Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời gian bón phân đạm đến tồn dư Nitrat trong rau cải xanh ở vụ đông năm 2015 Hà Giang. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.09 KB, 59 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------

NGUYỄN THANH TÙNG
Đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG VÀ THỜI GIAN
BÓN PHÂN ĐẠM ĐẾN TỒN DƢ NITRAT TRONG RAU CẢI XANH
Ở VỤ ĐÔNG NĂM 2015 HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :

Chính quy

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trƣờng

Lớp:

K44 – KHMT - N01

Khoa:

Môi trƣờng

Khóa học:



2012 – 2016

Thái Nguyên - Năm 2016


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------

NGUYỄN THANH TÙNG
Đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG VÀ THỜI GIAN
BÓN PHÂN ĐẠM ĐẾN TỒN DƢ NITRAT TRONG RAU CẢI XANH
Ở VỤ ĐÔNG NĂM 2015 HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :

Chính quy

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trƣờng

Lớp:


K44 – KHMT - N01

Khoa:

Môi trƣờng

Khóa học:

2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Phan Thị Thu Hằng

Thái Nguyên - Năm 2016


iii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình
học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên. Với phương châm “học đi đôi với hành, lý
thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh viên củng cố và
hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học, áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt vào
thực tế nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để sau khi ra trường có thể đáp ứng
được nhu cầu của xã hội.
Được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN khoa Quản lí tài nguyên em đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời

gian bón phân đạm đến tồn dư Nitrat trong rau cải xanh ở vụ đông năm
2015 Hà Giang”.
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em

đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và cơ quan chủ quản.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Khoa Học
Môi Trường và các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em
xin chân thành cảm ơn UBND Thị Trấn Việt Quang, và các hộ nông dân trên địa
bàn đã giúp đỡ , tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập thông tin để
thực hiê ̣n khóa luận này . Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS.
PHAN THỊ THU HẰNG đã chỉ bảo và hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn chế nên
khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài của em được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Thanh Tùng


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hàm lượng Nitrat (mg/kg sản phẩm theo tiêu chuẩn của Tổ chức
Thương Mại Thế Giới) .................................................................................... 23
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất rau ở một số nước Châu Á năm 2010 .............. 26
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam ................................................ 28
Bảng 2.1: Hàm lượng Nitrat trong các mẫu đất trước thí nghiệm .................. 33
Bảng 3.1: Diện tích, Năng suất, Sản lượng, của cây rau ................................ 35
Bảng 3.2: 1 số loại rau được trồng phổ biến ở huyện Bắc Quang, Hà Giang
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3 : Hiện trạng sử dụng phân bón cho rauError!

Bookmark


not

defined.
Bảng 3.4 : Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến năng suất cải xanh ........... 41
Bảng 3.5 : Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến tồn dư nitrat trong cây cải
xanh ................................................................................................................. 43
Bảng 3.6 : Ảnh hưởng của thời gian bón đạm lần cuối đến tồn dư hàm lượng
NO3- trong rau cải xanh. .................................................................................. 44


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Bắc Quang năm 2015……34
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng phân bón cho rau ở huỵện Bắc
Quang
......................................................................................................................... 38


vi

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

AND

: Axit đêoxiribonucleic

ARN


: Axít ribonucleic

ATP

:Adenosin triphosphat

ADP

:Andenozin Diphotphat

BVTV

: Bảo vệ thực vật

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc

Cu

: Đồng

Fe

: Sắt

NN & PTNT

: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn


NO3-

: Nitrat

TCQĐ

: Tiêu chuẩn quy định

Pb

: Chì

Zn

: Kẽm

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ v
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết................................................................................................. 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn ...................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1.Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 3
1.1.1. Khái quát về rau an toàn ......................................................................... 4
1.1.2. Dinh dưỡng đạm cho rau và vấn đề tồn dư nitrat ................................. 11
1.1.3. Ngưỡng hàm lượng NO3- trong rau xanh .............................................. 23
1.1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 30
2.3. Nôi dung, vật liệu nghiên cứu .................................................................. 30
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 30
2.3.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31


viii

2.4.1. Điều tra thực trạng sản xuất rau ............................................................ 31
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm nghiên cứu ........................................... 31
2.4.3. Kỹ thuật gieo trồng rau ......................................................................... 33

2.4.4. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra hàm lượng NO3- .................................. 33
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ................................ 33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 34
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 35
3.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón cho rau ....................................... 35
3.2. Ảnh hưởng của các liệu lượng bón đạm khác nhau đến năng suất và tồn
dư nitrat trong cây cải xanh ............................................................................ 40
3.2.1. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến năng suất cải xanh ................... 40
3.2.2. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến tồn dư nitrat trong cây cải xanh ..... 42
3.3. Ảnh hưởng của thời gian bón đạm lần cuối đến tồn dư hàm lượng NO 3trong rau cải xanh. ........................................................................................... 44
3.4. Đề xuất biện pháp hạn chế tồn dư NO3- trong rau cải xanh. .................... 45
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 46
1. Kết luận ....................................................................................................... 46
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC ẢNH .................................................................................................


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày
của con người, rau cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ… cho cơ thể
và rau có tính dược lý cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được.
Đồng thời, rau còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng của nhiều nước. Vì thế, đây là loại thực phẩm rất cần
thiết và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người.
Trước tình hình thế giới hiện nay, dân số ngày càng tăng nhu cầu
về lương thực, thực phẩm ngày càng lớn. Cùng với sự phát triển của nền kinh

tế - xã hội, đời sống của con người được nâng cao chất lượng lương thực
thực phẩm, nên buộc ngành nông nghiệp phải sản xuất rau nhiều hơn. Vì vậy,
bón phân là một trong những biện pháp làm tăng năng suất của cây trồng để
đáp ứng nhu cầu của con người.
Tuy nhiên, việc sử dụng lượng lớn và không đúng qui định phân hóa
học đã dẫn đến dư lượng nitrat tồn dư trong các sản phẩm nông sản cao gây ra
ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Việc sản xuất rau không thể không chú trọng tới hàm lượng nitrat,
Trong một số lương thực, thực phẩm và nước uống mà con người hấp thụ
hàng ngày rau đưa vào cơ thể người lượng nitrat cao nhất. Dù rằng, tính độc
của nitrat thấp nhưng hàm lượng nitrat vượt quá ngưỡng cho phép trong nông
sản sẽ nguy hiểm tới sức khỏe, tuổi thọ của con người. Hàm lượng NO 3- trong
rau đã được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rau “an toàn”
Hàm lượng NO3- trong rau chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Loại rau,
khí hậu, điều kiện canh tác (phân bón, thuốc trừ cỏ, đất đai, không
khí…)…Trong đó phân bón cũng ảnh hưởng lớn nhất tới hàm lượng NO 3trong rau.


2

Từ những nghiên cứu cơ bản này, các nhà khoa học đã đề cập đến việc
sản xuất rau sạch, rau an toàn cho một số loại rau. Một số cơ quan địa
phương, cơ quan đã và đang áp dụng sản xuất rau an toàn, nhưng vấn đề tồn
dư NO3- trong rau vẫn còn cao so với ngưỡng giới hạn.
Xuất phát từ các vấn đề trên để đáp ứng yêu cầu của thực tế, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời
gian bón phân đạm đến tồn dư Nitrat trong rau cải xanh ở vụ đông năm
2015 Hà Giang”.
2. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời gian bón tới năng suất,

tồn dư NO3- trong rau. Từ đó lựa chọn mức bón rau an toàn và loại phân bón
phù hợp để áp dụng vào sản xuất rau an toàn.
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hạn chế ảnh hưởng phân bón đến
tồn dư NO3- trong rau xanh.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đóng góp cơ sở để xây dựng qui trình sản xuất rau an toàn
- Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất cải xanh an toàn theo hướng
VietGAP, có hiệu quả trong điều kiện huyện Bắc Quang, Hà Giang.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×