MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
4.2. Đối tượng khảo sát.......................................................................................... 3
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
6.1. Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu cụ thể 1................................................ 3
6.1.1. Khung lý thuyết ........................................................................................... 3
6.1.2. Phương pháp triển khai .............................................................................. 3
6.2. Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu cụ thể 2................................................ 4
6.2.1. Khung lý thuyết ........................................................................................... 4
6.2.2. Phương pháp triển khai .............................................................................. 4
6.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 4
6.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 6
6.3. Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu cụ thể 3................................................ 6
6.3.1. Khung lý thuyết ........................................................................................... 6
6.3.2. Phương pháp triển khai .............................................................................. 6
7. TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN ............................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 10
iii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP ....................................................................................... 10
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP .............. 10
1.1.1. Khái niệm về thuế ...................................................................................... 10
1.1.2. Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp............................................... 10
1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................. 11
1.1.4. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp .............................................. 13
1.1.5. Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp .................................. 15
1.1.5.1. Đối tượng nộp thuế ............................................................................... 15
1.1.5.2. Căn cứ tính thuế ................................................................................... 15
1.1.5.3. Doanh thu ............................................................................................. 16
1.1.5.4. Chi phí ................................................................................................. 18
1.1.5.5. Thuế suất .............................................................................................. 23
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ........... 24
1.2.1. Khái niệm về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp ........................... 24
1.2.2. Mục tiêu quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp .................................. 25
1.2.3. Nội dung quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp ................................. 25
1.2.3.1. Quản lý về đối tượng nộp thuế.............................................................. 25
1.2.3.2. Quản lý về việc thực hiện quy trình thu thuế......................................... 27
1.2.3.3. Quản lý ưu đãi, miễn giảm thuế ............................................................ 29
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP... 29
1.3.1. Quản lý thu thuế tỉnh Tiền Giang ............................................................. 29
1.3.2. Quản lý thu thuế tỉnh Long An ................................................................. 32
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẾN TRE TRONG
THỜI GIAN QUA ................................................................................................... 34
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI.................................................. 34
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội ............................................................. 34
2.1.1.1. Vị trí địa lý và diện tích ........................................................................ 34
2.1.1.2. Dân số .................................................................................................. 34
2.1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế................................................................... 34
2.1.2. Thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp .............................. 35
2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ KẾT QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ................................................................................................... 36
iv
2.2.1. Tổ chức quản lý ......................................................................................... 36
2.2.1.1. Bộ máy tổ chức .................................................................................... 36
2.2.1.2. Về công tác cán bộ ............................................................................... 38
2.2.1.3. Về cơ sở vật chất .................................................................................. 40
2.2.1.4. Công tác phối hợp với các ngành, các cấp ............................................ 40
2.2.2. Kết quả thu thuế trong thời gian qua ....................................................... 41
2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ........................... 42
2.3.1. Công tác quản lý về đối tượng nộp thuế ................................................... 42
2.3.2. Công tác quản lý về việc thực hiện quy trình thu thuế ............................ 44
2.3.2.1. Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế............................. 44
2.3.2.2. Về công tác kê khai thuế và quyết toán thuế ......................................... 47
2.3.2.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra ............................................................. 50
2.3.2.4. Về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN ........................... 54
2.3.3. Công tác quản lý ưu đãi, miễn giảm thuế ................................................. 57
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ................................................................................................... 59
2.4.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 59
2.4.2. Khuyết điểm ............................................................................................... 60
2.4.2.1. Một số tồn tại ....................................................................................... 60
2.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................ 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẾN TRE65
3.1. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU THUẾ.............................................................................................................. 65
3.1.1. Quan điểm về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp.......................... 65
3.1.2. Phương hướng về việc hoàn thiện quản lý thu thuế TNDN ..................... 66
3.1.3. Mục tiêu quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp .................................. 66
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẾN TRE.............................. 67
3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý về đối tượng nộp thuế ................................. 67
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý về việc thực hiện quy trình thu thuế .......... 68
3.2.2.1. Tăng cường quản ly daonh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế .............. 68
3.2.2.2. Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN ............. 69
3.2.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế ....................................... 69
v
3.2.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT TNDN ........................ 70
3.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý ưu đãi, miễn giảm thuế ............................... 70
3.2.4. Các giải pháp khác .................................................................................... 71
3.3. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 71
3.3.1. Đối với Nhà nước ....................................................................................... 71
3.3.2. Đối với Tổng Cục Thuế ............................................................................. 71
3.3.3. Đối với doanh nghiệp ................................................................................. 72
3.3.4. Đối với Chính quyền địa phương, ban ngành liên quan .......................... 72
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 74
1. Kết luận chung ..................................................................................................... 74
2. Hạn chế của đề tài................................................................................................ 75
3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 76
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu chữ viết tắt
Nguyên văn chữ viết tắt
CB
Cán bộ
CBCC
Cán bộ công chức
CNTT
Công nghệ thông tin
CP
Chi phí
CSKD
Sản xuất kinh doanh
DN
Doanh nghiệp
DT
Doanh thu
ĐTNT
Đối tượng nộp thuế
HC-QT-TV-AC
Hành chánh - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ
HĐND
Hội đồng nhân dân
HS
Hồ sơ
HSKT
Hồ sơ khai thuế
HTKK
Hỗ trợ kê khai
KBNN
Kho bạc Nhà nước
KK
Kê khai
KK & KTT
Kê khai và kế toán thuế
MST
Mã số thuế
NĐ
Nghị định
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NNT
Người nộp thuế
NQD
Ngoài quốc doanh
NS
Ngân sách
NSNN
Ngân sách Nhà nước
QLN
Quản lý nợ
QLN & CCNT
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
QLT
Quản lý thuế
SL
Số lượng
SX
Sản xuất
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TB
Trung bình
TNCN
Thu nhập cá nhân
vii
TNCT
TNCT
Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế
TSCĐ
Tài sản cố định
TT
Thông Tư
TT& HT NNT
Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
TT&HT
Tuyên truyền và hỗ trợ
UBND
Uỷ ban nhân dân
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Nộp thuế TNDN, miễn giảm thuế TNDN năm 2016
35
Bảng 2.2
Tình hình sử dụng lao động ở Cục Thuế giai đoạn 2012 – 2016
36
Bảng 2.3
Tài sản và cơ sở vật chất của Cục Thuế giai đoạn 2014 - 2016
40
Bảng 2.4
Tình hình thu NSNN từ năm 2012 đến năm 2016
41
Bảng 2.5
Thống kê số lượng NNT là doanh nghiệp trên địa bàn
42
Bảng 2.6
Tổng hợp đánh giá của người nộp thuế
43
Bảng 2.7
Các hình thức tuyên truyền áp dụng trong thời gian qua
44
Bảng 2.8
Thống kê số liệu kết quả thực hiện hỗ trợ người nộp thuế
45
Bảng 2.9
Tổng hợp đánh giá của Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT
46
Bảng 2.10
Tổng hợp đánh giá của Công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế
49
Bảng 2.11
Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre
51
Bảng 2.12
Kết quả kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế
52
Bảng 2.13
Tổng hợp đánh giá của Công tác thanh tra kiểm tra thuế TNDN
53
Bảng 2.14
Tình hình nợ thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Bến Tre
55
Bảng 2.15
Tổng hợp đánh giá của công tác quản lý nợ thuế
56
Bảng 2.16
Tổng hợp đánh giá của Ưu đãi, miễn giảm
58
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Biểu đồ 2.1
Tổng hợp đánh giá của người nộp thuế
43
Biểu đồ 2.2
Tổng hợp đánh giá của Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT
47
Biểu đồ 2.3
Tổng hợp đánh giá của Công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế
50
Biểu đồ 2.4
Tổng hợp đánh giá của Công tác thanh tra KTT TNDN
54
Biểu đồ 2.5
Tổng hợp đánh giá của công tác quản lý nợ thuế
57
Biểu đồ 2.6
Tổng hợp đánh giá của Ưu đãi, miễn giảm
59
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Hình 2.1.
Tên hình
Mô hình tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Bến Tre
xi
Trang
37
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước và là công cụ quan trọng
của nhà nước để quản lý, điều tiết sản xuất kinh doanh cũng như phân phối tiêu dùng,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và
quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia
quản lý thuế. (Điều 4, Luật Quản lý thuế 2006). Một nền tài chính quốc gia lành mạnh
phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.
Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính
chất ổn định và khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì khoản thu này ngày càng tăng.
Ở nước ta, thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước từ năm
1990. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách. Thuế, một
công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Chính sách
thuế được đặt ra không chỉ mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao
hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng
dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành
phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch Nhà nước, góp phần tích cực vào điều
chỉnh các mặt mất cân đối trong nền kinh tế quốc dân.
Để phản ánh và theo kịp bước chuyển của nền kinh tế thì quản lý thu thuế cần
phải thay đổi và phải được hoàn thiện hơn để đáp ứng tình hình phát triển kinh tế của
đất nước cũng như các cam kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Quyết định số
732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định Mục tiêu của
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 là đến năm 2020 trở thành
một trong bốn nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức độ thuận lợi về thuế. Qua
đó khai thác tối đa những tiềm lực vốn có của thuế để kích thích sự phát triển kinh tếxã hội, phát triển sản xuất kinh doanh của mọi đơn vị thuộc các thành phần kinh tế và
đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Bến Tre là một tỉnh có nền kinh tế đang phát triển, đã và đang xây dựng các
khu công nghiệp và kêu gọi đầu tư và cũng là một tỉnh có nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần phát triển đang tạo điều kiện để các doang nghiệp phát triển đóng góp đáng
kể cho NSNN. Tuy vậy, vì mục đích lợi nhuận, các DN đang tìm mọi cách để lách
1
luật, trốn thuế, nợ thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng đang là hiện tượng phổ biến
mà nhà nước cũng như là ngành thuế đang tìm cách khắc phục.
Công tác quản lý thuế TNDN vẫn chưa thực sự hoàn thiện: phân bổ về cơ cấu
tổ chức quản lý còn chưa phù hợp, lĩnh vực tuyên truyền hỗ trợ chính sách thuế cho
NNT tuy được coi là chìa khoá góp phần đưa pháp luật thuế vào cuộc sống, tăng thu
NSNN nhưng chưa thực sự sâu rộng, chưa phù hợp với từng nhóm đối tượng nộp thuế,
nội dung và hình thức còn đơn điệu chưa tiếp cận thiết thực; ý thức tuân thủ pháp luật
thuế của một số DN chưa cao; công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa phát hiện và xử
lý được cơ bản các sai phạm; truy thu về thuế TNDN luôn hoàn thành vượt mức kế
hoạch và có tốc độ tăng cao, nhưng thực sự chưa tương xứng với tiềm năng phát triển
kinh tế của Tỉnh, nhiều nguồn thu chưa được khai thác triệt để. Vẫn còn tình trạng
doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký kê khai, nộp thuế nhưng
chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục. Vì thế, quản lý thuế TNDN là vấn đề đang được
các nhà quản lý, nhiều nhà nghiên cứu rất quan tâm.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu
thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre” với mục tiêu: dựa trên cơ
sở lý luận cũng như những đánh giá về thực trạng, ưu nhược điểm của công tác quản
lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm qua tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre, từ
đó chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tới.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục
Thuế tỉnh Bến Tre, từ đó đưa ra những giải pháp cần hoàn thiện công tác quản lý thu
thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu cụ thể 1: Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể 3: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu
thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre.
2
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý thuyết nào liên quan đến quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp?
- Kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp nào?
- Đánh giá như thế nào về thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre?
- Hàm ý nào thích hợp nhằm cải thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập
doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Bến Tre?
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre.
4.2. Đối tượng khảo sát
Bao gồm Lãnh đạo Cục Thuế; Lãnh đạo các phòng trực thuộc Cục Thuế; cán bộ
công chức tại các phòng liên quan đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp,
một số doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Công tác quản lý qui trình thu thuế thu nhập
doanh nghiệp.
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 - 2016, phiếu khảo sát được
thực hiện vào năm 2017.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu cụ thể 1
6.1.1. Khung lý thuyết
Luật và các văn bản qui phạm pháp luật về thuế có liên quan đến thuế và công tác
quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
6.1.2. Phương pháp triển khai
Nghiên cứu, tập hợp, phân tích và tổng hợp các tài liệu văn bản liên quan đến
thuế, quản lý thuế và công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp: sách, bài báo
3
chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu, báo cáo của địa
phương, trung ương và các tài liệu trên mạng internet.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu cụ thể 2
6.2.1. Khung lý thuyết
Qui trình thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Tổng cục Thuế và các qui định liên
quan đến công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ vào qui trình nói trên, tác giả sẽ tập trung khảo sát các nội dung được qui
định của Qui trình thu thuế thu nhập doanh nghiệp để đánh giá thực trạng công tác thu
thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre trong thời gian qua. Đây chính
là hướng nghiên cứu mới của luận văn này.
Bên cạnh đó tác giả sẽ khảo sát đi sâu vào những nội dung quan trọng trong Qui
trình thu thuế thu nhập doanh nghiệp để làm cơ sở phân tích, nhận định và đánh giá kết
quả đạt được, những tồn tại, hạn chế đồng thời bổ sung những nội dung liên quan cần
thiết, phù hợp với công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian qua.
6.2.2. Phương pháp triển khai
6.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
Báo cáo công tác thu NSNN từ năm 2014-2016; Báo cáo số thu thuế; Số liệu
liên quan đến nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và công tác phối hợp của các ngành với
Cục Thuế… Các số liệu này sẽ được thu thập tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre. Ngoài ra còn
thu thập thêm các số liệu liên quan từ các Ban, Ngành tỉnh và các tài liệu trên mạng
internet…
- Số liệu sơ cấp:
+ Đối tượng điều tra: theo 2 nhóm:
(i) Nhóm thứ nhất là cán bộ thuế là các đối tượng liên quan đến công tác quản lý
thu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm công chức các phòng: Phòng Kiểm tra thuế,
Phòng Kê khai thuế, Phòng Tuyên truyền hỗ trợ, Phòng Thanh tra thuế. Nội dung điều
tra liên quan đến đánh giá của Công chức thuế về các qui trình kiểm tra, tuyên truyền,
kê khai, quản lý nợ thuế…
(ii) Nhóm thứ hai phỏng vấn chuyên gia là Lãnh đạo Cục Thuế và Lãnh đạo
phòng một số phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Bến tre liên quan đến công tác quản lý thu
4
thuế thu nhập doanh nghiệp như: Phòng Kiểm tra thuế, Phòng Kê khai thuế, Phòng
Tuyên truyền hỗ trợ, Phòng Thanh tra thuế. Nội dung điều tra liên quan đến đánh giá
của chuyên gia về chính sách thuế hiện nay, tổ chức bộ máy của ngành, trình độ năng
lực của công chức thuế, trang thiết bị, cơ sở vật chất…
(iii) Nhóm thứ ba là người nộp thuế: là đại diện người tổ chức, đơn vị kinh doanh
có tham gia thực hiện công tác kế toán - thuế tại đơn vị thuộc Cục Thuế tỉnh Bến Tre
quản lý. Nội dung điều tra liên quan đến đánh giá qui trình quản lý thu thuế thu nhập
doanh nghiệp của Cục Thuế trong thời gian qua, đánh giá những giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Cỡ mẫu:
(i) Nhóm thứ nhất là cán bộ thuế: Tổng số cán bộ thuế thuộc nhóm này là 105
người. Nhóm thứ nhất là cán bộ Cuc thuế: Tổng số cán bộ thuế thuộc nhóm này là 36
người bao gồm các cán bộ các phòng có liên quan đến quy trình thu thuế TNDN.
(ii) Nhóm thứ hai là các chuyên gia: Cỡ mẫu ở nhóm này là 12 người. Chi tiết lựa
chọn đối tượng cần khảo sát là lãnh đạo Cục Thuế và lãnh đạo các phòng có liên quan
đến quy trình thu thuế TNDN.
(iii) Nhóm thứ ba là người nộp thuế: Tổng số tổ chức, công ty, doanh nghiệp Cục
Thuế tỉnh Bến Tre đang quản lý khoảng 580 đơn vị nhưng tổng số doanh nghiệp nộp
thuế TNDN là 409. Do số lượng người nộp thuế nhiều, tác giả lựa chọn khoảng 40%
số người nộp thuế để đưa vào tính toán ra cỡ mẫu nghiên cứu. Sử dụng công thức
Sloven’s n= N / (1 + Ne2) để xác định kích thước mẫu cần khảo sát với
N=409*40%=164, e là sai số cho phép (tác giả chọn 4%), ta được cỡ mẫu cần thiết của
nhóm người nộp thuế là n=125. Nhưng tác giả chọn khảo sát 180 người nộp thuế và
kết quả nhận về được 128 phiếu khảo sát nên tác giả chọn cỡ mẫu là 128.
+ Phương pháp chọn mẫu:
(i) Nhóm thứ nhất là cán bộ thuế: phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
(i) Nhóm thứ hai là cán bộ thuế: phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
(ii) Nhóm thứ ba là người nộp thuế: phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên người
nộp thuế tham dự Hội nghị tập huấn.
Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc kết hợp với
bảng câu hỏi khảo sát đối với 2 nhóm đối tượng khảo sát. Nội dung khảo sát liên quan
đến công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
5
6.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp phân tích số
liệu từ kết quả điều tra thu thập số liệu để đánh giá thực trạng công tác quản lý thu
thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bến tre từ năm 2014 đến năm 2016.
6.3. Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu cụ thể 3
6.3.1. Khung lý thuyết
Qui trình thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Tổng cục Thuế và các qui định liên
quan đến công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp .
6.3.2. Phương pháp triển khai
Tổng hợp, phân tích các kết quả từ việc thực hiện 2 mục tiêu cụ thể nói trên để
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại
Cục Thuế tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.
7. TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Có không ít công trình nghiên cứu về việc hoàn thiện công tác quản lý thu thuế
thu nhập doanh nghiệp đã được thực hiện trong thời gian qua như sau:
- Trần Phương (2013) trong bài viết “Thuế thu nhập doanh nghiệp và những
nghịch lý” [11] tác giả đã phân tích và chỉ ra những tồn tại, hạn chế chưa phù hợp với
thực tiễn đời sống, một số qui định trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp còn phức
tạp, phát sinh nhiều thủ tục hành chính, chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế và khó
khăn cho công tác quản lý thuế như: Mức khởi điểm chịu thuế, thuế suất đối với người
nộp thuế… là chưa phù hợp trong điều kiện nền kinh tế có biến động.
- Lê Thị Thu Thuỷ (2012) trong bài viết “Luật thuế thu nhập doanh nghiệp –
Những bất cập và hướng hoàn thiện” [13] Tác giả đã phân tích nhưng bất cập của luật
thuế thu nhập doanh nghiệp và nêu hướng sửa đổi thích hợp về ba vấn đề: Thu nhập
chịu thuế, thuế suất, ưu đãi thuế…
- Theo Cục thuế tỉnh Long An (2016) trong “Báo cáo công tác quản lý thuế cục
thuế tỉnh Long An” [20] cho rằng dịch vụ kê khai và nộp thuế điện tử được ngành thuế
triển khai đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người
nộp thuế, tiết kiệm chi phí, thời gian và bảo đảm tính chính xác, an toàn, bảo mật. Các
dịch vụ này được DN, NNT ủng hộ. Đến nay, đã có 99,73% DN đăng ký dịch vụ khai
thuế qua mạng và 94,65% DN đăng ký, nộp thuế điện tử qua hệ thống ngân hàng.
6
Ngoài ra theo Cục thuế tỉnh Tiền Giang (2016) trong “Báo cáo công tác quản
lý thuế cục thuế tỉnh Tiền Giang”[21] có đề xuất giải pháp lấy việc phục vụ người nộp
thuế là nhiệm vụ trung tâm, ngành thuế Tiền Giang đã triển khai tốt công tác tuyên
truyền, hỗ trợ người nộp thuế; thông qua các hội nghị đối thoại, hội nghị tập huấn
chính sách thuế; hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về thuế cho người nộp thuế; xây
dựng trang thông tin điện tử của ngành Thuế để giúp các tổ chức, cá nhân và nhân dân
hiểu rõ các quy định mới ban hành, từ đó chấp hành tốt pháp luật về thuế
- Bùi Công Phương (2011) trong nghiên cứu “Kiểm soát thuế thu nhập doanh
nghiệp tại các tổ chức chi trả thu nhập do Cục thuế thành phố Đà Nẵng thực hiện”
[10] đã đi sâu nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực tiễn của hoạt động kiểm soát
thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế Đà Nẵng thực hiện. Đề tài này chỉ đơn thuần
đề cập đến qui trình kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp chứ chưa nghiên cứu đề cập
tới những nội dung của quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về phương pháp nghiên cứu thì tác giả Bùi Công Phương sử dụng phương pháp
định tính như phương pháp thống kê, phân tổ thống kê, so sánh thống kê. Sử dụng
khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng kiểm soát nguồn thu thuế thu nhập doanh
nghiệp để từ đó để xuất các giải pháp hoàn thiện. Tác giả Bùi Công Phương cũng đã
phân tích được thực trạng về nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp đồng thời đề xuất
các giải pháp hoàn thiện như: cơ cấu tổ chức ngành thuế, chất luợng đội ngũ cán bộ
làm công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả Bùi Công Phương chưa cho ta thấy rõ cơ
sở để tác giả đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặt
khác tác giả sử dụng các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp
để làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện, bản thân cho rằng cần phài có hướng nghiên
cứu khác hơn.
Mặc khác Lý Lan Hương (2012) trong nghiên cứu “Giải pháp tăng cường quản
lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái” [9] đã hệ thống hoá một số
vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và công tác quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp. Từ những nghiên cứu lý luận, đề tài đề cập đánh giá thực trạng của
công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái, chỉ ra nhưng
hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, nhằm đưa
7
ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Cục Thuế
tỉnh Yên Bái.
Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả Lý Lan Hương chỉ chú trọng quan tâm
đến tăng cường thu thuế và chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, chưa phân tích
rỏ những nguyên nhân, tồn tại thiếu sót trong quy trinh quản lý thuế TNDN.
Bên cạnh đó, Lưu Thị Thu Hà (2011) trong nghiên cứu “Hoàn thiện quản lý
thuế thu nhập doanh nghiêp ở Việt Nam hiện nay” [6] đã nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, việc
nghiên cứu dựa trên khía cạnh của nội dung quản lý thuế. Tuy nhiên, đề tài này nghiên
cứu tổng thể những lý luận, chính sách pháp luật có liên quan đến thuế thu nhập doanh
nghiệp và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp như: Giải pháp tăng cường thu thuế thu nhập
doanh nghiếp, giải phấp chống thất thu thuế và giải pháp chống gian lận thuế TNDN.
Nhìn chung các nghiên cứu nói trên đều xác định công tác quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp là một hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý
thuế hiện nay. Công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp là khâu đột phá trong
chiến luợc cải cách và hiên đại hoá ngành thuế, là cơ sở để đánh giá hoạt động của
ngành thuế. Công tác này góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật và sự hài lòng
của người nộp thuế và làm tăng thêm số thu NSNN. Các nghiên cứu đã đánh giá thưc
trạng còn tồn tại của công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của ngành thuế nói
chung và của một vài Cục Thuế nói riêng trong thời gian qua. Các nghiên cứu này
cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
tại địa phương được tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi vùng và mỗi địa phương có
những đặc thù khác nhau về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức
bộ máy, qui mô hoạt động của người nộp thuế,…
Luận văn giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
tại Cục Thuế tỉnh Bến Tre của tác giả thực hiện trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu
nói trên đồng thời cung cấp hướng nghiên cứu mới như sau:
Tính kế thừa:
Thứ nhất, kế thừa những giá trị về cơ sở lý luận về Thuế nói chung và về quản lý
thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng. Đây là những lý thuyết cơ bản và nền tảng để
thực hiện nghiên cứu đề tài này.
8
Thứ hai, kế thừa những nhân tố ảnh hưởng đến luật thuế thu nhập doanh nghiệp
cũng như sự hài lòng của người nộp thuế qua nghiên cứu của tác giả Lý Lan Hương.
Thứ ba, kế thừa phương pháp điều tra khảo sát đánh giá của người nộp thuế và
cán bộ thuế trong nghiên cứu của tác giả Lưu Thị Thu Hà và Bùi công Phương.
Thứ tư, kế thừa trên cơ sở có chọn lọc một số giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các nghiên cứu nói trên.
Tính mới của đề tài:
Thứ nhất, nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập
doanh nghiệp căn cứ theo Qui trình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là
nội dung chưa có nghiên cứu nào kể trên thực hiện.
Thứ hai, trong nghiên cứu này, tác giả cho tiến hành thực hiện kiểm định giá trị
trung bình đánh giá của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau để định hướng và đề
xuất giải pháp cho phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Tóm lại, qua nghiên cứu tổng quan về các tài liệu nêu trên cho thấy các vấn đề
lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đã được
nghiên cứu khá nhiều và đã được phát triển một cách hệ thống. một số vấn đề thực tiễn
Việt Nam nói chung và một số địa phương cũng đã được nghiên cứu tuy nhiên chưa có
công trình khoa học hoặc luận văn nào nghiên cứu về quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây.
9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản Qui phạm pháp luật
1. Luật Quản lý thuế 2016 (Luật số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006).
Danh mục tài liệu tham khảo
2. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC ngày 18/9/2007 về quy chế
hướng dẫn giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải pháp của
thủ tục hình chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế một cửa, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn
thi
hành
một
số
điều
của
Luật
Quản
lý
thuế 78/2006/QH11;
Luật 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị
định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, Hà Nội.
4. Bộ Tài Chính (2016), Quyết định số 2710/QĐ-BTC ngày 20/12/2016, Phê duyệt Kế
hoạch cải cách quản lý thuế giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
5. Đào Duy Dương (2003), Quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà
Tây thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Tây.
6. Lưu Thị Thu Hà (2011), Hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiêp ở Việt
Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Hồ
Chí Minh.
7. Nguyễn Xuân Hải (2011), Các giải pháp quản lý thuế đối với khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ
kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
8. Nguyễn Thị Thương Huyền (2008), Luật quản lý thuế và những vấn đề cần bàn
thêm, nguồn Nghiên cứu lập pháp số 135 (11/2008).
9. Lý Lan Hương (2012), Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Yên Bái (2012), Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
10. Bùi Công Phương, (2011), Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại các tổ chức
chi trả thu nhập do Cục thuế thành phố Đà Nẵng thực hiện, Luận văn Thạc sĩ
kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
76
11. Trần Phương (2013), “Thuế thu nhập doanh nghiệp và những nghịch lý”, nguồn từ
cổng thông tin điện tử Cục Thuế tỉnh Bình Phước.
12. Cao Ngọc Xuyên (2012), “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế”, Cổng
thông tin điện tử Viện nghiên cứu lập pháp (2012).
13. Lê Thị Thu Thuỷ (2012), “Luật thuế thu nhập doanh nghiệp – Những bất cập và
hướng hoàn thiện” nguồn từ viện nghiên cứu lập pháp.
14. Vũ thị Toản (1996), Công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà
Nội, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
15. Tổng Cục Thuế (2012), Kiến thức cơ bản về thuế. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ
cho công chức mới ngành thuế - tập 4, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
16. Tổng Cục Thuế (2012), Kiến thức cơ bản về thuế. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ
cho công chức mới ngành thuế - tập 12, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
17. Tổng Cục Thuế (2007), Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành,
Nhà xuất bản Tài chính.
18. Nguyễn Tài Tuệ (2013), Hoàn thiện quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh
trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Phú Thọ.
Danh mục tài liệu tham khảo khác
19. Cục Thuế Bến Tre (2017), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012, 2013, 2014,
2015 Cục Thuế tỉnh Bến Tre.
20. Cục Thuế Long An (2016), Báo cáo tổng kết công tác quản lý thuế năm 2016 Cục
Thuế tỉnh Long An.
21. Cục Thuế Tiền Giang (2016), Báo cáo tổng kết công tác quản lý thuế năm 2016
Cục Thuế tỉnh Tiền Giang.
77