Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

VIỆC KHẮC hạp GIỮA vợ CHỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.19 KB, 2 trang )

VIỆC KHẮC HẠP GIỮA VỢ CHỒNG & Ý NGHĨA CÁC SỰ KHẮC HẠP
1- Hạp hay khắc về năm sinh
Chỉ cần xét theo năm sinh của người con trai và người con gái là thấy ngay sự khắc
hạp
a) Hạp về năm sinh : Là theo tam hợp tính theo tuổi và từng bộ :
– Hợi, Mão, Mùi
– Thân, Tý, Thìn
– Tị, Dậu, Sửu.
– Dần, Ngọ, Tuất
Như tuổi vợ chồng cùng có trong một bộ nêu trên là hạp. Ví dụ trong bộ Hợi, Mão
Mùi, vỡ chồng thuộc hai tuổi Hợi và Mùi là hạp. Tuy nhiên trong gia đình, phải có
đủ bộ cho hạp, thiếu một tuổi là không thành bộ. Như tuổi vợ chồng đã có Hợi và
Mùi, thì phải có thêm một đứa con tuổi Mão cho đủ bộ.
Hạp thì có sự làm ăn thịnh vượng của đôi vợ chồng, đây chỉ có cái nghĩa là làm ăn
thịnh vượng tùy theo cung số, có nghĩa là làm tăng độ số thịnh vượng lên chút ít,
chứ không phải là làm cho giàu sang, trong khi số cả hai vợ chồng cùng nghèo.
b) Khắc về năm sinh
Có ba thứ khắc : Khắc hạp, khắc hình và khắc xung
– Khắc hạp : Như Tý Sửu, Dần Hợi, Mão Tuất, Thìn Dậu, Tị Thân, Ngọ Mùi. Cứ
từng cặp đi theo Lục hạp. Khắc hạp thì vợ chồng có thể hay cãi nhau, có khi đánh
nhau, nhưng con đông và đánh nhau, chửi nhau … mà vẫn không rời nhau.
– Khắc hình : Như giữa Thân Hợi, Dậu Tuất, Mùi Tý, Ngọ Sửu, Thìn Mão, Dần Tị,
gặp từng cặp tuổi như vậy là khắc hình. Khắc hình thì có hại, có nghĩa là không lợi
thêm, nhưng không phải là vợ chồng bỏ nhau.
– Khắc xung : Là các cặp trong Tứ hành xung : Dần Thân Tị Hợi; Tý Ngọ Mão


Dậu; THìn Tuất Sửu Mùi. Nhất là các tuổi đối diện nhau trên bàn tay : Tí với Ngọ,
Mão với Dậu, Dần với Thân, Tị với Hợi ….. Khắc xung cũng không có nghĩa là vợ
chồng bỏ nhau không phải là con cái suy bại, mà có nghĩa là vợ chồng xung khắc
hay đấu khẩu (giống như xa thì nhớ thương, gần thì thiếu sự êm ái)


2- Khắc hạp theo Ngũ hành của mạng
Sự khắc nhau về Ngũ hành của mạng cũng không có nghĩa là vợ chồng lìa nhau.
Ví dụ : Người Mạng Hỏa và người Mạng Thủy. Theo lẽ sinh khắc Ngũ Hành thì
Thủy khắc Hỏa, vậy thì vợ chồng ở hai tuổi đó là khắc nhau. Tuy nhiên, không
phải luận đơn thuần như vậy, bởi vì Mạng có nhiều thứ Hỏa và có nhiều thứ Thủy.
Như Mạng Đại Hải Thủy và Mạng Thiên Thượng Hỏa, thì lại không khắc nhau, vì
nước đại dương không khắc lửa mặt trời, trái lại còn làm cho mặt trời rạng sáng.
3- Khắc về Âm Dương
Tuy nhiên, Mạng còn có mạng Âm và mạng Dương. Sự khắc hạp về Ngũ Hành của
mạng còn phải tuỳ theo có sự khắc hạp Âm Dương hay không. Dù có khắc theo
Ngũ Hành mà không khắc theo Âm Dương, thì cũng không phải là khắc. Cho nên
yếu tố khắc Âm Dương rất là quan trọng.
Ví dụ : Một người mạng Kim, một người mạng Mộc. Kim khắc Mộc, nhưng nếu
hai người cùng Mạng Dương, hoặc hai người cùng mạng Âm thì lại không khắc.
Hai người đó chỉ thực khắc nhau, nếu một người mạng Dương, một người mạng
Âm.
Nếu vợ chồng khắc Mạng nhau về Ngũ Hành hoặc khắc tuổi nhau mà có sự hạp
với nhau về tháng sinh, thì giải được.
Còn vợ chồng khắc nhau về tháng sinh, thì cái đó có nghĩa là hay khắc khẩu (hay
cãi cọ, đấu lý, hay giận nhau …) chứ cũng không có nghĩa là vợ chồng phải xa rời
nhau hay là con cái phải lụn bại, hoặc là không con.=D>



×