Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

VAI TRÒ của THÔNG TIN báo CHÍ TRONG đời SỐNG xã hội_Tiểu luận cao học_môn lãnh đạo và quản lý báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.4 KB, 13 trang )

Mục lục

1. Mở đầu...................................................................................................................3
2. Vai trò của thông tin báo chí trong đời sống xã hội...............................................3
2.1 Khái niệm.........................................................................................................3
2.2 Vai trò của thông tin báo chí trong đời sống xã hội.........................................5
2.2.1 Vai trò của thông tin báo chí nói chung......................................................5
2.2.2 Vai trò đối với phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng.....6
Có thể nói, báo chí là lực lượng tiên phong trên mặt trận tuyên truyền quốc
phòng - an ninh....................................................................................................9
2.2.3 Vai trò với công tác lãnh đạo quản lý của Đảng và Nhà nước...................9
2.2.4 Vai trò với nhân dân.................................................................................10
2.2.5 Vai trò cầu nối giữa các cơ quan lãnh đạo quản lý với nhân dân.............12
3. Kết luận...............................................................................................................13

1


1. Mở đầu
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, báo chí nước ta cũng đã
không ngừng đổi mới và góp phần không nhỏ vào quá trình ổn định kinh tế xã hội,
an ninh quốc phòng, là cánh tay đắc lực của Đảng và Nhà nước trong công cuộc
lãnh đạo, quản lý cũng như bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.
Báo chí nước ta đang ngày càng được dân chủ hóa, ngày càng bám sát đời sống xã
hội, phản ánh chân thực, nhanh chóng các tin tức, sự kiện, đường lối chính sách
của Đảng và Chính phủ tới quần chúng nhân dân, góp phần củng cố, xây dựng vả
bảo vệ Tổ quốc. Báo chí là cầu nối quan trọng giữa Nhà nước với người dân, phản
ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
để giúp họ hoạch định chính sách, đưa ra những quyết định, điều chỉnh đường lối
phù hợp với thực tiễn. Báo chí cũng chính là những chiến sĩ kiên cường trên mặt
trận chống tham nhũng, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội.


Với việc tăng cả về số lượng và chất lượng, thông tin báo chí đang đóng một
vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội, là động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội
phát triển; bảo tồn, duy trì, phát huy và mở rộng ra thế giới những giá trị văn hóa
truyền thống nhưng không quên mang lại tri thức về các nền văn hóa trên thế giới
về Việt Nam; góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng; và hơn hết, báo chí là cầu nối
giữa Nhà nước với nhân dân, là công cụ để Nhà nước quản lý nhân dân và là tiếng
nói của nhân dân về đường lối chính sách tới những nhà quản lý, lãnh đạo Nhà
nước.
2. Vai trò của thông tin báo chí trong đời sống xã hội
2.1 Khái niệm
- Thông tin:
+ Theo từ điển Oxford English Dictionary: thông tin là điều mà người ta đánh giá
hoặc nói đến; là tri thức, tin tức.
2


+ Theo cuốn "Bùng nổ truyền thông": thuật ngữ thông tin có thể được hiểu theo hai
hướng nghĩa: thứ nhất, thông tin là nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình
dạng; thứ hai, thông tin là nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một
biểu tượng.
+ Theo nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán
đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình thành trong quá
trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các
hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.
+ Trong lĩnh vực báo chí, thông tin được dùng để nói đến chất liệu ngôn ngữ sống,
sự miêu tả câu chuyện, bằng chứng, chỉ cần nó thể hiện một nhân tố của thực tại.
- Thông tin báo chí
+ Theo E.P. Prôkhôrốp trong cuốn "Cơ sở lý luận của báo chí": Đó là các thông
báo ngắn không bình chú về các tin tức nóng hổi của đời sống trong nước và quốc

tế; là danh mục nhóm các thể loại tin tức (các loại hình thông tin: tin ngắn, báo cáo,
tường thuật, phỏng vấn); cuối cùng thông tin đôi khi được hiểu là thể loại tin ngắn.
+ Trong cuốn "Cơ sở lý luận báo chí truyền thông", thông tin trong báo chí đang
tồn tại hai cách hiểu: Một là, tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ
hiện thực cuộc sống. Hai là, sự loan báo cho mọi người biết.
Trong hoạt động báo chí, thông tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục
đích của mình. Thông tin trở thành cầu nối giữa báo chí và công chúng. Khi tìm
hiểu khái niệm thông tin cần đặt nó trong mối liên hệ trực tiếp với vấn đề hiệu quả,
tức là ảnh hưởng trực tiếp của thông tin đối với công chúng, hướng dẫn nhận thức
và giáo dục đạo đức cho họ để họ có hành động đúng đắn. Vì vậy, khái niệm thông
tin có thể tóm lược lại: Thông tin là phần tri thức được sử dụng để định hướng, tác
động đến những hành động tích cực và quản lý xã hội, thực hiện mục đích gìn giữ
những đặc điểm phẩm chất, sự hoàn thiện và phát triển hệ thống.
Đối với thông tin trong báo chí, tính chân thật khách quan là đặc trưng, đặc
điểm, là yêu cầu tồn tại của báo chí và là nguyên tắc đầu tiên để báo chí thực hiện
3


vai trò quản lý xã hội thông qua hoạt động phản biện và giám sát xã hội. Tính công
khai minh bạch là biểu hiện quan trọng của nền dân chủ, thể hiện qua quyền được
thông tin và tự do ngôn luận. Tính đại chúng thể hiện ở việc báo chí tác động tới xã
hội rộng rãi, bao gồm nhiều tầng lớp, nhóm xã hội khác nhau.
Có thể nói, báo chí là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh trong việc định
hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội. Báo chí cũng là một lực lượng quan
trong góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xã hội trong tiến tình xây dựng
một xã hội dân chủ thực sự. Báo chí cần thực hiện nhiệm vụ là kênh thông tin hữu
ích giúp Đảng, Chính phủ lãnh đạo, điều hành, quản lý tốt hơn mọi lĩnh vực đời
sống, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh"
2.2 Vai trò của thông tin báo chí trong đời sống xã hội

2.2.1 Vai trò của thông tin báo chí nói chung
Báo chí là sức mạnh của tri thức, thông tin muôn mặt đời sống đến mọi
người dân. Báo chí phản ánh mọi hoạt động của xã hội ngày càng đầy đủ, cập nhật
toàn diện, phong phú, đa dạng, nhiều chiều và trở thành cầu nối giữa Chính phủ và
người dân, kết nối Trung ương và địa phương, trong nước và quốc tế.
Những năm qua, báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát hiện và phản ánh những tâm
tư nguyện vọng của quần chúng và những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội,
tích cực tham gia và kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu,
lãng phí và sự suy thoái đạo đức, lối sống, góp phần nâng cao vai trò của Đảng,
hiệu lực quản lý của Nhà nước, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, giữ vững ổn
định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Thông tin báo chí đã góp phần quan
trọng vào mọi mặt của đời sống xã hội
4


2.2.2 Vai trò đối với phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, an ninh quốc
phòng
Đối với phát triển kinh tế - xã hội
Thông tin báo chí nêu đúng thực trạng của nền kinh tế, những lợi thế so sánh
và lợi thế đặc thù và chỉ cho chúng ta thấy xu hướng phát triển của kinh tế toàn
cầu, nhất là thời kỳ hội nhập. Thông tin báo chí về tình hình kinh tế xã hội trong
nước và quốc tế chính là những ý kiến của những chuyên gia, am hiểu về chuyên
môn, có nhiều năm kinh nghiệm đúc kết lại, chỉ ra để qua đó ta thấy được thực tế,
những yếu kém, lối ra và giải pháp khắc phục cho nền kinh tế xã hội nước nhà.
Thông tin báo chí cũng là những thông tin trung thực nhất bởi ngày nay,
thông tin đã tham gia trực tiếp vào lực lượng sản xuất xã hội. Không chỉ đối với
kinh tế, sản xuất, thông tin còn quyết định nhận thức, tạo ra những con người với
một trình độ, kỹ năng cao hơn và chính họ sẽ tạo ra năng suất lao động mới, đem
lại hiệu quả đầu tư và hiệu quả quản lý cao hơn. Chính con người sẽ quyết định sự

phát triển mạnh bền vững của nền kinh tế, đồng thời quyết định sự lành mạnh,
nhân văn của xã hội. Và đối với con người, thông tin báo chí sẽ quy định nhận
thức, cung cấp kiến thức và phát triển nghị lực. Đó là lý do vì sao thông tin báo chí
cần trung thực để giúp cộng đồng xã hội hiểu đúng thực trạng, đây sẽ là tiền đề cho
một sự phát triển bền vững. Trong nền kinh tế thị trường, thông tin chính xác, kịp
thời là sức mạnh tạo nên thắng lợi cạnh tranh.
Báo chí cũng được coi là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp với Nhà
nước. Thông tin báo chí sẽ giúp doanh nghiệp có tiếng nói về những khó khăn
đang gặp phải, qua đó Nhà nước sẽ đưa ra những chính sách hỗ trợ để đảm bảo cho
doanh nghiệp hoạt động và phát triển.
Đối với văn hóa
Vai trò của báo chí đối với lĩnh vực văn hóa thể hiện ở nhiều mặt. Báo chí
vừa làm giàu đẹp cho vốn văn hóa dân tộc, vừa là nơi đăng tải các tác phẩm văn
học nghệ thuật, khoa học, âm nhạc và các lĩnh vực khác. Qua báo chí, công chúng
5


có thể tiếp nhận nhiều tri thức văn hóa của các tri thức dân tộc trên thế giới. Đồng
thời, báo chí cũng góp phần nâng cao văn hóa, giải trí, làm cho con người ngày
càng thêm hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn, chia sẻ tâm tư tình cảm, cùng học tập,
tiếp thu được nền văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc trên thế giới để làm
giàu cho văn hóa dân tộc mình. Báo chí cũng góp phần không nhỏ trong việc giới
thiệu đất nước, văn hóa con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, nâng cao uy tín
và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Không nhờ sự hỗ trợ lớn từ báo chí truyền thông thì thật khó lòng để bạn bè
quốc tế biết tới những danh lam thắng cảnh đẹp ở Việt Nam, để UNESCO công
nhận Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng trở thành di sản thiên
nhiên thế giới; công nhận Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố Cổ Hội An, thánh địa
Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long trở thành di sản văn hóa thế giới hay hàng loạt
các di sản văn hóa phi vật thể khác như ca trù, dân ca quan họ, cồng chiêng Tây

Nguyên...
Hiện nay, thông qua một số chương trình như S Việt Nam của Đài Truyền hình Việt
Nam, Những nẻo đường Tổ quốc, Mắt đêm của Kênh Truyền hình Quốc hội Việt
Nam..., báo chí cũng đã phần nào quảng bá về đất nước con người, văn hóa, ẩm
thực, phong tục tập quán con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Cũng qua thông tin báo chí mà người dân được tiếp cận các nền văn hóa
khác nhau trên thế giới.
Có thể nói, báo thí tryền thông đã góp phần lớn trong việc quảng bá văn hóa
trong nước ra thế giới cũng như mang các giá trị văn hóa trên thế giới đến với công
chúng trong nước.
Đối với an ninh quốc phòng
Giữ vững an ninh quốc phòng là yêu cầu sống còn của quốc gia, là sự bảo
đảm vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhằm mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Với khả năng tác động nhanh chóng,
mạnh mẽ và rộng lớn, báo chí truyền thông có vai trò đẩy mạnh tuyên truyền giáo
dục về quốc phòng - an ninh, góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức và trách
6


nhiệm của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Hàng năm, Bộ thông tin và Truyền thông đều ban hành chương trình tuyên
truyền, giáo dục về quốc phòng - an ninh trên các phương tiện thông tin đại chúng
nhằm chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông, các lực lượng tuyên truyền thực
hiện tốt công tác này. Thông tin báo chí cũng thường xuyên đi sâu vào những vấn
đề lý luận và thực tiễn về quốc phòng - an ninh mà thực tế cuộc sống đang đặt ra,
tích cực tham gia tổng kết thực tiễn, giới thiệu các nhân tố mới, kinh nghiệm của
các điển hình tiên tiến, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện đường lối, chủ
trương về quốc phòng - an ninh. Nhiều cơ quan báo chí đã vạch trần nhiều thủ
đoạn, âm mưu, ý đồ cản trở sự phát triển của đất nước cũng như đồng thời tạo sự

đồng tình, ủng hộ của đông đảo dư luận trong và ngoài nước đối với hoạt động đấu
tranh, trấn áp tội phạm của cơ quan công an. Báo chí cũng kịp thời biểu dương
những thành tích, gương người tốt việc tốt trong lực lượng công an và phong trào
quần chúng bảo vên an ninh tổ quốc. Các cơ quan báo chí cũng đã bám sát các cơ
chế, chính sách, các văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh để
từ đó thường xuyên tuyên truyền truyền thống dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu
nước, tự hào dân tộc.
Trong năm vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng 63 tỉnh
thành tổ chức các cuộc triển lãm với chủ đề "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam
- Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" nhằm giới thiệu đến đông đảo người dân
trong nước và du khách nước ngoài những tư liệu lịch sử và khẳng định chủ quyền
của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua các buổi triển lãm,
Đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao tặng toàn bộ bản đồ tranh
ảnh tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cho các địa phương như các tư liệu,
văn bản, hiện vật và hàng trăm bản đồ chứng minh chủ quyền Việt Nam với mục
đích tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cán bộ và
7


các tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo; thềm lục
địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Có thể nói, báo chí là lực lượng tiên phong trên mặt trận tuyên truyền quốc
phòng - an ninh.
2.2.3 Vai trò với công tác lãnh đạo quản lý của Đảng và Nhà nước
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm đến
hoạt động báo chí, coi báo chí là công cụ đắc lực để tuyên truyền, vận động nhân
dân, là vũ khí sắc bén tấn công kẻ thù. Báo chí Cách mạng Việt Nam đã luôn đồng
hành cùng những chặng đường đấu tranh kiên cường của Đảng ta, nhân dân ta, vì
độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Trong các cuộc kháng chiến anh dũng chống
xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, báo chí đã trở thành một binh chủng quan trọng trên

mặt trận tư tưởng, nhiều tác phẩm báo chí đã thực sự là tiếng gọi non sông thúc
giục đồng bào cả nước cùng ra trận. Thời bình, báo chí đã đưa những chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước đến với cá giai tầng xã hội, cổ vũ, động viên, góp
phần làm cho chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống. Cũng từ chính thực tiễn
cuộc sống, báo chí cũng kịp thời đưa ra những khiếm khuyết, tồn tại của các quyết
sách đã ban hành; đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung
để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân.
Ví dụ: Thời gian gần đây, người dân đang xôn xao về dự án nâng tuổi hưu nam từ
60 lên 62, nữ từ 55 lên 57. Ý kiến này đã thu hút được rất nhiều ý kiến trái chiều từ
phía người dân. Hầu hết, người dân yêu cầu vẫn giữ nguyên độ tuổi nghỉ hưu cũ,
đặc biệt là người dân lao động chân tay và cho rằng 55 cho nữ và 60 cho nam là độ
tuổi thích hợp khi con người đã mắt chậm tay kém, không còn linh hoạt như trước.
Hơn hết, lớp trẻ ngày nay năng động, sáng tạo, tình trạng sinh viên ra trường không
có việc làm ngày càng tăng nên việc giữ nguyên độ tuổi nghỉ hưu cũ là hợp lý. Vấn
đề này sẽ tiếp tục được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV và các
8


cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Sau khi báo chí thông tin về ý kiến này
tới người dân, người dân cũng sử dụng chính báo chí để phản biện, để nói lên tiếng
nói của mình tới những nhà làm luật. Qua đây cho thấy thông tin báo chí có vai trò
quan trọng trong việc ban hành quyết sách, quản lý lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước đối với người dân.
Trong thời gian gần đây, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến
phức tạp, Đảng và Nhà nước ta đã sử dụng báo chí như một công cụ để kịp thời
đưa ra những chỉ đạo có hiệu quả tới người dân, tích cực tuyên truyền chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phê phán đấu tranh với các hiện tượng tiêu
cực, bác bỏ những thông tin, quan điểm sai trái, âm mưu "diễn biến hòa bình" của
các thể lực phản động, thù địch, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự
nghiệp đổi mới.

2.2.4 Vai trò với nhân dân
Dưới sự phát triển ồ ạt của báo chí, ngày nay người dân có thể tiếp cận báo
chí mọi lúc, mọi nơi từ báo in, báo hình, báo điện tử, báo nói... Thông qua đó,
người dân có thể nắm bắt được các thông tin trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Từ đó, người tiếp cận mở mang tri thức, nâng cao sự hiểu biết, hiểu đúng, đầy đủ
hơn về các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước và
các sự kiện đang diễn ra trong đời sống hàng ngày.
Như đã đề cập nhiều lần trước đó, báo chí chính là diễn đàn của công dân, là
phương tiện để mọi công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Quyền tự
do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người, được thể hiện trong
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế năm 1966 về
các quyền dân sự, chính trị của Liên hợp quốc. Thông qua báo chí, người dân có
thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội,
qua đó, thể hiện sự giám sát và phản biện xã hội của mình.
9


Ví dụ: Mỗi quy định, chính sách trước khi được biểu quyết thông qua, ban
hành đều phải được bàn luận trong các kỳ họp Quốc hội mà trước mỗi kỳ họp, các
vị đại biểu thường có những buổi tiếp xúc cử tri để lắng nghe những tâm tư,
nguyện vọng của nhân dân. Trong các buổi tiếp xúc cử tri đó, các đại biểu cử tri sẽ
được nghe báo cáo kinh tế xã hội thành phố và cả nước, đồng thời là dự kiến
chương trình của cả kỳ họp. Qua đây, các đại biểu cử tri sẽ được trực tiếp đóng góp
ý kiến với các vị đại biểu Quốc hội. Ví dụ, trong buổi tiếp xúc cử tri chuẩn bị cho
kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, cử tri tại thành phố Hải Phòng đóng góp rất
nhiều ý kiến như yêu cầu Nhà nước cần chú trọng, phát huy tự do ngôn luận, tự do
báo chí và khẳng định đây chính là nguồn chính để phát hiện ra tiêu cực, cần xây
dựng đội ngũ cán bộ thanh liêm, chống lợi ích nhóm, đầu tư có trọng điểm và cử tri
cũng đề nghị các vị ĐBQH phát huy tinh thần dân chủ, đổi mới, thẳng thắn để góp
ý có hiệu quả vào các nội dung tại kỳ họp; yêu cầu Nhà nước quan tâm sát xao hơn

nữa vấn đề vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường; cần phải quản
lý chặt chẽ sổ y bạ tránh trường hợp một ngày khám nhiều lần tại nhiều bệnh viện,
đặc biệt trước tình hình có khả năng vỡ quỹ bảo hiểm, việc thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phải hợp lý, tránh hình thức hay kiểm
tra việc thực hiện Luật quy hoạch, giám sát những kế hoạch và quy hoạch sử dụng
đất cho các dự án, tránh việc để lãng phí tài nguyên, thu hồi các dự án dở dang, để
treo nhiều năm... Mọi ý kiến này đều được các vị đại biểu Quốc hội tiếp thu tổng
hợp và sẽ trực tiếp góp ý tại nghị trường. Việc tiếp xúc cử tri cũng là một cách để
nhân dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, thông qua báo chí, Chính phủ và Nhà
nước có thể được nghe trực tiếp kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Gần đây, nhiều vụ việc của người dân đã thông qua báo chí mà nhanh chóng
được các vị lãnh đạo cấp cao biết và trực tiếp chỉ đạo giải quyết. Có thể thấy thông
tin báo chí không chỉ là công cụ để Đảng và Nhà nước lãnh đảo quản lý người dân

10


mà cũng là công cụ để người dân nói lên tiếng nói của mình, thực hiện phản biện
xã hội, công bằng xã hội.
2.2.5 Vai trò cầu nối giữa các cơ quan lãnh đạo quản lý với nhân dân
Từ việc là công cụ để tuyên truyền các đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước tới người dân, đồng thời là diễn đàn để người dân phản ánh tâm tư,
nguyện vọng của mình, báo chí đã trở thành cầu nối giữa các cơ quan lãnh đạo
quản lý với người dân, đặc biệt là với quốc hội - cơ quan quyền lưc nhà nước cao
nhất. "Báo chí là cầu nối giữa Quốc hội với cử tri" là điều được Nguyên Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng
nhiều đồng chí lãnh đạo nhấn mạnh tại nhiều cuộc hội nghị. "70 năm qua, những
thành công của Quốc hội có sự đóng góp quan trọng của báo chí. Báo chí chính là
cầu nối giữa Quốc hội với cử tri cả nước, đưa kịp thời thông tin từ Quốc hội đến
với cử tri cả nước. Chúng tôi khuyến khích đại biểu tăng cường tiếp xúc với báo

chí. Văn phòng Quốc hội đã, đang và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác
nghiệp báo chí" là những phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
trong buổi gặp mặt báo chí tại kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khóa XIV.
Trong hoạt động của Quốc hội, báo chí chính là cầu nối giữa Quốc hội với
người dân. Báo chí giúp đại biểu Quốc hội lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng
của nhân dân, phát hiện được các vấn đề trong cuộc sống, đồng thời là phương tiện
truyền tải ý kiến, phân tích của chuyên gia, nhà khoa học, làm cơ sở cho những ý
kiến, quan điểm phản biện của đại biểu trên diễn đàn Quốc hội. Qua báo chí, người
dân ngày càng quan tâm nhiều hơn, nắm bắt được thông tin cốt lõi, nội dung cơ
bản của các chính sách, quyết định do Quốc hội ban hành, giúp Quốc hội gần gũi
hơn với nhân dân.

11


3. Kết luận
Bất kì trong hoàn cảnh nào, báo chí cũng đi sâu vào thực tiến đời sống, phát
hiện, giới thiệu, cổ vũ các mô hình kinh tế mới, cách làm mới, nhân tố mới, người
tốt việc tốt... Báo chí đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền
thống văn hóa dân tộc, tuyên truyền cổ vũ toàn dân phát huy có chọn lọc nền văn
hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn
hóa xấu.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, hoạt động báo chí cũng còn bộc
lộ không ít hạn chế, khuyết điểm. Còn có những biểu hiện thiếu nhạy bén chính trị,
chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận, chưa thực hiện tốt tôn chỉ mục địch,
còn để lọt thông tin không trung thực, thiếu chính xác, giật gân, câu khách, kha
thác thông tin nước ngoài thiếu chọn lọc; chưa làm tốt công tác phát hiện, tuyên
truyền các điển hình tiên tiến, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước. Một số cơ quan
báo chí chậm đổi mới nội dung và hình thức; tuyên truyền thiếu hấp dẫn, chưa làm
chủ được thông tin. Còn có cán bộ, phóng viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm

chí vi phạm pháp luật. Việc xử lý những sai phạm trong hoạt động báo chí còn có
trường hợp chưa nghiêm; chưa có những chế tài thích đáng, đủ mạnh để răn đe,
khắc phục. Hoạt động của Hội Nhà báo ở một số nơi vẫn còn hình thức, hiệu quả
chưa cao.
Ngày nay, người dân chờ đợi vào báo chí rất nhiều và ngày càng có những
nhu cầu cao hơn nữa cả về số lượng và chất lượng thông tin. Báo chí hiện nay rất
thiết thực với đời sống xã hội. Vì vậy, bên cạnh những thuận lợi cũng như những
khó khăn, thách thức, đòi hỏi báo chí phải có sự quyết tâm, nỗ lực. Mỗi nhà báo,
cơ quan báo chí cần phát huy truyền thống vẻ vang do các thế hệ đi trước để lại,
xây dựng bản lĩnh chính trị, nêu cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo
đức nghề nghiệp để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ chính trị của mình, xứng
đáng với sự tin cậy của Đảng và lòng mong đợi của nhân dân. Có thể nói, báo chí
12


không chỉ là công cụ tuyên truyền đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và
Nhà nước, giúp định hướng dư luận mà báo chí còn đóng vai trò quan trọng là diễn
đàn để người dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trước các vấn đề của xã hội nhằm
giám sát, phản biện xã hội và trên cơ sở đó, góp phần đưa đất nước ta phát triển
bền vững.

13



×