Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.31 KB, 23 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở Tiểu học, môn Khoa học là môn học giúp HS có những hiểu biết về thế
giới xung quanh, những hiện tượng khoa học, những vấn đề thiên nhiên. Đáp ứng
mục tiêu của hệ thống giáo dục và giáo dục Tiểu học, chương trình môn Khoa học
đề ra mục tiêu môn học phải khơi dậy tính tích cực trong hoạt động của học sinh.
Người giáo viên phải hình thành ở HS những tri thức môn học đồng thời cũng phải
hình thành niềm tin khoa học cho các em. HS phải được hoạt động, được bộc lộ
mình và được phát triển tối đa thông qua hoạt động học tập. Khi tổ chức cho HS
học tập phải sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp có tác dụng phát huy tính
tích cực của người học.
Tuy nhiên thực tế cho thấy trong việc dạy học các môn học ở Tiểu học nói
chung và dạy học môn Khoa học 4 nói riêng phần đa chúng ta còn thiên về lý
thuyết, tập trung vào dạy học sinh theo tiến trình, nội dung trong sách giáo khoa,
dạy HS cách hiểu, ghi nhớ các khái niệm dạy học một cách máy móc mà không
kích thích được tư duy sáng tạo, khả năng làm việc có hiệu quả của HS nên hiệu
quả giờ học vẫn chưa được như ý muốn.
Dạy học trải nghiệm là một phương pháp dạy học mới có thể phát huy được
vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết của HS thông qua các hoạt động khám phá để tiếp
thi tri thức mới. Đối với môn Khoa học, dạy học dựa vào trải nghiệm là một định
hướng giáo dục quan trọng, có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục cho HS. Khi
được trải nghiệm sáng tạo trong quá trình học tập và phát hiện ra những điều mới lạ
các em sẽ có thêm hứng thú và ghi nhớ bài rất lâu, từ đó tạo ra động cơ và động lực
thúc đẩy các em trong quá trình học tập.
Xuất phát từ các nguyên nhân trên, có thể thấy rằng việc dạy học môn Khoa
học 4 theo hướng trải nghiệm cho học sinh tiểu học là rất quan trọng và càn thiết.
Vì thế bản thân tôi quyết định chọn đề tài: “ Vận dụng dạy học trải nghiệm trong
môn Khoa học lớp 4”.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp 4
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu


1


3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn khoa học lớp
4.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Qúa trình dạy học Khoa học 4.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn
Khoa học lớp 4
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn
Khoa học lớp 4
- Đề xuất cách tiến hành vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học
lớp 4
- Minh hoạ một số bài học cụ thể được thiết kế theo các bước tiến hành vận
dụng dạy học trải nghiệm.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ
dừng lại ở việc vận dụng phương pháp dạy học trong môn Khoa học lớp 4.
6. Các phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6.2. Phương pháp điều tra
6.3. Phương pháp quan sát
6.4. Phương pháp thống kê toán học
7. Giả thuyết khoa học
Trong dạy học môn Khoa học lớp 4, nếu tiến hành dạy và học dựa vào trải
nghiệm theo nội dung và quy trình phù hợp, trong đó, HS tích cực trải nghiệm, vận
dụng tối đa vốn kinh nghiệm hiện có của bản thân, kết hợp với các giác quan vào
hoạt động học tập thì sẽ nâng cao kết quả đạt được.
8. Cấu trúc của đề tài
Chương l. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI

NGHIỆM TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC MÔN
KHOA HỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM
2


Chương 3. VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN KHOA HỌC
LỚP 4

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG l.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM
TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4
1.1. Khái quát về dạy học trải nghiệm
3


1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm trải nghiệm
Nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S quan niệm rằng trải nghiệm là
kiến thức kinh nghiệm thực tế, là thể thống nhất bao gồm kiến thức, kĩ năng. Trải
nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới, được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác. [12]
Trải nghiệm còn là kiến thức, kĩ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơ sở
giáo dục thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu
tham khảo không được dạy trong nhà trường.
1.1.1.2. Khái niệm dạy học trải nghiệm
Theo tôi dạy học trải nghiệm là một phương pháp, trong đó GV tổ chức cho
HS được hoạt động, được thực hành, được trải nghiệm, từ đó HS chủ động tiếp thu
tri thức, nội dung bài học dựa trên vốn kinh nghiệm và hiểu biết của mình.

1.2.2. Đặc trưng của dạy học trải nghiệm
1.2.2.1. Người học
a, Học từ thực tiễn
Khi tiến hành các hoạt động học tập gắn với trải nghiệm, học sinh được trực
tiếp tham gia, thực hành tìm tòi nghiên cứu trong quá trình thực hiện hoạt động.
Những gì các em sử dụng trong quá trình học tập ngoài vốn kiến thức và hiểu biết
của bản thân, thì HS còn học qua chính thực tiễn mà các em đang tiến hành hoạt
động.
b, Sử dụng nhiều giác quan
Trong quá trình học tập, để tiếp thu tri thức mới một cách nhanh chóng và
hiệu quả người học cần phải biết cách vận dụng phối hợp các giác quan của mình
để hoạt động, khám phá và phát hiện ra nội dung bài học cần ghi nhớ. Những giác
quan mà người học sử dụng trong quá trình trải nghiệm cần phải biết sử dụng đúng
lúc, đứng thời điểm và kết hợp chúng một cách nhuần nhuyễn mới đem lại hiệu quả
cao trong quá trình tiếp thu tri thức.
c, Học qua thử sai
Để tiếp thu được tri thức mới, trong quá trình học tập việc chúng ta mắc sai
lầm là điều không thể tránh khỏi nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết nhận
4


ra sai lầm và biết học cách khắc phục nó. Khi người học thu được kết quả học tập
cho dù đúng với kiến thức chủ yếu của bài học hay mắc phải sai lầm khi rút ra kết
luận thì điều quan trọng là các em đều thu được bài học cho bản thân.
Từ những phân tích trên cho thấy khi vận dụng dạy học trải nghiệm GV luôn
khuyến khích HS trải nghiệm, tự phát hiện ra tri thức mới và chấp nhận kết quả sai
lầm trong quá trình hình thành kinh nghiệm.
1.2.2.2. Người dạy
a. Tạo dựng môi trường thuận lợi để dạy học bằng trải nghiệm
Trong quá trình giáo dục này GV chính là người tạo ra môi trường thuận lợi

nhất để HS tham gia, tuy nhiên GV không làm thay, làm hộ HS mà GV chỉ là người
dẫn dắt, định hướng bằng cách đưa ra các tình huống, HS sẽ đặt mình vào các tình
huống đó và tìm cách giải quyết bằng việc vận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm của
mình.
b, Tổ chức hoat động
Đặc trưng của giáo dục trải nghiệm thông qua các hoạt động cụ thể. Xuất
phát từ mục tiêu của từng bài học mà GV có kế hoạch tổ chức cho HS các hoạt
động thích hợp giúp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. HS
luôn bị cuốn vào các hoạt động cụ thể của GV mà các hoạt động thì luôn vận động,
chính điều đó tạo ra sự thích thú, thay đổi tích cực và thành công ở mỗi HS tham
gia.
c, Khích lệ, động viên người học
Trong quá trình học tập và tiến hành các hoạt động trải nghiệm, để cho HS
thêm hứng thú và tự tin hơn thì GV phải là người luôn biết cách động viên, khích lệ
kịp thời trong mỗi hoạt động của HS khi các em thực hiện tốt và hiệu quả, ngoài ra
với những trường họp mắc sai lầm trong quá trình hoạt động thì GV cũng là người
đưa ra những lời động viên, an ủi, khích lệ các em thêm hứng thú, biết cách chấp
nhận sai lầm của mình để rút kinh nghiệm trong những giờ học tiếp theo. Giúp các
em có niềm tin và hứng thú hơn trong quá trình hình thành kinh nghiệm.
1.2.3. Quy trình dạy học theo trải nghiệm
1.2.3.1. Nghiên cứu về học tập dựa vào trải nghiệm trên thế giới
a) Mô hình học tập qua trải nghiệm của Kurt Lewin
5


Plan

Act

Chú thích mô hình:

1. Reflect - Suy nghĩ về tình huống
2. Plan - Lập kế hoạch giải quyết tình huống
3. Act - Tiến hành kế hoạch
4. Observe - Quan sát các kết quả đạt được

Reflect

Observe

Mô hình 1: Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kurt Lewin
Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Lewin bao gồm: giai đoạn đầu tiên,
người học suy nghĩ về tình huống; tiếp đến là lập kế hoạch giải quyết tình huống;
tiếp đó là tiến hành kế hoạch; sau cùng là quan sát các kết quả đạt được.
b) Mô hình học tập qua trải nghiệm của David A.Kolb
Observation and
reflection

Forming abstract
Chúconcepts
thích mô hình:

1. Concrete experience - Kinh nghiệm cụ thể
2. Observation and reflection - Quan sát, đối
chiếu và phản hồi
3. Forming abstract concepts - Hình thành
Concrete
experience

Testing in new
situations


khái niệm trừu tượng
4. Testing in new situations - Thử nghiệm
trong tình huống mới

Mô hình 2: Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb
Từ năm 1984 đến nay, từ mô hình học tập dựa vào trải nghiệm trên, David
Kolb cùng một số tác giả khác đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến
học tập dựa vào trải nghiệm, tập trung vào các lĩnh vực khác nhau.
1.2.3.2. Nghiên cứu học tập dựa vào trải nghiệm ở Việt Nam
6


Bước 1 – Trải nghiệm
Bước 2 – Chia sẻ
Bước 3 – Phân tích
Bước 4 – Tổng quát
Bước 5 – Áp dụng
Sự khác biệt của “Học tập qua trải nghiệm” với việc đơn giản chỉ học từ việc
làm hàng ngày đó là các bước đúc kết sau quá trình trải nghiệm. Mỗi bước bao gồm
các câu hỏi mở được đưa ra để học sinh trả lời, khiến học sinh phải thực sự động
não, từ đó tự rút ra bài học cho bản thân. Đây cũng là lúc để đánh giá lại quá trình
trải nghiệm của người học. Các câu hỏi rất đa dạng tùy theo từng hoạt động cụ thể.
Phương pháp và các bước có thể áp dụng với tất cả các chủ đề, lĩnh vực, tùy theo
định hướng của người thiết kế.
1.2.4. So sánh dạy học trải nghiệm với các phương pháp khác
Đặc tính

Phương pháp giáo


Đối tượng trung tâm
Trọng tâm

dục mô phạm
Giáo viên
Nội dung bài học

Nhiệm vụ người dạy

Truyền thụ kiến thức

Tâm thế người học
Bị động
Quan điểm, ý kiến
Không biết
của người học
Liên hệ với thế giới
Cách biệt
bên ngoài
Không thường xuyên
Kết luận
và từ bên ngoài vào
Sự tiến bộ của người
Không biết
học
Lựa chọn của người
Rất ít lựa chọn
học
Yêu cầu chính với
Thuyết phục người học

người dạy
1.2.5. Tác dụng và hạn chế của dạy học trải nghiệm
7

Dạy học trải nghiệm
Học sinh
Nội dung và quá trình
Sắp xếp, tổ chức để quá
trình học được diễn ra
Chủ động
Biết và được sử dụng
Diễn ra trong cuộc sống
Luôn có và từ bên trong
Luôn luôn biết
Rất nhiều lựa chọn
Nhạy cảm với người học


1.2.5.1. Tác dụng
- Tạo điều kiện cho HS sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm,
ngửi...) có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn.
- Các cách thức dạy và học đa dạng có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính
năng động và thích ứng của HS.
- HS được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ đó giúp
phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.
- Việc học trở nên thú vị hơn với HS và việc dạy trở nên thú vị hơn với GV.
- Khi học sinh được chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, các em sẽ
có hứng thú và chú ý hơn đến những điều học được và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ
luật.
- Học sinh có thể học các kỹ năng sống mà được sử dụng lặp đi lặp lại qua

các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào
thực tế.
1.2.5.2. Hạn chế
Dạy học trải nghiệm cũng có thể tiềm ẩn một số hạn chế trong những trường
hợp nhất định như:
- Với đặc điểm chú ý đến trải nghiệm của từng người học, có thể trông
không được quy củ và có thể không thoải mái với những người dạy có phong cách
mô phạm truyền thống.
- Đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị hơn từ người dạy và có thể cần nhiều thời gian
hơn để thực hiện với người học.
- Thường là không có câu trả lời đơn thuần “đúng” cho các câu hỏi trong các
bước thực hiện.
- Đòi hỏi sự kiên nhẫn và hướng dẫn của người dạy.
1.2.6. Một số yêu cầu cơ bản khi vận dụng dạy học trải nghiệm
* Xác định nội dung của họat động nhận thức
*Tìm hiểu thực trạng, thông tin, địa điểm
*Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của hoạt động trải nghiệm
*Xác định các phương pháp dạy học trải nghiệm
*Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm
8


1.3. Điều kiện vận dụng dạy học trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp
4
1.3.1. Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy
Trong giảng dạy, GV trực tiếp lựa chọn, xác định nội dung tổ chức cho HS
trải nghiệm các hoạt động trong dạy học các môn học ở trường nói chung và dạy
học môn Khoa học lớp 4 nói riêng.
GV cần được bồi dưỡng, học hỏi, trao đổi với các đồng nghiệp về việc vận
dụng phối hợp các PPDH, hình thức tổ chức dạy học khi tiến hành các hoạt động

học tập dựa vào trải nghiệm. Đảm bảo khi tổ chức các hoạt động này, tất cả HS đều
được vận dụng tất cả các giác quan vào quá trình học tập và tiếp thu tri thức mới.
1.3.2. Học sinh có khả năng tìm tòi, khám phá tri thức mới
Trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập để tiếp thu được nội dung
bài học một cách có hiệu quả và nhanh chóng thì điều cần thiết là HS phải có hứng
thú tham gia, say mê tìm hiểu, khám phá, trao đổi với các bạn để phát hiện ra nội
dung tri thức trong bài.
1.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất
Trong quá trình dạy học, để HS trải nghiệm trong môi trường thực tiễn, các
yếu tố về cơ sở vật chất có liên quan đến sự vật, hiện tượng mà HS sẽ được học là
điều kiện vô cùng quan trọng. Việc đảm bảo các yếu tố này thể hiện vai trò chủ đạo
của nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động dạy học cho HS. Điều kiện cơ sở
vật chất thuận lợi, an toàn cho HS trải nghiệm thực tế sẽ mang lại hiệu quả tốt để
các em tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong quá trình học tập.
1.4. Những vấn đề chung về học sinh tiểu học
1.4.1. Một số khái niệm:
1.4.1.1. Khái niệm về HS
1.4.1.2. Khái niệm về HSTH
Là lứa tuổi từ 6 đến 10-11 tuổi. Các em đang học ở trường tiểu học. Đến
trường học tập là một bước ngoặt thực sự quan trọng có ý nghĩa lớn lao trong cuộc
đời của các em. Các em thực sự trở thành một học sinh. Nhà trường tiểu học thực
sự mở ra trước mắt các em một thế giới mới lạ với những quan hệ mới và phức tạp
hơn. Các em chuyển từ vui chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non sang học tập
9


với tư cách là hoạt động chủ đạo có tính quyết định những biến đổi tâm lý cơ bản ở
tuổi học trò.
1.4.2. Đặc điểm tâm sinh lí của HSTH
1.4.2.1 Đặc điểm tâm lí của HSTH

a) Đặc điểm về nhận thức
b) Đặc điểm nhân cách
1.4.2.2. Đặc điểm sinh lí của HSTH
1.4.2.3. Sự ảnh hưởng của đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HSTH đến việc dạy học
môn Khoa học theo hướng trải nghiệm
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM
TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4
2.1. Một số vấn đề chung của môn Khoa học 4
2.1.1. Mục tiêu môn Khoa học lớp 4
Môn Khoa học lớp 4 giúp HS:
* Về kiến thức: Học sinh có một số kiến thức cơ bản, ban đầu, thiết thực về:
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người, cách phòng tránh
một số bệnh.
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, nguồn năng lượng thường gặp
trong đời sống và sản xuất.
* Về kĩ năng: Bước đầu hình thành và phát triển một số kĩ năng:
- Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề đơn
giản liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Biết cách
phòng tránh một số bệnh lây nhiễm.
- Quan sát và làm một số thí nghiệm khoa học đơn giản, gần gũi với đời
sống, sản xuất.
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin giải
đáp, biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết.
10


- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật,
hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.

* Về thái độ: Hình thành và phát triển ở học sinh thái độ:
- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào
đời sống.
- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động
bảo vệ môi trường xung quanh.
2.1.2. Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4
Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 có 3 chủ đề lớn đó là:
Chủ đề: Con người và sức khỏe
Chủ đề: Vật chất và năng lượng
Chủ đề: Thực vật và động vật
2.1.3. Đặc điểm của môn Khoa học lớp 4
- Chương trình môn Khoa học lớp 4 được xây dựng theo quan điểm tích hợp
- Chương trình có cấu trúc đồng tâm
- Chương trình chú ý tới những vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh trong
việc tham gia xây dựng các bài học
2.1.4. Đặc trưng về phương pháp dạy học môn Khoa học lớp 4
Ta có thể thấy mọi PPDH trong môn Khoa học 4 đều hướng tới việc tổ chức
cho HS hoạt động, tìm hiểu, trải nghiệm để tự mình phát hiện ra tri thức mới, nội
dung bài học, qua các hoạt động các em được trải nghiệm sẽ giúp kiến thức các em
có được ghi nhớ lâu hơn, hiệu quả hơn. Do vậy phương pháp chủ đạo được sử dụng
trong quá trình dạy học là tổ chức cho HS được tự mình quan sát, hoạt động, trải
nghiệm và tìm tòi ra tri thức, làm cho các em có thêm hứng thú và trí tò mò, ham
hiểu biết trong quá trình học tập. Qua đó hiệu quả giờ học sẽ được nâng cao.
2.2. Thực trạng vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp 4
2.2.1. Mục đích khảo sát
Xác định thực trạng dạy học môn Khoa học lớp 4 theo dạy học trải nghiệm ở
trường Tiểu học hiện nay.
2.2.2. Nội dung khảo sát
11



- Thực trạng dạy học môn Khoa học lớp 4 hiện nay
- Thực trạng sử dụng dạy học trải nghiệm trong các môn học ở lớp 4
2.2.3. Phương pháp khảo sát
Tiến hành điều tra thực trạng vận dụng dạy học trải nghiệm trong dạy học
môn Khoa học lớp 4 ở 3 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bản thân
tôi đã sử dụng một số phương pháp điều tra sau:
Phương pháp quan sát
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp An-ket (phiếu điều tra)
Phương pháp thống kê toán học
2.2.4. Đối tượng khảo sát
Để thu được những kết quả điều tra như trên chứng tôi đã tiến hành điều tra,
thu thập thông tin, tìm hiểu, trò chuyện với giáo viên và học sinh lớp 4 ở 3 trường
Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tôi tiến hành sử dụng phiếu điều tra đối
với 35 GV đã và đang dạy môn Khoa học lớp 4 ở 3 trường tiểu học trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng đó là:
Trường Tiểu học Hòa Ninh
Trường Tiểu học Ông Ích Khiêm
Trường Tiểu học Hai Bà Trưng
2.2.5 Kết quả khảo sát
2.2.5.1. Sự cần thiết của môn Khoa học trong chương trình giáo dục ở Tiểu học
Để tìm hiểu về sự cần thiết của môn Khoa học trong chương trình giáo dục ở
tiểu học, tôi đưa ra câu hỏi 1: “Theo thầy cô trong chương trình giáo dục ở tiểu
học, môn Khoa học là môn học có cần thiết không?”. Sau quá trình điều tra, tôi thu
được kết quả sau: hầu hết GV đều nhận thức được tầm quan trọng của môn Khoa
học ở Tiểu học. Cụ thể là có 88,5% GV cho rằng môn Khoa học là môn học cần
thiết trong chương trình học ở Tiểu học. Điều đó cho thấy GV đã ý thức được tầm
quan trọng của môn học này. Đây là cơ sở ban đầu để việc dạy học môn Khoa học

lớp 4 đạt hiệu quả cao hơn.
2.2.5.2. Vai trò của môn Khoa học lớp 4
12


Để tìm hiểu nhận thức của GV về vai trò của môn Khoa học lớp 4, tôi đưa ra
câu hỏi 2: “Theo thầy cô môn Khoa học lớp 4 có vai trò gì?”. Kết quả tôi thu được
như sau: có đến 34,29% GV cho rằng môn Khoa học lớp 4 là môn học cung cấp
cho HS những kiến thức và kĩ năng cần thiết về khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội, là môn học chính và thiết thực đối với HS. 54,29% GV cho rằng môn Khoa
học 4 có vai trò quan trọng giúp HS có thêm vốn hiểu biết về thế giới kho học, thế
giới tự nhiên, thêm yêu thích và có niềm tin vào tri thức khoa học. Và 11,42% GV
cho rằng môn Khoa học 4 chỉ là môn học phụ, chỉ có vai trò bổ trợ cho các môn
học khác trong chương trình học.
2.2.5.3. Các phương pháp thường sử dụng trong dạy học môn Khoa học 4
Để tìm hiểu rõ hơn về những phương pháp được GV sử dụng trong quá trình
dạy học môn Khoa học lớp 4, tôi đã đưa ra câu hỏi 3: “Thầy cô thường sử dụng
phương pháp nào dưới đây để dạy học môn Khoa học lớp 4 ?”. Sau điều tra, tôi thu
được kết quả như sau: Các phương pháp dạy học truyền thống được GV sử dụng
nhiều và chủ yếu là các phương pháp dùng lời. Trong đó các phương pháp được
GV sử dụng thường xuyên là phương pháp quan sát (74,3%), phương pháp đàm
thoại (63%), phương pháp thảo luận nhóm (60%), phương pháp thuyết trình
(51,4%).
2.2.5.4. Quan niệm của giáo viên về dạy học trải nghiệm
Để tìm hiểu quan niệm của GV về phương pháp trải nghiệm, tôi đưa ra câu
hỏi 4: “Theo thầy cô dạy học trải nghiệm là gì?”. Kết quả thu được sau quá trình
điều tra như sau: Có đến 74,2% GV hiểu đúng và đủ về dạy học trải nghiệm: là quá
trình dạy học, trong đó, HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường thực tiễn để chiếm
lĩnh kiến thức bằng vốn kinh nghiệm của bản thân dưới sự hướng dẫn, tổ chức của
GV. Qua đó cho thấy đa số GV đã có nghiên cứu về phương pháp dạy học này, bên

cạnh đó các thầy cô đã được bồi dưỡng, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về
học tập dựa vào trải nghiệm.
2.2.5.5. Đánh giá tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp
4
Để tìm hiểu ý kiến của GV về tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm trong
môn Khoa học lớp 4, tôi đã đưa ra câu hỏi 5: “Theo thầy cô, dạy học môn Khoa học
13


lớp 4 bằng hình thức trải nghiệm có cần thiết không?”. Sau điều tra, kết quả thu
được như sau: Có đến 80% GV cho rằng việc dạy học môn Khoa học 4 bằng dạy
học trải nghiệm là rất cần thiết và cần thiết. Từ đó có thể thấy rằng môn Khoa học 4
là môn học rất thích hợp để áp dụng hình thức trải nghiệm vào quá trình dạy học.
Nhờ đó HS sẽ dễ dàng chiếm lĩnh tri thức mới hơn.
CHƯƠNG 3.
VẬN DỤNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN KHOA HỌC
LỚP 4
3.1. Khả năng vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp 4
Liên hệ đến dạy học trải nghiệm, ta nhận thấy có nhiều điểm tương đồng về
mục tiêu và đặc điểm với môn Khoa học 4. Mục tiêu của dạy học trải nghiệm là tạo
điều kiện để HS chủ động tiếp thu tri thức, nội dung bài học thông qua các hoạt
động trải nghiệm, HS được trực tiếp tham gia, thực hành tìm tòi nghiên cứu; dựa
trên vốn kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức,
dạy học trải nghiệm còn chú trọng đến việc rèn luyện cho HS kĩ năng là việc nhóm,
điều tra, quan sát, phân tích đánh giá các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
Mặt khác việc sử dụng hình thức dạy học trải nghiệm cũng rất phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lí của HSTH.
Từ những phân tích trên, tôi thấy rằng môn Khoa học 4 là môn mà GV có cơ
hội áp dụng phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là dạy học trải nghiệm. Sử dụng
dạy học là một trong những hướng đổi mới đưa kiến thức ở sách vở gần hơn với

thực tế cuộc sống của HS.
3.2. Nguyên tắc vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp 4
3.2.1. Đảm bảo phù hợp với đặc trưng của dạy học trải nghiệm
3.2.2. Đảm bảo phù hợp với đặc trưng môn Khoa học lớp 4
3.2.3. Đảm bảo phù hợp với học sinh lớp 4
3.2.4. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn giáo dục tiểu học
3.3. Cách tiến hành vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp 4
3.3.1. Lựa chọn nội dung dạy học bằng trải nghiệm
14


Mục đích: Giúp GV xác định được các nội dung bài học có thể áp dụng
phương pháp giáo dục trải nghiệm. Đưa ra các nội dung, hoạt động học tập phù hợp
để đem lại hiệu quả dạy học tốt nhất.
Dưới đây là một số bài học trong chương trình Khoa học 4 có thể áp dụng
dạy học trải nghiệm để dạy học một cách có hiệu quả.
STT

Tên bài

Nội dung bài

Nội dung học tập dựa vào

trải nghiệm của HS
Bài 1: Con người Các điều kiện vật HS quan sát, tiếp xúc với các
cần gì để sống?

chất và tinh thần cần yếu tố cần thiết đối với cuộc
thiết cho cuộc sống sống của bản thân và gia đình

của con người.

1

như thức ăn, nước uống, âm
thanh trong cuộc sống, cảm
nhận nhiệt độ môi trường.việc
hít thở không khí, cảm nhận

các mùi hương.
Bài 2: Trao đổi Những gì con người HS trực tiếp ăn uống, hít thở
chất ở người

lấy

vào

từ

môi không khí hàng ngày, quan sát

trường và thải ra môi các sự vật và hiện tượng mà
2

trường.

bản thân và những người trong
gia đình lấy từ môi trường và
thải ra môi trường.


3.3.2. Vận dụng quy trình dạy học trải nghiệm để thiết kế kế hoạch dạy học
3.3.2.1. Phân tích
Dựa vào những kết quả thu được về cả lí luận và thực tiễn của dạy học môn
Khoa học lớp 4 theo phương pháp giáo dục trải nghiệm, cùng với việc tham khảo
“Mô hình học qua trải nghiệm của David A. Kolb” và theo quá trình nghiên cứu về
trải nghiệm của Kurt Lewin tôi đã thiết kế các hoạt động học tập bằng trải nghiệm
gồm các bước chủ yếu sau:
Bước 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm
Bước 2: Tổ chức HS quan sát, đối chiếu, phản hồi
Bước 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái niệm
15


Bước 4: Tổ chức cho HS trải nghiệm tích cực
Bước 5: Tổng kết
3.3.2.2. Ví dụ minh họa:
a) Ví dụ minh họa 1:
Bài 25: Nước bị ô nhiễm ( trang 52, 53)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
- Giải thích vì sao nước sông, hồ, ao thường hay đục và không sạch.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được nước sạch và nước bị ô nhiễm bằng cách quan sát và làm thí
nghiệm.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn nguồn nước.
- Có ý thức và hành động sử dụng nguồn nước sạch để đảm bảo sức khỏe cho
người thân và gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Giáo viên:
+ Giấy A0 để phát cho các nhóm.
+ Một số chai nước chứa các loại nước ở ao, hồ, sông hoặc nước đã rửa tay…
một số chai nước giếng sạch hoặc nước máy.
+ Phễu và bông lọc nước, kính lúp.
2.Học sinh:
Có thể chuẩn bị một số chai nước như GV chuẩn bị để mang theo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
A/ Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động của HS

-Hỏi:

-HS trả lời:

+Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống + Nước giúp cơ thể hấp thụ
của người, động vật, thực vật ?

được những chất dinh dưỡng
hòa tan và tạo thành các chất
16


cần cho sự sống của sinh vật;
Nước giúp cơ thể thải ra các
chất thừa, các chất độc hại;
Nước còn là môi trường sống
của nhiều động vật và thực vật.

+ Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp + Ngành công nghiệp cần nhiều
và công nghiệp ?

nước để sản xuất ra các sản
phẩm.
+ Ngành trồng trọt sử dụng
nhiều nước nhất.

-GV nhận xét
B/Bài mới:
I.Giới thiệu bài:
Làm thế nào để biết được đâu là nước sạch đâu
là nước bị ô nhiễm .Chúng ta cùng tìm hiểu bài
học Nước bị ô nhiễm.
II. Dạy bài mới:
*Bước 1: Giao nhiệm vụ trải nghiệm

-Lắng nghe GV giao nhiệm vụ.

- GV chia HS thành nhóm (5-7HS), giao cho mỗi
nhóm một chai nước trong và một chai nước
đục, phễu, bông lọc nước và kính lúp. Yêu cầu
các nhóm:
+ Tiến hành quan sát, xác định đâu là chai nước
trong, đâu là chai nước đục.
+ Lọc chất bản trong chai nước đục và cho biết
trong đó có những gì? (chú ý nhận xét màu sắc,
mùi vị, các vi sinh vật có trong nước).
+ Nêu đặc điểm của nước sạch, nước bị ô nhiễm.
*Bước 2: Tổ chức HS quan sát, đối chiếu, phản

hồi
17


- HS thực hiện theo nhóm, tiến hành quan sát và -Tiến hành quan sát và thực
thực hiện việc lọc nước trong chai nước đục hiện việc lọc nước đục.
(những HS mang theo nước sông, hồ có thể mang -Ghi lại những nội dung quan
ra để nhóm quan sát, tiến hành lọc) và quan sát sát được về đặc điểm của nước
những gì xảy ra.

sạch và nước bị ô nhiễm vào

- Nhóm trưởng điều hành hoạt động của cả bảng nhóm.
nhóm, GV bao quát lớp, tạo điều kiện để tất cả
HS đều được tham gia vào hoạt động học tập.
- GV yêu cầu các nhóm ghi lại những nội dung
các em quan sát được, kết hợp với vốn kinh
nghiệm của cá nhân để trao đổi, thảo luận trong
nhóm về đặc điểm của nước sạch và nước bị ô
nhiễm.
*Bước 3: Tổ chức cho HS tự hình thành khái
niệm.
GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả trước -Đại diện các nhóm trình bày
lớp theo 2 nội dung:

kết quả:

+ Đặc điểm của nước sạch

+ Đặc điểm của nước sạch:

Nước sạch là nước trong suốt,
không màu, không mùi, không
vị và không chứa các vi sinh
vật hoặc các chất hòa tan có hại
cho sức khỏe.

+ Đặc điểm của nước bị ô nhiễm.

+ Đặc điểm của nước bị ô
nhiễm: Nước bị ô nhiễm là
nước có chứa một trong các
dấu hiệu như: có màu, có chất
bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi
sinh vật gây bệnh nhiều quá
mức cho phép hoặc chứa các
chất hòa tan có hại cho sức
18


khỏe.
- Tổ chức cho cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.

- Gọi HS giải thích vì sao nước ao, hồ, sông hoặc - HS trả lời: Nước sông, ao, hồ
nước đã dùng đều bẩn hơn nước giếng hoặc nước hoặc nước đã dùng rồi thường
máy.

bị lẫn nhiều đất, cát, đặc biệt

nước sông có nhiều phù sa nên
chúng thường bị vẫn đục.

* Bước 4: Thử nghiệm tích cực.
- GV nêu câu hỏi.
+ Trong cuộc sống thường ngày để đảm bảo sức - HS trả lời:
+ Sử dụng nước lọc, nước
khỏe em nên sử dụng nguồn nước nào?
+ Không nên sử dụng nguồn nước nào cho các giếng, nước máy.
+ Không nên dừng nước ao, hồ,
hoạt động sinh hoạt của gia đình? Vì sao?
sông đã bị ô nhiễm để sinh
hoạt. Vì sẽ gây bệnh, không
đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng
đến sức khỏe con người.

- HS trả lời, các HS khác bổ sung.
- GV điều chỉnh và kết luận.
- Yêu cầu HS sử dụng nguồn nước sạch để đảm
bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
* Bước 5: Tổng kết
Dựa trên kết quả báo cáo các hoạt động của HS,

- Lắng nghe và nhắc lại nội

GV tổng kết lại nội dung bài học.

-Nước bị ô nhiễm là nước có chứa một trong các dung bài học.
dấu hiệu như: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có
chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho

phép hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho sức
khỏe. Ví dụ như nước sông có quá nhiều chất thải
và rác thải đổ xuống làm nước chuyển thành màu
đen, đó là nước bị ô nhiễm.
19


- Nước sạch là nước trong suốt, không màu,
không mùi, không vị và không chứa các vi sinh
vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe. Ví
dụ như nước lọc, nước máy.
- Chúng ta cần phải có thái độ giữ gìn và bảo vệ
nguồn nước để có một môi trường sạch đẹp và
không khí trong lành.
3.3.3. Xây dựng môi trường dạy học trải nghiệm
3.3.3.1. Phân tích
Muốn cho các hoạt động học tập bằng trải nghiệm thành công trước hết phải
tạo dựng được một môi trường thuận lợi để có thể vận dụng dạy học vào trải
nghiệm trong học tập các môn học trong nhà trường nói chung và môn Khoa học 4
nói riêng đạt hiệu quả cao. Một trong những yếu tố cơ bản và cần thiết đó là sự chỉ
đạo của các cấp quản lý trong việc nâng cao nhận thức của GV về dạy học trải
nghiệm, mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn về trải nghiệm cho GV trong trường.
Qua đó việc dạy học bằng trải nghiệm sẽ được sử dụng phổ biến và đạt hiệu quả
cao, nâng cao chất lượng dạy học.
3.3.3.2. Ví dụ minh họa
Khi dạy bài Ánh sáng cần cho sự sống, GV cần phải cho HS chuẩn bị quan
sát hiện tượng cách đó một tuần. GV chuẩn bị sẵn các chậu nhỏ đã ươm sẵn các cây
đậu xanh để đủ cho các nhóm quan sát ( mỗi nhóm 2 chậu) và hướng dẫn HS chọn
đặt vị trí chậu khác nhau ( 1 chậu đặt nơi không có ánh sáng trực tiếp, 1 chậu đặt
nơi có đầy đủ ánh sáng). Trong thời gian một tuần, GV tạo điều kiện , hỗ trợ HS

quan sát, theo dõi sự phát triển của hai cây đậu xanh.
Bên cạnh đó, GV nên khuyến khích HS tiến hành làm thí nghiệm như trên tại
nhà. Ở nhà, phụ huynh có thể hỗ trợ các em trong việc tiến hành.
3.4. Khảo nghiệm sư phạm:
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Việc khảo nghiệm trong đề tài nhằm kiểm tra mức độ khả thi của các thiết kế
kế hoạch dạy học một số bài trong môn Khoa học lớp 4 theo hướng dạy học trải
nghiệm.
20


3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm
Đối tượng khảo nghiệm của tôi khi thực hiện đề tài này là 10 giáo viên thuộc
khối lớp 4 đang giảng dạy tại hai trường Tiểu học trong thành phố Đà Nẵng là
Trường Tiểu học Hòa Ninh và Trường Tiểu học Ông Ích Khiêm.
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm
Tìm hiểu tính khả thi của các thiết kế kế hoạch dạy học một số bài trong môn
Khoa học lớp 4 theo hướng dạy học trải nghiệm.
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp An – két (phiếu khảo nghiệm)
- Phương pháp xử lí thống kê
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Sau quá trình khảo nghiệm, tôi nhận thấy rằng đa số các giáo viên đánh giá
cao mức độ khả thi của các thiết kế kế hoạch dạy học môn Khoa học lớp 4 tôi đã
đưa ra. Có một số ít giáo viên cho rằng thiết kế trên không phù hợp với một số
trường không đủ điều kiện về cơ sở vật chất. Tuy nhiên, các giáo viên đều đồng ý
với các thiết kế kế hoạch dạy học trên sẽ giúp học sinh hứng thú trong học tập, phát
triển năng lực của mình và từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục.
Tiểu kết chương 3

Như vậy, ở chương 3, tôi đã nghiên cứu khả năng, cách tiến hành vận dụng
dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp 4 và đã thiết kế kế hoạch dạy học 2
bài trong chương trình môn Khoa học 4 theo hướng trải nghiệm. Và đã tiến hành
khảo nghiệm để kiểm tra tính khả thi của các thiết kế kế hoạch dạy học trên. Qua
đó tôi nhận thấy rằng các giáo án trên phù hợp trong công tác giảng dạy môn Khoa
học tại các trường Tiểu học và dạy học trải nghiệm giúp nâng cao chất lượng và
hiệu quả giảng dạy.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
21


Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu đề tài “Vận dụng dạy học trải nghiệm vào
môn Khoa học 4” tôi thấy như sau:
Hầu hết GV đều nhận thấy vấn đề đổi mới PPDH là hết sức cần thiết, song
việc đổi mới PPDH ở tiểu học còn chậm và chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Việc
vận dụng phương pháp trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học sẽ nâng cao chất
lượng dạy học bởi HS tiểu học vốn tò mò, hiếu động, thích khám phá những điều
mới lạ nên việc HS được trải nghiệm, được trực tiếp hoạt động sẽ là niềm hứng thú,
từ đó tạo được sự say mê ở các em và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của HS nên tôi nghiên cứu đề tài “Vận dụng dạy học nghiệm trong môn Khoa
học lớp 4”. Kết quả của quá trình nghiên cứu cho thấy phần lớn GV đều thấy được
tầm quan trọng và mức độ cần thiết của việc vận dụng dạy học trải nghiệm vào
môn Khoa học lớp 4. Nhưng thực tế phương pháp này vẫn chưa được áp dụng
nhiều trong dạy học bởi hiểu biết của GV về giáo dục trải nghiệm chưa nhiều, GV
đều đang quen với các PPDH truyền thống, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế.
Do đó để dạy học trải nghiệm được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở các trường tiểu
học thì trước tiên GV cần được tiếp cận, tìm hiểu để nắm rõ hơn về dạy học trải
nghiệm, vận dụng tốt hình thức này vào dạy học các môn học nói chung và môn

Khoa học nói riêng.
Bên cạnh đó nhà trường cũng cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, có nhiều
môi trường học tập để HS tự hoạt động trực tiếp nhằm phát huy năng lực, tính sáng
tạo và vốn kinh nghiệm đã có của các em. Từ những kết quả thu được về cả lí luận
và thực tiễn tôi đã mạnh dạn đề xuất quy trình dạy học môn Khoa học lớp 4 theo
hình thức dạy học trải nghiệm. Tôi hi vọng quy trình đưa ra được áp dụng vào thực
tiễn và đem lại hiều quả cao.
2.Kiến nghị:
- Đối với các trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học nghiên cứu, áp dụng
học tập dựa vào trải nghiệm để tổ chức giảng dạy cho sinh viên.
- Cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm, chuyên môn
nghiệp vụ cho các giáo viên.
- Đẩy mạnh công cuộc đổi mới dạy học Tiểu học. Đồng hành với đổi mới
PPDH là việc sử dụng nhiều hơn các phương tiện dạy học hiện đại.
22


- Lãnh đạo các trường tiểu học cần động viên, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức
các hoạt động dựa vào trải nghiệm trong dạy học các môn học nói chung và trong
môn Khoa học 4 nói riêng; kịp thời chỉ đạo các bộ phận để phối hợp trong việc
giúp đỡ GV tổ chức hoạt động dựa vào trải nghiệm trong dạy học, xem đây là một
trong những con đường nhằm thực hiện đổi mới cách dạy - cách học đối với việc
dạy học ở trường tiểu học.
- Nâng cao cơ sở vật chất tại các trường tiểu học, cần tạo điều kiện, môi
trường hoạt động để HS được thực sự hoạt động trực tiếp, phát huy hết năng lực, sự
sáng tạo và những kinh nghiệm sẵn có của bản thân.

23




×