Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.48 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

VŨ THỊ HỒNG OANH
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG
GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trƣờng

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2012-2016

Thái Nguyên, năm 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

VŨ THỊ HỒNG OANH
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG
GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chínhquy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trƣờng

Lớp

: K44 - ĐCMT

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học


: 2012-2016

Giảng viên hƣớng dẫn

: PGS.TS Phan Đình Binh

Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CẢM ƠN
“ Lý thuyết đi đôi với thực tiễn” giúp học sinh, sinh viên trau dồi kiến thức, bổ
sung, củng cố kiến thức về lý thuyết và nâng cao trình độ chuyên môn trong thực tế
cho bản thân.
Xuất phát từ quan điểm trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa
Quản lý Tài nguyên – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, em về thực tập
tại Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Cao Bằng.
Thời gian thực tập đã kết thúc và em đã được gặt hái được những kết quả nhất
định cho riêng mình.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Quản lý Tài nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gián thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phan Đình Binh, người đã tận
tình hướng dẫn, góp ý cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các Bác, các cô, các chú, anh chị trong Chi cục Bảo
vệ Môi trường tỉnh Cao Bằng và Công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị
Cao Bằng đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ đạo em trong thời gian thực tập tại phòng.
Em xin cảm ơn gia đình,người thân, bạn bè đã cổ vũ, động viên, chia sẻ với
em hoàn thành kỳ thực tập.
Do thời gian thực tập có hạn và bản thân không thể tránh khỏi những sai sót

trong việc hoàn thành chuyên đề, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
thầy, các cô và các bạn về đề tài để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên
Vũ Thị Hồng Oanh


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần rác thải ở một số nước trên thế giới ......................................11
Bảng 2.2. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2015 ..............16
Bảng 4.1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn.............................................................39
Bảng 4.2: Tổng lượng rác thải sinh hoạt trong các năm gần đây..............................41
của thành phố Cao Bằng ...........................................................................................41
Bảng 4.3: Lượng rác thải phát sinh tại các hộ gia đình.............................................42
Bảng 4.4: Danh sách cơ cấu nhân sự của đơn vị quản lý vệ sinh môi trường ..........45
Bảng 4.5: Tần suất và thời gian thu gom của đội vệ sinh .........................................47
Bảng 4.6: Lượng rác phát sinh và thu gom được tại thành phố Cao Bằng-Tỉnh Cao
Bằng ..........................................................................................................................49
Bảng 4.7: Nhân lực trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Cao
Bằng ..........................................................................................................................50
Bảng 4.8: Cơ sở vật chất phục vụ công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Cao Bằng ..............................................................................51
Bảng 4.9: Bãi chứa và xử lý rác thải của thành phố Cao Bằng.................................52
Tỉnh Cao Bằng ..........................................................................................................52
Bảng 4.10: Vật liệu phục vụ cho quá trình chôn lấp hàng năm ................................53
Bảng4.11:2 Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị ...............................59


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sự hình thành của chất thải rắn ....................................................................5
Hình 2.2 : Mô hình xử lý chất thải bằng phương pháp vi sinh vật .............................8
Hình 2.3: Bãi chôn lấp rác Semakau Singapore........................................................12
Hình 2.4: Tỷ lệ phát sinh CTRSH tại các đô thị Việt Nam năm 2015......................16
Hình 4.1: Bản đồ địa lý tỉnh Cao Bằng .................................................................... 27
Hình 4.2: Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt thành phố Cao Bằng.........................44
Hình 4.3: Quy trình thu gom rác thải ........................................................................46
Hình 4.4: Bãi rác Khuổi Kép – Nà Lần xã Chu Trinh – TP Cao Bằng.....................52


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt

Chú giải

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt


QL

Quốc lộ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

RTSH

Rác thải sinh hoạt


v
MỤC LỤC
Phần 1:MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu ......................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................3

Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài .....................................................................................4
2.1.1. Khái niệm về chất thải.......................................................................................4
2.1.2. Khái niệm về chất thải rắn ................................................................................4
2.1.3. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt .................................................................4
2.1.4. Thu gom chất thải rắn .......................................................................................4
2.1.5. Lưu trữ chất thải rắn ..........................................................................................4
2.1.6. Vận chuyển chất thải rắn ...................................................................................4
2.1.8. Tác hại của chất thải ..........................................................................................6
2.1.9. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy rác thải .....................................................7
2.1.2. Cơ sở pháp lí .....................................................................................................9
2.2 Tổng quan về tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới và tại một số đô thị ở
Việt Nam và tỉnh Cao Bằng ......................................................................................10
2.2.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới................................10
2.2.2. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại một số đô thị ở Việt Nam .....14
2.2.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Cao Bằng .......................22
Phần 3:ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................24
3.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.......................................................24
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................24


vi
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................24
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................24
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................25
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn....................................................................25
3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ....................................................26

3.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn .....................26
3.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu .........................................................26
Phần 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................27
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng ............................27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................27
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................30
4.2. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng ................38
4.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt ..........................................38
4.2.2. Hiện trạng công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng ...43
42.3. Hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng ............................51
4.3. Những tồn tại và đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại
thành phố Cao Bằng ..................................................................................................54
4.3.1. Những tồn tại và đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải rắn sinh hoạt ......54
4.4. Biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng ...............................58
4.4.1. Tái chế sử dụng ...............................................................................................58
4.4.2. Xử lý rác thải bằng biện pháp vi sinh vật........................................................58
4.4.3. Phương pháp đốt .............................................................................................58
Phần 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................61
5.1 Kết luận ...............................................................................................................61
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước với nhịp độ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất cộng nghiệp, dịch

vụ và đô thị hóa, nhằm đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào
năm 2020, chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự phát triển với
quy mô lớn, nhịp độ cao cũng đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn tài nguyên
được khai thác từ tự nhiên để chế biến.Cùng với đó, lượng chất thải được thải ra
môi trường ngày một lớn hơn.Chất thải từ các hoạt động sản xuất, tiêu dùng gây ô
nhiễm và tạo sức ép lên môi trường sinh thái.
Vấn đề ô nhiễm chất thải, đặc biệt là chất thải từ các khu công nghiệp, các đô
thị đã và đang trở thành vấn đề môi trường bức xúc ở hầu hết ở các tỉnh thành nước
ta hiện nay. Theo thống kê, hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
trong toàn quốc ước tính khoảng 12,8 triệu tấn/năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9
triệu tấn/năm (chiếm 54%), lượng chất thải rắn còn lại tập trung ở các xã, thị trấn
thuộc huyện. Dự báo chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2010 là khoảng hơn 12 triệu
tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Hiện nay, đa số rác thải,
phế thải được đưa tới bãi rác một nơi tạm bợ mà không được xử lý, chôn lấp theo
quy định hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước mặt, nước
ngầm và đất. Lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do hoạt động đô thị và sự gia
tăng dân số. Lượng chất thải rắn trên nếu không được quản lý và xử lý tốt sẽ dẫn
đến hàng loạt các hậu quả tiêu cực đối với môi trường sống. Như vậy, với lượng gia
tăng chất thải rắn sinh hoạt như hiện nay thì nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác
động đến sức khỏe cộng đồng do chất thải rắn gây ra là một trong những vấn đề
được nhiều người quan tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải rắn, ở Việt Nam
đã và đang từng bước hình thành một hệ thống đồng bộ quản lý chất thả rắn tại các


2
đô thị và khu công nghiệp, với mục tiêu khiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường,
đảm bảo phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thành phố Cao Bằng cũng đang trên đà phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh.
Sự gia tăng dân số, xí nghiệp, cơ sở sản xuất cũng đồng nghĩa với lượng rác thải

ngày càng tăng. Hiện nay, tình trạng rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt trên địa
bàn thành phố nói riêng chưa được đánh giá một cách đầy đủ dẫn đến việc quản lý
chúng gặp nhiều khó khăn, chưa có biện pháp hữu hiệu và cơ sở khoa học để xử lý
rác thải góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng, quản lý và
giảm thiểu tác động xấu của rác thải sinh hoạt đang trở thành một trong những vấn
đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta.
Xuất phát từ thực tế trên và được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo: PGS.TSPhan Đình Binh, em
tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng công tác quản lý và xử lý rác
thải sinh hoạt tại Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2015”.

1.2.Mục tiêu của nghiên cứu
- Điều tra số lượng, thành phần của rác thải sinh hoạt tại thành phố Cao Bằng tỉnh Cao Bằng.
- Điều tra công tác quản lý, vận chuyển, thu gom, công tác tuyên truyền vệ
sinh môi trường và nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt.
- Đề xuất một số biện pháp cải thiện công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt
nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường thành phố Cao Bằng.

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu để làm
quen với thực tế.
- Nâng cao kiến thức và tích lũy được kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
tác sau này.
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng, khả năng thu thập và xử lý thông tin.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×