tuổi.
- Khuyến khích các biện pháp chữa bệnh sớm và các biện pháp phòng ngừa để tránh
bệnh tật khi về già và tránh già trước tuổi.
- Khuyến khích sự kết hợp giữa các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội.
- Xúc tiến các hoạt động hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc bản thân ở những nơi
cân thiết.
- Phát triển các tiềm năng và công nghệ cần thiết cho những người câng giáo dục,
chăm sóc về sức khoẻ.
- Nghiên cứu các bệnh lý liên quan đến tuổi già và có các biện pháp phòng chống
thích hợp. - Phát triển mở rộng các dịch vụ y tế thuận lợi để người cao tuổi có điều kiện
được chăm sóc sức khoẻ, chữa trị bệnh tật.

3.4 giải pháp chăm sóc sức khoẻ trên lĩnh vực văn hoá, thể dục thể thao.
- Phát triển và tăng cường vệc học tập của người cao tuổi, có những hình thức đào tạo
cho người cao tuổi, xoá bỏ mọi hình thức phân biệt, tạo điều kiện để người cao tuổi tiếp
cận với hệ thống giáo dục.
- Xúc tiến việc giáo dục những vấn đề liên quan đến tuổi già đặc biệt là quá trình lão
hoá công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tham gia vào các hoạt động văn hoá thể
dục thể thao, tham gia vào các tổ chức xã hội và tham gia để đưa ra được quyết định liên
quan trực tiếp đến bản thân mình.
- Nghiên cứu, phát triển các loại hình thể dục thể thao phù hợp với thể lực, đặc điểm
sức khoẻ của người cao tuổi.

Phần III: Đề xuất khuyến nghị
Hiện nay, phần lớn người cao tuổi vẫn có nhu cầu làm việc và vẫn phải làm việc. Vì
vậy, cần tạo điều kiện và khuyến khích người cap tuổi lao động nhằm giúp họ thoát
khỏi những mặc cảm không đáng có, có thêm thu nhập để chi tiêu các khoản sinh hoạt
ở đô thị cũng như tham gia các hoạt động xã hội giúp họ hòa nhập và ừở lại với cộng
đồng. Yì vậy, gia đình, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tư nhân cần tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho họ lao động nhẹ nhàng như trồng cây, trồng hoa, chăn nuôi, làm thủ
công mĩ nghệ, buôn bán nhỏ, ... phổ biến là nghề trông trẻ tại nhà vốn đã xuất hiện ở
thành phố gần đây, vừa đểvui trẻ, vui già vừa tăng thêm thu nhập cho người cao tuổi.


Ngoài ra, gia đình, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài địa phương cần có ừách nhiệm
đối với người cao tuổi như sau:
1. Chăm sóc sức khỏe
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh không phân biệt khám bảo hiểm y tế hay khám
dịch vụ.
Mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NCT. Khuyến khích khu
vực tư nhân, kết hợp chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng theo nhu cầu của NCT.

Tăng cường quản lý giám sát bệnh mãn tính, và hoạt động y tế dự phòng cũng như trang
bị kiến thức tự chăm sóc cho NCT để tăng số năm khỏe mạnh.
Phát triển nhân lực lão khoa, đào tạo nhân viên tế nhà cung cấp dịch vụ dựa vào điều
kiện của thành phố
2.Trách nhiệm của gỉa đình và các tổ chức đoàn thể trong vỉệc hỗ trợ về mặt sức khỏe
đối với người cao tuỗỉ.
> Trách nhiệm của gia đình
- Con cháu luôn chý ý tới sức khỏe của người cao tuổi, tạo môi trường thuận lợi nhất
để họ có cơ hội rèn luyện sức khỏe.
- Cần tôn trọng, thương yêu và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi một cách chu
đáo nhất.
- Trách nhiệm của ông bà, cha mẹ là dạy dỗ con trẻ, tạo điều kiện để con trẻ phát triển.
- Nhà nước cần phải có các chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức nghiên cứu
và phát triển các dịch vụ gia đình và giảm nhẹ lao động gia đình để các thành viên
trong gia đình có điều kiên quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
> Trách nhiệm của Nhà nước, Hội, Đoàn thể tại địa phương
- Đưa ra các chính sách chăm sóc sức khỏe, y tế đối YỚi người cao tuổi.
- Tuyên truyền và mở các cuộc Hội thảo về bảo vệ và chăm sóc sực khỏe cho người
cao tuổi tại địa bàn đang sinh sống.
- Cần phải có các chương trình, dự án tiêm chủng, khám sức khỏe, phát thuốc miễn
phí cho người cao tuổi.
- Kêu goi các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ xã hội và y tế cho người cao tuổi.
- Quan tâm về sức khỏe - y tế hơn nữa tới những người cao tuổi găpk khó khăn trong
cuộc sống.
- Hình thành mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi từ Trung ương tới địa
phương.


3.Trách nhiệm của gỉa đình và các tổ chức đoàn thể trong vỉệc hỗ trợ vật chất cho người
cao tuổi

> Trách nhiệm của gia đình
- Gia đình là nguồn cung cấp yật chất quan trọng nhất đối với người cao tuổi, mà ừách
nhiệm quan ừọng là yợ/chồng, con cái của người cao tuổi.
- Con cái có ừách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già.
- Khi người cao tuổi ốm đau, bệnh tật con cái là những người lo lắng thuốc men và mọi
khoản chi phí.
- Con cái có trách nhiệm lo lắng những chi phí cùng người cao tuổi khi nhà có đám dỗ hay
tiệc tùng.
- Con cháu luôn có ý thức trong việc chăm sóc, quan tâm người cao tuổi. Đây cũng là
trách nhiệm chung của những thành viên trong gia đình.
- Phát huy truyền thống vãn hóa gia đình của người Việt Nam ta từ xưa tới nay.
> Trách nhiệm của Nhà nước và Hội, đoàn thể tại địa phương
- Nhà nước cần đề ra những biện pháp thiết thực để giúp đỡ người cao tuổi có hoàn cảnh
khó khăn.
- Có những chính sách phù hợp với từng đối tượng người cao tuổi.
- Các tổ chức từ thiện, đoàn thể quan tâm và thăm hỏi, tặng quà cho người cao
tuổi.
- Chính quyền địa phương càn có những biện pháp hỗ trợ vật chất cho người cao tuổi
không phải là hưu trí khi họ ốm đau, bệnh tật hay gặp những khó khăn trong cuộc sống.
- Hội người cao tuổi tại địa phương phối hợp vỚi các đoàn thể tại địa phương tạo điều
kiện cho người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế để tăng thu nhập, những công việc đó
phù hợp vỚi khả năng và thể lực của người cao tuổi.
- Bản thân các tổ chức kinh tế tại địa phương cần phối hợp YỚi nhau và có những cuộc
hội thảo về việc làm đối vỚi người cao tuổi có nhu cầu làm việc vừa với sức của mình.
- Đối với những người cao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa thì nguồn hỗ trợ vật chất
chính là điều quan trọng trong cuộc sống của họ, vì vậy, chính quyền địa phương và Hội
người cao tuổi cần biết được những hoàn cảnh đó để có biện pháp giúp đỡ họ vươn lên
ừong cuộc sống (ví dụ như xây nhà từ thiện, hỗ trợ tiền hàng tháng hay tạo việc làm cho
họ để họ có thể có nơi ở, việc làm và sống có ích hơn, ...).
- Hội người cao tuổi có trách nhiệm là chỗ dựa vững trắc và ổn định cho người cao tuổi

ngoài gia đình, để họ có thể gửi gắn tâm tư, nguyện yọng, tham gia đóng góp ý kiến của
mình vào sự phát triển của đất nước.
KẾT LUẬN
Hiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang có xu
hướng tăng nhanh. Đây là mối quan tâm chung của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam nói chung và
Ba Vì-Hà Nội nói riêng trong các vấn đề của người cao tuổi thì vấn đề chăm sóc sức khoẻ của
người cao tuổi là một vấn đề đáng quan tâm. Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi ở nước ta hiện
nay nó vừa mang ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu
sắc.


NCT là một kho tàng kiến thức, kinh nghiệm sống. NCT góp phần quan trọng trong việc
khuyên dạy con cháu, dòng họ, giúp nhiều người áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh
nghiệm vào sản xuất, kinh doanh, giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống...cho đất nước. Do
vậy, họ cần phải được tôn trọng và ứng xử thích hợp, thể hiện truyền thống nhân ái và thủy
chung mà nền văn hóa Việt Nam luôn luôn đề cao. Tôn trọng và chăm sóc người cao tuổi cũng
có nghĩa là tạo điều kiện cho họ có thể tiếp tục phát huy những kinh nghiệm sống mà họ tích
lũy được góp phần xây dựng xã hội mới trong những hoàn cảnh thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Báo cáo của phòng Lao động thương binh và xã hội TP Hà NỘi,2016
2.
Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình,2016
3.
Báo cáo công tác chăm sóc ngườicao tuổi của TP Hà Nội
năm 2016
4.
/>5.
/>i_truong_Y_te.pdf
6.

/>7. Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2015, phương hướng
nhiệm vụ công tác năm 2016- Trung tâm bảo trợ xã hội IV.
8. Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng bằng khen của UBND Thành phố Hà
Nội năm 2015 - Trung tâm bảo trợ xã hội IV
9. Bài giảng CTXH cá nhân - Giảng viên, TS. Mai Kim Thanh
10.Bài giảng CTXH với người cao tuổi - Gv. Nguyễn Thế Huệ
Trang web: Laodong.com




×