Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại bà Gấm huyện lương sơn tỉnh hòa bình và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.38 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

HÀ THỊ HƢỜNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI
SINH SẢN NUÔI TẠI TRẠI BÀ GẤM, HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HÕA
BÌNH VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2012 - 2017

THÁI NGUYÊN - NĂM 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------



HÀ THỊ HƢỜNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI
SINH SẢN NUÔI TẠI TRẠI BÀ GẤM, HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HÕA
BÌNH VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Lớp

: K44 – TY

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2012 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. La Văn Công

THÁI NGUYÊN - NĂM 2016



i
LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian học tập rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở em đã luôn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô giáo và bạn bè. Đến nay em đã hoàn
thành chương trình học và thực tập tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể
các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình giảng dạy và giúp
đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo ThS. La
Văn Công người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực
tập, giúp em hoàn thành bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ công nhân viên tại trại lợn nái sinh
sản Ngô Thị Hồng Gấm, xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa bình đã
giúp đỡ em hoàn thành tốt thời gian thực tập.
Một lần nữa em xin kính chúc toàn thể thầy cô giáo cùng toàn thể
gia đình sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong công việc giảng dạy và
nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Hà Thị Hƣờng


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 39

Bảng 4.2: Cơ cấu đàn lợn nái của trại bà Gấm qua 3 năm (2014 - 2016) ...... 40
Bảng 4.3: Tỷ lệ nái mắc bệnh viêm tử cung theo tháng điều tra .................... 41
Bảng 4.4: Tỷ lệ nái mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ................................. 42
Bảng 4.5: Tỷ lệ nái mắc bệnh viêm tử cung theo dãy chuồng ........................ 43
Bảng 4.6: Tỷ lệ nái mắc bệnh viêm tử cung theo giống lợn ........................... 44
Bảng 4.7. Tỷ lệ nái mắc bệnh viêm tử cung theo hình thức đẻ ...................... 45
Bảng 4.8: Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung theo phác đồ điều trị .............. 46
Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị................. 47


iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cs:

Cộng sự

E.coli:

Escherichia coli

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

PGF2α:

Prostaglandin F2α

TT:


Thể trọng

TN:

Thí nghiệm

Nxb:

Nhà xuất bản

VTM:

Vitamin

vđ:

Vừa đủ


iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trang trại ...................................... 3
2.1.2. Đánh giá chung ....................................................................................... 7
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 8
2.2.1. Cấu tạo giải phẫu, sinh lý cơ quan sinh dục cái ...................................... 8
2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái .................................................. 10
2.2.3. Sinh lý lâm sàng .................................................................................... 13
2.2.4. Quá trình viêm tử cung ......................................................................... 13
2.2.5. Các bệnh thường gặp về viêm tử cung.................................................. 15
2.2.6. Biện pháp phòng và trị bệnh viêm tử cung ........................................... 19
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 24
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 24
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 25
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................... 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 27


v
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 27
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi. ..................................................... 27
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 27
3.4.2. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin ............................................. 27
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 29
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 31

4.1. Kết quả công tác phục vụ sản suất ........................................................... 31
4.1.1. Công tác phòng bệnh............................................................................. 31
4.1.2. Kết quả công tác chẩn đoán và điều trị bệnh ........................................ 34
4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 37
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 40
4.2.1. Điều tra cơ cấu đàn lợn nái nuôi tại cơ sở trong 3 năm
gần đây ................................................................................................. 40
4.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo tháng trong năm............................. 40
4.2.3. Tỷ lệ nái mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ ....................................... 41
4.2.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo dãy chuồng .................................... 43
4.2.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống lợn ....................................... 43
4.2.6. Tỷ lệ nái mắc bệnh viêm tử cung theo hình thức đẻ ............................. 44
4.2.7. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung theo phác đồ điều trị ..................... 45
4.2.8. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau điều trị ....................... 47
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là nghề truyền thống, chăn nuôi lợn chiếm vị trí quan trọng
trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi lợn nái
sinh sản là một yếu tố quyết định đến số lượng cũng như chất lượng của sản
phẩm từ ngành chăn nuôi lợn.
Hiện nay, cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam với
các nước trên thế giới, ngành chăn nuôi nước ta càng đóng vai trò quan trọng

đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn. Sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn mang lại
giá trị lớn cho con người, đó là nguồn cung cấp thực phẩm với số lượng lớn,
chất lượng tốt cho chúng ta. Bên cạnh đó, nghề chăn nuôi lợn cũng cung cấp
một lượng không nhỏ phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ
như: da, lông, mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến.
Chăn nuôi lợn không chỉ đáp ứng yêu cầu cung cấp thịt trong nước mà
còn xuất khẩu ra thế giới mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi,
ngoài ra nghề chăn nuôi lợn còn tận dụng được sức lao động nhàn rỗi, tận
dụng được phế phẩm cho nông nghiệp… chính vì vậy lợn được nuôi nhiều ở
hầu hết các tỉnh trên toàn quốc.
Trong những năm gần đây nhờ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản
xuất, ngành chăn nuôi lợn nước ta có những bước phát triển như: Tổng đàn
tăng, cơ cấu đàn lợn đa dạng, năng suất, chất lượng cao… Chăn nuôi theo
kiểu hộ gia đình ngày càng giảm thay vào đó là các trang trại với quy mô nhỏ
và vừa ngày càng tăng…
Tuy nhiên, nghề chăn nuôi lợn luôn gặp khó khăn ngoài các nguyên
nhân như sự cạnh tranh với các ngành nghề khác, các chính sách, chi phí đầu
vào, chi phí thức ăn… ngành chăn nuôi lợn còn phải đối mặt với tình hình


2
dịch bệnh, lợn hay mắc một số bệnh như: Bệnh truyền nhiễm, kí sinh trùng,
đặc biệt là bệnh sản khoa. Một trong những bệnh sản khoa thường gặp ở lợn
nái sinh sản là bệnh viêm tử cung.
Bệnh viêm tử cung là bệnh sinh sản gây ra do một số vi khuẩn như:
Escherichia coli, streptococcus, staphylococcus… Bệnh tuy không xảy ra ồ ạt
như các bệnh truyền nhiễm nhưng gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợn nái:
giảm tỷ lệ thụ thai, gây chết thai, lưu thai, sẩy thai… nghiêm trọng hơn bệnh
vẫn âm thầm làm hạn chế khả năng sinh sản của đàn lợn nái ở các lứa tiếp
theo, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của toàn ngành chăn

nuôi lợn. Với mục đích góp phần vào nâng cao khả năng sinh sản của đàn lợn,
nâng cao hiệu quả phòng trị bệnh, tiết kiệm chi phí nái nuôi tại trại bà Gấm
em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung
trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại bà Gấm, huyện lương sơn, tỉnh hòa
bình và thử nghiệm một số phác đồ điều trị”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ và tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái.
- Thử nghiệm và đánh giá hiệu lực của một số phác đồ điều trị.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi, đánh giá tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống lợn,
theo lứa đẻ, theo các tháng trong năm thử nghiệm một số phác đồ trong
trong điều trị.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
1.2.3.1. Ý nghĩa khoa học
Ý nghĩa của đề tài góp phần giải thích được cơ sở khoa học về tình hình
mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản.
1.2.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề ra các biện pháp phòng và trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh
sản và hạn chế thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trang trại
2.1.1.1. Quá trình thành lập
Trại lợn bà Gấm nằm trên địa phận thôn Dẻ Cau - xã Hợp Thanh huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình. Là trại lợn gia công của Công ty Chăn
nuôi CP Việt Nam, hoạt động theo phương thức chủ trại xây dựng cơ sở vật

chất, thuê công nhân, công ty đầu tư giống lợn, thức ăn, thuốc thú y và cán bộ
kỹ thuật. Hiện nay, trang trại do bà Ngô Thị Hồng Gấm làm chủ, cán bộ kỹ
thuật của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát mọi
hoạt động của trang trại.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu tổ chức: gồm 3 nhóm
+ Nhóm quản lý: 1 chủ trại phụ trách chung, 1 bảo vệ chịu trách nhiệm
bảo vệ tài sản chung của trại.
+ Nhóm kỹ thuật: 2 kỹ sư, 1 kỹ thuật điện, 1 kế toán phụ trách chuyên môn.
+ Nhóm công nhân: 10 công nhân, 6 sinh viên thực tập thực hiện công
việc chuyên môn.
Với đội ngũ nhân công trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau
như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng bầu. Các tổ có bảng chấm công riêng cho từng
công nhân trong tổ, ngoài ra các tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đốc quản lý chung
các thành viên trong tổ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và thúc đẩy sự
phát triển của trang trại.
2.1.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại
Trang trại bà Gấm có tổng diện tích là 4,2 ha nằm trên địa bàn xã Hợp
Thanh, có địa hình chủ yếu là núi đá vôi nhưng đường giao thông đã được
nâng cấp, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×