BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
___________
TRẦN THỊ KIM PHƢỢNG
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG VAY VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_____________
TRẦN THỊ KIM PHƢỢNG
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG VAY VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ TẤT THẮNG
Tp. Hồ Chí Minh - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn
tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” là do chính bản
thân tôi nghiên cứu thực hiện.
Các nội dung, kết quả nghiên cứu của các tác giả đƣợc sử dụng trong luận
đều có trích dẫn theo quy định.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và
chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 14 tháng 4 năm 2017
Ngƣời thực hiện
Trần Thị Kim Phƣợng
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................. 4
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 4
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 5
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 5
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................ 5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 5
1.5. KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 5
1.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .......................................................................... 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 7
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................ 7
2.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 7
2.1.2. Cấu trúc dịch vụ tín dụng nông thôn ................................................................. 8
2.1.3. Đặc điểm của thị trƣờng tín dụng nông thôn .................................................... 9
2.1.4. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn ............................ 9
2.1.5. Tín dụng nông nghiệp ở Việt Nam ................................................................. 10
2.2. LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ........................................................................ 11
2.2.1. Lý thuyết về tiếp cận tín dụng ......................................................................... 11
2.2.2. Lý thuyết về thông tin bất đối xứng ................................................................ 12
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG
CỦA HỘ GIA ĐÌNH ................................................................................................ 13
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........ 16
2.4.1. Nghiên cứu trong nƣớc.................................................................................... 16
2.4.2. Nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................................................... 20
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 24
3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 24
3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................ 24
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 26
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 26
3.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................................... 26
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................ 27
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 35
4.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH TRÀ VINH ............................................................... 35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 35
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................35
4.1.1.2. Dân số và lao động .......................................................................................35
4.1.1.3. Đất đai và thổ nhƣỡng ..................................................................................36
4.1.2. Về hộ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp......................................... 36
4.1.3. Tình hình kinh tế tỉnh Trà Vinh ...................................................................... 37
4.1.3.1. Tăng trƣởng kinh tế GRDP ..........................................................................37
4.1.3.2. Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và kinh tế nông thôn .........38
4.1.4. Khái quát tình hình cho vay vốn sản xuất nông nghiệp, nông thôn của các
TCTD trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (2015 - 2016)....................................................... 40
4.2. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY TDCT CỦA HỘ NÔNG
DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH .............................................................. 41
4.2.1. Đặc điểm của hộ nông dân qua mẫu điều tra .................................................. 41
4.2.2. Thông tin về tín dụng của hộ nông dân ........................................................... 44
4.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY VỐN TDCT CỦA HỘ
NÔNG DÂN.............................................................................................................. 49
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 61
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 61
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................................................................... 62
5.2.1. Đối với hộ nông dân ........................................................................................ 63
5.2.2. Đối với các TCTD ........................................................................................... 64
5.2.3. Đối với chính quyền địa phƣơng ..................................................................... 64
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
GRDP
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
NHCSXH
Ngân hàng chính sách xã hội
NHNN&PTNT
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHTM
Ngân hàng thƣơng mại
QTDND
Quỹ tín dụng nhân dân
TCTD
Tổ chức tín dụng
TDCT
Tín dụng chính thức
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ
nông dân .................................................................................................................... 21
Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo ...... 22
Bảng 3.1: Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn TDCT của hộ nông dân 24
Bảng 3.2: Ý nghĩa của các biến và kỳ vọng về dấu các hệ số βi của mô hình hồi quy33
Bảng 4.1: Hộ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp tỉnh Trà Vinh ................ 37
Bảng 4.2: Số liệu cho vay sản xuất nông nghiệp của các TCTD (2015 - 2016) ....... 40
Bảng 4.3: Thông tin về giới tính của chủ hộ ............................................................. 41
Bảng 4.4: Thông tin về dân tộc của chủ hộ ............................................................... 41
Bảng 4.5: Thông tin về trình độ học vấn của chủ hộ ................................................ 42
Bảng 4.6: Thông tin liên quan về độ tuổi, số thành viên, số lao động chính của hộ 42
Bảng 4.7: Thông tin về khoảng cách từ nơi sinh sống của hộ đến trung tâm huyện 43
Bảng 4.8: Thông tin về nghề nghiệp chính, quan hệ xã hội của hộ .......................... 43
Bảng 4.9: Thông tin về diện tích đất nông nghiệp, thu nhập hàng năm của hộ ........ 44
Bảng 4.10: Thông tin về khả năng vay vốn TDCT của hộ ....................................... 44
Bảng 4.11: Thông tin về nhu cầu vay vốn TDCT của hộ ......................................... 45
Bảng 4.12: Thông tin về số TCTD ở địa phƣơng ..................................................... 46
Bảng 4.13: Thông tin về tổ chức TDCT mà hộ đã vay vốn ...................................... 47
Bảng 4.14: Thông tin vay vốn của hộ ....................................................................... 47
Bảng 4.15: Nguyên nhân không vay đƣợc vốn TDCT của hộ nông dân .................. 48
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình ...................................... 50
Bảng 4.17: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy (thể hiện chiều hƣớng tác động của
các biến). ................................................................................................................... 51
Bảng 4.18: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy (thể hiện mức độ tác động biên của
các biến) .................................................................................................................... 56
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Khung phân tích các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn TDCT của hộ
nông dân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. ........................................ 25
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 26
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp, nông thôn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng của
nhiều quốc gia. Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất của cải vật chất
của nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Nông
nghiệp là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng, bởi vì nông nghiệp sản xuất và
cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho đời sống của con ngƣời nhƣ lƣơng thực,
thực phẩm và những sản phẩm tiêu dùng khác, không có những sản phẩm thiết yếu
đó con ngƣời không thể tồn tại và phát triển đƣợc. Nông nghiệp là khu vực cung cấp
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến. Nông nghiệp
còn có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lƣợng cao, giá
trị kinh tế lớn cho xuất khẩu quốc gia. Nông nghiệp, đặc biệt ở các nƣớc đang phát
triển, là khu vực cung cấp lao động cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và
dịch vụ. Nông thôn là địa bàn của sản xuất nông nghiệp, là nơi nông dân sinh sống
và làm việc trong từng gia đình - tế bào của xã hội. Gia đình nông dân là đơn vị tiêu
dùng, đơn vị sản xuất - đơn vị kinh tế nông hộ. Nông nghiệp, nông thôn là thị
trƣờng tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ; đồng thời còn là bộ phận quan
trọng trong việc phát triển bền vững và gìn giữ sự ổn định của môi trƣờng sinh thái.
Việt Nam là một quốc gia với sản xuất nông nghiệp là ngành truyền thống,
có hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông
nghiệp. Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của đất nƣớc, nông
nghiệp, nông thôn đã có những bƣớc chuyển biến vƣợt bậc, đóng góp quan trọng
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Khu vực nông nghiệp, nông thôn
không những bảo đảm về an ninh lƣơng thực cho quốc gia, cung cấp nông sản với
khối lƣợng lớn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân, mà còn đƣa nƣớc
2
ta trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu đƣợc nhiều mặt hàng nông thủy sản,
thông qua đó đã nâng cao đời sống của nông dân và bộ mặt nông thôn đƣợc thay
đổi, ngày càng phát triển. Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn,
nhiều chính sách từ khâu quy hoạch, sản xuất, tiêu thụ, tạo vốn… đã đƣợc chính
phủ chú trọng thực hiện và không ngừng đổi mới để tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy
cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Trong đó, tín dụng đƣợc xem nhƣ là công cụ
để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Cho nên cần phát triển một thị
trƣờng tài chính cho khu vực nông thôn, với hoạt động tín dụng là yếu tố chính để
thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Thực tế ở khu vực nông thôn Việt Nam, các hộ nông dân đầu tƣ vốn để phát
triển sản xuất kinh doanh một phần là nguồn vốn tự có, phần khác đƣợc huy động từ
các nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức. Khảo sát của Ngân hàng Chính
sách Xã hội Việt Nam (2015) về mức sống của ngƣời Việt Nam, kết quả chỉ có 49%
hộ gia đình vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức, kết quả này cho thấy thị
trƣờng tín dụng nông thôn còn hạn chế nhất định.
Thị trƣờng tài chính nông thôn bao gồm tín dụng chính thức và tín dụng
không chính thức cho hộ nông dân ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu với mức độ
và khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Hằng (2015) về các yếu tố
ảnh hƣởng đến tiếp cận tín dụng của hộ nông dân Việt Nam có đề cập đến nội dung
đánh giá của Ngân hàng Thế giới (1998); Dƣơng và Izumida (2002) nhƣ sau: ở khu
vực nông thôn nói chung và Việt Nam, nông hộ nhỏ đƣợc công nhận là phải đối mặt
với những hạn chế tín dụng. Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tâm (2008), đã chỉ ra
rằng, với những khoản vay nhỏ (lên đến 10 triệu đồng) thì các nhà kinh doanh nhỏ,
hộ nông dân có thể dễ dàng tiếp cận với các TCTD nông thôn. Tuy nhiên, các hộ
nông dân dƣờng nhƣ gặp rất nhiều khó khăn đối với các khoản vay lớn hơn 10 triệu
đồng hay với các khoản vay trung và dài hạn, do thiếu kế hoạch đầu tƣ khả thi và
chƣa có hệ thống cảnh báo rủi ro sớm đối với khách hàng khu vực nông nghiệp,
nông thôn.
3
Trong nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân
ở vùng cận ngoại thành Hà Nội, Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010)
đã chỉ ra các nhân tố có ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính
thức của hộ nông dân đó là độ tuổi, địa vị xã hội của chủ hộ, hộ đã vay tín dụng
không chính thức và thủ tục vay vốn tín dụng chính thức. Nguồn vốn tín dụng chính
thức bị ảnh hƣởng bởi các nhân tố: trình độ học vấn, số năm sinh sống tại địa
phƣơng, thu nhập bình quân, kinh nghiệm nuôi tôm, lãi suất, thủ tục cho vay, có
phƣơng án sản xuất phù hợp, có tài sản thế chấp (Phạm Bảo Quốc và Nguyễn Thị
Búp, 2016).
Trà Vinh là một tỉnh nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với
diện tích tự nhiên 234.115 ha (chiếm 5,76% diện tích trong khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long), trong đó đất nông nghiệp 184.834 ha, chiếm 78,95% diện tích đất
tự nhiên của tỉnh; có 65 km bờ biển. Toàn tỉnh có 255.190 hộ, trong đó có khoảng
86% hộ sinh sống ở vùng nông thôn, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp là lĩnh vực đóng góp quan trọng vào sự tăng trƣởng kinh tế
(GRDP) hàng năm của tỉnh trong thời gian qua. Trong những năm gần đây, các hộ
nông dân ở khu vực nông thôn tỉnh Trà Vinh đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản
xuất với những loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của tỉnh mang lại giá trị kinh tế
cao nhƣ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá lóc, trồng đậu phộng, ớt chỉ
thiên, nuôi bò… với quy mô sản xuất lớn; đồng thời, cũng tăng cƣờng ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản suất, nhằm tăng thu nhập cho kinh tế gia đình, góp
phần phát triển kinh tế nông thôn. Với xu hƣớng phát triển sản xuất nêu trên, các hộ
nông dân có nhu cầu nguồn vốn từ đầu tƣ của các TCTD với lãi suất phù hợp, để
đầu tƣ sản xuất nông nghiệp.
Tính đến hết tháng 12/2016, có 86.636 lƣợt hộ nông dân có vay vốn sản xuất
nông nghiệp từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh (chiếm 62,56% so với tổng số
hộ nông dân trong toàn tỉnh); dƣ nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp của các tổ
chức tín dụng trên địa bàn tỉnh là 8.254.768 triệu đồng (chiếm 48,52% so với tổng
4
dƣ nợ cho vay chung của các TCTD trong tỉnh) trong này không bao gồm dƣ nợ của
ngân hàng chính sách xã hội (Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Trà Vinh, 2016).
Thực tế, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn còn gặp phải một số khó
khăn trong việc tiếp cận vốn TDCT, do một số nguyên nhân chủ yếu: hộ nông dân
không đáp ứng đƣợc đầy đủ những yêu cầu cơ bản khi xem xét cho vay của các
TCTD nhƣ không đủ tài sản thế chấp, hay thủ tục vay vốn phức tạp, hộ không lập
đƣợc phƣơng án, kế hoạch sản xuất cụ thể, đi lại khó khăn, phải chờ đợi giải quyết
nhiều ngày, số tiền cho vay từ các TCTD quá ít không đủ để sản xuất…
Nhằm phân tích về thực trạng khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân thời
gian qua và các yếu tố có tác động đến khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân có
nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, qua đó kiến nghị một số giải pháp góp
phần nâng cao khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh,
hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất, tăng thu nhập của hộ gia đình, đóng góp vào sự
phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh. Tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích
các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn TDCT của các hộ nông
dân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, qua đó đề xuất một số chính
sách nhằm nâng cao khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân, phục vụ đầu tƣ phát
triển sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Trà Vinh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng vay vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính
thức của hộ nông dân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
5
- Hàm ý một số chính sách để nâng cao khả năng vay vốn tín dụng chính
thức, nhằm đảm bảo đầu tƣ, nâng cao hiệu sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Thực trạng khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh ra sao?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến khả năng vay vốn TDCT của hộ
nông dân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh?
Câu hỏi 3: Chính sách gì để nâng cao khả năng vay vốn TDCT của hộ nông
dân tỉnh Trà Vinh?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn TDCT của hộ
nông dân làm nghề sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: là hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, chủ yếu tại 4
huyện Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú.
Phạm vi thời gian: Năm 2016.
1.5. KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố có tác động đến khả năng vay vốn TDCT
của hộ nông dân, từ đó đề xuất các giải pháp để giúp hộ nông dân trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh có khả năng vay vốn TDCT đƣợc dễ dàng hơn.
1.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 5 chƣơng:
6
Chƣơng 1: Giới thiệu
Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
của luận văn. Câu hỏi nghiên cứu. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về không gian và
thời gian. Sơ lƣợc cấu trúc luận văn.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận
Trình bày các khái niệm, các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các
mô hình nghiên cứu mang tính lý thuyết; qua các phƣơng pháp thì rút ra đƣợc phƣơng
pháp, mô hình, khái niệm để xây dựng đề tài.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Trình bày khung phân tích nghiên cứu của đề tài; các số liệu cần thu thập cho
nghiên cứu, nguồn và cách thu thập các loại số liệu; phƣơng pháp phân tích xử lý số
liệu; công cụ phân tích; tiến trình nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày các nội dung đã nghiên cứu chủ yếu của vấn đề nghiên cứu; minh
họa bằng bảng số liệu và biểu đồ, hình ảnh (nếu có); phân tích và thảo luận đi kèm; so
sánh đối chiếu các kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trƣớc đây, có bình luận,
thảo luận.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu kết luận về vấn đề nghiên cứu và đƣa ra các kiến nghị đối với vấn đề
khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đồng thời nêu
ra những hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
7
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1.1. Khái niệm
Hộ: là tất cả những ngƣời sống chung trong một ngôi nhà và nhóm ngƣời đó
có cùng huyết tộc và ngƣời làm công, ngƣời cùng ăn chung (theo một số từ điển
ngôn ngữ học cũng nhƣ một số từ điển chuyên ngành kinh tế). Thống kê Liên hợp
quốc cũng có khái niệm về “Hộ” gồm những ngƣời sống chung dƣới một ngôi nhà,
cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ.
Hộ nông dân: là hộ gia đình mà nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu
của họ. Ngoài các hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tiến hành thêm
các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ.
Nông thôn: là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của
phƣờng, quận thuộc thị xã, thành phố (Điều 3, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ).
Nông nghiệp: là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm
các lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản (Điều 3, Nghị định số
55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ).
Tín dụng: xuất phát từ chữ Latinh là Creditium có nghĩa là tin tƣởng, tín
nhiệm. Trong tiếng Anh đƣợc gọi là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín
dụng là sự vay mƣợn. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử
dụng vốn từ ngân hàng tới khách hàng theo những điều kiện ràng buộc nhất định.
Tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: có sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng
vốn từ ngƣời sở hữu sang cho ngƣời sử dụng; sự chuyển nhƣợng này có thời hạn cụ
thể; sự chuyển nhƣợng này có kèm theo chi phí (Lê Nguyễn Phƣơng Ngọc, 2007).
8
Tổ chức tín dụng: là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân
hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân (Điều 4, Luật các tổ chức tín
dụng số 47/2010/QH12 đã đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua ngày 16/6/2010).
Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số
47/2010/QH12 đã đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua ngày 16/6/2010).
Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi (Điều 4,
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua
ngày 16/6/2010).
2.1.2. Cấu trúc dịch vụ tín dụng nông thôn
Tín dụng nông thôn bao gồm 3 hình thức đó là tín dụng chính thức, tín dụng
bán chính thức và tín dụng không chính thức (Trần Tiến Khai, 2014).
Tín dụng chính thức: ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng
tiết kiệm đặc biệt, tiết kiệm bƣu điện, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh các ngân
hàng trung ƣơng và khu vực, đó là những tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định
và quản lý của ngân hàng trung ƣơng, có chức năng cho vay ra và nhận tiền gửi.
Tín dụng bán chính thức: hội nông dân, quỹ tín dụng hợp tác xã, hiệp hội tín
dụng, ngân hàng cấp xã, nhóm trợ giúp, các chƣơng trình phát triển nông thôn, các
chƣơng trình tài chính phi chính phủ (NGO), đƣợc phép cho vay ra, không đƣợc
phép nhận tiền gửi.
Tín dụng không chính thức: câu lạc bộ tiết kiệm cộng đồng, quỹ tƣơng hỗ,
họ - hụi, đại lý vật tƣ nông nghiệp, chủ kho, thƣơng gia/nông dân/ngƣời cho vay,
9
bạn bè, bà con, hoạt động hoàn toàn không nằm dƣới sự quản lý, kiểm soát của
chính phủ, hoạt động không cần sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền nào, chủ
yếu dựa vào cam kết, điều lệ do chính các thành viên trong nhóm đặt ra.
2.1.3. Đặc điểm của thị trƣờng tín dụng nông thôn
Cũng theo Trần Tiến Khai (2014), thị trƣờng tín dụng nông thôn có các đặc
điểm sau:
(i) Chi phí giao dịch cao là do: khách hàng cƣ trú phân tán; cộng đồng nông
dân đa dạng, có độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, dân tộc, phong tục tập quán
khác nhau,…; giá trị vay nợ thấp; tốn nhiều thời gian đi lại, chi phí khác cần có khi
cho vay và thu hồi nợ; chi phí thông tin và marketing cao do cơ sở hạ tầng thông tin
kém.
(ii) Nhiều rủi ro, do: khí hậu thời tiết biến đổi ảnh hƣởng đến sản xuất nông
nghiệp; lợi nhuận từ nông nghiệp thấp; do nhu cầu tiêu dùng của gia đình nhƣ để trả
nợ, trị bệnh, chi phí cho việc học tập… có thể sử dụng vốn vay không đúng mục
đích; tƣơng đồng về điều kiện tự nhiên nhƣ khi có dịch bệnh xảy ra đồng loạt trên
cả một vùng; giá hàng hóa nông sản biến động; thế chấp kém, quyền sử dụng đất
đai chƣa toàn vẹn; hệ thống pháp lý yếu; khả năng thu hồi nợ kém.
(iii) Hệ quả là, ngân hàng thƣơng mại không muốn cho vay; ngƣời cho vay
tập trung vào nông trại quy mô lớn, bỏ qua nông trại nhỏ do nguy cơ chi phí giao
dịch cao và không bảo đảm khả năng chi trả; thị trƣờng tín dụng phi chính thức phát
triển, vì chi phí giao dịch thấp, quay vòng vốn nhanh, tín gần gũi, mặc dù lãi suất
cao.
2.1.4. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn
Theo Nguyễn Bích Đào (2008), tín dụng có vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế nông thôn, nó đã đƣợc các nhà kinh tế công nhận, vai trò quan trọng đó
đƣợc thể hiện ở mặt kinh tế và xã hội nhƣ sau:
10
Về mặt kinh tế, tín dụng góp phần thúc đẩy hình thành thị trƣờng tài chính
nông thôn. Thị trƣờng tài chính ở nông thôn là nơi giải quyết quan hệ cung cầu về
vốn, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn. Thị trƣờng này bao gồm
thị trƣờng vốn và thị trƣờng tiền tệ, trong đó ngân hàng nông nghiệp có vai trò hết
sức quan trọng, vì nó có hệ thống đến tận huyện. Bên cạnh, còn có quỹ tín dụng
nhân dân cơ sở ở từng xã, khu vực. Hoạt động tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá
trình tích tụ và tập trung vốn, tƣ liệu sản xuất, khoa học công nghệ, xây dựng kết
cấu hạ tầng để phát triển kinh tế nông thôn. Tín dụng đã góp phần tận dụng khai
thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó tín
dụng cũng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp
thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Một vấn đề nữa là tín dụng tạo điều
kiện cho phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết
việc làm cho ngƣời lao động ở vùng nông thôn. Tín dụng đã tạo cho ngƣời dân
không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, tăng cƣờng hạch toán kinh tế, đồng thời
tạo tâm lý tiết kiệm tiêu dùng.
Về mặt xã hội, tín dụng có vai trò góp phần bảo đảm về hiệu quả xã hội,
nâng cao đời sống cho ngƣời nông dân về mặt tinh thần và vật chất. Hoạt động tín
dụng đƣợc thực hiện tốt sẽ góp phần giảm bớt tình trạng cho vay nặng lãi ở vùng
nông thôn, ngƣời dân ít bị bóc lột hơn và họ sẽ hƣởng đƣợc thành quả lao động của
chính mình một cách thực sự hơn.
Nói tóm lại, tín dụng có vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống kinh
tế xã hội ở vùng nông thôn. Vấn đề là nên sử dụng tín dụng nhƣ một công cụ đắc
lực để phát huy đƣợc vai trò to lớn của nó, nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn phát
triển.
2.1.5. Tín dụng nông nghiệp ở Việt Nam
Theo Trịnh Thị Thu Hằng (2015), hệ thống tài chính cho khu vực nông thôn
ở Việt Nam có thể đƣợc phân thành 3 loại nhƣ sau:
11
Thứ nhất là khu vực tín dụng chính thức, đây là khu vực bao gồm các tổ chức
TDCT đã ngày càng đƣợc mở rộng nhƣ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn, ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính
quốc tế nhƣ Ngân hàng Thế giới, ADB, IMF, tổ chức phi chính phủ. Trong đó, ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đƣợc xem là ngân hàng chủ yếu ở nông
thôn cho vay vốn tập trung đối tƣợng là các hộ gia đình, hộ nông dân khu vực nông
thôn.
Thứ hai là khu vực tín dụng bán chính thức, ở khu vực tín dụng này cho vay
vốn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội (hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh
niên) ở nông thôn, đây là một khu vực có liên quan đến việc thực hiện các chƣơng
trình ƣu tiên của chính phủ, các dịch vụ ủy thác của các ngân hàng.
Thứ ba là các nguồn tín dụng khác, bao gồm các hình thức cho vay lẫn nhau
giữa các bạn bè và hàng xóm; xoay tiết kiệm và các hiệp hội tín dụng thúc đẩy tiết
kiệm định kỳ mà quay nhƣ một quỹ trong một nhóm hạn chế của những ngƣời tin
tƣởng lẫn nhau (thƣờng từ cùng xóm); hay những ngƣời chuyên cho vay tiền bao
gồm cả chủ tiệm cầm đồ; hay những thƣơng nhân cho vay bằng tiền mặt hoặc hiện
vật đối với quyền mua thu hoạch.
2.2. LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
2.2.1. Lý thuyết về tiếp cận tín dụng
Vốn tín dụng là một loại tài nguyên khan hiếm và ngƣời đi vay có khả năng
tiếp cận vốn tín dụng đƣợc hay không phụ thuộc vào ngƣời cho vay thông qua cách
đánh giá rủi ro. Việc tiếp cận tín dụng đƣợc xem xét thông qua lý thuyết về cầu tín
dụng của một cá nhân, hay của một hộ gia đình, họ luôn mong đƣợc tối đa hữu dụng
kỳ vọng từ việc vay tiền của các nhà cung cấp tín dụng. Mỗi một đơn vị tiền đều có
chi phí cơ hội của nó, chính là lãi suất, vì vậy việc quyết định cung tín dụng sẽ phụ
thuộc vào lãi suất (Phan Đình Khôi, 2013).
Tuy nhiên, theo Stiglitz và Weiss (1981), không thể thông qua lý thuyết
cung - cầu tín dụng dựa vào lãi suất để giải thích về khả năng tiếp cận vốn của
12
ngƣời đi vay do quyết định cung tín dụng không đƣợc điều chỉnh bởi lãi suất trên
thị trƣờng, bởi vì trong khi ngƣời cho vay quyết định cho vay phụ thuộc vào cách
mà ngƣời cho vay lựa chọn ngƣời đi vay dựa vào những thông tin của ngƣời đi vay.
2.2.2. Lý thuyết về thông tin bất đối xứng
Thông tin bất đối xứng là hiện tƣợng có sự sai khác, dị biệt về mặt thông tin
giữa các chủ thể. Ví dụ nhƣ con nợ thƣờng nắm rõ hơn về khả năng hoàn trả của
mình so với các chủ nợ. Sự khác biệt này dẫn đến hai hậu quả là lựa chọn ngƣợc và
rủi ro đạo đức. Thông thƣờng ngƣời có ham muốn đi vay mạnh nhất đó là những
ngƣời có khả năng hoàn trả kém nhất. Vì ngƣời cho vay không nắm rõ đƣợc khả
năng trả nợ của từng ngƣời đi vay nhƣ thế nào nên để an toàn nhất ngƣời cho vay sẽ
hạn chế cho vay hoặc áp dụng một mức lãi suất cao để bù đắp rủi ro có thể gặp phải.
Kết quả là không có nhiều hợp đồng vay mƣợn. Hiện tƣợng đó đƣợc gọi là lựa chọn
ngƣợc và thƣờng xảy ra trƣớc khi các giao dịch đƣợc thực hiện. Giả sử ngƣời đi vay
đƣợc cho vay thì vấn đề nảy sinh là rất có thể con nợ sẽ tham gia nhiều hoạt động
mạo hiểm, nhiều rủi ro hơn so với quan điểm của ngƣời cho vay. Việc này dẫn đến
khả năng hoàn trả thấp và ngƣời cho vay dừng ý định cho vay. Đây là rủi ro đạo
đức, nguy cơ này đến sau khi đã thực hiện giao dịch. Nhƣ vậy, ba vấn đề này (thông
tin bất cân xứng, lựa chọn ngƣợc và rủi ro đạo đức) làm giảm hiệu quả của thị
trƣờng cho vay.
Trong nghiên cứu của Phan Đình Khôi (2013) có đề cập đến lý thuyết về
thông tin bất cân xứng trong hợp đồng vay vốn của Stiglitz và Weiss (1981) nhƣ
sau: thông tin bất cân xứng trong hợp đồng vay vốn làm cho ngƣời cho vay không
phân biệt đƣợc mức độ rủi ro giữa ngƣời đi vay ít rủi ro hơn và ngƣời đi vay nhiều
rủi ro hơn, đồng thời cũng không phân biệt mức độ cố gắng hoàn trả nợ của ngƣời
đi vay. Thông tin bất cấn xứng sẽ dẫn đến hậu quả là sự lựa chọn ngƣợc (hay sự lựa
chọn bất lợi) và rủi ro đạo đức. Sự lựa chọn ngƣợc diễn ra trong quá trình lựa chọn
ngƣời đi vay, trong đó ngƣời cho vay sẽ áp dụng lãi suất để phân biệt giữa ngƣời đi
vay ít rủi ro và nhiều rủi ro. Song việc tăng lãi suất để bù đắp rủi ro có thể gặp phải
13
cũng có thể sẽ loại ngƣời đi vay ít rủi ro (hay ngƣời đi vay tốt), dẫn đến kết quả là
ngƣời cho vay chỉ cho vay những dự án rủi ro cao. Vấn đề rủi ro đạo đức liên quan
đến việc tổ chức giám sát và thực hiện cơ chế cho vay. Thể hiện cụ thể là sau khi
nhận đƣợc khoản vay thì ngƣời đi vay không nỗ lực hoàn trả nợ vì họ biết ngƣời
cho vay phải gánh chịu một phần của rủi ro. Tóm lại, việc quyết định cấp tín dụng
và cấp bao nhiêu của ngƣời cho vay dựa trên các thông tin từ ngƣời đi vay mà họ đã
tập hợp đƣợc. Điều này có nghĩa là không phải ngƣời đi vay nào cũng sẽ nhận đƣợc
tín dụng với hồ sơ vay của mình. Vấn đề phổ biến mà doanh nghiệp quy mô nhỏ và
nông hộ phải đối mặt kể cả họ có khả năng trả nợ đó là hạn chế tín dụng (Aghion và
Morduch, 2005).
Cũng trong nghiên cứu của Phan Đình Khôi (2013) đã đề cập đến đánh giá
của Aleem (1990) đó là dòng tín dụng không chỉ đơn giản tuân theo lý thuyết cung cầu, mà nó là một quá trình trong đó ngƣời đi vay phải nộp đơn xin vay rồi mới đến
ngƣời cho vay dựa trên các tiêu chí đánh giá của ngƣời cho vay đối với ngƣời đi vay
sẽ quyết định số tiền cho vay. Kết quả quan sát hoạt động cho vay trên thị trƣờng tài
chính nông thôn ở Philippines của Lamberte và Llanto (1995), đã chỉ ra rằng các
hoạt động cho vay đƣợc phân thành ba giai đoạn bao gồm: sàng lọc, quyết định
(chấp nhận hoặc từ chối), và xác định số tiền cho vay. Nhƣ vậy, dòng tín dụng phụ
thuộc vào cấu trúc thị trƣờng và tính chất của thông tin bất cân xứng. Theo lập luận
của Adams và Vogel (1986), trong thị trƣờng tín dụng chi phí giao dịch sẽ cao nếu
quản lý theo cơ chế tập trung, thông tin ít phân tán, quyết định cho vay có xu hƣớng
cứng nhắc. Ngƣợc lại, chi phí giao dịch trong hoạt động cho vay có thể giảm nếu
mức độ thông tin phân tán và thị trƣờng tài chính linh hoạt.
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG
CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Các nghiên cứu về tiếp cận tín dụng đa phần đƣợc xây dựng trên nền tảng thị
trƣờng cạnh tranh không hoàn hảo và thông tin bất cân xứng. Các nghiên cứu này
thƣờng đƣợc thực hiện ở từng thị trƣờng hoặc cả ba thị trƣờng đó là thị trƣờng tín
14
dụng chính thức, tín dụng bán chính thức và tín dụng phi chính thức để so sánh tác
động của từng yếu tố lên thị trƣờng tƣơng ứng.
Đối với thị trƣờng tín dụng chính thức và cả thị trƣờng tín dụng phi chính
thức, nhiều nghiên cứu trƣớc đây cho thấy, các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp
cận tín dụng và lƣợng vốn vay của hộ thƣờng tập trung ở các yếu tố thuộc về đặc
điểm của hộ gia đình nhƣ:
Tuổi của chủ hộ: chủ hộ có tuổi càng cao thì không có nhiều khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung, 2010; Nguyễn
Quốc Vinh, 2015).
Giới tính: theo Trần Thơ Đạt (1998), đối với chủ hộ là nữ thì họ thƣờng ít
tiếp cận với hình thức tín dụng chính thức, mà chỉ thích vay từ các chƣơng trình hỗ
trợ vốn của phụ nữ vì thủ tục đơn giản, thông qua hội phụ nữ bảo lãnh, không cần
có tài sản thế chấp.
Học vấn của chủ hộ: những hộ có chủ hộ đã hoàn thành trung học hay tiểu
học sẽ có khả năng tiếp cận vốn cao hơn so với những ngƣời không đi học (Li và
cộng sự, 2011).
Dân tộc: theo Phan Đình Khôi (2013), chủ hộ là dân tộc thiểu số thì khả năng
tiếp cận vốn TDCT của họ sẽ nhiều hơn, vì thực tế ở Việt Nam cho thấy đã có nhiều
chƣơng trình tín dụng đƣợc triển khai thực hiện dành cho hộ dân tộc thiểu số vay
vốn.
T lệ phụ thuộc: cũng theo Li và cộng sự (2011), t lệ phụ thuộc càng cao thì
khả năng vay vốn sẽ càng cao. Lý giải cho điều này, các tác giả cho rằng số ngƣời
phụ thuộc trong gia đình càng cao thì đồng nghĩa với việc càng có ít thành viên
đang lao động tạo ra thu nhập, vì thế các gia đình này thƣờng lệ thuộc nhiều vào các
nguồn vốn vay. Vì thể khả năng vay vốn của họ cũng sẽ cao.
Địa vị xã hội: những chủ hộ có địa vị xã hội, hay những chủ hộ có ngƣời
thân làm ở các tổ chức tín dụng tại địa phƣơng hay cơ quan nhà nƣớc các cấp thì
15
khả năng vay vốn tín dụng chính thức sẽ cao hơn so với các chủ hộ khác không có
địa vị xã hội (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung, 2010; Nguyễn Văn Vũ
An và cộng sự, 2016).
Số năm sinh sống tại địa phƣơng: những hộ có thời gian sinh sống tại địa
phƣơng càng lâu năm thì họ càng có điều kiện để tiếp cận vốn TDCT, vì chủ hộ
sống tại địa phƣơng nhiều năm gắn liền với việc tích lũy của cải, tài sản, trách
nhiệm và khả năng trả nợ (Phạm Bảo Quốc và Nguyễn Thị Búp, 2016).
Khoảng cách từ nơi hộ sinh sống đến trung tâm huyện: những hộ nông dân
chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, cách xa trung tâm huyện, gặp khó khăn
trong việc đi lại sẽ ảnh hƣởng nhiều đến khả năng tiếp cận vốn TDCT của hộ. Vì
nhiều tổ chức tín dụng thƣờng đặt trụ sở, phòng giao dịch tại trung tâm huyện (Bùi
Văn Trịnh và Trƣơng Phƣơng Thảo, 2014).
Thu nhập bình quân năm của hộ: cũng theo Bùi Văn Trịnh và Trƣơng
Phƣơng Thảo (2014), một trong những điều kiện để các tổ chức tín dụng chính thức
xét cho vay vốn dựa trên nguồn thu nhập của ngƣời vay, vì vậy những hộ có thu
nhập bình quân hàng năm cao thì dễ tiếp cận vốn TDCT hơn những hộ có thu nhập
thấp.
Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ: những kinh nghiệm của chủ hộ có thể sẽ
làm tăng năng suất và giảm rủi ro trong quá trình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế.
Cho nên những hộ có kinh nghiệm nhiều năm sản xuất ở lĩnh vực nông nghiệp có
khả năng tiếp cận vốn TDCT (Phạm Quốc Bảo và Nguyễn Thị Búp, 2016).
Nghề nghiệp của chủ hộ: những chủ hộ làm nghề nông sẽ tiếp cận vốn TDCT
chính thức dễ dàng hơn, với mục đích là vay vốn sản xuất nông nghiệp (Trần Ái Kết
và Huỳnh Trung Thời, 2013)
Diện tích đất: những hộ có diện tích đất lớn khả năng tiếp cận vốn TDCT
cao. Với diện tích đất sản xuất lớn, hộ có thể mở rộng quy mô sản xuất, làm tăng
nhu cầu vay vốn của hộ để đảm bảo cho đầu tƣ và chi phí phục vụ sản xuất. Đây
cũng là một căn cứ để ngân hàng xét duyệt cho vay với mục đích sản xuất. Mặt