Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TL lãnh đạo và quản lý báo chí các loại hình báo chí ở nước ta hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.7 KB, 21 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với bước chuyển biến mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới đất nước theo con
đường Xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua
hệ thống báo chí cả nước đang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, góp
phần xây dựng, củng cố đường lối của Đảng, phát triển kinh tế đất nước và hoàn
thiện hơn trong lĩnh vực văn hoá xã hội.
Khi nền kinh tế càng phát triển thì báo chí nước ta cũng không ngừng đổi mới,
năng động và sáng tạo hơn trong tác nghiệp. Báo chí nước ta đang ngày càng bám
sát đời sống xã hội, thông tin nhanh chóng các tin tức sự kiện, đường lối chính sách
của Đảng và Chính phủ tới quần chúng, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Báo chí đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn những nhân tố tích cực và
điển hình tiên tiến trong sản xuất và chiến đấu, góp phần đưa kinh tế đất nước bắt
kịp cùng với sự phát triển chung của thế giới. Báo chí là cầu nối quan trọng giữa
doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch định chính sách giúp Nhà nước điều chỉnh
những chủ trương, đường lối cho phù hợp với thực tiễn.
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là
cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, và các tổ chức chính trị xã hội, đồng thời
là diễn đàn rộng rãi của nhân dân. Báo chí Việt Nam mang sứ mệnh trọng đại đó
nhằm thực hiện lý tưởng Xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình kinh tế - xã hội đất
nước còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tình hình chính trị thế giới phức tạp, các thế
lực thù địch thường xuyên chống phá cách mạng Việt Nam, vị trí và vai trò của báo
chí càng có tầm chiến lược đặc biệt.
Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cùng sự
phát triển nhanh chóng nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, báo chí
(truyền thông đại chúng) đã thực sự trở thành một lực lượng vô cùng quan trọng
trong đời sống xã hội. Nó làm thay đổi diện mạo cuộc sống hiện đại, làm thay đổi


chất lượng cuộc sống, làm thay đổi từng lối sống của từng con người, tác động tới
tất cả các khía cạnh, bình diện của xã hội, và cả tự nhiên nếu xét theo cả nghĩa


rộng. Do vậy, những hiểu biết cơ bản về hệ thống loại hình truyền thông đại chúng
là một đòi hỏi khách quan, cần thiết đối với người học, người giảng dạy, người làm
báo, người quản lý và tất cả những ai quan tâm tới báo chí truyền thông.
Chính vì vậy em làm tiểu luận này với mong muốn tìm hiểu rõ được khái niệm,
đặc điểm, chức năng và các loại hình báo chí hiện nay ở nước ta cũng như trên thế
giới. Tiểu luận em còn sơ sài, mong được sự góp ý và sửa đổi của thầy để hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!


PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm
1.1.

Báo chí

Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và "chí" giấy), hay còn có tên gọi cũ là tân văn (như trong Phụ nữ tân văn), nói một cách
khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng
hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm.
Tuy phương tiện truyền tải báo chí thay đổi theo thời gian, các nghiệp vụ báo
chí vẫn bao gồm: tìm hiểu thông tin, phân tích thông tin và phổ biến thông tin đến
độc giả. Mở rộng ra, khái niệm báo chí cũng được sử dụng cho các phương pháp
tìm kiếm tin tức, lối viết văn trên báo chí, và các hoạt động (chuyên nghiệp hay
không chuyên nghiệp) của báo chí.
Theo thời gian, phương tiện truyền tải của thông tin đi từ nhật báo, tạp chí (trên
giấy) tới đài phát thanh, đài truyền hình (trên loa đài) tới các ấn bản điện tử trên
web (báo điện tử).
Trong xã hội hiện đại, báo chí là người cung cấp thông tin chính và phản hồi ý
kiến về các vấn đề của công chúng. Tuy nhiên báo chí không phải lúc nào cũng chỉ
giới hạn ở tìm kiếm và truyền tải thông tin. Truyền thông báo chí có thể mở rộng
sang các hình thức khác như văn học và điện ảnh. Ở một số quốc gia, báo chí bị

chính phủ kiểm soát và không phải là một cơ quan hoàn toàn độc lập.
Tuy nhiên, trong một xã hội dân chủ, việc tiếp cận với thông tin miễn phí đóng
một vai trò chính trong việc tạo ra một hệ thống kiểm tra và cân bằng, cũng như
phân bổ quyền lực cân đối giữa chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ
chức xã hội khác. Việc tiếp cận thông tin có thể kiểm chứng được do báo chí thu
thập bởi các nguồn phương tiện truyền thông độc lập, tuân thủ các tiêu chuẩn báo
chí, có thể khiến các công dân bình thường có khả năng tham gia vào các hoạt
động chính trị.


Vai trò và vị thế của báo chí, cùng với các phương tiện truyền thông đại chúng,
đã trải qua những thay đổi sâu sắc trong hai thập kỷ vừa qua với sự ra đời của công
nghệ kỹ thuật số và phổ biến thông tin trên Internet.[4] Điều này đã tạo ra một sự
thay đổi trong việc xem báo giấy, vì người dân ngày càng đọc tin tức thông qua
điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác, thách thức các tờ báo tìm cách
kiếm tiền thông qua các phương tiện kỹ thuật số cũng như phát triển khả năng xuất
bản các tin tức có ngữ cảnh. Với truyền thông Mỹ, các tòa soạn đã cắt giảm số
nhân viên và bảo hiểm của họ khi thấy các kênh truyền thông truyền thống như
truyền hình đã bị giảm lượng khán giả theo dõi. Ví dụ, năm 2007 đến 2012, CNN
đã giảm thời gian phát các chương trình thời sự chỉ còn một nửa chiều dài thời gian
ban đầu.
Việc thu hẹp tầm ảnh hưởng của báo chí có liên quan đến việc giảm lượng độc
giả quy mô lớn. Phần lớn những độc giả được hỏi trong các nghiên cứu gần đây
cho thấy họ đã thay đổi phương thức đọc tin tức. Thời đại kỹ thuật số cũng đã mở
ra một loại hình mới của báo chí trong đó các công dân bình thường đóng vai trò
lớn hơn trong quá trình viết tin tức, với sự xuất hiện của báo chí công dân và việc
quảng bá thông tin thông qua Internet. Sử dụng điện thoại thông minh được trang
bị máy quay video, bất kỳ người dân nào cũng có thể ghi lại các sự kiện hay tin tức
và tải chúng lên các kênh như YouTube. Các kênh truyền thông tin tức chính thống
đã nhanh chóng lợi dụng các kênh thông tin như vậy. Trong khi đó, việc dễ dàng

truy cập vào tin tức từ nhiều nguồn thông tin trực tuyến như blog và các phương
tiện truyền thông xã hội khác, đã dẫn đến việc độc giả có thể chọn đọc tin tức từ rất
nhiều nguồn chính thức và không chính thức, thay vì chỉ đọc báo chí truyền thống
của các cơ quan thông tấn.
1.2.

Thông tin báo chí:

Thông tin (inform) có nghĩa là thông báo tin tức. Nên dùng như động từ, không
nên dùng như danh từ. Tin tức có thể dùng như danh từ chẳng hạn: tin tức về máy
móc, điện toán, hay nói gọn là tin về... Ngày nay, thuật ngữ thu thập tin tức được


sử dụng khá phổ biến. Tin tức chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con
người. Con người luôn có nhu cầu thu thập tin tức bằng nhiều cách khác nhau: đọc
báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác...Thông tin giúp làm tăng
hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định.
Thông tin báo chí có nghĩa là những tin tức được thông báo qua các phương
tiện truyền thông báo chí hiện nay. Thông qua đó, người dân có thể biết được tình
hình xã hội mới nhất, những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội nước ta và quốc tế
hiện nay. Đó cũng là chức năng căn bản và vô cùng quan trọng của báo chí.
1.3.

Báo chí truyền thông:

Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa
hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức.
Truyền thông là sản phẩm của xã hội con người, là yếu tố động lực kích thích sự
phát triển của xã hội.
Phương tiện truyền thông là việc vận dụng các khả năng của cơ thể, sử dụng

những phương tiện có sẵn trong tự nhiên, những công cụ nhân tạo để diễn tả và
chuyển tải những thông tin, thông điệp từ bản thân đến người khác hay từ nơi này
sang nơi khác.
Nếu chúng ta chỉ tâm niệm sử dụng truyền thông xã hội như một công cụ để
phục vụ cho báo chí thì chúng ta đã nhầm. Truyền thông xã hội không đơn thuần
chỉ là một trong những công cụ mà chúng ta đang và sẽ sử dụng - ít nhất là trong
kỷ nguyên số mà chúng ta đang sống. Cái đáng để chúng ta lưu tâm đến ở đây là
làm thế nào để mang những giá trị báo chí vào được thế giới truyền thông xã hội
rộng lớn ấy.
Trang bị những kiến thức nhất định về những trang web truyền thông xã hội
hiện nay là việc đầu tiên chúng ta cần phải làm, sau đó chúng ta mới có thể sử
dụng chúng như những công cụ để cải thiện công việc của một nhà báo.
2. Đặc điểm của báo chí hiện nay:


2.1.

Thế giới:

Truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến
mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông; Truyền thông là
một hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển loài người; Từ những hình thức đơn
giản nhất, truyền thông liên tục phát triển đến những hình thức hiện đại và phức
tạp; Báo chí xuất hiện vì con người có nhu cầu truyền tin và nhận tin nhằm mở
rộng không gian sống bằng cách tạo lập các mối quan hệ và khám phá thế giới;
Báo chí giúp độc giả nắm bắt những gì liên quan giữa mình và cuộc sống xung
quanh, đánh giá được khả năng, xác định đúng cách thức, phương hướng cho
những hành vi và hoạt động tiếp theo.
Sự ra đời của báo chí có tiền đềtừrất xa xưa. Đó là hình thức báo đá, những
người đi kểchuyện rong, những thong tin chép tay, những cuốn sách nhỏ, thậm chí

những tác phẩm của Homero cũng được coi là manh nha của phóng sự, kí sự,...
Do hoàn cảnh lịch sử: từ thế kỷ XV, ở phương Tây, một loạt những nhân tố
chính trị, kinh tế và tri thức gộp lại đã làm tăng đáng kể sự khao khát tin tức (ví dụ:
những phát minh khoa học mới, sựphát triển trong giao lưu ngân hàng, thương mại,
các cuộc xung đột lớn xâu xé phương Tây hồi thế kỉ XVI,... đã cung cấp và nuôi
dưỡng nhiều nguồn thông tin).
Ngày nay trên thế giới hình thành xu hướng toàn cầu hoá thông tin. Ở bất kì đâu
bạn cũng đều có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin của thế giới trong ngày qua.
Đó là kết quả của quá trình toàn cầu hóa thông tin. Thông tin tại mọi ngóc ngách
của trái đất được các hãng truyền thông cung cấp một cách nhanh chóng và chính
xác tới cho mỗi công dân. Bạn đang ngồi ở nhà và có thể theo dõi tình hình đang
diễn ra ở Iraq hay ở Mĩ, hay như tình hình giá xăng dầu trên thế giới hiện nay,…
điều sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.
2.2.

Việt Nam:

Lịch sử báo chí truyền thông Việt Nam tính từ năm 1865 khi tờ “Gia Định báo”
ra đời đến nay đã được 143 năm. So với lịch sử báo chí thế giới tương đối muộn


nhưng với điều kiện Việt Nam chừng ấy năm cũng là một dấu mốc lớn. Trong dòng
chảy chung ấy có nhiều khuynh hướng báo chí khác nhau: báo chí của thực dân đế
quốc xâm lược; Báo chí của những người Việt Nam yêu nước, báo chí cách mạng
và nổi bật lên là dòng báo chỉ Cách mạng. đã có 83 năm phải triển kể từ ngày báo
Thanh niên ra đời (21/6/1925) tại Quảng Châu - Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập. Báo chí cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của
cách mạng và dân tộc, và đồng hành, phục vụ cách mạng và dân tộc để giành chính
quyền năm 1945, giải phóng Miền Bắc năm l945, giải phóng Miền Nam, thống
nhất đất nước năm 1975, tiến hành sự nghiệp Đổi mới đất nước năm 1986 và hội

nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế hiện nay.
Trong tiến trình phát triển do điều kiện khách quan và chủ quan nên báo chí
truyền thông cũng có sự phát triển ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên giai đoạn 20
năm đất nước đổi mới và đổi mới báo chí (từ năm 1986 tới nay), báo chí truyền
thông Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và toàn diện nhất.
Nội dung thông tin có nhiều đổi mới, hấp dẫn sinh động, phong phú, nhanh
chóng và kịp thời hơn. Bức tranh hiện thực khách quan, chân thật của đất nước và
thế giới được phản ánh khá đầy đủ và toàn diện, nhanh chóng trên báo chí truyền
thông Việt Nam. Nhờ vậy, mà người dân Việt Nam có hiểu biết nhiều hơn về tình
hình thế giới để tiếp tục giao lưu, hội nhập; Bạn bè quốc tế cũng hiểu nhiều và
đúng hơn đất nước và con người Việt Nam để thúc đấy hợp tác, đầu tư, đôi bên
cùng có lợi. Có thế nói, 20 năm qua báo chí truyền thông Việt Nam đã có bước
phát triển mạnh mẽ, sôi động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí và nhiều
hiểu biết khác của người dân trong nước và cộng đồng quốc tế.
Với gần 87 triệu dân, Việt Nam là một trong những thị trường công chúng báo
chí lớn, hấp dẫn và nhiều tiềm năng. Đây là điều kiện tốt cho báo chí truyền thông
phát triển, đồng thời cũng khó khăn, phức tạp và thách thức lớn đối với báo chí
truyền thông. Công chúng hiện nay có trình độ, bản lĩnh, chính kiến, đòi hỏi cao về
chất lượng thông tin từ báo in, phát thanh, truyền hình, hãng tin tức, báo mạng điện


tử, báo ảnh... Đồng thời họ còn tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, phản biện
những vấn đề của đất nước và báo chí tạo không khí dân chủ công khai, minh bạch
trong thông tin hai chiều góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
3. Chức năng của báo chí
3.1.

Thông tin

Thông tin có nghĩa là mang tới độc giả những tin tức về tình hình chính trị, kinh

tế, xã hội, văn hóa ở trong nước và thế giới. Đồng thời đưa tin về những chuyện
linh tinh hay những sinh hoạt thể thao chỉ có liên quan đến vài cá nhân hay nhóm
nhỏ, hoặc có tính vùng miền hơn.
Mang thông tin đến độc giả có nghĩa là giải thích, phân tích và bình luận để độc
giả có thể tinh tường để sống trong cộng đồng và để có thể thực thi quyền công
dân.
3.2.

Giáo dục

Ở đây giáo dục không có nghĩa của trường lớp mà theo nghĩa “truyền bá những
kiến thức cập nhật, những dữ kiện giải thích tại sao thế giới và xã hội ta đang sống
thay đổi” .
Ngoài ra, một số bài báo còn đóng vai trò giải trí, những trang tiểu thuyết, ô
chữ, trò chơi,… Đọc báo buổi sáng để thoải mái một chút trước khi bắt đầu một
ngày làm việc hay để bớt căng thẳng, buổi tối, sau một ngày nặng nhọc.
Nhưng nói cho cùng, mỗi báo, hay đúng ra tác giả của mỗi bài báo có thể lên
tiếng ủng hộ hay phản đối chính quyền, đóng vai trò phản biện, gieo ảnh hưởng tới
quần chúng và có thể trong chừng mực nào đó, định hướng quan điểm hay lựa
chọn trong các cuộc bầu cử.
Báo chí còn có những vai trò và chức năng khác, những chức năng sâu xa hơn,
thiết thực hơn.
3.3.

Gạch nối xã hội


Báo chí xã hội hóa người đọc, mang đến cho người đọc những mẫu mực cho
hành động cho lối suy nghĩ, những giá trị đạo đức cần phải tôn trọng,… Vai trò này
có ảnh hưởng rộng hơn vai trò giáo dục đã bàn đến ở trên vì tác dụng ngầm, tác

dụng vô ý thức mà kết quả hết sức bền vững.
4. Đặc điểm các loại hình báo chí
Hiện nay, trong truyền thông có bốn loại hình báo chí căn bản: Báo in, báo nói,
báo hình và báo mạng điện tử.
4.1.

Báo in

Báo in là một trong những thể loại của báo chí, nó đặt nền móng cho sự ra đời
và phát triển của nền báo chí. Báo in một thời đã ở đỉnh cao, chiếm vị trí độc trong
nền báo chí. Tuy nhiên, với sự ra đời của phát thanh, truyền hình, đặc biệt là báo
mạng điện tử đã làm cho báo in ngày càng khó khăn. Đòi hỏi báo in phải cạnh
tranh quyết liệt với các loại hình báo khác thì mới có thể đứng vững được trong
nền báo chí.
Theo Tiến sĩ Hà Huy Phượng, “Báo in là thuật ngữ chỉ một loại hình báo chí
định kỳ thông tin thời sự các sự kiện, các vấn đề trong đời sống xã hội thông qua
việc sử dụng ngôn ngữ chữ viết và kỹ thuật in ấn để chuyển tải thông tin”.
Báo in còn được hiểu là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, đăng tải các sự kiện
vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi nhằm phục vụ công chúng-nhóm đối tượng nào
đó với mục đích nhất định.
Hay hiểu một cách đơn giản nhất, “Báo in là một loại hình báo chí, chuyển tải
nội dung các vấn đề, sự kiện bằng văn bản, chữ viết, ký tự, hình ảnh thông qua
trang giấy cung cấp thông tin cho độc giả”.
Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản bao gồm chữ in, hình
vẽ, tranh ảnh, sơ đò, biểu đồ,…Toàn bộ nội dung thông tin của báo in xuất hiện
đồng thời ngay trước mắt độc giả. Việc tiếp nhận thông tin của công chúng đối với


báo in chỉ qua thị giác-giác quan quan trọng nhất của con người trong mối quan hệ
với thế giới xung quanh. Chính vì vậy mà báo in có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất, người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin từ
báo in. Việc tiếp nhận thông tin thông qua việc bố trí thời điểm đọc, cách
đọc, tốc độ đọc,…Tùy vào thời gian rảnh rỗi của mỗi người mà có thể đọc
báo bất cứ lúc nào, khác với phát thanh và truyền hình, người ngeh có thể
nghe bất cư kúc nào nhưng thông tin không được rõ vì có thể nghe đoạn cuối
nói nhưng không nghe đoạn đầu nên rất dễ gây hiểu lầm cho người nghe.
Mặt khác, người đọc có thể đọc tùy hứng, đọc chậm rãi hay lướt qua, hoặc
chú tâm vào các chi tiết, còn với phát thanh, truyền hình tùy vào việc đưa
thông tin và cách đọc của biên tập viên. Nghĩa là người nghe xem phụ thuộc
vào biên tập viên. Bên cạnh đó, người đọc có thể lướt nhanh để nắm bắt
thông tin và lựa chọn thông tin nào mình nên đọc trước và người đọc cũng
có thể đọc theo sở thích của mình. Đây là điều mà báo mạng điện tử đang cố
gắng phát huy. Điều này tạo cho báo in có khả năng thông tin những nội
dung phức tạp và sâu sắc hơn.
- Thứ hai, sự tiếp nhận thông tin từ báo in là hoàn toàn chủ động, vì vậy đòi
hỏi người đọc phải tập trung cao độ, phải huy động sự làm việc tích cực của
trí não nếu không thì sẽ không lưu lại được thông tin mình vừa đọc là gì và
nó như thế nào. Hơn nữa nguồn thông tin từ báo in đảm bảo sự chính xác và
độ xác định cao. Dù thông tin chậm hơn so với các loại hình báo chí khác
nhưng đảm bảo sự chính xác về thông tin vì đã được kiểm định. Báo in trở
thành ngồn tài liệu quý giá đối với người đọc vì những thông tin mà người
đọc lưu trữ trong trí não. Báo in có thể làm tài liệu, minh chứng cho các
công trình nghiên cứu khoa học.
Ưu điểm báo in:
- Thứ nhất, là khả năng lưu trữ thông tin cao, nhất là lưu trữ bằng trí não. Khi
người đọc, tiếp nhận thông tin qua mắt nhưng đồng thời với đó là trí não


hoạt động, tập trung mọi ỹ nghĩ vào trong tờ báo để tiếp nhận thông tin. Như
phát thanh hay truyền hình thì thính giả và khan giả chỉ có thể xem khi

không tập trung mọi giác quan, trí não của mình thì những chi tiết, nội dung
thông tin chuyển đến người đọc là không hiệu quả và không lưu lại được
trong trí não. Cũng giống như sách, khi ta đọc một cuốn sách, những chi tiết
trong cuốn sách, nhứng tình huống, câu chuyện hấp dẫn người đọc. Thì ta
chăm chú đọc và suy ngẫm và lưu lại trong trí não của người đọc đến nỗi có
thể kể lại những gì mình vừa đọc hoặc tóm lược lại nội dung câu chuyện cho
người khác nghe bằng ngôn ngữ của mình. Thì báo in cũng vậy, khi bạn tiếp
nhận một thông tin từ báo in, bạn cũng có thể truyền đạt lại thông tin ấy một
cách chi tiết, cụ thể, sinh động cho người khác nghe thông qua những cử chỉ,
điệu bộ của mình để thu hút sự lắng nghe, quan tâm của người khác. Điều
này là hơn hẳn với các loại hình báo chí khác.
- Thứ hai, báo in có khả năng phân tích, bình luận, ký giải sâu rộng dầy đủ các
vấn đề, sự kiện. Đây là một thế mạnh mà có thể nói đặc trưng nhất của báo
in mà đến nay không loại hình báo chí nào có thể làm được điều này, kể cả
báo mạng điện tử. Chính lợi thế này mà nó đã giúp báo in đứng vứng và
cạnh tranh với các loại hình báo chí khác trong sự phát triển nhanh chóng
vượt bậc của khoa học công nghệ.
4.2.

Báo nói (báo phát thanh)

Chúng ta đã biết phát thanh là sản phẩm của nền kỹ thuật điện tử. Do ra đời
trước truyền hình nên phát thanh đã từng được coi là loại hình truyền thông hiệu
quả nhất. Sự sinh động của lời nói, âm nhạc, tiếng động truyền qua làn sóng radio
đã từng được thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt.
Những bước tiến trong các lĩnh vực khác - đặc biệt là những tiến bộ về công
nghệ thông tin đã trở thành điều kiện cho phát thanh phát triển mạnh mẽ. Trong
quá trình phát triển ấy, báo phát thanh vừa duy trì, phát huy những ưu thế vốn có,



đồng thời lại phải luôn tự điều chỉnh để hạn chế những nhược điểm nhằm thích
ứng với bối cảnh của đời sống báo chí, truyền thông hiện đại.
Ưu điểm báo phát thanh
- Kỹ thuật đơn giản, tiện lợi. Chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là công
chúng đã có thể hưởng thụ các chương trình phát thanh ở bất cứ đâu, bất cứ
khi nào. Nếu đọc báo in, bạn cần phải có ánh sáng, xem truyền hình, đọc báo
mạng điện tử thì phải có một chiếc tivi, có máy tính hoặc phương tiện nối
mạng internet… Hơn nữa tất cả các phương tiện này đòi hỏi bạn phải tập
trung cao độ trong một điều kiện không gian tương đối ổn định thì mới có
thể hưởng thụ trọn vẹn thông tin. Nhưng phát thanh đơn giản hơn thế rất
nhiều. Chỉ với một chiếc radio nhỏ nhẹ, rẻ tiền và nguồn năng lượng cũng
rất rẻ, bạn có thể vừa nghe chương trình phát thanh vừa làm mọi công việc ,
kể cả lái xe ô tô hay đi bộ tập thể dục trong công viên… Nếu xét ở phương
diện phủ sóng rộng thì phát thanh luôn vững vàng ở vị trí số một so với tất
cả các loại hình báo chí khác như báo in, báo hình, báo mạng điện tử. Chính
vì đặc điểm đơn giản về kỹ thuật, rẻ tiền về phương tiện mà ở Việt Nam, từ
miền núi đến hải đảo xa xôi hay nông thôn đều có sự hiện hữu của chiếc
radio.
- Khả năng thông tin thời sự nhanh nhạy. Như đã nêu ở trên, ưu thế nổi bật
đầu tiên của phát thanh là kỹ thuật đơn giản tiện lợi. Thế nhưng, ưu thế đặc
thù khiến cho phát thanh hiện đại cạnh tranh được với các loại hình báo chí
truyền thông khác là sự nhanh nhạy trong thông tin. Thông tin nhanh là một
yêu cầu sống còn đối với một đài phát thanh hiện đại. So với các loại hình
báo chí, truyền thông đại chúng khác, sự vượt trội của phát thanh trước hết
là khả năng cung cấp cho bạn nghe đài những thông tin mới nhất, nóng hổi
nhất, những thông tin vừa mới xảy ra, đang xảy ra, hoặc sẽ xảy ra mà chưa
có ai biết. Về ưu thế này, hiện nay chỉ có báo mạng điện tử mới có thể cạnh
tranh được với báo phát thanh mà thôi. Tuy nhiên, do đặc điểm của báo



mạng là phụ thuộc vào đường truyền và phương tiện cồng kềnh, kỹ thuật
phức tạp nên sự tiện lợi của chiếc radio vẫn có những ưu thế do luôn đồng
hành cùng với mỗi cá nhân trong mọi địa hình, mọi hoàn cảnh. Theo PGS,
TS. Đức Dũng thì “trong cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện thông tin đại
chúng hiện nay, ai nắm vững thông tin mới nhất và truyền tải thông tin một
cách nhanh nhất thì người đó sẽ chiến thắng”. Riêng với báo phát thanh, xét
về khía cạnh nội dung thông tin và hình thức giao tiếp với thính giả, việc đưa
thông tin nhanh sẽ làm tăng tính trực tiếp, rút ngắn thời điểm sự kiện xảy ra
với thời điểm công chúng tiếp nhận sự kiện. Hiện nay, cũng giống như nhiều
Đài phát thanh trên thế giới, ở Hệ Thời sự - Chính trị tổng hợp của Đài
Tiếng nói Việt Nam, cứ sau mỗi giờ đồng hồ lại có một bản tin 5 phút để cập
nhật những thông tin mới nhất, phản ánh kịp thời về những sự kiện nóng hổi
nhất.
- Gần gũi công chúng, hiệu quả tác động cao. Một trong những thế mạnh của
báo phát thanh được thính giả đánh giá cao là những người làm báo phát
thanh biết cách tôn trọng người nghe và tác động nhanh, hiệu quả đến công
chúng. Nói cách khác, sức hấp dẫn của báo phát thanh chính là ở là sự thân
mật, gần gũi với công chúng thính giả. Với mục tiêu thu hút thính giả, tạo ra
sức sống cho làn sóng phát thanh, những người làm báo phát thanh hiện đại
không chỉ quan tâm đến việc đem lại cho công chúng những thông tin nóng
hổi, bổ ích, gần gũi với cuộc sống thường nhật của người nghe mà còn là ở
cách thể hiện những thông tin đó một cách thân tình, gần gũi “như nói với
một người bạn”. Người làm báo phát thanh ngày này rất quan tâm đến
những thói quen và sở thích của từng nhóm công chúng nghe đài, không
ngừng cải tiến về hình thức để các chương trình phát thanh ngày càng gần
gũi hơn với thính giả, phù hợp với từng đối tượng nghe đài, đáp ứng thị hiếu
ở từng độ tuổi.
4.3.

Báo truyền hình



Về nội dung kỹ thuật: Trong các loại hình truyền thông đại chúng, truyền hình
là phương tiện ra đời muộn, tuy nhiên nó là sản phẩm của nền văn minh khoa học
công nghệ phát triển. Truyền hình đã thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp tạo
hình, tiếng của điện ảnh và phát thanh. Ở truyền hình có sự khái quát triết lý của
báo in, tính chuẩn sác cụ thể bằng hình ảnh, âm thanh của điện ảnh, phát thanh,
tính hình tượng của hội họa, cảm xúc tư duy của âm nhạc. Sự phát triển của các
phương tiện kỹ thuật công nghệ giúp truyền hình tạo ra phương pháp mới trong
truyền đạt thông tin. Truyền hình là loại hình tryền thông có các yếu tố kỹ thuật
hiện đại, là sự kết hợp giữa: kỹ thuật, mỹ thật, nghệ thuật, kinh tế, báo chí.
Về tư duy và sáng tạo tác phẩm: Mỗi loại hình truyền thông đại chúng đều có
những đặc thù riêng. Nếu chỉ xét trên phương diện quá trình làm ra một tác phẩm,
ở báo in mỗi tác phẩm, mỗi bài báo có thể là sản phẩm riêng, là sự sáng tạo riêng
của mỗi cá nhân, mỗi nhà báo. Nhưng để sáng tạo một tác phẩm truyền hình còn
công phu hơn nhiều, đó là một đứa con tinh thần của cả một tập thể, đạo diễn, biên
kịch và những người làm kỹ thuật, sản phẩm đó thể hiện ý kiến thống nhất của
từng thành viên trong đoàn làm phim, giữa người biên tập và người quay phim.
Truyền hình mặc dù là một loại hình báo chí nhưng bên cạnh những đặc điểm
chung của báo chí nó còn có những đặc điểm riêng biệt mang đặc trưng của truyền
hình.
- Tính thời sự: Đây là đặc điểm chung của báo chí. Nhưng truyền hình với tư
cách là một pương tiện truyền thông đại chúng hiện đạo có khả năng thông
tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác. Với truyền
hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra, thậm chí
nó đang diễn ra, người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua
truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Truyền hình có khả năng phát sóng
liên tục 24/24 giờ trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông
tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất.
Đây là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác.



Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại, truyền hình có đặc trưng cơ bản là truyền
trực tiếp cả hình ảnh va âm thanh trong cùng một thời gian về cung một sự
kiện, sự việc.
- Ngôn ngữ truyền hình là những hình ảnh và âm thanh: Một ưu thế của
truyền hình là truyền tải cả hình ảnh và âm thanh cùng một lúc. Khác với
báo in, người đọc chỉ tiếp cận bằng con đường thị giác, phát thanh bằng con
đường thính giác, người xem truyền hình tiếp cận sự kiện bằng cả thị giác và
thính giác. Qua các cuộc ngiên cứu người ta thấy 70% lượn thông tin con
người thu được là do thị giác và 20% qua thính giác. Do vậy, truyền hình trở
thành một phương tiện cung cấp thông tin lớn có độ tin cậy cao, có khả năng
làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện.
- Tính phổ cập và quảng bá: Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền
hình có khả năng thu hút hàng tỷ người xem cùng một lúc, cùng với sự phát
triển của khoa học công nghệ, truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ
sóng phục vụ được nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu vùng xa. Tính
quảng bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ một sự kiện xảy ra ở bất kỳ đâu
được đưa lên vệ tinh sẽ truyền đi khắp thế giới, được hàng tỷ người biết đến.
- Khả năng thuyết phục công chúng: Truyền hình đem đến cho khán giả cùng
lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh, đem lại độ tin cậy, thông tin
cao cho công chúng, coa khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con
người. Tuyền hình có khả năng truyền tải một cách chân thực hình ảnh của
sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng “trăm
nghe không bằng một thấy” đây là lợi thế của truyền hình so với loại hình
báo in và phát thanh. Khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở
thành diễn đàn của nhân dân. Các chương trình truyền hình mang tính thời
sự, cập nhật, nóng hổi, hấp dẫn người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời
bình, vừa cho người xem thấy được thực tế của vấn đề vừa tác động vào



nhận thức của công chúng. Vì vậy, truyền hình có khả năng tác động vào dư
luận mạnh mẽ.
Ưu điểm của báo truyền hình
- Cho người xem thấy thông tin của sự kiện, thấy không gian diễn ra sự kiện
và những chủ thể đang tham gia sự kiện đấy một cách chân thực.
- Làm cho người ta tin ngay đó là sự kiện có thật thông qua những hình ảnh
chuyển động và âm thanh sống động được ghi lại từ hiện trường từ nhiều
góc độ khác nhau cho người xem cảm hứng và tạo cho họ cảm giác như
đang được tham gia vào sự kiện.
- Có vai trò của tầng thông tin thứ hai đó là những cử chỉ, hành động và cảm
xúc của nhân vật đang tham gia sự kiện.
- Tính thời sự cao hơn, thể hiện ở sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh.
- Khả năng tương tác cao hơn, bên cạnh thông tin đơn thuần còn cho người
xem thấy được hình ảnh của sự kiện và người mình sẽ gọi điện đặt câu hỏi
hoặc gửi mail…
4.4.

Báo mạng điện tử

Cho phép cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục.
- Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy vi tính và đặc biệt là vai trò của
mạng toàn cầu Internet, các nhà báo trực tuyến có thể dễ dàng xâm nhập sự
kiện, nhanh chóng viết bài và gửi về toà soạn thông qua hệ thống thư điện
tử. Với tốc độ đường truyền nhanh, thậm chí các nhà báo có thể đưa tin cùng
lúc với sự kiện, ví dụ như khi tường thuật một trận bóng đá, hay một cuộc
họp báo.
- Không chỉ tức thời, báo mạng điện tử còn cho phép nhà báo thường xuyên
update thông tin. Điều này khác với báo giấy hoặc các loại hình báo chí khác
ở chỗ nhà báo có thể đăng tải thêm tin tức bất cứ lúc nào mà không phải chờ

đến giờ lên khuôn hay sắp xếp chương trình như ở các loại hình báo chí


khác. Chính vì thế mà người ta còn cho báo mạng điện tử một đặc trưng là
tính phi định kì.
- Đặc điểm này giúp cho báo mạng dễ dàng vượt trội hơn so với các loại hình
báo chí khác về tốc độ thông tin, lượng thông tin, đảm bảo tính thời sự và
tạo ra sự thuận tiện cho độc giả. Nhiều người tìm đến báo mạng điện tử để
cập nhật thông tin cũng là vì lí do này.
Có tính tương tác cao.
- Tính tương tác là một trong những đặc trưng quan trọng của báo chí. Khi mà
mọi điều kiện của con người được nâng cao, nhu cầu được đáp ứng về thông
tin, cũng như sự tương tác với báo chí của độc giả càng được coi trọng.
- Ở bất kì loại hình báo chí nào, tính chất này cũng được những người làm báo
lưu tâm. Đối với báo mạng, nhờ có những đặc trưng nổi trội về công nghệ
mà dường như tính tương tác có vẻ cao hơn so với các loại hình còn lại.
- Không dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo mạng điện
tử, chúng ta còn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà
báo, độc giả với độc giả, hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí.
- Quá trình tương tác trên báo mạng điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn
nhiều so với các loại hình báo chí khác. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí
đăng trên trang báo mạng điện tử đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất
nhiều kênh tương tác khác như feedback, vote, email, forum… tiện cho độc
giả dễ dàng đóng góp ý kiến của mình. Điều này khó thấy trên báo hình,
phát thanh hay báo giấy.
Tính đa phương tiện
- Người ta nói báo mạng điện tử là một loại hình báo chí tổng hợp, tích hợp
nhiều công nghệ (multimedia). Trên một tờ báo mạng, thậm chí ngay trong
một tác phẩm báo mạng có thể tích hợp cả báo viết, báo phát thanh và báo
hình.



- Khi đọc báo mạng độc giả có thể chủ động xem những tác phẩm mình quan
tâm ở bất kì trang nào giống như báo in. Đồng thời cũng được trực quan
những hình ảnh, video clip, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị phụ
thuộc vào các yếu tố thời gian, không gian.
- Sự tích hợp này giúp cho báo mạng điện tử có được những yếu tố hấp dẫn
của các loại hình báo chí khác, vì thế mà trở nên sinh động hơn, hấp dẫn
hơn.
Khả năng liên kết lớn
- Báo mạng điện tử có khả năng liên kết vô cùng lớn nhờ vào các siêu liên kết
(hyperlink), các từ khoá, web link, hồ sơ. Từ một bài báo, độc giả có thế dễ
dàng tìm kiếm những thông tin liên quan thông qua các liên kết để tìm hiều
sâu hơn về vấn đề quan tâm. Hoặc từ một trang báo, có thể dễ dàng đi đến
các web liên kết khác chỉ với một thao tác click chuột.
- Khả năng liên kết của báo mạng điện tử thật sự mở ra một kho thông tin vô
hạn cho độc giả.
Khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng. Báo mạng điện tử cho phép lưu trữ bài
viết theo hệ thống khoa học, với một lượng khổng lồ thông tin lưu trữ. Đồng thời
với đó là khả năng tìm kiếm dễ dàng nhờ vào các mục tìm kiếm với các từ khoá
được đính kèm trên mỗi trang báo mạng điện tử. Có thể xem theo ngày, xem theo
bài, hoặc theo chủ đề… Nếu không có điều kiện đọc ngay lúc online, độc giả báo
mạng có thể lưu bài viết lại để đọc sau, hoặc là độc giả cũng có thể đọc lại nhiều
lần tuỳ thích, mà thao tác hoàn toàn đơn giản. Điều này với truyền hình hay phát
thanh là vô cùng khó.
Tính xã hội hoá cao, khả năng cá thể hoá tốt
- Nhờ vào sự phủ sóng của mạng toàn cầu Internet, báo mạng điện tử không
có giới hạn về khoảng cách, thêm vào đó là tính tương tác cao, do đó dễ
dàng có thể thấy tính xã hội hoá rất cao ở loại hình báo chí mới mẻ này.



- Tuy nhiên, báo mạng điện tử lại cũng có khả năng cá thể hoá tốt. Điều này
thoạt nghe tưởng như mâu thuẫn, nhưng hoàn toàn không phải. Tính cá thể
hoá được thể hiện ở chỗ người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo, trang
báo, bài báo theo nhu cầu, đọc bao lâu tùy thích.
- Ngoài ra, báo mạng điện tử có độ lan toả cao, dễ dàng đính chính, chi phí
thấp do chỉ phải post bài một lần duy nhất, đồng thời thông tin lại có giá trị
sử dụng cao hơn do được đọc theo nhu cầu của độc giả.
- Tuy vậy, báo mạng điện tử còn một vài hạn chế, đó là độ tin cậy của thông
tin còn thấp, muốn đọc được báo mạng thì độc giả ít nhất cũng phải có máy
tính nối mạng và biết những thao tác sử dụng đơn giản nhất.


KẾT LUẬN
Với những gì đã tìm hiểu được, tiểu luận sẽ góp phần nhỏ vào sự nghiên cứu
tình hình và phát triển chung của báo chí - truyền thông của Việt Nam. Đồng thời
thông qua đó, người đọc có thể hiểu chi tiết hơn về tình hình báo chí nước ta cũng
như thế giới. Một xu hướng cũ qua đi thì một xu hướng khác, mới hơn, tiến bộ hơn
lại hình thành. Trong giai đoạn toàn cầu hóa thông tin ngày nay, vũ khí quan trọng
nhất chính là thông tin,tận dụng hiệu quả của thông tin thì đó sẽ là một lợi thế.
Chắc chắn tiểu luận của em còn nhiều chi tiết cần bổ sung và góp ý. Em mong
nhận được sự góp ý của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện và chi tiết
hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Lịch sử báo chí thế giới - Tác giả Phạm Thị Thanh Tịnh.
- Giáo trình Báo in; Báo phát thanh; Báo truyền hình; Báo mạng điện tử.
- Các trang web:
+ />%C6%B0ng-c%E1%BB%A7a-bao-m%E1%BA%A1ng-di%E1%BB%87n-t

%E1%BB%AD/
+ />


×