Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

phân tích các yếu tố tác động đến khả năng có việc làm của sinh viên mới ra trường thuộc khoa kinh tế luật đại học mở tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG CÓ VIỆC LÀM CỦA SINH
VIÊN MỚI RA TRƯỜNG THUỘC KHOA
KINH TẾ - LUẬT - ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM

Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 31 03

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Hồ Ngọc Phương

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có
việc làm của sinh viên mới ra trường thuộc Khoa Kinh tế - Luật, đại học Mở TP
HCM” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.


Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Vân


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy
cô khoa sau đại học, gia đình và các anh chị học viên.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Hồ Ngọc Phương, người đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tiếp theo tôi xin cám ơn
các thầy cô đã truyền đạt tất cả các kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian tôi
học tại trường, xin cảm ơn Khoa Sau Đại Học Trường Đại Học Mở TP Hồ Chí Minh
đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia khóa học ME tại trường và hoàn thành luận
văn này. Lời cảm ơn tiếp theo tôi xin dành cho các đáp viên đã nhiệt tình dành thời
gian giúp tôi hoàn thành buổi thảo luận nhóm cũng như bảng câu hỏi khảo sát. Xin
cảm ơn các anh chị học viên của Khoa Sau Đại Học Trường Đại Học Mở TP Hồ Chí
Minh đặc biệt là học viên lớp ME6A đã hết lòng khuyến khích, chỉ dạy giúp đỡ tôi
rất nhiều trong quá trình làm luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Vân



iii

TÓM TẮT
Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp càng
gia tăng tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường ngày một tăng cao.
Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích khả năng có việc làm của sinh viên mới ra trường,
xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng có việc làm của
họ và đề xuất các hàm ý chính sách dựa trên các yếu tố đã tìm ra nhằm gia tăng khả
năng có việc làm cho sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu gồm hai bước, nghiên định tính và nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu định tính được dùng để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và hiệu
chỉnh các thang đo sử dụng từ những nghiên cứu trước. Nghiên cứu định lượng được
thực hiện bằng cách khảo sát các các sinh viên mới ra trường thuộc khoa kinh tế ĐH
Mở bằng cách trực tiếp gửi bảng câu hỏi, qua e-mail, googles.doc... và thu về 250
bảng trả lời hợp lệ, tiến hành phân tích bằng SPSS 20.
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội đã xác định được 4 yếu tố tác động
đến khả năng có việc làm của sinh viên mới ra trường, trong đó yếu tố tác động mạnh
nhất là khả năng đáp ứng, tiếp đến là kỹ năng mềm và kiến thức. Yếu tố tác động yếu
nhất là vốn xã hội. Ngoài ra nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt trong biến nhân
khẩu học đối với khả năng có việc làm của sinh viên.
Để gia tăng khả năng có việc làm cho sinh viên mới ra trường, nhà trường và
khoa nên chú trọng đến công tác đào tạo đi sâu vào thực hành, sát với thực tế. Xây
dựng cho sinh viên kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cái mới, bám sát vào công việc
thực tế của nhà tuyển dụng. Đồng thời sinh viên cần tự giác nâng cao các kỹ năng
mềm cũng như trao dồi thêm ngoại ngữ và tin học. Nhà trường và khoa là cầu nối liên
kết chặt chẽ với các nhà tuyển dụng để nắm bắt được nhu cầu và xu hướng tuyển
dụng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội để giao lưu, làm việc với các
công ty, doanh nghiệp để giảm thiểu khả năng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường.



iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU .................................................................. vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 4
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 4
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 4
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 5
1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ............................................... 5
1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................................... 5
CHƯƠNG 2: TÔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ...................................................................................................................... 7
2.1. KHÁI NIỆM KHẢ NĂNG CÓ VIỆC LÀM ................................................... 7
2.1.1. Việc làm ..................................................................................................... 7
2.1.2. Khả năng có việc làm ................................................................................ 8
2.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TP HCM ............................ 9
2.2.1. Thực trạng thị trường lao động TP HCM năm 2015 ................................. 9
2.2.2. Nhận định về thực trạng việc làm của SV mới tốt nghiệp....................... 16



v

2.3. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT ...................................................................... 18
2.3.1. Lý thuyết về cung – cầu lao động ............................................................ 18
2.3.2. Thông tin bất cân xứng ............................................................................ 21
2.3.3. Lý thuyết phát triển nghề nghiệp ............................................................. 22
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN ......................................... 24
2.4.1. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 24
2.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 26
2.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 27
2.5.1. Mô hình đề xuất ....................................................................................... 27
2.5.2. Định nghĩa biến và kỳ vọng dấu .............................................................. 28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 36
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................ 36
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 37
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................... 37
3.2.2. Nghiên cứu chính thức ............................................................................. 38
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 43
3.3. XÂY DỰNG THANG ĐO ............................................................................ 44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 47
4.1. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................ 47
4.2. Kiểm định thang đo ........................................................................................ 49
4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha .................................................................. 49
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................ 52
4.2.3. Kết quả kiểm định thang đo ..................................................................... 54
4.3. Phân tích tương quan và hồi quy.................................................................... 54


vi


4.4. Kiểm định sự khác biệt của biến nhân khẩu học đối với khả năng có việc làm
............................................................................................................................... 58
4.5. Thảo luận kết quả ........................................................................................... 61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 65
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 65
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 66
5.3. Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 70
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 76
Phụ lục 1: KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH .................................................................... 76
Phụ lục 2: BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG ................................................... 79
Phụ lục 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS ............................................................ 82
1. Thống kê mô tả .............................................................................................. 82
2. Cronbach’s Alpha .......................................................................................... 83
3. Phân tích EFA ................................................................................................ 85
4. Tương quan và hồi quy .................................................................................. 88
5. Kiểm định biến nhân khẩu học ...................................................................... 90


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Dân số và Lao động thành phố Hồ Chí Minh ......................................... 10
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn và kỹ thuật của lao động Tp HCM (%) ............... 11
Bảng 2.3. Nhu cầu tìm việc theo kinh nghiệm năm 2015 ....................................... 12
Bảng 2.4. Cơ cấu mức lương yêu cầu của người lao động....................................... 13
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động đang làm việc chia theo khu vực kinh tế ...................... 13
Hình 2.1. Đường cung lao động ............................................................................... 19
Hình 2.2. Đường cầu lao động ................................................................................. 21
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu.................................................................................. 28

Bảng 3.1. Thang đo “Kiến thức” .............................................................................. 44
Bảng 3.2. Thang đo “Khả năng đáp ứng” ................................................................ 44
Bảng 3.3. Thang đo “Kỹ năng mềm” ....................................................................... 45
Bảng 3.4. Thang đo “Vốn xã hội” ............................................................................ 45
Bảng 3.5. Thang đo “Khả năng có việc làm” ........................................................... 45
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát ............................................................................ 47
Bảng 4.2. Mô tả biến định lượng .............................................................................. 48
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ...................................................... 50
Bảng 4.4. Kết quả phân tích EFA biến độc lập ........................................................ 52
Bảng 4.5. Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc .................................................... 53
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định thang đo ..................................................................... 54
Bảng 4.7. Ma trận tương quan .................................................................................. 55
Bảng 4.8. Bảng Anova .............................................................................................. 56
Bảng 4.9. Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình .............................................. 56
Hình 4.1. Đồ thị Histogram ...................................................................................... 57
Bảng 4.10. Các thông số của các biến trong mô hình hồi quy bội ........................... 58
Bảng 4.11. Thống kê sự khác biệt giới tính.............................................................. 58
Bảng 4.12. Kiểm định T-test biến giới tính .............................................................. 59
Bảng 4.13. Thống kê sự khác biệt về tình trạng hôn nhân ....................................... 59
Bảng 4.14. Kiểm định T-test biến tình trạng hôn nhân ............................................ 60


viii

Bảng 4.15. Mô tả sự khác nhau trong nhóm biến tình trạng hôn nhân .................... 61
Bảng 4.16. Kiểm định Levene .................................................................................. 61
Bảng 4.17. Phương sai Anova .................................................................................. 61


ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Cao đẳng

ĐH

Đại học

EFA

Exploratory Factor Analysis

KMO

Kaiser - Meyer - Olkin

Sig.

Significance level

SPSS

Statistical Package for Social Sciences

HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


SV

Sinh viên

MIS

Management Information Systems


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Các nội dung chính được đề cập trong chương này bao gồm: lý do nghiên cứu,
vấn đề nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và đối tượng nghiên
cứu, ý nghĩa nghiên cứu và cuối cùng là kết cấu đề tài.
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao đang trở thành một vấn đề nan giải trên
toàn cầu. Bộ trưởng Việc làm của Anh Quốc, ông Chris Graling mới đây đã phải gọi
đó là “những quả bom nổ chậm”. Ở Việt Nam vấn đề việc làm cho sinh viên (SV) sau
khi ra trường cũng luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là các bạn trẻ vừa
rời ghế giảng đường (jobstreet.vn, 2015).
Theo thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội năm 2015, cả nước
với 90,5 triệu dân nhưng chỉ có 52.43 triệu người có việc làm trên tổng số 69,2 triệu
người trong độ tuổi lao động, khiến tỉ lệ lao động thất nghiệp trong nước là không
quá cao. Tuy nhiên, 178,000 lao động mang bằng cử nhân, thạc sĩ vẫn chưa có việc
làm lại là điều đáng lo ngại (dubaonhanluchcmc.gov.vn, 2015).
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số sinh viên tốt nghiệp trong năm
2014-2015 là hơn 425.000 người. Nền kinh tế có những dấu hiệu khá tốt về tăng
trưởng với 65% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao vào nửa cuối năm 2015,
chất lượng nguồn cung lao động trẻ lại là vấn đề đáng được quan tâm nhất tại thời

điểm hiện tại. Nhu cầu tuyển dụng chủ yếu tập trung vào phân khúc nhân viên chiếm
59% và nhân sự cấp cao, trưởng nhóm chiến 21%. Chỉ có khoảng 10% nhu cầu tuyển
dụng của thị trường việc làm sẽ dành cho phân khúc nhân sự mới ra trường, khiến
vấn đề giải quyết việc làm cho nguồn lực trẻ này sẽ là thách thức lớn trong thời gian
sắp tới (quangbinhuni.edu.vn, 2015).
Khảo sát trên trang JobStreet.vn với gần 3,000 sinh viên mới tốt nghiệp cho
thấy đến 69% nguồn nhân lực này chưa có việc làm, trong khi đó cũng có đến 72%
các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực này. Điều này cho thấy, tại


2

phân khúc nhân lực trẻ, mới ra trường và chưa có kinh nghiệm, thị trường vẫn có cả
cung lẫn cầu. Tuy nhiên sinh viên mới tốt nghiệp vẫn không tránh khỏi “nỗi lo thất
nghiệp”, bởi “mức lương cạnh tranh” của sinh viên mới ra trường không còn là yếu
tố tiên quyết khiến các doanh nghiệp cân nhắc nhiều trong tuyển dụng, mà kỹ năng
và tỉ lệ nhảy việc mới là điều khiến các công ty chú trọng hơn (jobstreet.vn, 2015)
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên, 70% SV Việt Nam
cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm. Điều tra của Bộ GD-ĐT, cả nước có
tới 63% SV tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường không có việc làm, 37% SV có việc làm
nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại (molisa.gov.vn).
Gần đây, một cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính
sách thuộc trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000
cựu SV thuộc 5 khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006 đến 2010) của 3 trường ĐH
lớn: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số đáng
kinh ngạc. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, cho dù khái niệm
việc làm ở đây được hiểu rất rộng là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất
thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo. Trong số này, 46,5% cho biết đã
từng xin việc nhưng không thành công, 42,9% lựa chọn một giải pháp an toàn là tiếp
tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác (nld.com.vn).

Những số liệu trên cho thấy sự khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm của
SV mới ra trường. Với tấm bằng CĐ, ĐH trên tay nhiều SV không thể tìm được những
việc làm ổn định. Nhiều SV ở các vùng quê chấp nhận tìm kiếm một công việc tạm
thời để làm lấy tiền trụ lại thành phố xin việc ổn định sau. Các công việc mà họ làm
đa phần là không cần đến bằng cấp như: Chạy bàn tại các quán cafe, quán ăn hay làm
nhân viên trực điện thoại, đi gia sư… Chỉ là những công việc đơn giản nên lương
không đủ chi tiêu, song để xin được một chỗ làm như vậy cũng không hề dễ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của SV ra trường, chủ
yếu xoay quanh các nguyên nhân chính như Chất lượng giáo dục, đào tạo; Thiếu khả
năng thực; Định hướng không rõ ràng; Thiếu kỹ năng cơ bản; Đào tạo chưa gắn với
nhu cầu xã hội (tadri.org, 2016).


3

Ngành kinh tế là một bộ phận của nền Kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa, dịch vụ
và các hoạt động kinh tế bao gồm cả đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ…
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên
quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong xã
hội với một nguồn lực có giới hạn.
Theo báo cáo tuyển dụng trực tuyến của trang web Vietnam works, nhu cầu
lao động năm 2015 đã tăng 14%, trong đó nhu cầu tuyển dụng nhanh nhất là ngành
bán sỉ và lẻ (tăng 85%), dược phẩm và công nghệ sinh học 35%, bảo hiểm 27%, dịch
vụ khách hàng 25% và tư vấn 24% (vietnamworks.com).
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam, giáo dục là yếu tố định
hướng để nâng cao kiến thức và năng lực cạnh tranh cho mỗi cá nhân. Vì vậy có thể
nói, nó là yếu tố quan trọng để gia tăng những giá trị như thu nhập, năng lực, và năng
suất lao động không chỉ cho cá nhân mà còn cho các doanh nghiệp và toàn thể xã hội.
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Viện Đào tạo mở

rộng được thành lập ngày 15/06/1990 theo quyết định số 451/TCCB của Bộ Trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo trực thuộc trường Cán bộ Quản lý Đại học – THCN và Dạy
nghề. Đến ngày 22/06/2006 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 146/2000/QĐTTg về việc chuyển loại hình trường Đại học, Cao đẳng bán công, Đại học Mở Bán
công Thành Phố Hồ Chí Minh được chuyển sang trường công lập và có tên gọi mới
là Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Với sứ mạng chính là góp phần thúc
đẩy xã hội học tập phát triển thông qua việc truyền tải tri thức bằng các phương thức
linh hoạt và thuận tiện nhất cho người học trường Đại học Mở luôn không ngừng học
hỏi, tiếp cận và chọn lọc tri thức mới để thu hẹp khoảng cách với thế giới trong giảng
dạy và nghiên cứu. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng môi trường làm
việc và học tập thân thiện với thái độ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau để nhà trường và
sinh viên đều đạt được kết quả tốt nhất. Nhà trường luôn cố gắng để nâng cao chất
lượng giảng dạy, gắn kết thực tiễn để sinh viên có thể áp dụng kiến thức được học
trong thực tiễn công việc trong tương lai, chương trình đào tạo được cập nhật theo
những yêu cầu phát sinh từ thực tế đặt ra.


4

Từ những thực trạng nêu trên, tác giả nhận thấy vấn đề SV không tìm được
việc sau khi tốt nghiệp đang là nỗi lo của xã hội. Vấn đề này lại ngày càng nghiêm
trọng hơn khi mỗi năm lại có một lượng SV mới ra trường với cùng chung tình trạng.
Việt Nam đang trong quá trình phát triển, nên nhu cầu về lực lượng lao động được
đào tạo là một nhu cầu không cần bàn cãi. Điều này tạo nên tình trạng vừa thừa, lại
vừa thiếu trong thị trường lao động. Các nhóm có liên quan như nhà trường, doanh
nghiệp, chính phủ đang có những nỗ lực nhất định để giải quyết tình trạng này.
Vậy, chìa khóa nào giúp các bạn sinh viên mới tốt nghiệp đại học mở ra cánh
cửa thành công và vượt qua những ứng viên khác để nắm bắt cơ hội có được một
công việc phù hợp là một vấn đề được đặt ra hiện nay. Do đó tôi chọn đề tài “Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp
thuộc Khoa Kinh tế - Luật, đại học Mở TP HCM”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của sinh viên đại học
Mở mới ra trường;
 Đề xuất ý kiến về chính sách nhằm nâng cao cơ hội có việc làm cho sinh viên
mới ra trường trên địa bàn nghiên cứu.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được các mục tiêu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra
như sau:
 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của lực lượng sinh viên mới
ra trường là gì?
 Giải pháp nào dành cho sinh viên để khi ra trường có thể nâng cao cơ hội có
được việc làm hiện nay?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
của sinh viên đại học Mở mới ra trường.


5

Phạm vi nghiên cứu:
Sinh viên mới ra trường là khái niệm tương đối rộng, nên phạm vi nghiên cứu của đề
tài tập trung chủ yếu vào những sinh viên khoa Kinh Tế - Luật tốt nghiệp trường Đại
học Mở - Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian tốt nghiệp trong vòng dưới 2 năm.
Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 03 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước như sau:
 Nghiên cứu sơ bộ: nghiên cứu sơ bộ bằng định tính được thực hiện bằng
phương pháp thảo luận nhóm gồm 10 người. Từ những thông tin thu thập được

tác giả sẽ phát triển và bổ sung thang đo để phù hợp hơn đối với bài nghiên
cứu.
 Nghiên cứu chính thức: nghiên cứu chính thức bằng định lượng được thực hiện
bằng phương pháp khảo sát trực tiếp qua bảng câu hỏi được in ra và gửi thư
điện tử, khảo sát qua công cụ Google.docs. Các câu hỏi chủ yếu được đo lường
dựa trên thang đo Likert 5 điểm. Sau khi tiến hành khảo sát kết quả thu về
được 250 bản hợp lệ. Số liệu thu về sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Các
phương pháp phân tích định lượng được sử dụng trong đề tài này gồm: thống
kê mô tả, kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá
(EFA), phân tích quan hệ tương quan, phân tích hồi quy.
1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
Thông qua kết quả nghiên cứu, xác định các yếu tố quyết định đến khả năng
có việc làm của sinh viên mới ra trường. Từ đó, đưa ra các hàm ý chính sách nhằm
nâng cao cơ hội có việc làm cho sinh viên mới ra trường trên địa bàn nghiên cứu.
1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Luận văn được bố cục theo kết cấu gồm 5 chương, nội dung các chương được
trình bày như sau:


6



Chương 1: Mở đầu
Chương này giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu, nêu rõ lý do hình thành

nên đề tài, đưa ra mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp và đối tượng
nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và giới thiệu sơ lược kết cấu đề tài.



Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Đây là chương trình bày các lý thuyết, mô hình, các nghiên cứu trước làm cơ

sở cho các lập luận trong luận văn này. Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
có việc làm của sinh viên, đồng thời đề xuất mô hình nghiên cứu.


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này đưa ra một quy trình nghiên cứu cụ thể từ nghiên cứu sơ bộ

(định tính) đến nghiên cứu chính thức (định lượng). Đồng thời tiến hành xây dựng
thang đo các yếu tố ảnh hưởng và thang đo khả năng có việc làm của sinh viên.


Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này sẽ trình bày kết quả phân tích dữ liệu sau khi đã thu thập xong.

Các bước phân tích gồm: đặc điểm mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo thông qua
phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích khám phá EFA, kiểm định
và đưa ra kết quả kiểm định của mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu bằng
phương pháp phân tích hồi quy, kiểm định trung bình tổng thể. Các phương pháp
kiểm định trên được thực hiện thông qua phần mềm SPSS.


Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nội dung chương này sẽ tóm tắt lại kết quả mới vừa phát hiện được trong quá

trình phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra hàm ý chính sách nhằm nâng cao cơ hội có việc
làm cho sinh viên mới ra trường trên địa bàn nghiên cứu. Cuối cùng là phần hạn chế
của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.



7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trong chương 2, tác giả trình bày cơ sở khoa học thực tiễn, lý thuyết và mô
hình nghiên cứu của đề tài.
2.1. KHÁI NIỆM KHẢ NĂNG CÓ VIỆC LÀM
2.1.1. Việc làm
Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO) (1983) “Người có việc làm là những
người làm việc hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo
việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không được nhận tiền công hay nhận hiện
vật”.
Theo Bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam đã đưa ra khái niệm về
việc làm có tính thống nhất và bao quát cao: “ Mọi hoạt động lao động tạo ra thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.”
“Việc làm” là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế - xã hội và
nhân khẩu. Khái niệm “việc làm” và khái niệm “lao động” liên quan chặt chẽ với
nhau nhưng không hoàn toàn giống nhau. Có thể hiểu, Việc làm là những dạng hoạt
động có ích, không bị luật pháp nghiêm cấm nhằm đem lại thu nhập cho bản thân, gia
đình.
Việc làm là khái niệm chỉ hoạt động thực tiễn của con người, là hoạt động chỉ
dành cho con người và do con người thực hiện với các điều kiện vật chất, khoa học,
kỹ thuật và công nghệ tương ứng hay nói cách khác, đó là nhu cầu sử dụng sức lao
động của con người. Có thể hiểu, Việc làm là những dạng hoạt động có ích, không bị
luật pháp nghiêm cấm nhằm đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình.
Theo Nguyễn Quang Thiều (1996), việc làm là trạng thái phù hợp giữa sức lao
động và tư liệu sản xuất, tức là các điều kiện cần thiết về sử dụng sức lao động đó.
Theo quan niệm này, thì việc làm chính là sự phù hợp của các điều kiện vật chất, kỹ

thuật,… phù hợp vơi sức lao động của con người trong quá trình thực hiện hoạt động
lao động, để sử dụng sức lao động. Như vậy cách hiểu này tương đối phù hợp với sự


8

phát triển của công nghệ, một yếu tố đóng góp chủ yếu vào tư liệu sản xuất, sức lao
động của người lao động phải bắt buộc phù hợp với trình độ của công nghệ được áp
dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đương nhiên, nếu
người lao động không làm chủ được công nghệ thì sẽ bị đào thải khỏi dây chuyền sản
xuất, kinh doanh.
Có thể phân loại việc làm thành hai loại, dựa trên các tiêu chí chủ yếu như,
mức độ sử dụng thời gian lao động, mức thu nhập và năng suất lao động:
Việc làm đầy đủ: Là những công việc sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo
chế độ và mang lại thu nhập, mức thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu
theo quy định của Pháp luật. Người lao động trong trường hợp này phải là những
người có năng lực làm chủ công nghệ và lao động với hiệu suất cao.
Việc làm không đầy đủ: Là trạng thái trung gian giữa có việc làm và thất
nghiệp. Đó là trạng thái có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn
của người lao động, họ phải làm không hết thời gian theo quy định và có thu nhập
thấp hơn mức tiền lương tối thiểu. Trong trường hợp này, có thể doanh nghiệp có
năng lực cạnh tranh thấp do sử dụng công nghệ lạc hậu, hoặc có sử dụng công nghệ
cao nhưng năng lực làm chủ công nghệ của người lao động thấp. Vì nhiều lý do,
doanh nghiệp không thể đào thải người lao động mà vẫn phải sử dụng họ.
2.1.2. Khả năng có việc làm
Cơ hội việc làm là hoàn cảnh thuận lợi để có cơ hội tốt cho sự thăng tiến hay
tiến triển trong sự nghiệp. Đa số các công ty đều đưa ra nhiều cơ hội đa dạng cho sinh
viên mới tốt nghiệp, lý do là các nhà tuyển dụng muốn cho phép các cá nhân để xây
dựng trên kiến thức, kỹ năng của họ và lợi ích, và khởi động một nghề nghiệp xứng
đáng. Các công ty tạo ra cơ hội việc làm và sinh viên mới tốt nghiệp nhận được cơ

hội công việc nếu họ có đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động đó.
Khả năng có việc làm là khả năng người lao động có được một việc làm sử
dụng đầy đủ thời gian lao động theo chế độ và mang lại thu nhập, mức thu nhập không
thấp hơn mức tiền lương tối thiểu theo quy định của Pháp luật. Người lao động trong
trường hợp này phải là những người có năng lực làm chủ công nghệ và lao động với


9

hiệu suất cao. Ngoài ra, định nghĩa khả năng có việc làm còn được hiểu theo nghĩa
mở rộng là cơ hội có được một việc làm tốt hơn hay khả năng thăng tiến, phát triển
sự nghiệp (Ali và Fereshteh, 2010).
Theo Fang và cộng sự (2004), khả năng có việc làm được đo lường thông qua
cảm nhận về việc họ có dễ dàng kiếm được một công việc phù hợp hay công việc
hiện tại có đáp ứng được mục tiêu nghề nghiệp mà họ đặt ra, việc tìm kiếm một công
việc phù hợp với ngành học khá dễ dàng và họ cảm thấy hài lòng với công việc hiện
tại.
2.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TP HCM
2.2.1. Thực trạng thị trường lao động TP HCM năm 2015
Sinh viên trường ĐH Mở đến từ khắp nơi và tìm việc làm ở hầu hết các tỉnh
thành. Tuy nhiên đa số sau khi tốt nghiệp sẽ ở lại TP HCM để phát triển sự nghiệp
vì đây là một môi trường năng động, đa dạng về việc làm và thu hút rất nhiều nguồn
đầu tư. TP HCM dễ dàng đáp ứng nhu cầu việc làm cũng như việc học lên bậc cao
hơn.
Nền kinh tế thành phố tăng trưởng khá, các lĩnh vực công nghiệp, thương
mại tiếp tục tăng trưởng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP của thành phố,
điều này tác động tích cực đến thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của doanh
nghiệp trong 06 tháng cuối năm 2015 tăng 24,02% so với 06 tháng đầu năm 2015;
tăng 5,96% so với 06 tháng cuối năm 2014. Cuối năm 2015, chính quyền thành phố
tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh; tăng cường tiếp xúc, nắm bắt

khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao
năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu để tăng năng
suất, chất lượng hoạt động; các doanh nghiệp tiếp tục triển khai các điểm bán hàng
bình ổn giá, đẩy mạnh tiến độ hoàn thành các đơn đặt hàng, thị trường bán lẻ phát
triển sôi động là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng nhu cầu tuyển dụng lao động,
đặc biệt lao động thời vụ - bán thời gian.


10

Một số nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động cao như: Kinh
doanh – Bán hàng; Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Kinh doanh tài sản – Bất động
sản, Dịch vụ phục vụ (nhân viên giới thiệu sản phẩm (PG), nhân viên vệ sinh, nhân
viên giữ kho theo thời vụ, nhân viên bốc xếp…). Đồng thời các doanh nghiệp tập
trung đẩy mạnh tiến độ hoàn thành các đơn đặt hàng, nhu cầu sản xuất các doanh
nghiệp tuyển dụng lao động thời vụ ở các vị trí như: gia công, kiểm hàng, nhân viên
giao nhận, nhân viên soát vé… ở các nhóm ngành nghề như: Dệt may – Giày da,
Chế biến lương thực thực phẩm, Vận tải kho bãi – Xuất nhập khẩu…
Thị trường lao động cuối năm 2015 tiếp tục phát triển theo hướng tăng yêu
cầu chất lượng, trình độ và hạn chế về số lượng, yêu cầu đối với sinh viên mới ra
trường và người lao động có nghề chuyên môn phải tự trang bị kiến thức – kỹ năng
nghề nghiệp (ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp) gia nhập vào thị trường lao động.
Năm 2015, ước tính cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động có 5.898.134 người
chiếm 71,59% so tổng dân số; lực lượng lao động có 4.243.578 người chiếm 51,51%
so tổng dân số, trong đó lao động đang làm việc chiếm 96,17%. Trong tổng số lao
động đang làm việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm 15,20%; chuyên môn kỹ
thuật bậc trung chiếm 5,90%; các nghề giản đơn và thợ chiếm 41,40% và các loại
công việc khác chiếm 33,10%.
Bảng 2.1. Dân số và Lao động thành phố Hồ Chí Minh (%)
Chỉ tiêu


2014

2015*

Dân số

100%

100%

Tổng số dân trong độ tuổi lao động

71.8%

71.6%

Lực lượng lao động

51.8%

51.5%

Tổng số lao động có việc làm

50%

49.5%

Lao động cần giải quyết việc làm


3.6%

3.5%

Nguồn: Tổng cục thống kê


11

Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn và kỹ thuật của lao động Tp HCM (%)
2011

Năm
Năm

2012

2013

2014

2015*

Tổng

100%

100%


100%

100%

100%

Lao động chưa qua đào tạo

38,5%

35,7%

33,5%

30,1%

27,7%

Sơ cấp nghề

23,7%

25,7%

24,5%

25,1%

25,6%


13,4%

13,9%

16,2%

17,4%

17,7%

Trung cấp (CN - TCN)

3,8%

4,1%

4,2%

4,5%

4,8%

Cao đẳng (CN- CĐN)

3,5%

3,7%

3,8%


4,1%

4,4%

17,0%

16,9%

17,8%

18,9%

19,8%

Công nhân kỹ thuật lành
nghề

Đại học trở lên

Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo thống kê khảo sát Cung nhân lực của Cục Việc làm và Sở Lao động –
Thương binh thành phố thành phố năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại thành
phố Hồ Chí Minh (bao gồm có bằng và không bằng hoặc chỉ có chứng chỉ nghề
ngắn hạn) chiếm tỷ trọng 72,33% so tổng số lực lượng lao động thành phố. Trình
độ chuyên môn của lực lượng lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng
qua các năm: 2011 là 61,48% đến năm 2014 là 69,93% và năm 2015 dự tính 72,33%.
Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương thu hút người lao động từ các
tỉnh, thành phố khác đến làm việc đặc biệt là lực lượng lao động có trình độ đại học
– cao đẳng – trung cấp…và kinh nghiệm làm việc. Một số ngành nghề có nhu cầu
tìm việc cao như: Kế toán – Kiểm toán (24,79%), Hành chính văn phòng (10,06%),

Kinh doanh – Bán hàng (8,44%), Kiến trúc – Kỹ thuật công trình xây dựng (6,01%),
Cơ khí – Tự động hóa (4,66%), Marketing – Quan hệ công chúng (4,41%), Vận tải
– Kho bãi – Xuất nhập khẩu (4,14%)…. Thị trường lao động thành phố năm 2015
thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, giữa nhu cầu lao động chất lượng cao, lao
động có trình độ chuyên môn cao và lực lượng lao động có trình độ trên đại học, đại
học, cao đẳng còn thiếu kinh nghiệm – kỹ năng và ngoại ngữ. Nhu cầu tìm việc của
lực lượng lao động có kinh nghiệm năm 2014 là 85% đến 2015 chiếm 87,19 % tổng
số người tìm việc được khảo sát.


12

Bảng 2.3. Nhu cầu tìm việc theo kinh nghiệm năm 2015 (%)
Tổng

2014

2015

Không có kinh nghiệm

15,0

12,8

1 Năm

17,0

23,1


2 - 5 Năm

46,4

40,5

Trên 5 năm

21,6

23,6
Nguồn: Tổng cục thống kê

Yêu cầu về mức lương của người tìm việc trong năm 2015 như sau: Đối với
mức lương dao động từ 3 triệu đến 8 triệu chiếm 73,23 % tổng lực lượng lao động
có nhu cầu tìm việc thường xuyên trong khi đó năm 2014 chiếm tỷ lệ là 69,23%.


13

Bảng 2.4. Cơ cấu mức lương yêu cầu của người lao động
Mức lương

Tỷ lệ (%)
2014

2015

Dưới 3 triệu


12,4

3,3

3 - 5 triệu

35,8

35,9

5 - 8 triệu

33,5

37,3

8 - 10 triệu

7,7

12,1

10 - 15 triệu

5,6

6,2

Trên 15 triệu


5,0

5,3

Tổng

100

100
Nguồn: Tổng cục thống kê

Về trình độ lao động tìm việc: Người tìm việc có trình độ Trên đại học
(2,79%), Đại học (61,23%) giảm 3,98% so với năm 2014, Cao đẳng (CN-CĐN)
chiếm (23,15%), Trung cấp chiếm (8,62%): chủ yếu ở các nhóm ngành như: Kế
toán – Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Quản lý điều hành, Hành chính văn phòng,
Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng… Sơ cấp nghề - CNKT- Lao động phổ thông
(4,21%): nhu cầu tìm việc ở các nhóm ngành như: Dịch vụ phục vụ (bảo vệ, giúp
việc nhà…), Dệt may – Giày da, Cơ khí…
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động đang làm việc chia theo khu vực kinh tế (%)
Khu vực kinh tế

2015*

2014

Tổng

100


100

Nông lâm nghiệp

2,6

2,6

Công nghiệp - xây dựng

32,8

32,7

Dịch vụ

64,6

64,8

Nguồn: Tổng cục thống kê
Lực lượng lao động tại khu vực kinh tế Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm
2,55% tổng lực lượng lao động đang làm việc, nhu cầu nhân lực trong khu vực này
tập trung vào chất lượng lao động có trình độ kỹ thuật, chất xám, phát triển theo xu


14

hướng nông nghiệp hiện đại áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, ứng dụng công nghệ
sinh học. Hoạt động thương mại, dịch vụ cùng với sự phát triển của hệ thống phân

phối bán buôn, bán lẻ rộng khắp theo hướng văn minh, hiện đại đã thúc đẩy lưu
thông hàng hóa, góp phần kích thích sản xuất. Khu vực dịch vụ có chiếm tỷ trọng
lao động cao nhất 64,60% năm 2014 và tăng đến năm 2015 đạt 64,80%. Lực lượng
lao động tham gia làm việc trong Khu vực Công nghiệp – Xây dựng năm 2015
chiếm tỷ lệ 32,65% tổng lực lượng lao động đang làm việc giảm 0,15% so với năm
2014.
Về cơ cấu trình độ chuyên môn: Nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2015 tăng
6,63% so với năm 2014, trong đó nhu cầu tuyển dụng nhân lực qua đào tạo chiếm
72,36% tăng 14,55% so với cùng kỳ. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ năm
2015 tập trung ở các nhóm ngành nghề như: Công nghệ thông tin, Kiến trúc – Kỹ
thuật công trình xây dựng, Cơ khí tự động hóa, Tài chính – Ngân hàng, Quản lý
kiểm định chất lượng, Kế toán – Kiểm toán, Điện – Điện lạnh – Điện công nghiệp,
Kinh doanh tài sản – Bất động sản, Marketing – Quan hệ công chúng - Quản lý điều
hành, Biên phiên dịch, Truyền thông – Thiết kế đồ họa …
+ Lao động chưa qua đào tạo chiếm (27,64%): Nhu cầu tuyển dụng tập trung ở
các nhóm ngành nghề như: Dịch vụ phục vụ (giúp việc nhà, bảo vệ…), Vận tải –
Kho bãi – Xuất nhập khẩu, Kinh doanh – Bán hàng…ở các vị trí lao động mang tính
chất thời vụ - bán thời gian: nhân viên phục vụ nhà hàng – phụ bếp, giao hàng, nhân
viên đóng gói sản phẩm, giữ kho, bán hàng…
+ Sơ cấp nghề - CNKT: chiếm 17,66% nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm
ngành như Cơ khí – Tự động hóa, Dệt may – Giày da, Mộc – Mỹ nghệ - Tiểu thủ
công nghiệp, Kinh doanh – Bán hàng…
+ Trung cấp (CN-TCN): chiếm 21,23% nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm
ngành như Cơ khí tự động hóa, Điện – điện lạnh – điện công nghiệp, Kinh doanh –
Bán hàng, Dịch vụ - Thông tin tư vấn – Chăm sóc khách hàng…
+ Cao đẳng – Đại học chiếm 33,1% tuyển dụng nhiều ở các nhóm ngành như: Kế
toán – Kiểm toán, Quản lý điều hành, Quản lý kiểm định chất lượng, Hành chính


15


văn phòng, Điện tử - Cơ điện tử….; Trên đại học chiếm chiếm 0,38%ở các ngành
như Giáo dục – Đào tạo – Thư viện, Kinh doanh tài sản – bất động sản…
Các nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao năm 2015 như: Kinh doanh
– Bán hàng (22,96%), Dịch vụ phục vụ (18,42%), Dịch vụ du lịch – Nhà hàng –
Khách sạn (7,06%), Công nghệ thông tin (6,72%), Vận tải kho bãi xuất nhập khẩu
(5,77%), Dệt may – Giày da (4,40%), Kinh doanh tài sản – bất động sản (3,98%).
Về kinh nghiệm làm việc: Có 43,12% nhu cầu tuyển dụng lao động là lao
động không có kinh nghiệm, tập trung chủ yếu trong các nhóm ngành nghề như:
Dịch vụ phục vụ (giúp việc nhà, bảo vệ...), Nhân viên kinh doanh - Bán hàng, Dịch
vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Vận tải - Kho bãi - Xuất nhập khẩu, Dịch vụ
thông tin tư vấn - Chăm sóc khách hàng, Marketing - Quan hệ công chúng, Công
nghệ thông tin, Điện tử - Cơ điện tử, Kinh doanh tài sản - Bất động sản, Tài chính Tín dụng - Ngân hàng… Nhu cầu tuyển dụng lao động có 01 năm kinh nghiệm trở
lên chiếm 56,88% tập trung chủ yếu trong các nhóm ngành nghề như: Cơ khí - Tự
động hóa, Công nghệ thông tin, Dệt may - Giày da, Kiến trúc - Kỹ thuật công trình
xây dựng, Truyền thông – Quảng cáo – Thiết kế đồ họa, Nhân viên kinh doanh Bán hàng, Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Quản lý điều hành – Nhân sự,
Điện - Điện lạnh - Điện công nghiệp, Điện tử - Cơ điện tử, Kinh doanh tài sản – Bất
động sản…
Về mức lương tuyển dụng: Căn cứ vào số liệu khảo sát năm 2015, mức lương
tuyển dụng lao động trên địa bàn thành phố như sau:
+ Dưới 3 triệu chiếm tỷ lệ 3,05%: nhu cầu tuyền dụng tập trung ở nhóm lao động
mang tính chất thời vụ - bán thời gian ở các vị trí như: nhân viên bán hàng, phục vụ
tiệc cưới, nhân viên PG, nhân viên khảo sát thị trường sản phẩm mới, phát tờ rơi,
nhập liệu…chủ yếu nhu cầu tuyển dụng mức lương này không yêu cầu người lao
động có kinh nghiệm làm việc.
+ Từ 3 triệu – 5 triệu chiếm 25,16%: nhu cầu tuyển dụng không yêu cầu kinh
nghiệm ở các vị trí như: nhân viên kho, nhân viên lắp ráp linh kiện điện tử (Điện tử
- Cơ điện tử), nhân viên bán hàng qua điện thoại, nhân viên sơ chế thực phẩm, nhân
viên bếp, nhân viên cắt chỉ, đóng gói sản phẩm; nhu cầu tuyển dụng lao động yêu



×