Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội quận ba đình, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.54 KB, 115 trang )

MỤC LỤC

Lời cam đoan.....................................................................................................................
Lời cảm ơn........................................................................................................................
Mục lục ............................................................................................................................
Danh mục các từ viết tắt................................................................................................
Danh mục bảng..............................................................................................................
Danh mục sơ đồ, biểu đồ..............................................................................................
Trích yếu luận văn..........................................................................................................
Thesis abstract................................................................................................................
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................

1.2.1.

Mục tiêu chung....................................................................................................

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã
hội bắt buộc.......................................................................................................
2.1.

Cơ sở ̀ lý luận về quản lý thu bhxh bắt buộc.......................................................

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản.....................................................................................

2.1.2.

Đặc điểm của BHXH và BHXH bắt buộc...........................................................

2.1.3.

Vai trò của BHXH bắt buộc.................................................................................

2.1.4.

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.................................................................


2.1.5.

Quyền lợi của người tham gia BHXH bắt buộc................................................

2.1.6.

Các chế độ trợ cấp BHXH bắt buộc..................................................................

2.2.

Quản lý thu bhxh bắt buộc.................................................................................

2.2.1.

Khái niệm thu BHXH bắt buộc.........................................................................

2.2.2.

Nội dung cơ bản của quản lý thu BHXH bắt buộc............................................

2.2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc...................................

i


2.3.

CƠ SỞ THỰC TIỄN.........................................................................................


2.3.1.

Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc ở một số nước trên thế giới..................

2.3.2.

Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc ở một số địa phương tại Việt Nam
...........................................................................................................................

2.3.3.

Bài học kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc rút ra cho BHXH quận
Ba Đình..............................................................................................................

2.4.

Một số công trình nghiên cứu liên quan...........................................................

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.............................................
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................

3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển.....................................................................

3.1.2.


Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của BHXH quận Ba Đình...............................

3.1.3.

Chức năng nhiệm vụ của BHXH quận Ba Đình................................................

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu..........................................................................

3.2.4.

Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu..............................................................

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................
4.1.

Thực trạng tham gia bhxh bắt buộc tại quận ba đình........................................


4.1.1.

Thực trạng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc...............................................

4.1.2.

Tình hình tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc...................

4.2.

Thực trạng quản lý thu bhxh bắt buộc tại BHXH quận ba đình........................

4.2.1.

Tổ chức đăng ký và thực hiện thu BHXH bắt buộc..........................................

4.2.2.

Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Quận Ba Đình....................

4.2.3.

Xác định mức thu và phương thức thu BHXH bắt buộc...................................

4.2.4.

Xây dựng kế hoạch thu BHXH Quận Ba Đình.................................................

4.2.5.


Kết quả thu BHXH...........................................................................................

4.2.6.

Nợ đọng BHXH bắt buộc và xử lý nợ đọng trên địa bàn Quận........................

4.2.7.

Thanh tra, kiểm tra về thu BHXH trên địa bàn Quận........................................

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bhxh bắt buộc ở quận Ba Đình............

4.3.1.

Yếu tố khách quan.............................................................................................

4.3.2.

Yếu tố chủ quan.................................................................................................

ii


4.4.

Đánh giá chung tình hình quản lý thu bhxh bắt buộc tại BHXH quận
ba đìn h...............................................................................................................


4.4.1.

Kết quả đạt được................................................................................................

4.4.2.

Hạn chế tồn tại...................................................................................................

4.4.3.

Nguyên nhân của hạn chế tồn tại.......................................................................

4.5.

Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thu bhxh bắt buộc tại BHXH
quận ba đình những năm tới..............................................................................

4.5.1.

Định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc....................

4.5.2.

Giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận..................

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................
5.1.

Kết luận.............................................................................................................


5.2.

Kiến nghị...........................................................................................................

5.2.1.

Đối với các Bộ, ngành.......................................................................................

5.2.2.

Đối với BHXH thành phố Hà Nội.....................................................................

5.2.3.

Đối với UBND quận Ba Đình...........................................................................

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................
Phụ lục ...............................................................................................................................

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BHTN
BHXH
BHYT
CCHC

CNTT
DN
DNNN
DNNQD
ĐTNN
HCSN
HĐLĐ
HĐLV
KD

LĐTB&XH
NLĐ
SDLĐ
SXKD
UBND

Nghĩa tiếng việt
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Cải cách hành chính
Công nghệ thông tin
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đầu tư nước ngoài
Hành chính sự nghiệp
Hợp đồng lao động
Hợp đồng làm việc
Kinh doanh

Lao động
Lao động - Thương binh và Xã hội
Người lao động
Sử dụng lao động
Sản xuất kinh doanh
Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Cán bộ, viên chức BHXH quận Ba Đình năm 2016............................

Bảng 3.2.

Bảng tổng hợp mẫu điều tra năm 2016..................................................

Bảng 4.1.

Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc (2014-2016)..................................

Bảng 4.2.

So sánh đơn vị tham gia BHXH bắt buộc với đơn vị hiện có
quận Ba Đình năm 2016.........................................................................

Bảng 4.3.


Số người tham gia BHXH bắt buộc tại quận Ba Đình (20142016)........................................................................................................

Bảng 4.4.

So sánh lao động tham gia BHXH bắt buộc với lao động hiện có
tại quận Ba Đình năm 2016...................................................................

Bảng 4.5.

Tình hình quỹ lương trích nộp BHXH tại quận Ba Đình (20142016)........................................................................................................

Bảng 4.6

Đơn vị đăng ký tham gia BHXH (2014-2016).......................................

Bảng 4.7.

Tổng hợp mức lương thực tế và mức lương làm căn cứ đóng
BHXH......................................................................................................

Bảng 4.8.

Tình hình lập và được giao kế hoạch thu BHXH quận Ba Đình
(2014-2016)..............................................................................................

Bảng 4.9.

Kết quả thu BHXH từ năm 2014 đến năm 2016....................................

Bảng 4.10.


Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại Quận Ba
Đình (2014 - 2016)..................................................................................

Bảng 4.11.

Tổng hợp số nợ đóng BHXH tại BHXH quận Ba Đình (20142016)........................................................................................................

Bảng 4.12.

Số đơn vị nợ BHXH tại quận Ba Đình (2014-2016)............................

Bảng 4.13.

Nợ BHXH bắt buộc tại BHXH quận Ba Đình (2014-2016)..................

Bảng 4.14.

Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH quận Ba Đình
(2014 - 2016)............................................................................................

Bàng 4.15.

Kết quả thu hồi nợ đọng tại BHXH quận Ba Đình (2014-2016).........

Bảng 4.16.

Kết quả kiểm tra của BHXH tại các đơn vị trên địa bàn Quận Ba
Đình ( 2014-2016)...................................................................................


Bảng 4.17

Đánh giá của các doanh nghiệp về BHXH năm 2016..........................

Bảng 4.18.

Tổng hợp số tiền thu BHXH so với kế hoạch thu được giao của
BHXH Quận Ba Đình ( 2014 - 2016).....................................................

v


Bảng 4.19.

Mục tiêu phát triển số đơn vị và số lao động tham gia BHXH
bắt buộc của BHXH Ba Đình.................................................................

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Tổng quỹ lương trích nộp BHXH qua 3 năm 2014-2016........................

Sơ đồ 2.1.

Mô hình tổng quan về phân cấp quản lý thu BHXH................................

Sơ đồ 3.1.


Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH quận Ba Đình.........................................

Sơ đồ 4.1.

Quy trình chi tiết thu BHXH bắt buộc tại BHXH Quận Ba Đình............

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả:

HOÀNG THỊ KIM THOA

Tên Luận văn: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội quận
Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thu BHXH bắt
buộc trên địa bàn Quận Ba Đình những năm gần đây và những yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý thu; Luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc cho
BHXH Quận Ba Đình trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản, thực tiễn về BHXH, BHXH bắt
buộc và quản lý thu BHXH bắt buộc.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH

bắt buộc trên địa bàn quận Ba Đình Thành phố Hà Nội trong những năm qua.
- Định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc tại
Quận Ba Đình Thành phố Hà Nội những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Ngoài số liệu thứ cấp, đề tài còn thu thập số liệu
sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Đối tượng phỏng vấn là đơn vị
sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tổng số mẫu thu thập là
300 mẫu. Trong đó, phiếu doanh nghiệp là 150 và người sử dụng lao động là 150. Khu
vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 108 phiếu doanh nghiệp và 100 phiếu người lao
động. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phỏng vấn 17 doanh nghiệp và 20 người
lao động; tiến hành phỏng vấn 25 đơn vị hành chính sự nghiệp với 30 lao động. Bên
cạnh đó, phỏng vấn sâu cũng được tiến hành với giám đốc cơ quan BHXH và cán bộ
trực tiếp phụ trách.
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng Excel
- Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được phân tích bằng phương pháp
thống kê mô tả, so sánh và chuyên gia. Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu gồm:
nhóm chỉ tiêu phản ánh số đơn vị, người lao động; Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tham

viii


gia BHXH bắt buộc; nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình thu BHXH bắt buộc.
Kết quả chính và kết luận
BHXH đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống của mỗi
người lao động cũng như trong chính sách xã hội của các quốc gia, cùng với sự phát
triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, chính sách
BHXH cũng được đổi mới; chính sách BHXH đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống
an sinh xã hội.
Ðánh giá và phân tích thực trạng về quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH
Quận Ba Đình cho thấy:Trong những năm qua, mặc dù Bảo hiểm Xã hội quận Ba Đình

đạt được nhiều thành tích trong thực hiện công tác BHXH như số đơn vị tham gia
BHXH ngày một tăng cao (9.18%/năm), và số lao động tham gia BHXH tăng 2%/năm/
Số thu BHXH không ngừng lớn mạnh (từ 890 tỉ năm 2014 lên 1146 tỉ năm 2016,… Tuy
nhiên, so với tiềm năng và thực tế tại địa phương thì tỷ lệ đạt được vẫn còn thấp; tỷ lệ
doanh nghiệp tham gia BHXH là 43% lao động tham gia BHXH (59%) còn thấp so với
số lao động thực có, còn tình trạng trốn tránh tham gia BHXH, đóng không đủ số người
(90%), mức đóng thấp, nợ đọng, trây ỳ kéo dài... gây thất thu quỹ BHXH và ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền lợi của người lao động nói riêng và tình hình an ninh, chính trị, xã
hội và phát triển kinh tế tại địa phương nói chung.
Các giải pháp đề ra trong luận văn nhằm tạo điều kiện cho người lao động, các
cơ quan tổ chức thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, thực hiện việc "Sống và
làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật". Các giải pháp tập trung vào tuyên truyền về
BHXH, hoàn thiện cơ cấu bộ máy BHXH; cải cách hành chính trong thu BHXH; Phát
huy vai trò của hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện công tác BHXH; Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong thực hiện công tác BHXH; Nâng cao ý thức
trách nhiệm và thái độ phục vụ của nhân viên ngành Bảo hiểm xã hội.

ix


THESIS ABSTRACT

Master candidate: HOANG THI KIM THOA
Thesis title: A study on collecting management of compulsory social insurance
at Social Insurance Department of Ba Dinh district
Major: Business management

Code: 60340102

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives: Main objectives is to analyze the collecting management
of compulsory social insurance in Ba Dinh district then to provide recommendations to
improve the collecting management of compulsory insurance at Ba Dinh district. Specific
objectives:
- Contribute to literature review on social insurance and compulsory social
insurance and its collection buy the social insurance organizations.
- Evaluate the collecting management of compulsory insurance and its
determinants in Ba Dinh district, Ha Noi city
- Provide recommendations to improve the collecting management of compulsory
insurance in Ba Dinh district
Materials and Methods: Concerning with the secondary data, the thesis collect
data through the sample surveys using questionnaires. Total observations were 300
including 150 employers and 150 employees. The private sectors were interviewed 208
observations (108 employers and 100 employees). The foreign direct investment sector
had 37 observations (17 employers and 20 employees). The number of observation
collected from administration agencies were 55 including 25 employers and 30
employees. In addition, in-depth interviewed were conducted with the leaders and
responsibility staffs of Social Insurance Organizations. Data were processed through M.
Excel. Descriptive analysis, comparison method are the main methods using in the thesis
together with the evaluation indicators such as: number of entitled employers and
employees, Percentages of participation in compulsory social insurance, indicators
reflexed the collection of compulsory social insurance.
Main findings and conclusions
- Social insurance has the main contribution to National welfare and develop

x


together with economic growth and the development of enterprise sectors.
- In Ba Dinh district, compulsory social insurance has increased. In term of 20142016, number of entitled employers rose 9.18% per year, the number of entitled

employees grew 2.1%/year. Total social insurance collected had increased from 890
billion VND in 2014 to 1146 billion VNDs in 2016.
- Social insurance in Ba Dinh district has the potential development. The
percentage of entitled employers were 43% and participation employees were 59%. Total
4687 employers were in debt with total 179,2 billion VNDs. Most of insurance debt were
the ones within 6 months. The percentage of employees per employers joined in social
insurance were 90%; The wages base for calculating social insurance were low. There
were 6.3% of total employers had been in debt over 1 years.
- Recommendations had provided to improve the collection of social insurance
in Ba Dinh district. Innovating the communication on social insurance to employers and
employees; Improving policies and the roles of local governors; Monitoring and
inspecting the collection of social insurance; Applying punishment on the debtor; and
training in improving public service related to the operation of Social Insurance
Department of Ba Dinh district.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội là chính sách có tính nhân văn sâu sắc, có tầm quan trọng và
vai trò to lớn đối với người lao động. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,
Đảng ta xác định: "Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước
góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự
an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc". Những năm
qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giải quyết
các vấn đề xã hội. Bảo hiểm xã hội góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính
và đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội của một Quốc gia trong
hiện tại cũng như tương lai. Các chính sách bảo hiểm xã hội luôn được đổi mới,
phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần tích cực vào việc

ổn định tình hình chính trị, xã hội bảo đảm đời sống của người lao động.
Bảo hiểm xã hội không đơn thuần chỉ là số tiền mà người lao động và người
chủ sử dụng lao động đóng góp vào quỹ BHXH để giải quyết các chế độ chính
sách cho người tham gia BHXH. Thông qua những chế độ, chính sách mà người
lao động được hưởng, sẽ làm cho người lao động an tâm làm việc giúp chủ sử
dụng lao động có nguồn nhân lực ổn định, có khả năng hoạch định được chính
sách, chiến lược sản xuất, kinh doanh từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
Để ngành BHXH phát triển và lớn mạnh thì công tác thu BHXH và quản lý
thu BHXH có vị trí hết sức quan trọng, bởi lẽ thu BHXH là yếu tố hàng đầu,
đóng vai trò then chốt trong việc tạo lập quỹ BHXH (quỹ BHXH là quỹ tiền tệ
tập trung, nằm ngoài ngân sách nhà nước, dùng để chi trả các chế độ BHXH cho
người lao động và duy trì hoạt động của bộ máy BHXH).
Trong những năm qua, BHXH Quận Ba Đình đã có nhiều chính sách khác
nhau để cải thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý thu BHXH trên địa
bàn. Tuy nhiên, công tác thu BHXH vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế nhất định
cần quan tâm giải quyết đó là:
- Tình trạng vi phạm pháp luật trốn đóng, nợ đọng BHXH, chưa tham gia
hoặc tham gia không đầy đủ cho số lao động làm việc tại đơn vị diễn ra khá phức
tạp. Có nhiều doanh nghiệp thành lập, sử dụng lao động nhưng trốn đóng hoặc
đóng không đúng đối tượng, không đủ quỹ tiền lương của đơn vị khi trích khoản

1


đóng của người lao động lại kéo dài thời gian làm tăng tình trạng nợ đọng
BHXH. Cá biệt có nhiều đơn vị lạm dụng quỹ BHXH, tiền đóng BHXH của
người lao động làm vốn sử dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
mình, gây ra nhiều khó khăn cho việc quản lý thu BHXH, ảnh hưởng không nhỏ
tới công tác thu nộp nói riêng và công tác thu- chi nói chung của ngành BHXH.
- Công tác tuyên truyền pháp luật về BHXH của cơ quan BHXH và các đơn

vị chưa được thường xuyên; công tác kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật BHXH
đối với các chủ Doanh nghiệp cố tình không đóng, đóng không đúng, không kịp
thời, đầy đủ BHXH cho người lao động còn chưa được quan tâm đúng mức; giải
quyết nợ đọng BHXH là một trong những vấn đề gây bức xúc hịên nay.
- Trong tình hình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhiều
doanh nghiệp mới được thành lập và cũng có không ít doanh nghiệp không đủ
khả năng cạnh tranh trên thị trường, hoặc làm ăn thua lỗ kéo dài phải giải thể,
phá sản. Dẫn đến những biến động tăng, giảm, di chuyển lao động rất phức tạp
và xẩy ra thường xuyên, liên tục khó khăn cho công tác quản lý người tham gia
cũng như thu BHXH. Như vậy, sự thách thức đối với hoạt động thu BHXH bắt
buộc là rất lớn; tất cả những điều đó đang đặt ra những vấn đề bức xúc cần có
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH làm cơ sở để giải
quyết chế độ chính sách cho người tham gia, đảm bảo tăng trưởng quỹ BHXH và
thực hiện công bằng xã hội.
Qua thời gian công tác tại Bảo hiểm xã hội Quận Ba Đình là cán bộ thu
chuyên quản đơn vị, tiếp xúc với nhiều người lao động và chủ sử dụng lao động
trên địa bàn quận, từ những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác cùng kiến thức
cơ bản trong khóa học; Để hạn chế và khắc phục những tồn tại trên, được sự phân
công của khoa Kế toán và Quản trị Kinh doanh Học viện nông nghiệp Việt Nam tôi
lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội Quận Ba Đình,
Thành phố Hà Nội ”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu
BHXH bắt buộc trên địa bàn Quận Ba Đình những năm gần đây. Từ đó đề xuất
các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc cho BHXH Quận Ba Đình

2



trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận thực tiễn và cơ bản về BHXH,
BHXH bắt buộc và quản lý thu BHXH bắt buộc.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu
BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Ba Đình Thành phố Hà Nội trong những
năm gần đây.
- Định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc
tại Quận Ba Đình Thành phố Hà Nội những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Quận Ba Đình- TP Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
+ Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về BHXH, BHXH bắt buộc và ̀ quản lý
thu BHXH bắt buộc.
+ Nghiên cứu thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Quận Ba
Đình- Thành phố Hà Nội những năm qua.
+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn
Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội những năm tới.
Đề tài tập trung nghiên cứu BHXH bắt buộc; Các nội dung khác như: Quỹ
BHXH; Bảo hiểm thất nghiệp; Bảo hiểm y tế; BHXH tự nguyện; Chi BHXH; và
các chế độ chính sách BHXH không đề cập.
- Phạm vi không gian
Đề tài triển khai nghiên cứu trên địa bàn Quận Ba Đình-Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian
+ Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong 3 năm từ năm 2014
đến năm 2016; Số liệu điều tra năm 2016.
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 2 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
2.1. CƠ SỞ ̀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm
Bảo hiểm là một thách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài
trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn
thất về tài chính, tính mạng.....( wikipedia-www.vi. wikipedia.org).
Bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng
một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm.
Bảo hiểm là một lĩnh vực rộng và phức tạp hàm chứa yếu tố kinh tế, pháp
lý và kỹ thuật nghiệp vụ đặc thù; Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm
được xây dựng dựa trên từng góc độ nghiên cứu. ví dụ
- Xét về mặt xã hội: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất
hạnh của số ít
- Xét về phương diện kinh tế: Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro
được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp
nhận trả phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả
tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Xét về góc độ kỹ thuật tính: Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương
sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng
để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được.
Theo các chuyên gia Pháp, một định nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh xã
hội (dùng cho bảo hiểm xã hội) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho
bảo hiểm thương mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể phát
biểu như sau: Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được

hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong
trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có
trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương
pháp của thống kê.

4


2.1.1.2. Khái niệm BHXH và BHXH bắt buộc
Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi Bảo hiểm xã hội
(BHXH) là bộ phận chính cấu thành hệ thống an sinh xã hội (ASXH), là chính
sách xã hội quan trọng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, rất khó có một khái niệm
chung về BHXH được các quốc gia thống nhất sử dụng bởi quan niệm về vấn đề
này phụ thuộc vào nhận thức của người dân, của Nhà nước, của tập quán và khả
năng quản lý của mỗi loại rủi ro…ở từng nước.
Theo cách tiếp cận từ thu nhập BHXH là sự đảm bảo cho người lao động
khi họ gặp khó khăn, bị giảm hoặc mất thu nhập, khi bị giảm hoặc mất khả năng
lao động thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính tập trung do sự
đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
Trên phương diện quốc tế, khái niệm chung của ILO về an sinh xã hội
cũng được sử dụng trong lĩnh vực BHXH. Theo đó BHXH có thể được hiểu khái
quát là "Sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các
biện pháp cộng đồng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng
hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,
thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho
các gia đình đông con". (Công ước 102, 1952).
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam “Bảo hiểm là một chế độ pháp định
bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, của
người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ giúp
vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất

thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản,
thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc chết” (Từ điển
Bách khoa, trang 18)
Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ
bảo hiểm xã hội”. (Luật BHXH, 2014)
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ
chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Mặc dù cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung cả hai khái niệm trên

5


đều thể hiện rõ bản chất và đặc trưng cần có của BHXH. Cụ thể đã nêu rõ được:
- Bảo hiểm xã hội là những quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền
lợi cho người lao động.
- Người lao động được trợ giúp vật chất trong trường hợp ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, hết tuổi lao động, chết.
- Người lao động phải có trách nhiệm đóng góp để bảo đảm quyền lợi cho
chính họ.
Như vậy, có thể hiểu rằng BHXH và BHXH bắt buộc là sự bảo đảm thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất
thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp,
hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH do Nhà nước đứng
ra tổ chức thực hiện, thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính do sự
đóng góp của các bên tham gia và có sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước; nhằm góp
phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ; qua đó góp
phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, phát triển đất nước...

2.1.2. Đặc điểm của BHXH và BHXH bắt buộc
BHXH mang tính chất xã hội, phi lợi nhuận, không vì mục đích kinh
doanh thu lợi nhuận mà vì mục đích phục vụ cộng đồng xã hội trên phạm vi toàn
quốc, nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, đảm bảo
cho người lao động có khoản trợ cấp thiết yếu khi gặp rủi ro, khó khăn trong
cuộc sống.
BHXH được hình thành trên cơ sở quan hệ lao động giữa các bên cùng
tham gia và được hưởng BHXH. Nhà nước ban hành các chính sách BHXH, tổ
chức ra cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động BHXH. Chủ
sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm đóng góp để hình thành quỹ
BHXH. Người lao động và gia đình của họ được cung cấp tài chính từ quỹ
BHXH khi họ có đủ điều kiện theo chính sách BHXH quy định, đó chính là mối
quan hệ của các bên tham gia BHXH; Cơ chế hoạt động của BHXH theo cơ chế
ba bên: Cơ quan Bảo hiểm Xã hội - Người sử dụng lao động - Người lao động,
cộng thêm cơ chế quản lý của Nhà nước. BHXH bắt buộc do Nhà nước đứng ra
thực hiện do vậy thực sự chưa có thị trường BHXH ở Việt Nam. Xét thực chất thị
trường BHXH ở Việt Nam thể hiện độc quyền, đó là: Cung BHXH do Nhà nước
độc quyền cung, cầu thì bắt buộc cầu và mức hưởng BHXH còn thấp nên dẫn đến

6


chất lượng dịch vụ còn kém.
BHXH là một hình thức bảo hiểm có tầm quan trọng đối với một quốc gia,
nó có 1 số đặc điểm cơ bản sau:
- Mục đích hoạt động của BHXH không vì lợi nhuận mà vì quyền lợi của
người lao động, của cả cộng đồng.
- Hoạt động BHXH nhằm huy động sự đóng góp của người lao động và
Nhà nước tạo lập tài chính để phân phối sử dụng nó đảm bảo bù đắp một phần thu
nhập nhất định nào đó cho người lao động khi có những sự cố bảo hiểm xuất hiện

như: tai nạn, ốm đau, hưu trí, tử tuất… Điều đó có nghĩa là mục đích của quỹ
BHXH là lấy một phần thu nhập trong thời gian lao động bình thường để giành
bảo đảm cho cuộc sống trong những ngày không lao động không có thu nhập.
- Việc phân phối sử dụng quỹ BHXH được chia làm hai phần:
+ Phần thực hiện chế độ hưu trí mang tính chất bồi hoàn. Mức bồi hoàn
phụ thuộc vào mức đóng góp vào quỹ BHXH.
+ Các chế độ còn lại vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất
không bồi hoàn. Nghĩa là người lao động trong quá trình lao động không bị ốm
đau, tai nạn thì không được bồi hoàn; khi bị ốm đau, tai nạn được bồi hoàn theo
quy định trong Luật BHXH hiện hành. Sự tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ
thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của xã hội loài người nói chung, của
từng nước nói riêng. Việc vận dụng và thực hiện các chế độ BHXH do tổ chức
quốc tế về lao động quy định hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội
của từng nước, để vừa ổn định đời sống của người lao động, vừa ổn định phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà NLĐ và người SDLĐ bắt buộc
phải tham gia với mức đóng góp tối thiểu theo quy định của pháp luật.
BHXH bắt buộc mới bù đắp các rủi ro của người lao động liên quan đến
thu nhập của họ như: Ốm đau; thai sản; Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp (Đó
là những chế độ ngắn hạn). Do những rủi ro này mà người lao động bị giảm và
mất nguồn thu nhập, thông qua BHXH bắt buộc bù đắp nguồn thu này cho người
lao động.
Quỹ BHXH bắt buộc là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài Ngân
sách Nhà nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ BHXH
bắt buộc là dùng để chi trả cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống khi

7


gặp các biến cố hoặc rủi ro. Chủ thể của quỹ BHXH bắt buộc chính là những

người tham gia đóng góp để hình thành nên quỹ, do đó có thể bao gồm cả: người
lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước
Tóm lại, BHXH bắt buộc là hệ thống những chế độ, chính sách do Nhà
nước quy định để đàm bảo quyền lợi vật chất cho người tham gia BHXH. BHXH
bắt buộc là một loại dịch vụ công, lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động.
BHXH bắt buộc hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít, chia sẻ rủi ro, là
quá trình phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH theo xu hướng
có lợi cho đối tượng gặp phải những rủi ro trong lao động và đời sống xã hội.
2.1.3. Vai trò của BHXH bắt buộc
2.1.3.1. Đối với Nhà nước
a. Góp phần đảm bảo an sinh xã hội
Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì
sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là
chính sách BHXH đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp
phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu " dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Hệ thống an sinh xã hội là một hệ thống tổng hợp gồm nhiều chế độ,
chính sách mà trong đó mỗi chế độ, chính sách đều có vai trò, chức năng và
phạm vi hoạt động riêng, mang tính kết hợp nhằm tạo ra một mạng lưới an sinh
xã hội rộng khắp bao gồm toàn bộ dân cư của một quốc gia. Hệ thống này có
mục tiêu bảo vệ mọi thành viên trước những rủi ro và giữ gìn cuộc sống của họ
với những biện pháp thích hợp hay những quyền lợi hợp lý trước những biến
động bất thường xảy ra hay trong những hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt. Tuy
nhiên, trong hệ thống an sinh xã hội thì hệ thống BHXH giữ vai trò trụ cột, bền
vững nhất. Phát triển BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính
sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
b. Góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân
BHXH bắt buộc là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào
việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các
tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm an sinh

xã hội bền vững.
c. Góp phần tăng nguồn vốn cho phát triển đất nước

8


Quỹ BHXH bắt buộc càng phát triển lớn mạnh thì phần quỹ BHXH nhàn
rỗi được đầu tư trở lại nền kinh tế, như vậy sẽ tăng được nguồn vốn cho phát
triển đất nước, tạo việc làm cho người lao động và nguồn thu cho đất nước.
2.1.3.2. Đối với xã hội
a. Góp phần ổn định cuộc sống của người lao động
BHXH bắt buộc mang lại sự đảm bảo và ổn định cuộc sống cho người dân
đặc biệt là người làm công ăn lương.
Khi có sự cố bảo hiểm, những người tham gia bảo hiểm nhất định sẽ nhận
được một số tiền bảo hiểm để giảm bớt khó khăn về mặt tài chính, tạo điều kiện
duy trì mức sống đã đạt được. Như vậy, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm nghĩa
là tạo sự an tâm cho người lao động trong quá trình lao động. Hỗ trợ và thực hiện
các biện pháp an toàn lao động, tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao sức khỏe cho
người lao động. Đây là vai trò tích cực của BHXH bắt buộc đối với người lao
động vì nó vừa có thể nâng cao đời sống cho người lao động lại vừa giảm bớt
được các khoản chi trợ cấp về tai nạn, bệnh nghề nghiệp,… vừa đảm bảo quá
trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. Sử dụng nguồn tài chính
nhàn rỗi để tham gia vào thị trường tài chính nhằm mục đích bảo toàn và phát
triên quỹ BHXH.
b. Góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội và phát triển nền kinh tế
Thực hiện tốt chính sách BHXH góp phần ổn định và nâng cao chất lượng
lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các thành
phần kinh tế khác nhau, góp phần ổn định tình hình an ninh và trật tự xã hội.
BHXH bắt buộc đã gián tiếp tác động đến chính sách tiêu dùng quốc gia,
kích thích tiêu dùng của xã hội, hỗ trợ và bổ sung các chính sách vĩ mô khác của

Chính phủ. BHXH giải quyết được rủi ro đối với người lao động, góp phần tích
cực vào việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của họ và góp tăng
năng suất lao động của xã hội. Thông qua sự trợ giúp của BHXH người lao động
nhận được các chế độ BHXH, họ sẽ có thu nhập thay thế.
BHXH bắt buộc có tác động mạnh mẽ tới chính sách tài chính quốc gia,
có ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tài chính thông qua hoạt động đầu tư tài
chính từ quỹ BHXH. Hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH có tác động không nhỏ tới
quá trình phát triển của đất nước, là nguồn vốn quan trọng để tạo ra những cơ sở
sản xuất kinh doanh mới, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho người lao động,

9


giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thu nhập cho người lao động và tăng tổng sản phẩm
quốc dân.
c. Góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội
BHXH bắt buộc cũng là chính sách nhằm thực hiện công bằng xã hội, là
công cụ để phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Quỹ
BHXH bắt buộc là do các bên tham gia quan hệ lao động đóng góp trong quá
trình lao động, việc chi trả các chế độ BHXH cho người tham gia BHXH được
trích từ quỹ BHXH vì vậy Nhà nước cũng bớt gánh nặng trong thực hiện các
chính sách xã hội.
2.1.3.3. Đối với người lao động
Mục đích lớn nhất của BHXH là bảo đảm đời sống cho người lao động và
gia đình họ, người tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập mất đi khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm; khi họ hết
tuổi lao động theo quy định sẽ được hưởng chế độ hưu trí (lương hưu); khi chết
sẽ được hưởng trợ cấp tiền tuất, mai táng phí; ngoài ra được hưởng trợ cấp khi
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và dưỡng sức.
Tham gia BHXH, người lao động yên tâm cống hiến và không phải lo

lắng nhiều về những rủi ro mà mình có thể gặp phải trong hoạt động lao động sản
xuất, công tác, sinh hoạt. BHXH góp phần làm hạn chế và điều hoà các mâu
thuẫn giữa người tham gia BHXH và người sử dụng lao động, tạo môi trường
làm việc ổn định, đảm bảo cho hoạt động lao động sản xuất, công tác với hiệu
quả cao, từ đó góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước
2.1.4. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Tại Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định đối
tượng áp dụng (tham gia BHXH bắt buộc) bao gồm:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp
đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo
pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến

10


dưới 03 tháng (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018);
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác
trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an
nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học
được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có
hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy
phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy
định của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018).
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá
thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo
hợp đồng lao động.
2.1.5. Quyền lợi của người tham gia BHXH bắt buộc
Quyền lợi của người tham gia BHXH được quy định tại điều 18 Luật
BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, bao gồm:
- Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của
Luật này.
- Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

11


- Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một
trong các hình thức chi trả sau:
+ Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ
quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
+ Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

+ Thông qua người sử dụng lao động.
- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận
nuôi con nuôi;
+ Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
+ Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
- Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động
nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang
bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa
nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
- Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
- Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về
đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận
về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan
bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật.
2.1.6. Các chế độ trợ cấp BHXH bắt buộc
2.1.6.1. Trợ cấp ốm đau
- Người lao động khi bị bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao
động phải tạm nghỉ việc được trả trợ cấp bằng 75% tiền lương trong thời gian từ
30 ngày đến 60 ngày trong một năm, tùy vào thời gian tham gia BHXH và tính
chất công việc (nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...). Nếu nghỉ việc do mắc bệnh
thuộc danh mục bệnh dài ngày thì được hưởng trợ cấp 180 ngày đầu là 75% mức
tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, quá thời hạn trên thì mức trợ cấp sẽ là 65% đến

12



50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, tùy theo thời gian đóng BHXH
nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Người lao động có con dưới 07 tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm
sóc con ốm đau được trả trợ cấp bằng 75% tiền lương trong thời gian từ 15 ngày
đến 20 ngày cho mỗi con trong một năm, tùy vào tuổi của con.
Ngoài ra, còn có chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau:
Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định mà sức khỏe
còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày
trong một năm. Mức hưởng một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
2.1.6.2. Trợ cấp thai sản
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06
tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại
tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ
cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Thời gian nghỉ sinh con đối với lao động nữ trước và sau sinh con là 06
tháng (Tùy theo số con sinh ra thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người
mẹ được nghỉ thêm 01 tháng); Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi dưới
06 tháng tuổi được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng
tuổi. Những trường hợp này mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân
tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc
Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút
thai... Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con trong khoảng
thời gian 30 ngày đầu, được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 05 ngày đến 10
ngày (tùy theo phương thức sinh con của vợ và số con sinh ra). Người lao động
được hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai. Những trường
hợp này mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc; Nếu người lao động đóng bảo
hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của

các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian nghỉ việc hưởng các chế độ thai
sản được tính là thời gian đóng BHXH mặc dù thời gian này người lao động và
người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Ngoài ra, nếu lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy

13


định khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày. Mức hưởng một
ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
2.1.6.3. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% được
hưởng trợ cấp một lần; Suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng 05 lần mức
lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 0,5 lần mức lương
cơ sở.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được hưởng
trợ cấp hằng tháng; Suy giảm 31% khả năng lao động được hưởng bằng 30%
mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 2% mức lương
cơ sở.
Ngoài ra, còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã
đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ
thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng
bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Người lao động
sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh
nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe
từ 05 ngày đến 10 ngày; Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.
2.1.6.4. Trợ cấp hưu trí

- Người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được
hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
+ Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có
đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu
vực hệ số 0,7 trở lên;
- Người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng
lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu nói trên
nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy

14


×