Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tập thống kê ra quyết định trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.47 KB, 16 trang )

Bài tập Thống kê Ra quyết định trong Kinh doanh
Bài tập 1
1. Vẽ đồ thị thích hợp để đánh giá về tính đối xứng của 2 phương pháp trên.
2. Tính thống kê đặc trưng cho 2 phương pháp.
3. Tìm khoảng tin cậy 95% cho trung bình sức bền của lốp xe trong mỗi phương
pháp.
4. Hãy tiến hành kiểm định để so sánh trung bình sức bền của lốp xe trong hai
phương pháp trên và rút ra kết luận với α = 0.05
Bài tập 2
a. Vẽ đồ thị rải điểm để nhận xét về mối quan hệ có thể có giữa Y và X
b. Hãy ước lượng mối quan hệ hồi quy tuyến tính đơn giũa thị phần và chất lượng
sản phẩm. Kết luận?
c. Kiểm định sự tồn tại mối liên hệ tương quan tuyến tính giũa X và Y
d. Cho biết hệ số R2 và giải thích ý nghĩa của nó
e. Hãy dự báo thị phần nếu thang điểm cho chất lượng sản phẩm là 40, 50, 80 và
90.
f. Theo anh chị, liệu chỉ sử dụng 1 biến X như trên để giải thích cho Y đã đủ
chưa. Nếu có thể đưa thêm biến độc lập thì có thể là những yếu tố nào?

1


MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................5
Phần 1. Cơ sở lý luận................................................................................................5
1. Nhận biết vấn đề................................................................................................5
2. Phân tích, phát triển mục tiêu............................................................................5
3. Nhận dạng vấn đề..............................................................................................6


4. Thu thập thông tin.............................................................................................6
5. Xây dựng và đánh giá giải pháp........................................................................6
6. Thực hiện phương án.........................................................................................7
7. Đánh giá kết quả................................................................................................7
Phần 2: Bài tập..........................................................................................................8
Bài tập 1:...................................................................................................................8
a. Vẽ các đồ thị thích hợp (hộp ria mèo) vào hộp boxbot để đánh giá về tính đối
xứng của dữ liệu của 2 phương pháp nêu trên.......................................................8
b. Tính các thống kê đặc trưng cho 2 phương pháp trên và so sánh......................9
c. Tìm khoảng tin cậy 95% cho trung bình sức bền của lốp xe trong mỗi phương
pháp....................................................................................................................... 9
d. Hãy tiến hành kiểm định để so sánh trung bình sức bền của lốp xe trong 2
phương pháp trên và rút ra kết luận với α = 0.05...................................................9
e. Thực hiện kiểm tra cặp với α=0.05..................................................................10
Bài tập 2:.................................................................................................................11
a) Vẽ đồ thị rải điểm đễ nhận xét về mối quan hệ có thể có giữa Y và X............11
b) Từ số liệu thu được, phân tích hồi qui bằng Dùng MegaStat/Correlation
Regression/ Regression Analysis của hai tham số thị phần Y và chất lượng sản
phẩm X ta có các kết quả sau:.............................................................................11
2


c) Để kiểm định có mối liên quan tuyến tính giữa thị phần và chất lượng sản
phẩm hay không, ta giả thiết rằng mối tương quan đó là không có (β1=0) và ta
kiểm định cặp giả thiết sau:.................................................................................12
d) Cũng từ kết quả phân tích hồi qui ở trên ta có R2 = 0.896. Điều này có nghĩa
rằng sự thay đổi thị phần Y được giải thích bởi 89,6% là do sự biến thiên về chất
lượng sản phẩm X...............................................................................................12
e) Phân tích hồi qui các dữ liệu của hai tham số thị phần Y và chất lượng sản
phẩm X bằng megastat có dự báo thị phần trong các trường hợp chỉ số chất lượng

là 40, 50, 80 và 90 ta được kết quả như sau:........................................................13
f. Theo Anh, chị liệu sử dụng một biến X như trên để giải thích cho Y đã đủ chưa.
Nếu có thể đưa thêm biến độc lập thì có thể là những yếu tố nào?......................13

KẾT LUẬN..........................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................16

3


LỜI MỞ ĐẦU
Ra quyết định tập thể là phương pháp ra quyết định mà người lãnh đạo không
chỉ dựa vào kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của mình mà còn dựa vào kiến thức và
kinh nghiệm của tập thể để đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định được
đưa ra. Ra quyết định quản lý giúp cho các thành viên của nó thấy rõ mục tiêu và
hướng đi của mình, giúp tổ chức thực hiện được sứ mệnh của mình. Đây là yếu tố
quan trọng nhất đối với mọi con người trong tổ chức. Thử tưởng tượng xem nếu một
doanh nghiệp có hàng chục ngàn công nhân, có trụ sở và chi nhánh ở nhiều nước khác
nhau, nếu không có các hoạt động quản trị thì làm sao các công nhân viên có thể
hướng tới mục tiêu của tổ chức, lúc đó tổ chức như một đội quân ô hợp, và cuối cùng
doanh nghiệp, tổ chức sẽ đi đến phá sản.
Những hình thức ra quyết định tập thể rất phong phú hoặc có sự tham gia của
hội đồng tư vấn, nhóm nghiên cứu hoặc có sự tham gia của một số chuyên gia, cũng
có thể với sự tham gia của tập thể hoặc một số cá nhân, một số bộ phận trong tổ chức.
Kết quả thảo luận của hội đồng tư vấn, các nhóm nghiên cứu, của cuộc hội thảo, hội
nghị của các cuộc điều tra xã hội là những căn cứ quan trọng giúp nhà quản trị đưa ra
được những quyết định đúng đắn trong phạm vi quyền hạn của mình.
Chính vì các vai trò hết sức to lớn của hoạt động quản trị mà đã có rất nhiều
nhà khoa học đã nghiên cứu về nó và đã biến nó trở thành một môn khoa học thực thụ.
Có thể nói một cách chắc chắn rằng quản trị học có vai trò to lớn trong những sự thay

đổi và phát triển cực kỳ nhanh chóng của thế giới hiện đại ngày nay và nước Mỹ có
thể tự hào rằng một trong những đóng góp quý báu của họ cho nền văn hoá nhân loại
chính là nền khoa học quản trị hiện đại.

4


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phần 1. Cơ sở lý luận
Ra quyết định quản trị như trên đã đề cập, có thể được định nghĩa là một sự lựa
chọn hợp lý giữa nhiều cách lựa chọn, điểm trọng tâm là phải nhận thức được nhu cầu,
xác đinh mục tiêu của ra quyết định.
Việc ra quyết định có hiệu quả đòi hỏi một sự lựa chọn phương hướng hành
động hợp lý, có nghĩa nhằm cố gắng đạt được mục tiêu nào đó và muốn đạt được phải
hành động tích cực.
1. Nhận biết vấn đề
Bước thứ nhất, khi doanh nghiệp có hoặc sẽ có những vấn đề phát sinh trong
công việc, thì việc nhận biết được những vấn đề đó như thế nào là một bước rất quan
trọng. Bởi vì nó đảm bảo chắn chắn rằng nhà quản trị đã hiểu bản thực chất thật sự của
vấn đề chứ không phải chỉ nhận biết được những dấu hiệu của vấn đề đó.
Nhà quản trị ở các cấp khác nhau cần phải có khả năng:
+ Nhận biết sự tồn tại của một sự việc hoặc vấn đề.
+ Lường trước các sự việc hoặc vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai.
2. Phân tích, phát triển mục tiêu
Bước thứ hai, trên cơ sở hiểu vấn đề, nhà quản trị phải cụ thể hóa, phân tích và
phát triển những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt tới. Nói cách khác, để quyết
định có hiệu lực, người ra quyết định đó phải rõ kết quả mong muốn cuối cùng là gì.
Như vậy cần phải suy nghĩ thấu đáo vấn đề và đưa ra các mục tiêu khi quyết định
được thực hiện.
Kết quả cuối cùng là những gì thực sự xảy ra và là hệ quả của việc thực hiện

quyết định mà nhà quản trị đã đưa ra. Tuy nhiên, có thể doanh nghiệp không đạt được
kết quả mà nhà quản trị mong muốn.
Mục tiêu là những gì cụ thể mà nhà quản trị muốn có nhằm đạt được những kết
quả mong mong muốn. Nhà quả trị phải lựa chọn mục tiêu sao cho khi đạt được chúng
thì sẽ có kết quả cuối cùng như mong đợi.
Thực tế có:
- Các mục tiêu phải đạt được: Nếu không đạt được những mục tiêu này, quyết
định đã đưa ra coi như thất bại.
5


- Các mục tiêu muốn đạt được: Những mục tiêu này cũng quan trọng nhưng
không nhất thiết phải đạt được.
- Các mục tiêu thích đạt được: Những mục tiêu mà đạt được thì tốt, nếu không
đạt được thì cũng không có nghiêm trọng lắm.
Việc phân chia mức độ như vậy rất quan trọng khi nhà quản trị có nhiều
phương án phải lựa chọn.
3. Nhận dạng vấn đề
Bước thứ ba, nhận dạng ràng buộc. Ràng buộc là những gì khó khăn, hạn chết
các phương án khi nhà quản trị cân nhắc giải pháp cho vấn đề và ra quyết định.
Các vấn đề này bao gồm: xác định những vấn đề tài chính, yêu cầu về môi
trường, thời gian, các chính sách và chế độ, văn hóa của doanh nghiệp… nhà quản trị
sẽ có được những dữ liệu cần thiết cho việc ra đời một quyết định.
4. Thu thập thông tin
Hầu hết các nhà quản trị đều thấy mình bị chìm ngập trong núi thông tin hỗn
độn. Bản thân điều này cũng là một vấn đề phải giải quyết. Mặc dù có nhiều thông tin
thì hẳn là hữu ích nhưng đa số thông tin đó không phù hợp với nhu cầu của nhà quản
trị. Thực tế, hầu như mọi quyết định trong công việc đều được đưa ra trong tình trạng
thông tin không hoàn hảo. Bằng việc lập một danh mục các nguồn thông tin có thể
giúp nhà quản trị truy tìm thông tin nhanh hơn mỗi khi phải đưa ra quyết định liên

quan đến công việc của mình.
5. Xây dựng và đánh giá giải pháp
Trên cơ sở những dữ liệu có được, thông qua bước xác định tình hình, nhà quản
trị tiến hành xây dựng các tình huống và phương án có thể xảy ra. Có thể mô tả chúng
và trao đổi, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, tìm kiếm những quan điểm mới, sàng
lọc để xây dựng các phương án có tính khả thi cao. Đây là bước đòi hỏi có sự sáng tạo
của tập thể cũng như của nhà quản trị. Từ những phương án đã được xây dựng, tiến
hành so sánh những thông tin, biện pháp xử lý, hiệu quả, mong đợi, tính nhạy cảm…
để xem xét kết quả của các phương án thể hiện như thế nào. Dự tính các xác suất, rủi
ro có thể xảy ra…, tiến hành lập danh sách để so sánh những thuận lợi, khó khăn của
từng phương án. Ở bước này cần phải xác định một số phương án cần thiết có thể áp
dụng được một cách hiệu quả, phù hợp với những đặc điểm của công việc, con người
và tập thể đó. Nếu thấy rằng các phương án đặt ra còn chưa đủ hay nhà quản trị thấy
6


cần phải có them một số phương án khác nữa thì tùy theo sự cần thiết của công việc,
khả năng của nhà quản trị có thể có để bắt đầu từ bước một hoặc hai. Chọn phương án
tối ưu là bước cốt yếu và quan trọng nhất, bởi vì tại đây nhà quản trị phải từ bỏ “quyền
tự do lựa chọn” của mình. Nhà quản trị chỉ được phép chọn một phương án và phải
bảo vệ quyết định đó. Đồng thời đảm bảo sự cam kết của tất cả mọi người tham gia và
có được sự hỗ trợ cần thiết. Phần lớn công việc này cần được làm thông qua sự tham
gia của các bên hữu quan trong giai đoạn trước.
6. Thực hiện phương án
Đó là hành động chấp hành hay thực hiện phương án đã chọn. Để hoạt động
này có hiệu quả thì phải căn cứ theo kế hoạch hành động đã được lập kèm theo các
phương án. Kế hoạch hành động càng chi tiết, cụ thể thì khả năng hoạt động có hiệu
quả càng tăng.
7. Đánh giá kết quả
Nhà quản trị mong muốn kết quả đạt được như thế nào hay nói một cách khác

đó là mục tiêu đặt ra cho quyết định quản trị. Để có thể thực hiện tốt bước này, nhà
quản trị cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và phương
án đã lựa chọn. Nắm bắt những thông tin được sử dụng có chính xác không? Kế hoạch
được thực hiện như thế nào? Kết quả đạt được của kế hoạch đã đặt ra.
Trong quá trình thực hiện quyết định sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mà bản thân nhà
quản trị và các cộng sự chưa thể lường trước được. Do đó, việc theo dõi, kiểm tra sẽ
giúp nhà quản trị nắm được những vướng mắc phát sinh cần giải quyết trong khi thực
hiện quyết định. Trên cơ sở đó, tiến hành chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi để quyết định
quản trị đưa ra phù hợp với thực tế của công việc đòi hỏi và như vậy kết quả thu được
sẽ tốt hơn.

7


Phần 2: Bài tập
Bài tập 1:
a. Vẽ các đồ thị thích hợp (hộp ria mèo) vào hộp boxbot để đánh giá về tính đối xứng
của dữ liệu của 2 phương pháp nêu trên.
Thông qua dữ liệu, để đánh giá về tính đối xứng của dữ liệu của 2 phương pháp
nêu trên. Có thể sử dụng các đồ thị như sau:

Đồ thị 1: Hộp ria mèo theo phương pháp 1

Đồ thị 2: Hộp ria mèo theo phương pháp 2
Nhận xét:
Nhìn vào 02 đồ thị trên dữ liệu cho phương pháp 1 tương đối đối xứng, do chiều
dài của hộp tương đương. Phương pháp 2 lệch sang trái.
8



b. Tính các thống kê đặc trưng cho 2 phương pháp trên và so sánh
Descriptive statistics
Count
Mean
Sample variance
Sample standard deviation
Minimum
Maximum
Range
1st quartile
Median
3rd quartile
Interquartile range
Mode
Low extremes
Low outliers
High outliers
High extremes
Nhân xét :

PP1
40
2,742.58
1,087.94
32.98
2685
2799
114
2,714.50
2,740.50

2,774.50
60.00
2,755.00
0
0
0
0

PP2
40
2,729.35
1,468.34
38.32
2660
2789
129
2,689.00
2,738.50
2,757.75
68.75
2,676.00
0
0
0
0

Cả 02 đều có 40 Quan sát. Gía trị trung bình tương đương (2.742 & 2.729). So
sánh trung vị cũng có giá trị tương đương
2,740.50
2,738.50

So sánh về độ phân tán phương pháp 2 có độ phân tán lớn hơn do cả độ lệch
tiêu chuẩn & Khoảng tứ phân vị đều lớn hơn phương pháp 01
Cả 02 phương pháp đều không có giá trị ngoại lai
c. Tìm khoảng tin cậy 95% cho trung bình sức bền của lốp xe trong mỗi phương pháp.
Phương pháp 1
Phương pháp 2
Count
40
40
Confidence interval 95.% lower
2,732.03
2,717.10
Confidence interval 95.% upper
2,753.12
2,741.60
Half-width
10.55
12.25
Kết luận : Với độ tin cậy 95 % thì trung bình của sức bền cho phương pháp 1 là
Descriptive statistics

từ 2.732 đến 2.753 Còn cho phương pháp 2 là 2.717 đến 2.741
d. Hãy tiến hành kiểm định để so sánh trung bình sức bền của lốp xe trong 2 phương
pháp trên và rút ra kết luận với α = 0.05
Ta có ; Ho ; ℳ1 = ℳ2
H1 ; ℳ1# ℳ2

Trong đó

ℳ1 : Sức bền của lốp trong PP1

ℳ2 : Sức bền của lốp trong PP2

Hypothesis Test: Independent Groups (t-test, pooled variance)
PP1

PP2
9


2,742.58
32.98
40

2,729.35 Mean
38.32 std. dev.
40 N
78
13.225
1,278.139
35.751
7.994
0
1.65
1021

Df
Difference (PP1 – PP2)
Pooled variance
Pooled std. dev.
Standard error of difference

Hypothesized difference
T
p-value (two-tailed)

Kết luận :
P-value = 0,1021 lớn hơn α = 0,05 Nên chưa bác bỏ Ho .
Có thể kết luận trung bình sức bền lốp xe trong 02 phương pháp là như nhau
( như nhận định trong câu số 02 )
e. Thực hiện kiểm tra cặp với α=0.05
Sau đó, người ta thấy có một vài lốp xe bị hỏng trên đường. Trong quá trình
điều tra, giả thiết trên lại được đưa ra. Một bảng ghi chép về việc kiểm tra này được
thực hiện với 40 cặp mẫu được chọn ngẫu nhiên khác. Mỗi lốp xe trong từng cặp được
sản xuất theo 2 phương pháp khác nhau (ở giai đoạn có sự cải thiện về phương pháp),
còn tất cả các giai đoạn khác trong quá trình sản xuất là như nhau. Có ý kiến cho rằng
việc kiểm tra cặp thích hợp hơn. Thực hiện kiểm tra cặp với α=0.05 (giả sử vẫn lấy dữ
liệu trên).
Nếu coi thử nghiệm trên đây là theo cặp thi ta sử dụng bộ số liệu cặp trong đó
mỗi một cặp bao gồm PP1 & PP2 . sử dụng phần mềm có bộ số liệu cặp
Hypothesis Test: Paired Observations
0.000 hypothesized value
2,742.575 mean PP1
2,729.350 mean PP2
13.225 mean difference (PP1 - PP2)
48.480 std. dev.
7.665 std. error
40 n
39 df
1.73
.0924


t
p-value (two-tailed)

10


Với p-value = 0.0924 lớn hơn α= 5% nên cung chưa bác H0 . Vậy nếu sử dụng
cặp số liệu thì trung bình độ bền lốp xe trong 02 phương pháp được coi là như nhau.
Bài tập 2:
a) Vẽ đồ thị rải điểm đễ nhận xét về mối quan hệ có thể có giữa Y và X

b) Từ số liệu thu được, phân tích hồi qui bằng Dùng MegaStat/Correlation
Regression/ Regression Analysis của hai tham số thị phần Y và chất lượng sản phẩm
X ta có các kết quả sau:
Regression Analysis

r
Std. Error
ANOVA table
Source
Regression
Residual
Total

SS
217.6803
25.3786
243.0588

0.896

0.946
1.301

n
k
Dep. Var.

df
1
15
16

MS
217.6803
1.6919

17
1
Y

F
128.66

Regression output
variables
Intercept
X

p-value
9.30E-09


confidence interval
95%
coefficients
-2.7054
0.1784

std. error
1.0593
0.0157

t (df=15)
-2.554
11.343

p-value
.0220
9.30E-09

95% lower
-4.9632
0.1449

upper
-0.4476
0.2119

Vậy, hàm hồi qui của hai tham số này được viết như sau
Y = β0 + β1X = -2.7054 + 0.1784X
Hệ số chặn β0= -2.7054

11


Hệ số góc β1 = 0.1784
Kết luận: Do β1 >0 nên Y và X biến thiên cùng chiều nên khi chất lượng tăng, thị
phần sẽ tăng. Nếu chất lượng thay đổi 1 điểm thì thị phần thay đổi 0.1784%
c) Để kiểm định có mối liên quan tuyến tính giữa thị phần và chất lượng sản phẩm
hay không, ta giả thiết rằng mối tương quan đó là không có (β1=0) và ta kiểm định
cặp giả thiết sau:
H0 : β 1 = 0
H1 : β 1 # 0
Từ kết quả phân tích hồi qui ở trên ta thấy p-value = 9.30E-09 < α = 0.05. Như
vậy có cơ sở để bác bỏ H0 có nghĩa là có mối liên quan tuyến tính giữa thị phần và
chất lượng sản phẩm.
Kết luận: Giữa X và Y có tồn tại mối liên hệ tương quan tuyến tính.
d) Cũng từ kết quả phân tích hồi qui ở trên ta có R 2 = 0.896. Điều này có nghĩa rằng
sự thay đổi thị phần Y được giải thích bởi 89,6% là do sự biến thiên về chất lượng sản
phẩm X
Mô hình hồi quy tuyến tính đơn tổng thể như sau:

Yi = β0 + β1Xi + εi
A
Và đưa ra hệ số xác định r2:
r2 =
Trong đó

B

A
A+ B


A:Phần quan hệ tuyến tính của biến phụ thuộc
B:Phần sai số ngẫu nhiên của biến phụ thuộc (hay nhiễu)
Giá trị xác định của r2 nằm trong khoảng: 0 ≤ r2 ≤ 1
Như vậy ý nghĩa của r2 là:
- r2 càng lớn, quan hệ tuyến tính của hai biến Y và X càng chặt chẽ. Nếu r 2 = 1
thì quan hệ giữa hai biến là một quan hệ tuyến tính hoàn hảo.
- r2 càng nhỏ, quan hệ tuyến tính của hai biến Y và X càng lỏng lẻo. Nếu r 2 = 0
có nghĩa là hoàn toàn không có quan hệ tuyến tính giữa hai biến.

12


e) Phân tích hồi qui các dữ liệu của hai tham số thị phần Y và chất lượng sản phẩm X
bằng megastat có dự báo thị phần trong các trường hợp chỉ số chất lượng là 40, 50,
80 và 90 ta được kết quả như sau:
Regression Analysis

r
Std. Error

0.896
0.946
1.301

n
k
Dep. Var.

17

1
Y

ANOVA table
Source
Regression
Residual
Total

SS
217.6803
25.3786
243.0588

df
1
15
16

MS
217.6803
1.6919

F
128.66

Regression output

confidence interval
95%

95%

t
variables
Intercept
X

coefficients
-2.7054
0.1784

std. error
1.0593
0.0157

(df=15)
-2.554
11.343

p-value
9.30E-09

p-value
.0220
9.30E-09

lower
-4.9632
0.1449


upper
-0.4476
0.2119

Predicted values for: Y
95% Confidence Intervals

X
40
50
80
90

Predicted
4.431
6.215
11.567
13.351

lower
3.374
5.389
10.713
12.258

upper
5.487
7.040
12.421
14.444


95% Prediction Intervals

lower
1.464
3.322
8.666
10.371

upper
7.397
9.107
14.468
16.331

Leverage
0.145
0.089
0.095
0.155

Từ bảng kết quả trên ta có kết quả dự báo thị phần Y tương ứng với các mức
chất lượng cho trước theo bảng sau đây:
X

Y được dự báo (%)
40
50
80
90


4.431
6.215
11.567
13.351

Có nghĩa là: Thị phần của sản phẩm được dự báo đạt 4.43% ứng với thang
điểm chất lượng là 40; Thị phần đạt 6.215% ứng với thang điểm chất lượng là 50.
f. Theo Anh, chị liệu sử dụng một biến X như trên để giải thích cho Y đã đủ chưa. Nếu
có thể đưa thêm biến độc lập thì có thể là những yếu tố nào?
Nếu ta chỉ dùng một biến X như trên để giải thích cho Y là chưa đủ vì thực tế
thị phần Y phụ thuộc biến độc lập X chất lượng sản phẩm là 89,6%. Ngoài ra còn

13


một số biến độc lập khác tác động vào Y như yếu tố như giá cả, chi phí maketing, chi
phí quản lý,….

14


KẾT LUẬN
Nhiều doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của cán bộ quản lý
trong hoạt động của mình. Đang còn quá nhiều tồn tại, làm giảm năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp từ vấn đề này. Quyết định là một sản phẩm có nguồn gốc từ vấn đề.
Nếu không có vấn đề thì không có nhu cầu về quyết định. Cho nên có thể khẳng định
rằng mối quan hệ vấn đề và quyết định chính là mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, trên
thực tế, việc tách bạch cái nào là vấn đề, cái nào là quyết định cũng là một công việc
phức tạp, bởi vấn đề có thể nảy sinh từ các quyết định không đúng. Giống như khi bạn

uống nhầm thuốc, tất không phải là uống lại bởi vì chỉ đơn giản là thuốc đã được uống
nhầm vào có thể đã làm cho cơ thể của bạn thay đổi không giống như ban đầu nữa.
Hiện nay, tại các doanh nghiệp, việc ứng dụng các công cụ, phương pháp quản
lý trong sản xuất còn thiếu và yếu, nếu không muốn nói là một vùng trắng. Điều này
xuất hiện ở cả những doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực trọng yếu của
nền kinh tế quốc gia. Để giải quyết được các tồn tại nêu trên, thiết nghĩ doanh nghiệp
cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản
lý sản xuất, cũng như cho cán bộ nghiệp vụ liên quan, và bản thân các giám đốc doanh
nghiệp cũng cần đánh giá và nhìn nhận lại vai trò, vị trí của bộ máy sản xuất trong
doanh nghiệp. Cần trang bị và hỗ trợ cho cán bộ quản lý ứng dụng những phương
pháp quản lý phù hợp với tình trạng, trình độ, năng lực của doanh nghiệp. Năng lực
của cán bộ quản lý có được nâng lên, doanh nghiệp sẽ sản xuất hiệu quả hơn, có nghĩa
là sẽ đạt lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình quản trị học, PGS, TS Đoàn Thị Thu Hà, 2012.
2) Giáo trình quản trị học, PGS, TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012.
3) Giáo trình môn học Ra quyết định quản lý, Nguyễn Thanh Mai, 2013.
4) Website: http:// www.quantri.vn/

16



×