Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tình hình mắc bệnh cầu trùng trên đàn gà Isa Shaver hậu bị và biện pháp phòng trị tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.41 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ VIỆT ANH
Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN ĐÀN GÀ ISA SHAVER
HẬU BỊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN
NUÔI THÚ Y TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2012 – 2017

Thái Nguyên – 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ VIỆT ANH


Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN ĐÀN GÀ ISA SHAVER
HẬU BỊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN
NUÔI THÚ Y TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Lớp

: K44 - TY

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2012 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: GS TS. Từ Quang Hiển

Thái Nguyên – 2016


i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cũng như thời gian thực tập tại trại Gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y.
Em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Ban Giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú
y cùng toàn thể các thầy, các cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và dìu dắt
em trong suốt thời gian qua.
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy, các cô trong
Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành đề tài và đúng thời gian quy định.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
GS.TS. Từ Quang Hiển và cô giáo TS. Trần Thị Hoan đã tận tình chỉ bảo
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Nhân dịp này em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và
người thân đã giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian học tập và rèn
luyện tại trường.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn
nuôi Thú y luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công
trong giảng dạy và trong nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016
Sinh viên

Lê Việt Anh


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên

trước khi ra rường. Đây là khoảng thời gian giúp sinh viên hệ thống lại kiến
thức đã học ở trường lớp để áp dụng vào thực tiễn. Đồng thời, rèn luyện bản
thân tác phong khoa học đúng đắn, tạo lập tư duy sáng tạo để trở thành những
kỹ sư thật sự, có trình độ và năng lực làm việc góp phần vào xây dựng và phát
triển nông thôn nói riêng và đất nước nói chung.
Xuất phát từ những thực tế trên, được sự nhất trí của Nhà trường, Ban
Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
thầy giáo hướng dẫn GS.TS. Từ Quang Hiển và sự tiếp nhận của trại Gia cầm
khoa Chăn nuôi Thú y, em đã thực hiện đề tài “Tình hình mắc bệnh cầu
trùng trên đàn gà Isa Shaver hậu bị và biện pháp phòng trị tại trại gia cầm
khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế
chưa nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khoá luận của em không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu từ các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khoá luận
của em được hoàn thiện hơn.


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Vị trí ký sinh của các loài cầu trùng gà ............................................ 9
Bảng 2.2. Một số đặc điểm phân loại cầu trùng gà ......................................... 12
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 32
Bảng 4.1. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản .......................................... 40
Bảng 4.2. Lịch dùng vắc xin cho gà sinh sản.................................................. 41
Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà qua kiểm tra
mẫu phân .......................................................................................... 45

Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà thí nghiệm theo
lứa tuổi ở lô I.................................................................................... 46
Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên gà thí nghiệm theo
lứa tuổi ở lô II .................................................................................. 47
Bảng 4.6. Triệu chứng của gà bị bệnh cầu trùng ............................................ 50
Bảng 4.7. Bệnh tích gà bị cầu trùng ................................................................ 50
Bảng 4.8. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) .............. 52
Bảng 4.9. Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (gam) ................. 53
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà................................................ 54
Bảng 4.11. Chi phí thuốc dành cho phòng trị bệnh cầu trùng ở gà
thí nghiệm ........................................................................................ 54


iv

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cấu tạo oocyst loài eimeria sp gây bệnh ........................................ 12
Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt vòng đời chung của cầu trùng .................................. 14


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Chữ viết tắt
CRD

:


Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

cs

:

Cộng sự

Đ

:

Đồng

E

:

Eimeria

SS

:

Sơ sinh

STT

:


Số thứ tự

SMKT

:

Số mẫu kiểm tra

SMN

:

Số mẫu nhiễm



:

Thức ăn

TT

:

Tuần tuổi


vi


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu của đề tài. .................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. ..................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ..................................................................... 3
2.1.1. Quá trình thành lập và quy mô của trại ................................................... 3
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trại.............................................................. 4
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
2.2.1. Đại cương về cơ thể gia cầm ................................................................... 5
2.2.2. Đặc điểm của cầu trùng gây bệnh trên gà ............................................... 7
2.2.3. Đặc điểm bệnh cầu trùng gà .................................................................. 16
2.2.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 26
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN
NGHIÊN CỨU .................................................................................. 31
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 31
3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 31
3.1.2. Địa điểm ................................................................................................ 31


vii


3.1.3. Thời gian ............................................................................................... 31
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 32
3.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 32
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 33
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 35
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 36
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 36
4.1.1.Công tác chăn nuôi ................................................................................. 36
4.1.2 Công tác thú y ........................................................................................ 40
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 44
4.2.1. Ảnh hưởng của 2 thuốc Coxymax và Rigencoccin - WS đến
tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà thí nghiệm 1 – 70
ngày tuổi. ................................................................................................ 44
4.2.2. Triệu chứng bệnh tích của gà bị cầu trùng ............................................ 50
4.2.3. Ảnh hưởng của 2 thuốc Coxymax và Rigencoccin - WS dến
tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi. ............................. 51
4.2.4. Ảnh hưởng của 2 thuốc Coxymax và Rigencoccin - WS đến
sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi. ...................... 53
4.2.5. Hiệu lực điều trị của thuốc .................................................................... 54
4.2.6. Chi phí thuốc dành cho phòng, trị bệnh cầu trùng. ............................... 54
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 56
5.1. Kết luận .................................................................................................... 56
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã và đang phát
triển hết sức mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế cả nước đi lên. Đặc
biệt, là ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Ngành
chăn nuôi đã có từ lâu đời, cung cấp lượng thực phẩm lớn với hàm lượng dinh
dưỡng cao, phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng. Để phát triển ngành
chăn nuôi có hiệu quả, một trong những vấn đề quan trọng là công tác phòng
và trị bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng, các biện
pháp phòng và trị bệnh kịp thời có hiệu quả sẽ có tác dụng ngăn ngừa, bao
vây và ngăn chặn nguồn bệnh, hạn chế khả năng lây lan, hạn chế những thiệt
hại lớn cho ngành chăn nuôi.
Tuy nhiên, vấn đề dịch bệnh, trong đó có bệnh cầu trùng vẫn xảy ra phổ
biến, gây trở ngại cho ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và đặc điểm thời
tiết khí hậu của nước ta, tình trạng kháng thuốc ký sinh trùng nói chung và
cầu trùng nói riêng làm cho khả năng biến đổi và thích nghi của cầu trùng rất
lớn. Mặt khác, vấn đề vệ sinh thú y chưa đồng bộ ở tất cả các cơ sở chăn nuôi
tập thể và tư nhân. Đó chính là nguyên nhân làm cho bệnh cầu trùng gà vẫn
tồn tại và là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho ngành chăn nuôi
gà, đặc biệt là gà nuôi theo hướng công nghiệp. Theo Lê Hữu Khương (2008)
[5], tỷ lệ nhiễm cầu trùng tại các trại gà từ 4 – 100%, tùy vào từng cơ sở chăn
nuôi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, giống gà, lứa tuổi, trung
bình tỷ lệ nhiễm từ 30 -50%, tỷ lệ chết dao động từ 5 -15%. Bệnh gây nhiễm
nặng ở gà từ 2 đến 6 tuần tuổi, dẫn đến tỷ lệ chết trong đàn cao, nếu gà không
chết sẽ trở thành bệnh mãn tính làm cho gà còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề
kháng mở đường cho mầm bệnh khác xâm nhập…



Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×