ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
ĐẶNG MẠNH HÀ
Tên chuyên đề:
QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN
TẠI CÔNG TY CP BÙI HUY HẠNH, XÃ TÁI SƠN, HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:
Chính quy
Thú y
Chăn nuôi Thú y
2012 - 2016
Thái Nguyên - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
ĐẠNG MẠNH HÀ
Tên chuyên đề:
QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN
TẠI CÔNG TY CP BÙI HUY HẠNH, XÃ TÁI SƠN, HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:
Chính quy
Thú y
K44 – TY
Chăn nuôi Thú y
2012 - 2016
ThS. Phạm Thị Trang
Thái Nguyên - 2016
`
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập, để hoàn thành khóa luận của mình, em
đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của ban
chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y, và trang trại chăn nuôi lợn của công ty CP
Bùi Huy Hạnh. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng
nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình.
Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS.
Phạm Thị Trang đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài và
hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y đã tạo điều kiện
thuận lợi và cho phép em thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới công ty CP Bùi Huy Hạnh,
chủ trang trại, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trang trại về sự hợp
tác giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại trại, theo dõi các chỉ tiêu và thu
thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian hoàn thành
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả!
Thái Nguyên, ngày
tháng 12 năm 2016
Sinh viên
Đăng Mạnh Hà
`
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn sinh sản từ năm 2014 - 2016 ................................... 9
Bảng 2.2: Hàm lượng axit amin thích hợp cho lợn nái chửa và lợn nái
nuôi con (Võ Trọng Hốt, 2000) [9] ................................................. 23
Bảng 4.1. Lịch sát trùng chuồng trại của trại lợn Bùi Huy Hạnh ................... 44
Bảng 4.2. Lịch tiêm vaccine phòng bệnh của trang trại.................................. 45
Bảng 4.3: Kết quả theo dõi tại trại CP Bùi Huy Hạnh .................................... 46
Bảng 4.4: Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái nuôi
tại trại ............................................................................................... 49
Bảng 4.5: Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn
nái nuôi tại trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh
Hải Dương ....................................................................................... 50
`
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTY:
Chăn nuôi thú y
Cs:
Cộng sự
ĐVT:
Đơn vị tính
Nxb:
Nhà xuất bản
Tr:
Trang
TT:
Thể trọng
`
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 1
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập .................... 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở .......................................... 7
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có liên
quan đến nội dung của đề tài .............................................................. 11
2.2.1. Đặc điểm sinh lý của lợn nái ................................................................. 11
2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái .................................................. 13
2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái ............... 21
2.2.4. Một số bệnh ở lợn nái sinh sản ............................................................. 27
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH38
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 38
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 38
3.2.1 Địa điểm tiến hành ................................................................................. 38
3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................... 38
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 38
`
v
3.3.1. Các nội dung ......................................................................................... 38
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 38
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 38
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 38
3.4.3. theo dõi các chỉ tiêu về kết quả đậu thai của lợn nái tại trại ................. 38
3.4.4. Theo dõi những bệnh thường gặp ở lợn nái trên đàn lợn nái................ 38
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 39
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 40
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 40
4.1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ........................................................ 40
4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề .................................................................... 46
4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh sinh sản cho đàn lợn nái nuôi
tại trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ... 49
4.2.2. Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi
tại trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ... 50
4.3. Những bệnh thường gặp trên lợn nái ở trại .............................................. 50
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.1.1. Chế độ nuôi dưỡng và phòng bệnh. ...................................................... 54
5.1.2. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái nuôi tại trại. ......................... 54
5.2. Tồn tại và đề nghị ..................................................................................... 54
5.2.1. Tồn tại ................................................................................................... 54
5.2.2. Đề nghị .................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay ngành chăn nuôi lợn rất phát triển về cả số lượng và chất
lượng. Tuy nhiên, ngoài việc phát triển mạnh mẽ đàn lợn thì kèm theo đó là
một số bệnh sinh sản thường xuyên mắc như: bệnh truyền nhiễm, bệnh ký
sinh trùng, bệnh nội khoa, bệnh sinh sản… và trong quá trình sinh sản lợn nái
dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập như Streptococcus, Staphylococcus, E.
coli… gây nên một số bệnh sinh sản làm giảm khả năng sinh sản của lợn, ảnh
hưởng tới việc tăng số lượng lợn, gây thiệt hại kinh tế lớn. Vì vậy, các bệnh
sinh sản ở lợn nái ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đàn lợn giống nói
riêng, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của toàn
ngành chăn nuôi lợn nói chung.
Xuất phát từ những đòi hỏi trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi
Thú y, được sự phân công của thầy, cô giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của
Công ty CP Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương chúng
tôi đã tiến hành đề tài: “Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh
sản tại công ty CP Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại CP Bùi
Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại.
- Theo dõi những bệnh thường gặp ở đàn lợn nái nuôi tại trại.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn,
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
2
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại
đạt hiệu quả cao.
- Tìm được nguyên nhân gây ra những bệnh thường gặp trên đàn lợn
nái từ đó đưa ra biện pháp phòng và trị.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Trang trại chăn nuôi của ông Bùi Huy Hạnh là một đơn vị chăn nuôi
gia công của công ty cổ phần chăn nuôi Charoen Pokphand Việt Nam. Trang
trại chăn nuôi lợn giống của ông Bùi Huy Hạnh được thành lập và đi vào sản
xuất lợn giống theo hướng chăn nuôi công nghiệp từ năm 2007 địa điểm xã
Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.
Tứ Kỳ là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng
Bắc Bộ. Cũng giống như các huyện khác của tỉnh Hải Dương, Tứ Kỳ nằm
hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, phía đông bắc
giáp huyện Thanh Hà (ranh giới là sông Thái Bình); phía tây Bắc giáp thành
phố Hải Dương; phía tây giáp huyện Gia Lộc; phía tây nam giáp huyện Ninh
Giang, đều thuộc tỉnh Hải Dương. phía đông nam giáp huyện Vĩnh Bảo (ranh
giới là sông Luộc), phía đông giáp huyện Tiên Lãng (ranh giới là một đoạn
sông Thái Bình).
Điều kiện địa hình, đất đai
Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình,
đất đai của huyện được hình thành nhờ sự bồi đắp của hệ thống sông này. Đất
đai ở đây chủ yếu được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho việc
canh tác của nhân dân, mặt khác cơ cấu đất đa dạng nên rất thuận lợi cho việc
phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau. Trang trại chăn nuôi của ông Bùi
Huy Hạnh nằm ở khu vực cánh đồng rộng lớn thuộc xã Tái Sơn có địa hình
Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full