Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Cải thiện dịch vụ cung cấp nước sạch sinh hoạt tại các xã ngoại thành của thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CAO DUY HẢI

CẢI THIỆN DỊCH VỤ CUNG CẤP NƢỚC SẠCH SINH HOẠT
TẠI CÁC XÃ NGOẠI THÀNH CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÕA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CAO DUY HẢI

CẢI THIỆN DỊCH VỤ CUNG CẤP NƢỚC SẠCH SINH HOẠT
TẠI CÁC XÃ NGOẠI THÀNH CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÕA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105



Quyết định giao đề tài:

674/QĐ-ĐHNT ngày 29/8/2016

Quyết định thành lập HĐ:

696/QĐ-ĐHNT ngày 07/8/2017

Ngày bảo vệ:

22/8/2017

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Chủ tịch Hội đồng:
TS. HÀ VIỆT HÙNG
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Cải thiện dịch vụ cung cấp nước
sạch sinh hoạt tại các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”
là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công
trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Nha Trang, ngày 10 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn


Cao Duy Hải

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn TS. Phạm Hồng Mạnh, ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Với sự tận tình hƣớng dẫn và những lời
động viên của thầy đã giúp tôi vƣợt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Xin cám ơn quý thầy cô giảng dạy chƣơng trình cao học đang giảng dạy, nghiên
cứu tại trƣờng Đại học Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và trƣờng Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu
ích và giúp tôi nhiều trong khi thực hiện nghiên cứu.
Xin cám ơn quý thầy, cô công tác các tại Phòng ban Trƣờng Đại học Nha Trang đã
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi tham gia khóa học và trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới UBND TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; Ban
lãnh đạo cùng các phòng chức năng của Công ty cổ phần cấp thoát nƣớc Khánh Hòa
đã tạo điều kiện cung cấp cho tôi các dữ liệu quan trọng về hoạt động kinh doanh của
công ty để thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 10 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn

Cao Duy Hải

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC KÝ HIỆU .................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. x
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... xiii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...........................................................................................xiv
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1. Cơ sở hình thành đề tài ...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 3
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................... 4
1.6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................................... 5
1.6.1. Đóng góp về khía cạnh khoa học ..........................................................................5
1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ....................................................................................5
1.7. Cấu trúc của luận văn......................................................................................................... 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 7
2.1. Lý luận về môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng và tài nguyên nƣớc ................................... 7
v


2.1.1. Môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng ............................................................................... 7

2.2. Tài nguyên nƣớc và phân loại tài nguyên nƣớc ............................................................. 16
2.2.1. Khái niệm ............................................................................................................ 16
2.2.2. Phân loại tài nguyên nƣớc ............................................................................................ 18
2.2.3. Vai trò của tài nguyên nƣớc ................................................................................ 22
2.2.4. Tình hình sử dụng nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam ......................................... 25
2.3. Giá trị hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng ......................................................................... 32
2.3.1. Tổng giá trị hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng...................................................... 32
2.3.2. Cơ sở lý luận về Giá sẵn lòng chi trả (WTP) và thặng dƣ tiêu dùng (CS) ................ 33
2.3.3. Các cách tiếp cận để đo lƣờng các lợi ích về môi trƣờng ................................... 34
2.3.4. Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method- CVM) ....... 36
2.4. Khái niệm nhận thức, thái độ ................................................................................. 40
2.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................... 41
2.5.1. Các nghiên cứu trong nƣớc..................................................................................41
2.5.2. Các nghiên cứu nƣớc ngoài .................................................................................42
2.5.3. Đánh giá chung các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .......................... 43
2.6. Khung phân tích và mô hình nghiên cứu ....................................................................... 44
2.6.1. Khung phân tích .................................................................................................44
2.6.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...............................................................................44
2.6.3. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 45
TÓM TẮT CHƢƠNG 2: ............................................................................................... 47
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 48
3.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................................... 48
3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu................................................................................................. 50
3.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ......................................................................50

vi


3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ..................................................................51
3.2.3. Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) ......................................................... 52

3.2.4. Mô hình kinh tế lƣợng ......................................................................................... 57
3.3. Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu ...................................................................................... 62
3.3.1. Phiếu điều tra .......................................................................................................62
3.3.2. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................................63
3.3.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................... 64
3.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu......................................................................... 64
3.4.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả ...............................................................................64
3.4.2. Phƣơng pháp thống kê so sánh ............................................................................65
3.4.3. Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên ......................................................................65
TÓM TẮT CHƢƠNG 3: ............................................................................................... 65
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................... 66
4.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ................................................................................... 66
4.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ........................................................................66
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................................... 68
4.2. Thực trạng dịch vụ cung cấp nƣớc sinh hoạt tại địa bàn thành thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa .................................................................................................. 71
4.3. Kết quả điều tra, khảo sát về dịch vụ cung cấp nƣớc sinh hoạt tại địa bàn các xã
ngoại thành thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa...................................................... 73
4.3.1. Khái quát về mẫu điều tra .................................................................................... 73
4.3.2. Kết quả điều tra, khảo sát các thông tin cơ bản của chủ hộ ................................ 73
4.4. Đặc điểm về sử dụng dịch vụ cung cấp nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân tại địa bàn
các xã ngoại thành thành phố Nha Trang ...................................................................... 77
4.5. Mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt tại các xã ngoại
thành của thành phố Nha Trang..................................................................................... 84
vii


4.5.1. Mức sẵn lòng chi trả của hộ gia đình đối với dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh
hoạt tại các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang ................................................... 84
4.5.2. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy .................................................................... 85

TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ................................................................................................ 90
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KHUYẾN NGHỊ....... 91
5.1. Kết luận................................................................................................................... 91
5.2. Một số gợi ý chính sách cho việc cải thiện cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt tại các xã
ngoại thành của Tp Nha Trang. ..................................................................................... 92
5.2.1. Nâng cao năng lực cấp nƣớc sinh hoạt cho thành phố ........................................ 92
5.2.2. Xã hội hóa để tăng cƣờng năng lực cấp nƣớc sinh hoạt ...................................... 93
5.2.3. Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ ngoại thành tiếp cận đƣợc nguồn nƣớc sinh
hoạt sạch ........................................................................................................................ 94
5.2.4. Giải quyết tốt việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân tại địa phƣơng ......... 94
5.2.5. Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc sử dụng nƣớc tiết kiệm.............. 95
5.3. Những khuyến nghị khác ........................................................................................ 95
5.4. Hạn chế của nghiên cứu.......................................................................................... 96
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 97
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC KÝ HIỆU
E:

Độ chính xác mong muốn (độ tin cậy)

G:

Lƣợng hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra

M :


Nguyên vật liệu và năng lƣợng

N :

Kích thƣớc của tổng thể

N:

Cở mẫu

R’c :

Khả năng tự tái chế của ngƣời tiêu dùng

R’p :

Khả năng tự tái chế từ sản xuất

W :

Tổng lƣợng chất thải từ hệ thống kinh tế

Wc :

Các chất thải từ quá trình tiêu dùng sản phẩm

Wp :

Các chất thải từ quá trình sản xuất, chế biến tài nguyên


Wr:

Các chất thải từ quá trình khai thác

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

BTNMT
BV

Giá trị để lại

Bequest Value

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CP

Cổ phần

Thặng dƣ tiêu dùng

CS

Consumer Surplus

CVM

Contingent Valuation Method Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

DS-KHHGĐ
EV

Existence Value

Giá trị tồn tại

MP

Market Price

Giá thị trƣờng

NUV

Non- Use Value

Giá trị không sử dụng


OV

Option Value

Giá trị lựa chọn
Quy chuẩn Việt Nam

QCVN
TEV

Tổng giá trị kinh

Total Economic Value

TNN

Tài nguyên nƣớc

UNICEP

Chƣơng trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

UV

Use Values

Giá trị sử dụng

WTP


Willingness To Pay

Mức sẵn lòng chi trả

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Trữ lƣợng nƣớc trên thế giới (theo F. Sargent, 1974)......................................... 19
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các phƣơng pháp ƣớc lƣợng lợi ích ................................................ 35
Bảng 3.1: Các biến trong mô hình ......................................................................................... 60
Bảng 3.2: Cơ cấu và qui mô mẫu điều tra ............................................................................. 64
Bảng 4.1: Tình hình dân số và đất đai xã ngoại thành của thành phố Nha Trang .............. 69
Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế thành phố Nha Trang .................................................................... 71
Bảng 4.3: Phƣơng án tiêu thụ nƣớc sạch của Tp Nha Trang và một số vùng phụ cận giai
đoạn 2017 – 2020 .................................................................................................................... 71
Bảng 4.4: Mức giá nƣớc sạch sinh hoạt của Công ty Cổ phần cấp thoát nƣớc Khánh Hòa
giai đoạn 2017 – 2020 ............................................................................................................. 72
Bảng 4.5: Mẫu điều tra đƣợc sử dụng để nghiên cứu ........................................................... 73
Bảng 4.6: Đặc điểm giới tính của chủ hộ .............................................................................. 74
Bảng 4.7: Tuổi của chủ hộ trong mẫu nghiên cứu ................................................................ 74
Bảng 4.8: Trình độ học vấn của chủ hộ trong mẫu nghiên cứu ........................................... 75
Bảng 4.9: Quy mô của hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu ................................................... 75
Bảng 4.10: Nghề nghiệp của chủ hộ trong mẫu nghiên cứu ................................................ 76
Bảng 4.11: Thu nhập bình quân mỗi ngƣời trong hộ gia đình và số ngƣời tạo ra thu nhập
trong gia đình ........................................................................................................................... 76
Bảng 4.12: Tình hình cung cấp dịch vụ nƣớc sạch sinh hoạt ............................................... 77
Bảng 4.13: Hình thức cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt cho hộ gia đình ................................. 77
Bảng 4.14: Đánh giá của hộ gia đình về dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt do Công ty
cấp thoát nƣớc Khánh Hòa cung cấp ..................................................................................... 78

Bảng 4.15: Đánh giá của hộ gia đình về dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt do tƣ nhân
cung cấp ................................................................................................................................... 78
Bảng 4.16: Đánh giá của hộ gia đình về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt từ giếng khoan ......... 78
xi


Bảng 4.17: Đánh giá của hộ gia đình về sự cần thiết đối với dịch vụ cải thiện nƣớc sinh hoạt .. 79
Bảng 4.18: Đánh giá của hộ gia đình về các thủ tục lắp đặt cung cấp nƣớc sinh hoạt ....... 79
Bảng 4.19: Sự hài lòng của hộ gia đình đối với dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt .......... 80
Bảng 4.20: Đánh giá xu hƣớng sử dụng nƣớc sinh hoạt của hộ .......................................... 80
Bảng 4.21: Nội dung chi trả cho dịch vụ nƣớc sinh hoạt của hộ ......................................... 80
Bảng 4.22: Trách nhiệm chi trả dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt .............................. 81
Bảng 4.23: Nhận thức lợi ích của việc đóng phí dịch vụ nƣớc sạch sinh hoạt.................... 81
Bảng 4.24: Nhận thức của hộ về lợi ích của việc đóng phí dịch vụ cung cấp nƣớc sạch
sinh hoạt ................................................................................................................................... 82
Bảng 4.25: Sự sẵn lòng chi trả và lý do dẫn đến sự sẵn lòng chi trả của ngƣời dân ........... 83
Bảng 4.26: Lý do hộ gia đình đƣa ra mức sẵn lòng trả đối với giá nƣớc sinh hoạt ............ 84
Bảng 4.27: Mức sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt ............ 85
Bảng 4.28: Các biến trong mô hình (Variables in the Equation) ......................................... 86
Bảng 4.29: Phân loại dự báo (Classification Table) ............................................................. 87
Bảng 4.30: Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình .......................................... 87
Bảng 4.31: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ......................................................... 88
Bảng 4.32: Bảng tổng hợp kết quả về các giả thuyết mô hình nghiên cứu ......................... 90

xii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa khai thác và khả năng phục hồi tài nguyên ...................... 11
Hình 2.2. Môi trƣờng – nơi chứa đựng chất thải ........................................................... 12

Hình 2.3. Sơ đồ hoạt động của hệ thống kinh tế ........................................................... 14
Hình 2.4. Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trƣờng ........................................16
Hình 2.5. Tỉ lệ giữa các loại nƣớc trên thế giới (Liêm,1990)........................................18
Hình 2.6. Con ngƣời không thể nhịn uống nƣớc quá năm ngày ...................................23
Hình 2.7. Hai công nhân đang đổ chất thải vệ sinh từ nhà máy ra một con suối ở khu ổ
chuột Korogocho, Nairobi, Kenya.................................................................................26
Hình 2.8. Gần 80km sông bị khô hạn do thủy điện Đắk Mi 4 chặn dòng .................... 30
Hình 2.9. Sơ đồ các thành phần của tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trƣờng .........33
Hình 2.10. Đồ thị đƣờng cầu đối với hàng hóa môi trƣờng ..........................................34
Hình 2.11. Quá trình nhận thức ..................................................................................... 40
Hình 2.12. Khung phân tích của nghiên cứu .................................................................44
Hình 2.13. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................45
Hình 3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 48
Hình 3.2. Trình tự thực hiện của phƣơng pháp CVM ................................................... 56
Hình 4.1. Bản đồ hành chính thành phố Nha Trang ...................................................... 66
Hình 4.2. Nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình các tháng trong năm của thành phố Nha Trang .. 68
Hình 4.3. Tỉ lệ đồng ý và không đồng ý đóng phí dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt
của hộ gia đình ...............................................................................................................83

xiii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Cải thiện dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt tại các xã
ngoại thành của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”, mục tiêu là để ƣớc lƣợng
mức sẵn lòng trả cho dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt của hộ gia đình tại các xã
ngoại thành của thành phố Nha Trang bằng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM);
xác định các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của chúng đến khả năng sẵn
lòng chi trả của ngƣời dân đối với dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt của hộ gia
đình tại các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang.

Phƣơng pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích, thống kê và sử dụng các mô hình
kinh tế lƣợng để phân tích mức sẵn lòng chi trả (WTP) của hộ gia đình cho dịch vụ
cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt; xác định ra những nhân tố nào có ảnh hƣởng tới WTP.
Các phƣơng pháp sử dụng cụ thể: (i) Phƣơng pháp thống kê mô tả; (ii) Phƣơng pháp
thống kê so sánh; (iii) Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM); Phƣơng pháp hồi
quy đa biến.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên 400 phiếu điều tra tại các hộ dân thuộc 8 xã ngoại
thành của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mẫu nghiên cứu đƣợc lấy bằng phƣơng
pháp chọn mẫu phi xác suất và theo định mức (Quota sampling) để chọn ra số lƣợng
hộ sẽ điều tra/xã; sau đó lại dùng phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trên cơ sở danh sách
của xã để tiến hành khảo sát tại từng hộ cụ thể. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
Tình hình cung cấp dịch vụ nƣớc sạch của các hộ gia đình tại địa bàn các xã
ngoại thành Tp Nha Trang có thấy có 65% hộ gia đình sử dụng dịch vụ do Công ty cấp
thoát nƣớc Khánh Hòa cung cấp; 29,6% tỉ lệ hộ đình sử dụng dịch vụ do tƣ nhân cung
cấp và 5,2% tỉ lệ hộ gia đình không sử dụng của 2 đơn vị này mà thông qua các nguồn
nƣớc khác, nhƣ khoan giếng.
Các hộ đƣợc sử dụng nguồn nƣớc sạch do Công ty cấp thoát nƣớc Khánh Hòa
cung cấp đều đƣợc lắp đặt thông qua lắp đặt đồng hồ nƣớc đo. Những hộ sử dụng dịch
vụ do tƣ nhân cung cấp chủ yếu là mua trực tiếp từ các xe bồn chứa. Những hộ không
sử dụng dịch vụ chủ yếu là tự khoan giếng.
Đối với chất lƣợng nƣớc do Công ty cấp thoát nƣớc Khánh Hòa cung cấp cho
thấy có 44,96% tỉ lệ hộ gia đình sử dụng cho rằng chất lƣợng nƣớc là rất tốt; 50,84% là
xiv


tốt; 4,20% cho rằng chất lƣợng nƣớc sử dụng bình thƣờng. Trong khi đó, đối với chất
lƣợng nƣớc do tƣ nhân cung cấp cho thấy có 37,04% tỉ lệ hộ gia đình sử dụng cho rằng
chất lƣợng nƣớc là tốt; 48,15% cho rằng chất lƣợng nƣớc sử dụng bình thƣờng và gần
14% tỉ lệ hộ cho rằng chất lƣợng nƣớc là không tốt và rất không tốt.
Đối với những hộ sử dụng giếng khoan cho thấy, có 52,63% tỉ lệ hộ gia đình sử

dụng cho rằng chất lƣợng nƣớc là bình thƣờng; 31,58% cho rằng chất lƣợng nƣớc sử
dụng là không tốt và 15,79% tỉ lệ hộ cho rằng chất lƣợng nƣớc là rất không tốt.
Luận văn đã đánh giá mức sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện dịch vụ cung cấp
nƣớc sinh hoạt. Có khá nhiều mức phí đƣợc hộ gia đình đề xuất, thấp nhất là 5.000
đồng/hộ/tháng và cao nhất là 12.000 đồng/m3. Giá trị mức sẵn lòng trả trung bình đƣợc
tính toán là 8.589 đồng/m3.
Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy logit để xác định các yếu tố ảnh hƣởng
để khả năng sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện dịch vụ cung cấp nƣớc sinh hoạt của
các hộ dân tại các xã ngoại thành trên địa bàn Tp Nha Trang. Kết quả phân tích đã cho
thấy, X5_thunhap, D1_hlong, D2_ngnsdung, D4_nghe là có ý nghĩa thống kê ở mức
1%, 5% và 10. Mức độ giải thích của mô hình là 62,2%.
Từ khóa: sẵn lòng chi trả, Nha Trang, vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt.

xv


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh
Khánh Hòa, có diện tích tự nhiên 252,6 km2, dân số trung bình 394.455 ngƣời. Thành
phố Nha Trang có 27 đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, bao gồm 19 phƣờng nội
thành và 8 xã ngoại thành. Thời gian qua, với những kết quả phát triển toàn diện
kinh tế - xã hội, ngày 22 tháng 4 năm 2009 Nha Trang vinh dự đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa, tạo ra thế và lực
mới để thành phố phát triển nhanh và mạnh hơn trong tƣơng lai.
Thành phố Nha Trang có tiềm năng thế mạnh về phát triển dịch vụ, du lịch, công
nghiệp, phát triển nông nghiệp ven đô v.v. Những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hƣởng
của khủng khoảng kinh tế thế giới, kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang vẫn đạt đƣợc
những thành tựu đáng kể:tăng trƣởng kinh tế đạt mức khá cao; hạ tầng đô thị đƣợc
hoàn thiện thêm một bƣớc;lĩnh vực dịch vụ, du lịch phát huy đƣợc tiềm năng thế

mạnh, thu hút nhiều sự kiện quốc tế đến với Nha Trang; các khu, cụm công nghiệp
đang phát huy hiệu quả. Đời sống dân cƣ không ngừng đƣợc nâng cao. Thành phố Nha
Trang đã có những góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển chung, nâng cao vị thế
của thành phố trong của tỉnh và cả nƣớc.
Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch đã thúc đẩy
nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng phát triển,
đời sống của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện. Bên cạnh đó, thách thức về môi
trƣờng cũng rất lớn, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến môi
trƣờng sống của ngƣời dân. Nƣớc là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết
yếu cho cuộc sống và con ngƣời không có nƣớc không có sự sống. Chúng ta cần nƣớc
sạch cho sinh hoạt, bảo vệ sức khoẻ và vệ sinh. Nƣớc cần cho sản xuất nông nghiệp,
thuỷ sản, công nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Đối với các xã ngoại thành thành phố Nha Trang, sản xuất nông nghiệp và ngƣ
nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu của ngƣớc dân tại các xã. Nguồn nƣớc mà ngƣời
dân sử dụng chủ yếu là nƣớc giếng, nƣớc mƣa và nƣớc đƣợc mua từ các xe bồn do tƣ
nhân cung cấp. Nguồn nƣớc tự nhiên ngƣời dân tại các xã đang sử dụng hiện tại đang
1


bị ô nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm
nguồn nƣớc nhƣ: do sự ảnh hƣởng của các khu công nghiệp, do hóa chất sử dụng trng
nông nghiệp, do nƣớc thải sinh hoạt của các hộ dân … Nên chất lƣợng nƣớc không
đƣợc đảm bảo, gây ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe của ngƣời dân ại các xã ngoại thành
của thành phố Nha Trang.
Với mong muốn giúp các khu vực, quốc gia và các địa phƣơng có thể phát triển
kinh tế xã hội của mình một cách bền vững. Trong nhiều năm qua các tổ chức quốc tế,
các quốc gia, chính quyền các địa phƣơng, các nhà nghiên cứu đã có sự quan tâm rất
đặc biệt đến việc nghiên cứu về hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng, trong đó có vấn đề
quản lý và sử dụng nƣớc sinh hoạt. Các đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này
cả trên thế giới lẫn tại Việt Nam ngày càng nhiều, điển hình nhƣ: Churaitapvong và

Jittapatr Kruavan (2003), Dixon và cộng sự (1993), Kaliba, Norman và Chang (2003),
Shion Guha (2007), Võ Thành Danh (2008), Phạm Khánh Nam, Trần Võ Hùng Sơn
(2009) …
Những nghiên cứu trên đã hình thành các khung lý thuyết và phƣơng pháp luận
từ lý thuyết của kinh tế tài nguyên môi trƣờng với những đặc điểm hàng hóa môi
trƣờng nói chung, dịch vụ cung cấp và quản lý nƣớc sinh hoạt nói riêng không phải là
hàng hóa đƣợc trao đổi, mua bán trên thị trƣờng; chúng là những hàng hóa công và
đang có xu hƣớng sử dụng quá mức. Việc định mức phí dƣới mức khan hiếm về chất
lƣợng nƣớc sinh hoạt đã tạo ra nhiều thói quen sử dụng nƣớc bừa bãi, áp lực lên ngân
sách của địa phƣơng…
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc tìm giải pháp nhằm giảm áp lực cho ngân
sách của địa phƣơng, đánh giá đƣợc mức sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình tại địa
phƣơng đối với dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt, đồng thời cải tiến dịch vụ cung
cấp nƣớc sạch sinh hoạt để có thể phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của ngƣời dân là vấn đề
hết sức cần thiết. Để thành phố có thể đƣa ra các chính sách khoa học và hợp lý liên
quan đến dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt, rất cần một nghiên cứu để phân tích,
đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng chi trả đối với giá nƣớc sinh hoạt của
các hộ dân tại các xã ngoại thành của thành phố. Trong lúc, đến nay vẫn chƣa có một
nghiên cứu nào tại thành phố Nha Trang về vấn đề này, thì việc nghiên cứu đề tài “Cải
thiện dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt tại các xã ngoại thành của thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” sẽ là cơ sở khoa học quan trọng giúp cho chính quyền
2


địa phƣơng xác định đúng đƣợc mức giá nƣớc, tạo các nguồn lực tài chính để cải thiện
tốt hơn dịch vụ môi trƣờng này tại địa phƣơng trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là “Cải thiện dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt tại
các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” từ đó góp phần đề xuất

các giải pháp nhằm cải thiện dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt tại các xã ngoại
thành của thành phố Nha Trang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt trên địa bàn
các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang.
(2) Mục tiêu 2: Đánh giá thái độ và nhận thức của các hộ gia đình đối với dịch vụ
cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt trên địa bàn các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang.
(3) Mục tiêu 3: Đánh giá mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ cung cấp nƣớc sạch
sinh hoạt trên địa bàn các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang. Xác định nhu cầu
sử dụng dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt của hộ dân.
(4) Mục tiêu 4: Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sẵn lòng chi trả cho
dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn các xã ngoại thành
của thành phố Nha Trang .
(5) Mục tiêu 5: Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện dịch vụ cung cấp
nƣớc sạch sinh hoạt tại các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
(1) Thực trạng sử dụng và quản lý nƣớc sinh hoạt của hộ gia đình tại các xã ngoại
thành của thành phố Nha Trang nhƣ thế nào?
(2) Ngƣời dân tại các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
có thái độ và nhận thức nhƣ thế nào đối với dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt tại
các xã ngoại thành của thành phố?
(3) Ngƣời dân có sẵn lòng trả tiền cho dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt hay
không và mức giá sẵn lòng trả của họ chịu chấp nhận là bao nhiêu? nhu cầu sử dụng
dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt của ngƣời dân nhƣ thế nào?
3


(4) Những yếu tố nào tác động đến khả năng sẵn lòng chi trả cho dịch vụ cung
cấp nƣớc sạch sinh hoạt của các hộ dân tại các xã ngoại thành của thành phố Nha

Trang, tỉnh Khánh Hòa?
(5) Những đề xuất hàm ý chính sách gì trong thời gian đến nhằm cải thiện dịch
vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt tại địa phƣơng?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là xác định mức giá sẵn lòng chi trả và các yếu
tố, các vấn đề liên quan ảnh hƣởng đến khả năng sẵn lòng chi trả của hộ gia đình cho
dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt tại các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa.
Đối tƣợng khảo sát
Đối tƣợng khảo sát là các hộ dân tại các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian
Phạm vi không gian của đề tài “Cải thiện dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt
tại các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” đƣợc thực hiện
trong phạm vi 08 xã ngoại thành của thành phố Nha Trang. Cụ thể: xã Phƣớc Đồng, xã
Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Lƣơng, xã Vĩnh Ngọc, xã Vĩnh Phƣơng, xã Vĩnh Thái, xã Vĩnh
Thạnh, xã Vĩnh Trung.
Thời gian
Phạm vi thời gian của đề tài đƣợc thực hiện từ năm 2016 đến năm 2017.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài này sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau, nhƣ tổng hợp phân
tích tài liệu, phƣơng pháp điều tra thống kê, phƣơng pháp mô hình hóa... Nhìn chung,
có 2 phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc thực hiện trong đề tài, đó là:
Phƣơng pháp định tính: Phân tích tài liệu; thảo luận nhóm và điều tra thử.
4


Phƣơng pháp định lƣợng: Đánh giá ngẫu nhiên (CVM); thống kê mô tả; phân

tích hồi quy đa biến.
Nội dung của phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc đề cập chi tiết trong chƣơng 3 của
luận văn.
1.6. Đóng góp của đề tài
1.6.1. Đóng góp về khía cạnh khoa học
Thứ nhất, đề tài đã tổng hợp một khối lƣợng tài liệu khá lớn liên quan đến vấn
đề nghiên cứu. Điều này không chỉ giúp cho việc nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả
đối với dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt của đề tài nói riêng mà đối với các hàng
hóa dịch vụ môi trƣờng nói chung.
Thứ hai, nghiên cứu đã xây dựng đƣợc khung phân tích cho đề tài, xuất phát từ
các lý thuyết liên quan và quá trình lƣợc khảo tài liệu. Đây là cơ sở khoa học để đề tài
triển khai phân tích mức sẵn lòng chi trả của hộ gia đình cho dịch vụ cung cấp nƣớc
sạch sinh hoạt tại các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau về
mức sẵn lòng chi trả, các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sẵn lòng chi trả của hộ dân
đối với dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt.
Thứ hai, đề tài đã tổng hợp những kinh nghiệm của các địa phƣơng đã triển
khai dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt tại Việt Nam, đồng thời rút ra đƣợc những
bài học kinh nghiệm quí trong hoạt động thực tiễn tại địa phƣơng.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu này, là một bằng chứng thực tiễn giúp cho nhà cung
cấp dịch vụ, chính quyền thành phố xác định đƣợc mức sẵn lòng chi trả, các nhân tố
ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến khả năng sẵn lòng chi trả của
hộ dân đối với dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt trên địa thành phố, từ đó đề ra
những giải pháp phù hợp góp phần nâng cao dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt trên
địa các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang.
1.7. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn đƣợc tổ chức thành 5 chƣơng, cụ thể:
Chƣơng 1: Giới thiệu.
Chƣơng này nhằm mục đích giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

5


Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Nội dung của chƣơng này đƣa ra cơ sở lý thuyết về: môi trƣờng, nhận thức và
thái độ của ngƣời dân đối với môi trƣờng liên quan đến tài nguyên nƣớc; tình hình sử
dụng nƣớc, mức giá sẵn lòng chi trả; những công trình nghiên cứu trƣớc đây. Trên cơ
sở lý thuyết và các công trình trƣớc đây, tác giả sẽ đề xuất mô hình và giả thuyết
nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nội dung của chƣơng này chủ yếu tập trung vào các phƣơng pháp nghiên cứu
sử dụng trong nghiên cứu.
Chƣơng 4: Phân tích và thảo luận nghiên cứu.
Nội dung chính của chƣơng này là tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá
mức sẵn lòng chi trả, cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sẵn lòng chi trả của
ngƣời dân đối với dịch vụ cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt của các hộ gia đình tại các xã
ngoại thành của thành phố Nha Trang.
Chƣơng 5: Kết luận và các hàm ý chính sách.
Chƣơng này chủ yếu đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao dịch vụ cung cấp
nƣớc sạch sinh hoạt của các hộ gia đình tại các xã ngoại thành của thành phố Nha Trang.

6


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Lý luận về môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng và tài nguyên nƣớc
2.1.1. Môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng
2.1.1.1. Khái niệm và phân loại môi trƣờng
- Khái niệm:
Môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối

với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật. (Khoản 1, Điều 3 - Luật bảo vệ
môi trƣờng năm 2014).
Còn theo chƣơng trình phát triển của liên hợp quốc (UNICEP, 1980): Môi
trƣờng là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh có
ảnh hƣởng tới đời sống của một cá nhân, quần thể hay cộng đồng ngƣời.
Tùy theo từng góc độ tiếp cận mà ngƣời ta có thể đƣa ra các khái niệm về môi
trƣờng khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại chúng ta có thể thấy rằng: Môi trƣờng là
hệ thống các hoàn cảnh chứa đựng và thể hiện các quan hệ giữa thành phần tự nhiên,
kinh tế, xã hội và con ngƣời, tồn tại trong không gian và thời gian xác định.
- Phân loại :
Tùy theo chức năng của môi trƣờng, mục đích nghiên cứu, môi trƣờng có thể
có những cách phân loại khác nhau. Ch ng hạn:
Phân loại theo thành phần:
+ Căn cứ vào thành phần tự nhiên thì môi trƣờng đƣợc chia ra làm 4 loại: đất,
nƣớc, không khí, biển.
+ Căn cứ vào thành phần dân cƣ thì môi trƣờng đƣợc chia ra làm 2 loại: thành thị
và nông thôn.
Phân loại theo chức năng:
+ Môi trƣờng tự nhiên: Bao gồm những nhân tố khách quan nhƣ: đất đai, động thực vật, ánh sáng, không khí...
+ Môi trƣờng xã hội: Bao gồm những quan hệ giữa ngƣời với ngƣời nhƣ: luật lệ,
quy định, cam kết, các hiệp hội, các tổ chức đoàn thể, họ hàng...
7


+ Môi trƣờng nhân tạo: Tất cả những thứ do con ngƣời tạo ra nhƣ: Núi nhân tạo,
xe ô tô, quạt điện ...
Phân loại theo quy mô:
+ Môi trƣờng địa phƣơng (tỉnh Khánh Hòa; tỉnh Ninh Thuận; TP Hồ Chí Minh...)
Môi trƣờng vùng (Vùng duyên hải miền trung; Vùng đồng bằng sông Hồng...).
+ Môi trƣờng Quốc Gia (Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc...)

+ Môi trƣờng khu vực (Châu Âu; Châu Á; Đông Nam Á; Tây Á ...)
Môi trƣờng toàn cầu (Toàn thế giới).
2.1.1.2 Bản chất hệ thống của môi trƣờng
Tùy vào từng góc độ nhìn nhận, nghiên cứu mà ngƣời ta đƣa ra các khái niệm và
sự phân loại khác nhau, song có thể nói tất cả đều thống nhất ở bản chất hệ thống của
môi trƣờng, mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên. Những đặc trƣng cơ bản của hệ
thống môi trƣờng (Đặng Nhƣ Toàn, Nguyễn Thế Chinh, 1997) đó là:
- Tính cấu trúc phức tạp
Hệ thống môi trƣờng bao gồm nhiều phần tử hợp thành. Các phần tử đó có bản
chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cƣ, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác
nhau, đôi khi đối lập nhau.
Cơ cấu của hệ thống môi trƣờng đƣợc thể hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và
cơ cấu bậc thang. Theo chức năng, ngƣời ta có thể phân hệ môi trƣờng ra vô số phân
hệ (môi trƣờng đất, nƣớc, không khí…). Tƣơng tự theo quy mô, ngƣời ta cũng có thể
phân ra các phân hệ lớn tới nhỏ.
Dù theo cách nào chăng nữa thì các phần tử cơ cấu của hệ môi trƣờng thƣờng
xuyên tác động đến nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau (thông qua trao đổi vật chất,
năng lƣợng, thông tin) làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động, phát triển. Vì vậy mỗi sự
thay đổi, dù là rất nhỏ của mỗi phần tử cơ cấu của hệ môi trƣờng đều gây ra một phản ứng
dây chuyền trong toàn hệ, làm suy giảm hoặc gia tăng số lƣợng và chất lƣợng của nó.
- Tính động
Hệ môi trƣờng không phải là một hệ tĩnh mà luôn thay đổi trong cấu trúc của
nó, trong quan hệ tƣơng tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử cơ cấu. Bất

8


kỳ một sự thay đổi nào đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trƣớc đó và hệ lại
có xu hƣớng lập lại thế cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận động và phát
triển của hệ môi trƣờng.

Cân bằng động là một đặc tính cơ bản của môi trƣờng với tƣ cách là một hệ
thống.
Đặc tính này cần đƣợc tính đến trong hoạt động tƣ duy và trong tổ chức thực
tiễn của con ngƣời.
- Tính mở
Môi trƣờng dù có quy mô lớn nhỏ thế nào, cũng đều là một hệ thống mở. Các
dòng vật chất, năng lƣợng và thông tin liên tục chuyển hóa trong không gian và thời
gian (từ hệ lớn đến hệ nhỏ, từ hệ nhỏ đến hệ nhỏ hơn và ngƣợc lại, từ trạng thái này
sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp…).
Vì vậy, các vấn đề môi trƣờng mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài và
cần đƣợc giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các
quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng, vì lợi ích của thế
hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.
- Khả năng tự tổ chức và tự điều chỉnh
Trong hệ môi trƣờng có các phần tử là cơ cấu vật chất sống của con ngƣời, giới
sinh vật, hoặc là các sản phẩm của chúng. Các phần tử này có khả năng tự tổ chức lại
hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngoài theo quy
luật tiến hóa, quy luật giảm Entropy nhằm hƣớng tới trạng thái ổn định.
+ Đặc tính cơ bản này của hệ môi trƣờng quy định tính chất, mức độ, phạm vi can
thiệp của con ngƣời, đồng thời tạo mở hƣớng giải quyết cơ bản, lâu dài cho các vấn đề
môi trƣờng cấp bách hiện nay (tạo khả năng tự hồi phục của các tài nguyên sinh vật đã
suy kiệt, xây dựng các hồ chứa, các vành đai cây xanh, nuôi trồng thủy sản…).
2.1.1.3. Ô nhiễm môi trƣờng
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014: “Ô nhiễm môi trƣờng là
sự biến đổi của các thành phần môi trƣờng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi
trƣờng và tiêu chuẩn môi trƣờng gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh vật”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (1990): “Ô nhiễm môi trƣờng đƣợc hiểu là việc chuyển
các chất thải hoặc năng lƣợng vào môi trƣờng đến mức có khả năng gây hại đến sức
khoẻ con ngƣời, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng”.
9



Ô nhiễm môi trƣờng là tình trạng môi trƣờng bị ô nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và các cơ thể
sống khác. Ô nhiễm môi trƣờng xảy ra là do con ngƣời và cách quản lý của con ngƣời
(Lê Huy Bá, 2000).
Có nhiều cách để nhận biết ô nhiễm môi trƣờng. Ch ng hạn:
- Bằng cảm quan: khó chịu
- Bằng trực quan: căn cứ màu sắc bất thƣờng của môi trƣờng nhƣ nƣớc vẫn đục,
không khí xám xịt bởi khói, bụi …
- Bằng các sinh vật chỉ thị: sự biến mất của các loài sinh vật nhạy cảm với môi
trƣờng, hoặc sự thay đổi bất thƣờng về tập tính của chúng.
Thực ra, những cách nhận biết trên chỉ mang tính cảm tính. Để có cơ sở pháp lý
từ đó đi đến kết luận môi trƣờng bị ô nhiễm hay không? nếu ô nhiễm thì do tác nhân
nào?... Ngƣời ta phải dựa vào những tiêu chuẩn của Nhà nƣớc ban hành (quy chuẩn
môi trƣờng). Một thông số môi trƣờng nào đó nếu sau khi đo đạc, phân tích bằng các
phƣơng pháp tiêu chuẩn mà vi phạm thanh tiêu chuẩn quy định, thì đƣợc kết luận
thông số đó đã làm cho môi trƣờng bị ô nhiễm.
Có thể thấy rõ vấn đề trên khi ta xem x t ví dụ sau: Giả sử khi tiến hành đo đạc,
phân tích hàm lƣợng khí SO2 trong không khí thấy giá trị của nó là 0,62 mg/m3 thì có
thể kết luận rằng không khí đó đã bị ô nhiễm khí SO2. Sở dĩ chúng ta có kết luận này
là do: theo QCVN 05:2009 của BTNMT thì giới hạn tối đa cho ph p của thông số này
là 0,3 mg/m3.
2.1.1.4. Vai trò của hệ thống môi trƣờng (Hoàng Xuân Cơ, 2005)
- Môi trƣờng với chức năng là nơi cung cấp tài nguyên
Tài nguyên có khả năng tái sinh, tài nguyên không có khả năng tái sinh và các
dạng thông tin mà con ngƣời khai thác sử dụng đều chứa đựng trong môi trƣờng.
Khi khai thác tài nguyên từ hệ thống môi trƣờng để phục vụ cho hệ thống kinh tế
dẫn tới nhiều hệ quả. Nếu mức khai thác (h) b hơn khả năng phục hồi của tài nguyên
(y) thì môi trƣờng đƣợc cải thiện. Ngƣợc lại, Nếu mức khai thác (h) lớn hơn khả năng

phục hồi của tài nguyên (y) thì môi trƣờng không đƣợc cải thiện, thậm chí có thể dẫn
tới sự suy giảm.
10


×