Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu quy trình thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ngành thép thí điểm tại các nhà máy luyện – cán thép, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.66 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ THANH THÙY
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP NGÀNH THÉP THÍ ĐIỂM
TẠI CÁC NHÀ MÁY LUYỆN – CÁN THÉP CÔNG TY CỔ PHẦN
GANG THÉP THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :
Chuyên ngành:
Khoa
:
Khóa học
:

Đại học chính quy
Địa chính môi trƣờng
Quản lý tài nguyên
2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ THANH THÙY


Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP NGÀNH THÉP THÍ ĐIỂM
TẠI CÁC NHÀ MÁY LUYỆN – CÁN THÉP CÔNG TY CỔ PHẦN
GANG THÉP THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
:
Chuyên ngành:
Lớp
:
Khoa
:
Khóa học
:

Đại học chính quy
Địa chính môi trƣờng
K44 - ĐCMT
Quản lý tài nguyên
2012 - 2016

Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS Đỗ Thị Lan
Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của
mỗi sinh viên nhằm hệ thống toàn bộ lượng kiến thức đã được trang bị, vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học. Qua đó sinh
viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công
tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, ban chủ
nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quy
trình thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ngành thép thí điểm tại
các nhà máy luyện – cán thép, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên”.
Với tấm lòng biết ơn của mình bản thân em xin bày tỏ sự biết ơn vô cùng
sâu sắc và chân thành tới các các thầy cô giáo của trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên; thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên; cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan
đã giảng dạy, hướng dẫn truyền đạt tận tình những kiến thức chuyên ngành cho
chúng em trong suốt thời gian qua. Đồng thời em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới
ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Gang thépThái Nguyên, đã giúp
đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp được giao và hoàn chỉnh các nội
dung của khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong các thầy cô giáo cùng các bạn đánh giá đóng góp ý kiến để báo
cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2016
Sinh viên

Hà Thị Thanh Thùy


ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

BAT

Tên đầy đủ
Công nghệ tốt nhất hiện có (Best Available technology)

CN - TTCN
CSSKSS

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CTCP
CTR

Công ty Cổ phần
Chất thải rắn

EOP
GTCT

Xử lý cuối đường ống (Eng of pipe)
Giảm thiểu chất thải (Waste minimisation)

HQST

Hiệu quả sinh thái (Eco - Efficiency)

KCN
KHHGĐ


Khu công nghiệp (industrial zone)
Kế hoạch hóa gia đình

KSÔN
LHQ
MT
NSX
PNÔN

Kiểm soát ô nhiễm
Liên hợp quốc
Môi trường (environment)
Năng suất xanh (Green Productivity)
Phòng ngừa ô nhiễm (Pollution control)

SCCS
STCN

Siêu cao công suất
Sinh thái công nghiệp (Industrial ecology)

SX
SXSH
TISCO

Sản xuất
Sản xuất sạch hơn
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Thai Nguyen
iron and steel joint stock comporation)
Xã hội chủ nghĩa

Ủy ban nhân dân

XHCN
UBND


iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. So sánh kiểm soát ô nhiễm và sản xuất sạch hơn .....................................14
Bảng 2.2. Một số ví dụ SXSH giúp giải quyết các vấn đề môi trường .....................16
Bảng 3.1: Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu ........................................................22
Bảng 4.1: Công suất và thời gian hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp trong
CTCP Gang thép Thái Nguyên ................................................................30
Bảng 4.2: Nguồn phát sinh và thải lượng từ hoạt động của Công ty ........................34
Bảng 4.3: Kết quả đo, phân tích chất lượng không khí khu vực sản xuất (nhà máy
Luyện thép Lưu Xá, Cán thép Lưu Xá, Cán thép Thái Nguyên, Công ty
cổ phần Gang thép Thái Nguyên) ............................................................37
Bảng 4.4: Kết quả đo, phân tích nước thải sản xuất (nhà máy Luyện thép Lưu Xá,
Cán thép Lưu Xá, Cán thép Thái Nguyên, Công ty cổ phần Gang thép
Thái Nguyên) ...........................................................................................38
Bảng 4.5: Loại và lượng chất thải rắn trong sản xuất thép lò điện tại CTCP Gang
thép Thái Nguyên ....................................................................................40
Bảng 4.6: Thành phần hoá học của xỉ (%) ................................................................41
Bảng 4.7: Thành phần hoá học của bụi, % ................................................................41


iv
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sản lượng thép phôi của Việt nam ..............................................................8
Hình 2.2. Quy trình sản xuất thép lò điện hồ quang ...................................................9

Hình 2.3: Sơ đồ rút gọn của mô hình sinh thái công nghiệp Kalundborg ................17
Hình 2.4: Mô hình tái sử dụng chất thải của tập đoàn Guitang ................................18
Hình 4.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ luyện kim Công ty cổ phần Gang thép TN .....32


v
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2
1.3. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ..............................................................................4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...........................................................................5
2.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài .............................................................................6
2.2. Khái quát vấn đề nghiên cứu ................................................................................7
2.2.1. Mô tả ngành sản xuất thép và quy trình sản xuất thép bằng lò điện ..........7
2.2.2. Các khái niệm liên quan tới sản xuất sạch hơn (SXSH) .........................12
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................17
2.3.1. Một số mô hình công nghiệp sinh thái, ứng dụng quy trình SXSH
trên thế giới ............................................................................................ 17
2.3.2. Tình hình thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại Việt Nam .19
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................21
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................21
3.3.1. Tổng quan về Công ty Gang thép Thái Nguyên.......................................21
3.3.2. Hoạt động công nghiệp và các tác động của hoạt động công nghiệp tới

môi trường của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên ................................21
3.3.3. Xác định các vấn đề môi trường, an toàn sản xuất và tiềm năng, cơ hội
của sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ngành thép tại các nhà máy luyện –
cán thép, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên ..........................................21
3.3.4. Xây dựng quy trình thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ngành
thép tại các nhà máy luyện – cán thép, công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên
và đề xuất một số biện pháp xử lý môi trường ...................................................21
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................21
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp .........................................21


vi
3.4.2. Phương pháp pháp nghiên cứu kế thừa và tham gia khảo sát lấy mẫu ....22
3.4.4. Phương pháp chuyên gia ..........................................................................24
3.4.5. Phương pháp đánh giá xử lý số liệu .........................................................24
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................25
4.1. Tổng quan về công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên ....................................25
4.1.1. Thông tin về công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên ...........................25
4.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh của Công ty cổ phần
Gang thép Thái Nguyên .....................................................................................25
4.2. Hoạt động công nghiệp và các tác động của hoạt động công nghiệp tới môi
trường của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên ..............................................29
4.2.1. Hoạt động công nghiệp tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên ....29
4.2.2. Các tác động của hoạt động công nghiệp tới môi trường của Công ty Cổ
phần Gang thép Thái Nguyên .............................................................................32
4.3. Các vấn đề môi trường, an toàn sản xuất và tiềm năng, cơ hội của sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp ngành thép tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái
Nguyên ......................................................................................................................39
4.3.1. Các vấn đề môi trường và an toàn sản xuất trong công nghiệp ngành thép
tại CTCP Gang thép Thái Nguyên .....................................................................39

4.3.2. Tiềm năng, cơ hội của sản xuất sạch hơn .................................................42
4.3.3. Các giải pháp liên quan đến quản lý và xử lý môi trường .......................46
4.4. Đề xuất quy trình thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ngành thép có
thể áp dụng tại các nhà máy luyện – cán thép, Công ty cổ phần Gang thép Thái
Nguyên ......................................................................................................................48
4.4.1. Đề xuất quy trình thực hiện SXSH trong công nghiệp ngành thép có thể
áp dụng tại các nhà máy luyện – cán thép, CTCP Gang thép Thái Nguyên ......48
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp xử lý môi trường cho các nhà máy luyện, cán
thép thuộc CTCP Gang thép Thái Nguyên .........................................................59
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................64
5.1. Kết luận ..............................................................................................................64
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chọn lựa công nghiệp hóa làm chiến lược phát triển, Việt Nam hiện nay
đang phải đối phó với những thách thức về vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường
đang từng ngày từng giờ diễn ra làm cho chất lượng môi trường ngày càng diễn
biến xấu đi. Thế hệ hiện tại không có quyền chạy theo những lợi ích trước mắt để
thế hệ mai sau phải gánh chịu những hậu quả về môi trường thảm khốc. Mặc dù
hiệu quả kinh tế do sản xuất công nghiệp đã rõ, nhưng không thể không tính đến
việc chữa trị môi trường. Nhiều nước phát triển và đang phát triển phải trả giá đắt
cho sự phá hủy môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên của quốc gia mình.
Do vậy, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang trở thành mối quan tâm
hàng đầu của nhân loại. Không thể có một xã hội lành mạnh, bền vững trong một
thế giới còn nghèo đói, đại dịch và suy thoái môi trường.

Ở nước ta, vấn đề phát triển bền vững cho khu công nghiệp được đặc biệt
quan tâm từ khi quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp có hiệu lực vào năm
2003 và đặc biệt Chính phủ ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở
Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 ở Việt Nam) năm 2004, định hướng chung cho
một nền công nghiệp hóa phát triển bền vững. Hơn thế, Chiến lược Tăng trưởng
xanh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 25/9/2012 đã thể hiện quyết tâm
của Chính phủ Việt Nam về một sự tăng trưởng với nền công nghệ sạch, phát triển
bền vững, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên..
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta, Thái
Nguyên là một trong những thành phố công nghiệp phát triển và kèm theo sự phát
triển đó là các hoạt động đã và đang tác động không nhỏ đến môi trường. Nhắc đến
Thái Nguyên – được mệnh danh là thành phố thép, không thể không nói đến ngành
công nghiệp luyện kim - Công ty cổ phần Gang thép (TISCO).
TISCO được coi cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam, tiền
thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên, được thành lập năm 1959, là khu Công
nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác
quặng sắt đến luyện gang, luyện thép và cán thép. Trải qua 50 năm xây dựng và
phát triển, Công ty không ngừng tăng trưởng và lớn mạnh. Công suất sản xuất thép
cán hiện tại đạt 650.000 tấn/năm, doanh thu hàng năm đạt trên 8.000 tỷ VNĐ. [4]


2
Tuy nhiên, tốc độ phát triển công nghiệp càng nhanh càng đè nặng lên khả
năng tự phục hồi của môi trường. Đặc biệt, dự án giai đoạn II đang được xúc tiến,
tổng thầu MCC Trung Quốc dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2017, nâng sản
lượng thép lên đến 1.000.000 tấn. Do đó vấn đề bảo vệ môi trường phục vụ phát
xanh hóa công nghiệp tại các nhà máy tại Công ty Gang thép, mà rộng hơn là các
khu công nghiệp là một trong các vấn đề nổi cộm. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp
bảo vệ môi trường, ứng dụng sản xuất sạch hơn; nhằm duy trì phát triển bền vững
và thân thiện môi trường là vấn đề rất thiết thực.

Từ thực tế đó được sự đồng ý và giúp đỡ của BGH Trường Đại học Nông
Lâm, Ban Chủ Nhiệm Khoa Quản Lý Tài Nguyên, dưới sự hướng dẫn tận tình của
cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Lan, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng
quy trình thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ngành thép thí điểm tại
các nhà máy luyện - cán thép, công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên” .Với
mong muốn phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực do
hoạt động công nghiệp gây ra và mục tiêu phát triển Công ty theo hướng thân thiện
môi trường, phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được các tác động do hoạt động của Công ty Gang thép đến môi
trường xung quanh, nghiên cứu và đề xuất xây dựng quy trình thực hiện sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp ngành thép nhằm phát triển sản xuất theo hướng bền
vững, góp phần tích cực bảo vệ môi trường.
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh khu vực
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
- Xác định hoạt động công nghiệp và các tác động của hoạt động công
nghiệp tới môi trường của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
- Xác định các vấn đề môi trường, an toàn sản xuất và tiềm năng, cơ hội của
sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ngành thép tại các nhà máy luyện - cán thép,
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
- Xây dựng quy trình thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ngành
thép tại các nhà máy luyện – cán thép, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên và
đề xuất một số biện pháp xử lý môi trường.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×