Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.86 KB, 67 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA KẾ TOÁN
******

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ TÀI:
“PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG THÁCH THỨC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”

Giáo viên hướng dẫn

: PGS. TS Đinh Văn Hải

Sinh viên thực hiện

: Phạm Minh Châu

Lớp

: CQ53/22.09

Hà Nội – 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT.....................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH.............................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................6
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ


THÁCH THỨC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU....................................................9
1.1. Nhận thức chung về nông nghiệp bền vững:...........................................9
1.1.1. Nhận thức chung về phát triển bền vững:............................................9
1.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững...........................................................9
1.1.1.2. Các nguyên tắc phát triển bền vững................................................11
1.1.2. Nông nghiệp bền vững..........................................................................12
1.1.2.1. Khái niệm nông nghiệp.....................................................................12
1.1.2.2. Phát triển nông nghiệp bền vững.....................................................13
1.1.2.3. Quan điểm, mục tiêu, tính chất, yêu cầu của phát triển bền vững
trong nông nghiệp..............................................................................................14
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:...................................................19
1.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:..........................21
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp:............................23
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:................................23
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội:................................................................25
1.2. Nhận thức chung về biến đổi khí hậu:......................................................28
1.2.1. Khái niệm biến đổi khí hậu..................................................................28
1.2.2. Nguyên nhân, biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu................29
1.2.2.1. Nguyên nhân:.....................................................................................29
1.2.2.2. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu:....................................32
1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển nông nghiệp...............34
1.2.4. Thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu......................35

1


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG THÁCH THỨC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.............38
2.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam..........................................38
2.1.1. Đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam.....................................................38

2.1.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp Việt Nam.........................................41
2.1.2.1. Các thành tựu đã đạt được:.................................................................41
2.1.2.2. Tồn tại:..................................................................................................42
2.2. Biến đổi khí hậu trong những năm qua và ảnh hưởng của nó tới phát
triển nông nghiệp Việt Nam..............................................................................43
2.3. Ứng phó của nông nghiệp Việt Nam trước những biến đổi của khí hậu........44
2.3.1. Các thành tựu đã đạt được.....................................................................44
2.3.2. Các mặt còn tồn tại..................................................................................47
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại.........................................................................47
2.4. Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới. Bài học rút ra cho phát triển......48
bền vững nông nghiệp Việt Nam trong thách thức của biến đổi khí hậu.....48
2.4.1. Israel:........................................................................................................48
2.4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Israel:...........................................................48
2.4.1.2. Israel và điều kỳ diệu của nông nghiệp thế giới:............................49
2.4.2. Nhật Bản:...............................................................................................52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG THÁCH THỨC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.............55
3.1. Định hướng phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam trong thách
thức của biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 – 2020............................................55
3.2. Giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam trong thách thức
của biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 – 2020.....................................................58
3.2.1. Mục tiêu phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 2016 – 2020:..........58
3.2.2. Kiến nghị một số biện pháp cụ thể:.......................................................59
3.2.2.1. Các biện pháp trong sản xuất:............................................................59
2


3.2.2.2. Các biện pháp kĩ thuật:........................................................................59
3.2.2.3. Kết hợp phát triển nông nghiệp với các ngành kinh tế khác:..........62
KẾT LUẬN........................................................................................................64

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................66

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ANLT
BĐKH
Bộ NNVPTNT
BVTV
ĐBSCL
ICT
IPCC
KH - KT
KHCN
KNK
LHQ
LULUCF
NNBV
NSNN
PTBV
XHCN

Diễn giải
An ninh lương thực
Biến đổi khí hậu
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bảo vệ thực vật
Đồng bằng sông Cửu Long

Công nghệ thông tin và truyền thông
Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
Khoa học – Kĩ thuật
Khoa học công nghệ
Khí nhà kính
Liên Hợp Quốc
Lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp
Nông nghiệp bền vững
Ngân sách Nhà nước
Phát triển bền vững
Xã hội chủ nghĩa

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH
Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững..............................................11
Bảng 1.1: Phát thải khí nhà kính năm 2010 và ước tính phát thải cho
các năm 2020 và 2030...........................................................................31
Bảng 1.2: Một số biện pháp thích ứng với BĐKH.............................36

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nông nghiệp là ngành kinh tế có lịch sử phát triển lâu đời tại Việt Nam và
hiện vẫn đóng góp quan trọng vào cơ cấu GDP của nước ta. Tuy nhiên, theo quá
trình phát triển kinh tế – xã hội với những định hướng to lớn của Chính phủ, mà
tiêu biểu là mục tiêu thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, hướng

nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào 2020 thì tỉ trọng ngành nông
nghiệp đang dần thu nhỏ lại. Do đó, nông nghiệp trong thời kì mới phải đáp ứng
được yêu cầu phát triển nhanh theo hướng hiện đại: vừa đáp ứng được nhu cầu
trong nước, vừa không để bị tụt hậu với các nước khác, đủ khả năng cạnh tranh
trên thị trường thế giới.
Do đặc thù là khả năng sản xuất phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên,
trong đó có khí hậu, nên hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu trong thời gian
qua đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với ngành nông nghiệp. Theo
đánh giá, Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước chịu tác động mạnh nhất của hiện
tượng nóng lên toàn cầu và nước biển dâng; nông nghiệp nước ta do đó cũng
phải gánh chịu những tác động hết sức nặng nề. Ở Việt Nam, lao động trong
nông nghiệp lại chủ yếu dựa vào kinh nghiệm canh tác và điều kiện tự nhiên nên
việc ứng phó với những biến đổi là vô cùng khó khăn.
Trước thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và thực
trạng biến đổi khí hậu toàn cầu đang gây ra những tác động tiêu cực ngày một
sâu sắc đến đời sống và sản xuất, đe dọa tới sự phát triển bền vững của đất nước,
yêu cầu bức thiết đặt ra đối với nông nghiệp Việt Nam là phải tìm ra hướng đi
mới phù hợp. Bằng nhận thức thực tế cũng như mong muốn được củng cố, vận
dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn, em lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam trong thách thức của biến đổi khí

6


hậu” để bày tỏ quan điểm và nêu lên một số đề xuất cho việc phát triển bền vững
của ngành nông nghiệp trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Đề tài hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề về phát triển bền vững, về
biến đổi khí hậu và về các tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, đề tài chỉ ra
mối quan hệ giữa khí hậu và nông nghiệp, giữa phát triển nông nghiệp gắn với

phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đề tài cũng nêu ra các ví dụ điển hình
về mô hình nông nghiệp tiên tiến tại các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển
mạnh trên thế giới. Trên cơ sở các phân tích đó, đề tài kiến nghị các giải pháp
nhằm tổ chức lại hệ thống nền nông nghiệp, phát triển một nên nông nghiệp mới
theo hướng thông minh – hiện đại, vừa đảm bảo cân đối cơ cấu GDP trong mục
tiêu tăng trưởng kinh tế, vừa đáp ứng được các yêu cầu phát triển bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

 Đối tượng nghiên cứu: Nền nông nghiệp Việt Nam, nông nghiệp một số
nước có nền nông nghiệp phát triển (Isarel, Nhật Bản).

 Phạm vi nghiên cứu: Nền nông nghiệp Việt Nam trên các phương diện:
đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng, những thành tựu đã đạt được, hạn chế, thế
mạnh, điều kiện phát triển,...

 Thời gian nghiên cứu: (Nông nghiệp Việt Nam) từ sau Đổi Mới cho đến
nay và định hướng giai đoạn 2016 – 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp:
 Thu thập tài liệu, số liệu.
 Đối chiếu – so sánh.
 Phân tích – tổng hợp.
để làm sáng tỏ đề tài cần nghiên cứu.

7


5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài bao gồm 3

chương:
Chương 1: Nhận thức chung về nông nghiệp bền vững và thách thức của
biến đổi khí hậu.
Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam trong
thách thức của biến đổi khí hậu.
Chương 3: Các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam trong
thách thức của biến đổi khí hậu.

8


CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NÔNG NGHIỆP BỀN
VỮNG VÀ THÁCH THỨC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.

Nhận thức chung về nông nghiệp bền vững:

1.1.1. Nhận thức chung về phát triển bền vững:
1.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát
triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển
trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều
quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị,
địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, từ đó đến nay đã có
nhiều định nghĩa về phát triển bền vững được đưa ra, như:
Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên
việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu
cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau.

Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ tăng trưởng
cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn
kiệt tài nguyên, để lại hậu
Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình
sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển
bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương
hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương
laiquả về môi trường cho thế hệ tương lai.

9


Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không
làm thương tổn đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ.
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ
xã hội và bảo vệ môi trường.
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng tất cả đều đồng ý trên ba đặc
tính cơ bản của phát triển bền vững:
- Duy trì chất lượng môi trường.
- Khả năng kinh tế.
- Tính chấp nhận của xã hội.
Đúc kết kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới, tổng hợp xu
thế thời đại và định hướng phát triển của loài người, Ủy ban thế giới về môi
trường và phát triển của Liên Hợp quốc, năm 1987, đã đưa ra khái niệm sau:
Phát triển bền vững (Sustainable Development) là sự phát triển kinh tế –
xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên

nhiên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ mai sau.
Như vậy, chỗ dựa cơ bản cho phát triển bền vững trước hết là sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên. Nhờ việc sử dụng này, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên vẫn đáp ứng tốt nhất cho các nhu cầu hiện tại, nhưng chúng không bị cạn
kiệt, nhờ đó vẫn có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Chỗ
dựa thứ hai của phát triển bền vững là bảo vệ môi trường, nhờ đó chất lượng môi
trường không bị suy giảm, thậm chí còn được cải thiện, nên vẫn thỏa mãn các
đòi hỏi về môi trường của các thế hệ mai sau. Như vậy, phát triển bền vững là sự
phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, không chỉ vì hôm nay, mà còn là sự phát
triển vì tương lai. Như vậy, có thể khẳng định, phát triển bền vững thực chất
chính là sự phát triển hài hòa, cân đối giữa kinh tế – xã hội – môi trường.
10


Phát triển bền vững có thể được minh họa bằng mô hình dưới đây:

Kinh tế

Xã hội
PTBV

Môi trường

Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững
Mô hình trên được xây dựng dựa trên ba trụ cột, hay chính là ba mục tiêu
của PTBV là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Theo
đó, để đảm bảo được mục tiêu PTBV thì nhất thiết phải đảm bảo được đồng thời
cả ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường, tức là đạt được sự đầy đủ về vật
chất, sự giàu có về tinh thần, văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng

thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.
1.1.1.2. Các nguyên tắc phát triển bền vững
Phát triển bền vững sẽ là xu thế phát triển của thời đại, là định hướng phát
triển tương lai của con người. Tuy nhiên, để tiến tới xây dựng được quá trình
phát triển bền vững là một công cuộc đầy khó khăn, thách thức đòi hỏi sự tham
gia rộng khắp của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia cũng như của mọi
ngành nghề, mọi lĩnh vực... Để làm rõ hơn những vấn đề không thể thiếu trong
phát triển bền vững cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của các đối tượng tham
11


gia vào sự nghiệp này, người ta đã đưa ra bảy nguyên tắc phát triển bền vững
như sau:
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc phòng ngừa.
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân.
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.
Nguyên tắc 5: Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ.
Nguyên tắc 6: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Nguyên tắc 7: Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền.
1.1.2. Nông nghiệp bền vững
1.1.2.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên
liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều
chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao
gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.

Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
 Nông nghiệp thuần nông (nông nghiệp sinh nhai) là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp
sinh nhai.
 Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên
môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy
móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông
12


nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả
việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên
cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng
vào mục đích thương mại, làm hàng hóa trên thị trường và xuất khẩu.
1.1.2.2. Phát triển nông nghiệp bền vững
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về nông nghiệp bền vững:
Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được yêu cầu của thế
hệ hiện tại mà không làm giảm khả năng thỏa mãn yêu cầu của thế hệ mai sau
(Tổ chức Sinh thái và Môi trường Thế giới – WORLD).
Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được hai yêu
cầu cơ bản: Đảm bảo đáp ứng cầu nông sản hiện tạivà duy trì được tài nguyên
thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (bao gồm: giữ gìn quỹ đất, nước, rừng,
không khí, khí quyển và đa dạng sinh học...)
Nông nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về
sinh thái, kỹ thuật, vừa thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Nhìn một cách tổng quát, có thể hiểu phát triển nông nghiệp bền vững trên
ba phương diện:
- Về kinh tế: Nông nghiệp phải đạt hiệu quả cao.

- Về xã hội: Phải đảm bảo tính công bằng, giảm bớt khoảng cách phân hóa
về thu nhập.
- Về môi trường: Môi trường ít bị suy giảm hoặc bị suy giảm ở mức kiểm
soát và tái tạo được.
Như vậy, kết hợp giữa các khái niệm về phát triển bền vững và nông nghiệp
bền vững, có thể hiểu:
Phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp)
là quá trình sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các
vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn

13


các nhu cầu của con người trong hiện tại và tương lai và được xã hội chấp
nhận.
1.1.2.3. Quan điểm, mục tiêu, tính chất, yêu cầu của phát triển bền
vững trong nông nghiệp
Đặc trưng của nền nông nghiệp theo xu hướng bền vững được thể hiện trên
ba khía cạnh: đảm bảo nhịp độ tăng trưởng ổn định, hiệu quả; giải quyết có hiệu
quả các vấn đề về mặt xã hội trong khu vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển
bền vững nền nông nghiệp theo xu hướng nền nông nghiệp sinh thái và nền
nông nghiệp công nghệ cao (nền nông nghiệp thông minh).
A. Mục tiêu của phát triển bền vững trong nông nghiệp:
Nông nghiệp bền vững có mục tiêu hẹp là sản xuất ra các sản phẩm đảm
bảo sự an toàn cho người sử dụng và không gây ra ô nhiễm môi trường. Tuy
nhiên, nông nghiệp là mặt trận sản xuất rộng lớn bao gồm nhiều hoạt động với
các nội dung tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, xã hội rất khác nhau. Nông nghiệp lại là
nơi thu hút lực lượng lao động lớn, hoạt động sản xuất trải ra trong không gian,
trên những địa bàn rộng lớn, cho nên tính chất bền vững của sản xuất nông
nghiệp không thể chỉ thu hẹp ở đặc điểm của sản phẩm. Nông nghiệp bền vững

cần được xem xét dưới góc độ của phát triển bền vững với các nội dung như đã
nêu trên.
Trong ý nghĩa đó, nông nghiệp bền vững có các mục tiêu sau đây:
• Đảm bảo đạt được năng suất, chất lượng và sản lượng cao, đáp ứng đầy
đủ các nhu cầu nhiều mặt của toàn xã hội về sản phẩm nông nghiệp. Nhu cầu
này đang ngày càng tăng lên nhanh chóng, đa dạng và phong phú hơn.
• Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao. Sản phẩm của nông
nghiệp bền vững cần rất sạch sẽ, có nghĩa là không mang theo dư lượng các chất
độc hại như thuốc BVTV, phân hóa học, vi sinh vật gây bệnh cho người, kim
loại nặng, NO3, các chất gây độc v.v... vượt quá các ngưỡng cho phép.

14


• Đảm bảo sự phát triển không ngừng các nguồn tài nguyên được sử dụng
trong nông nghiệp (đất, nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái...)
• Bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, tạo lập môi trường sản xuất, môi
trường sống trong lành, xây dựng môi trường sinh thái phát triển bền vững.
• Nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ thành thạo công nghệ của người
nông dân, phấn đấu không ngừng nâng cao thu nhập của người nông dân.
B. Tính chất của nông nghiệp bền vững:
• Thực hiện nông nghiệp bền vững không phải là chỉ để đối phó với tình
hình nông nghiệp bấp bênh không an toàn, mà là một bước phát triển mới.
Nông nghiệp bền vững là bước phát triển mới của sản xuất nông nghiệp
được xây dựng trên cơ sở các thành tựu khoa học và công nghệ. Với những kiến
thức, hiểu biết, với những thành tựu và kết quả đã đạt được, con người có đủ sức
để thực hiện một nền nông nghiệp mới, hiện đại, thông minh, với việc đảm bảo
đầy đủ và toàn diện năm mục tiêu đã đề ra:
- Năng suất cao, chất lượng tốt, sản lượng nhiều.
- Sản phẩm nông nghiệp ngon, lành, sạch.

- Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nông nghiệp không ngừng phát triển.
- Môi trường trong lành, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
- Thu nhập và đời sống của nông dân tăng lên.
Bước phát triển mới của nông nghiệp đòi hỏi phải được nhận thức đúng và
đầy đủ để tránh những cách nhìn phiến diện, một chiều. Bước phát triển mới này
của nông nghiệp cũng đòi hỏi thay đổi cách thức, thay đổi phương pháp tiến
hành sản xuất nông nghiệp.
• Nông nghiệp bền vững không phải là do ý muốn chủ quan của con người
mà là một tất yếu của sự phát triển khách quan.
Sản xuất nông nghiệp cũng như nhiều hoạt động sản xuất khác, trước hết là
nhằm thỏa mãn và đáp ứng các nhu cầu trong đời sống vật chất và tinh thần của
con người. Qua việc quan sát, tìm hiểu, từng bước nắm bắt các quy luật vận
15


động của tự nhiên, con người học tập ở thiên nhiên cách tác động để tạo ra
những sản phẩm cần thiết cho mình. Trong lịch sử phát triển lâu dài, có những
trường hợp tác động của con người không phù hợp với quy luật vận động của tự
nhiên, thậm chí đi ngược lại với những vận động đó và đã gặp phải những phản
ứng của tự nhiên. Khi đó, những tác động mang tính chủ quan của con người
thường không mang lại kết quả như mong muốn.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát
triển về hình thức và mở rộng về quy mô. Tác động của con người lên thiên
nhiên ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc. Các phản ứng của thiên nhiên cũng mang
tính chất gay gắt và rộng lớn hơn. Tính chất bấp bênh của sản xuất trở nên rộng
hơn, thường xuyên hơn.
Để thoát khỏi tình trạng này, con người phải tìm ra cách tạo lập một nền
sản xuất bền vững. Nền sản xuất bền vững đó không những phải tránh được các
phản ứng của thiên nhiên mà còn phải bảo đảm được nhu cầu của con người
đang ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng, đồng thời phải bảo đảm

được sự phát triển bền vững cho các thế hệ mai sau.
Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện được khi con người nắm được, vận dụng
được một cách có hiệu quả các quy luật vận động của thiên nhiên. Đây là nhiệm
vụ không hề dễ dàng và cũng không thể là việc làm của một vài thế hệ. Con
đường khám phá và vận dụng các quy luật của tự nhiên còn dài và nhiều thách
thức bởi vẫn còn rất nhiều bí ẩn, quy luật vận động của tự nhiên chưa được
khám phá và phát hiện.
Tuy nhiên, với những hiểu biết hiện nay, với những thành tựu đã đạt được
và sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, chúng ta hoàn toàn có
thể tin tưởng vào việc xây dựng thành công một nền nông nghiệp bền vững.
• Nông nghiệp bền vững là sự kế thừa và phát huy hiệu quả những thành
tựu và kinh nghiệm đã tích luỹ được.

16


Nông nghiệp bền vững là vấn đề còn khá mới. Do đó chúng ta cũng phải
thực hiện nó với tư duy mới, cách tiếp cận mới, phương pháp mới. Tuy nhiên,
nông nghiệp bền vững không đối lập với những gì đã có, không phủ nhận những
thành quả đã đạt được.
Nông nghiệp công nghiệp hóa được thực hiện trong những năm cuối của
thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21 là một thành quả tuyệt vời của nhân
loại. Những ưu điểm của sản xuất nông nghiệp công nghiệp hóa không những
không thể để suy giảm hoặc mất đi trong nền nông nghiệp bền vững mà còn phải
tiếp tục mở rộng, hoàn thiện thêm. Tuy nhiên, nông nghiệp công nghiệp hóa
cũng đã gây ra những tác động mạnh mẽ lên thiên nhiên, bị thiên nhiên phản
ứng gay gắt. Vấn đề là làm thế nào để mở rộng, nhân lên các thành quả của nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, mà không làm sâu sắc thêm những tác
động có hại đến thiên nhiên để phải hứng chịu những phản ứng gay gắt của thiên
nhiên.

Những điều phù hợp với quy luật của tự nhiên cần được gìn giữ và tiếp tục
phát huy, những gì chưa phù hợp cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp,
những gì ngược lại với quy luật tự nhiên cần được xem xét loại bỏ, những gì
chưa nhận thức, khai thác hết cần tiếp tục nghiên cứu, khám phá.
C. Yêu cầu của phát triển bền vững trong nông nghiệp
Để đảm bảo được các mục tiêu kinh tế – xã hội – môi trường, phát triển bền
vững trong nông nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu tương ứng sau đây:
Thứ nhất, đáp ứng được yêu cầu nhiều mặt của xã hội đang ngày càng
tăng cao về các sản phẩm nông nghiệp.
Nông nghiệp bền vững trước hết phải đảm bảo sự bền vững cho các hoạt
động sản xuất trong ngành, sau đó là tiền đề duy trì cho sự bền vững của toàn bộ
nền kinh tế. Sự bền vững của nông nghiệp không thể tách rời khỏi sự bền vững
của đất nước.

17


Thứ hai, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả người sản xuất và người tiêu
dùng.
Nông nghiệp bền vững trước hết cần bảo vệ tốt sức khỏe cho người nông
dân trong quá trình sản xuất. Các giống cây trồng vật nuôi mới không được
mang theo mầm mống sâu bệnh gây hại cho người. Việc sử dụng các loại vật tư
nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, các chất kích thích sinh trưởng... ) cần xây
dựng và áp dụng theo những quy trình sản xuất tiên tiến để bảo vệ đến mức cao
nhất sức khỏe của người làm nông nghiệp.
Đối với người tiêu dùng, nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp sạch,
đảm bảo cung cấp những nông sản không có dư lượng các chất độc hại vượt quá
giới hạn cho phép, không mang theo các nguồn bệnh, không có các tạp chất ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thứ ba, nông nghiệp bền vững cần đi đôi với sự bền vững của các nguồn

tài nguyên thiên nhiên.
Sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trước hết là các
dạng được sử dụng trực tiếp trong nông nghiệp như: đất canh tác, các nguồn
nước mặt, nước mưa, các giống cây trồng, vật nuôi, các yếu tố khí hậu.
Đi đôi với việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nông nghiệp bền vững còn phải thực hiện yêu cầu là ngăn ngừa sự suy
thoái, giảm sút các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động của sản xuất
nông nghiệp cần tránh gây ra những hậu quả thứ yếu lên các hệ sinh thái tự
nhiên, làm suy thoái tài nguyên như: rửa trôi xói mòn đất, lãng phí làm cạn kiệt
nguồn nước,... Đồng thời làm cho tài nguyên thiên nhiên không ngừng giàu
thêm về khối lượng, phong phú thêm về chủng loại, đa dạng thêm về các tổ hợp,
các yếu tố thiên nhiên.
Thứ tư, thực hiện yêu cầu đảm bảo bền vững cho môi trường.
Môi trường sản xuất nông nghiệp cần ngày càng thuận lợi hơn cho việc
thực hiện các mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững. Đó là: kết cấu hạ
18


tầng thuận lợi, nguồn cung cấp vật tư thuận lợi, có công nghiệp chế biến phù
hợp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn thông tin dồi dào và kịp thời... Môi
trường sản xuất nông nghiệp cần được duy trì ổn định và bền vững trong mọi
biến động của tự nhiên và xã hội.
Môi trường sống của nông sản, của người tiêu dùng nông sản và của dân cư
các khu vực lân cận cần trong lành, bền vững. Nông nghiệp bền vững không
được để các hóa chất, phân bón, thuốc BVTV làm cho môi trường sống bị ô
nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác, nông nghiệp bền
vững cần tạo được môi trường nông thôn trong lành – vừa là môi trường sống
thuận lợi cho dân cư vừa tạo ra không gian du lịch sinh thái cho khách du lịch
trong và ngoài nước.
Thứ năm, nông nghiệp bền vững cần rất thiết thực và phù hợp với trình độ

của người nông dân.
Người nông dân là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, làm ra các sản phẩm nông nghiệp. Do đó, nền nông nghiệp bền vững
phải là nền nông nghiệp vừa thực hiện tốt được định hướng phát triển hiện đại,
thông minh, vừa có được đội ngũ lao động – những người nông dân thực thụ, có
đủ hiểu biết, kĩ năng đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp thông minh,
hiện đại đó.
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội.
Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng biệt mà các ngành sản xuất khác
không thể có, đó là:
Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp được phân bố và phát triển trên phạm vi
không gian rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính
khu vực rõ rệt.. Thế nhưng ở mỗi vùng mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời
tiết – khí hậu rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá
và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các
19


hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau. Điều kiện thời tiết khí hậu với
lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng v.v… trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ
với điều kiện hình thành và sử dụng đất. Do điều kiện đất đai khí hậu không
giống nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét.
Thứ hai, trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và
không thể thay thế. Đất đai bị giới hạn về mặt diện tích và không thể mở rộng
thêm theo ý muốn chủ quan của con người, nhưng sức sản xuất của ruộng đất là
chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất
nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông sản phẩm. Chính vì thế
trong quá trình sử dụng đất đai là phải biết sử dụng tiết kiệm, hợp lí, phân bố và
phát triển sản xuất nông nghiệp ở tất cả những nơi có điều kiện về đất đai, hạn

chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, cải tạo và bồi dưỡng đất
làm cho đất đai ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi
đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất.
Thứ ba, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và
vật nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất
định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại
cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến
sinh trưởng, phát triển, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Cây trồng và
vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân
nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất
trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để chất lượng giống cây
trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, bồi dục các giống
hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới
có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa
phương.
Thứ tư, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển
hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt sản xuất nông nghiệp là quá
20


trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian
hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng
hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. Tính thời vụ trong nông
nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách
hạn chế nó.
Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết – khí hậu, mỗi loại cây
trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác
nhau. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng – loại cây xanh có vai trò
cực kỳ to lớn là sinh vật có khả năng hấp thu và tàng trữ nguồn năng lượng mặt
trời để biến từ chất vô cơ thành chất hữu cơ, tạo nguồn thức ăn cơ bản cho con

người và vật nuôi. Như vậy, tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông
dân. Tạo hoá đã cung cấp nhiều yếu tố đầu vào thiết yếu cho nông nghiệp, như:
ánh sáng, ôn độ, độ ẩm, lượng mưa, không khí. Lợi thế tự nhiên đã ưu ái rất lớn
cho con người, nếu biết lợi dụng hợp lý có thể sản xuất ra những nông sản với
chi phí thấp chất lượng. Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất tặng vật của thiên
nhiên đối với nông nghiệp đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc những khâu công
việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu…
Việc thực hiện kịp thời vụ cũng dẫn đến tình trạng căng thẳng về lao động
đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức lao động hợp lý, cung ứng vật tư – kỹ thuật kịp
thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp, đồng thời phải coi trọng việc bố trí
cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm ở những thời
kỳ nông nhàn.
1.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:
Trong nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Nó
không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học – kỹ
thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng
sinh học – cây trồng, vật nuôi.

21


Thứ nhất, nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu
của xã hội.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc
phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những
nước có phát triển, tỷ trọng GDP của nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng
nông sản của các nước này vẫn khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp
đủ cho đời sống con người. Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính
chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội
của đất nước.

Thứ hai, cung cấp yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực đô thị:
Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt
là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm
nông nghiệp được nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông
sản hàng hoá, mở rộng thị trường…
Nông nghiệp góp phần phục vụ và thúc đẩy tái sản xuất mở rộng các ngành
kinh tế khác, là khu vực dự trữ và cung cấp lao động dư thừa cho phát triển công
nghiệp và đô thị nhờ vào việc áp dụng những tiến bộ của KH-KT.
Khu vực nông nghiệp còn là nguồn cung cấp vốn lớn cho sự phát triển kinh
tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa.
Mặt khác, việc đẩy mạnh nông nghiệp tạo điều kiện cho nhiều ngành cùng
phát triển.
Thứ ba, thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ:
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp và
nhiều ngành kinh tế khác. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công
nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất quay trở lại phục vụ cho
các hoạt động sản xuất của khu vực nông nghiệp. Sự thay đổi về cầu trong khu
vực nông nghiệp sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông
nghiệp. Sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư cũng
22


làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công
nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Thứ tư, nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu:
Nông nghiệp cũng là ngành đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Năm 2016, kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa nhóm hàng nông, lâm sản đạt 18,1 tỷ USD, chiếm
10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Những năm gần đây, tỉ trọng của nông nghiệp
trong cơ cấu GDP đã có xu hướng giảm, nhưng giá trị tuyệt đối của ngành vẫn
liên tục tăng. Đây là một xu thế tất yếu, phản ánh trình độ phát triển của nền sản

xuất xã hội.
Thứ năm, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường:
Nông nghiệp có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của
môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên:
đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như
phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Quá
trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai
hoang mở rộng diện tích đất rừng… vì thế trong quá trình phát triển sản xuất
nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển
bền vững của môi trường.
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp:
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
a. Đất đai:
Đất là tư liệu sản xuất chính và không thể thay thế được trong sản xuất
nông nghiệp. Tài nguyên đất nước ta khá đa dạng với 14 nhóm đất khác nhau,
trong đó hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralitước ta
có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha, bao gồm:
- Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, thích
hợp nhất với lúa nước và một số cây ngắn ngày.

23


- Đất feralit: khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở vùng trung du, miền
núi và cao nguyên, thích hợp cho trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà
phê, cao su... ), cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô,
khoai, đậu.
Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 10,1 triệu ha, chiếm khoảng
31% diện tích đất cả nước. Việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất là vô cùng quan
trọng đối với phát triển nông nghiệp nước ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi

diện tích đất bị xói mòn, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn cần cải tạo ngày
càng mở rộng do sử dụng thuốc BVTV ngày càng tăng làm đất bị thoái hóa và
ảnh hưởng từ hiện tượng nước biển dâng, xâm nhập mặn tại các vùng đồng bằng
ven biển.
b. Khí hậu:
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, cây cối xanh tươi, sinh trưởng và
phát triển quanh năm do đó có thể tiến hành sản xuất nhiều vụ trong năm. Khí
hậu phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao, thích hợp
với sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây, tạo cơ cấu cây trồng đa dạng
(cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới). Tuy nhiên, những tai biến thiên nhiên
cũng thường gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp như bão, gió tây khô
nóng, sương muối, rét hại… Khí hậu nóng ẩm còn là môi trường thuận lợi cho
các loại nấm mốc, sâu bệnh có hại phát triển… Tất cả các khó khăn đó làm ảnh
hưởng lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi.
c. Tài nguyên nước:
Nước ta có hệ thống sông ngòi, ao hồ, kênh rạch dày đặc. Việt Nam có hơn
2.360 con sông với chiều dài trên 10 km, trong đó có 109 sông chính và 13 hệ
thống sông lớn với diện tích trên 10.000 km2, tổng lượng nước mặt của các lưu
vực sông trên toàn lãnh thổ đạt khoảng 830-840 tỷ m 3/năm, cung cấp nguồn
nước tưới tiêu dồi dào cho nông nghiệp. Nguồn nước ngầm phong phú (tổng trữ

24


×