Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Đánh giá công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.18 KB, 124 trang )

MỤC LỤC

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình, sơ đồ
Trích yếu luận văn
Thesis abstract
Phần 1. Đặt vấn đề
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.

Mục tiêu chung

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1.

Cơ sở lý luận

2.1.1.

Tổng quan về kiểm tra doanh nghiệp

2.1.2.

Nội dung công tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp

2.2.


Cơ sở thực tiễn

2.2.1.

Kinh nghiệm kiểm tra đối với doanh nghiệp tại một số địa phương
trong nước

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

1


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế, xã hội

3.1.3.


Tổng quan về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1.

Thực trạng công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp tại sở kế hoạch và đầu tư
tỉnh Hưng Yên

4.1.1.


Bố trí, sắp xếp nguồn lực thực hiện công tác kiểm tra

4.1.2.

Thực trạng công tác trao đổi, cung cấp, công khai thông tin đăng ký
doanh nghiệp

4.1.3.

Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp

4.1.4.

Thực trạng thực hiện công tác kiểm tra doanh nghiệp

4.1.5.

Xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm

4.2.

Đánh giá công tác kiểm tra doanh nghiệp tại sở kế hoạch và đầu tư Hưng Yên

4.2.1.

Kết quả đạt được

4.2.2.


Khó khăn, hạn chế

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra doanh nghiệp tại sở kế hoạch
và đầu tư tỉnh Hưng Yên

4.3.1.

Cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra doanh nghiệp

4.3.2.

Sự phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, cơ quan liên quan

4.3.3.

Việc tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp

4.3.4.

Ý thức, năng lực, trình độ của các cán bộ tham gia công tác kiểm tra

4.3.5.

Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

4.4.

Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra doanh nghiệp tại sở kế hoạch và đầu

tư Hưng Yên

4.4.1.

Định hướng chung

2


4.4.2.

Một số giải pháp cụ thể

Phần 5. Kết luận và kiến nghị
5.1.

Kết luận

5.2.

Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


Nghĩa tiếng việt

BQ

: Bình quân

CAKT

: Công an Kinh tế

CN

: Chi nhánh

CQT

: Cơ quan Thuế

CT

: Công thương

ĐKKD

: Đăng ký kinh doanh

DN

: Doanh nghiệp


ĐVT

: Đơn vị tính

GCN ĐKKD

: Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh

KH & ĐT

: Kế hoạch và Đầu tư

KH

: Kế hoạch

QLNN

: Quản lý Nhà nước

TH

: Thực hiện

TTĐKDNQG

: Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

UBND


: Ủy ban Nhân dân

VP

: Văn phòng

XD

: Xây dựng

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của tỉnh Hưng Yên năm 2014 - 2016
Bảng 3.2. Đặc điểm dân số Hưng Yên giai đoạn 2014-2016
Bảng 3.3. Lao động làm việc trong các lĩnh vực
Bảng 3.4. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013-2015
Bảng 3.5. Số lượng và cơ cấu lao động thuộc sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2014-2016
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ kiểm tra chuyên trách của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng
Yên năm 2016
Bảng 4.2. Các loại chi phí cho công tác kiểm tra doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và
Đầu tư Hưng Yên năm 2016
Bảng 4.3. Số lượng doanh nghiệp đăng ký, hoạt động trên địa bàn

Bảng 4.4. Số lượng hồ sơ (doanh nghiệp) đăng ký, hoạt động trên địa bàn
Bảng 4.5. Kết quả công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp tính đến năm 2016
của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên
Bảng 4.6. Việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hưng Yên
Bảng 4.7. Tình hình thực hiện phối hợp thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hưng Yên
Bảng 4.8. Kết quả tổ chức thực hiện công tác kiểm tra doanh nghiệp của Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hưng Yên
Bảng 4.9. Kết quả xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ kiểm tra về quy trình, cơ chế pháp lý thực hiện kiểm tra
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ Sở về sự phối hợp trong kiểm tra
Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ, đối tượng điều tra về tổ chức hoạt động kiểm tra
doanh nghiệp
Bảng 4.13. Các thông tin cơ bản của cán bộ Sở Kế hoach – Đầu tư tỉnh và các cán bộ
liên quan đến hoạt động thanh tra của Sở được điều tra
Bảng 4.14. Đánh giá của lãnh đạo doanh nghiệp về cán bộ thanh tra Sở
Bảng 4.15. Các thông tin cơ bản của các lãnh đạo doanh nghiệp được điều tra

5


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hưng Yên

6


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN


Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Thủy
Tên luận văn: “Đánh giá công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp tại sở kế hoạch và đầu
tư tỉnh Hưng Yên”
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm tra đối với doanh
nghiệp.
- Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp
tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp, Thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Kết quả chính và kết luận
- Sở KH&ĐT đã thực hiện tốt công tác kiểm tra DN theo các quy định hiện hành.
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý doanh
nghiệp.
- Việc cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp chủ yếu phục vụ các cơ quan Nhà
nước có nhu cầu. Đối với các yêu cầu cung cấp thông tin doanh nghiệp của các tổ chức, cá
nhân khác, Sở KH&ĐT tỉn Hưng Yên luôn cung cấp kịp thời khi có yêu cầu theo quy định
của Luật Doanh nghiệp; công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định.
- Thực hiện kiểm tra, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2014-2016 Sở KH&ĐT tỉnh Hưng Yên đã thực hiện123 đợt

kiểm tra được 2353 DN. Các hình thức kiểm tra chủ yếu là kiểm tra tại Sở và kiểm tra tại trụ
sở DN. Qua kiểm tra đã phát hiện và xử lý 221 DN vi phạm, đã sử dụng các hình thức cảnh
cáo, phạt tiền, đình chỉ hoạt động và tịch thu giấy phép ĐKKD.

7


- Một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Nội dung kiểm tra đa dạng, phức tạp
nên chưa thực hiện được tất cả các nội dung thanh tra thuộc chức năng, nhiệm vụ được
giao. Số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra còn ít, đa phần là cán bộ kiêm nhiệm, không
có cán bộ chuyên trách, chưa có công chức nào được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ
kiểm tra DN. Hiện tượng tiêu cực luôn được che giấu tinh vi, rất khó phát hiện, các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp ngại tố cáo, không cung cấp bằng chứng của hành vi tiêu cực
cụ thể, không chỉ đích danh người nhũng nhiễu, do đó số lượng DN vi phạm bị phát hiện
vẫn chưa đạt tỷ lệ cao. Mặc dù đã ban hành quy chế phối hợp trong quản lý doanh nghiệp
tuy nhiên công tác quản lý nhà nước nói chung và kiểm tra doanh nghiệp nói riêng vẫn còn
có sự trùng lặp. Một số doanh nghiệp phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của nhiều cơ quan
với những lĩnh vực và nội dung khác nhau, vì vậy có thể xảy ra tình trạng trùng lặp về nội
dung, thời gian.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra doanh nghiệp tại Sở Kế Hoạch và
Đầu tư tỉnh Hưng Yên như: cơ chế pháp lý về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, sự phối
hợp giữa các đơn vị, cá nhân trong công tác kiểm tra; ý thức, trách nhiệm của cán bộ kiểm
tra và chủ doanh nghiệp trong việc thực hiện công tác kiểm tra doanh nghiệp và thực thi
pháp luật nhà nước về quản lý doanh nghiệp,…
- Đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra doanh nghiệp tại
Sở KH&ĐT tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn tiếp theo.

8



THESIS ABSTRACT
1. Master candidate: Nguyen Thi Thu Thuy
2. Thesis title: Assessing the inspection work enterprise at Hung Yen Department of
Planning and Investment.
3. Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

4. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Contribute to systematize the theoretical and practical basis about the inspection
work enterprise
Assess the situation of the inspection work for enterprises at Hung Yen Department
of Planning and Investment.
Propose some solutions to perfectly complete the inspection work for enterprises at
Hung Yen Department of Planning and Investment.
Research Methods
The method of selecting researching sites.
The method of collecting data which are secondary data and primary data.
The methods of synthesizing and analyzing data
Main findings and conclusions
The Department of Planning and Investment has successfully carried out the
inspection work for enterprises based on current regulations. Besides, the Department
regularly coordinates with state management agencies.
The provision of enterprise registration information mainly serves the need of
government agencies. For the requirements of providing enterprise information of other
organizations and individuals, Hung Yen Department of Planning and Investment always
provides in time upon the requests in accordance with the Law on Enterprises, publicizes
information enterprise registration based on official regulations.
The Department had checked and grasped the business situation of many
enterprises in the province. From 2014 to 2016, Hung Yen Department of Planning and

Investment had carried out 123 inspections and checked 2353 enterprises. The inspected
forms are mainly direct check at the Department and its head office. Accordingly, the
inspection had detected and handled 221 violations, had used the forms of caution, fines,
suspension of operation and confiscation of business registration license.

9


In addition, there are some shortcomings, limitations such as the diversity and
complex check, therefore, all contents of the inspection which are under the assigned
functions and tasks, are not fulfilled. There are a small number of inspectors; most of
them are not expertise officers who are deeply trained about checking enterprise majors.
Negative phenomena are always sophisticatedly hided and difficult to detect; Moreover,
the other organizations, individuals, enterprises are afraid to denounce, don’t provide
evidence of specific negative behaviors, don’t reveal the harassers, so the number of
violated enterprises which were detected did not reach a high rate. Despite the
promulgation of the regulation on coordination in enterprise management, the
governmental management in general and the inspection of enterprises in particular still
appears duplication. Some enterprises are inspected by many Departments with different
fields and contents, so there may be overlap in content and time.
The factors that affect the inspection work for enterprises at Hung Yen Department
of Planning and Investment are Legal mechanisms on inspection and supervision of
enterprises, coordination among units and individuals in the inspection work; Awareness
and responsibility of inspectors and owners of enterprises in carrying out the enterprise
inspection and enforcement of the government law on enterprise management.
Some solutions are proposed to increase the inspection work for enterprises at
Hung Yen Department of Planning and Investment in the later stage.

10



PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hưng Yên là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, thuộc tam giác kinh tế
trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, Hưng Yên có cơ hội đón nhận và tận dụng những cơ hội phát triển của
vùng. Nhất là trong tương lai gần, khi kết cấu hạ tầng như hệ thống đường bộ,
đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng sông đã và đang được đầu tư xây dựng.
Với những điều kiện thuận lợi trên, trong những năm qua, cùng với sự
phát triển kinh tế của cả nước, Hưng Yên được đánh giá là một trong những tỉnh
có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao. Nền kinh tế Hưng Yên
đang đổi thay từng ngày. Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn đã và đang có sự
đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. Doanh nghiệp
(DN) đã và đang khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận
chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm của tỉnh trong những năm qua. Doanh nghiệp phát
triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc
thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, nâng cao hiệu
quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
Với vị thế và vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh,
những năm qua, tỉnh Hưng Yên đã có những chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp trên địa bàn phát triển. Qua đó, hoạt động của doanh nghiệp đã có
bước phát triển đột biến, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng đều qua
các năm. Tính đến hết năm 2015, tỉnh Hưng Yên đã có 6.800 doanh nghiệp được
đăng ký thành lập. Năm 2015, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới trong tỉnh là
700 doanh nghiệp và năm 2016 số lượng doanh nghiệp đăng ký mới là 1.261
doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sự phát triển doanh nghiệp trên địa bàn

tỉnh Hưng Yên trong những năm qua đã và đang có những tồn tại, hạn chế cần
khắc phục. Các bến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tạo ra những
khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó,

1


trình độ, năng lực của một bộ phận đội ngũ quản lý doanh nghiệp và trình độ tay
nghề của người lao động còn hạn chế, nhất là kiến thức về pháp luật, quản trị
kinh doanh, ngoại ngữ, tin học, hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ doanh nghiệp chưa
quan tâm xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm,
thương hiệu doanh nghiệp… Các yếu tố trên đã dẫn tới tình trạng vi phạm pháp
luật của doanh nghiệp như trốn thuế, mua bán hóa đơn trái phép, lừa đảo, vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm quy định về vệ sinh
an toàn thực phẩm… diễn ra phổ biến. Ở một số lĩnh vực, quản lý nhà nước đã bị
buông lỏng, gây ra tình trạng doanh nghiệp “nhờn luật”, sẵn sàng vi phạm pháp
luật, chịu xử phạt để đạt được mục tiêu lợi nhuận.
Là một trong những cơ quan quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp
trên địa bàn, trong những năm qua Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên đã có
nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực, song về cơ bản, công tác quản
lý Nhà nước đối với doanh nghiệp trong đó có công tác kiểm tra còn bộc lộ nhiều
yếu kém. Trong khi đó, công tác xây dựng pháp luật doanh nghiệp vẫn chậm đổi
mới, tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp chưa được quan tâm,
năng lực thanh tra – kiểm tra của cơ quan quản lý còn yếu.
Do đó, Để khắc phục những mặt tiêu cực của doanh nghiệp, bắt kịp với sự
phát triển của cộng đồng doanh nghiệp thì quản lý Nhà nước đặc biệt là công tác
kiểm tra đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn. Với
những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá công tác kiểm tra đối với
doanh nghiệp tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên trong những năm qua, từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh, góp phần ngăn chặn và hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đối với các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm tra đối với
doanh nghiệp.

2


+ Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp tại Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra đối với
doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Công tác kiểm tra doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng
Yên, những mặt đạt được, các tồn tại hạn chế cần phải khắc phục?
- Yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt động kiểm tra doanh nghiệp tại Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên?
- Những giải pháp nào để tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm tra doanh
nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các cơ chế, chính sách, công tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên.
- Doanh nghiệp do Sở KH&ĐT tỉnh Hưng Yên quản lý.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: công tác kiểm tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng
Yên đối với các doanh nghiệp thuộc diện quản lý của tỉnh Hưng Yên.
+ Thời gian: Luận văn xem xét, đánh giá công tác quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp từ năm 2013 đến 2016. Trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghị, đề
xuất những giải pháp thực hiện đến 2020.
+ Không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

3


PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Tổng quan về kiểm tra doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một thuật ngữ được sử dụng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên
bản thân khái niệm doanh nghiệp được các môn khoa học tiếp cận dưới nhiều góc
độ khác nhau và do vậy, có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Dưới góc độ tổ chức thì
doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện máy móc, thiết bị và con người
được tổ chức lại nhằm thực hiện mục đích kinh doanh sinh lợi. Dưới góc độ chức
năng thì doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện một,
một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi. Dưới góc độ hệ
thống thì doanh nghiệp là một bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế, mỗi đơn
vị trong hệ thống đó phải chịu sự tác động tương hỗ lẫn nhau, phải tuân thủ
những điều kiện hoạt động mà Nhà nước đặt ra cho hệ thống kinh tế đó nhằm
phục vụ cho mục đích tiêu dùng của xã hội.
Theo luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp là tổ chức có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của

pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (Quốc hội, 2014).
Như vậy, theo Luật doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp được hiểu là
đơn vị kinh tế, hoạt động trên thương trường, có trụ sở giao dịch ổn định, có tài
sản; đã được đăng ký kinh doanh, có hoạt động kinh doanh. Kinh doanh ở đây
được hiểu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi.
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân rất đa dạng về hình thức, quy
mô và ngành nghề hoạt động. Ở nước ta hiện nay, có nhiều tiêu chí để phân loại
doanh nghiệp. Phân loại theo trách nhiệm pháp lý theo Luật doanh nghiệp năm
2014 thì có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay là doanh nghiệp tư nhân
(DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp
danh (Quốc hội, 2014). Phân loại theo tính chất sở hữu có: Doanh nghiệp Nhà

4


nước (DNNN), DNTN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phân theo quy
mô có doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn (Chính phủ, 2009). Phân loại
theo ngành nghề hoạt động có: doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, thương
mại, dịch vụ.
Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký
thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay
đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ
quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp,
đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông
báo khác theo quy định của Nghị định này (Chính Phủ, 2015). Thành lập DN là
quá trình đầu tiên để tổ chức hoặc cá nhân tiến hành các hoạt động kinh doanh
một cách hợp pháp, tuy nhiên, để có thể lựa chọn được hình thức kinh doanh phù

hợp lại không hề đơn giản. Đảng và Nhà nước ta luôn có các chính sách hỗ trợ
thành lập và duy trì hoạt động của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực mà Luật
pháp cho phép để tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh
nghiệp, đưa các doanh nghiệp đi vào hoạt động có hiệu quả qua đó góp phần thúc
đầy nền kinh tế phát triển.
2.1.1.2 Khái niệm kiểm tra
Quản lý nhà nước cần có kiểm tra. Chỉ nói riêng sự kiểm tra đối với các
quyết định hành chính và hành vi hành chính cũng bao gồm một phạm vi rất
rộng: Kiểm tra tính hợp hiến, kiểm tra tính hợp pháp, kiểm tra của cấp trên đối
với cấp dưới; kiểm tra của các cơ quan xét xử…
Hoạt động quản lý nhà nước và trong quá trình thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp đều phải chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát. Một cơ
quan nắm trọn quyền hạn, thẩm quyền trong thực hiện quyền lực nhà nước mà
không được kiểm tra thì dễ phát sinh lộng quyền, cửa quyền, lạm quyền, vì động
cơ mục đích cá nhân, cục bộ ngành, địa phương. Tùy theo bản chất, đối tượng,
chủ thể tổ chức thực hiện, chúng ta đã dùng những thuật ngữ khác nhau để chỉ sự
kiểm tra: giám sát, kiểm sát, thanh tra, kiểm tra. Cơ cấu tổ chức và cơ chế kiểm
tra của Nhà nước ta gồm đủ các loại hình kiểm tra nói trên.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh
giá, nhận xét (Hoàng Phê, 2003). Kiểm tra là khái niệm để chỉ hoạt động của chủ
thể tác động vào đối tượng kiểm tra (có thể trực thuộc hoặc không trực thuộc).

5


Cho đến nay nhà nước ta chưa có văn bản quy phạm pháp luật có định nghĩa cụ
thể về kiểm tra những trên phương diện lý luận thực tiễn thì kiểm tra là khái
niệm rộng thể hiện ở nhiều góc độ như. Theo nghĩa rộng, để chỉ hoạt động của
các tổ chức xã hội, các đoàn thể và của công dân kiểm tra hoạt động bộ máy của
nhà nước. Theo nghĩa này, tính quyền lực nhà nước trong kiểm tra bị hạn chế vì

các chủ thể thực hiện kiểm tra không có quyền áp dụng trực tiếp những biện
pháp cưỡng chế nhà nước. Theo nghĩa hẹp hơn, kiểm tra là hoạt động của chủ thể
nhằm tiến hành xem xét, xác định một việc gì đó của đối tượng bị quản lý xem
có phù hợp hay không phù hợp với trạng thái định trước (kiểm tra mang tính nội
bộ của người đứng đầu cơ quan, kiểm tra phương tiện giao thông…). Theo nghĩa
này, chủ thể kiểm tra có thể áp dụng một chế tài pháp lý nhất định như áp dụng
các hình thức kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc buộc phải thực hiện một
số biện pháp ngăn chặn hành chính (Nguyễn Văn Tuấn, 2014)
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước khi nói đến hoạt động
thanh tra người ta thường nói liền với hoạt động kiểm tra hoặc ngược lại. Việc
nhiều người nói như vậy, nhiều văn bản của các cấp ủy, chính quyền cũng viết
như vậy xuất phát từ mối quan hệ qua lại và gắn bó với nhau giữa thanh tra và
kiểm tra. Tuy nhiên, cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn thanh tra và
kiểm tra là hai khái niệm khác nhau vì ngoài những điểm giống nhau chúng còn
có những điểm khác nhau.
Thanh tra và kiểm tra giống nhau ở tính mục đích bởi chúng đều nhằm
phát huy những nhân tố tích cực; phòng ngừa, phát hiện, xử lý những vi phạm
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao của các chủ thể, góp phần hoàn
thiện cơ chế, chính sách quản lý và đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện tiếp
theo để đạt kết quả như mong muốn.
Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm tra thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, khác nhau về chủ thể của hoạt động thanh tra, kiểm tra. Chủ thể
của hoạt động thanh tra không đa dạng như kiểm tra. Chủ thể thanh tra là tổ chức
thanh tra “chuyên nghiệp” của nhà nước theo quy định của Luật thanh tra; ngoài ra
trong những trường hợp cần thiết người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước
có quyền ban hành quyết định thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra.
Chủ thể thanh tra là Nhà nước, hoạt động thanh tra mang tính quyền lực nhà
nước.

6



Chủ thể của hoạt động kiểm tra rất rộng và đa dạng. Mọi cơ quan, tổ chức
nhà nước, tổ chức kinh tế, các tổ chức chính tri – xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặt
trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh…), các lực lượng vũ trang là chủ
thể của hoạt động kiểm tra, có trách nhiệm tự kiểm tra hoạt động của mình, kiểm
tra hoạt động cấp dưới của mình.
Thứ hai, khác nhau về nội dung giữa thanh tra và kiểm tra. Nội dung
thanh tra thường phức tạp, đa dạng hơn so với nội dung kiểm tra (nội dung kiểm
tra thường đơn giản, dễ nhận thấy hơn). Do vậy, khi lập kế hoạch cũng như phê
duyệt kế hoạch thanh tra của các cơ quan nhà nước, những cá nhân có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật nhất thiết phải nghiên cứu một cách công phu,
thận trọng, kỹ lưỡng, khách quan. Tuy nhiên sự phân biệt này chỉ có ý nghĩa
tương đối không cứng nhắc. Trên thực tế, cá biệt có những cuộc kiểm tra cũng
rất phức tạp không hề đơn giản như: kiểm tra dấu hiệu vi phạm của các tổ chức
Đảng, của Đảng viên theo Điều lệ Đảng và theo pháp luật của Nhà nước.
Thứ ba, khác nhau về trình độ nghiệp vụ giữa thanh tra và kiểm tra. Hoạt
động thanh tra đòi hỏi Thanh tra viên và những người là thành viên Đoàn thanh
tra (thực tế hiện nay có nhiều cán bộ, công chức không phải là Thanh tra vẫn
được cơ quan có thẩm quyền quyết định là thành viên của Đoàn thanh tra, họ
thường là những chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm trong một lĩnh vực thanh
tra cụ thể) phải am hiểu về kinh tế - xã hội, có kỹ năng , nghiệp vụ giỏi về thanh
tra nhất là lĩnh vực trực tiếp tiến hành thanh tra để đi sâu tìm hiểu vụ việc, nắm
bắt thông tin, chứng cứ từ đó phân tích, đánh giá rút ra những kết luận, kiến nghị
chính xác, khách quan làm cho đối tượng thanh tra “tâm phục, khẩu phục” và
làm cơ sở vững chắc. tin cậy cho quyết định giải quyết hoặc xử lý sau khi kết
thúc thanh tra. Còn đối với kiểm tra do nội dung kiểm tra thường ít phức tạp hơn
nên nghiệp vụ của thành viên các cuộc kiểm tra không đòi hỏi cao như thanh tra;
tuy nhiên không vì thế mà xem nhẹ việc bố trí cán bộ tham gia các cuộc kiểm tra
vì “cán bộ quyết định sự thành bại của một cuộc kiểm tra”.

Thứ tư, khác nhau về phạm vi hoạt động giữa thanh tra và kiểm tra. Phạm
vi hoạt động của thanh tra thường hẹp hơn phạm vi hoạt động của kiểm tra.
Phạm vi hoạt động của thanh tra thường được cân nhắc chọn lọc một cách kĩ
lưỡng, thậm chí phải qua kiểm tra sau đó mới quyết định thanh tra để đảm bảo
tính trọng tâm, trọng điểm, hiệu lực hiệu quả của thanh tra cũng như đảm bảo
mục đích của thanh tra. Nếu sự việc chỉ cần kiểm tra mà do không nắm bắt, đánh

7


giá, nhận định đúng đối tượng mà ra quyết định thanh tra thì cuộc thanh tra đó
không đảm bảo tính thuyết phục, sắc bén, quyền lực của thanh tra. Phạm vi hoạt
động của kiểm tra thường được tiến hành theo bề rộng, diễn ra liên tục với nhiều
hình thức phong phú, đa dạng trong đó có cả hình thức mang tính quần chúng
không bắt buộc theo hình thức, trình tự, thủ tục nghiêm ngặt như hoạt động thanh
tra do Luật thanh tra quy định.
Thứ năm, khác nhau về thời gian tiến hành giữa thanh tra và kiểm
tra. Nhìn chung trong hoạt động thanh tra hầu hết các vấn đề đều được tiến hành
thẩm tra, xác minh, đối chiếu rất công phu, thận trọng mới có thể đưa ra được
những kết luận những kiến nghị một cách chính xác, khách quan nên phải sử
dụng nhiều thời gian hơn so với kiểm tra. Thời hạn mỗi cuộc thanh tra do các cơ
quan thanh tra tiến hành được quy định chặt chẽ tại Luật thanh tra (Nguyễn Hữu
Luận, 2013).
Tóm lại, thanh tra và kiểm tra có những quan hệ mật thiết gắn bó với
nhau, giữa chúng có sự giống nhau về mục đích nhưng lại khác nhau về năm
phương diện chủ yếu trên đây. Tuy nhiên, việc so sánh và phân định sự khác
nhau giữa thanh tra và kiểm tra chỉ mang tính tương đối, trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn không được tuyệt đối hóa sự phân biệt này mới thực hiện tốt được
các cuộc kiểm tra đồng thời tránh được sai lầm khi tiến hành hoạt động thanh tra,
kiểm tra. Sự phân biệt này góp phần quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện

chế định pháp luật về thanh tra và kiểm tra đảm bảo cho hoạt động kiểm tra ngày
càng được coi trọng và đạt hiệu lực hiệu quả cao hơn.
Ta đi đến khái niệm chung về kiểm tra như sau: Kiểm tra là quá trình đo
lường hoạt động và kết quả hoạt động của một tổ chức trên cơ sở các tiêu chuẩn
đã được xác lập để xác định những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải
pháp phù hợp giúp tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu.
2.1.1.3. Khái niệm kiểm tra đối với các doanh nghiệp
Như đã phân tích ở trên, kiểm tra là một hoạt động thường xuyên, do tính
chất này mà chúng ta không thể nói là đã có một hệ thống hay cơ chế kiểm tra
hữu hiệu nếu chỉ có những người lãnh đạo tổ chức và những cán bộ, tổ chức
chuyên trách tham gia vào hoạt động kiểm tra. Điều quan trọng là phải thiết lập
được hệ thống tự kiểm tra và một nề nếp kiểm tra lẫn nhau trong nội bộ tổ chức,
giữa hai nhân tố chủ quan và khách quan trong tổ chức hoặc hai nhân tố khác
nhau trong cùng một công việc

8


Kiểm tra doanh nghiệp là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét,
đánh giá việc thực hiện pháp luật, chính sách, quyền hạn, nghĩa vụ của doanh
nghiệp và cá nhân, tổ chức có liên quan (Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài Chính,
Bộ Nội Vụ, 2015). Như vậy kiểm tra doanh nghiệp là một nội dung của quản lý
Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Kiểm tra doanh nghiệp là hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước
mà ở đây là Sở Kế hoạch & Đầu tư nhằm đảm bảo các Doanh nghiệp thuộc phạm
vi quản lý thực hiện nhiệm vụ của chính mình. Qua kiểm tra các doanh nghiệp
nhằm đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó đề ra chủ trương,
biện pháp, phương hướng trong hoạt động quản lý của Nhà nước đối với các
doanh nghiệp theo một cách hợp lý hơn. Trong trường hợp này, kiểm tra được
hiểu theo nghĩ hẹp, là việc thực hiện trong quan hệ trực thuộc, vì thế cơ quan

hoặc thủ trưởng cấp trên sau khi kiểm tra có quyền áp dụng các biện pháp như:
biểu dương, khen thưởng khi cấp dưới làm tốt hoặc các biện pháp cưỡng chế để
xử lý đối với cấp dưới khi họ có khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật.
2.1.1.4. Mục tiêu của kiểm tra doanh nghiệp
Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp về sự tồn tại của doanh nghiệp. Mỗi doanh
nghiệp đều phải được đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận ĐKKD chỉ được cấp
cho những doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Kiên
quyết xử lý các doanh nghiệp hoạt động khi không đủ các điều kiện kinh doanh.
Thông qua việc kiểm tra theo định kỳ để nhắc nhở các doanh nghiệp
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về các quy định như: an toàn lao động, phòng
chống cháy, nổ, an toàn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chế độ kế toán,
thống kê...
Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật như: buôn lậu, trốn thuế, làm
hàng giả, hàng kém chất lượng, gây ô nhiễm môi trường, vệ sinh thực phẩm...
phải có biện pháp xử lý kịp thời.
Hình thức kiểm tra của các cơ quan QLNN đối với doanh nghiệp có thể
tiến hành theo hai phương thức: Một cơ quan tiến hành độc lập hoặc phối hợp
với nhiều cơ quan cùng tham gia. Đây là hoạt động thường xuyên liên tục của
các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng không can thiệp quá sâu vào hoạt động tác
nghiệp, làm mất quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Việc kiểm tra đối
với doanh nghiệp không những bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, mà còn
tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.

9


2.1.1.5. Đặc điểm kiểm tra doanh nghiệp
Kiểm tra đối với doanh nghiệp là một hoạt động của QLNN đối với doanh
nghiệp tại các địa phương do các cơ quản quản lý Nhà nước hoạch định. Việc
kiểm tra trước hết phải được thực hiện thông qua các quan hệ pháp lý và được

thể chế hóa bằng luật và các văn bản quy phạm pháp luật đối với các thành phần
kinh tế. Tất nhiên, hoạt động kiểm tra là sản phẩm mang tính chủ quan, nên yêu
cầu phải phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn.
Kiểm tra mang tính quyền lực Nhà nước, đây là sự tác động có tổ chức và
điều chỉnh của các chủ thể mang quyền lực nhà nước. Kiểm tra được thực hiện
trong sự gắn kết phối hợp của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp. Các
chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước, nói gọn là các cơ quan quản lý Nhà
nước, phải thực hiện hoạt động kiểm tra bằng quyền lực của Nhà nước thông qua
các quy định, thể chế, pháp luật hiện hành.
Nhà nước chỉ nên quản lý tối thiểu, nghĩa là chuyển sang làm tốt các
nhiệm vụ chủ yếu là định hướng, đề ra các thể chế, chính sách quản lý vĩ mô,
làm tốt các công việc như quy hoạch, kế hoạch phát triển, kiểm tra, giám sát…
chỉ quản lý những nội dung chủ yếu liên quan đến tư cách pháp nhân, tình hình
tài chính, chất lượng sản phẩm, các nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện
với Nhà nước và trách nhiệm đối với xã hội, trong sự tuân thủ pháp luật.
Kiểm tra doanh nghiệp là một hoạt động của kiểm tra chuyên ngành, do đó
nó mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động kiểm tra chuyên ngành, cụ thể như:
Việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã kéo theo một loạt những
thay đổi. Đối tượng chịu sự kiểm tra đa dạng hơn, phức tạp hơn với sự gia tăng
về số lượng các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như quá trình
xã hội hoá nhiều lĩnh vực, trong đó Nhà nước không còn can thiệp trực tiếp bằng
biện pháp hành chính, mà quản lý xã hội thông qua các công cụ quản lý vĩ mô,
bằng luật pháp cho mọi thành phần kinh tế hoạt động và phát triển cũng như thực
hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là chủ yếu. Trong cơ chế quản lý
mới, phương thức, cách thức, mục đích nội dung thanh tra đối với các doanh
nghiệp không thể mang tính hành chính giống như thanh tra các cơ quan, đơn vị,
cá nhân trong bộ máy nhà nước mà cần phải có sự thay đổi. Mỗi ngành, mỗi lĩnh
vực của đời sống kinh tế-xã hội đều có các cơ quan quản lý nhà nước. Vì thế,
việc kiểm tra các đơn vị, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về từng lĩnh vực


10


phải được tiến hành chuyên sâu, do các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành,
lĩnh vực thực hiện.
Mục đích của hoạt động kiểm tra chuyên ngành là bảo đảm sự chấp hành
pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động kinh tế tài chính, kinh tế xã hội cũng
như trong mọi lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội.
Đối tượng của kiểm tra chuyên ngành ở đây là các doanh nghiệp, có phạm
vi hoạt động rộng hơn, đa ngành nghề, lĩnh vực so với thanh tra hành chính và
chủ yếu là khu vực tư nhân,
Kiểm tra chuyên ngành có quyền xử phạt hành chính trong khi thanh tra
hành chính, với đối tượng là cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước
chủ yếu áp dụng các biện pháp kỷ luật hành chính... Thanh tra chuyên ngành thực
chất là hoạt động kiểm tra thường xuyên của cơ quan quản lý, kết hợp với xử lý
vi phạm.
Một đặc điểm nữa của thanh tra chuyên ngành là tổ chức và hoạt động nó
thường do Chính phủ quy định trên cơ sở đề nghị của các bộ, ngành và phụ thuộc
vài tính chất, phạm vi, đặc điểm của từng bộ, ngành đó. Trong kiểm tra doanh
nghiệp thì do các ngành Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Nội vụ quy định
(Nguyễn Uyên Minh, 2012).
2.1.1.5. Vai trò của kiểm tra doanh nghiệp
a) Kiểm tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước
Mọi hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đều mang
tính hai mặt tích cực và tiêu cực. Do đó, Nhà nước phải thường xuyên kiểm tra,
kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan
để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
Trong một phạm vi, chừng mực nhất định nào đó, hoạt động kiểm tra theo

nghĩa thông thường có thể đưa lại những thông tin cần thiết, đáp ứng được yêu
cầu của việc tìm ra giải pháp phù hợp. Nhưng ở một cấp độ cao hơn của công tác
quản lý Nhà nước, hoạt động kiểm tra theo nghĩa thông thường chưa đáp ứng
được yêu cầu của việc tìm giải pháp phù hợp đó. Thực tiễn điều hành, quản lý nói
chung và quản lý Nhà nước nói riêng đòi hỏi trong nhiều trường hợp phải có một
phương thức kiểm tra khác với nghĩa kiểm tra thông thường. Phương thức kiểm
tra này không chỉ dừng lại ở chỗ phát hiện sai lệch của đối tượng bị quản lý so

11


với yêu cầu đề ra mà còn phải tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan
của sự sai lệch đó. Nếu có yếu tố trách nhiệm thì đương nhiên phải chỉ rõ trách
nhiệm đó thuộc về ai? tổ chức, cá nhân nào? Chính từ việc tìm nguyên nhân và
quy trách nhiệm cùng những yếu tố khác đã làm nảy sinh những yêu cầu mới đối
với chính hoạt động kiểm tra như phải thu thập và xử lý dữ liệu, số liệu nhiều hơn,
phức tạp hơn; nhận xét và đánh gíá, phân tích tổng hợp nguyên nhân; xử lý và kiến
nghị xử lý các đối tượng sai phạm... loại hình kiểm tra như vậy hay nói cách khác
phương thức chính là hoạt động thanh tra. Thực chất thanh tra là một phương thức
của kiểm tra, là chức năng của quản lý, là công cụ của người lãnh đạo, người quản
lý. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý
Nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các
quyết định mà mình đã ban hành. Đó là một khâu không thể thiếu được trong quá
trình hoạt động quản lý Nhà nước. Chính vì vậy thanh tra được xác định là chức
năng thiết yếu của quản lý Nhà nước (Đinh Văn Minh, 2014).
b) Bảo đảm cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển
Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát đối với doanh nghiệp chính là
bảo đảm cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đứng vững được trong nền
kinh tế thị trường đầy biến động và bảo vệ lợi ích chính đáng cho các doanh
nghiệp. Mục đích của công tác kiểm tra, kiểm soát là hướng dẫn các doanh

nghiệp chấp hành đúng pháp luật, phát hiện những sai sót trong quá trình thực
thi pháp luật để kịp thời uốn nắn và ngăn chặn những sai sót đáng tiếc xảy ra.
Thông qua việc kiểm tra, kiểm soát mà các cơ quan QLNN có được những
thông tin phản hồi cần thiết để đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của hệ
thống luật pháp, cơ chế, chính sách đã ban hành, đồng thời thông qua đó để
điều chỉnh và bổ sung kịp thời những chính sách không còn phù hợp
Thanh tra, kiểm tra luôn luôn là cách thức phân tích, mổ xẻ một cách sâu
sắc, đầy đủ nhất các nguyên nhân, động cơ, mục đích, tính chất, mức độ của một
hành vi vi phạm của các doanh nghiệp. Do vậy các giải pháp (các khuyến nghị,
kiến nghị, yêu cầu...) được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
không chỉ hướng vào việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật mà nó phát hiện
được, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn
ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra ở
một nơi khác hoặc vào một thời điểm khác. Bên cạnh đó, kiểm tra dù là loại hình
nào cũng luôn luôn có tính định hướng và tính xây dựng. Vai trò phòng ngừa của

12


thanh tra, kiểm tra, giám sát được đề cập ở đây là vai trò phòng ngừa mang tính
chủ động. Trong rất nhiều trường hợp, qua thanh tra, kiểm tra, giám sát mà có
thể dự báo được một hành vi vi phạm pháp luật sẽ xảy ra trong tương lai nếu
không có sự chấn chỉnh, không có sự định hướng lại cho các đối tượng một cách
kịp thời. Từ đó tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng, hiệu quả giữa các
doanh nghiệp với các doanh nghiệp, tránh các hoạt động đầu cơ, trục lợi trong
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (Đinh Văn Minh, 2014).
2.1.2. Nội dung công tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp
2.1.2.1. Bố trí sắp xếp nguồn lực cho công tác kiểm tra doanh nghiệp
Để thực hiện hoạt động kiểm tra doanh nghiệp đạt hiệu quả thì cần phải có
sự bố trí, sắp xếp các nguồn lực một cách hợp lý và rõ ràng tránh trường hợp

chồng chéo về nhân lực thực hiện, và lãng phí các nguồn lực khác như: thời gian,
phương tiện,….
Một trong những nguồn lực quan trọng nhất cho công tác kiểm tra doanh
nghiệp là nguồn lực và nguồn nhân lực: Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực là
những hoạt động nhằm sử dụng hợp lý người lao động thông qua việc bố trí đúng
người, đúng việc. Thông thường trong QLNN, hoạt động kiểm tra doanh nghiệp
tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư được thực hiện chuyên trách bởi một phòng
chuyên môn về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, ngoài ra khi có đợt kiểm tra đột
xuất hoặc kiểm tra định kỳ cần phải tăng cường nhân lực thì sẽ có sự hỗ trợ từ
những phòng ban khác trong Sở.
2.1.2.2. Trao đổi, cung cấp, công khai thông tin đăng ký của doanh nghiệp
Cung cấp thông tin doanh nghiệp là việc cơ quan nhà nước được yêu cầu,
trong phạm vi chức năng quản lý của mình và theo quy định của pháp luật, gửi
thông tin doanh nghiệp có nội dung, phạm vi xác định tới cơ quan yêu cầu để
phục vụ công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp.
Trao đổi thông tin doanh nghiệp là việc hai hay nhiều cơ quan chức năng
cung cấp thông tin doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý cho nhau một cách liên
tục hoặc theo định kỳ.
Công khai thông tin doanh nghiệp là việc cơ quan nhà nước, căn cứ vào
chức năng quản lý của mình và theo quy định của pháp luật, cung cấp, phổ biến
thông tin doanh nghiệp một cách rộng rãi, không thu phí (Bộ KH&ĐT, Bộ Tài
chính, Bộ Nội vụ, 2015).

13


Thông tin doanh nghiệp gồm 4 loại: i) thông tin đăng ký doanh nghiệp (tên
doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, người đại diện theo
pháp luật,…). ii) Thông tin về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp (đang hoạt
động, đã giải thể, tạm ngừng kinh doanh,…). iii) Thông tin về tình hình hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực hiện dự án (nếu có),
tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp (báo cáo tài chính, doanh thu,
lao động,…). Và iv) thông tin về xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp
luật (kết luận và kết quả xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh đóng vai trò đầu mối cung cấp, trao đổi,
công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp và thông tin về tình trạng hoạt động
của doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực là đầu mối cung cấp, trao
đổi, công khai thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, đồng thời, công khai thông tin về xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm
pháp luật. Thông tin công khai bao gồm: tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính, tên
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trường hợp phát hiện thông tin đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và
Đầu tư cung cấp chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ so với tình trạng thực tế của
doanh nghiệp, cơ quan chức năng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở
Kế hoạch và Đầu tư để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đăng ký thay đổi hoặc
hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định. Sau khi doanh nghiệp
đăng ký thay đổi hoặc hiệu đính thông tin, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm
thông báo kết quả cho cơ quan chức năng có liên quan.
Khuyến khích các cơ quan chức năng trao đổi thông tin doanh nghiệp, chia
sẻ cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu nghĩa vụ kê khai,
báo cáo của doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, 2015).
2.1.2.3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp
Thanh tra tỉnh là cơ quan đầu mối xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra
doanh nghiệp của tỉnh, thành phố trên cơ sở tổng hợp yêu cầu về kiểm tra doanh
nghiệp của các cơ quan quy định của quy chế phối hợp được ban hành. Theo dõi,
tổng hợp kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp đã được cấp trên phê duyệt của các cơ
quan để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp có
thể được xây dựng độc lập hoặc là một trong các nội dung của kế hoạch kiểm tra
của tỉnh, thành phố.


14


Các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp triển khai kế hoạch kiểm
tra doanh nghiệp hàng năm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình. Trong kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp hàng năm của mình, cơ quan chức
năng phải xác định cụ thể doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp dự kiến
thanh tra, kiểm tra.
- Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, Sở Kế hoạch & Đầu tư gửi kế hoạch
kiểm tra năm sau liền kề của mình cho Thanh tra tỉnh.
Căn cứ vào định hướng, chương trình kế hoạch công tác thanh tra của
Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh tổng hợp nhu cầu kiểm tra doanh nghiệp của
Sở Kế hoạch & Đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh phê duyệt kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp năm sau liền kề của tỉnh, thành
phố mình.
- Các cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan quản lý nhà
nước cấp Trung ương đặt tại địa phương có trách nhiệm đối chiếu với kế hoạch
kiểm tra của các cơ quan chức năng khác trên địa bàn khi xây dựng kế hoạch
kiểm tra của mình để giảm thiểu trùng lặp; gửi cho Thanh tra tỉnh kế hoạch kiểm
tra doanh nghiệp năm sau liền kề đã được cấp trên phê duyệt.
Thanh tra tỉnh thông báo bằng văn bản tới các cơ quan chức năng có kế
hoạch kiểm tra cùng một hoặc một số doanh nghiệp đề nghị các cơ quan này trao
đổi, thỏa thuận thành lập đoàn kiểm tra doanh nghiệp liên ngành do một cơ quan
chủ trì. Trường hợp do yêu cầu đặc thù phải thực hiện kiểm tra độc lập, Thủ
trưởng cơ quan chức năng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bằng văn bản
(Bộ KH&ĐT, Bộ Tài Chính, Bộ Nội Vụ, 2015).
Kế hoạch kiểm tra và kiểm toán doanh nghiệp phải được công khai trước
để tránh trùng lặp, chồng chéo; không kiểm tra khi không có căn cứ theo quy

định của pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực về quản lý thuế (Chính phủ, 2016).
2.1.2.4. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra doanh nghiệp
Các cơ quan chức năng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kiểm tra
doanh nghiệp theo kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Trường hợp thành lập đoàn thanh tra liên ngành, Thanh tra tỉnh có trách
nhiệm chủ trì, các cơ quan liên quan cử cán bộ tham gia. Kết quả thanh tra liên

15


×