BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
DANH HÙNG
TÁC ĐỘNG CỦA THU HỒI ĐẤT ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA
ĐÌNH TẠI DỰ ÁN KHU DÂN CƯ PHƯỜNG AN BÌNH,
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
DANH HÙNG
TÁC ĐỘNG CỦA THU HỒI ĐẤT ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA
ĐÌNH TẠI DỰ ÁN KHU DÂN CƯ PHƯỜNG AN BÌNH,
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUỲNH HOA
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan kết quả Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quỳnh Hoa. Các số liệu thu thập được thực hiện
một cách trung thực và kết quả nghiên cứu không trùng lắp với nghiên cứu nào
trước đây. Các số liệu, kết quả do trực tiếp tác giả thu thập, thống kê và xử lý. Các
nguồn dữ liệu khác được tác giả sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn
và xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn
Danh Hùng
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DAH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN..................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................... 4
2.1. ĐẤT ĐAI VÀ THU HỒI ĐẤT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ................ 4
2.1.1. Khái niệm về đất đai ................................................................................................ 4
2.1.2. Các văn bản liên quan đến đất đai ........................................................................... 4
2.1.3. Khái niệm về thu hồi đất .......................................................................................... 5
2.2. CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT ........................................................................ 6
2.3. SINH KẾ VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG .............................................................. 7
2.3.1. Khái niệm về sinh kế ............................................................................................... 7
2.3.2. Sinh kế bền vững ..................................................................................................... 8
2.3.3. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững ...................................................................... 9
2.3.3.1. Tài sản sinh kế ................................................................................................ 10
2.3.3.1. Tài sản sinh kế ................................................................................................ 10
2.3.3.2. Hoàn cảnh dễ bị tổn thương ........................................................................... 11
2.3.3.3. Chiến lược sinh kế .......................................................................................... 12
2.3.3.4. Kết quả của sinh kế ......................................................................................... 12
2.4. HỘ GIA ĐÌNH.................................................................................................. 12
2.5. LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN ................. 13
2.6. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................. 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 17
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 18
3.1. CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ................................................................. 18
3.2. THÔNG TIN DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU........................................................ 18
3.2.1. Thông tin dữ liệu thứ cấp ................................................................................... 18
3.2.2. Thông tin dữ liệu sơ cấp .................................................................................... 19
3.3. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU............................................. 19
3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ..................................................... 24
3.4.1. Quy trình sàng lọc và xử lý dữ liệu........................................................................ 24
3.4.2. Phân tích thống kê mô tả........................................................................................ 24
3.4.3. Phương pháp hồi quy Binary Logistic ................................................................... 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 25
4.1. GIỚI THIỆU VỀ PHƯỜNG AN BÌNH ......................................................... 25
4.2. ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH ....................... 30
4.2.1. Nguồn vốn con người ............................................................................................ 30
4.2.2. Nguồn vốn tự nhiên ............................................................................................... 34
4.2.3. Nguồn vốn tài chính ............................................................................................... 34
4.2.4. Nguồn vốn vật chất ................................................................................................ 35
4.2.5. Nguồn vốn xã hội ................................................................................................... 36
4.3. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ TĂNG THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH ............ 37
4.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC CHUYÊN GIA ............................................... 40
4.5. KẾT QUẢ HỒI QUY ....................................................................................... 41
4.5.1. Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến trong mô hình ............................................. 41
4.5.2. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia
đình .................................................................................................................................. 42
4.6. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG
THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG CỦA NHÀ NƯỚC....................................................................................... 45
4.6.1. Những thuận lợi ................................................................................................. 46
4.6.2. Những khó khăn, hạn chế .................................................................................. 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 48
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 49
5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 49
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................................................. 49
5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
DANH SÁCH 110 HỘ GIA ĐÌNH THU HỒI ĐẤT
DANH SÁCH 05 CHUYÊN GIA, CÁN BỘ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
DANH MỤC VIẾT TẮT
CP
Cổ phần
TP
Thành phố
KCN
Khu công nghiệp
SXKD
Sản xuất, kinh doanh
DFID
Khung sinh kế bền vững
NĐ-CP
Nghị định Chính phủ
QĐ-TTg
Quyết định Thủ tướng chính phủ
QĐ-UBND
Quyết định Ủy ban nhân dân
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TT-BTNMT
Thông tư Bộ tài nguyên và môi trường
UBND
Ủy ban nhân dân
TTr-TV ĐTXD
Tờ trình tư vấn đầu tư xây dựng
BQL
Ban quản lý
TC
Trung cấp
TH
Trung học
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Giải thích các biến trong mô hình
23
Bảng 4.1: Vị trí đất
28
Bảng 4.2: Tuổi chủ hộ
31
Bảng 4.3: Số lao động trong hộ
33
Bảng 4.4: Tỷ lệ phụ thuộc
33
Bảng 4.5: Giấy tờ đất
34
Bảng 4.6: Nguồn vốn tài chính
35
Bảng 4.7: Nhà ở
36
Bảng 4.8: Thiết bị truyền thông
36
Bảng 4.9: Thu nhập tăng theo tuổi chủ hộ
38
Bảng 4.10: Tăng thu nhập theo số lao động trong hộ
39
Bảng 4.11: Tăng thu nhập theo tỷ lệ phụ thuộc
40
Bảng 4.12: Ý kiến của các chuyên gia
41
Bảng 4.13: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập
42
Bảng 4.14: Kết quả ước lượng mô hình
43
Bảng 4.15: Kết quả đánh giá tác động biên
44
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững của DFID
10
Hình 4.1: Cơ cấu các thành phần dân tộc của phường An Bình
26
Hình 4.2. Sơ đồ dự án Khu dân cư phường An Bình
27
Biểu đồ 4.1: Giới tính chủ hộ
31
Biểu đồ 4.2: Nghề nghiệp chủ hộ
32
Biểu đồ 4.3: Học vấn chủ hộ
32
Biểu đồ 4.4: Tham gia hội đoàn thể
37
Biểu đồ 4.5: Tăng thu nhập theo giới tính
37
Biểu đồ 4.6: Tăng thu nhập theo nghề nghiệp chủ hộ
38
Biểu đồ 4.7: Tăng thu nhập theo học vấn chủ hộ
39
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu những ảnh hưởng của việc thu hồi đất để xây dựng dự án Khu dân
cư phường An Bình, thành phố Rạch Giá là việc làm rất cần thiết nhằm phát triển hệ
thống công trình hạ tầng của thành phố Rạch Giá được đồng bộ, khang trang, tiến
tới hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn đô thị loại II đạt yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan khu
đô thị, đồng thời góp phần cùng phường An Bình quy hoạch phát triển mới mạng
lưới hạ tầng kỹ thuật, phân bố lại nhà ở theo hướng mỹ quan, văn minh. Trong thời
gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm đến vấn đề thu hồi đất, bồi
thường, giải tỏa, bố trí tái định cư và đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp thiết
thực để đảm bảo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân có đất bị thu hồi.
Sau khi nghiên cứu phân tích thực trạng sinh kế và tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng tới thu nhập của hộ gia đình bị thu hồi đất tại dự án Khu dân cư phường An
Bình cho thấy: Đời sống của các hộ gia đình sau khi thu hồi đất được cải thiện
nhiều hơn so với trước khi thu hồi đất, có nhiều hộ gia đình sau khi nhận tiền bồi
thường đã sử dụng rất tiết kiệm, hợp lý và tập trung đầu tư vào SXKD để nâng cao
thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn phát sinh một số tồn tại, hạn chế làm ảnh
hưởng đến đời sống, việc làm và thu nhập của hộ dân có đất bị thu hồi.
Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic về các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tăng thu nhập của 110 hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án cho thấy, có 6 trong
8 biến được đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến khả năng tăng thu nhập gồm tuổi,
nghề, học vấn, số lượng lao động, đầu tư và diện tích bị thu hồi.
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày xưa, ông bà ta có câu “An cư lạc nghiệp”, câu nói ấy lưu truyền từ xưa
đến nay và luôn đúng với mọi lúc, mọi nơi và với bao thế hệ. Có an cư thì mới có
lạc nghiệp, con người ta khi sinh ra và lớn lên theo quy luật sinh tồn, ai ai cũng
muốn mình có một cuộc sống ổn định, ấm no và hạnh phúc. Từ những nhu cầu trên,
thì việc xây dựng các khu dân cư để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân, phát
triển cơ sở hạ tầng là việc làm rất thiết thực mà Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm
đến.
Thực tế cho thấy, việc thu hồi đất của nước ta để triển khai đầu tư xây dựng
các dự án khu dân cư đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của người dân như: Mất
diện tích đất ở, đất sản xuất; điều kiện về kinh doanh, buôn bán bị giảm đi; việc
làm, nghề nghiệp bị thay đổi, thu nhập không ổn định … Từ đó cho thấy, việc tìm ra
các giải pháp thích hợp để giúp cho các hộ gia đình bị thu hồi có cuộc sống ổn định,
nâng cao thu nhập là một việc làm rất cần thiết. Thông qua đó, một mặt giúp các dự
án thực hiện đảm bảo tiến độ theo thiết kế đề ra, mặc khác giúp người dân cải thiện
sinh kế hộ gia đình.
Cùng với việc đầu tư xây dựng các dự án trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, thì
việc quy hoạch phát triển dự án Khu dân cư Phường An Bình, thành phố Rạch Giá
là một trong những giải pháp rất quan trọng để góp phần phát triển hạ tầng thành
phố, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân.
Trên cơ sở thực trạng trên, tác giả muốn tìm hiểu một cách sâu hơn là sau khi
bị thu hồi đất cuộc sống của các hộ dân như thế nào? Thu nhập của họ ra sao? Họ
sẽ phải đối mặt với những trở ngại, khó khăn gì? Chính quyền địa phương cần có
những giải pháp nào để đảm bảo cho người dân có cuộc sống ổn định, thu nhập tốt
hơn sau khi bị thu hồi đất?. Với mong muốn nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Tác
động của thu hồi đất đến thu nhập của hộ gia đình tại dự án Khu dân cư phường
An Bình, thành phố Rạch Giá” để nghiên cứu.
2
Tác giả sẽ phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến thu nhập của người dân
sau khi thu hồi đất tại dự án Khu dân cư phường An Bình, thành phố Rạch Giá.
Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp, cơ chế chính sách để giúp cho
người dân nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá sinh kế của người dân và phân
tích các yếu tố tác động đến thu nhập của người dân sau khi thu hồi đất tại dự án
Khu dân cư phường An Bình, thành phố Rạch Giá, để từ đó đề xuất một số giải
pháp, cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ cho người dân nâng cao thu nhập để ổn định
cuộc sống.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá sinh kế của người dân ở khu vực dự án Khu dân cư phường An
Bình, thành phố Rạch Giá.
Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của người dân sau khi thu hồi đất
tại Dự án Khu dân cư phường An Bình, thành phố Rạch Giá.
Đề xuất một số giải pháp, cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ cho người dân nâng
cao thu nhập, ổn định cuộc sống trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Với 3 mục tiêu cơ bản nêu trên, đề tài tập trung tìm kiếm câu trả lời cho các
câu hỏi nghiên cứu như sau:
Thực trạng sinh kế của người dân ở khu vực dự án Khu dân cư phường An
Bình, thành phố Rạch Giá hiện nay diễn biến như thế nào?.
Các yếu tố nào đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân sau khi thu hồi
đất tại Dự án Khu dân cư phường An Bình, thành phố Rạch Giá?.
Những giải pháp, cơ chế chính sách nào của chính quyền địa phương cần
thực hiện để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống trong thời gian tới?.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
3
Luận văn nghiên cứu trên đối tượng là sinh kế của người dân sau khi thu hồi
đất thuộc dự án Khu dân cư phường An Bình, thành phố Rạch Giá.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: phạm vi không gian được thực hiện đối với hộ gia đình bị
thu hồi đất tại dự án Khu dân cư phường An Bình, thành phố Rạch Giá.
- Về thời gian: Dữ liệu thống kê từ giai đoạn năm 2011 đến tháng 6 năm
2017 và dữ liệu do tác giả tiến hành thu thập từ điều tra của các hộ dân từ tháng 10
đến hết tháng 11/2017.
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn kết cấu gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. ĐẤT ĐAI VÀ THU HỒI ĐẤT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Trong
quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền
văn minh đều xây dựng trên nền tảng cơ bản là đất đai.
Hội nghị quốc tế về môi trường tại Rio de Janerio, Brazil, 1993 nêu rõ: “Đất
đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của
môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng,
dạng địa hình, mặt nước, lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng
sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người,
những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại”.
Theo Hiến pháp năm 2013: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do
Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Điều 53, Hiến pháp năm 2013 được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua
ngày 28 tháng 11 năm 2013). “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn
lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (Điều 54, Hiến
pháp năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013).
Theo Luật Đất đai năm 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất theo quy định của luật này” (Điều 4, Luật Đất đai 2013 được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2013).
2.1.2. Các văn bản liên quan đến đất đai
5
Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và Luật đất đai năm 2013, Chính phủ đã ban
hành các văn bản có liên quan đến quản lý đất đai như sau:
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
giá đất; Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về sửa đổi, bổ sung một số
Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất;
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT
ngày 27/01/2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ;
Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28/12/2015 quy định kỹ thuật về cơ
sở dữ liệu đất đai.
Trên cơ sở các văn bản quy phạp pháp luật của Trung ương có liên quan đến
đất đai. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang đã cụ thể hóa ban hành các văn bản có liên
quan đến đất đai do địa phương quản lý, đồng thời tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các
nghành, các cấp và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
2.1.3. Khái niệm về thu hồi đất
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông định nghĩa: “Thu hồi là việc thu về lại,
lấy lại cái trước đó đã đưa ra, đã cấp phát hoặc bị mất vào tay kẻ khác”. Từ đó, ta
có thể hiểu rằng thu hồi đất là việc Nhà nước lấy lại đất đã giao, đã cho thuê vì lý do
nào đó. Thu hồi đất thể hiện quyền lực Nhà nước, người đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai.
6
Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước
quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng
đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai” (Điều 3,
Luật Đất đai 2013).
Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp: “Nhà nước thu hồi
đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng; thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi đất do chấm dứt
việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng
con người” (Điều 16, Luật Đất đai 2013).
2.2. CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, Chính phủ và các Bộ ngành
trung ương đã ban hành nhiều văn bản có liên quan đến chính sách thu hồi đất, cụ
thể:
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ ban hành quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao
động bị thu hồi đất;
Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất;
Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu
hồi đất;
Thông tư 74/2015/TT-BTC ngày 15/05/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập
dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
7
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương đã ban hành liên
quan đến đất đai. UBND tỉnh Kiên Giang đã cụ thể hóa ban hành nhiều văn bản có
liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất như:
Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 20/10/2008 của UBND tỉnh Kiên
Giang ban hành bảng quy định đơn giá bồi thường về cây trồng hoa màu trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang;
Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 30/11/2012 của UBND tỉnh Kiên
Giang ban hành quy định về đơn giá xây dựng mới nhà ở, công trình và các vật kiến
trúc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 03/07/2013 của UBND tỉnh Kiên Giang về
hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang;
Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 17/06/2015 của UBND tỉnh Kiên Giang
ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
2.3. SINH KẾ VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG
2.3.1. Khái niệm về sinh kế
Theo tự điển Bách khoa toàn thư: “ Sinh kế” là hoạt động kiếm sống của con
người thông qua việc sử dụng các nguồn lực (con người, tự nhiên, vật chất, tài
chính, xã hội….) trong một môi trường dễ bị tổn thương có sự quản lý của các tổ
chức, định chế, chính sách. Khi hoạt động sinh kế thích ứng hoặc tránh được các tác
động tiêu cực từ môi trường dễ bị tổn thương, đồng thời bảo đảm duy trì, phát triển
được nguồn lực trong cả hiện tại và tương lai thì được coi là sinh kế bền vững.
Khái niệm về sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo Brundland
(1987), tại Hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Nó có thể được hiểu và sử
dụng theo nhiều cách khác nhau. Trong tiếng Tây Ban Nha, sinh kế được hiểu như
là “một cách sống bền vững”. Trong tiếng Nga, nó được hiểu theo nghĩa “tạo thu
nhập và việc làm nông thôn”.
8
Còn theo DFID (1999), sinh kế bao gồm 3 nhân tố chính: Nguồn lực, khả
năng con người có được chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Có quan niệm cho
rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi ở, mà
nó còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kỹ năng, các mối
quan hệ (Wallmann,1984). Sinh kế cũng được xem như là “Sự tập hợp các nguồn
lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà
họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như đạt được các mục tiêu và ước nguyện của
họ” (DFID, 1999).
2.3.2. Sinh kế bền vững
Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục
được những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và
tài sản ở cả hiện tại và tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
Chambers và Conway (1991), cho rằng: Sinh kế bền vững không được khai
thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế ở hiện tại và tương lai,
trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt
đẹp cho các thế hệ tương lai.
Chambers và Gordon (1992), đưa ra khái niệm về sinh kế bền vững ở cấp hộ
gia đình: “Một sinh kế bền vững có thể đối phó với những rủi ro và những cú sốc,
duy trì và tăng cường khả năng và tài sản; đồng thời cung cấp các cơ hội sinh kế
bền vững cho thế hệ sau góp phần tạo ra lợi ích cho cộng đồng, địa phương và toàn
cầu, trong ngắn hạn và dài hạn. Sinh kế bền vững cung cấp một phương pháp tiếp
cận tích hợp chặt chẽ hơn với vấn đề nghèo đói”.
Sinh kế bền vững nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau:
Lấy con người làm trung tâm; dễ tiếp cận; có sự tham gia của người dân; xây
dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương;
tổng thể thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác bền vững và năng
động.
Trong các thành phần khác nhau của một sinh kế thì thành phần phức tạp
9
nhất là danh mục các tài sản mất đi khi mà người dân xây dựng lại cuộc sống của
họ. Danh mục tài sản này bao gồm tài sản hữu hình như cửa hàng và tài nguyên; tài
sản vô hình như quyền lợi và khả năng tiếp cận (Krantz, 2001).
2.3.3. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững là một phương pháp tiếp cận toàn diện về các vấn
đề phát triển thông qua việc nhấn mạnh đến thảo luận sinh kế của con người. Nó có
nguồn gốc từ phân tích của Amartya Sen (1981) về các quyền trong mối quan hệ
với nạn đói và đói nghèo, được Bộ phát triển Quốc tế Anh (Department for
International Development - DFID) thúc đẩy (Diana Carney (ed.), 1998) cũng như
được các học giả cùng với các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi (Anthony
Bebbington 1999; Koos Neefjes 2000; Frank Ellis 2000).
Lý thuyết khung sinh kế bền vững cho rằng: Con người dựa vào 05 loại tài
sản vốn hay hình thức vốn để giảm nghèo và đảm bảo an ninh, bảo đảm sinh kế của
mình, bao gồm: Vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội, vốn con người và vốn tự
nhiên. Đây là những loại vốn đóng góp cả hai vai đầu vào và đầu ra. Tiếp cận sinh
kế bền vững cũng thừa nhận rằng các chính sách, thể chế và quá trình có ảnh hưởng
đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản mà cuối cùng ảnh hưởng đến sinh kế
(Paulo Filipe, 2005).
DFID đã đưa ra các phân tích sinh kế theo các phần về tổ chức, chính sách,
nghiên cứu, những quy tắc về văn hóa. Nó quyết định ai được thụ hưởng những loại
tài sản nào và hệ thống những chiến lược sinh kế cuốn hút người dân (Carney,
1998).
Theo Phạm minh trí (2011), phương pháp tiếp cận của DFID nhằm tăng hiệu
quả của các cơ quan của chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ trong việc giảm
những tác động từ những “cú sốc” theo hai cách chính: Thứ nhất lấy con người làm
trung tâm; thứ hai là áp dụng tổng thể chương trình hỗ trợ để cải thiện sinh kế của
người dân.
10
Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững của DFID
Viết tắt:
H: Vốn con người; N: Vốn tự
nhiên; S: Vốn xã hội; P: Vốn
vật chất; F: Vốn tài chính
Tài sản sinh kế
H 2.1: Khung sinh
Hình
Hoàn cảnh dễ
bị tổn thương
Ảnh
S
• Những cú sốc2.3.3.1.
• Các xu hướng
• Tính thời vụ
thay
kế Tiến
bền trình
vững
của
đổi cấu trúc
DFID
Đ
ể
Nguồn:
hưởngDFID, 1999
Tài sản sinh kế
P
N
và
tiếp
cận
•
•
•
•
Cấu trúc
Mức độ
Chính quyền
Lĩnh vực
Cá nhân
F
Tác động đến
sinh kế
Chiến
lược
sinh
kế
• Luật
• Chính sách
• Văn Hóa
• Thể chế
•
•
t
•
ạ
•
o
Tăng thu nhập
Tăng thể chất
Giảm các rủi ro
An toàn lương
thực
• Bền vững hơn
đ
từ sử dụng nền
ư
tảng tự nhiên
ợ
c
Tiến trình
Nguồn: DFID, 1999
2.3.3.1. Tài sản sinh kế
Theo khung lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID có 05 loại tài sản sinh
kế dưới đây:
Nguồn vốn con người: Vốn con người bao gồm sức mạnh về thể lực, năng
lực, trí tuệ biểu hiện ở kỹ năng, kiến thức làm kinh tế, khả năng quản lý gia đình của
người dân. Các yếu tố giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm
kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu sinh kế của họ. Ở mức độ hộ gia
đình, số lượng và chất lượng lao động trong hộ được xem như là vốn con người. Sự
khác nhau của yếu tố này tùy thuộc vào từng hộ gia đình được thể hiện thông qua
quy mô của hộ, học vấn, nghề nghiệp, trình độ quản lý, sức khỏe.
Nguồn vốn xã hội: Có nhiều tranh luận về định nghĩa nguồn lực xã hội, theo
Ellis (1999), vốn xã hội được xem là tất cả nguồn lực xã hội nhờ vào đó giúp con
người kiếm sống được. Nhưng theo DFID (1999), nguồn lực xã hội bao gồm tiềm
11
lực xã hội để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình. Vốn xã hội bao gồm các mối
quan hệ trong xã hội mà con người dựa vào để thể hiện các hoạt động sinh kế, chủ
yếu là các mạng lưới xã hội (các tổ chức chính trị hoặc dân sự), thành viên của các
tổ chức cộng đồng. Mối quan hệ được thực hiện dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi và
ảnh hưởng lẫn nhau.
Nguồn vốn tự nhiên: Được dùng để chỉ về nguồn tài nguyên cung cấp các
nguồn lực và dịch vụ có ích cho sinh kế. Vốn tự nhiên bao gồm nguồn tài nguyên có
trong môi trường tự nhiên mà con người có thể sử dụng để thực hiện hoạt động sinh
kế như: Đất đai, rừng, nước, không khí, cây trồng, vật nuôi, đa dạng sinh
học…trong thực tế, sinh kế người dân dễ bị tác động rất lớn bởi sự biến đổi của
nguồn vốn tự nhiên.
Nguồn vốn vật chất: Bao gồm cơ sở hạ tầng và các hàng hóa sản xuất cần
thiết để hỗ trợ cho sinh kế của người dân như: Kênh rạch, đường giao thông, nhà ở,
hệ thống cung cấp điện, nước, nhà vệ sinh, các phương tiện tiếp cận thông tin để
đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người; các phương tiện sản xuất như công cụ, máy
móc và các phương tiện khác giúp cho con người hoạt động với năng suất
cao…Trong tài sản vật chất thì các nhân tố làm cho sinh kế của con người trở nên
đa dạng hơn là cơ sở hạ tầng như đường sá, hệ thống cung cấp điện, nước.
Nguồn vốn tài chính: Chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương
đương mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Vốn tài chính
được thể hiện bằng khả năng tạo ra đồng tiền cho hộ gia đình bao gồm các khoản
tiết kiệm, tiền mặt, trang sức, các khoản vay, các nguồn khác như lương, các nguồn
hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình…
2.3.3.2. Hoàn cảnh dễ bị tổn thương
Hoàn cảnh dễ bị tổn thương: Là môi trường bên ngoài mà trong đó sinh kế
con người và các tài sản sẵn có của họ bị ảnh hưởng cơ bản, vừa tích cực, vừa tiêu
cực bởi những xu hướng chủ yếu, sự thay đổi đột ngột (cú sốc) hoặc tính mùa vụ.
Chính những điều này khiến sinh kế và tài sản trở nên bị giới hạn và không kiểm
soát được.
12
Các yếu tố trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương:
Các xu hướng về: Dân số, tài nguyên kể cả xung đột trong việc sử dụng, về
kinh tế quốc gia, quốc tế, và những xu hướng về thể chế (bao gồm chính sách,
những xu hướng kỹ thuật...).
Các cú sốc thay đổi về sức khoẻ con người, tự nhiên, kinh tế, sức khỏe, vật
nuôi, cây trồng. Ví dụ: bão, lũ lụt, hạn hán, chiến tranh, dịch bệnh….
Về tính thời vụ như các biến động về giá cả, sản xuất, sức khoẻ, những cơ
hội việc làm….
2.3.3.3. Chiến lược sinh kế
Là sự phối hợp các hoạt động và lựa chọn mà người dân sử dụng để thực
hiện mục tiêu sinh kế của mình. Đó là một loạt các quyết định nhằm khai thác hiệu
quả nhất các nguồn vốn hiện có. Đây là một quá trình liên tục nhưng những thời
điểm quyết định có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại đối với chiến lược
sinh kế. Đó có thể là lựa chọn cây trồng vật nuôi, lựa chọn phương thức hoạt động
SXKD, mở rộng hoạt động sản xuất nông nhiệp, đa dạng hóa sinh kế và di cư…
2.3.3.4. Kết quả của sinh kế
Đó là mục tiêu hay kết quả của các chiến lược sinh kế. Kết quả của sinh kế
nhìn chung là cải thiện phúc lợi của con người nhưng có sự đa dạng về trọng tâm và
sự ưu tiên. Đó có thể là cải thiện về mặt vật chất hay tinh thần của con người như:
xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập hay sử dụng bền vững và hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên, giảm các rủi ro, an toàn lương thực được đảm bảo. Cũng tùy theo mục
tiêu của sinh kế mà sự nhấn mạnh các thành phần trong sinh kế cũng như những
phương tiện để đạt được mục tiêu sinh kế giữa các tổ chức, cơ quan sẽ có những
quan niệm khác nhau
2.4. HỘ GIA ĐÌNH
Tổng Cục Thống kê (2011), định nghĩa: “Hộ là một đơn vị xã hội. Trong
thống kê, hộ là đơn vị điều tra (thu thập thông tin), bao gồm một hay một nhóm
người ở chung và ăn chung. Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên
13
trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có thể có hoặc không có quan
hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân; hoặc kết hợp cả hai.”
Haviland (2003), cho rằng một hộ gia đình bao gồm một hoặc nhiều hơn
những người cùng sống chung nhà ở và cùng chia sẻ các bữa ăn hoặc điều kiện sinh
hoạt, có thể bao gồm một gia đình duy nhất hoặc một số nhóm người khác.
Theo Arthur O'Sullivan và Steven M. Sheffrin (2003), một nơi cư trú riêng lẻ
sẽ được coi là chứa nhiều hộ gia đình nếu có một trong hai bữa ăn hoặc không gian
sống không được chia sẻ. Các hộ gia đình là đơn vị cơ bản của phân tích trong
nhiều mô hình xã hội, kinh tế vi mô và của chính phủ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế
và thừa kế.
Khái niệm hộ gia đình theo các quy định của pháp luật Việt Nam được mô tả
là nơi mà thành viên hoặc các thành viên cùng lao động, đóng góp công sức vào
hoạt động kinh tế chung của hộ, bao gồm việc sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc
SXKD trong một số lĩnh vực do pháp luật quy định và là chủ thể khi tham gia quan
hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.
Tóm lại, hộ gia đình có thể hiểu là một đơn vị xã hội bao gồm một hoặc một
nhóm người cùng chung sống tại một nơi cư trú. Họ sinh hoạt cùng nhau, ăn chung
và cùng đóng góp công sức vào hoạt động kinh tế chung của cả hộ. Như vậy, hộ gia
đình không đồng nhất với với khái niệm gia đình do họ có thể có cùng huyết thống,
quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng hoặc không. Hộ gia đình là chủ thể trong hoạt động
SXKD và trong các quan hệ dân sự của hộ theo pháp luật quy định.
2.5. LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN
Theo nghiên cứu của tác giả Đinh Phi Hổ và Huỳnh Sơn Vũ (2011), về “Sự
thay đổi về thu nhập của người dân sau thu hồi đất để xây dựng KCN: Các yếu tố
ảnh hưởng và gợi ý chính sách”. Tác giả đã dựa trên lý thuyết phân tích khung sinh
kế bền vững để nghiên cứu, qua đó tác giả đã kết luận đưa ra 07 yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến thu nhập của người dân bị thu hồi đất bao gồm: tuổi của chủ hộ, học
vấn của chủ hộ, quy mô lao động, tỷ lệ phụ thuộc, diện tích đất bị thu hồi, mục đích
sử dụng số tiền đền bù, lao động làm việc trong KCN.
14
Nghiên cứu của Nguyễn Thị An (2012), về “Đánh giá ảnh hưởng của việc
thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự án xây dựng Khu
đô thị mới quận Hải An, thành phố Hải Phòng”. Qua kết quả nghiên cứu có tới
70,5% hộ gia đình có thu nhập cao hơn sau khi thu hồi đất. Nguồn thu nhập của các
hộ gia đình bị thu hồi đất chủ yếu có được từ hoạt động SXKD, kinh doanh dịch vụ,
buôn bán nhỏ. Kết quả cũng cho thấy, cơ cấu thu nhập từ nông nghiệp trong tổng
thu nhập có giảm so với trước đây.
Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012), về “Nghiên cứu tác động của khu công
nghiệp đến sự thay đổi thu nhập của cộng đồng bị thu hồi đất: Trường hợp Khu
công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Vĩnh Long”. Qua nghiên cứu tác giả kết luận có sự thay
đổi về sinh kế sau khi bị thu hồi đất, cụ thể có 07 nhân tố làm ảnh hưởng đến sự
thay đổi thu nhập của hộ gia đình bị thu hồi đất gồm: Giới tính chủ hộ, số lao động
trong hộ, học vấn của chủ hộ, tỷ lệ người phụ thuộc, phương án sử dụng tiền đền bù,
diện tích đất bị thu hồi, tham gia làm việc tại KCN.
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàn Bảo và Nguyễn Minh Tuấn (2013), về “Sự thay
đổi thu nhập của người dân bị thu hồi đất ở KCN Giang Điền, huyện Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai”. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã kết luận có 04 yều tố ảnh hưởng
trực tiếp đến thu nhập của người dân bị thu hồi đất gồm: Khả năng đầu tư SXKD,
diện tích đất bị thu hồi, trình độ học vấn chủ hộ và tỷ lệ phụ thuộc.
Đề tài “Sinh kế của người dân sau tái định cư, trường hợp nghiên cứu:
Chung cư Khang Gia, quận Gò Vấp, TP.HCM” của Nguyễn Thị Khánh Hòa (2012),
tác giả đã tiến hành khảo sát 72 hộ gia đình có đất bị thu hồi, kết quả nghiên cứu
cho thấy sinh kế diễn biến không đồng đều, tình trạng xấu đi vẫn còn nhiều hơn tình
trạng ổn định hoặc tốt hơn. Có 59,7% số hộ có trình độ Trung học phổ thông trở lên
nên có xu hướng thay đổi thu nhập theo chiều hướng tốt hơn. Hộ lao động kinh
doanh chiếm 44,5% chủ yếu bôn bán nhỏ, bán quần áo, đồ gia dụng, điện tử….nên
khi di dời họ không còn mặt bằng, mất mối khách hàng. Những hộ ổn định là những
gia đình có người làm việc ổn định sinh kế không bị thay đổi nhiều như: Giáo viên,
bác sĩ, cán bộ công chức, viên chức nhà nước; những hộ mà công việc lao động
15
chính như buôn bán, thợ may, xe ôm, thợ xây..…thì khi thay đổi nơi cư trú đời sống
của họ bị ảnh hưởng xấu nhiều hơn.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Gái Liên (2014), về “Sinh kế của hộ nông dân
sau thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Bàu Đồn, Huyện
Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh”. Tác giả đã chỉ ra được diện tích đất nông nghiệp bình
quân của hộ giảm gần 50% và nguồn sinh kế của người dân cũng có sự thay đổi so
với trước đây. Đánh giá thực trạng cũng cho thấy, nguồn lực lao động cũng có sự
thay đổi như mất việc làm xảy ra đối với những người lớn tuổi, sự thay đổi nghề
nghiệp của người dân theo hướng tự phát. Người dân bị thay đổi thu nhập do mất
diện tích sản xuất, tuy nhiên có sự tăng thu nhập bình quân của hộ sau khi thu hồi
đất.
Nghiên cứu của Phạm Anh Linh (2015), về “Kết quả sinh kế của người dân
sau thu hồi đất thuộc dự án cầu và tuyến tránh Chợ Lách, Bến Tre”. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, việc hỗ trợ sau thu hồi đất sẽ tạo điều kiện cho người dân thay đổi về
cơ sở vật chất như nhà cửa, trang thiết bị, các dịch vụ xã hội theo hướng tốt hơn.
Tuy nhiên, tài sản đất bị thu hồi sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân theo
khoảng thời gian dài. Hộ gia đình bị thu hồi với diện tích đất càng nhiều kéo theo
thu nhập của họ càng giảm và chi tiêu cũng giảm theo, gây khó khăn trong sinh kế
của hộ gia đình.
Nghiên cứu của Lê Thanh Sơn và Trần Tiến Khai (2016), về “Thu hồi đất và
thay đổi cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông thôn tại Thành phố Cần Thơ”.
Nghiên cứu chỉ ra, người dân khó chuyển đổi nghề nghiệp sau khi bị thu hồi; trong
quá trình thực hiện bồi thường còn thiếu tính minh bạch, công bằng; trình độ học
vấn và diện tích đất sản xuất đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của người dân.
Việc hoàn thiện chính sách bồi thường là cần thiết. Người dân thiếu kỹ năng, tác
phong lao động công nghiệp, do đó khó chuyển đổi nghề khi tham gia lao động tại
các KCN. Chính vì thế, vấn đế đào tạo kỹ năng cho lao động, đặc biệt là lao động
trẻ là cần thiết sau khi thu hồi đát. Tuy nhiên, việc dùng tiền bồi thường đầy đủ và