Tải bản đầy đủ (.docx) (151 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin và kết quả can thiệp bằng thay đổi lối sống ở người tiền đái tháo đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.2 KB, 151 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐỖ ĐÌNH TÙNG

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG
TẾ BÀO BÊTA, ĐỘ NHẠY INSULIN VÀ KẾT QUẢ
CAN THIỆP BẰNG THAY ĐỔI LỐI SỐNG Ở
NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐỖ ĐÌNH TÙNG

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG
TẾ BÀO BÊTA, ĐỘ NHẠY INSULIN VÀ KẾT QUẢ
CAN THIỆP BẰNG THAY ĐỔI LỐI SỐNG Ở NGƯỜI
TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Chuyên ngành: NỘI TIẾT
Mã số: 62 72 01 45

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


Hướng dẫn khoa học: PGS.TS TẠ VĂN BÌNH

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc!
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, Bộ môn AM2,
Phòng Sau đại học Học viện Quân y đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các Phòng ban
chức năng Trường Đại học Y Hà Nội, Ban Lãnh đạo, các đơn vị của Viện Đái
tháo đường và Rối loạn chuyển hóa đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Y tế, các
cấp Lãnh đạo Chính quyền, Ngành Y tế tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Tạ Văn Bình, người thầy đã tận
tình trực tiếp dạy dỗ, dìu dắt, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đến các thầy cô trong hội đồng
chấm luận án đã dành nhiều thời gian và công sức chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn
thành bản luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ vô tư, tận tình của các
anh chị đi trước, đồng nghiệp, bạn bè trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới công ơn nuôi dạy của cha mẹ tôi, sự
quan tâm giúp đỡ, động viên của vợ, con, anh, chị, em và bạn bè thân thiết để
tôi có được ngày hôm nay.
Hà Nội, tháng


năm 2018

Đỗ Đình Tùng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận án

Đỗ Đình Tùng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI, LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT


ADA:
BMI:
BT:
CNTB:
CS:
CT
ĐTĐ:
ĐN:
GLP:
HA:
HATTh:
HATTr:
HĐTL:
HHS:
IDF:
IFG:
IGT:
NG
RLLM:
THA:
TG:
YTNC:
WHO:

American Diabetes Association (Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ)
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index )
Bình thường
Chức năng tế bào
Cộng sự

Can thiệp
Đái tháo đường
Độ nhạy
Các Peptid giống Glucagon (Glucagon Like Peptid)
Huyết áp
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Hoạt động thể lực
U.S. Department of Health and Human Services (Cơ quan Dịch
vụ Sức khỏe và Con người của Mỹ
International Diabetes Federation (Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế)
Impaired Fasting Glucose (Suy giảm glucose máu lúc đói)
Impaired Glucose Tolerance (Rối loạn dung nạp glucose)
Normal Glucose (Glucose máu bình thường)
Rối loạn lipid máu
Tăng huyết áp

Triglycerid
Yếu tố nguy cơ
(World Health Organization) Tổ chức Y tế Thế giới.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khi các bệnh lây nhiễm từng bước được khống chế và đẩy lùi
thì các bệnh không lây như tim mạch, tăng huyết áp (THA), tâm thần, ung
thư,... đặc biệt là bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2, đang dần trở thành gánh
nặng cho xã hội và sức khỏe của con người [104].
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) ước tính năm 2015, số
người mắc bệnh ĐTĐ là 415 triệu người, dự kiến sẽ tăng lên 642 triệu người
vào năm 2040, trong đó chủ yếu là ĐTĐ týp 2 chiếm 91%. Như vậy, cứ 11
người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh ĐTĐ và mỗi năm ĐTĐ gây ra
khoảng 5 triệu người tử vong [92]. Cùng với đó, sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ
người mắc tiền ĐTĐ sẽ là nguồn bổ sung cho sự bùng nổ tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ
trong tương lai. Chỉ tính riêng số đối tượng rối loạn dung nạp glucose

(Impaired Glucose Tolerance- IGT) của năm 2013 là 316 triệu người
(6,9%), ước tính con số này sẽ tăng lên 471 triệu người (8,0%) vào năm 2035.
Do vậy, tiền ĐTĐ cũng đang trở thành vấn đề sức khỏe chính toàn cầu do
người tiền ĐTĐ có nguy cơ rất cao phát triển thành bệnh ĐTĐ thực thụ cũng
như nguy cơ tăng cao về các bệnh lý tim mạch [91],[104].
Tiền ĐTĐ là một thuật ngữ mô tả tình trạng một người có mức glucose
máu tăng cao hơn người bình thường nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán
mắc bệnh ĐTĐ thực thụ. Ngay tại thời điểm có tăng mức glucose máu đã có
bất thường về tiết insulin và kháng insulin. Những trường hợp này chỉ được
phát hiện khi tiến hành xét nghiệm glucose máu lúc đói hoặc thực hiện
nghiệm pháp tăng glucose máubằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch, hoặc
định lượng HbA1c bằng các phương pháp chuẩn. Do sự tác động qua lại của
cả 2 yếu tố di truyền và môi trường, người tiền ĐTĐ có nguy cơ rất cao phát
triển thành ĐTĐ thực thụ, nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu không được điều
trị dự phòng [5],[62],[92].


9

Dựa vào những bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng, các tổ chức
hoạt động về ĐTĐ trên thế giới khuyến cáo nên phòng ngừa ĐTĐ ở các đối
tượng tiền ĐTĐ thông qua việc loại trừ các yếu tố nguy cơ (YTNC) để ngăn
ngừa, làm chậm quá trình khởi phát, phát triển của bệnh cũng như các biến
chứng của bệnh như: nghiên cứu Daqing tại Trung Quốc, Chương trình Phòng
chống ĐTĐ Mỹ, Nghiên cứu Can thiệp Đái tháo đường – Phần Lan,…[153].
Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng thay đổi lối sống, giảm cân nặng và tăng
cường hoạt động thể lực, ăn uống khoa học có thể phòng hoặc ít nhất làm
chậm sự khởi phát bệnh ĐTĐ týp 2 ở các đối tượng tiền ĐTĐ thuộc các
chủng tộc khác nhau [92].
Tuy nhiên, kết quả các biện pháp can thiệp (CT) dự phòng ĐTĐ ở người

Việt Nam như thế nào vẫn là câu hỏi cần phải có câu trả lời thỏa đáng bằng
những chứng cứ khoa học. Việc phòng ngừa ĐTĐ cho người tiền ĐTĐ bằng
thay đổi lối sống có tác động như thế nào đến chức năng tế bào (CNTB) bêta,
độ nhạy (ĐN) insulin vẫn chưa rõ ràng do có ít nghiên cứu can thiệp nhằm trả
lời trực tiếp câu hỏi này, các số liệu tại Việt Nam lại càng hạn chế [62].
Nhằm có câu trả lời cho các vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu sự thay đổi chức năng tế bào bêta, độ nhạy insulin và kết quả
can thiệp bằng thay đổi lối sống ở người tiền đái tháo đường”.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ, đường huyết, chức năng tế bào bêta,
độ nhạy insulin và kháng insulin ở người tiền đái tháo đường týp 2 tại Ninh
Bình.
2. Đánh giá kết quả kiểm soát đường huyết, sự thay đổi chức năng tế bào
bêta, độ nhạy insulin và kháng insulin trên đối tượng tiền đái tháo đường týp
2 qua thay đổi lối sống sau 24 tháng.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tiền đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ
1.1.1. Lịch sử và khái niệm tiền đái tháo đường
1.1.1.1.

Lịch sử

Năm 1.550 năm trước Công nguyên bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đã được
Thầy thuốc Hy Lạp là Arateus đặt tên là bệnh “Đái tháo” (diabetes). Trong
những tài liệu được lưu trữ trên giấy viết của người Ai cập cổ đại có mô tả

những bệnh, những triệu chứng có liên quan đến bệnh ĐTĐ ngày nay, điển
hình là triệu chứng đái nhiều [134].
Thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, từ Diabetes được Aretaeus (AD 81138) dùng để mô tả những người mắc bệnh đái nhiều. Aretaeus cho rằng bệnh
có thể là hậu quả của sự nén của các cơ quan trong cơ thể gây nên bệnh đái
nhiều. Thời kỳ từ năm 100 đến 1800 sau công nguyên, các triệu chứng như
đái nhiều và uống nhiều tiếp tục được ghi nhận. Phương pháp điều trị thường
được sử dụng là dùng rượu vang đỏ, thuốc lợi niệu, tắm bồn nước nóng, rạch
tĩnh mạch, các phương pháp dùng thảo mộc,... Phương pháp chẩn đoán chủ
yếu dựa vào kiểm tra nước tiểu có vị ngọt [134].
Năm 1869, Paul Langerhans, sinh viên y khoa người Đức đã phát hiện ra
tuỵ có hai hệ thống tế bào; một tiết ra các enzyms tuỵ bình thường, còn hệ
thống tế bào kia tiết ra một chất đặc biệt, tuy nhiên lúc đó ông nhầm đây là hệ
thống lympho bào.
Năm 1920, frederick Banting, đã tìm ra một chất gọi là “islestin” và
được dùng cho bệnh nhân 14 tuổi, thấy có tác dụng làm giảm glucose máu.
Sau đó James Collip, lần đầu tiên đã tinh chế ra insulin tinh khiết để điều trị
cho người bệnh. Từ năm 1922 Eli Lilly phối hợp với Banting và Best bắt đầu


11

sản xuất insulin để bán trên thị trường [134].
Năm 1956, thuốc điều trị ĐTĐ thuộc nhóm Sulfonylureas ra đời. Kể từ
đó cho đến nay các loại thuốc uống và thuốc tiêm, cùng với các nghiên cứu về
điều trị và dự phòng ĐTĐ liên tục ra đời. Trong số đó có công trình nghiên
cứu tại vương quốc Anh, về bệnh ĐTĐ týp 2 kéo dài 20 năm (nghiên cứu
UKPDS) được công bố năm 1998. Nghiên cứu UKPDS đã mở ra một kỷ
nguyên mới về quan điểm điều trị bệnh: Kỷ nguyên về dự phòng; dự phòng
để hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh; hay còn gọi kỷ nguyên của sự kết
hợp y tế chuyên sâu và y tế dự phòng; dự phòng của chuyên sâu và chuyên

sâu để phục vụ dự phòng [5],[27],[139].
1.1.1.2.

Khái niệm

Năm 2006, Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) định nghĩa ĐTĐ như
sau: “Đái tháo đường týp 2 là bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose
máu do sự phối hợp giữa kháng insulin và thiếu đáp ứng insulin”.
Theo IDF năm 2010, định nghĩa ĐTĐ: “Đái tháo đường là nhóm những
rối loạn không đồng nhất gồm tăng glucose máu và rối loạn dung nạp glucose
do thiếu insulin, do giảm tác dụng của insulin hoặc cả hai. Đái tháo đường týp
2 đặc trưng bởi kháng insulin và thiếu tương đối insulin, một trong hai rối
loạn này có thể xuất hiện ở thời điểm có triệu chứng lâm sàng bệnh đái tháo
đường” [90].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2006, thì ĐTĐ “là một hội chứng có
đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu, do hậu quả của việc thiếu/hoặc mất
hoàn toàn insulin hoặc là có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và/hoặc
giảm hoạt động của insulin” [148].
Khái niệm giảm dung nạp glucose được giới thiệu vào năm 1979 thay
cho thuật ngữ “đái tháo đường giới hạn”; giảm dung nạp glucose được WHO


12

và ADA xem là giai đoạn tự nhiên của rối loạn chuyển hóa carbohydrate.
Theo phân loại của WHO vào năm 1985, những khái niệm tăng glucose
máu khác chưa có nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ được xem như một thể
lâm sàng của rối loạn dung nạp glucose. Rối loạn glucose máu lúc đói(IFG) là
thuật ngữ được giới thiệu vào năm 1999 [148]. Sau đó, khái niệm tiền ĐTĐ
đã được Cơ quan Dịch vụ Sức khỏe và Con người của Mỹ (HHS) và ADA

đưa ra vào tháng 3 năm 2002 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn
bệnh ngày càng lan rộng này. Năm 2008, ADA có sự đồng thuận của WHO đã
đặt tên chính thức là tiền đái tháo đường (Pre-diabetes).
Các thuật ngữ khác trước đây cũng hay thường được dùng như “Đái
tháo đường tiềm tàng”, “Đái tháo đường sinh hoá”, “Đái tháo đường tiền lâm
sàng” để chỉ các trường hợp rối loạn dung nạp glucose mà chưa có biểu hiện
lâm sàng. Ngày nay khái niệm “tiền đái tháo đường” được công nhận và sử
dụng rộng rãi để chỉ các hình thái rối loạn chuyển hoá carbonhydrat của cơ
thể là rối loạn glucose máu lúc đói (IFG) và rối loạn dung nạp glucose (IGF).
1.1.2. Dịch tễ học tiền đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ trong đó chủ yếu là ĐTĐ týp 2 thường được phát hiện muộn
với những biến chứng nặng nề, chi phí điều trị và quản lý bệnh rất tốn kém;
bệnh đang trở thành dịch bệnh nguy hiểm trên toàn cầu, đặc biệt là các nước
đang phát triển [5],[91]. Ước tính của IDF số người mắc bệnh ĐTĐ năm 2010
là 246 triệu người, năm 2015 là 415 triệu người, tốc độ gia tăng của bệnh
ĐTĐ là 55% mỗi năm. Dự kiến số người ĐTĐ sẽ tăng lên 642 triệu người vào
năm 2040 [92]. Tiền ĐTĐ đang trở thành vấn đề sức khỏe chính toàn cầu do
người tiền ĐTĐ có nguy cơ rất cao phát triển thành bệnh ĐTĐ thực thụ cũng
như nguy cơ tăng cao về các bệnh lý tim mạch [88],[139]. Theo ước tính của
IDF chỉ tính riêng các đối tượng rối loạn dung nạp glucose của năm 2013 là
316 triệu người (6,9%), ước tính con số này sẽ tăng lên 471 triệu người


13

(8,0%) vào năm 2035. Năm 2014 theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường
Quốc tế, Việt Nam là quốc gia có số người mắc ĐTĐ nhiều nhất trong số các
quốc gia Đông Nam Á với 3,299 triệu người mắc ĐTĐ [91].
Tại Việt Nam, điều tra của Trần Hữu Dàng và cộng sự (cs) tại Thành phố
Huế ở lứa tuổi >15 năm 1996 cho tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose là 1,45%.

Năm 2001 Bệnh viện Nội tiết Trung ương điều tra tại 4 thành phố lớn Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM cho kết quả tỉ lệ rối loạn glucose máu lúc đói
và rối loạn dung nạp glucose chung là 5,9% [3].
Như vậy bệnh ĐTĐ đang thực sự trở thành gánh nặng kinh tế cho cả xã
hội, bản thân và gia đình người bệnh. Cần phải có những biện pháp điều trị và
dự phòng hiệu quả ngay ở giai đoạn tiền ĐTĐ để làm giảm tỉ lệ mắc bệnh
ĐTĐ và các biến chứng.
1.1.3. Chẩn đoán và phân loại tiền đái tháo đường.
Các phương pháp chẩn đoán
- Xét nghiệm glucose máu lúc đói: Các đối tượng được lấy máu tĩnh
mạch vào buổi sáng, trong khoảng từ 8 đến 14 giờ sau nhịn ăn để định lượng
glucose; tùy theo phương pháp mà người ta có thể lấy máu tĩnh mạch hoặc
mao mạch để đo nồng độ glucose máu.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống:
Cách thực hiện: các đối tượng được lấy máu tĩnh mạch lần 1 vào buổi
sáng sau 8 giờ nhịn ăn; sau khi lấy máu lần 1, cho đối tượng uống 75g đường
glucose loại Anhydrite hoặc 82,5g đường glucose loại monohydrat. Đối tượng
được nghỉ ngơi, không hoạt động mạnh, sau 2 giờ tiến hành lấy máu lần 2.
Cơ sở của nghiệm pháp: Người ta có thể định lượng glucose máu ở
nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình làm nghiệm pháp dung nạp glucose
đường uống, các thời điểm thường là (0, 30, 60, 90, 120 phút), kết quả nồng


14

độ glucose máu ở mỗi thời điểm có giá trị khác nhau. Để tiện cho quá trình
sàng lọc bệnh ĐTĐ, WHO và IDF khuyến cáo lấy giá trị glucose máu ở thời
điểm 0 và 120 phút sau khi uống glucose để chẩn đoán.
Ý nghĩa các chỉ số: kết quả nồng độ glucose máu thời điểm 0 (lúc đói)
đánh giá việc sản xuất glucose qua đêm ở gan, vì khi đói, nồng độ insulin ở

mức thấp nhất (mức nền) nên không ức chế hoàn toàn việc sản xuất glucose ở
gan, giúp cơ thể không rơi vào tình trạng hạ glucose máu. Ngược lại kết quả
glucose máu ở thời điểm sau 120 phút phản ánh CNTB bêta của tuỵ, vì khi
đưa một lượng glucose lớn vào cơ thể, bình thường tế bào bêta tuỵ đáp ứng
bằng tăng bài tiết insulin làm tăng vận chuyển glucose vào gan và cơ để dự
trữ, ức chế quá trình phân giải glucogen, ức chế quá trình tân tạo đường nên
làm giảm glucose máu. Mức glucose máu sau 2 giờ ở người bình thường phải
trở về < 7,8mmol/l [64].
- Xét nghiệm chỉ số HbA1c: năm 1985 lần đầu tiên HbA1c được đề cập
đến trong một báo cáo của WHO. Năm 2009, HbA1c đã được Ủy ban Chuyên
gia và ADA khuyến cáo sử dụng như một tiêu chí để chẩn đoán ĐTĐ. Sử
dụng HbA1c sẽ tránh được sự dao động của xét nghiệm glucose máu, người
bệnh sẽ không phải nhịn đói ít nhất 8 giờ, không phải chuẩn bị những điều
kiện cần thiết, nghiêm ngặt như khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose. Tuy
nhiên nồng độ HbA1c phụ thuộc vào một số yếu tố di truyền huyết học hoặc
các bệnh lý liên quan đến thiếu máu do đó cần cân nhắc trong việc sử dụng
HbA1c. Năm 2011, theo khuyến cáo của nhóm chuyên gia tư vấn của WHO thì có
thể sử dụng chỉ số HbA1c để chẩn đoán ĐTĐ, tiền ĐTĐ [149].
Các tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại tiền đái tháo đường.
Năm 2004, ADA đã đề xuất hạ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn glucose
máu lúc đói khi glucose huyết tương tĩnh mạch từ 6,1mmol/l xuống
5,6mmol/l và đưa ra khái niệm “tiền đái tháo đường” pre - diabetes được quy


15

ước gồm Suy giảm dung nạp glucose và Rối loạn glucose máu lúc đói.
Năm 2007, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) sử dụng nồng
độ glucose huyết tương lúc đói để ước tính tiền ĐTĐ – ĐTĐ chưa được chẩn
đoán. Năm 2011, CDC sử dụng cả nồng độ glucose máu lúc đói và HbA1c để

sàng lọc tiền ĐTĐ – ĐTĐ chưa được chẩn đoán. Những cá thể khỏe mạnh là
nồng độ glucose máu tĩnh mạch hay mao mạch lúc đói dưới 100mg/dl (dưới
5,5mmol/l) hoặc glucose máu toàn phần dưới 90mg/dl (dưới 5,0mmol/l).
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền ĐTĐ của ADA, chẩn đoán xác định khi có ít
nhất một trong hai tiêu chuẩn sau:
Rối loạn dung nạp glucose (IGT): mức glucose huyết tương ở thời điểm
2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống từ 7,8mmol/l
(140mg/dl) đến 11,0mmol/l (198mg/dl) và glucose huyết tương lúc đói
<126mg/dl (7mmol/l).
Rối loạn glucose máu lúc đói (IFG): nếu lượng glucose huyết tương lúc
đói (sau ăn 8 giờ) từ 5,6mmol/l (100mg/dl) đến 6,9mmol/l (125mg/dl) và
lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp tăng glucose
máu dưới 7,8mmol/l (<140mg/dl).
Tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ, tiền ĐTĐ dựa vào HbA1c theo ADA cập nhật
năm 2012: chẩn đoán ĐTĐ khi chỉ số HbA1c ≥ 6,5%; chẩn đoán mắc tiền
ĐTĐ khi HbA1c từ 5,7% đến 6,4%. Xét nghiệm phải được tiến hành trong
một cơ sở xét nghiệm sử dụng phương pháp xét nghiệm đã được Chương
trình Chuẩn hóa Glycohemoglobin Quốc gia NGSP cấp giấy chứng nhận và
chuẩn hóa theo kỹ thuật xét nghiệm sử dụng trong nghiên cứu DCCT [149].
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền ĐTĐ của WHO–IDF 2008 cập nhật 2010
như sau:
Rối loạn dung nạp glucose (IGT), nếu mức glucose huyết tương ở thời
điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống từ 7,8mmol/l
(140mg/dl) đến 11,0mmol/l (198mg/dl).
Rối loạn glucose máu lúc đói (IFG), nếu lượng glucose huyết tương lúc
đói (sau ăn 8 giờ) từ 6,1 mmol/l (100mg/dl) đến 6,9mmol/l (125mg/dl) [5],


16


[76],[148],[149],.
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ về tiền đái tháo đường
Sự phát sinh của bệnh ĐTĐ týp 2 có sự tương tác giữa các yếu tố nguy
cơ trong đó các yếu tố di truyền tương tác với các yếu tố môi trường. Hiểu
biết được các YTNC sẽ giúp cho việc đề ra các biện pháp điều trị và dự phòng
hiệu quả nhằm ngăn ngừa, làm chậm quá trình khởi phát, tiến triển của bệnh
cũng như các biến chứng. Có nhiều cách phân loại YTNC, có thể chia thành
các nhóm lớn như YTNC có thể can thiệp được/không thể can thiệp hoặc các
YTNC thường được phân loại như sau [1],[5],[24],[31],[34],[42]:
Yếu tố tuổi: người 45 tuổi trở lên là YTNC đầu tiên trong các YTNC
của bệnh ĐTĐ týp 2. Theo WHO, ở lứa tuổi 70 trở lên, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ
týp 2 tăng gấp 3 - 4 lần so với tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung ở người lớn [28],
khoảng 17% số người 80 tuổi trở lên bị mắc bệnh ĐTĐ týp 2 [81],[91].
Yếu tố chủng tộc: tỉ lệ ĐTĐ týp 2 gặp ở tất cả các dân tộc, nhưng với tỉ
lệ và mức độ khác nhau. Ở các dân tộc khác nhau, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ
cũng khác nhau, những dân tộc có tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 cao, thì cũng có
tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ cao [81],[135].
Yếu tố gia đình: một số nghiên cứu cho thấy khoảng 10% người bệnh
mắc bệnh ĐTĐ týp 2 có bà con thân thuộc cũng bị mắc bệnh ĐTĐ týp 2.
Những đối tượng có mối liên quan huyết thống gần gũi với người mắc bệnh
ĐTĐ týp 2, có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 cao gấp 4 - 6 lần so với người
bình thường trong gia đình không có người mắc bệnh ĐTĐ týp 2; đặc biệt là
những người mà cả bên nội và ngoại đều có người mắc bệnh ĐTĐ týp 2, con
cái có cả bố mẹ đều mắc bệnh ĐTĐ týp 2, thì 40% có nguy cơ bị mắc bệnh
ĐTĐ týp 2.
Tiền sử giảm dung nạp glucose: những người có tiền sử giảm dung nạp
glucose, thì khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐ týp 2 rất cao. Trạng thái IFG
và IGT là giai đoạn tiềm tàng của dịch bệnh ĐTĐ týp 2. Tỉ lệ IFG và IGT là



17

một yếu tố dự đoán sự gia tăng của ĐTĐ týp 2 trong cộng đồng. Những người
có IFG và/hoặc IGT nếu biết sớm có thể can thiệp bằng chế độ dinh dưỡng và
luyện tập hoặc dùng thuốc sẽ giảm hẳn nguy cơ chuyển thành bệnh ĐTĐ týp
2 thực sự.
Thừa cân - Béo phì: có rất nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên quan
tương đồng giữa bệnh béo phì và bệnh ĐTĐ týp 2. Từ năm 1985, bệnh béo
phì đã được WHO ghi nhận là một YTNC cao của bệnh ĐTĐ týp 2, trong đó
bệnh béo phì dạng nam có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều tra dịch tễ học ở
Huế cho thấy: béo phì chiếm 12,5% tổng số người bị bệnh ĐTĐ, béo phì dạng
nam chiếm 35,42% [42],[76].
THA: được coi là YTNC phát triển bệnh ĐTĐ týp 2. Đa số người bệnh
ĐTĐ týp 2 có THA và tỉ lệ mắc ĐTĐ týp 2 ở người bệnh THA cũng cao hơn
rất nhiều so với người bình thường cùng lứa tuổi. Khoảng 2/3 người bệnh
ĐTĐ có THA; cả hai bệnh ĐTĐ và THA đều làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ
tim. THA có ĐTĐ gây biến chứng tim mạch nặng. Tỉ lệ THA ở người bệnh
ĐTĐ týp 2 đều tăng theo tuổi đời, tuổi bệnh, chỉ số khối cơ thể (BMI), nồng
độ glucose máu [146].
Yếu tố sản khoa bất thường: tiền sử sản khoa bất thường như trẻ mới
sinh nặng trên 3.800 gram là một YTNC của bệnh ĐTĐ týp 2 cho cả mẹ và
con. Những trẻ này có nguy cơ béo phì từ nhỏ, rối loạn dung nạp glucose và
bị ĐTĐ týp 2 khi lớn tuổi; các bà mẹ này có nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn
so với phụ nữ bình thường. Con của những người mẹ bị ĐTĐ thường nặng
cân khi sinh, có khuynh hướng bị béo phì trong thời kỳ niên thiếu và nguy cơ
mắc ĐTĐ týp 2 sớm, tỉ lệ mắc ĐTĐ gấp 3 lần so với trẻ được sinh ra có mẹ
không mắc ĐTĐ. Hales C.N. và Barker D.J.P. (2001) còn cho rằng sự thiếu
hụt dinh dưỡng bào thai sẽ làm giảm khối lượng tế bào bêta và mối quan hệ
giữa ĐTĐ và trọng lượng lúc sinh thấp có liên quan đến kiểu di truyền “tiết
kiệm”, bệnh sẽ xảy ra khi điều kiện dinh dưỡng trở nên dư thừa. Như vậy sự

chậm phát triển của thai nhi trong tử cung được xem là một YTNC mắc ĐTĐ


18

về sau [104].
Chế độ ăn uống, hút thuốc lá: thói quen ăn uống sẽ ảnh hưởng tới sự
phát triển bệnh ĐTĐ týp 2. Những người có thói quen ăn nhiều đường, ăn
nhiều chất béo, ít ăn chất xơ sẽ có nguy cơ cao bị ĐTĐ týp 2. Giảm ăn chất
béo bão hòa, ăn ít cholesterol, tăng chất xơ hòa tan, giảm cân nếu thừa cân,
duy trì cân nặng hợp lý, hoạt động thể lực vừa phải để tiêu hao năng lượng
phòng chống bệnh ĐTĐ týp 2. Một lượng lớn alcohol vào trong cơ thể do
uống rượu bia sẽ làm giảm hấp thụ glucose qua trung gian là insulin. Người ta
cho rằng, rượu trực tiếp gây độc lên tế bào bêta đảo tụy hay ức chế sự tiết
insulin và tăng đề kháng insulin. Những người có thói quen uống nhiều rượu,
có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 lớn hơn những người uống ít rượu [142].
Thói quen hút thuốc lá liên quan đến sự đề kháng insulin, là yếu tố nguy cơ
của ĐTĐ týp 2 ở cả nam lẫn nữ. Nghiên cứu của Bray cho thấy hút thuốc lá
tăng 70% nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 và ích lợi của việc ngừng hút thuốc lá đối
với ĐTĐ týp 2 chỉ có thể thấy sau 5 năm, còn để đạt được giống như người
không hút thuốc bao giờ thì thời gian ngừng hút phải trên 20 năm [56].
Ít hoạt động thể lực: các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, việc tập
luyện thể lực thường xuyên có tác dụng làm giảm nồng độ glucose máu ở
người bệnh ĐTĐ týp 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết
áp (HA), cải thiện tình trạng kháng insulin, và cải thiện tích cực về mặt tâm
lý. Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có
thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 một cách rất đáng kể [56],[146].
Yếu tố môi trường sống: Quá trình đô thị hoá làm thay đổi lối sống,
thói quen ăn uống truyền thống sang kiểu sống, thói quen ăn uống của đô thị hiện
đại. Ăn uống không hợp lý dẫn đến sự mất cân bằng chuyển hóa, sự dư thừa năng

lượng kết hợp với lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực thúc đẩy nhanh quá trình
tiến triển của bệnh béo phì và làm tăng nhanh tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2. Theo
một nghiên cứu điều tra ở thành thị phía bắc Ấn Độ cho thấy: tỉ lệ mắc bệnh


19

ĐTĐ týp 2 khác nhau có ý nghĩa thống kê (nông thôn 2,8%, thành thị 6,4%).
Ở Việt Nam, theo điều tra dịch tễ học năm 2008, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ở
đô thị lớn là 7,2% cao hơn miền núi là 3,3%. Như vậy, sự đô thị hoá là yếu tố
nguy cơ quan trọng và độc lập của ĐTĐ týp 2.
Các yếu tố Stress: các Stress đặc biệt các Stress cấp có liên quan đến đề
kháng insulin, tuy nhiên sự đề kháng trong trường hợp này có khả năng hồi
phục. Các nhà nghiên cứu cho rằng có sự tham gia của glucocorticoid, đó là
sự gia tăng của thành phần này nhằm phản ứng với tình trạng stress do đó làm
tăng sự đề kháng insulin. Stress tác động đến sự đề kháng insulin trực tiếp hay
gián tiếp thông qua tương tác với leptin dẫn đến tăng nồng độ leptin máu và
ức chế hoạt động của leptin, thúc đẩy tình trạng đề kháng leptin, góp phần vào
sự đề kháng insulin [55],[131],[146].
1.1.5. Hội chứng chuyển hóa và tiền đái tháo đường
Morgagni đã mô tả những dấu hiệu của hội chứng này từ rất lâu, đó là
những người có đặc điểm công việc là “làm việc nghiên cứu sách vở, có cuộc
sống tĩnh tại, thời gian ngồi làm việc nhiều hơn là vận động, người thường có
những bữa ăn thừa năng lượng”.
Năm 1923, Kylin mô tả những dấu hiệu liên quan đến nhóm các triệu
chứng này như là một tập hợp gồm THA, tăng glucose máu và bệnh Goutte.
Năm 1943, Vague đã chia béo phì ra làm 2 loại, béo “Gynoid” và “Androi”.
Béo “Gynoid” được đặc trưng bởi sự tập trung của mô mỡ ở quanh đùi và
mông, trong khi béo “androi” đặc trưng bởi sự tập trung của mô mỡ ở bụng.
Năm 1988, trong bài phát biểu của mình tại buổi nhận giải thưởng Banting,

Reaven sử dụng thuật ngữ “Hội chứng X” bao gồm một nhóm các yếu tố
nguy cơ của bệnh mạch vành như nồng độ insulin lúc đói cao, dung nạp
glucose kém, THA, giảm HDL-C, tăng VLDL và tăng triglycerid, đồng thời
ông cũng xác minh chắc chắn tầm quan trọng về mặt lâm sàng của hội chứng
này. Ngoài ra, còn có các tên gọi khác như: Hội chứng chuyển hóa (Metabolic


20

Syndrome); Hội chứng rối loạn chuyển hóa (Dysmetabolism Syndrome); Hội
chứng kháng insulin (Insulin Resistance Syndrome) [146].
Ngày nay, “Hội chứng chuyển hóa” là thuật ngữ đã đứng vững qua
thời gian dài và nó được chấp nhận rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Hội chứng
này là một nhóm rối loạn chuyển hóa liên quan với các yếu tố nguy cơ của
bệnh tim mạch cũng như tiên đoán khả năng phát triển thành ĐTĐ [14].
Tình trạng kháng insulin thường là yếu tố chỉ điểm dẫn tới ĐTĐ týp 2
trong tương lai. Nghiên cứu tiền cứu Paris (Paris Prospective Study) với 5.042
nam giới da trắng ở lứa tuổi trung niên cho thấy, những người có tình trạng
tăng insulin máu lúc đói, thường phát triển thành bệnh ĐTĐ týp 2 sau một
thời gian, trung bình là 3 đến 4 năm.
Theo Ilanne Parikka P., Eriksson J.G., Lindström J., và cs, tỉ lệ HCCH
theo tiêu chuẩn của WHO ở đối tượng rối loạn glucose máu lúc đói ở nam là
74% và ở nữ là 52,2%, tỉ lệ HCCH ở đối tượng rối loạn dung nạp glucose
(IGT) có béo phì ở nam là 84,8% và ở nữ là 65,4% [89].
Để dự phòng HCCH cần có chế độ ăn và luyện tập phù hợp, kiểm soát
cân nặng, vòng eo, HA, cũng như xét nghiệm các thành phần glucose máu và
mỡ máu để có thái độ xử lý sớm nếu cần.
1.1.6. Rối loạn lipid máu và tiền đái tháo đường
Tình trạng kháng insulin gây nên những bất thường chuyển hóa ở nhiều
mô của cơ thể như: ở gan, mô mỡ, cơ, sự tích tụ acid béo tự do ở mô mỡ cũng

như các mô như gan, cơ, tụy tạng (tích tụ mỡ nội tạng). Ngược lại, sự lắng
đọng mỡ ở nội tạng làm phóng thích các adipocytokine góp phần gây đề
kháng insulin. Sự đề kháng insulin kèm tăng insulin máu gây nên nhiều tác
hại lên hệ tim mạch như THA, thay đổi chức năng nội mạc mạch máu, rối
loạn lipid máu, thay đổi chức năng tiểu cầu và sự đông máu [1],[2],[5],[6],
[20],[28].


21

Rối loạn lipid máu gây nên kháng insulin ở gan và ở ngoại vi, bởi vì
insulin và sự nhạy cảm của insulin liên quan tới lipoprotein lipase, giảm
enzym lipase của gan làm tăng hàm lượng acid béo tự do và tăng tiết VLDL.
Kháng insulin gây tăng TG, tăng LDL-C nhỏ đậm đặc và giảm HDL-C. Theo
Reaven G.M., hiện tượng kháng insulin gây nên tình trạng tăng insulin máu,
từ đó sẽ tăng tổng hợp VLDL khi tăng acid béo tự do và tăng glucose, cuối
cùng làm tăng TG máu. Béo phì, nhất là béo bụng, thường đi kèm đề kháng
insulin sẽ gây ra tăng acid béo tự do ở gan. Acid béo tự do làm tăng chuyển
hoá tạo glucose mới làm tăng glucose máu dẫn tới tăng tổng hợp TG. Tăng
TG máu là kết quả của tăng bài tiết VLDL do quá trình dị hóa VLDL có thể bị
tổn thương, mặc dù mức lipoprotein lipase vẫn bình thường. Ở người tiền
ĐTĐ, mặc dù có tăng tổng hợp VLDL nhưng hàm lượng LDL ít thay đổi do
chuyển hóa VLDL thành LDL giảm. Tuy nhiên thành phần của nó có thay đổi
như: tăng triglycerid, tăng tỉ lệ cholesterol/ApoB, tăng tỉ lệ triglycerid/protein.
Ở người glucose máu cao, hàm lượng HDL-C thấp, đặc biệt HDL2. Tăng hàm
lượng insulin lúc đói dẫn tới tăng thoái hóa của HDL-C, giảm HDL-C huyết
tương. Hơn nữa hoạt động của enzym lipoprotein lipase giảm gây giảm thoái
hóa VLDL có thể làm cho HDL-C thấp, bởi HDL3 được tổng hợp từ thành
phần bề mặt của VLDL, dẫn đến giảm nồng độ HDL-C trong huyết tương.
Tăng thoái hóa HDL-C có thể xảy ra khi tăng TG. Do tăng vận chuyển TG tới

HDL2, hình thành HDL2 giàu TG rất nhạy cảm với sự thoái hóa do enzym
lipase ở gan.
Tỉ lệ RLLM ở người tiền ĐTĐ: nhiều nghiên cứu cho thấy ở người tiền
ĐTĐ có tỉ lệ RLLM rất cao. Theo Nguyễn Đức Ngọ (2006) nghiên cứu mối
liên quan giữa kháng insulin với béo phì và rối loạn lipid máu cho thấy 58,8%
có tăng triglyceride. Phạm Minh và Trần Hữu Dàng năm 2006 đánh giá tình
trạng RLLM ở phụ nữ mãn kinh cho kết quả tỉ lệ tăng TC là 58,82%, tăng TG
là 45,09%, giảm HDL-C là 5,8% và tăng LDL-C là 37,25%. Kết quả tương


22

ứng trong nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng tăng TC là 25,58%; TG là 25,83%;
HDL-C là 24,4% và LDL-C là 35,3% [9],[23],[25].
1.2. Chức năng tế bào Bêta, độ nhạy insulin ở người tiền đái tháo đường
1.2.1. Độ nhạy insulin, kháng insulin
Lịch sử và khái niệm
Từ khi phát hiện ra insulin vào năm 1922, khái niệm kháng insulin đã
được đề xuất và phát triển theo thời gian. Các nghiên cứu cho thấy kháng
insulin là cơ chế bệnh sinh chủ yếu, xuất hiện trước khi phát hiện bệnh ĐTĐ
từ 10-12 năm [146].
Vào những năm 1930, Himsworth nhận thấy rằng những người bệnh
ĐTĐ có thể được chia thành 2 nhóm: những người nhạy cảm với insulin và
những người không nhạy cảm với insulin dựa trên đáp ứng của họ với insulin
sau khi uống glucose [122]. Sự phát triển kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang của
Benson và Yalow vào năm 1960 cho phép xác định rằng những người bệnh
khởi phát ĐTĐ vào tuổi trưởng thành có mức insulin cao hơn người không
ĐTĐ. Từ đó dẫn tới suy luận rằng những người bệnh này kháng với insulin
[82].
Vào năm 1970 người ta định nghĩa kháng insulin là “một trạng thái đòi

hỏi một lượng insulin nhiều hơn bình thường để tạo ra một đáp ứng bình
thường”. Năm 1984, theo Freychet P. “Kháng insulin là sự giảm hiệu quả sinh
học của insulin với biểu hiện lâm sàng là tăng nồng độ insulin máu”. Theo cơ
chế bệnh sinh: “Kháng insulin là giảm khả năng kích thích hấp thu và tiêu thụ
glucose của insulin ở cơ”. Do đó người ta có thể dụng thuật ngữ kháng insulin
hay giảm ĐN insulin để chỉ tình trạng trên.
Hiện nay, định nghĩa được mở rộng hơn cho cả người ĐTĐ và người có
bệnh lý khác không phải ĐTĐ: “Kháng insulin là sự tăng nồng độ insulin
trong khi glucose máu bình thường hay gia tăng”. Kháng insulin xảy ra khi tế


23

bào mô đích không đáp ứng hoặc bản thân các tế bào này chống lại sự tăng
insulin máu.
Các yếu tố nguy cơ tạo điều kiện xuất hiện và tiến triển kháng insulin
bao gồm: tuổi trên 40, lối sống tĩnh tại, ít vận động, thói quen ăn nhiều đạm,
mỡ động vật, nhiều đường, tinh bột, uống bia rượu, tiền sử gia đình có bệnh
ĐTĐ týp 2, THA, tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc ĐTĐ thai kỳ, béo
phì, béo bụng, tăng triglycerid (TG) và/ hoặc giảm HDL-C, bệnh động mạch
vành, chứng gai đen hoặc hội chứng buồng trứng đa nang.
Các yếu tố cấu thành kháng insulin đã được khẳng định bao gồm: Rối
loạn glucose huyết thanh; THA; rối loạn lipid máu (RLLM); vữa xơ động
mạch; thừa cân, béo phì nhất là béo phì dạng nam; tổn thương cầu thận
(Microalbumin niệu/Protein niệu) [146].
Sinh bệnh học của giảm độ nhạy insulin, kháng insulin
Khái niệm kháng insulin để chỉ tình trạng giảm sút đáp ứng sinh học
đối với cả insulin nội sinh và ngoại sinh. Kháng insulin tồn tại cả ở gan và các
mô ngoại vi, được biểu hiện bởi giảm khả năng ức chế sản xuất glucose ở gan,
giảm khả năng thu nạp, sử dụng glucose ở các cơ quan và ở các mô ngoại vi.

Kháng insulin ở gan làm rối loạn chuyển hoá glucose ở gan. Gan là
nguồn cung cấp glucose giữa các bữa ăn, đặc biệt là về đêm. Sau ăn, glucose
máu tăng nhanh, khi đó insulin máu sẽ tăng nhanh để ức chế gan sản xuất
glucose. Ở người ĐTĐ týp 2, nồng độ insulin trong máu khi đói cao gấp 2 lần
người bình thường sẽ ức chế quá trình sản xuất glucose từ gan rất mạnh.
Chính điều này buộc phải có tình trạng kháng insulin tại gan, thì gan mới tiếp
tục sản xuất đủ glucose đáp ứng theo nhu cầu cơ thể. Ngoài ra do glucose máu
tăng kể cả lúc nghỉ ngơi gây ra bất thường chuyển hoá ở gan, buộc gan phải
có phản ứng kháng lại sự tăng glucose máu. Hậu quả là giảm khả năng ức chế
sản xuất glucose tại gan kể cả khi hàm lượng glucose máu thấp và nồng độ


24

insulin máu thấp [101],[151].
Kháng insulin ở các cơ quan khác của cơ thể và kháng insulin ở các mô
ngoại vi làm giảm thu nạp, sử dụng glucose ở các cơ quan đó. Sau ăn, vị trí
đầu tiên mà glucose được thu nạp và giữ lại đó là cơ vân, cơ chế đầu tiên của
glucose được lưu giữ là chuyển thành glycogen. Sự thu nạp glucose của các
cơ quan phụ thuộc vào ĐN của các cơ quan này với insulin, thông qua các thụ
thể tiếp nhận insulin trên màng tế bào.
Ở mức độ tế bào, vai trò của insulin đối với quá trình chuyển hoá
glucose gồm 2 bước. Bước thứ nhất (tại thụ thể), glucose được insulin hoạt
hoá gắn vào thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào. Có kháng insulin, tức là giảm
khả năng gắn insulin vào các thụ thể dẫn tới giảm khả năng hoạt động của
insulin. Bước thứ hai (hậu thụ thể): glucose tự do đã vào trong tế bào và tham
gia vào chu trình Krebs, glucose sẽ được chuyển hoá dưới sự kiểm soát của
insulin thông qua các enzyme. Kháng insulin làm giảm sự hoạt hoá của
insulin đến các ensyme và các chất chuyên chở glucose nội bào làm giảm vận
chuyển glucose nội bào [43].

Các yếu tố liên quan đến kháng insulin
Giảm hoạt động thể lực và chế độ ăn giàu năng lượng, ít chất xơ là
nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân, béo phì, đặc biệt béo bụng được xem là
yếu tố “đương nhiên” tiến tới kháng insulin và hội chứng chuyển hoá, cũng
đương nhiên tiến tới ĐTĐ týp 2.
ĐN insulin trên các cá thể khác nhau cũng khác nhau, bình thường ĐN
insulin không bị giảm theo tuổi tác nếu có tăng cường hoạt động thể lực. Độ
nhạy insulin có liên quan trực tiếp đến trọng lượng cơ vân và gián tiếp đến
trọng lượng mô mỡ. Sự dư thừa lượng mỡ trong cơ thể do ăn quá nhiều, liên
tục vượt quá khả năng cân bằng nội môi, làm mất khả năng ngăn chặn sự
nhiễm mỡ ở các tế bào không phải tế bào mỡ. Các tế bào không phải tế bào


25

mỡ không có phương tiện để loại bỏ sự xâm nhập của các acid béo từ hệ tuần
hoàn. Khi bị nhiễm mỡ, sự hoạt động các tế bào không phải tế bào mỡ có thể bị
ảnh hưởng, rối loạn chức năng bình thường của tế bào, dẫn đến chết tế bào trong
đó có các tế bào bêta tụy [43].
Người ta thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa chuyển hoá acid béo với
kháng insulin ở cơ vân, lượng acid béo tự do gây tăng tân tạo đường tại gan,
làm tăng glucose máu ngoại vi và giảm ĐN insulin ở các mô. Ngược lại nồng
độ glucose máu tăng ảnh hưởng lên quá trình chuyển hoá acid béo, tăng nồng
độ acid béo tại cơ vân lại gây giảm hoạt tính insulin. Một số acid béo tự do
chuỗi dài làm giảm mức acid ribonucleic truyền tin của chất vận chuyển
glucose đáp ứng với insulin. Acid béo cũng làm thay đổi trạng thái lỏng của
màng tế bào, làm thay đổi khả năng tiếp cận các thụ thể của insulin, thay đổi
khả năng gắn và hoạt động của insulin.
Tình trạng tăng acid béo tự do sẽ ức chế thu nhận các glucose được
insulin hoạt hoá hay nói cách khác là đã gây ra đề kháng insulin ngoại vi. Để

cải thiện tình trạng kháng insulin ngoại vi phải làm giảm nồng độ acid béo tự
do sẽ cải thiện ĐN insulin ở các mô ngoại vi [2].
1.2.2. Chức năng tế bào bêta
Tuyến tuỵ được cấu tạo bởi hai phần có chức năng riêng biệt, đó là tuỵ
ngoại tiết và tuỵ nội tiết. Tuỵ ngoại tiết là tuyến tiêu hoá quan trọng tiết ra các
men cần thiết cho việc biến đổi thức ăn thành các chất có thể hấp thụ được.
Tuỵ nội tiết sản xuất và tiết ra các hormon có nhiệm vụ điều hoà dinh dưỡng
tế bào từ tốc độ hấp thu đến dự trữ trong tế bào và chuyển hoá của các chất
dinh dưỡng.
Tuỵ nội tiết được cấu tạo bởi 0,7 đến 1 triệu tuyến nội tiết nhỏ có tên là
tiểu đảo Langerhans, chiếm 1-1,5% tổng khối lượng của tuỵ (khoảng 1-2 g).
Cho tới nay người ta đã xác định được 4 loại tế bào của đảo tuỵ là A, B, D và
F. Các tế bào A tiết ra glucagon, proglucagon, peptid giống glucagon (GLP-1


×