Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản tại công ty CP bùi huy hạnh, xã tái sơn huyện tứ kỳ tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.36 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

ĐẶNG MẠNH HÀ
Tên chuyên đề:
QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN
TẠI CÔNG TY CP BÙI HUY HẠNH, XÃ TÁI SƠN, HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Thú y
Chăn nuôi Thú y
2012 - 2016

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

ĐẠNG MẠNH HÀ
Tên chuyên đề:


QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN
TẠI CÔNG TY CP BÙI HUY HẠNH, XÃ TÁI SƠN, HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Thú y
K44 – TY
Chăn nuôi Thú y
2012 - 2016
ThS. Phạm Thị Trang

Thái Nguyên - 2016


`

i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập, để hoàn thành khóa luận của mình, em
đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của ban

chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y, và trang trại chăn nuôi lợn của công ty CP
Bùi Huy Hạnh. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng
nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình.
Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS.
Phạm Thị Trang đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài và
hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y đã tạo điều kiện
thuận lợi và cho phép em thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới công ty CP Bùi Huy Hạnh,
chủ trang trại, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trang trại về sự hợp
tác giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại trại, theo dõi các chỉ tiêu và thu
thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian hoàn thành
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả!

Thái Nguyên, ngày

tháng 12 năm 2016

Sinh viên
Đăng Mạnh Hà


`

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn sinh sản từ năm 2014 - 2016 ................................... 9
Bảng 2.2: Hàm lượng axit amin thích hợp cho lợn nái chửa và lợn nái
nuôi con (Võ Trọng Hốt, 2000) [9] ................................................. 23
Bảng 4.1. Lịch sát trùng chuồng trại của trại lợn Bùi Huy Hạnh ................... 44
Bảng 4.2. Lịch tiêm vaccine phòng bệnh của trang trại.................................. 45
Bảng 4.3: Kết quả theo dõi tại trại CP Bùi Huy Hạnh .................................... 46
Bảng 4.4: Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái nuôi
tại trại ............................................................................................... 49
Bảng 4.5: Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn
nái nuôi tại trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh
Hải Dương ....................................................................................... 50


`

iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNTY:

Chăn nuôi thú y

Cs:

Cộng sự

ĐVT:


Đơn vị tính

Nxb:

Nhà xuất bản

Tr:

Trang

TT:

Thể trọng


`

iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 1

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập .................... 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở .......................................... 7
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có liên
quan đến nội dung của đề tài .............................................................. 11
2.2.1. Đặc điểm sinh lý của lợn nái ................................................................. 11
2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái .................................................. 13
2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái ............... 21
2.2.4. Một số bệnh ở lợn nái sinh sản ............................................................. 27
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH38
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 38
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 38
3.2.1 Địa điểm tiến hành ................................................................................. 38
3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................... 38
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 38


`

v

3.3.1. Các nội dung ......................................................................................... 38
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 38
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 38
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 38
3.4.3. theo dõi các chỉ tiêu về kết quả đậu thai của lợn nái tại trại ................. 38
3.4.4. Theo dõi những bệnh thường gặp ở lợn nái trên đàn lợn nái................ 38
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 39
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 40

4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 40
4.1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ........................................................ 40
4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề .................................................................... 46
4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh sinh sản cho đàn lợn nái nuôi
tại trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ... 49
4.2.2. Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi
tại trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ... 50
4.3. Những bệnh thường gặp trên lợn nái ở trại .............................................. 50
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.1.1. Chế độ nuôi dưỡng và phòng bệnh. ...................................................... 54
5.1.2. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái nuôi tại trại. ......................... 54
5.2. Tồn tại và đề nghị ..................................................................................... 54
5.2.1. Tồn tại ................................................................................................... 54
5.2.2. Đề nghị .................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay ngành chăn nuôi lợn rất phát triển về cả số lượng và chất
lượng. Tuy nhiên, ngoài việc phát triển mạnh mẽ đàn lợn thì kèm theo đó là
một số bệnh sinh sản thường xuyên mắc như: bệnh truyền nhiễm, bệnh ký
sinh trùng, bệnh nội khoa, bệnh sinh sản… và trong quá trình sinh sản lợn nái
dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập như Streptococcus, Staphylococcus, E.
coli… gây nên một số bệnh sinh sản làm giảm khả năng sinh sản của lợn, ảnh
hưởng tới việc tăng số lượng lợn, gây thiệt hại kinh tế lớn. Vì vậy, các bệnh

sinh sản ở lợn nái ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đàn lợn giống nói
riêng, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của toàn
ngành chăn nuôi lợn nói chung.
Xuất phát từ những đòi hỏi trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi
Thú y, được sự phân công của thầy, cô giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của
Công ty CP Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương chúng
tôi đã tiến hành đề tài: “Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh
sản tại công ty CP Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại CP Bùi
Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại.
- Theo dõi những bệnh thường gặp ở đàn lợn nái nuôi tại trại.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn,
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.


2

- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại
đạt hiệu quả cao.
- Tìm được nguyên nhân gây ra những bệnh thường gặp trên đàn lợn
nái từ đó đưa ra biện pháp phòng và trị.


3


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Trang trại chăn nuôi của ông Bùi Huy Hạnh là một đơn vị chăn nuôi
gia công của công ty cổ phần chăn nuôi Charoen Pokphand Việt Nam. Trang
trại chăn nuôi lợn giống của ông Bùi Huy Hạnh được thành lập và đi vào sản
xuất lợn giống theo hướng chăn nuôi công nghiệp từ năm 2007 địa điểm xã
Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.
Tứ Kỳ là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng
Bắc Bộ. Cũng giống như các huyện khác của tỉnh Hải Dương, Tứ Kỳ nằm
hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, phía đông bắc
giáp huyện Thanh Hà (ranh giới là sông Thái Bình); phía tây Bắc giáp thành
phố Hải Dương; phía tây giáp huyện Gia Lộc; phía tây nam giáp huyện Ninh
Giang, đều thuộc tỉnh Hải Dương. phía đông nam giáp huyện Vĩnh Bảo (ranh
giới là sông Luộc), phía đông giáp huyện Tiên Lãng (ranh giới là một đoạn
sông Thái Bình).
 Điều kiện địa hình, đất đai
Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình,
đất đai của huyện được hình thành nhờ sự bồi đắp của hệ thống sông này. Đất
đai ở đây chủ yếu được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho việc
canh tác của nhân dân, mặt khác cơ cấu đất đa dạng nên rất thuận lợi cho việc
phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau. Trang trại chăn nuôi của ông Bùi
Huy Hạnh nằm ở khu vực cánh đồng rộng lớn thuộc xã Tái Sơn có địa hình


4


khá bằng phẳng với diện tích là 3 ha, trong đó ông Hạnh xây dựng
1ha khu chăn nuôi tập trung cùng các công trình phụ cận và 2 ha trồng cây
xanh và ao hồ.
 Điều kiện khí hậu
Về điều kiện tự nhiên và các yếu tố khí hậu của xã Tái Sơn có thể khái
quát như sau:
- Lương mưa hàng năm cao nhất là 2.157 mm, thấp nhất là 1.060 mm,
trung bình là 1.567 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 7
trong năm.
- Khí hậu: Là xã nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, lạnh về mùa đông,
nóng ẩm về mùa hè. Độ ẩm không khi trung bình hàng năm là 82%, độ ẩm
cao nhất là 88%, thấp nhất là 67%.
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 21C - 23C, mùa nóng tập trung
vào tháng 6 đến tháng 7. Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa
đông nam nên có sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các mùa.
- Về chế độ gió: Gió mùa đông nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10, gió
mùa đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 12.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội và sản xuất nông nghiệp
 Tình hình dân cư
Qua số liệu thống kê cho thấy toàn xã có diện tích tự nhiên là 3,55 km²,
3298 người, mật độ dân số đạt 929 người/km². Trong số đó hầu hết là các hộ
nông nghiệp. Nguồn lực lao động trẻ của xã ở độ tuổi thanh niên khá nhiều.
Nhân dân xã Tái Sơn cần cù lao động nhạy bén trong kinh doanh và sản xuất
nông nghiệp.
Xã Tái Sơn có diện tích đất canh tác nông nghiệp là 212,451 ha. Người
dân địa phương ngày càng quan tâm tới việc áp dụng khoa học vào ngành
trồng trọt để nâng cao sản xuất, chất lượng sản phẩm. Cây lúa là cây lương


5


thực chính của bà con trong xã. Diện tích trồng lúa của bà con giảm theo hàng
năm do diện tích đất trồng được quy hoạch vào làm đường, làm các công trình
xây dựng hoặc bà con chuyển mục đích sử dụng khác. Nhưng năng suất của
các giống lúa ngày càng tăng cao, do được đầu tư giống lúa ngắn ngày, năng
suất cao, áp dụng các biện pháp kĩ thuật mới. Một số cây trồng khác cũng
được nhân dân trong xã phát triển: Ngô, đậu tương, rau củ quả…đáp ứng đủ
nhu cầu tiêu dùng, cũng như nhu cầu của thị trường.
 Tình hình sản xuất ngành Chăn nuôi – Thú y
Song song với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng
phát triển không ngừng. Trong những năm gần đây, người dân đã biết áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác sản xuất. Từ các hộ sản xuất manh
mún, quy mô nhỏ lẻ, nay đã mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật, con giống mới có
năng suất cao, trang thiết bị hiện đại vào chăn nuôi.
- Chăn nuôi lợn: Những năm gần đây, đàn lợn của xã Tái Sơn có xu
hướng tăng, chăn nuôi chủ yếu là lợn thịt và sản xuất lợn con. Do đặc thù của
xã là xã trung du có địa hình tương đối bằng phẳng, cũng như nhận thức của
người dân ngày càng cao nên địa bàn xã đã có nhiều trang trại tập trung.
Trang trại của ông Bùi Huy Hạnh là một trong số đó.
- Công tác thú y: Công tác thú y đóng vai trò quan trọng tróng chăn
nuôi, nó quyết định sự thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Ngoài ra
nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
của người dân. Vì vậy công tác thú y luôn được ban lãnh đạo các cấp, ngành,
đại phương, cùng với người chăn nuôi hết sức quan tâm, chú trọng như:
 Tuyên truyền lợi ích vệ sinh phòng dịch bệnh cho người và vật nuôi.
 Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.
 Thường xuyên đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở.
 Theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh để kịp thời có phương án chỉ đạo.
Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây ngành chăn nuôi của xã có
hướng phát triển, đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi.



6

2.1.1.3. Qúa trình thành lập và phát triển của trang trại ông Bùi Huy Hạnh
(trại lợn giống gia công của công ty Charoen Pokphand)
 Quá trình thành lập
Trang trại sản xuất lợn giống của ông Bùi Huy Hạnh nằm trên địa phận
xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Trại được thành lập năm 2007, là
trại lợn gia công của công ty chăn nuôi CP Việt Nam (Công ty TNHH
Charoen Pokphand Việt Nam). Hoạt động theo phương thức chủ trại xây
dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty đưa tới giống lợn, thức ăn, thuốc
thú y, cán bộ kỹ thuật. Hiện nay, trang trại do ông Bùi Huy Hạnh làm chủ trại,
cán bộ kỹ thuật của công ty chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát
mọi hoạt động của trại.
 Cơ sở vật chất của trang trại
- Trại lợn có khoảng 0,5 ha đất để xây dựng nhà điều hành, nhà cho
công nhân, bếp ăn các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động
khác của trại
- Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống
chuồng trại cho 1200 nái bao gồm: 6 chuồng đẻ mỗi chuồng có 56 ô kích
thước 2,4m × 1,6m/ô, 2 chuồng bầu mỗi chuồng có 560 ô kích thước 2,4m ×
0,65m/ô, 3 chuồng cách ly, 1 chuồng đực giống cùng một số công trình phụ
phục vụ cho chăn nuôi như: Kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh,
kho thuốc…
Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ
thống giàn mát, cuối chuồng có quạt thông gió đối với các chuồng đẻ, và 8
quạt thông gió đối với các chuồng bầu, và 2 quạt đối với chuồng cách ly, 2
quạt đối với chuồng đực. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính, mỗi cửa sổ có
diện tích 1,5m², cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 40cm. Trên trần đươc

lắp hệ thống chống nóng bằng nhựa.
Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: Máy
đếm mật đọ tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng
liều tinh, nồi hấp cách thủy dụng cụ và một số thiết bị khác.


7

Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều
được đổ bê tông và có các hố sát trùng.
Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước
uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, xây dựng ở đầu chuồng nái đẻ 6 và
chuồng bầu 2. Nước tắm, nước xả gầm, nước phục vụ cho công tác khác
được bố trí từ bể lọc và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa
các chuồng.
* Cơ cấu tổ chức của trại
Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:
01 chủ trại.
01 quản lý trại.
01 quản lý kỹ thuật
Hơn 20 công nhân.
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau
như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, nhà bếp. Mỗi một khâu trong quy trình
chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao trách nhiệm,
thúc đẩy sự phát triển của trại.
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở
2.1.2.1. Đối tượng sản xuất
Trang trại chuyên nuôi lợn sinh sản, giống lợn là Landrace - Yorshire.
Lợn sau khi sinh 19 - 23 ngày thì được xuất chuồng.
a. Giống lợn Yorkshire

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [24], giống lợn này được hình thành
ở vùng Yorkshire của nước Anh.
Lợn Yorkshire có lông trắng ánh vàng (cũng có một số con đốm đen),
đầu cổ hơi nhỏ và dài, mõm thẳng và dài, mặt rộng, tai to trung bình và hướng
về phía trước, mình dài, lung hơi cong, bụng gọn chân dài chắc chắn, có 14 vú.


8

Lợn Yorkshire có tốc độ sinh trưởng, phát dục nhanh, khối lượng khi
trưởng thành lên tới 300kg (con đực), 250kg (con cái).
Lợn Yorkshire có mức tăng khối lượng bình quân 700g/con/ngày, tiêu
tốn thức ăn trung bình khoảng 3,0kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc 56%.
Lợn có khả năng sinh sản cao, trung bình 10 – 12 con/lứa, khối lượng sơ sinh
trung bình 1,2kg/con.
b. Giống lợn Landrace
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [24], giống lợn này được tạo ra ở
Đan Mạch (1895).
Lợn có năng suất cao, sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn 3,0kg/kg tăng khối
lượng, tăng khối lượng bình quân 750g/con/ngày, tỷ lệ nạc 59%. Khối lượng
lợn trưởng thành có thể lên tới 320kg (con đực), 250kg (con cái).
Lợn Landrace có khả năng sinh sản khá cao và nuôi con khéo.
Đây là giống lợn chuyên hướng nạc và dùng để lai kinh tế.
Một trong những giải pháp nâng cao năng suất lợn nái là sử dụng nhiều
giống lợn lai tạo với nhau, nhằm tạo ưu thế lai cao nhất cho nái sinh sản là
phương pháp lai hai giống lợn ngoại giữa Landrace, Yorkshire và ngược lại
tạo ra con lai có ưu thế lai cao về nhiều tiêu chí sinh sản, trở thành một tiến bộ
trong thực tế sản xuất (Nguyễn Văn Thắng va cs, 2016) [30].
2.1.2.2. Kết quả sản xuất của cơ sở trong những năm gần đây
Trại chăn nuôi của ông Bùi Huy Hạnh là một trong những trang trại có

quy mô lớn. Với số vốn đầu tư lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản
xuất, trại luôn đạt kết quả sản xuất cao. Dưới đây là một số chỉ tiêu mà trại đã
đạt được trong 3 năm gần đây:


9

Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn sinh sản từ năm 2014 - 2016
Số lƣợng lợn qua các năm (con)
Loại lợn

Năm

Năm

Năm 2016

2014

2015

(5 tháng đầu năm)

120

140

83

Nái được phối


1.928

2.0571

1.109

Tổng lợn con sinh ra

22.981

23.615

11.055

Tổng lợn con sinh sống

21.258

22.089

10.244

Số lợn con chết và loại sau sinh

1.038

975

466


20.847

21.699

9.980

Nái hậu bị

Số lợn con cai sữa/ nái/ năm (số
nái sinh sản)

Để đạt được những kết quả như trên, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ
thuật, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên có tay nghề
cao…, trang trại đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về vệ sinh thú y, với
phương châm “phòng dịch hơn dập dịch”. Trang trại chăn nuôi của ông Bùi
Huy Hạnh là một gương sáng điển hình về mô hình chăn nuôi gia công theo
hướng công nghiệp hóa hiện nay.
2.1.2.3. Công tác thú y:
Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luôn
thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty
chăn nuôi CP Việt Nam.
- Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về
mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh
chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, thu gom cống rãnh, đường đi trong trại
được quét dọn và rắc vôi theo quy định.
Công nhân, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải
sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động.



10

- Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữ các
chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi
bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng
vào. Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở đây đều được cho
uống thuốc, tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ
lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe
mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bênh truyền nhiễm và
các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.
Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn luôn đạt 100%.
- Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật của trại có nhiệm vụ theo dõi,
kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn
được kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách li, điều trị ngay ở giai đoạn đầu của
bệnh nên điều trị đạt hiệu quả từ 80 – 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy,
không gây thiệt hại lớn về số lượng đàn lợn.
2.1.2.4. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân xã tạo điều kiện cho sự phát
triển của trại.
Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường
giao thông.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn
quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt
tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất.
Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép
kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại.



11

b. Khó khăn
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa
bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh sản của lợn.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng ảnh
hưởng đến công tác sản xuất.
Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý
nước thải của trại còn nhiều khó khăn.
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nƣớc có
liên quan đến nội dung của đề tài
2.2.1. Đặc điểm sinh lý của lợn nái
2.2.1.1. Đại cương về cơ quan sinh dục lợn nái
a) Bộ phận sinh dục bên ngoài
* Âm môn hay còn được gọi là âm hộ, nằm ở dưới hậu môn. Phía ngoài
âm môn có 2 môi. Nối liền 2 môi là 2 mép. Trên 2 môi âm môn có sắc tố đen
và nhiều tuyến tiết. Tuyến tiết chất nhờn trắng và tuyến mồ hôi.
* Âm vật giống như dương vật được thu nhỏ lại. Cấu tạo cũng có thể
hổng như con đực. Trên âm vật có nếp da tạo mũ âm vật. Phần dưới âm vật bẻ
gập xuống dưới.
* Tiền đình là giới hạn giữa âm môn và âm đạo, trong tiền đình có
màng trinh. Phía trước màng trinh là âm đạo. Phía sau là âm môn. Sau màng
trinh là lỗ niệu đạo. Tiền đình có một số tuyến hướng quay về âm vật.
b) Bộ phận sinh dục bên trong
* Âm đạo
Phía trước âm đạo là cổ tử cung. Phía sau là tiền đình có màng trinh
che lỗ âm đạo. Âm đạo là lỗ tròn để chứa cơ quan sinh dục đực khi giao phối.
Đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ, kích thước

âm đạo của lợn là 10 - 12 cm.


12

* Tử cung
Tử cung là nơi làm tổ, cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của
bào thai. Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bóng đái. Tử
cung gồm 3 phần: sừng, thân, cổ tử cung.
- Ngoài cùng là lớp tương mạc được nối với dây chằng rộng. Lớp cơ:
cơ trơn rất phát triển dày, khỏe có cấu tạo với chức năng chứa thai phát triển
và đẩy thai khi đẻ. Niêm mạc đến cổ tử cung thì thắt tùy thuộc vào từng loại
gia súc.
- Mạch quản thần kinh: Động mạch đến từ động mạch tử cung - buồng
trứng và động mạch tử cung. Thần kinh đến từ đám rối treo đằng sau và đám
rối hạ vị.
* Buồng trứng
Có hai buồng trứng treo ở cạnh trước dây chằng rộng và nằm trong
xoang chậu. Bên ngoài là một màng liên kết sợi chắc như màng bao dịch
hoàn. Bên trong buồng trứng chia làm hai miền: miền vỏ và miền tủy, được
cấu tạo bởi lớp mô liên kết sợi xốp tạo cho buồng trứng một chất đệm.
* Ống dẫn trứng
Là một ống nhỏ ngoằn ngoèo nằm ở màng treo buồng trứng.
Cấu tạo gồm 3 phần: ngoài cùng là sợi liên kết được kéo dài từ màng
treo buồng trứng. Giữa là lớp cơ trơn. Trong cùng là niêm mạc được cấu tạo
bằng tế bào hình trụ, hình vuông làm nhiệm vụ tiết dịch. Bề ngoài niêm mạc
được phủ một lớp nhung mao, luôn rung động để đẩy tế bào trứng hoặc hợp
tử xuống tử cung làm tổ.
Thời gian trứng di chuyển trong ống dẫn trứng từ 3 - 10 ngày. Ống dẫn
trứng được chia làm hai đoạn: đoạn ở phía trước buồng trứng và đoạn ở gần

sừng tử cung.


13

2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái
2.2.2.1.Sự thành thục về tính.
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục
và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục
đã phát triển hoàn thiện, dưới tác dụng của thần kinh nội tiết tố con vật bắt
đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con
đực có phản xạ giao phối.
Khi đó ở con cái các noãn bao chín và rụng trứng (lần đầu), con đực có
phản xạ sinh tinh. Đối với các giống gia súc khác nhau thì thời gian thành
thục về tính khác nhau, ở lợn nội thường từ 4 - 5 tháng tuổi (120 - 150 ngày),
ở lợn ngoại (180 - 210 ngày) (Võ Trọng Hốt và cs (2000) [18]).
Ở lợn cái có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính như
giống, chế độ dinh dưỡng, khí hậu, chuồng trại, trạng thái sinh lý của từng cá
thể,…
+ Giống: Ở lợn lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn so với lợn nội
thuần. Lợn lai F1 bắt đầu động dục lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt
50 - 55kg. Lợn ngoại động dục lần đầu muộn hơn so với lợn lai vào lúc 6 - 7
tháng tuổi, khi lợn có khối lượng 65 - 68 kg. Còn đối với lợn nội tuổi thành
thục về tính từ 4 - 5 tháng tuổi. Cụ thể lợn nhập vào nuôi ở Việt Nam có tuổi
động dục lần đầu là 208 - 209 ngày.
+ Chế độ dinh dưỡng: Ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính
của lợn cái. Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi
thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng
kém. Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấu
lên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh

hưởng không tốt tới sự thành thục là do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng
trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt
khác do béo quá ảnh hưởng tới các hocmon oestrogen và progesterone trong


14

máu làm cho hàm lượng của chúng trong cơ thể không đạt mức cần thiết để
thúc đẩy sự thành thục.
+ Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: Cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới
tuổi động dục. Mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền
với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Những con được chăn thả
tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14
ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu).
+ Mật độ nuôi nhốt: Mật độ nuôi nhốt đông trên 1 đơn vị diện tích
trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Nhưng cần tránh
nuôi cái hậu bị tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển. Kết quả nghiên cứu cho
thấy việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục
tính so với lợn cái được nuôi nhốt theo nhóm. Bên cạnh những yếu tố trên thì
đực giống cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi động dục của
lợn cái hậu bị. Nếu cái hậu bị thường xuyên tiếp xúc với đực giống sẽ nhanh
động dục hơn cái hậu bị không tiếp xúc với lợn đực giống. Lợn cái hậu bị
ngoài 90 kg thể trọng ở 165 ngày tuổi cho tiếp xúc 2 lần/ngày với lợn đực,
mỗi lần tiếp xúc 15 - 20 phút thì tới 83% lợn cái hậu bị động dục lần đầu.
2.2.2.2.Sự thành thục về thể vóc.
Tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể
chất đạt mức độ hoàn chỉnh, xương đã được cốt hoá hoàn toàn, tầm vóc ổn
định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục về
tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu tiên.
Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong

giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt. Vì lợn
mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt,
nên chất lượng đời con kém. Đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương


15

chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm.
Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên
cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 110 kg mới nên cho phối.
2.2.2.3. Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ
thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có
hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn
bao, noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng.
Song song với quá trình thải trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt
là cơ quan sinh dục có hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và chức
năng sinh lý. Tất cả các biến đổi đó được lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ
nên gọi là chu kỳ tính. Chu kỳ tính được bắt đầu từ khi cơ thể đã thành thục
về tính, nó xuất hiện liên tục và chấm dứt khi cơ thể cái già yếu.
 Tiền động dục (kéo dài 2 - 3 ngày).
Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục. Ở giai đoạn này các noãn bao
phát triển thành thục và nổi rõ lên bề mặt buồng trứng. Buồng trứng to hơn
bình thường các tế bào ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông
nhung tăng lên, đường sinh dục tăng tiết dịch nhày và xung huyết nhẹ, hệ
thống tuyến ở cổ tử cung tiết dịch nhày, các noãn bao chín và tế bào trứng
tách ra ngoài, tử cung co bóp mạnh, niêm dịch đường sinh dục chảy nhiều,
con vật bắt đầu xuất hiện tính dục. Các biến đổi trên tạo điều kiện cho tinh
trùng tiến lên trong đường sinh dục cái gặp tế bào trứng và tiến hành thụ tinh.

Biểu hiện bên ngoài: Âm đạo sưng to, đỏ hồng, không có hoặc có ít
nước nhờn không cho đực nhảy hoặc bỏ chạy khi ta ấn tay vào hông. Ở giai
đoạn này lợn thường bỏ ăn hoặc ít ăn, hay kêu rít.


16

 Động dục (kéo dài 2 -3 ngày).
Thời gian của giai đoạn này được tính từ khi tế bào trứng tách khỏi
noãn bao các biến đổi của cơ quan sinh dục lúc này rõ rệt nhất, niêm mạc âm
hộ xung huyết, phù thũng rõ rệt, niêm dịch trong suốt chảy ra ngoài nhiều,
con vật biểu hiện tính hưng phấn cao độ: Con cái đứng nằm không yên, phá
chuồng, ăn uống giảm hẳn, kêu rít, đứng trong trạng thái ngẩn ngơ, ngơ ngác,
đái rắt, luôn nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên lưng mình,
thích gần đực, khi gần đực thì luôn đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực như: đuôi
cong lên và lệch sang một bên, hai chân sau dạng ra và khụy xuống sẵn sàng
chịu đực.
Nếu ở giai đoạn này trứng gặp được tinh trùng, hợp tử được hình thành
thì chu kỳ tính ngừng lại, gia súc cái ở vào giai đoạn có thai và cho đến khi đẻ
xong một thời gian nhất định thì chu kỳ tính mới xuất hiện trở lại. Trường hợp
gia súc không có thai thì chuyển sang giai đoạn tiếp.
 Giai đoạn sau động dục (kéo dài 1 ngày).
Ở giai đoạn này toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng
dần dần trở lại trạng thái hoạt đông sinh lý bình thường. Các phản xạ về hưng
phấn, về sinh dục dần mất hẳn, con vật chuyển sang thời kỳ yên tĩnh, chịu khó
ăn uống. Trên buồng trứng thể vàng xuất hiện và bắt đầu tiết progesteron.
Progesteron tác động lên trung khu thần kinh làm thay đổi tính hưng phấn,
làm kết thúc giai đoạn động dục, niêm mạc của toàn bộ đường sinh dục ngừng
tăng sinh, các tuyến ở cơ quan sinh dục ngừng tiết dịch, cổ tử cung đóng lại.
 Giai đoạn nghỉ ngơi.

Đây là giai đoạn dài nhất của chu kỳ sinh dục. Thời kỳ này con vật
hoàn toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục dần dần trở lại trạng thái yên tĩnh sinh lý
bình thường. Trong buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao bắt đầu
phát dục nhưng chưa nổi rõ lên bề mặt của buồng trứng, toàn bộ cơ quan sinh
dục dần dần xuất hiện những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.


17

Sau khi lợn đã thành thục về tính thì trong buồng trứng đã có những
bao noãn tương đối lớn, các kích thích bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, thức
ăn, mùi vị…, tác động lên vỏ não và kích thích này truyền đến tuyến yên làm
cho tuyến yên tiết ra FSH (folliculo stimulating hormon). Hormon này tác
động lên buồng trứng làm cho noãn bao phát triển và thành thục, tế bào hạt
trong noãn bao tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Lúc này lợn
có biểu hiện động dục, biếng ăn, chỉ nhấm nháp chút ít, bồn chồn đi lại nhiều,
âm hộ có hiện tượng xung huyết đỏ mọng, kêu la phá chuồng, thích nhảy lên
lưng con khác, thích gần đực, lấy tay để lên lưng thì thấy lợn đứng yên, đứng
ở tư thế giao phối, đuôi cong lên, âm hộ chảy nước nhờn, lúc đầu loãng sau
đặc dần.
Sau khi thải trứng thì trong một thời gian ngắn, noãn bao sẽ sinh ra thể
vàng. Thể vàng tiết ra progesteron làm cho tử cung chuẩn bị đón hợp tử và ức
chế sự phân tiết gonado stimulin của tuyến yên, ức chế sự thành thục của
noãn bao trong buồng trứng làm cho lợn nái không động dục trở lại. Thuỳ
trước của tuyến yên tiết ra prolactin làm cho thể vàng tiết ra progesteron và
kích thích tuyến sữa phát dục. Nếu lợn nái có chửa thể vàng sẽ tồn tại trong
suốt thời gian mang thai, đến khi lợn đẻ thể vàng mất đi.
Nếu lợn không có chửa, tử cung sản sinh ra hormon protagladine làm
tan rã thể vàng, progesteron không sản sinh ra nữa. Tuyến yên lại được giải
phóng và lại sản sinh ra FSH, bắt đầu một chu kỳ mới.

Chu kỳ động dục của lợn thường là từ 18 - 22 ngày, thời gian động dục
kéo dài 5 - 7 ngày, nhưng thời gian chịu đực thường 2,5 ngày, phối giống
trong thời gian này đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với lợn Landrace thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ
3 đầu ngày thứ 4 tính từ lợn bắt đầu động dục. Để phối giống mang lại hiệu
quả cao nhất có 3 cách, tính từ khi nái đứng im chịu đực như sau:


18

- Sau 12 giờ và 36 giờ.
- Sau 12 giờ, 36 giờ sau đó cứ 12 giờ cho phối 1 lần đến khi nái không
chịu thì thôi.
- Đối với lợn nái hậu bị nên cho phối giống sớm hơn nái từ 6 - 8 giờ.
Kết quả đem lại từ 3 cách phối trên đều như nhau.
Sau khi phối giống 21 ngày không có hiện tượng động dục trở lại là đã
có chửa. Có thể phân biệt lợn có chửa hay không qua một số biểu hiện bên
ngoài. Lợn có chửa biểu hiện mệt nhọc, ngủ nhiều ăn tốt hơn, dáng đi ngày
càng nặng nề. Lợn tuy đã có chửa nhưng có thể có hiện tượng “động dục giả”.
Biểu hiện như sau: âm hộ đỏ, không có nước nhờn, thời gian động dục ngắn,
nói chung biểu hiện không rõ ràng.
Có thể phân biệt động dục giả và động dục thật ở lợn: Lợn động dục
giả vẫn ăn uống bình thường, ăn xong vẫn nằm ngủ, khi thấy đực qua chuồng
tai rủ xuống và lảng tránh. Điều này trái với lợn động dục, khi thấy đực qua
chuồng luôn ve vẩy và đến gần đực.
Chẩn đoán phân biệt lợn nái có chửa có một ý nghĩa rất to lớn, chẩn
đoán lợn nái có chửa chính xác giúp cho người chăn nuôi nâng cao được tỷ lệ
sinh sản của lợn nái, định ra được các thời kỳ chửa của lợn nái, từ đó định ra
được các chuẩn độ nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp.
Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày, dao động từ 112 116 ngày, cá biệt có những lợn nái ngoại mang thai tới 117 - 118 ngày, thời

gian mang thai dài quá hoặc ngắn quá đều không tốt. Nếu thời gian mang thai
ngắn con đẻ ra yếu, sức chống chịu với ngoại cảnh kém, khả năng sống sót
thấp. Nếu thời gian mang thai dài đẻ ra nhiều con chết, lợn mẹ thường đẻ khó khăn.
Thời gian mang thai phụ thuộc vào số con sinh ra, sè con sinh nhiều
thời gian mang thai ngắn và ngược lại.


×