SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN KẾT HỢP VỚI CÁC
PHƯƠNG PHÁP KHÁC ĐỂ GIẢNG DẠY SINH HỌC NHẰM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC CỦA HỌC SINH TRONG
VIỆC TIẾP THU KIẾN THỨC MÔN SINH HỌC"
1
I - phần thứ nhất
1. Lý do chọn đề tài.
a. Cơ sở lý luận:
Tính tích cực của việc học tập là hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về
nhiều mặt trong hoạt động học tập, học tập là một trường hợp riêng của nhận thức "Một
sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo
viên" (P.N.ÊrđơniV). Vì vậy nói tới tính tích cực học tập thực chất là nói tới tính tích cực
nhận thức.
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh đặc trưng ở khát
vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức.
b. Cơ sở thực tiễn:
Sinh học là một môn khoa học nghiên cứu về giới động vật và thực vật. Trong chương
trình cải cách giáo dục, đào tạo con người mới, một con người toàn diện, có đầy đủ phẩm
chất đạo đức, văn hoá, khoa học kỹ thuật thì cần phải có kiến thức sinh học, cụ thể là giới
động vật và thực vật. Nhiều người cho rằng đây là một môn dễ học, song thực tế không
phải như vậy, đây là một bộ môn rất khó muốn tìm hiểu nó đòi hỏi phải thật cụ thể, chính
xác, trải qua một quá trình thực nghiệm nhiều lần mới có thể thành công. Bên cạnh đó sự
hiểu biết của học sinh còn thấp kém, thái độ học tập chưa đúng mức, còn coi thường bộ
môn sinh. Mặt khác tâm lý ở lứa tuổi này lại nhanh mệt mỏi càng làm cho học sinh chán
ngán không thích học môn này. Vậy công việc đầu tiên của giáo viên là phải tìm tòi và áp
dụng nhiều phương pháp giảng dạy thích hợp để lôi cuốn học sinh nỗ lực phấn đấu học
tập môn Sinh học hơn. Qua một thời gian giảng dạy tại trường THCS tôi nhận thấy rằng
trong phương pháp giảng dạy môn Sinh học việc sử dụng phương pháp trực quan kết hợp
với các phương pháp khác là một trong những phương pháp tích cực thu hút học sinh
ham học nhiều hơn, vì bằng phương pháp này sẽ kích thích sự tìm tòi độc lập của học
sinh thông qua thí nghiệm, vật chất, vật tượng hình… các em sẽ thu nhận kiến thức từ
những đồ dùng trực quan đó.
2. Phạm vi đề tài:
Trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh THCS có rất nhiều phương pháp đạt hiệu quả
cao, song do thời gian có hạn, kinh nghiệm còn ít ỏi. Vì vậy trong phạm vi đề tài này tôi
chỉ đề cập đến kinh nghiệm sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với các phương pháp
khác trong việc giảng dạy Sinh học lớp 6, nhằm phát huy tính tích cực, tính tự giác của
học sinh ở trường trung học cơ sở.
2
II - Nội dung
1. Cơ sở khoa học của giải pháp:
Qua quá trình dạy học của giáo viên cần phải biết phát huy vai trò tích cực, tự giác, độc
lập trong nhận thức của học sinh. Tính tích cực, tự giác, độc lập trong học tập giúp học
sinh nắm và hiểu rõ bản chất của tri thức. Từ đó tự nó gây được ở học sinh hứng thú
trong học tập, tự các em xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn.
Tính tích cực tự giác, độc lập trong học tập không chỉ nhằm giúp học sinh hoàn thành
nhiệm vụ học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cũng từ phẩm chất đáng quý này
là cơ sở nền móng, là động cơ chủ yếu để giúp các em vượt qua mọi khó khăn, trở ngại
trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người trong cuộc sống.
Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên, trong đó giáo viên
giữ vai trò chủ đạo, tổ chức điều khiển. Trò chủ động, tích cực, tự giác. Nhưng giáo viên
phải tổ chức như thế nào để dẫn đến trò làm việc tích cực, tự giác.
Tôi tự nhận thấy vấn đề nâng cao tính tích cực, tự giác, độc lập tiếp thu kiến thức
của học sinh trong học tập là một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng
giảng dạy và học tập.
Phát huy tính tích cực, tự giác tiếp thu kiến thức môn Sinh học có thể tiến hành
dưới nhiều hình thức khác nhau. Song bằng con đường thông qua phương pháp dạy học
bằng phương pháp trực quan kết hợp với các phương pháp khác là một trong những biện
pháp gây tác động, kích thích học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập tiếp thu
kiến thức rất tốt.
Sau khi đã tìm hiểu nội dung của các bài sinh học lớp 6, tôi thấy rằng việc hình thành
kiến thức mới cho học sinh trung học cơ sở băng phương pháp trực quan rất quan trọng
và qua kinh nghiệm giảng dạy tôi cang thấy rõ việc sử dụng phương pháp trực quan kết
hợp với các phương pháp khác rất ưu việt (ở một số bài).
Mặt khác trong Sinh học nói chung và chương trình trung học cơ sở nói riêng. Khi nghiên
cưú các bộ phận của một loài nào đó. có những bộ phận không thể quan sát bằng mắt
thường mà phải dùng kính lúp, kính hiển vi, kính hiển vi phóng đại hoặc dùng tranh vẽ để
truyền thụ tri thức cho học sinh. Từ những tính ưu việt trên, tôi đã tiến hành dạy thử ở hai
lớp. Đó là lớp 6A và 6B.
Ví dụ: Khi giảng bài "Các bộ phận của hoa" ở phần "Các bộ phận của hoa".
3
- ở lớp 6, tôi dạy bằng phương pháp đàm thoại: Trước hết tôi giới thiệu sơ lược về hoa.
Sau đó tôi yêu cầu học sinh dựa vào lời giới thiệu đó và dựa vào hiểu biết thực tế hãy cho
biết:
- Hoa gồm mấy bộ phận?
- Đó là những bộ phận nào?
- Hãy mô tả từng bộ phận đó?
Sau đó tôi bổ sung thêm và giảng đi giảng lại nhiều lần (chỉ giảng mà không dùng đồ
dùng trực quan). Cuối giờ củng cố bài bằng câu hỏi "Hoa gồm những bộ phận nào; hãy
chỉ tên các bộ phận đó? "Học sinh chỉ trả lời được các bộ phận của hoa, nhưng khi hỏi:
Đâu là đế hoa; học sinh lại chỉ vào đài hoa? Đâu là đài hoa" Học sinh lại chỉ vào tràng
hoa.
Qua đó ta thấy rằng học sinh thuộc bài nhưng không hiểu bài.
- ở lớp 6B tôi dạy theo cách:
Yêu cầu học sinh chuẩn bị trước mỗi em 1 đến 2 bông hoa tươi. Giáo viên hướng dẫn học
sinh quan sát hoa bưởi, tách hoa bưởi và quan sát để xác định các bộ phận của hoa bưởi
để xác định.
?: Hoa bưởi gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
Hãy mô tả các bộ phận đó?
Vị trí sắp xếp từng bộ phận như thế nào?
Học sinh tách và quan sát từng bộ phận rồi đặt chúng vào tờ giấy trắng theo thứ tự từ
ngoài vào trong. Giáo viên yêu cầu học sinh lấy nhị hoa gõ nhẹ lên tờ giấy trắng và rút ra
nhận xét? (thấy rơi xuống bụi vàng, đó là những hạt phấn hoa). Trên nhụy có vòi nhụy.
Sờ vào đầu nhụy thấy như thế nào? (hơi dính). Đầu nhụy có gì đặc biệt? (Phình to hơn
gọi là bầu nhụy). Tiếp đó giáo viên yêu cầu học sinh cắt ngang hoặc bổ đôi bầu nhụy để
quan sát noãn và rút ra nhận xét.
Với phương pháp như vậy học sinh sẽ dễ hiểu hơn. Học sinh chỉ cần nhìn vào bông hoa là
đã thuộc bài và hiểu bài ngay tại lớp.
2. Hiệu quả đề tài.
Qua kết quả kiểm tra ở 2 lớp (6A và 6B ). Tôi thấy việc sử dụng phương pháp trực quan
có hiêuh quả tốt hơn, giáo viên không cần nói nhiều mà học sinh lại hiểu bài một cách
4
chắc chắn và nhớ lâu. Phương pháp này còn kích thích các em tư duy để tìm tòi cái mới.
từ đó giúp các em phát huy được tính tích cực, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức.
Tuy nhiên không phải bài nào cũng có thể dùng phương pháp trực quan được. Chính vì
vậy mà người giáo viên chúng ta phải hết sức linh hoạt trong giảng dạy, khi nào nên dùng
vật thật, khi nào nên dùng vật tượng hình, thí nghiệm … để phù hợp với nội dung bài
giảng và đem lại kết quả giảng dạy cao hơn.
III - kết luận chung
Sinh học là một bộ môn khoa học thực nghiệm gần gũi với thiên nhiên, nghiên cứu thiên
nhiên và con người. Muốn tìm hiểu nó phải kết hợp nhiều phương pháp (thực hành, trực
quan, thăm quan, dùng lời …). Trong đó phương pháp trực quan đóng một vai trò quan
trọng. Qua tìm hiểu nội dung chương trình Sinh học THCS (nhất là lớp 6), tôi thấy phần
lớn các bài Sinh học phải dùng phương pháp trực quan. Vì thế chúng ta phải vận dụng
một cách triệt để, tuyệt đối để đạt kết quả cao trong giảng dạy.
Dùng đồ dùng trực quan sẽ kích thích sự tìm tòi độc lập của học sinh mà các em sẽ thu
nhận kiến thức trực tiếp từ các đồ dùng trực quan. Nó đòi hỏi các em phải tư duy độc lập,
tích cực, giúp các rm có kỹ năng quan sát, kỹ năng suy luận, diễn đạt một vấn đề, rèn óc
tư duy sáng tạo cho học sinh.
Tuy nhiên dùng các phương tiện trực quan đòi hỏi giáo viên phải đầu tư suy nghĩ để chọn
dụng cụ sao cho phù hợp, không phải bài nào cũng có thể dùng đồ dùng trực quan. Chính
vì vậy người giáo viên phải linh hoạt trong việc này, tránh sự nhầm lẫn đi đến sai kiến
thức cơ bản.
Trên đây là một vài kinh nghiệm đúc kết được qua một số năm giảng dạy Sinh học tại
trường THCS, tôi mạnh dạn đưa thành đề tài để đồng nghiệp cùng tham khảo góp ý để
phần nào ứng dụng được vào trong các tiết dạy Sinh học.
Đối với bản thân tôi, mặc dù có nhiều cố gắng song kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều và
về mặt lý luận còn non kém. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.
Về phía bản thân tôi nguyện phát huy hơn nữa để đúc kết được nhiều kinh nghiệm dày
dặn phục vụ cho giảng giạy đạt kết quả cao hơn.
Về phía nhà trường tôi mong rằng nhà trường xây dựng: Góc sinh giới, phòng sinh học và
các thiết bị sinh học để phục vụ cho việc giảng dạy sinh học tốt hơn.
5