Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài tập phân tích điểm hòa vốn quyết định đưa sản phẩm ra thị trường và phân tích hồi quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.52 KB, 18 trang )

Bài tập Phân tích điểm hòa vốn Quyết định đưa sản phẩm ra thị
trường và phân tích hồi quy
1. Phân tích điểm hòa vốn - Quyết định đưa sản phẩm ra thị trường
2. Phân tích hồi quy

0


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................................2
1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề đặt ra tại bài tập 1...............................................2
1.1 Sản phẩm mới và các vấn đề đặt ra đối với việc phát triển sản phẩm mới..............2
2.2 Để giảm thiểu rủi ro khi tung sản phẩm mới ra thị trường......................................2
2. Giải quyết vấn đề đặt ra ở bài tập số 1......................................................................2
3. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề đặt ra tại bài tập 2...............................................2
4. Giải quyết vấn đề đặt ra tại bài tập 2.........................................................................2
4.1 Xác định hàm hồi quy giữa các biến và phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố tới
các biến:........................................................................................................................2
4.2 Kiểm định ảnh hưởng thực sự của từng nhân tố tới lượng hàng hóa với mức ý
nghĩa 5%....................................................................................................................... 2
4.2.1 Kiểm định hệ số hồi quy β1 xem có moi liên hệ thực sự giữa số lượng công nhân
mỗi ca (X1) với khối lượng hàng hóa xếp trong ca (Y).................................................2
4.2.2 Kiểm định hệ số hồi quy β2 xem có mối liên hệ thực sự giữa số lượng xe vận
chuyển (X2) với khối lượng hàng hóa xếp trong ca (Y)................................................2
4.2.3 Kiểm định hệ số hồi quy β3 xem có mối liên hệ thực sự giữa số lượng máy xúc
(X3)với khối lượng hàng hóa xếp trong ca (Y).............................................................2
4.3 Hệ số xác định bội và ý nghĩa.................................................................................2
4.4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình........................................................................2
4.5 Dự đoán lượng hàng hóa xếp dỡ.............................................................................2


KẾT LUẬN................................................................................................................... 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................2

1


LỜI MỞ ĐẦU
Nội dung cơ bản của hoạt động quản trị là việc ra các quyết định, bởi vì việc
điều hành một tổ chức từ những công việc đơn giản hàng ngày đến những chiến lược
lớn, dài hạn cũng đều dựa trên cơ sở những quyết định thích hợp. Nhà quản trị mong
muốn kết quả đạt được như thế nào hay nói một cách khác đó là mục tiêu đặt ra cho
quyết định quản trị. Để có thể thực hiện tốt bước này, nhà quản trị cần phải thường
xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và phương án đã lựa chọn. Nắm bắt
những thông tin được sử dụng có chính xác không? Kế hoạch được thực hiện như thế
nào? Kết quả đạt được của kế hoạch đã đặt ra?Trong quá trình thực hiện quyết định sẽ
nảy sinh nhiều vấn đề mà bản thân nhà quản trị và các cộng sự chưa thể lường trước
được. Do đó, việc theo dõi, kiểm tra sẽ giúp nhà quản trị nắm được những vướng mắc
phát sinh cần giải quyết trong khi thực hiện quyết định. Trên cơ sở đó, tiến hành chỉnh
lý, bổ sung, sửa đổi để quyết định quản trị đưa ra phù hợp với thực tế của công việc
đòi hỏi và như vậy kết quả thu được sẽ tốt hơn.
Một quyết định hiệu quả là quyết định có logic dựa trên các thông tin sẵn có và
sự phản ánh các sở thích của người ra quyết định. Điều quan trọng cần nắm ở đây là
hiệu quả của quyết định không liên quan tới tác động của nó. Một quyết định tốt đều
có thể mang cả hậu quả tốt lẫn xấu. Tương tự như vậy, một quyết định tồi ( quyết định
do thiếu thông tin hoặc không phản ánh sở thích của người ra quyết định ) có thể
mang đến một kết quả khả quan. Quyết định phải đạt được các mục tiêu đề ra một
cách hiệu quả với các cân nhắc về phí tổn, sức lực và các hậu quả có liên quan. Liệu
các biện pháp thay thế có đem tới hậu quả tiêu cực làm cho chọn lựa trở nên ít được
mong chờ hơn không? Quyết định cũng phải lưu ý đến các tác dụng phụ hoặc các lợi
thế gián tiếp. Một ứng cử viên cho vị trí nhân viên có thể có các khả năng trội hơn

không liên quan trực tiếp tới công việc nhưng những khả năng này lại có thể sẽ có ích
cho công ty. Một lần nữa bạn hãy nhớ chú ý đến điều này.

2


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề đặt ra tại bài tập 1
1.1 Sản phẩm mới và các vấn đề đặt ra đối với việc phát triển sản phẩm mới
Với những thay đổi rất nhanh chóng của thị hiếu người tiêu dùng, công nghệ
sản xuất và cạnh tranh thị trường, một doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào những sản
phẩm hiện có của mình được. Khách hàng luôn mong muốn và chờ đợi những sản
phẩm mới và hoàn thiện hơn. Các đối thủ sẽ làm hết sức mình để tung ra những sản
phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần có một chương trình
phát triển sản phẩm mới.
Doanh nghiệp có thể có được một sản phẩm mới bằng hai cách: một là thông
qua việc mua lại (asquisition), bằng cách mua cả một doanh nghiệp, một bằng sáng
chế, hay một giấy phép để sản xuất sản phẩm của người khác. Cách thứ hai là thông
qua việc phát triển sản phẩm mới, bằng cách thành lập bộ phận nghiên cứu và phát
triển riêng của mình hay ký hợp đồng với các cá nhân và tổ chức nghiên cứu và phát
triển để thực hiện. Chúng ta sẽ tập trung vào việc phân tích tiến trình phát triển sản
phẩm mới.
Ngày nay ở các nước phát triển chỉ có khoảng 10% số sản phẩm mới là thực sự
mới đối với thế giới. Những sản phẩm này có chi phí và rủi ro rất lớn, vì chúng mới cả
đối với doanh nghiệp lẫn thị trường. Do đó, phần đông các doanh nghiệp thường tập
trung cố gắng của mình vào việc nghiên cứu cải tiến các sản phẩm hiện có thay vì
nghiên cứu phát triển sản phẩm hoàn toàn mới. Ví dụ hãng Sony dành 80% hoạt động
về sản phẩm mới cho công việc cải tiến các sản phẩm hiện có của mình.
Việc phát triển sản phẩm mới thường gặp nhiều thất bại hơn là thành công. Tại
sao có nhiều sản phẩm mới bị thất bại? Có nhiều lý do. Một nhà quản trị cấp cao có

thể đã ủng hộ ý tưởng mà ông ta ưa thích, bất chấp những kết quả marketing cho thấy
là bất lợi. Hoặc ý tưởng thì tốt, nhưng người đã đánh giá quá cao qui mô thị trường
của nó. Hoặc sản phẩm đã không được chế tạo hoàn hảo đúng mức. Hoặc nó đã bị
định vị sai trong thị trường, hay không được quảng cáo chu đáo, hay do định giá quá
cao. Đôi khi những chi phí cho việc triển khai lại cao hơn dự kiến, hoặc các đối thủ
cạnh tranh đã phản ứng mạnh hơn mức doanh nghiệp dự tính. Như thế các doanh
nghiệp gặp phải tình trạng tiến thoái lưỡng nan, họ phải triển khai sản phẩm mới
3


nhưng không chắc gì thành công. Các doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro bằng việc
lập kế hoạch có tính hệ thống hơn và thiết lập một tiến trình phát triển sản phẩm mới
có hiệu quả hơn.
2.2 Để giảm thiểu rủi ro khi tung sản phẩm mới ra thị trường
Việc phát triển sản phẩm mới bắt đầu bằng việc tìm kiếm những ý tưởng mới.
Một doanh nghiệp thường phải hình thành được nhiều ý tưởng để tìm ra những ý
tưởng tốt nhất. Việc tìm kiếm ý tưởng mới phải được tiến hành một cách có hệ thống
chứ không thể là một sự ngẫu nhiên.
Để hình thành những ý tưởng mới về sản phẩm, doanh nghiệp phải tích cực
nghiên cứu từ rất nhiều nguồn khác nhau.
-Khách hàng. Theo quan điểm marketing, những nhu cầu và mong muốn của
khách hàng là xuất phát điểm cho mọi ý tưởng về sản phẩm mới. Thông qua việc
nghiên cứu những nhóm khách hàng chủ yếu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp
bằng các cuộc thăm dò, phỏng vấn và trắc nghiệm cá nhân hay trao đổi nhóm tập
trung và qua những thư góp ý, khiếu nại của họ, doanh nghiệp có thể tìm hiểu những
yêu cầu cải tiến sản phẩm mà họ đặt ra cho nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu phát
triển sản phẩm có thể phát hiện ra những ý tưởng hay cho nguồn cảm hứng sáng tạo
sản phẩm mới.
- Những chuyên gia đầu ngành.Các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào những ý
kiến của các nhà khoa học đầu ngành, các kỷ sư, các nhà thiết kế giỏi trong và ngoài

doanh nghiệp để hình thành nên những ý tưởng về sản phẩm mới.
- Đối thủ cạnh tranh. Tìm hiểu ý định của đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu các
sản phẩm của họ cũng như lý do khách hàng chọn dùng sản phẩm của đối thủ là một
cách rất tốt để đưa ra những cải tiến sản phẩm hơn hẳn sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh.
- Những nhà cung ứng và phân phối sản phẩmlà một nguồn cung cấp thông tin
quan trọng giúp cho việc hình thành nên những ý tưởng có tính khả thi cao. Họ luôn là
những người gần gủi khách hàng, hiểu rõ những ý kiến khen ngợi hay phàn nàn về sản
phẩm của doanh nghiệp từ phía khách hàng, do đó có thể có những ý tưởng hay trong
việc thiết kế cải tiến sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt hơn những đòi hỏi và mong muốn
của khách hàng.

4


- Ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng là một nguồn chủ yếu phát sinh các ý tưởng
mới về sản phẩm. Họ có thể đề xuất và tổ chức thực hiện đến cùng ý tưởng về sản
phẩm mới của mình hay ủng hộ một ý tưởng mà họ cho là có triển vọng thành công,
hay không chấp nhận một ý tưởng có thể tốt nhưng không được họ đánh giá cao.
Trong giai đoạn này, để khắc phục những sai sót có thể xảy ra, các doanh
nghiệp có thể áp dụng các phương pháp hình thành ý tưởng như phương pháp liệt kê
các thuộc tính (phân tích, đánh giá các thuộc tính đang có, từ đó thiết kế các giải pháp
hoàn thiện và tạo ra sản phẩm mới), phương pháp phân tích hình thái học (phát hiện
các cấu trúc, khảo sát các mối quan hệ giữa chúng và tìm ra những cách kết hợp mới),
phương pháp phát hiện nhu cầu và vấn đề qua ý kiến của khách hàng, hay phương
pháp động não trong nhóm sáng tạo (khuyến khích đưa ra càng nhiều ý tưởng càng
tốt, chưa cần phê phán, khuyến khích kết hợp và phát triển các ý tưởng).
2. Giải quyết vấn đề đặt ra ở bài tập số 1
a) Theo nguyên tắc A:
Với giả thiết là cầu về SP có phân phối chuẩn, nguyên tắc A phát biểu rằng sẽ

đưa SP ra thị trường nếu µ>BE (điểm hòa vốn). Theo thông tin đã cho của thị trường
của loại quạt mà công ty đang tiêu thụ với lượng tiêu thụ trung bình µ=4000 sản phẩm
và 3500 sản phẩm thì mới hòa vốn trong 1 năm. Vì vậy, công ty nên đưa loại quạt này
ra thị trường. Quyết định có thể minh họa như đồ thị dưới đây:
b) Vẽ đồ thị của phân phối chuẩn:

5


Ta thấy 4000 là mức tiêu thụ trung bình. Nếu điểm hòa vốn là 3500 sản phẩm
thì (D>BE)>0.5, khi đó cầu trung bình là 4000 sẽ lớn hơn 3500.
c) Chứng tỏ rằng hai nguyên tắc cùng đưa đến 1 quyết định:
-

Theo nguyên tắc B:

Theo kết quả tính toán tren đây, xác suất để cầu sản phẩm lớn hơn điểm hòa
vốn, tức là P(D>3500)=0,8413. Xác suất này lớn hơn mức rủi ro tối thiểu mà công ty
mong muốn là 0,8. Vầy theo nguyên tắc B, thì công ty nên đưa sản phẩm ra thị trường.
Có thể thức hiện tính theo cách thứ 2 là tính cầu trung bình tại điểm hòa vốn
M:
M=BE – zpσ với P(z>zp)=p
Với p=0,8, nên P(z>zp)=0,8, do đó zp= -0,84

6


Vậy M=3500+0,84*500=3920. Ta vẫn nhận được 4000>3920, do đó công ty
vẫn nên đưa sản phẩm ra thị trường. Minh họa tính toán như đồ thị dưới đây.


3. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề đặt ra tại bài tập 2
Còn gọi là phương pháp hồi quy đa biến, dùng phân tích mối quan hệ giữa
nhiều biến số độc lập (tức biến giải thích hay biến nguyên nhân) ảnh hưởng đến 1 biến
phụ thuộc (tức biến phân tích hay biến kết quả).
Trong thực tế, có rất nhiều bài toán kinh tế – cả lĩnh vực kinh doanh và
kinh tế học, phải cần đến phương pháp hồi quy đa biến. Chẳng hạn như phân tích
những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập quốc dân, sự biến động của tỷ giá ngoại hối;
xét doanh thu trong trường hợp có nhiều mặt hàng; phân tích tổng chi phí với nhiều
nhân tố tác động; phân tích giá thành chi tiết; những nguyên nhân ảnh hưởng đến khối
lượng tiêu thụ…
Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động cùng lúc của rất nhiều nhân tố thuận
chiều hoặc trái chiều nhau. Chẳng hạn như doanh thu lệ thuộc và giá cả, thu
nhập bình quân xã hội, lãi suất tiền gửi, mùa vụ, thời tiết, quảng cáo tiếp thị… Mặt
7


khác, giữa những nhân tố lại cũng có sự tương quan tuyến tính nội tại với nhau. Phân
tích hồi quy giúp ta vừa kiểm định lại giả thiết về những nhân tố tác động và mức
độ ảnh hưởng, vừa định lượng được các quan hệ kinh tế giữa chúng. Từ đó,
làm nền tảng cho phân tích dự báo và có những quyết sách phù hợp, hiệu quả, thúc
đẩy tăng trưởng.
Phương trình hồi quy đa biến dưới dạng tuyến tính:
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + … + biXi + bnXn + e

(1.12)

Trong đó: Y: biến số phụ thuộc (kết quả phân tích); b0: tung độ gốc;
b1: các độ dốc của phương trình theo các biến Xi;
Xi: các biến số (các nhân tố ảnh hưởng); e: các sai số
Lưu ý: Y trong phương trình trên được biểu hiện là Y ước lượng, người ta

thường viết dưới hình thức có nón Yˆ  .
Mục tiêu của phương pháp hồi quy đa biến là dựa vào dữ liệu lịch sử các biến
số Yi, Xi, dùng thuật toán để đi tìm các thông số b0 và bi xây dựng phương trình hồi
quy để dự báo cho ước lượng trung bình của biến Yi.
Từ nghiên cứu nội dung và phương pháp phân tích có thể thấy hệ thống
phân tích bao gồm các yếu tố có liên hệ chặt chẽ với nhau: chi tiết, so sánh, liên hệ,
loại trừ (thay thế liên hoàn), tương quan hồi qui… nhiệm vụ của Tổ chức phân tích
kinh doanh là tạo mối liên hệ giữa các yếu tố này trong từng nội dung phân tích cụ thể
như sản xuất, cung ứng và tiêu thụ, chi phí, tài chính… nhằm đánh giá đúng đắn tình
hình kinh doanh của đơn vị và vạch ra những tiềm năng còn có thể khai thác trong kỳ
kinh doanh tới. Như vậy, tổ chức phân tích chính là vận dụng tổng hợp các phương
pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và tìm biện pháp sửa
chữa thiếu sót trong kinh doanh. Đây là yêu cầu rất cơ bản, có ý nghĩa rất thực tiễn đối
với người quản lý kinh doanh.
Rõ ràng, trong kinh doanh mọi tác phong hay cách nghiên cứu chung
chung, đại khái chắc chắn sẽ thất bại. Vì vậy sau khi thấu hiểu nội dung, phương pháp
phân tích cần biết lựa chọn nội dung, sưu tầm và kiểm tra tài liệu theo nội dung ấn
định, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn hệ thống phương pháp thích ứng.
Ngoài ra, cũng như mọi mặt tổ chức khác, tổ chức phân tích cần được hoàn
thiện thường xuyên nhằm thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu thông tin
cho quản lý kinh doanh, đây là phân khái quát nội dung các khâu công việc chủ yếu.
8


4. Giải quyết vấn đề đặt ra tại bài tập 2
4.1 Xác định hàm hồi quy giữa các biến và phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố tới
các biến:
Ta quy ước:
Biến phụ thuộc:
Y: số lượng hàng hóa xếp trong ca (đơn vị tấn/ca)

Biến độc lập:
X1: số công nhân làm việc trong ca
X2: số xe vận chuyển trong ca
X3: số xe máy xúc trong ca
Từ Phương trình hồi quy bội có dạng
Ta sẽ có tương ứng phương trình giả định cần tìm là:
.
Với bộ số liệu đã cho, sử dụng công cụ Excel, ta có được các thông số tương ứng:
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R
0.99677643
R Square
0.99356325
Adjusted R Square
0.99218395
Standard Error
50.7516705
Observations
18

9


Từ giá trị R Square = 0.99356325, ta có thể thấy rằng tới 99.4% sự thay đổi của
lượng hàng hóa xếp trong ca có thể được được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính
giữa lượng hàng hóa trong ca với 3 biến số là số lượng công nhân, số xe vận chuyển
và số lượng máy xúc.
Ta thấy các giá trị P – value của ba biến số X1, X2 và X3 đều rất nhỏ so với mức ý
nghĩa thống kê đã cho 5% (hay 0,05) do vậy có thể kết luận về mối liên hệ tuyến tính

giữa các biến số này với biến phụ thuộc.
Phương trình hồi quy có dạng:

Lưu ý:
Trong phương trình có giá trị o = - 402,57. Do khi chúng ta không có cả ba nhân tố là
công nhân, xe vận chuyển và máy xúc, sẽ không có hàng hóa được bốc xếp, giá trị Y
phải bằng 0 chứ không thể nhỏ hơn 0. Do vậy, mô hình hồi quy trên chỉ có ý nghĩa khi
có mặt đồng thời của cả ba nhân tố và phải thỏa mãn điều kiện giá trị
Qua tính toán đơn giản ta thấy rằng phải có ít nhất 3 công nhân, 1 máy xúc và một xe
vận chuyển thì mới có thể đảm bảo hoạt động trong ca như bình thường. Trong ba
người công nhân này, một phải lái máy xúc, một phải lái xe vận chuyển và 1 người
công nhân còn lại thực hiện các nghiệp vụ bốc dỡ khác. Từ đó, ta có thêm các điều
kiện để phương trình hồi quy này có ý nghĩa là:
Số công nhân trong ca X1 ≥ 3;
Số xe vận chuyển trong ca X2 ≥ 1;
Số máy xúc trong ca X3 ≥ 1
Theo phương trình hồi quy này, với khoảng tin cậy 95%, ta có:
1. Khi số lượng máy xúc và xe vận chuyển trong ca không đổi, nếu số lượng công
nhân trong ca tăng lên 1đơn vị thì lượng hàng hóa xếp trong ca tăng lên 17,49
tấn và ngược lại, khi lượng công nhân trong ca giảm đi một trong khi các nhân
tố khác không đổi thì lượng hàng hóa xếp trong ca cũng giảm đi 17,49 tấn.

10


2. Khi số lượng công nhân và máy xúc trong ca không đổi, khi số xe vận chuyển
trong ca tăng lên 1 đơn vị thì lượng hàng hóa xếp trong ca tăng lên 109,61 tấn
và ngược lại, khi số xe vận chuyển trong ca giảm đi một trong khi các nhân tố
khác không đổi thì lượng hàng hóa xếp trong ca cũng giảm đi 109,61 tấn.
3. Khi số lượng xe vận chuyển và số công nhân làm việc trong ca không đổi, khi

số lượng máy xúc trong ca tăng lên 1 đơn vị thì lượng hàng hóa xếp trong ca
tăng lên 244,55 tấn và ngược lại, khi số lượng máy xúc trong ca giảm đi một
trong khi các nhân tố khác không đổi thì lượng hàng hóa xếp trong ca cũng
giảm đi 244,55 tấn.
Đồng thời số lượng công nhân, số xe vận chuyển, số máy xúc phải đáp ứng các điều
kiện như đã nêu.
Ngoài ra việc giải thích ý nghĩa của từng hệ số trên, ta thấy trong phương trình hàm
hồi quy:
Thì liệu các hệ số của biến X1, X2, X3, có dấu dương thì có phù hợp với lý thuyết kinh
tế mà ta đưa ra không. Ví dụ biến X 2 có dấu dương là phù hợp với lý thuyết vì khi số
xe vận chuyển trong ca tăng lên thì khối lượng hàng hóa bốc xếp trong ca cũng tăng
lên. Vậy dấu dương ở đây là phù hợp vì khi các biến độc lập X tăng thì biến phụ thuộc
Y cũng tăng.
4.2 Kiểm định ảnh hưởng thực sự của từng nhân tố tới lượng hàng hóa với mức ý
nghĩa 5%.
Với số mẫu thống kê là 18, ý nghĩa thống kê 5%, ta đi kiểm định các giả thiết về các
hệ số hồi quy như sau:
k = 3; n=18; α = 5%
Tra bảng phân phối Student ta có giá trị t18 -3+1;α/2 = 2,12
Ta kiểm định về ý nghĩa của từng biến độc lập X lên biến phụ thuộc Y

11


4.2.1 Kiểm định hệ số hồi quy β1 xem có moi liên hệ thực sự giữa số lượng công nhân
mỗi ca (X1) với khối lượng hàng hóa xếp trong ca (Y)
Cặp giả thiết cần kiếm định là:
H0:Không có mối liên hệ giữa số lượng công nhân với khối lượng hàng hóa
xếp trong ca;
H1:Có mối liên hệ giữa số lượng công nhân với khối lượng hàng hóa xếp

trong ca
Tiêu chuẩn kiểm định được dùng là thống kê t:

Như vậy giá trị t = 3,469 > giá trị t18 -3+1; α/2 = 2,12 nên ở mức ý nghĩa α = 5%, già
thiết H0 bị bác bỏ, giả thiết H1 được chấp nhận.
Ngoài ra có thể nhìn vào P- value của biến X 1 ứng với = 0,0038 < α = 5% do đó bác
bỏ H0, chấp nhận H1.
Kết luận: Thực sự có mối liên hệ tuyến tính giữa số lượng công nhân đến khối lượng
hàng hóa xếp trong ca.
4.2.2 Kiểm định hệ số hồi quy β2 xem có mối liên hệ thực sự giữa số lượng xe vận
chuyển (X2) với khối lượng hàng hóa xếp trong ca (Y)
Cặp giả thiết cần kiếm định là:
H0: Không có mối liên hệ giữa số lượng xe vận chuyển trong ca với khối
lượng hàng hóa xếp trong ca;
H1: Có mối liên hệ giữa số lượng xe vận chuyển với khối lượng hàng hóa xếp
trong ca
Tiêu chuẩn kiểm định được dùng là thống kê t:

12


Như vậy giá trị t = 10,198 > giá trị t18 -3+1; α/2 = 2,12 nên ở mức ý nghĩa α = 5%, già thiết
H0 bị bác bỏ, giả thiết H1 được chấp nhận.
Nhìn vào P- value của biến X2 ứng với = 7,32E-08 < α = 5% do đó bác bỏ H 0, chấp
nhận H1.
Kết luận: Thực sự có mối liên hệ tuyến tính giữa số lượng xe vận chuyển với khối
lượng hàng hóa xếp trong ca.
4.2.3 Kiểm định hệ số hồi quy β3 xem có mối liên hệ thực sự giữa số lượng máy xúc
(X3)với khối lượng hàng hóa xếp trong ca (Y)
Cặp giả thiết cần kiếm định là:

H0: Không có mối liên hệ giữa số lượng máy xúc trong ca với khối lượng
hàng hóa xếp trong ca;
H1: Có mối liên hệ giữa số lượng máy xúc với khối lượng hàng hóa xếp
trong ca
Tiêu chuẩn kiểm định được dùng là thống kê t:

Như vậy giá trị t = 4,865 > giá trị t 18 -3+1; α/2 = 2,12 nên ở mức ý nghĩa α = 5%, giả thiết
H0 bị bác bỏ, giả thiết H1 được chấp nhận.
Ngoài ra, nhìn vào P- value của biến X3 ứng với = 0.0002< α = 5% do đó bác bỏ H 0,
chấp nhận H1.
Kết luận: Thực sự có mối liên hệ tuyến tính giữa số lượng máy xúc với khối lượng
hàng hóa xếp trong ca.
4.3 Hệ số xác định bội và ý nghĩa
Ước lượng khoảng tin cậy của các hệ số β j với độ tin cậy (1-α).100% được xác
định theo công thức:
βj = bj ± t n-k+1, α/2 x Sbj
-

Xác định hệ số β1:
β1 = b1 ± t 18-3+1, α/2 x Sb1
13




β1 = b1 ± t 18-3+1, α/2 x Sb1= 17,49 ± 2,12 x 5,042 = 17,49 ± 10,69



6,80 ≤ β1 ≤ 28,18 (tấn/ca)


Vậy với khoảng tin cậy 95%, mỗi khi số công nhân tăng thêm một người thì khối
lượng hàng hóa xếp trong ca sẽ tăng thêm trong khoảng từ 6,80 đến 28,18 tấn/ca.
-

Xác định hệ số β2:
β2 = b2 ± t 18-3+1, α/2 x Sb2


β2 = 109,61 ± 2,12 x 10,748 = 109,61 ± 22,79



86,82 ≤ β2 ≤ 132,39 (tấn/ca)

Như vậy, với khoảng tin cậy 95%, mỗi khi số xe vận chuyển tăng thêm một chiếc
thì khối lượng hàng hóa xếp trong ca sẽ tăng thêm trong khoảng từ 86,82 đến
132,39 tấn/ca.
-

Xác định hệ số β3:
β3 = b3 ± t 18-3+1, α/2 x Sb3


β3 = 244,55 ± 2,12 x 50,262 = 244,55 ± 106,56



137,99 ≤ β3 ≤ 351,11 (tấn/ca)


Như vậy, với khoảng tin cậy 95%, mỗi khi số máy xúc tăng thêm một chiếc thì
khối lượng hàng hóa xếp trong ca sẽ tăng thêm trong khoảng từ 137,99 đến 351,11
tấn/ca.
-

Hệ số xác định bội R2: R2 = 0,9936

Mô hình trên giải thích được 99,36% sự thay đổi của số lượng công nhân, số xe
vận chuyển và số xe máy xúc ảnh hưởng tới khối lượng hàng hóa xếp trong ca.
Mức độ liên hệ này là rất chặt chẽ.
-

Hệ số tương quan R:

R = 0,996776 > 0

R > 0 và gần bằng 1 cho thấy mối liên hệ giữa số lượng công nhân, số xe vận
chuyển và số máy xúc với khối lượng hàng hóa xếp trong ca rất chặt chẽ và đây là
mối liên hệ thuận.
4.4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Kiểm tra mô hình có phù hợp hay không chính là ta đi kiểm định về sự phù hợp
của mô hình hồi quy cụ thể là xem xét về việc cả 3 biến độc lập X ảnh hưởng đến biến
Y cùng một lúc hay không. Ta đi kiểm định cặp giả thiết :

14


H1: ít nhất có một hệ số 0
H0: Cả 3 biến độc lập đều không ảnh hưởng đến biến Y cùng một lúc
H1: ít nhất có 1 biến độc lập ảnh hưởng đến biến Y

Nhìn vào kết quả của bảng tính, ta dùng kiểm định có tên là F. So sánh phần biến
thiên của các yếu tố trong mô hình với phần biến thiên do các yếu tố ngoài mô
hình . Từ bảng tính ta có F = 720,34 cho ta biết sự phù hợp của mô hình hồi quy.
Bên cạnh giá trị F ta có giá trị P- value = 1,43E-15 quá nhỏ hơn α do đó bác bỏ H 0
, kết luận hàm hồi quy là phù hợp hay có thể nói có ít nhất một biến khác 0
Như vậy, mô hình hồi quy tương quan giữa các yếu tố đã nêu là phù hợp.
4.5 Dự đoán lượng hàng hóa xếp dỡ
STT

Số công nhân

Các hệ số
1
2
3
4

17.49
15
15
15
15

Số xe vận
chuyển
109.61
5
6
7
8


Số xe máy xúc
244.55
4
4
3
2

Số lượng hàng hóa bốc
dỡ theo ca (tấn/ca)
b0 = - 402,57
1,386.03
1,495.64
1,360.70
1,225.76

Nhận xét:
Chúng ta thấy rằng, với cùng một số lượng công nhân tham gia bốc dỡ hàng hóa,
nhưng khi thay đổi số lượng xe vận chuyển và máy xúc thì lượng hàng hóa bốc dỡ là
khác nhau. Nếu số công nhân là 15, số xe vận chuyển là 5, số máy xúc là 4 thì giá trị
dự báo là giá trị hàng hóa bốc dỡ trong ca là 1386,03 tấn.
-

Đối với trường hợp 2, 3, 4, với cùng 15 công nhân, tổng xe vận chuyển và
máy xúc đều là 10 thì số lượng xe vận chuyển là 6 và máy xúc là 4 sẽ có
lượng hàng hóa bốc dỡ là tối ưu nhất.

-

Khi lượng xe vận chuyển tăng trong khi số máy xúc giảm đi thì lượng hàng

hóa cũng giảm theo cho thấy tỷ lệ giữa máy xúc và xe vận chuyển cũng cần
giữ ở một tỷ lệ nhất định (6/4 = 1.5 xe vận chuyển /1máy xúc).
Điều này được chứng minh rõ hơn khi với tỷ lệ không đạt chuẩn trên (5 xe
vận chuyển/4 máy xúc = 1.25 xe vận chuyển/1 máy xúc), lượng hàng hóa
bốc dỡ vẫn chưa tối ưu như trường hợp tỷ lệ 1.5 xe vận chuyển/1máy xúc.

15


KẾT LUẬN
Lập một bảng danh sách gồm tất cả lựa chọn có thể mà bạn có trong đó bao
gồm cả việc lựa chọn không làm gì cả. Bản thân việc không chọn lựa một trong những
khả năng đã đề ra cũng là một quyết định. Việc không đưa ra quyết định là không có
lợi như chúng ta đã đề cập ở trên nhưng đôi khi việc này là có lợi hoặc thậm chí là tốt
hơn một số quyết định thay thế khác do đó điều này nên được chủ ý sử dụng trong quá
trình ra quyết định. Bạn cũng nên chắc chắn rằng mình không chỉ lưu tâm đến việc tìm
ra các phương pháp thay thế sẵn có mà còn phải sáng tạo ra những phương pháp vẫn
chưa xuất hiện. Ví dụ như nếu như việc bạn muốn chọn chuyên nghành nào để theo
đuổi ở trường thì không nên chỉ nghĩ đến những ngành có sẵn trong catalog mà phải
sáng tạo ra khoá học của riêng cho bạn nữa.
Các quyết định đưa ra phải được sự chấp thuận của những người thực hiện nó
và những ai chịu ảnh hưởng từ quyết định đó cả về mặt lí trí và tình cảm. Nó là một
yếu tố quan trọng bởi vì đôi khi nó có thể gây ra xung đột. Trong trường hợp này hãy
chọn một giải pháp tuy có hiệu quả kém hơn nhưng được chấp thuận nhiều hơn. Một
quyết định nếu như chỉ hoàn hảo về mặt kĩ thuật mà lại không có tính xã hộI thì sẽ
không hiệu quả. Chỉ có những quyết định đựơc thực hiện một cách cẩn thận và tỉ mỉ
thì mới có hiệu quả như cách chúng được mong đợi.Như chúng ta đã biết, mỗi một
vấn đề thường có rất nhiều cách giải quyết và nhiệm vụ của người ra quyết định là
phải chọn một trong số chúng. Việc lựa chọn này có thể rất đơn giản nhưng có thể
cũng rất phức tạp tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của quyết định đó. Ngoài ra số lượng

và độ tin cậy của các lựa chọn khác cũng có thể được điều chỉnh dựa trên tầm quan
trọng, thời gian và các yếu tố cấu thành của chúng.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Quản trị kinh doanh quốc tế, PGS. TS Ngô Thị Tuyết Mai, 2014.
[2].Quyết định quản trị, Lê Minh Tùng, 2013.
[3].Kỹ năng ra quyết định quản trị, Đoàn Xuân Tiệp, 2013
[4].Doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập, Lê Thị Phương Thảo, 2013.
[5].Công cụ quản lý doanh nghiệp, Nguyễn Thanh Phó, 2013.
[6].Cẩm nang quản trị doanh nghiệp, Nguyễn Mạnh Sơn, 2013.

17



×