Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.51 KB, 32 trang )

QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT
NAM - VINAMILK
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU......................................................................................3
II. GIỚI THIỆU VỀ VINAMILK.............................................................3
1. Giới thiệu chung.........................................................................3
2. Thông tin tóm tắt.......................................................................4
3. Các nhà máy và kho chứa của Vinamilk........................................4
4. Trang trại bò sữa........................................................................5
5. Sơ đồ tổ chức của Vinamilk.........................................................5
5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức................................................................5
5.2. Sơ đồ cơ cấu quản lý................................................................6
6. Cơ cấu cổ đông hiện tại của Vinamilk..........................................6
III. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU......................7
1.Quy định về chế biến sữa và sản phẩm từ sữa...............................7
1.1Quy định pháp luật....................................................................7
1.2Quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng..............................................8
2.Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Vinamilk...............................8
2.1Tiêu chuẩn quản lý và an toàn, vệ sinh.......................................8
2.2 Tiêu chuẩn về môi trường.........................................................9
2.3 Tiêu chuẩn đặc tính kỹ thuật của sản phẩm...............................9
2.4Các tiêu chuẩn kỹ thuật khác...................................................10
3Các sản phẩm chủ yếu của Vinamilk............................................10
3.1Thị phần của Vinamilk..............................................................10
3.2Sản phẩm chủ yếu...................................................................11
IV. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA VINAMILK. 12
1.Quy trình sản xuất sữa tươi........................................................12
1.1Sơ đồ quá trình công nghệ.......................................................12
1.2Quy trình sản xuất...................................................................12
2.Quy trình sản xuất sữa bột.........................................................14
2.1Sơ đồ quá trình công nghệ.......................................................14


2.2Quy trình sản xuất...................................................................15
3.Quy trình sản xuất sữa chua (yogurt).........................................17


Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

3.1Sơ đồ quá trình công nghệ.......................................................17
3.2Quy trình sản xuất...................................................................17
V. MỤC TIÊU DÀI HẠN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.............18
1.Khái niệm về mục tiêu dài hạn...................................................18
2.Khái niệm về chất lượng sản phẩm.............................................18
3.Thực trạng chất lượng sản phẩm của Vinamilk............................19
4.Mục tiêu dài hạn nâng cao chất lượng sản phẩm của Vinamilk.....22
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MỤC TIÊU DÀI HẠN.................................24
1. Mục tiêu dài hạn của Vinamilk...................................................24
2. Kế hoạch thực hiện mục tiêu dài hạn.........................................24
VII. CÁC KHÓ KHĂN THÁCH THỨC VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC..........27
VIII. KẾT LUẬN..............................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................32

2/31


Bài tập nhóm

I.

Quản trị hoạt động


MỞ ĐẦU
Quản trị hoạt động doanh nghiệp là hệ thống các kỹ thuật quản trị cần thiết mà các

nhà quản trị doanh nghiệp cần tiến hành một cách đồng bộ để doanh nghiệp có thể đạt
được các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Việc tìm hiểu hệ thống này đòi hỏi phải được liên
hệ chặt chẽ từ lý thuyết khoa học với thực trạng hoạt động của một doanh nghiệp cụ thể
để người học có nhận thức đồng bộ và sự hiểu biết đầy đủ về tầm quan trọng của khoa
học quản trị hoạt động trong quản lý, điều hành một doanh nghiệp.
Với yêu cầu nêu trên, trong phạm vi bài viết này nhóm 4 đề cập đến quản trị hoạt
động tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), trong đó liên hệ mục tiêu dài hạn
nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty, kế hoạch thực hiện mục tiêu dài hạn của
Công ty và các khó khăn thách thức, biện pháp khắc phục khi thực hiện mục tiêu dài hạn
của Công ty.
II. GIỚI THIỆU VỀ VINAMILK
1. Giới thiệu chung1
Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) thành lập năm 1976 với tên gọi là Công ty Sữa –
Cà phê Miền Nam. Đây là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục Thực phẩm.
Trong quá trình phát triển, sau nhiều lần tái cấu trúc (reform), Vinamilk trở thành Công ty
cổ phần sữa Việt Nam năm 2003. Tên giao dịch tiếng Anh là VIETNAM DAIRY
PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY, gọi tắt là Vinamilk.
Công ty đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vào
ngày 19/01/2006 (mã giao dịch VNM). Hiện nay, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh
Vốn Nhà nước (SCIC) có tỷ lệ nắm giữ là 45,05% vốn điều lệ của Công ty.
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm
lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Các sản phẩm của Vinamilk bao gồm sữa tươi, sữa
chua (yoghurt), sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, kem, các loại nước giải khát. Với sự đa
dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các
sản phẩm được làm từ sữa.
Tại thời điểm 31/12/2012, Vinamilk có mạng lưới 250 nhà phân phối độc quyền và

hơn 200.000 điểm bán lẻ tại Việt Nam. Sản phẩm của Vinamilk được xuất khẩu sang 26
nước như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, ASEAN v.v...

1

Tổng hợp từ website www.vinamilk.com.vn/ và Báo cáo thường niên VNM 2012
3/31


Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

Sau 36 năm kể từ khi thành lập và tính đến 31/12/2012, Vinamilk đã đầu tư 12 nhà
máy, 2 xí nghiệp. Trong số đó bao gồm cả Nhà máy sữa bột trẻ em Việt Nam được đưa
vào vận hành ngày 22/4/2013 và Nhà máy sữa nước do tập đoàn Tetra Pak – Thụy Điển
xây dựng tại Bình Dương đưa vào vận hành ngày 10/09/2013. Vinamilk đang xúc tiến
xây dựng Nhà máy sữa tại Campuchia vào năm 2014.
Trong suốt 17 năm, từ 1997 đến 2013, Vinamilk liên tục được Hiệp hội người tiêu
dùng Việt Nam bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao.2
Vinamilk tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội trên các lĩnh vực: xây dựng Quỹ sữa
vươn cao Việt Nam, cung cấp sữa cho tất cả trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; lập Quỹ học
bổng Vinamilk “Ươm mầm tài năng trẻ”; lập Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam và tài trợ
hệ thống đèn năng lượng mặt trời tại hòn đảo mang tên Côn Đảo.
Hiện nay, Vinamilk đang ở vị trí thứ 68 trong số top 100 doanh nghiệp sữa lớn nhất
thế giới. Mục tiêu của Vinamilk trong giai đoạn tới là đạt doanh số 3 tỷ USD vào năm
2017 và lọt vào vị trí Top 50 doanh nghiệp sữa thế giới.
2. Thông tin tóm tắt3
Trụ sở: 10 Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Tp. HCM
Điện thoại: 0854155555 /Fax: 0854161226

Thành lập: 1976
Vốn điều lệ 2012:

8,340 tỷ VNĐ, tương đương 396.46 triệu USD

Tổng vốn đầu tư 2012: 10,235 tỷ VNĐ, tương đương 488.45 triệu USD
Lĩnh vực kinh doanh: thực phẩm và đồ uống
Sản phẩm chính: sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa
Nhân sự: 4.300 người
Website: www.vinamilk.com.vn
Email:
Logo của Vinamilk:

Hình 1: Logo của Vinamilk
2
3

Theo website - Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao
Theo website www.vinamilk.com.vn/ và Báo cáo thường niên VNM 2012
4/31


Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

3. Các nhà máy và kho chứa của Vinamilk4
Các nhà máy:
1)


Nhà máy sữa Thống Nhất - Số 12 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, TP.HCM.

2)

Nhà máy sữa Trường Thọ - Số 32 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, TP.HCM.

3)

Nhà máy sữa Dielac- Khu Công nghiệp Biên hòa I, Đồng Nai.

4)

Nhà máy sữa Cần Thơ - Khu Công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ.

5)

Nhà máy sữa Sài Gòn - Khu CN Tân Thới Hiệp, Q12,TP HCM.

6)

Nhà máy sữa Nghệ An - Đường Sào Nam, Phường Nghi Thu, TX Cửa Lò,
Nghệ An.

7)

Nhà máy sữa Bình Định - 87 Hoàng Văn Thụ, P.Quang Trung, TP Quy Nhơn,
Bình Định.

8)


Nhà máy nước giải khát Việt Nam - Khu Công nghiệp Mỹ Phước II, Tỉnh
Bình Dương.

9)

Nhà máy sữa Tiên Sơn - Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.

10) Nhà máy sữa Đà Nẵng – Khu Công nghiệp Hòa Khánh, TP Đà Nẵng.
11) Nhà máy Sữa bột Việt Nam - 9 Đại lộ Tự Do – KCN Việt Nam-Singapore,
Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
12) Nhà máy Sữa Việt Nam - Khu Công nghiệp Mỹ Phước II, Tỉnh Bình Dương.
Kho vận:
1)

Xí nghiệp Kho Vận - Số 32 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, TP.HCM.

2)

Xí nghiệp Kho Vận Hŕ Nội – Km 10 Quốc lộ 5, Xă Dương Xá, Q Gia Lâm,
Hà Nội.

Phòng khám:
1)

Phòng khám đa khoa An Khang - 87A CMT8, Quận 1, TP HCM.

4. Trang trại bò sữa
1)

Trang trại bò sữa tại Tuyên Quang;


2)

Trang trại bò sữa tại Lâm Đồng;

3)

Trang trại bò sữa tại Bình Định;

4)

Trang trại bò sữa tại Nghệ An: ô nằm nghỉ của bò được trải đệm êm, vắt sữa
tự động với công nghệ “siêu sạch”;

5)

Trang trại bò sữa tại Thanh Hóa.

5. Sơ đồ tổ chức của Vinamilk
4

Vinamilk – Báo cáo tài chính hợp nhất, năm 2012
5/31


Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức


Hình 2: Sơ đồ tổ chức theo chức năng

5.2. Sơ đồ cơ cấu quản lý

Hình 3: Sơ đồ cơ cấu quản lý

6/31


Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

6. Cơ cấu cổ đông hiện tại của Vinamilk5

Hình 4: Cơ cấu cổ đông

III. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU
1.

Quy định về chế biến sữa và sản phẩm từ sữa

1.1 Quy định pháp luật
Vinamilk là một doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, vì vậy điều kiện tiên quyết là
Vinamilk phải tuân thủ các quy định của luật pháp Việt Nam về chất lượng sữa và các sản
phẩm sữa. Các quy định đó gồm:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
- Luật Tiêu chuẩn - Quy chuẩn số 68/2006/QH11;
- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 127/2007/NĐ - CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 30/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 02/6/2010 ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia (QCVN 5-1:2010/BYT) đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng;
- Thông tư số 31/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 02/6/2010 quy định về ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 5-2:2010/BYT) đối với các sản phẩm sữa dạng bột;
- Thông tư 41/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối
với các sản phẩm sữa lên men;
- Thông tư số 05/2012/TT-BYT ngày 01/03/2012 của Bộ Y Tế Ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia (QCVN 8-3: 2012/BYT) đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
5

Theo website: />7/31


Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

- Thông tư 26/2012/TT-BYT Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm
tăng cường vi chất dinh dưỡng...
- Thông tư số 20/2012/TT-BYT ban hành quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh
dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi;
- Thông tư số 21/2012/TT-BYT ban hành quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh
dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi;
- Thông tư số 22/2012/TT-BYT ban hành quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh
dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.

1.2 Quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng
Tiêu chuẩn là gì?6
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để
phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng
khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối
tượng này
Quy chuẩn kỹ thuật là gì?7
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác
trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con
người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền
lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
2.

Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Vinamilk8
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng tại Vinamilk bao gồm cả tiêu chuẩn Việt

Nam và tiêu chuẩn quốc tế. Các tiêu chuẩn này bao gồm Tiêu chuẩn về quản lý, Tiêu
chuẩn về môi trường, Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và Tiêu chuẩn về đặc tính kỹ thuật
của sản phẩm.
2.1 Tiêu chuẩn quản lý và an toàn, vệ sinh
Vinamilk áp dụng hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng ISO-9000-2008;

6

Nguồn: Luật Tiêu chuẩn - Quy chuẩn số 68/2006/QH11
Nguồn: như trên
8
Nguồn:
8/31

7


Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

Vinamilk áp dụng tiêu chuẩn HACCP là một hệ thống giúp kiểm soát một cách có
hệ thống các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. HACCP là tên viết tắt của Hazard
Analysis and Critical Control Point - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu.
Đây là các nguyên tắc và phương pháp phân tích các mối nguy đối với an toàn thực phẩm
do Ủy ban CODEX (tổ chức do FAO và WHO thành lập) phát triển. Trên nền tảng của
các nguyên tắc này, các nước và khu vực đã phát triển các tiêu chuẩn HACCP phù hợp
với yêu cầu quản lý của mình. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP được ban hành là TCVN
5603:1998 (tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 1 - 1969 của CODEX).
Hiện nay, Vinamilk áp dụng tiêu chuẩn HACCP RvA của Hà Lan.
Tỷ lệ Nhà máy có chứng nhận về HACCP và ISO 9001: 2008 là 10/11 nhà máy. Nhà
máy Đà Nẵng hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành từ cuối năm 2012. Trong
năm 2013, Nhà máy này sẽ được đánh giá và cấp chứng nhận.9
2.2 Tiêu chuẩn về môi trường
Vinamilk áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 về Hệ thống quản lý môi trường Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng tại các nhà máy của mình. Đây là tiêu chuẩn trong bộ
ISO 14000 quy định các yêu cầu về quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong
quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn này dùng để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo
ISO 14000, trong đó, gồm 3 cam kết cơ bản được yêu cầu trong chính sách môi trường:


Ngăn ngừa ô nhiễm




Phù hợp với pháp luật



Cải tiến liên tục hệ thống EMS

2.3 Tiêu chuẩn đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
Theo Luật Tiêu chuẩn - Quy chuẩn số 68/2006/QH11, Vinamilk bắt buộc phải tuân
thủ các Quy chuẩn quốc gia về sữa và sản phẩm từ sữa. Vinamilk cũng đã tuyên bố giá trị
cốt lõi là “Tuân thủ luật pháp” và “Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập…”10.
Vì vậy, Vinamilk phải áp dụng các Quy chuẩn quốc gia số QCVN 5-1:2010/BYT
đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng; số QCVN 5-2:2010/BYT đối với các sản phẩm sữa
dạng bột và QCVN 8-3: 2012/BYT đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.

9

Báo cáo phát triển bền vững 2013 của Vinamilk
Báo cáo thường niên của Vinamilk 2012

10

9/31


Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

Ngoài ra, Vinamilk áp dụng tiêu chuẩn TCVN: 7028:2002 Sữa tươi tiệt trùng - Quy

định kỹ thuật

11

và các Tiêu chuẩn Việt Nam như TCVN 7405: 2004 - Sữa tươi nguyên

liệu. Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 7108:2002 - Sữa bột dành cho trẻ đến 12 tháng tuổi - Quy
định kỹ thuật; TCVN 5538:2002. Sữa bột - Quy định kỹ thuật v.v…

2.4

Các tiêu chuẩn kỹ thuật khác

ISO/IEC 17025:2005 có tên gọi đầy đủ là Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử
nghiệm và hiệu chuẩn (General Requirements for the competence of testing and
calibration laboratories). ISO/IEC 17025:2005 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất
lượng áp dụng chuyên biệt cho phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn, do tổ chức quốc tế về
tiêu chuẩn hóa ISO (International Organization for Standardization) ban hành.
Vinamilk áp dụng ISO/IEC 17025:2005 cho phòng thí nghiệm sản phẩm. Các chỉ
tiêu, giới hạn và phương pháp kiểm nghiệm STNL của Vinamilk đều tuân theo các tiêu
chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn của FAO (Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Thế
Giới), FDA (Cục Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ).12
Tóm lại: Tại Vinamilk, một tiêu chí mà công ty luôn bám sát là tuân thủ tuyệt đối
các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn quản lý, an toàn, vệ sinh thực phẩm của Việt
Nam, tiêu chuẩn quốc tế trong thương mại thực phẩm (Codex). Nhờ vậy, các sản phẩm
của công ty đã có mặt tại 26 quốc gia trên thế giới, như: Mỹ, Úc, Canada, Nga, Nhật Bản,
Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, khu vực Trung Đông…
3 Các sản phẩm chủ yếu của Vinamilk
3.1 Thị phần của Vinamilk


Hình 5: Thị phần sữa tươi 2012 (Nguồn: Website Thế giới doanh nhân )
11
12

Nguồn: Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm số 12/2006/CBTC- VINAMILK ngày 17/02/2006
and />10/31


Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

Hình 6: Thị phần sữa bột 2012
(Nguồn: Website Thế giới doanh nhân )

Hình 7: Cơ cấu lợi nhuận 9 tháng, 2012
(Nguồn: Website Thế giới doanh nhân )

3.2 Sản phẩm chủ yếu
Năm 2012, thị phần sữa tươi của Vinamilk chiếm 45,5% thị trường Việt nam, đứng
thứ nhất. Fieslandcampina đứng thứ 2 với 20,4% thị phần. Sữa bột của Vinamilk chiếm
19% đứng thứ 2 sau Abbott (24%).
“Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt
Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa
bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó
mát”.13

13

Nguồn: />11/31



Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

“Cách đây 4 năm, lượng sữa đặc do các công ty trong nước sản xuất đạt 312 triệu
hộp/năm, trong khi các công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam đạt 92 triệu hộp/năm.
Tốc độ tăng trưởng trung bình của dòng sữa đặc là 10%/năm. Nhưng trong giai đoạn
2009-2014, tốc độ tăng trưởng chỉ khoảng 3%, thấp nhất trong các chủng loại sữa.
Nguyên nhân là phần lớn người tiêu dùng thành thị đã chuyển qua dùng sữa tươi thay cho
sữa đặc.
Và như vậy thị trường sữa đặc đã tăng trưởng chậm, bão hòa, không còn hấp dẫn và
không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu nữa.” 14
Tóm lại: trong chiến lược tổng thể phát triển dài hạn, Vinamilk xác định là sẽ “tập
trung vào ngành kinh doanh chính là sản xuất sữa: tập trung vào 04 ngành hàng chủ lực
là sữa nước, sữa đặc, sữa bột và sữa chua ăn”. 15 Tuy nhiên, dựa vào thị phần và cơ cấu
doanh thu, lợi nhuận từ sữa và các sản phẩm từ sữa ta có thể kết luận rằng sản phẩm chủ
yếu của Vinamilk hiện nay là sữa tươi, sữa bột và sữa chua.
IV.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA VINAMILK

1.

Quy trình sản xuất sữa tươi

1.1 Sơ đồ quá trình công nghệ

Hình 8: Sơ đồ chế biến sữa tươi Vinamilk


1.2 Quy trình sản xuất
1). Nguyên liệu: Sữa lấy từ bò nuôi bằng cỏ tự nhiên, không dùng phân hóa học và
không tiêm thuốc kháng sinh. Bò cung cấp nguyên liệu sữa sạch đều được cho
ăn theo phương pháp TMR (Total mixing rotation), với khẩu phần trộn tổng hợp
gồm: cỏ tươi hoặc ủ, rỉ mật, cám, hèm… đảm bảo giàu dinh dưỡng, nhằm cho
nhiều sữa và chất lượng cao.

14
15

Nguồn: />Nguồn: Báo cáo thường niên của Vinamilk 2012
12/31


Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

Hình 9: Bò nuôi tại trang trại của Vinamilk (Nguồn: Báo cáo thường niên 2012)
2).

Vắt sữa: toàn bộ dây chuyền vắt sữa tự động của hãng Delaval giúp sữa bò chảy
thẳng vào hệ thống làm lạnh nhanh chóng từ 37 độ C xuống còn 4 độ C, đảm bảo
sữa được bảo quản tốt nhất trước khi đưa đến nhà máy chế biến. Trang trại bò
sữa Vinamilk có những quy định rất đặc biệt với nhân viên, nhằm giúp đàn bò
thoải mái nhất. Ví dụ như trong quá trình vắt sữa, nhân viên phải tắt điện thoại di
động để không gây ồn ào, căng thẳng đến bò. Khi tiếp xúc với đàn bò tuyệt đối
phải nhẹ nhàng, thân thiện, không được lớn tiếng và la hét khiến chúng stress.


3).

Vận chuyển: trong vòng thời gian giới hạn (24-48h ) các bồn sữa được vận
chuyển đến nhà máy chế biến. Nhân viên giám sát vận chuyển đi kèm. Sau khi
sữa bò tươi nguyên liệu đã được làm lạnh xuống nhỏ hơn hoặc bằng 4 độ C, sữa
sẽ được các xe bồn chuyên dụng tiếp nhận và vận chuyển về nhà máy trong vòng
24-48h. Các trạm trung chuyển phải cử đại diện áp tải theo xe nhằm đảm bảo
tuyệt đối an toàn về số lượng và chất lượng sữa trong quá trình vận chuyển.

4).

Xét nghiệm, phân loại: Sữa được xét nghiệm và đủ tiêu chuẩn chế biến và được
bảo quản bằng nhiệt độ thấp 40C tại kho chứa của nhà máy chế biến.

5).

Chế biến: Sữa đủ tiêu chuẩn chế biến, chuyển qua thiết bị lọc và đong đếm, hệ
thống làm lạnh, các bồn chứa tiêu chuẩn, thiết bị tiêu chuẩn hoá sữa, thiết bị
đồng hoá sữa, thiết bị tiệt trùng nhiệt độ cao UHT (Ultra High Temperator).
Đây là thiết bị gia nhiệt sản phẩm cực cao, sau đó làm lạnh cực nhanh. Quy

trình xử lý nhiệt này sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có hại, các loại nấm men, nấm
mốc… nhưng vẫn giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng và mùi vị tự nhiên của
sản phẩm máy lọc và chế biến sữa.

13/31


Bài tập nhóm


Quản trị hoạt động

Hình 10: Hệ thống UHT
(Nguồn: Website Thế giới doanh nhân )

6). Đóng gói: Sữa đã qua chế biến được chuyển qua hệ thống máy tiệt trùng, các
khâu kiểm tra chất lượng sữa và đưa đến dây chuyền đóng gói công nghệ khép
kín, hiện đại, tiên tiến từ các nước phát triển như Thụy Điển, Mỹ, Đan Mạch, Hà
Lan, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, giúp đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Sản
phẩm sữa đóng hộp vẫn giữ được các hàm lượng dinh dưỡng như vitamin và
khoáng chất từ sữa bò tươi nguyên chất ở mức cao nhất.

Hình 11: Dây chuyền đóng gói sữa tiệt trùng Vinamilk
(Nguồn: Website Thế giới doanh nhân )
7).

Kho chứa: Sữa tiệt trùng đóng gói được vận chuyển vào vào kho thông thường.
Sữa thanh trùng được chuyển vào kho lạnh nhiệt độ thấp để bảo quản.

2.

Quy trình sản xuất sữa bột

2.1 Sơ đồ quá trình công nghệ

14/31


Bài tập nhóm


Quản trị hoạt động

Hình 12: Sơ đồ chế biến sữa bột Vinamilk

2.2 Quy trình sản xuất
Các nhà máy chế biến sữa bột của Vinamilk đều có dây chuyền công nghệ khép kín
từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến đầu ra sản phẩm. Tất cả các công đoạn đều được tự
động hóa, vừa cho ra những sản phẩm chất lượng, vừa bảo đảm được vệ sinh an toàn thực
phẩm ở mức cao nhất. Đặc biệt, công nghệ nhà máy sữa bột Bình Dương do Tập đoàn
GEA/NIRO và các hãng hàng đầu thế giới thuộc G7, EU, Đức, Mỹ, Nhật cung cấp. Tháp
sấy là loại đa tầng với tháp đôi đường kính 13,6m, cao 32m hiện đại hàng đầu châu Á.
Toàn bộ quy trình chế biên đều được giám sát, điều khiển tự động nhằm kiểm soát
chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu và thành phẩm từ đầu vào đến tận tay người tiêu
dùng. Từ đây, các sản phẩm dinh dưỡng có chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế như Dielac
Alpha, Dielac Optimum, Dielac Pedia và các sản phẩm khác sẽ được sản xuất cho cả thị
trường trong nước lẫn xuất khẩu.
Quy trình sản xuất sữa bột gồm các bước như sau:
1). Nguyên liệu: Nguyên liệu để sản xuất sữa bột là sữa tươi nguyên kem hoặc sữa
gầy. Sữa nguyên kem là sản phẩm được chế biến từ sữa tươi không điều chỉnh
hàm lượng chất béo. Sữa gầy là sản phẩm được chế biến từ sữa tươi đã tách bớt
một phần chất béo.
2). Trộn phụ gia: các phụ gia trong sản xuất sữa bột được sử dụng như chất ổn định
(polyphosphate, orthophosphate của Na, K, Ca) chất tạo nhũ lecithine, chất
chống oxy hoá v.v...
3). Quá trình chuẩn hoá sữa: nhằm điều chỉnh hàm lượng chất béo trong nguyên liệu
và được thực hiện trên dây chuyền tự động bao gồm máy ly tâm, bộ phận phối
trộn, các dụng cụ đo (lưu lượng kế, tỷ trọng kế…) bơm vào thùng chứa.
15/31



Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

4). Bước tiếp theo là việc thanh trùng nhằm làm giảm lượng vi sinh vật trong sữa
đến mức thấp nhất, đồng thời vô hiệu hoá hoạt tính của các enzym, đặc biệt là
nhóm enzym bền nhiệt lipase, làm thay đổi tính chất của protein. Việc thanh
trùng được thực hiện ở nhiệt độ 750C, trong khoảng 30 giây. Quá trình thanh
trùng sữa được thực hiện trên thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng.
5). Công đoạn cô đặc nhằm tách nước ra khỏi sữa để tiết kiệm năng lượng cho quá
trình sấy tiếp theo. Công nghệ cô đặc bằng phương pháp chân không để sản
phẩm không bị nhiễm bẩn, các sinh tố và chất béo không bị phân huỷ.
6). Quá trình đồng hoá: được thực hiện để giảm kích thước hạt béo và phân bố đều
chúng trong sữa vì hàm lượng chất béo trong sữa sau quá trình cô đặc khá cao.
7). Tiếp theo là sấy sữa: Sản phẩm chế biến từ sữa đã cô đặc đến độ khô 35 - 40%,
đem sấy khô, nghiền thành bột, sàng, rây thành sữa ở dạng bột có độ khô 90 96%, độ ẩm 4 - 10%. Dây chuyền công nghệ sấy của Vinamilk là sấy phun.
8). Sữa bột sau khi sấy phun sẽ được đưa qua hệ thống rây rồi vào thiết bị đóng gói.
Thông thường người ta sử dụng bao bì bằng kim loại hoặc bao bì giấy để đựng
sản phẩm.Yêu cầu chung về bao bì là phải hạn chế sự tiếp xúc của ánh sáng,
không khí và độ ẩm từ môi trường xung quanh đến sữa bột. Người ta thường
đóng gói trong điều kiện chân không hoặc thổi hỗn hợp 90% nitơ, 10% hydro
vào hộp trước khi ghép nắp nhằm kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm.
9). Các công đoạn sản xuất sữa bột từ pha trộn tới đóng gói v.v... đều được thực hiện
trên dây chuyền thiết bị tự động hoá cao.
10). Sữa bột đóng gói sẽ được vận chuyển vào kho của Vinamilk để cung cấp cho thị
trường.

Hình 13: Rô-bốt LGV điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất tại Nhà máy sữa Bình Dương
(Nguồn />16/31



Bài tập nhóm

3.

Quản trị hoạt động

Quy trình sản xuất sữa chua (yogurt)

3.1 Sơ đồ quá trình công nghệ

Hình 14: Sơ đồ chế biến sữa chua Vinamilk

3.2 Quy trình sản xuất
1). Nguyên liệu: là sữa bột trộn thêm đường để đạt nồng độ 8 - 10 %.
2). Phối trộn: Bột sữa, đường, bơ, chất ổn định phối ở nhiệt độ 45 oC để quá trình
hoà tan đồng đều.
3). Gia nhiệt: nâng nhiệt độ lên 60oC cho thích hợp quá trình đồng hoá.
4). Đồng hoá: được thực hiện trong máy đồng hoá tạo áp suất cao khoảng 200 bar
bằng hệ thống bơm pitton để phá vỡ các hạt béo vào trong nguyên liệu và phân
tán các chất khác nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhứt.
5). Làm lạnh: Dòng sữa được cho qua thiết bị trao đổi nhiệt dạng vĩ có nước lạnh
bên ngoài để nhiệt độ còn 5oC và dẫn tới bồn ageing.
6). Lắng tụ (Ageing): Sữa để yên trong bồn 1-2 giờ, ở 5oC.
7). Thanh trùng: nâng nhiệt lên 95oC trong 1 phút.
8). Đồng hoá 2: ở nhiệt độ 95oC, áp suất 200 bar.
9). Hạ nhiệt: tới nhiệt độ thích hợp quá trình lên men của vi khuẩn lactic (43 oC).
10). Cấy men: Men được sử dụng là giống vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus (hình
que) và Streptococus thermophilus (hình cầu) thuộc chủng Streptococea, họ
Lactobacteriaceas. Sữa sau khi được hạ nhiệt xuống còn 43 oC (pH lúc này phải

đạt khoảng 4,4 – 4,5) cùng lúc men từ bồn men được bơm vào bồn cấy men.
Lượng men bơm vào chiếm 5% tổng khối lượng sản phẩm.
11). Giai đoạn ủ: 43oC; 4 -5 giờ, pH sau ủ khoảng 4,7 - 4,8. Ủ nhằm mục đích tạo đủ
thời gian, tạo điều kiện thích hợp cho quá trình lên men chuyển hoá đường
lactose thành acid lactic.
17/31


Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

12). Làm lạnh: 15oC để hạn chế quá trình lên men.
13). Bồn rót: Sau làm lạnh, sữa được chuyển sang bồn rót để chuẩn bị đóng gói.
14). Đóng gói, dán nhãn: Cuộn nhựa được tiệt trùng ở 115 oC, đem dập khuôn và
chuyển đến bồn rót. Sữa chua được rót vào và dán nhãn (nhãn được tiệt trùng
bằng tia hồng ngoại).

Hình 15: Dây chuyền rót và đóng hộp sữa chua
(Nguồn: Website Thế giới doanh nhân )

V.
1.

MỤC TIÊU DÀI HẠN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Khái niệm về mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là những việc mà doanh nghiệp đặt ra và cố

gắng để đạt được trong một khoảng thời gian khá dài (thường là trên 3 năm). Mục tiêu
dài hạn cần thiết có quá trình hoạch định chiến lược.

2.

Khái niệm về chất lượng sản phẩm
Trên thế giới, chất lượng sản phẩm là thuật ngữ được nhắc đến từ rất lâu, lĩnh vực

này có nhiều cách hiểu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau và sự thống nhất chưa cao.
Lĩnh vực chất lượng ở nước ta lúc này còn khá mới mẻ, do vậy định nghĩa về chất lượng
ở nước ta chưa có ai định nghĩa được và chỉ hiểu theo các định nghĩa trên thế giới.
-

Nếu định nghĩa chất lượng sản phẩm xuất phát từ các đặc tính của sản phẩm thì.

Walte.A. Shewart- một nhà quản lý người Mỹ là người khởi xướng và đại diện cho quan
điểm này. Ông cho rằng: Chất lượng sản phẩm trong sản xuất công nghiệp là một tập hợp
các đặc tính của sản phẩm phản ánh các giá trị sử dụng của nó.
-

Nếu định nghĩa chất lượng sản phẩm xuất phát từ người sản xuất: Chất lượng sản

phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã được
thiết kế từ trước.

18/31


Bài tập nhóm

-

Quản trị hoạt động


Trong những năm 1920, ở các nước đã xuất hiện một số nhóm quan niệm mới về

chất lượng, không tiếp cận lĩnh vực chất lượng trong không gian hẹp, không chỉ tập trung
vào yếu tố bên trong mà phải tiếp cận lĩnh vực chất lượng dựa trên các điều kiện nhu cầu
của khách hàng, ý tưởng của nhà sản xuất và sự cải tiến liên tục...Chất lượng sản phẩm sẽ
không tụt hậu. Do đó, định nghĩa chất lượng được xuất phát từ người tiêu dùng: Chất
lượng là sự phù hợp yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng.
-

Định nghĩa chất lượng sản phẩm xuất phát từ mối quan hệ chi phí- lợi ích: Chất

lượng sản phẩm là thoả mãn được khả năng thanh toán của khách hàng.
-

Định nghĩa chất lượng sản phẩm xuất phát từ cạnh tranh: Chất lượng sản phẩm là

tạo ra các đặc điểm sản phẩm và dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh không có được.
-

Định nghĩa chất lượng sản phẩm xuất phát từ thị trường: Chất lượng sản phẩm là sự

thoả mãn và vượt sự mong đợi của khách hàng.
3.

Thực trạng chất lượng sản phẩm của Vinamilk

3.1. Nguyên vật liệu
-


Hiện nay sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk có 02 nguồn cung cấp chính: từ các

nông hộ chăn nuôi bò sữa và từ hệ thống các trang trại của Vinamilk.
-

Sản lượng sữa thu mua năm 2012 đạt 161.591 tấn, đạt 100,64% so với kế hoạch và

tăng 12,24% so với năm 2011; trong đó, thu mua từ công ty con là Công ty TNHH MTV
Bò sữa Việt Nam cung cấp là 20.051 tấn.
-

Hiện nay Vinamilk có 05 trang trại bò sữa với tổng đàn là 8.200 con. Qui mô mỗi trang

trại từ 2.000-3.000 con. Tổng số bò nhập trong năm là 664 con.
3.2. Công nghệ và chuyển giao công nghệ
-

Trong quá trình đầu tư, Công ty luôn hướng tới tính hiện đại, tính đồng bộ, lựa chọn

các nước có công nghệ và thiết bị ngành sữa phát triển như Thụy Điển, Mỹ, Đan Mạch, Hà
Lan, Đức, Thụy Sỹ. Đặc biệt nhà máy mới xây dựng tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 3-Bình
Dương được trang bị tổng kho thông minh hoàn toàn tự động.
-

Công ty coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ và coi đó là bí quyết của sự thành

công. Từ chỗ áp dụng công nghệ thích nghi, chuyển dần sang làm chủ công nghệ và cải
tiến cho phù hợp vào điều kiện trong nước.
-


Ngoài ra, Công ty đang triển khai hệ thống công nghệ thông tin toàn Công ty nhằm

đáp ứng nhu cầu phát triển ngày một không ngừng của Vinamilk.
3.3. Hệ thống quản lý chất lượng
19/31


Bài tập nhóm

-

Quản trị hoạt động

Vinamilk luôn thành công chính là nhờ chúng tôi luôn đặt chất lượng sản phẩm lên

hàng đầu. Không riêng Nhà máy Sữa bột trẻ em Việt Nam, tất cả các nhà máy của Vinamilk
đều hoạt động theo các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế của ISO, HACCP, được đánh giá
chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận hàng đầu thế giới.
-

Áp dụng mô hình quản lý theo ISO 9001 và an toàn thực phẩm theo chuỗi “từ trang

trại đến bàn ăn”.
-

Ngay từ khâu thiết kế ban đầu cho nhà xưởng, máy móc thiết bị, Vinamilk đều chú

trọng đến mục tiêu đạt chất lượng sản phẩm tốt nhất bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn
HACCP cho nhà xưởng, thiết bị, và kiểm soát môi trường không khí. Thành phần dinh
dưỡng, chất lượng sản phẩm đáp ứng theo tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế CODEX.

3.4. Quy trình quản lý chất lượng
-

Phòng Quản lý Chất lượng đề ra yêu cầu kỹ thuật;

-

Bộ phận xuất nhập khẩu mua hàng theo yêu cầu kỹ thuật đã đề ra;

-

Các nguyên vật liệu nhập ngoại phải được kiểm tra và xác nhận của Cục An toàn Vệ

sinh thực phẩm;
-

Phòng Kiểm tra Chất lượng tại các nhà máy kiểm tra chất lượng tất cả nguyên vật

liệu trước khi đưa vào sản xuất. Trong quá trình sản xuất tất cả các thông số chế biến như
nhiệt độ, thời gian, áp suất… đều được lưu trữ;
-

Sản phẩm cuối cùng phải được phân tích các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh. Kết quả

phân tích phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố mới được phép xuất hàng.
-

Ví dụ Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm Sữa tươi nguyên liệu (STNL):
 Sau khi đạt các phép thử tại trạm thu mua, STNL được làm lạnh đến 4 ± 20C và
được trữ ở nhiệt độ này trong suốt quá trình bảo quản tại trạm và vận chuyển đến

nhà máy để hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật.
 Đối với nguồn STNL từ các trang trại của Vinamilk, STNL ngay sau khi vắt
được làm lạnh đến 4 ± 20C và theo đường ống vào bồn chứa. Chất lượng STNL
cũng được kiểm nghiệm tương tự như đối với STNL nông hộ.
 Ngay khi về đến nhà máy chế biến, STNL được lấy mẫu và kiểm tra các chỉ tiêu
để xác định chất lượng và khẳng định điều kiện bảo quản, vận chuyển từ trạm về
đến nhà máy đạt yêu cầu kỹ thuật như: nhiệt độ sữa, cảm quan, thử cồn, độ axit,
test resazurin, hàm lượng chất khô, hàm lượng béo, hàm lượng đạm,…

20/31


Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

 Hiện nay, hệ thống phòng thí nghiệm nội bộ của các Nhà máy Vinamilk đều có
chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 17025 với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện
đại và đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn, năng
lực, tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao.
 Các chỉ tiêu, giới hạn và phương pháp kiểm nghiệm STNL của Vinamilk đều
tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn của FAO (Tổ chức Lương thực
và Nông nghiệp Thế giới), FDA (Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), …
Ngoài ra các mẫu STNL được kiểm tra định kỳ bởi cơ quan thứ ba để chứng
minh sự phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và ATTP.
 Để đảm bảo và nâng cao chất lượng STNL từ các nông hộ, Vinamilk đã triển khai
các chương trình hợp tác và hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật chăn nuôi bò, chế độ
dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại, cách vắt sữa và bảo quản sữa.
3.5. An toàn vệ sinh thực phẩm
-


An toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những chính sách chất lượng hàng đầu mà

Vinamilk đặt ra trong hoạt động kinh doanh. Tất cả các nhà máy của Vinamilk đều xây
dựng và áp dụng hệ thống HACCP về an toàn vệ sinh thực phẩm, các nhà máy đã được
các tổ chức quốc tế như SGS, BVQI đánh giá và cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống
HACCP theo tiêu chuẩn RVA của Hà Lan.
-

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được Công ty thực hiện nghiêm túc từ khâu lựa

chọn nguyên vật liệu đến khâu thành phẩm.
-

Đối với nguyên vật liệu: Công ty ban hành các yêu cầu kỹ thuật trong đó nhấn mạnh

đến các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài các tính chất lý hóa các nguyên vật
liệu còn phải đáp ứng các yêu cầu:
 Trong quá trình sản xuất: tất cả các thông số chế biến đều phải đáp ứng các yêu
cầu như trong phân tích mối nguy của hệ thống HACCP, các điểm kiểm soát
quan trọng đều được nhân viên vận hành theo dõi và ghi báo cáo.
 Hồ sơ lưu các thông số phải được lưu trữ đến hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.
-

Đối với thành phẩm: Phòng Kiểm tra Chất lượng của nhà máy sẽ kiểm tra từng lô

hàng sản xuất theo thủ tục quy định. Khi kết quả kiểm tra đạt yêu cầu kết hợp với việc
xem xét các thông số quá trình chế biến nhà máy mới kết luận cho xuất hàng.
 Hồ sơ kiểm tra cho từng lô hàng phải được lưu trữ đến hết thời hạn sử dụng của
sản phẩm. Định kỳ mẫu các loại sản phẩm phải được gửi đến cơquan chức năng

để phân tích để đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống.
21/31


Bài tập nhóm

4.

Quản trị hoạt động

Mục tiêu dài hạn nâng cao chất lượng sản phẩm của Vinamilk
Là nhà sản xuất các sản phẩm liên quan trực tiếp đến dinh dưỡng và sức khỏe con

người, tôn chỉ xuyên suốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamilk là đặt yếu tố
chất lượng lên hàng đầu, do đó Vinamilk đã xác định mục tiêu dài hạn nâng cao chất
lượng sản phẩm như sau:
4.1.

Sản phẩm an toàn để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng

4.1.1. Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm an toàn
Trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nguyên tắc bất biến của
Vinamilk là đảm bảo công thức sản phẩm, thành phần nguyên liệu, thiết kế kiểu dáng,
bao bì sản phẩm đều phải an toàn nhất cho người tiêu dùng. Vinamilk không sử dụng
những thành phần có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như các chất bảo quản.
4.1.2. Nguyên liệu phải an toàn: Các nguyên liệu dùng cho sản xuất sản phẩm đều là
những nguyên liệu có nguồn gốc đáng tin cậy, chất lượng tốt:
-

Nguồn nguyên liệu được Vinamilk ưu tiên lựa chọn từ các nhà cung cấp, nhà sản


xuất có uy tín, có áp dụng các hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ và từ nguồn cung
cấp tại các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới.
-

Nguồn sữa tươi nguyên liệu được cung cấp từ các trang trại của Vinamilk với công

nghệ chăn nuôi hiện đại, kiểm soát chất lượng sữa tươi đầu ra chặt chẽ. Đồng thời, nguồn
sữa nguyên liệu mua từ bên ngoài cũng được Vinamilk kiểm soát về chất lượng nghiệm
ngặt và đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về sữa tươi nguyên liệu tương tự do chính
Vinamilk sản xuất.
-

Bao bì của sản phẩm được lựa chọn phải đảm bảo về sự an toàn, không chứa những

thành phần có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
4.1.3. Quản lý và kiểm soát chất lượng
Cho mục đích quản lý và kiểm soát chất lượng một cách toàn diện và chặt chẽ,
Vinamilk đã triển khai và áp dụng các hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng tiên tiến
(như HACCP, BRC, ISO 17025…) trong suốt quá trình tạo sản phẩm.
Biện pháp quản lý và kiểm soát chất lượng được thiết lập chặt chẽ, toàn diện từ
khâu nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng trong suốt vòng đời
sản phẩm.
4.1.4. Kiểm soát truy vết sản phẩm

22/31


Bài tập nhóm


-

Quản trị hoạt động

Với trách nhiệm cao nhất của nhà sản xuất, Vinamilk thiết lập hệ thống các biện

pháp truy vết sản phẩm để đảm bảo việc thu hồi, xử lý sản phẩm được thực hiện một cách
nhanh chóng, kịp thời và giảm thiểu tối đa những tác động đến người tiêu dùng, xã hội
trong trường hợp có sự cố.
-

Bên cạnh việc truy vết sản phẩm, hệ thống các biện pháp truy vết nguyên vật liệu

cũng được thiết lập nhằm đảm bảo xác định được một cách chính xác và kịp thời các
nguyên nhân của sự cố. Từ đó, Vinamilk có các phương án xử lý phù hợp và tránh các sự
cố phát sinh trong tương lai.
4.1.5. Thông tin về sản phẩm
Vinamilk đảm bảo việc cung cấp các thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng và trung
thực về sản phẩm: thành phần, giá trị dinh dưỡng, hướng dẫn bảo quản, sử dụng cho
người tiêu dùng. Việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác sẽ giúp người tiêu dùng chủ
động trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cũng như sử dụng sản phẩm một cách an
toàn và tốt nhất.
4.2.

Cải thiện sức khỏe và nâng cao thể chất
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và mang lại những sản phẩm tốt nhất đến người

tiêu dùng, bên cạnh việc đảm bảo an toàn, Vinamilk hướng đến mục tiêu tạo ra các sản
phẩm mang lại những giá trị, lợi ích tốt nhất cho sức khỏe con người, cụ thể như sau:
4.2.1. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Bằng cách đầu tư một cách đúng mực nguồn lực tài chính, con người và chủ động
hợp tác với những cơ quan, hiệp hội chuyên ngành và những tổ chức quốc tế về dinh
dưỡng, sức khỏe, Vinamilk hướng đến các mục tiêu về nghiên cứu phát triển sản phẩm
nhằm:
-

Nghiên cứu và mang đến các sản phẩm phù hợp nhất với thể trạng, nhu cầu dinh

dưỡng, sức khỏe, độ tuổi cũng như điều kiện sống, khí hậu… của từng vùng miền, lãnh
thổ.
-

Hướng đến việc cải thiện sức khỏe, góp phần giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng

đến sức khỏe và đặc biệt là nâng cao thể chất cho các thế hệ tương lai.
-

Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra các sản phẩm theo nhu cầu, Vinamilk còn chủ động

nghiên cứu và giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm mới, mang tính đột phá,
định hướng cho người tiêu dùng theo hướng tốt nhất cho họ.
4.2.2. Hoạt động chăm sóc, tư vấn cho người tiêu dùng
23/31


Bài tập nhóm

Quản trị hoạt động

Bên cạnh việc tạo ra sản phẩm tốt, Vinamilk còn chú trọng tổ chức các hoạt động

chăm sóc khách hàng, tư vấn cho người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức về dinh
dưỡng, sức khỏe, công dụng của sản phẩm để tạo sự chủ động cho người tiêu dùng trong
việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp và sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả nhất.
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MỤC TIÊU DÀI HẠN
1. Mục tiêu dài hạn của Vinamilk
Trên cơ sở mục tiêu dài hạn nâng cao chất lượng sản phẩm để năng cao năng lực
cạnh tranh của Vinamilk trên thị trường, Công ty đã xây dựng mục tiêu tổng thể phát triển
dài hạn như sau:
-

Tập trung vào ngành kinh doanh chính là sản xuất sữa: tập trung vào 04 ngành hàng

chủ lực là sữa nước, sữa đặc, sữa bột và sữa chua ăn.
-

Phát triển hơn nữa ngành hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe với các sản phẩm

chính như nước ép trái cây, sữa đậu nành, các nước uống truyền thống như trà xanh, nha
đam, nước chanh muối….
-

Tìm kiếm cơ hội đầu tư ra bên ngoài nhằm đảm bảo sự ổn định và an toàn nguồn

cung nguyên vật liệu và phát triển thị trường xuất khẩu.
-

Tiếp tục củng cố hệ thống phân phối trong nước, mở thêm điểm bán lẻ và nâng cao

độ bao phủ phân phối.
-


Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trên cơ sở mục tiêu tổng thể phát triển dài hạn nêu trên, Vinamilk xây dựng

mục tiêu cụ thể đến năm 2017 là đạt tổng doanh số 3 tỷ Đô la Mỹ và đứng vào Top
50 công ty sản xuất sữa lớn nhất thế giới.
2. Kế hoạch thực hiện mục tiêu dài hạn
Để thực hiện mục tiêu tổng thể phát triển dài hạn nêu trên, Vinamilk đã đề ra kế
hoạch để thực hiện các mục tiêu dài hạn đó như sau:
2.1. Kế hoạch về phát triển thương hiệu
-

Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng

tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.
-

Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học

và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên
cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra những
dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.
2.2. Kế hoạch phát triển mở rộng sản phẩm
24/31


Bài tập nhóm

-


Quản trị hoạt động

Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một

lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng
thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty;
-

Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát

tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm đáp
ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên
nhiên và tốt cho sức khỏe con người.
2.3. Kế hoạch về tăng thị phần
-

Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị

trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thị
nhỏ.
-

Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh

dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít
nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới.
2.4. Kế hoạch về hệ thống quản lý: Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung
cấp.
2.5. Kế hoạch về hệ thống phân phối: Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân
phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả.

2.6. Kế hoạch về nguồn nguyên liệu: Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn
cung sữa tươi ổn định, chất lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.
2.7. Kế hoạch nguồn nhân lực: Với chiến lược phát triển của ngành sữa hiện nay,
Vinamilk xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của Công
ty, do đó Công ty đề ra kế hoạch thực hiện kế hoạch nguồn nhân lực như sau:
2.7.1. Chính sách đối với người lao động
-

Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của người lao động ngày

một được cải thiện. Ngoài thu nhập từ lương, người lao động còn có thêm thu nhập từ lợi
nhuận được chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong Công ty nếu Công ty làm ăn có lãi.
-

Thực hiện đầy đủ, quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng với quy

định của pháp luật.
-

Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có công lao đóng góp

cho Công ty, có biện pháp kỷluật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến
quyền lợi và uy tín Công ty.
25/31


×