Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tác động của kiều hối đến chi tiêu của hộ gia đình việt nam giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 81 trang )




NGUYỄ

NG CỦA KIỀU H
Ì



A

ỚC

ẾN CHI TIÊU CỦA H
A

N 2010-2014

ẾH C

TP. Hồ hí

inh, năm 2017

GIA


Trang i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của TS Lê Hồ Phong Linh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số
liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính
tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


T r a n g ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Hồ Phong Linh đã
hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại
cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại
học trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên
tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của
mình.


T r a n g iii


TÓM TẮT
Kiều hối đóng vai trò quan trọng ở những nền kinh tế đang phát triển như Việt
Nam, khi nguồn kiều hối là một kênh cung cấp ngoại tế lớn cho phát triển kinh tế xã
hội nước ta. Năm 2015, kiều hối về Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức cao: đứng thứ
11 thế giới về lượng kiều hối và đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và Philippines) ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương, theo thống kê của World Bank. Bên cạnh những đóng
góp ở tầm vĩ mô, kiều hối còn là một trong những nguồn thu quan trọng củ nhiềua hộ
gia đình Việt Nam.
Đề tài “Tác động của kiều hối đến chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam giai
đoạn 2010-2014” được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập từ hai cuộc Khảo sát mức
sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010 và 2014 của Tổng Cục thống kê. Các lý thuyết
về di cư cho thấy người ta di cư vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó, cải thiện kinh tế
hộ gia đình thường được nhắc đến đầu tiên. Di cư góp phần gia tăng thu nhập, hạn
chế rủi ro cũng như nâng cao mức sống cho hộ gia đình. Ngoài ra, đề tài cũng tham
khảo một số nghiên cứu liên quan ở các nước đang phát triển như Mexico, Senegal,
Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria và một vài nghiên cứu cho trường hợp Việt Nam. Do mẫu
nghiên cứu là mẫu kiểm duyệt, đề tài sử dụng mô hình Tobit để đánh giá tác động
của kiều hối đến các khoản chi tiêu chính của hộ gia đình.
Nghiên cứu cho thấy kiều hối có tác động tích cực đến chi tiêu của hộ. Kết quả
hồi quy cho thấy hộ có nhận kiều hối sẽ chi tiêu nhiều hơn so với những hộ không
nhận được nguồn tiền này. Kiều hối trong năm 2014 phát huy tác động đến chi tiêu
mạnh hơn so với năm 2010. Ngoài ra, khi xem xét những hộ có nhận nguồn tiền này,
mức độ tác động của kiều hối đối với các khoản chi tiêu khác nhau cũng rất khác
nhau. Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về tác động của kiều hối đối với khoản
chi tiêu cho thực phẩm. Tuy nhiên, kiều hối lại có tác động đến các khoản chi tiêu
cho vốn con người. Cụ thể, đối với những hộ có nhận kiều hối, hộ gia đình chi tiêu
cho giáo dục và y tế nhiều hơn. Trong đó, kiều hối có tác động mạnh nhất đến khoản
chi tiêu cho giáo dục. Các kết quả này phù hợp với động cơ của người di cư.



T r a n g iv

Nghiên cứu cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm gia tăng nguồn kiều hối,
từ đó giúp gia tăng thu nhập tạo điều kiện nâng cao mức sống cho hộ gia đình ở Việt
Nam.


Trang v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ x
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................... xi
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU ................................................................................... 1

1.1. Lý do chọn đề tài: ..........................................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu: .......................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3

1.6. Kết cấu luận văn ............................................................................................3
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 5

2.1. Khái niệm: .....................................................................................................5
2.1.1. Kiều hối: .................................................................................................5
2.1.2. Chi tiêu:...................................................................................................5
2.1.3. Chi tiêu dùng hàng ăn uống: ...................................................................6
2.1.4. Chi tiêu cho giáo dục: .............................................................................6
2.1.5. Chi tiêu cho y tế: .....................................................................................6
2.1.6. Hộ gia đình: ............................................................................................6
2.1.7. Di dân:.....................................................................................................7
2.2. Kinh tế học hộ gia đình .................................................................................7
2.3. Đóng góp của di cư quốc tế đối với hộ gia đình............................................8


T r a n g vi

2.3.1. Nguyên nhân thúc đẩy di cư quốc tế ......................................................8
2.3.2. Mặt trái của di cư ..................................................................................11
2.4. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng: .............................................................12
2.5. Tổng quan các nghiên cứu trước .................................................................12
CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 19

3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................19
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................20
3.2.1. Tổng quan về VHLSS ...........................................................................20

3.2.2. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu ........................................................21
3.2.3. Danh sách câu hỏi trong phiếu khảo sát “Phỏng vấn thu nhập và chi
tiêu” được sử dụng trong nghiên cứu ................................................................21
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................21
3.4. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................22
3.4.1. Biến phụ thuộc ......................................................................................26
3.4.2. Biến độc lập ..........................................................................................26
CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ............................................................... 31

4.1. Phân tích thống kê mô tả .............................................................................31
4.2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu .............................................................................33
4.3. Kiểm định sự tương quan ............................................................................41
4.4. Kết quả hồi quy............................................................................................41
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 49

5.1. Kết luận........................................................................................................49
5.2. Kiến nghị .....................................................................................................50
5.3. Hạn chế của đề tài ........................................................................................51
5.4. Hướng nghiên cứu mới của đề tài ...............................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 52
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 56


T r a n g vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 19
Hình 4.1: Sự khác biệt trong cơ cấu chi tiêu giữa hộ nhận và không nhận kiều hối
năm 2010 ................................................................................................................... 34
Hình 3.3: Sự khác biệt trong cơ cấu chi tiêu giữa hộ nhận và không nhận kiều hối
năm 2014 ................................................................................................................... 35


T r a n g viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước ................................................................... 16
Bảng 3.1: Mô tả các biến trong mô hình ................................................................... 23
Bảng 3.2: Số năm đi học cao đẳng đại học quy đổi .................................................. 27
Bảng 3.3: Số năm đi học nghề quy đổi ..................................................................... 27
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình (2010) ............................... 31
Bảng 4.2: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình (2014) ............................... 32
Bảng 4.3: Cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình năm 2010 và 2014.................................. 33
Bảng 4.4: Mức độ chi tiêu của hộ gia đình phân chia theo vùng miền ..................... 35
Bảng 4.5: Mức độ chi tiêu của hộ gia đình theo nhóm thu nhập .............................. 36
Bảng 4.6: Chi tiêu hộ gia đình theo quy mô hộ ........................................................ 37
Bảng 4.7: Chi tiêu của hộ theo độ tuổi của chủ hộ ................................................... 37
Bảng 4.8: Sự khác biệt trong cơ cấu chi tiêu giữa hộ nhận và không nhận kiều hối 38
Bảng 4.9: Chi tiêu của hộ phân theo tình trạng nghèo, khu vực sinh sống của hộ và
thành phần dân tộc của chủ hộ .................................................................................. 39
Bảng 4.10: Chi tiêu hộ gia đình phân theo số trẻ em dưới 6 tuổi, từ 6 đến 18 tuổi và
trên 60 tuổi năm 2010 ............................................................................................... 40
Bảng 4.11: Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân năm
2010 và 2014 ............................................................................................................. 42
Bảng 4.12: Mô hình ước lượng các yếu tố tác động đến chi tiêu bình quân, chi tiêu
bình quân cho giáo dục, cho y tế, cho thực phẩm của hộ có nhận kiều hối năm

2010 ........................................................................................................................... 45


T r a n g ix

Bảng 4.13: Mô hình ước lượng các yếu tố tác động đến chi tiêu bình quân, chi tiêu
bình quân cho giáo dục, cho y tế, cho thực phẩm của hộ có nhận kiều hối năm
2014 ........................................................................................................................... 46
Bảng B1: Bảng câu hỏi ............................................................................................. 62
Bảng C1: Thống kê mô tả dữ liệu năm 2010 ............................................................ 61
Bảng C2: Thống kê mô tả dữ liệu năm 2014 ............................................................ 62
Bảng E1: Mô hình OLS đánh giá tác động của kiều hối đối với chi tiêu bình quân/
người năm 2010 ........................................................................................................ 64
Bảng E2: Mô hình Tobit đánh giá tác động của kiều hối đối với chi tiêu bình quân/
người năm 2014 ........................................................................................................ 65
Bảng F1: Tác động của kiều hối đến chi tiêu bình quân cho giáo dục năm 2010 .... 66
Bảng F2: Tác động của kiều hối đến chi tiêu bình quân cho y tế năm 2010 ............ 67
Bảng F3: Tác động của kiều hối đến chi tiêu bình quân cho thực phẩm năm 2010 . 68
Bảng G1: Tác động của kiều hối đến chi tiêu bình quân cho giáo dục năm 2014.... 69
Bảng G2: Tác động của kiều hối đến chi tiêu bình quân cho y tế năm 2014 ........... 70
Bảng G3: Tác động của kiều hối đến chi tiêu bình quân cho thực phẩm năm 2014 71


Trang x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VHLSS

Vietnam Household Living Standard Survey


KSMS

Khảo sát mức sống


T r a n g xi

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục A: Lý thuyết hai khu vực của Arthus Lewis ................................................ 56
Phụ lục B: Danh mục câu hỏi.................................................................................... 58
Phụ lục C: Thống kê mô tả dữ liệu ........................................................................... 61
Phụ lục D: Bảng ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến ................... 63
Phụ lục E: Mô hình Tobit đánh giá tác động của kiều hối đối với chi tiêu bình quân/
người ......................................................................................................................... 64
Phụ lục F: Tác động của kiều hối đối với các khoản chi tiêu năm 2010 .................. 66
Phụ lục G: Tác động của kiều hối đối với các khoản chi tiêu năm 2014 .................. 69


Trang 1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài:

1.1.

Kiều hối là một trong những nguồn ngoại tệ quan trọng để phát triển kinh tế xã
hội ở các quốc gia đang phát triển. Ở tầm vĩ mô, kiều hối là nguồn thu ngoại tệ ổn

định, góp phần tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia và cải thiện cán cân thanh toán.
Kiều hối cũng góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy tăng trưởng thông qua hoạt
động đầu tư, kinh doanh từ nguồn vốn này. Ở khía cạnh vi mô, kiều hối giúp tăng thu
nhập, nâng cao mức sống người dân. Kiều hối cũng góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực thông việc tăng đầu tư cho y tế, giáo dục và cải thiện chất lượng cuộc
sống hộ gia đình
Những năm gần đây, việc hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng và đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu lao động cùng với việc điều chỉnh chính sách kiều hối theo
hướng cởi mở hơn đã làm cho quy mô kiều hối gửi về Việt Nam tăng lên đáng kể.
Theo ngân hàng thế giới, trong năm 2015 Việt Nam nhận được lượng kiều hối 12.25
tỷ USD xếp thứ 11 trên thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực châu Á Thái Bình Dương,
chỉ sau Trung Quốc và Philippin. Lượng kiều hối Việt Nam nhận được trong năm
2015 tăng khoảng 0.25 tỷ USD so với năm 2014. Cũng theo báo cáo này, nguồn kiều
hối từ Mỹ gửi về Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất và đạt mức cao nhất trong năm
2015.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực việc nhận kiều hối cũng có thể gây
ra những ảnh hưởng tiêu cực. Chami (2003, 2008) cho rằng kiều hối có thể làm tăng
rủi ro đạo đức. Rủi ro này thể hiện qua hai dạng: người nhận kiều hối giảm nỗ lực
làm việc và thực hiện đầu tư rủi ro hơn. Thông thường, người nhận kiều hối dùng
nguồn tiền này để chi tiêu cho đời sống, đầu tư sản xuất - kinh doanh, tiết kiệm, mua
sắm vật dụng hoặc đầu tư cho giáo dục và y tế. Vậy ở Việt Nam có hay không sự
khác biệt trong chi tiêu giữa hộ gia đình có nhận và không nhận kiều hối? Kiều hối
ảnh hưởng như thế nào đến các khoản chi tiêu quan trọng của hộ gia đình? Ảnh hưởng
này có thay đổi theo thời gian hay không? Là những vấn đề mà các nhà hoạch định


Trang 2

chính sách và xã hội cần biết để có thể sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả.
Đó cũng là lý do đề tài “Tác động của kiều hối đến chi tiêu hộ gia đình Việt Nam”

được lựa chọn để nghiên cứu.
1.2.

Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu tổng quát:
Kiều hối có tác động như thế nào đến chi tiêu của hộ gia đình có nhận tiền gởi từ

nước ngoài?
Câu hỏi nghiên cứu chi tiết:
Kiều hối tác động như thế nào đến các khoản chi tiêu cho đời sống (chi tiêu cho
thực phẩm) và chi tiêu cho vốn con người (cụ thể là chi tiêu cho y tế và giáo dục) của
các hộ gia đình có nhận tiền gởi từ nước ngoài? Tác động của kiều hối đến các khoản
chi tiêu chính của hộ gia đình đã thay đổi như thế nào trong năm 2010 và 2014?
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu xem xét mức độ tác động của kiều hối đến các khoản chi tiêu quan

trọng của hộ gia đình Việt Nam. Ngoài ra, đối với các hộ có nhận kiều hối, nghiên
cứu tập trung xem xét, so sánh mức độ tác động của nguồn tiền này đối với chi tiêu
cho vốn con người (y tế, giáo dục) và chi tiêu cho đời sống (thực phẩm).
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Kiều hối và tác động của kiều hối đến chi tiêu của hộ gia đình, cùng với các yếu
tố khác (đặc điểm chủ hộ, đặc điểm địa lý, ... ) tác động đến chi tiêu của hộ gia đình
ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: nghiên cứu tác động của kiều hối đối với chi tiêu hộ gia đình Việt
Nam giai đoạn 2010-2014 dựa trên hai bộ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư năm
2010 và 2014.


Trang 3

Về không gian: nghiên cứu trên phạm vi cả nước.
Về nội dung: nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của kiều hối đến chi tiêu
bình quân đầu người cũng như các khoản chi tiêu quan trọng khác của hộ gia đình.
Ngoài ra, đề tài cũng bổ sung thêm một số nhân tố về đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm
chủ hộ, đặc điểm địa lý để tăng độ chính xác cho mô hình nghiên cứu.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp hai phương pháp chính sau:
Phương pháp thống kê mô tả: quá trình xử lý số liệu có so sánh, đối chiếu

nhằm tổng hợp lại các dữ liệu, đưa ra những nhận xét cơ bản.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: thực hiện phương pháp bình phương
tối thiểu (OLS), mô hình Tobit để kiểm định hệ số hồi quy, kiểm định sự phù hợp của
mô hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.
1.6.

Kết cấu luận văn
Đề tài được chia thành 5 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu
Trình bày sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Mục tiêu của chương là giải thích các khái niệm, giới thiệu những lý thuyết
nền tảng liên quan đến nghiên cứu như lý thuyết di cư, lý thuyết di cư quốc tế, kinh
tế học hộ gia đình, lý thuyết hành vi người tiêu dùng. Đồng thời, chương tổng hợp
các nghiên cứu thực nghiệm liên quan làm tiền đề cho nghiên cứu này.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
Nội dung của chương tập trung vào việc xác định mô hình nghiên cứu và các
biến trong mô hình từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, nguồn dữ liệu và các


Trang 4

dữ liệu có liện quan. Bên cạnh đó, các phương pháp phân tích cụ thể để giải quyết
các mục tiêu đã đề ra cũng được xác định trong chương này
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Nội dung của chương nhằm đánh giá sơ lược thực trạng và đặc điểm chi tiêu
của hộ gia đình Việt Nam, cũng như lượng kiều hối mà hộ nhận được trong giai đoạn
2010-2014.
Phân tích kết quả thống kê mô tả, kiểm định các giả thuyết của mô hình, phân
tích kết quả của mô hình kinh tế lượng. Từ đó, xác định mức độ tác động của kiều
hối đến chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014
Chương 5: Kết luận
Trình bày những kết luận được rút ra từ kết quả phân tích và đưa ra một số gợi ý
về chính sách.


Trang 5

CHƯƠNG 2


CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Nội dung chương tập trung vào việc giải thích các khái niệm, giới thiệu những lý
thuyết nền tảng và tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề
tài.
Khái niệm:

2.1.

2.1.1. Kiều hối:
Theo Ngân hàng thế giới (WB), kiều hối bao gồm các khoản tiền chuyển từ nước
ngoài vào một quốc gia có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ra
nước ngoài, được thể hiện qua cán cân thanh toán quốc tế là khoản chuyển tiền.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), kiều hối là hàng hóa và các công cụ tài chính do
người lao động sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên chuyển về cho
người thân tại đất nước của họ.
Theo Puri & Ritzema (1999), kiều hối có thể được định nghĩa là phần thu nhập
của người lao động ở nước ngoài gửi về nước.
Trong nghiên cứu này, kiều hối được hiểu theo khái niệm được viết trong Sổ tay
Khảo sát mức sống hộ gia đình như sau: Tiền mặt và trị giá hiện vật dùng cho sinh
hoạt do người ngoài thành viên hộ cho, biếu, mừng, giúp từ nước ngoài trong 12 tháng
qua.
2.1.2. Chi tiêu:
Theo sổ tay Khảo sát mức sống hộ gia đình, chi tiêu bao gồm: các khoản chi tiêu
cho ăn uống, kể cả những sản phẩm tự sản xuất đã tiêu dùng cho nhu cầu ăn uống của
hộ dân cư (trong các dịp lễ tết và thường xuyên hàng ngày); chi tiêu dùng hàng không
phải lương thực, thực phẩm và chi khác của hộ. Ngoài ra, một số chi tiêu cụ thể khác
cũng được định nghĩa trong sổ tay Khảo sát mức sống hộ gia đình.



Trang 6

2.1.3. Chi tiêu dùng hàng ăn uống:
Khoản chi tiêu này bao gồm: chi tiêu dùng hàng ăn uống trong các dịp lễ, Tết và
chi tiêu dùng hàng ăn uống thường xuyên. Trong đó, chi tiêu dùng hàng ăn uống trong
các dịp lễ, Tết là các chi tiêu, tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong các dịp như: Tết
Nguyên đán, Noel, Tết đặc thù của đồng bào dân tộc, Quốc khánh, rằm tháng Giêng,
rằm tháng Bảy, Trung thu,v.v...
2.1.4. Chi tiêu cho giáo dục:
Khoản chi tiêu này bao gồm: học phí; học phí trái tuyến; đóng góp cho trường
lớp, quĩ phụ huynh học sinh, quĩ lớp; quần áo đồng phục và trang phục theo qui định;
sách giáo khoa, sách tham khảo; dụng cụ học tập khác; học thêm cho môn học thuộc
chương trình quy định; chi giáo dục khác như lệ phí thi, đi lại, trọ, bảo hiểm thân thể
học sinh, sinh viên...; chi phí cho giáo dục đào tạo khác như: các bằng ngoại ngữ,
đánh máy tốc ký, cắt tóc làm đầu, trang điểm...
2.1.5. Chi tiêu cho y tế:
Khoản chi tiêu này bao gồm: chi phí khám chữa bệnh ngoại trú (như tiền công
khám, chữa bệnh, tiền thuốc, bồi dưỡng thầy thuốc, đi lại...); chi phí điều trị nội trú
(như viện phí, chi phí bồi dưỡng thầy thuốc, tiền dịch vụ theo yêu cầu, mua thêm
thuốc, đi lại trông nom...); chi phí mua bảo hiểm; chi phí mua thuốc không qua khám
để tự chữa hoặc dự trữ; chi phí mua dụng cụ y tế (như ống nghe, máy đo huyết áp,
máy trợ thính, máy hút đờm, tủ thuốc, ống kẹp nhiệt độ, bông, băng, gạc...).
2.1.6. Hộ gia đình:
Theo sổ tay khảo sát mức sống hộ gia đình, hộ gia đình là một hoặc một nhóm
người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có
chung quỹ thu chi. Thời gian 12 tháng tính từ thời điểm tiến hành cuộc phỏng vấn trở
về trước.


Trang 7


2.1.7. Di dân:
Mục 7, Điều 3, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, sô 06/2003/PLUBTVQH11, ngày 09 tháng 01 năm 2003 ghi rõ, di cư là “sự di chuyển dân số từ
quốc gia này sang quốc gia khác, từ địa phương này sang địa phương khác”.
2.2.

Kinh tế học hộ gia đình
Trong kinh tế học hiện nay, việc nghiên cứu hộ gia đình ngày càng được chú ý vì

các quyết định của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc
gia. Chẳng hạn việc muốn sinh bao nhiêu con của họ quyết định sự phát triển dân số.
Việc quyết định làm việc gì và bao nhiêu thời gian ảnh hưởng đến sức lao động của
xã hội. Việc quyết định sản xuất cái gì, tiêu dùng cái gì, tiết kiệm bao nhiêu ảnh hưởng
đến tốc độ tăng trưởng. Việc quyết định cho con đi học đến lớp nào, bồi dưỡng sức
khỏe bao nhiêu ảnh hưởng đến việc đầu tư vào vốn con người. Việc ra quyết định của
họ chịu ảnh hưởng của thể chế xã hội nhưng ngược lại thể chế lại chịu ảnh hưởng của
những quyết định của họ.
Lý thuyết của Tchayanov xuất hiện từ năm 1925 nhưng mãi đến giữa các năm 60
mới được các nhà kinh tế học phương Tây biết đến sau khi công trình này được dịch
ra tiếng Anh. Đồng thời vào thời gian này, Becker (1965) viết một bài báo về lý thuyết
sử dụng thời gian đưa ra ý tưởng về một hàm lợi ích của nông dân được tính bằng
một loại “hàng hóa Z” sản xuất ra để tiêu dùng trong hộ, đứng đầu vẫn là thời gian
lao động của lao động phụ thuộc vào việc phân phối thời gian giữa việc sản xuất hàng
hóa cho thị trường và hàng hóa không thị trường cần cho lợi ích của gia đình. Các lý
thuyết này đã bắt đầu cho một hướng nghiên cứu mới gọi là kinh tế học mới về hộ
gia đình (New household economics). Mô hình của Tchayanov là mô hình của một
hộ nông dân tự cấp, nếu biểu diễn bằng hàm lợi ích có dạng sau:
U = f (Y, H)



Trang 8

Trong đó :
U : lợi ích của hộ; Y: thu nhập của hộ; H: thời gian nhàn rỗi (ngược lại với sự năng
nhọc của lao đồng)
Becker (1964, 1965) đã mở rộng mô hình tân cổ điển về cầu tiêu thụ của gia
đình. Trong mô hình này, hàm hữu dụng chung là hàm hữu dụng đã tối đa hóa, trong
đó các thành viên trong hộ gia đình đều có mức hữu dụng tối đa là như nhau. Thu
nhập được phân phối theo tỷ lệ thay thế biên giữa bất kỳ hai hàng hóa tiêu dùng nào
là giống nhau đối với mọi thành viên. Thu nhập của mọi thành viên được gộp lại,
sau đó mới phân phối cho từng thành viên theo nguyên tắc chung. Theo mô hình
của Becker, sở thích của từng cá nhân giống với sở thích của hộ gia đình. Tuy nhiên,
thực tế thì không hẳn như vậy. Sở thích của cá nhân có thể giống, có thể khác so
với sở thích của hộ. Thông thường, chủ hộ thường là người kiểm soát nguồn lực, là
người quyết định việc phân phối nguồn lực cho các khoản chi tiêu của hộ gia đình.
Sau đây là một thí dụ về mô hình nhu cầu của hộ do Becker (1960) đề xuất:
U = U (N, Q, Z)
Trong đó:
U : lợi ích của hộ
N : số con
Q : chất lượng của con cái hay đầu tư vào mỗi đứa trẻ
Z : lượng tiêu dùng của hộ.
2.3.

Đóng góp của di cư quốc tế đối với hộ gia đình

2.3.1. Nguyên nhân thúc đẩy di cư quốc tế
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự di cư của con người. Người di cư
có thể di chuyển nơi cư trú bởi những nguyên nhân như kinh tế, đoàn tụ gia đình, học
tập, môi trường… Nhìn chung, trong mỗi nguyên nhân đó thường chứa đựng những

nhân tố đẩy và hút người di cư. Nhân tố thúc đẩy người di cư gắn liền với đất nước


Trang 9

mà họ đang muốn rời bỏ, thường là những vấn đề mà hậu quả của nó khiến con người
muốn di chuyển đến nơi sinh sống mới. Ngược lại, sự hấp dẫn ở những nước/vùng có
điều kiện phát triển sẽ là những nhân tố hút người di cư.
Về lý do kinh tế:
Trước hết, di cư được xác định là do sự khác biệt về thu nhập, sức hấp dẫn giữa
các nền kinh tế khác nhau. Mô hình Harris-Todaro (Harris-Torado Model) về mức
thu nhập dự kiến cho rằng, những người tham gia vào thị trường lao động so sánh
mức thu nhập dự kiến có được trong một khoảng thời gian nhất định ở khu vực thành
thị (hay là cân nhắc chênh lệch giữa cái được và cái mất của việc di cư) với mức thu
nhập trung bình đang có ở nông thôn và sẽ di cư nếu như thu nhập dự kiến cao hơn
thu nhập hiện có. Điều kiện kinh tế thấp kém thường đi với những sự yếu kém về
điều kiện của y tế và giáo dục. Trước tiên, hoạt động di cư có thể chỉ là chuyển dịch
từ vùng kém phát triển sang những vùng phát triển hơn trong phạm vi lãnh thổ. Nhưng
thông thường thì kết quả của việc di cư trong nước không mấy khả quan vì điều kiện
kinh tế yếu kém của cả nền kinh tế trên toàn lãnh thổ. Do đó dẫn tới hiện tượng di cư
quốc tế. Vì vậy, có thể nói điều kiện kinh tế thấp kém và đói nghèo thúc đẩy tâm lý
muốn ra đi của con người.
Trong khi đó, sự chênh lệch thu nhập, trình độ phát triển cùng khả năng tạo việc
làm giữa các nền kinh tế phát triển với đang phát triển ngày càng sâu và rộng. Điều
đó có nghĩa là, khu vực nào phát triển với điều kiện làm việc tốt hơn sẽ thu hút được
người di cư bởi đó là cơ hội cho họ tìm kiếm được những công việc ổn định với thu
nhập cao hơn, được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp hơn, được sinh
sống trong những môi trường tốt hơn với sự chăm sóc y tế đầy đủ hơn hoặc có cơ hội
tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến. Chính vì vậy, khả năng, trình độ phát triển có nền
công nghệ cao, nhiều việc làm chính là nhân tố giúp các nước thu hút người di cư đến

từ những nước kém hoặc đang phát triển.
Thứ hai, di cư được xác định là do sự chênh lệch nhu cầu về nguồn nhân lực trong
thị trường lao động việc làm giữa các nước phát triển và đang phát triển. Lý thuyết


T r a n g 10

thị trường lao động kép (Dual Labour Markets) của Michael Piore cho rằng di cư
quốc tế bắt nguồn từ những nhu cầu về lao động thực chất (bên trong) của các nước
công nghiệp phát triển. Theo lý thuyết này, di cư quốc tế xuất hiện là bởi vì các nước
phát triển có nhu cầu về lao động nhập cư lâu dài, thường xuyên và những nước này
đặc trưng cho một xã hội công nghiệp phát triển cũng như nền kinh tế của nó (Võ Thị
Minh Lệ, 2009). Trong khi đó, đối với các nền kinh tế đang phát triển, khả năng tạo
việc làm của nền kinh tế còn tương đối hạn chế.
Tuy nhiên, dù nền kinh tế không tạo đủ công ăn việc làm nhưng cũng phải nhận
thấy rằng, tốc độ tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển chính là một
nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy di cư quốc tế. Dân số tăng nhanh sẽ tiếp tục tạo áp
lực lên những nước đang phát triển. Quan điểm dân số tăng sẽ mở rộng thị trường,
kích thích tiêu dùng, tăng số lượng lao động và trở thành động lực để phát triển kinh
tế đã trở nên lỗi thời nếu không muốn nói là sai lầm đối với trường hợp những nước
đang phát triển có tốc độ tăng dân số cao khủng khiếp. Trong khi đó, tình cảnh đối
nghịch về dân số xảy ra ở những nền kinh tế phát triển khiến nhu cầu về nguồn lao
động ở những nước này tăng cao. Vì vậy, vấn đề dân số gắn với thị trường lao động,
công ăn việc làm cũng là một nguyên nhân thúc đẩy hiện tượng di cư quốc tế.
Thứ ba, lý thuyết kinh tế học mới cho rằng, hoạt động di cư còn đi kèm với sự
mong muốn phát triển hơn và đa dạng hoá khả năng kinh tế. Lý thuyết này cho rằng
sự khác biệt về mức lương không phải là điều kiện cần để hiện tượng di cư quốc tế
xảy ra; và quyết định di cư không phải do ý chí của chính các cá nhân mà phụ thuộc
phần lớn vào quyết định của gia đình. Các hộ gia đình không chỉ muốn tối đa hóa thu
nhập dự kiến mà còn muốn tối thiểu hóa những rủi ro và giảm bớt đi những gánh

nặng do những đổ vỡ hay thất bại do thị trường địa phương mang lại bởi những thất
bại này ảnh hưởng trực tiếp tới phúc lợi và cản trở sự phát triển kinh tế của chính các
hộ gia đình. Vì vậy, không ít trường hợp một gia đình với điều kiện kinh tế tương đối
vững mạnh vẫn sẵn sàng để những người thân trong gia đình mình sang nước khác
sinh sống và hoạt động kinh tế nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển hơn nữa về kinh
tế và coi đó là chỗ dựa khi hoạt động kinh tế ở địa phương gặp khó khăn. Theo Adams


T r a n g 11

(2003), số liệu thống kê từ 71 nước đang phát triển cho thấy tỉ lệ nghèo giảm 2,1%
khi tỷ lệ di cư lao động là 10% và giảm 3,5 % khi lượng tiền do những lao động này
gửi về nước tăng 10%.
Về chính trị: Chiến tranh và xung đột cũng có lịch sử dài không kém di cư quốc
tế. Có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dòng người di cư trong thời đại
ngày nay. Kể từ khi con người thường xuyên tiến hành những cuộc xung đột vũ trang
thì những người tị nạn vì nguyên nhân này xuất hiện nhưng chỉ đến thế kỷ XX, khi
những cuộc chiến tranh thế giới và khu vực diễn ra với mật độ dày đặc về số lượng
và ác liệt về cường độ thì dòng người tị nạn đã tăng lên đáng kể.
Di cư để đoàn tụ gia đình: Trong số những nguyên nhân cơ bản của di cư quốc
tế, đoàn tụ gia đình cũng chiếm một vị trí quan trọng. Những người di cư thường vẫn
giữ liên lạc với cộng đồng và gia đình ở nơi người đó ra đi. Sau một thời gian, nếu
người di cư có được những điều kiện cơ bản thuận lợi đảm bảo được cuộc sống cho
gia đình và người thân có ý định đoàn tụ gia đình thì việc di cư hoàn toàn có thể xảy
ra. Đây là hiện tượng rất phổ biến và cũng thường gắn với những người xuất phát từ
những nền kinh tế đang hoặc kém phát triển.
2.3.2. Mặt trái của di cư
Trong khi phần lớn người di cư làm việc, học tập, cư trú và sinh sống hợp pháp ở
nước ngoài thì một bộ phận người di cư lại bị rơi vào tình trạng nhập cảnh, cư trú và
làm việc trái phép. Do bối cảnh đặc thù phải sinh sống và làm việc ở xa quê hương,

đất nước nên người di cư ở khắp nơi trên thế giới thường xuyên phải đối mặt với
những khó khăn và rủi ro, bị phân biệt đối xử trong công việc và đời sống hàng ngày.
Ngay cả khi cư trú, học tập, lao động hay làm việc hợp pháp ở nước ngoài và có
những đóng góp to lớn đối với sự phát triển ở các quốc gia nhập cư, người di cư vẫn
phải đối mặt với nhiều thách thức, đó có thể là sự xung đột xã hội, văn hoá, pháp lý
với chính quyền và người dân bản địa.


T r a n g 12

Lý thuyết hành vi người tiêu dùng:

2.4.

Theo Mas-Colell và cộng sự (1995), nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng trong lý
thuyết hành vi người tiêu dùng phải thỏa mãn hai điều kiện sau:
Thứ nhất, tập hợp hàng hóa phải nằm trên đường ngân sách. Đường ngân sách
hay đường giới hạn tiêu dùng là đường thể hiện các phối hợp khác nhau giữa hai hay
nhiều sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua vào một thời điểm nhất định với mức
giá và thu nhập bằng tiền (thu nhập khả dụng) nhất định của người tiêu dùng đó.
Thứ hai, tập hợp hàng hóa phải mang lại mức hữu dụng cao nhất cho người tiêu
dùng.
Nói chung, dựa trên nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng, hộ gia đình lựa chọn chi tiêu
cho hàng hóa nào phải đảm bảo hai yếu tố là đạt được sự thỏa mãn cao nhất và nằm
trong giới hạn ngân sách sẵn có.
Các lý thuyết về di cư ít nhiều cho thấy được nguyên nhân thúc đẩy việc di cư.
Trong số đó, việc cải thiện vấn đề kinh tế của gia đình là một trong nhiều nguyên
nhân chính để đi đến quyết định di cư. Người ta di cư nhằm nâng cao mức sống cho
gia đình. Kiều hối là một yếu tố giúp gia tăng nguồn thu nhập. Ứng với lý thuyết hành
vi người tiêu dùng, khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có xu hướng gia tăng chi tiêu

nhằm tối đa hóa độ thỏa dụng của mình. Cụ thể, khi nhận được một lượng kiều hối,
chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ cũng có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, kinh tế học hộ
gia đình lại cho rằng chủ hộ thường là người quyết định chi tiêu như thế nào và mức
độ chi tiêu là bao nhiêu. Tóm lại, trong nghiên cứu này, lý thuyết di cư, lý thuyết hành
vi người tiêu dùng, kinh tế học hộ gia đình sẽ là nền tảng lý thuyết chính để khái quát
và xây dựng mô hình nghiên cứu.
2.5.

Tổng quan các nghiên cứu trước

Rivera (2009) đã nghiên cứu tác động của kiều hối đến chi tiêu của hộ gia đình ở
khu vực nông thôn của Mexico. Nghiên cứu sử dụng số liệu từ cuộc Khảo sát thu
nhập và chi tiêu của hộ gia đình do Viện thống kê quốc gia thực hiện. Dữ liệu bao


T r a n g 13

gồm 37049 hộ ở khu vực nông thôn từ năm 1992 đến năm 2005, trong đó có khoảng
28513 hộ không có nhận tiền gửi cả trong nước lẫn ngoài nước, 5465 hộ nhận được
kiều hối từ nước ngoài, 3071 hộ nhận được tiền gửi trong nước và 456 hộ được nhận
tiền gửi cả trong và ngoài nước. Trong nghiên cứu này, chi tiêu của hộ gia đình được
chia thành 10 loại: thực phẩm, y tế, giáo dục, hàng hóa lâu bền, hàng hóa tiêu dùng,
nhà ở, kinh doanh, tiết kiệm, cho vay và chi tiêu khác. Biến phụ thuộc trong nghiên
cứu là chi tiêu bình quân đầu người cho từng loại chi tiêu nêu trên. Hai biến tiền gửi
trong nước và nước ngoài được đưa vào mô hình dưới dạng biến nhị phân. Riêng biến
kiều hối cho kết quả tiêu cực đối với các loại chi tiêu sau: thực phẩm và tiết kiệm,
ngược lại, kiều hối có tác động tích cực đối với chi tiêu cho giáo dục, y tế, hàng hóa
lâu bền, hàng hóa tiêu dùng, nhà ở và cho vay. Trong đó, kiều hối có tác dụng tích
cực nhất là đối với chi tiêu cho nhà ở và giáo dục.
Randazzo (2014) nghiên cứu về kiều hối và hành vi chi tiêu hộ gia đình ở Senegal.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát di cư và kiều hối hộ gia đình, kiều hối
trong nghiên cứu này bao gồm tiền từ nước ngoài gửi về và tiền từ trong nước gửi
cho người thân. Số quan sát bao gồm 948 hộ không nhận kiều hối, 327 hộ nhận tiền
gửi trong nước, 482 hộ nhận kiều hối quốc tế và 182 hộ nhận cả tiền gửi trong nước
lẫn nước ngoài. Các khoản chi tiêu trong nghiên cứu cũng là các biến phụ thuộc được
chia như sau: chi tiêu cho thực phẩm, chi tiêu cho hàng hòa tiêu dùng và lâu bền, chi
tiêu cho nhà và đất, chi tiết kiệm, chi cho giáo dục, chi cho y tế, và các khoản chi
khác. Biến kiều hối được đưa vào mô hình dưới dạng biến nhị phân. Thực hiện hồi
quy OLS, nghiên cứu cho kết luận rằng kiều hối từ nước ngoài có tác động tích cực
đến tiết kiệm, chi tiêu cho hàng hóa tiêu dùng và lâu bền, chi tiêu cho giáo dục. Ngược
lại kiều hối có tác động tiêu cực đến chi tiêu cho thực phẩm và chi tiêu khác. Tác
động của kiều hối đối với chi tiêu cho nhà đất và chi cho y tế không có ý nghĩa thống
kê.
Gofere (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền gửi về của người di cư và chi
tiêu của hộ gia đình ở khu vực nông thôn của Ethiopia. Dữ liệu sử dụng được lấy từ
cuộc khảo sát hộ gia đình nông thôn Ethiopia (ERHS) năm 2009. Bộ dữ liệu gồm


×