Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

HỒ SƠ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.54 KB, 32 trang )

PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ BA ĐỒN
TRƯỜNG THCS QUẢNG THUẬN
----------  ----------

BIÊN BẢN THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ

THƠ HỒ CHÍ MINH

Tổ: KHXH

Năm học :2017-2018


Trờng THCS Quảng THUN
Tổ Khoa học xã hội

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa việt nam
độc lập - tự do - hạnh phúc

biên bản thảo luận chuyên đề
I. Thi gian, a im, thnh phn.
1. Thi gian: 14 gi, ngy 28 thỏng 10 nm 2017.
2. a im: Vn phũng trng THCS Qung Thun - Th xó Ba n - Qung Bỡnh.
3. Thnh phn:
- Hong Th Lý - t trng.
- Nguyn Th Minh L - th kớ.
- Ton b cỏc ng chớ giỏo viờn trong t KHXH.
II. Ni dung :
1. /c Liu trin khai chuyờn .
a. Lớ do chn chuyờn
Thc hin nhim v nm hc ca Phũng GD v T Th xó Ba n v k hoch thc hin


nhim v nm hc 2017 2018 ca Trng THCS Qung Thun. T KHXH ó trao i
v tin hnh phõn cụng vit v dy th hin chuyờn : "Dy hc theo ch trong mụn
Ng vn 7: ch Th H Chớ Minh nhm khụng t nng vic quan tõm gi dy ca
giỏo viờn nh trc õy m khuyn khớch ngi d gi hng n i tng hc sinh
lm sao giỳp cỏc em cú mt bi hc hon chnh, cht lng, gõy c hng thỳ v nim
say mờ hc tp, Trong tit hc ny, giỏo viờn tp trung phõn tớch cỏc vn liờn quan
n ni dung cựng ch trong 2 tit hc giỳp hc sinh d tip cn v nm bt tỏc phm.
Giỳp giỏo viờn quan sỏt xem lp dy ang gp khú khn gỡ? Ni dung v phng phỏp
ging dy cú phự hp v gõy hng thỳ cho hc sinh khụng? Kt qu cui cựng cú c ci
thin hay khụng? Nu cn iu chnh thỡ iu chnh gỡ v iu chnh nh th no cho phự
hp nht?...
b. Mc tiờu t chc chuyờn
Giỏo viờn: Thy c tm quan trng ca vic thc hin chuyờn .
Hc sinh: Tri thc, k nng, thỏi .
c. Ni dung bi dy chuyờn :
"Dy hc theo ch Th H Chớ Minh
d. Phng phỏp dy chuyờn :
- Phng phỏp thuyt ging, hot ng nhúm.
- Phng phỏp m thoi, gi m.
- Trỡnh chiu .
. Quy trỡnh, son ging bi dy chuyờn .
2. Phõn cụng giỏo viờn trong t
a. Vit ni dung chuyờn


- Đ/c Phan Thị Liệu chịu trách nhiệm tìm tòi, nghiên cứu và hoàn thiện nội dung chuyên
đề bằng văn bản.
b. Kế hoạch thực hiện
- Môn Ngữ văn do đ/c Nguyễn Thị Minh Lệ, đ/c Nguyễn Thị Hợp và đ/c Phan Thị Liệu
cùng tổ văn xây dựng bài dạy để đ/c Phạm Thị Bảo Yến chịu trách nhiệm thể hiện chuyên

đề.
* Thời gian dạy thể hiện chuyên đề 1: Bắt đầu từ 1/11/2017 và kết thúc cuối tháng
11/2017.
2. Ý kiến các thành viên trong tổ
- Đồng ý với nội dung và phương pháp thực hiện chuyên đề.
- Việc thực hiện chuyên đề là cần thiết vì nó góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp
dạy học trong nhà trường.
- Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích GV
tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và có giải pháp nâng cao
chất lượng dạy học.
- Qua buổi thảo luận GV trong tổ đều nhận thức rõ dạy học theo chuyên đề sẽ giúp học
sinh cải thiện được chất lượng học tập, các em rất hào hứng, phấn khởi, cảm thấy gần gũi
với thầy cô. Giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, tạo quan hệ thân thiện, tích cực
giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên.

Bế mạc 15h45’ ngày 28 tháng 11 năm 2017.
PTchuyªn m«n

TỔ TRƯỞNG

THƯ KÍ


PHÒNG GD-ĐT THỊ XÃ BA ĐỒN
TRƯỜNG THCS QUẢNG THUẬN
----------  ----------

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN
CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ


NGỮ VĂN 7

THƠ HỒ CHÍ MINH

Tổ: KHXH

Năm học :2017-2018
KẾ HOẠC TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ


Thực hiện công văn số 220/SGD ĐT-DGTrH ngày 04/02/2012 của Sở GD-ĐT Quảng
Bình và công văn số /SGD ĐT về việc hướng tổ chức thao giảng và thực hiện chuyên đề ở
tổ ( nhóm) chuyên môn. Thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD và ĐT thị xã Ba
Đồn, Trường THCS Quảng Thuận trên cơ sở xây dựng kế hoạch năm học 2017-2018 của tổ
( nhóm) chuyên môn. Tổ KHXH đã tiến hành họp, thảo luận xây dựng chuyên đề cấp
trường với những nội dung như sau:
1. Tên chuyên đề “Dạy học theo chủ đề trong môn Ngữ Văn 7: Thơ Hồ Chí Minh”.
2. Lí do chọn chuyên đề
a. Thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD và ĐT Thị xã Ba Đồn và kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ năm học 2017– 2018 của Trường THCS Quảng Thuận. Tổ KHXH đã
trao đổi và tiến hành phân công tiết dạy thể nghiệm chuyên đề “Dạy học theo chủ đề trong
môn Ngữ Văn 7: Thơ Hồ Chí Minh”. Nhằm không đặt nặng việc quan tâm giờ dạy của
giáo viên như trước đây mà khuyến khích người dự giờ hướng đến đối tượng học sinh để làm
sao giúp đỡ các em có một bài học hoàn chỉnh, chất lượng, gây được hứng thú và niềm say
mê học tập,…Trong tiết học này, giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người
học, phải xem thử học sinh học như thế nào, lớp dạy đang gặp khó khăn gì? Nội dung và
phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả cuối cùng
có được cải thiện hay không? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào
cho phù hợp nhất?...
b.Chương trình các môn Khoa học của Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế sau:

- Giữa các môn học vẫn thiếu những nội dung, chủ đề chung nhằm giải quyết một số vấn đề
chung cần phải dạy theo hướng tích hợp liên môn. Đây được coi là một quan niệm dạy học
hiện đại. Chính vì vậy nhóm Văn đã thống nhất chọn chủ đề Thơ Hồ Chí Minh trong môn
Ngữ Văn 7 để thực hiện.
- Phương pháp dạy học chưa có những định hướng chung về phương pháp các môn KHTN
và các môn KHXH mà chủ yếu là phương pháp dạy học bộ môn chuyên biệt.
- Từ chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi bộ môn cho thấy sự phân chia về kiến thức, kỹ
năng chưa nhất quán, cách trình bày chuẩn kiến thức, kỹ năng của các bộ môn có những
điểm chưa thống nhất.
3. Dự kiến thời gian: Dạy thể hiện chuyên đề 1: Bắt đầu từ tháng 1/11/17 và kết thúc
cuối tháng 11/2017.
*Tiết 1: Ngữ Văn 7 ngày 4/11/2017 Lớp 7B .Trường THCS Quảng Thuận.
*Tiết 2: Ngữ Văn 7 ngày 6/11/2017 Lớp 7B .Trường THCS Quảng Thuận.
4. Giáo viên thực hiện:
*Viết nội dung chuyên đề 1.
Đ/c Phan Thi Liệu chịu trách nhiệm tìm tòi, nghiên cứu và hoàn thiện nội dung chuyên
đề bằng văn bản.
* Giáo viên thể hiện chuyên đề
- Môn Ngữ văn do đ/c Phan Thị Liệu cùng tổ Văn xây dựng bài dạy, đ/c Phạm Thị Bảo
Yến thể hiện tiết dạy.
Sau khi các tiết dạy các đ/c đảm nhận tổ sẽ tiến hành tổ chức đánh giá, rút kinh
nghiệm nhằm thực hiện cho các tiết dạy sau có hiệu quả.
Trên đây là kế hoạch thực hiện chuyên đề cấp trường của tổ KHXH năm học 20172018 để thực hiện tốt chuyên đề yêu cầu các đồng chí đã được phân công cần tìm tòi


nghiên cứu tài liệu, phương pháp giảng dạy, chuẩn kiến thức kĩ năng, hệ thống câu hỏi
nhằm thực hiện hiệu qua tích hợp liên môn trong tiết dạy
Quảng Thuận ngày 28 tháng 10 năm 2017.
PT CHUYÊN MÔN


TT TỔ KHXH

THƯ KÝ


ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC LẠI CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ THỰC HIỆN
CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TRONG MÔN NGỮ VĂN 7
CHỦ ĐỀ: THƠ HỒ CHÍ MINH

Chương trình đang thực hiện
Tiết 43: Cảnh khuya.
Tiết 47: Rằm tháng giêng.

Phụ trách C/M

Cấu trúc lại chương trình
Tiết 43: Cảnh khuya.
Tiết 44: Rằm tháng giêng.

Tổ C/M

Giáo viên đề xuất

PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ BA ĐỒN
TRƯỜNG THCS QUẢNG THUẬN
----------  ----------


NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ


Tổ: KHXH

Năm học :2017-2018
CHUYÊN ĐỀ: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
1. Đặt vấn đề:


Bộ GD & ĐT đang thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục
nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước thành những con
người chủ động, tích cực, sáng tạo. Có như vậy mới có được những thế hệ đủ sức đảm
đương gánh vác những trọng trách của đất nước trong thời kì mới, thời kì hội nhập, thời kì
mà nền kinh tế tri thức giữ vai trò chủ đạo.
Những người trực tiếp đứng lớp làm nhiệm vụ giảng dạy trong thời gian gần đây được
ngành GD quan tâm, tạo điều kiện học hỏi, nắm bắt nhiều phương pháp giảng dạy mới để
thực hiện mục tiêu nêu trên. Thế nhưng không phải một sớm một chiều đội ngũ chúng ta dễ
dàng vận dụng hiệu quả. Hơn nữa, ngày càng nhiều phương pháp tổ chức dạy học được
nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới cũng như trong nước nên việc tìm hiểu, học hỏi để
vận dụng là thường xuyên. Đó là mục đích hôm nay chúng ta cùng ngồi đây.
Trong nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học theo yêu cầu đổi mới mà chúng ta đang tập
tành thử nghiệm, vận dụng thì Dạy học theo chủ đê là một trong những yêu cầu được thực
hiện từ năm học 2014-2015 đến nay. Và đây cũng là chuyên đề mà PGD thị xã Ba Đồn tổ
Ngữ văn THCS Quảng Thuận thực hiện trong năm học này.
Vì đang ở bước mày mò thử nghiệm, rồi cùng đưa ra trao đổi với tổ chuyên môn của
huyện là để cùng tìm cách đi hiệu quả nhất nên chắc chắn nội dung đưa ra có rất nhiều điều
để bàn. Vì thế, sự thẳng thắn, nhiệt tình là vô cùng cần thiết trong nội dung thảo luận. Rất
mong buổi sinh hoạt đạt được một kết quả như mong muốn.
2. Giải quyết vấn đề:
a. Thực trạng:
Trước đây, dù chương trình được cấu trúc theo hướng đồng tâm, nhiều bài, dạng bài
được dạy lặp lại ở các khối lớp theo hướng nâng cao nhưng đôi lúc chúng ta chưa chú

trọng tạo cho hs cái nhìn tổng quát, chưa giúp các em có phương pháp vận dụng kiến thức
đã học để giải quyết vấn đề nảy sinh có liên quan ở bài mới. Hơn nữa, thời gian cho mỗi
bài dạy cũng là một khó khăn cho GV. Bởi dạy theo từng bài trong khoảng thời gian qui
định đôi lúc không đủ tổ chức cho HS nắm bắt những điều cơ bản trong tiết học đó nên khó
cho HS cơ hội hệ thống kiến thức.
Vì thế, việc liên hệ, xâu chuỗi kiến thức giữa những bài cùng chủ đề có được thực hiện
có thể chỉ mang tính tự phát, thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên. Và nếu thời gian không đủ
cho tiết dạy thì việc ấy có thể bỏ qua.
Thái độ học tập của HS cũng là một yếu tố quan trọng để GV có thể tổ chức tiết dạy
hiệu quả. Khi các em chưa tích cực, chưa nắm được kiến thức tiết trước, chưa chuẩn bị bài
chu đáo ở nhà thì GV khó tổ chức cho các em vận dụng kiến thức đã học để nắm bắt kiến
thức mới.
b. Giải pháp:
b.1/Hiểu thế nào là dạy học theo chủ đề?


Dạy học theo chủ đê là phương pháp tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến
thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các
mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần
của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn
học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế
hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào
thực tiễn.
b.2/ Tại sao thực hiện yêu cầu dạy học theo chủ đề?
Mỗi PP, cách thức tổ chức dạy học đều có những ưu thế và hạn chế riêng. Nhưng xét
theo yêu cầu hiện nay của GD là làm thế nào để nội dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý
nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc học tập phải nhắm đến mục đích là rèn các kĩ
năng sống, nhất là kĩ năng giải quyết vấn đề - những vấn đề đa dạng của thực tiễn? Làm
thế nào để nội dung chương trình dạy luôn được cập nhật trước sự bùng nổ vũ bão của
thông tin để các kiến thức được học thực sự là thế giới mới cho người học? Và trả lời được

các câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu GD, mô hình dạy học trong thời đại
mới.
Dạy học theo chủ đề, theo hiểu biết qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy có những lợi
thế hơn so với cách dạy truyền thống ở những điểm sau: Các nhiệm vụ học tập được giao
cho HS, các em chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề. Kiến thức không bị dạy riêng lẻ mà
được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến thức các em tiếp thu được là những khái niệm
trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ. Mức độ hiểu biết của các em sau phần học không
chỉ là Hiểu, Biết, Vận dụng mà còn biết Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá. Kiến thức cũng
không chỉ là kiến thức mà những kiến thức đó liên quan đến những lĩnh vực nào trong cuộc
sống, vận dụng nó như thế nào.
b.3/ Những thuận lợi, khó khăn trong việc dạy học theo chủ đề
- Thuận lợi:
+ Giữa các bài học trong chương trình (cùng một khối lớp hoặc trong những khối lớp của
bậc THCS) có nhiều bài có mối quan hệ chặt chẽ, GV dễ dàng trong việc chọn chủ đề để
xây dựng chủ đề dạy học.
+ Bộ môn có nội dung phong phú, nguồn tài liệu dồi dào để HS tìm hiểu, GV tham khảo
trong việc tổ chức HS học tập.
+ Là một môn xã hội, lại là môn công cụ nên liên hệ thực tiễn đời sống khá dễ dàng. Đó là
những định hướng để ta có những yêu cầu HS ứng dụng vào thực tế.
- Khó khăn:
+ Trước hết là nhận thức, là ý thức. Đổi mới bao giờ cũng gây khó khăn cho GV vì thay
đổi một thói quen thực hiện bao đời là điều không dễ.
+ Không có sẵn chương trình từ SGK, SGV mà GV tự biên soạn, cấu trúc lại chương trình.
Những gì cần lược bỏ, những gì cần tích hợp vào,… tự GV quyết định.


+ Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng khoảng cách thời gian
giữa các tiết không gần nhau, tạo tâm thế cho mỗi tiết học trong cách dạy có sự xâu chuỗi
kiến thức giữa các tiết mất nhiều thời gian.
+ Tỉ lệ HS tích cực, chủ động trong học tập còn quá ít. Khả năng tự học hạn chế đã làm ảnh

hưởng lớn đến chất lượng tiết học.
b.4/ Các bước để thực hiện một chủ đề trong dạy học theo chủ đề:
Bước 1: Xác định chủ đề:
Trong chương trình Ngữ văn của từng khối lớp hoặc của nhiều khối lớp, chúng ta chọn
những bài học nào hoặc phân môn nào có mối liên quan chặt chẽ nhau. Từ những nội dung
liên quan đó, GV định hình chủ đề sẽ dạy và soạn thành một giáo án Dạy học theo chủ
đê. Như vậy một chủ đề có thể ít hoặc nhiều tiết; có thể ở một khối lớp hoặc ở nhiều khối
lớp. (Ít nhất là 2 đơn vị kiến thức hoặc hai phân môn trở lên trong một chủ đề).
Ví dụ 1: Xét về nội dung, về hoàn cảnh sáng tác, về tác giả (trong phần văn bản) ta có thể
có chủ đề: Thơ Hồ Chí Minh; Thơ Mới; Thơ Cách mạng những năm 1930-1945; Truyện
Kiêu với những đoạn trích; …
Ví dụ 2: Xét về thể loại (trong tập làm văn), chúng ta có thể xây dựng chủ đề: Văn tư
sư hoặc Những yếu tố kết hợp trong văn tư sự (Lớp 6, 8, 9); Văn Nghị luận (Lớp 7, 8, 9)
Ví dụ 3: Xét về từ loại (trong tiếng Việt) ta có chủ đề Từ loại tiếng Việt,…
Bước 2: Xác định những nội dung liên quan giữa các đơn vị bài học, cấu trúc lại
chương trình
Ở những bài học cùng chủ đề, từ yêu cầu kiến thức (theo chuẩn), GV cần xác định giữa
các tiết đó liên quan ở những nội dung cụ thể nào. Khi dạy ở tiết trước, GV định hình
những nội dung nào để HS chuẩn bị cho những tiết sau. Khi thực hiện dạy những tiết sau,
GV cho HS vận dụng những gì từ tiết trước để HS tìm hiểu cho bài mới. Và từ bài dạy tiết
sau, các em sẽ hệ thống, củng cố lại được kiến thức nào đã được nắm bắt từ những tiết
trước. Tất cả những nội dung này được thể hiện cụ thể ở hệ thống câu hỏi, những vấn đề
đặt ra cho HS thực hiện trong nội dung chuẩn bị ở nhà, trong tiết học.
Ví dụ: Chủ đề Thơ Hồ Chí Minh (trong chương trình Ngữ văn lớp 7 và lớp 8).
- Ở lớp 7, khi dạy hai bài thơ “Rằm tháng giêng” và Cảnh khuya”, GV hướng dẫn các em
chuẩn bị tìm hiểu về thể thơ tứ tuyệt, đề tài về trăng trong thơ Bác (trong cả thơ xưa, nếu
những em có khả năng và điều kiện), và tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác.
Sau khi đã tìm hiểu bài thơ, GV có thể giúp các em chốt lại kiến thức đó và giới thiệu cho
những tiết tiếp trong cùng chủ đề, có thể là tiết học ở năm sau của các em: Tình yêu thiên
nhiên, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn

qua nhiêu bài thơ khác của Bác, đặc biệt là những bài thơ từ tập “Nhật kí trong tù”. Các
em có thể tìm hiểu trước (Hoặc: các em sẽ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp
8).
- Khi học chương trình Ngữ văn 8, GV giúp HS ôn kiến thức về thể thơ tứ tuyệt qua những
bài thơ của Bác được học từ lớp 7, biết tổ chức định hướng cho các em dùng những hiểu


biết về nội dung những bài đã học để tìm hiểu những bài thơ của Bác trong chương trình
lớp 8.
Ví dụ:
+ Dùng để giới thiệu bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu những bài thơ nào của Bác Hồ trong
chương trình Ngữ văn 7? Những bài thơ ấy có nội dung gì? Chúng ta sẽ cảm nhận sâu
sắc hơn vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp của phong cách Bác trong bài thơ mà hôm nay chúng ta sẽ
được học. Đó là bài “Tức cảnh Pác Bó” (Phần đặt vấn đề để giới thiệu bài đã định hướng
được nội dung cần tìm hiểu trong bài mới và cũng đã ôn lại kiến thức đã học trong thơ Bác
ở lớp 7).
+ Dùng để hệ thống kiến thức sau khi học xong những bài thơ của Bác trong chương trình
THCS (Sau hai bài thơ: Ngắm trăng, Đi đường): Cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên, phong
thái ung dung, tinh thần lạc quan nhưng có gì khác trong hoàn cảnh thể hiện vẻ đẹp tâm
hồn ấy qua những bài thơ em đã được học từ lớp 7 và những bài trong chương trình lớp 8?
Từ đó em có thể khái quát những điêu em cảm nhận vê Bác Hồ qua những bài thơ của
Bác. Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân?(Cho dù Bác sống trong những hoàn
cảnh khác nhau, dù là lúc Bác gánh trọng trách nặng nê nhất, trong thời kì gian khô
những năm hoạt động bí mật ở Cốc Pó, ở núi rừng Việt Bắc hay cả những năm tháng bị
đày đọa trong nhà lao Tưởng Giới Thạch nhưng lúc nào ta vẫn thấy ở Bác tình yêu thiên
nhiên mãnh liệt; ở Bác luôn toát lên một phong thái ung dung, tinh thần lạc quan. Đó
chính là bản lĩnh, là nghị lưc phi thường của người chiến sĩ cộng sản, một người luôn làm
chủ hoàn cảnh, chiến thắng hoàn cảnh. Tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, nghị lưc
vượt lên hoàn cảnh sẽ là bài học cho mỗi chúng ta… (Câu hỏi này nêu ra đối sánh sau khi
tìm hiểu những bài thơ của Bác giúp HS có cái nhìn khái quát, biết vận dụng kiến thức đã

học vào cuộc sống) .
Dạy học theo chủ đề cũng là cách chúng ta thực hiện tốt chủ trương tinh giản kiến thức.
Vì chương trình được cấu trúc theo hướng đồng tâm nên đôi khi ta dạy bị lặp ở một số kiến
thức nào đó. Soạn chung trong một chủ để, GV thấy rõ hơn điều này nên có thể lược bỏ,
tránh sự nhàm chán cho người học, giảm bớt thời gian vốn bị thiếu khi ta thực hiện mỗi tiết
học.
Cách dạy học theo hướng này, GV có thể, tùy bài, cấu trúc lại chương trình, sắp xếp lại
các đơn vị kiến thức theo hướng phù hợp hơn với điều kiện giảng dạy, giúp học sinh dễ
nắm bắt kiến thức hơn.
Ví dụ 1: Nhóm bài Cụm tư ở lớp 6 gồm 2,5 tiết (Tiết 63 có học từ loại: Tính từ): Tiết 44Cụm danh từ, tiết 61- Cụm động từ, tiết 63-Tính từ và cụm tính từ. Chúng ta có thể cấu
trúc lại chương trình từ những tiết này vì dạy học sinh nắm được cấu tạo cụm từ, cả ba kiến
thức lặp lại điều này. Nếu ta tổ chức HS nắm lí thuyết cả ba cụm từ rồi chuyển sang các
dạng bài tập của những bài học có thể giúp HS có cái nhìn hệ thống hơn, nắm bắt kiến thức
dễ hơn.
Ví dụ 2: Phần tập làm văn: Văn tự sự lớp 9, GV có thể cấu trúc lại chương trình. Từ lớp 8,
tiết 24, các em được học bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. Lớp 9, các em lại
có tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự. Chính sự trùng lặp này cho phép GV giảm bớt
thời lượng tiết học này, tập trung hơn cho những tiết khác, hoặc tăng thời lượng thực hành.


Vì HS cần có cái nhìn tổng quát các yếu tố kết hợp trong văn tự sự nên chúng ta có thể cho
các em luyện tập chung trong một đoạn văn, một văn bản. Trong thực tế, HS chưa được
dành nhiều thời gian luyện tập xây dựng dàn ý cho một bài văn. Và qua dàn bài các em xây
dựng từ một đề bài, các em luyện tập dựng đoạn văn cho một ý nào đó mà các em định
hướng sẽ có yếu tố: miêu tả, hoặc biểu cảm, hoặc miêu tả nội tâm, hoặc nghị luận. Cách tổ
chức này giúp HS có cái nhìn hệ thống hơn cho một dạng bài. Chắc chắn đi theo hướng
này, khi làm bài viết các em sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng các yếu tố kết hợp trong
văn tự sự. Cụ thể, GV có thể cấu trúc lại chương trình từ những tiết trên:
Bước 3: Định hướng thời lượng cho kiến thức sẽ thực hiện.
Nếu chỉ dừng lại ở nội dung (mối liên quan giữa những bài học mà ta soạn theo chủ đề)

thì chưa đủ. Bởi nếu ta không dạy theo hướng này thì bản thân những bài ấy đã có mối liên
quan vì chương trình đang dạy học hiện nay được cấu trúc theo hướng đồng tâm-một số
bài, thể loại,… được lặp lại, nâng cao. Dù ít hay nhiều thầy cô đều thực hiện tích hợp kiến
thức giữa các bài có cùng chủ đề đó (Nhưng đôi lúc chúng ta thực hiện thiếu chủ động,
mang tính tự phát).
Nay Bộ GD đã cho phép chúng ta có quyền co giãn thời gian cho các bài học. Cụ thể:
khi ta thực hiện dạy học theo chủ đề, ta có thể định lượng thời gian phù hợp với lượng kiến
thức ta tổ chức cho HS nắm. Chính điều này giúp GV chủ động hơn trong tổ chức dạy học.
Nhưng nếu tăng thời lượng cho bài học này, chúng ta cũng tìm những bài học có thể giảm
lượng thời gian tương ứng.
Ví dụ: Trong chủ đề Thơ Hồ Chí Minh, chúng tôi tăng lượng thời gian cho tiết 85 (hai
bài thơ Ngắm trăng và Đi đường) lên 15 phút. Giảm tương ứng thời gian ấy từ bài tiếng
Việt –(tiết 86: Câu cảm thán)
Không chỉ tăng hay giảm thời gian cho mỗi chủ đề dạy học mà việc cấu trúc lại chương
trình cũng buộc GV phải định lượng thời gian cho mỗi hoạt động, mỗi đơn vị kiến thức
trong chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề Cụm tư ở lớp 6. Với 2,5 tiết học, thời gian để HS nắm lí thuyết là 60 phút,
luyện tập là 45 phút.
Bước 4: Soạn giáo án, chuẩn bị ĐDDH, phương tiện dạy học.
* Hình thức:
1. Tên chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề:
- Thơ Hồ Chí Minh
- Cụm từ
- Văn tự sự.
(Tên chủ đề phải khái quát được tất cả những đơn vị kiến thức trong của chủ đề)


2. Cấu trúc chương trình (Thời gian, đơn vị kiến thức theo chương trình hiện hành và
cấu trúc lại chương trình thực hiện chủ đề)

Ví dụ: Chủ đề Thơ Hồ Chí Minh (lớp 7) - Chương trình hiện hành:
+ Tiết 43 – Cảnh khuya.
+ Tiết 47 – Rằm tháng giêng.
- Cấu trúc lại chương trình:
+ Tiết 43 – Cảnh khuya.
+ Tiết 44 – Rằm tháng giêng.
3. Các mục của một giáo án: ( Như một giáo án bình thường hiện nay nhưng cho cả
chủ đề)
3.1/ Mục tiêu cần đạt. (Cho cả chủ đề)
3.2/ Chuẩn bị. ( GV hướng dẫn HS chuẩn bị những gì cho một chủ đề, GV soạn giáo án,
những phương tiện để tổ chức cho một chủ đề, HS chuẩn bị cụ thể những gì từ định hướng
của GV)
3.3/ Phương pháp tổ chức.
3.4/ Tiến trình tổ chức.
Ở phần này, chúng ta chia tiết/nội dung hoạt động. Cụ thể sẽ được trình bày trong giáo án ở
phần sau chuyên đề này.
3.5/ Dặn dò.
Bước 5: Tổ chức kiểm tra đánh giá (Theo tài liệu, tổ chưa thực hiện hoạt động này. Mong
nhận được ý kiến góp ý của các trường, ý kiến chỉ đạo của tổ nghiệp vụ)
KẾT LUẬN:
Theo hiểu biết, dạy học chủ đề là mô hình dạy học có nhiều ưu điểm, vừa góp phần thực
hiện được mục tiêu giáo dục – đào tạo những con người tích cực, năng động, vừa thực hiện
được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học, giúp HS
có khả năng tổng hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chức dạy học của
GV,…
Nhưng mới ở bước tiếp cận nên việc xây dựng chủ đề, tổ chức dạy học còn nhiều khúc
mắc, chưa rõ hiệu quả. Tổ văn cũng không có tham vọng tổ chức thường xuyên theo mô
hình này vì nghĩ rằng cách thức, phương pháp nào cũng sẽ có thế mạnh, có điểm yếu. Chỉ
cố gắng áp dụng một vài chủ đề cho mỗi khối lớp, cố gắng dần hoàn thiện nó. Đây là cách
để góp phần rèn cho HS khả năng tự học, có được những năng lực khái quát kiến thức. Và

đây cũng là cách để GV rèn thói quen học tiếp cận những phương pháp, những mô hình
dạy học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong dạy học, chuẩn bị cho đợt
thay sách vào năm 2018-2019 sắp đến.


Chắc chắn chuyên đề còn rất nhiều thiếu sót, vấn đề đặt ra cũng có rất nhiều điều cần
bàn. Mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp. Xin chân thành
cám ơn!
Quảng Thuận, tháng 10/2017.
Người viết chuyên đề

PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ BA ĐỒN


TRƯỜNG THCS QUẢNG THUẬN
----------  ----------

GIÁO ÁN THỂ HIỆN CHUYÊN ĐỀ

THƠ HỒ CHÍ MINH

Tổ: KHXH

Năm học: 2017 - 2018

GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN NGỮ VĂN 8: DẤU CÂU
- Tổ: Khoa học xã hội


- Môn: Ngữ văn 8

- Nhóm Ngữ văn 8
+ Nguyễn Thị Minh Lệ – nhóm trưởng
+ Phan Thị Liệu
+ Nguyễn Thị Bảo Yến
+ Phan Thị Hợp
BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học
I- Xác định tên chủ đề: Hồ Chí Minh
II- Mô tả chủ đề:
1- Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 02
+ Nội dung tiết 1: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm. Tìm hiểu cụ thể nội dung
bài thơ Cảnh khuya.
+ Nội dung tiết 2: Tiếp tục tìm hiểu về tác phẩm Rằm tháng giêng và tìm hiểu cụ thể
nội dung bài thơ Rằm tháng giêng.
(Tùy từng lớp giáo viên có thể cân đối thời lượng các tiết cho phù hợp để hoàn
thành các nội dung trên)
PPCT đang thực hiện

Đề xuất PPCT mới

43 - 44

43 - 44

Tiết
Tên bài

Dấu câu

Chủ đề: Dấu câu


2- Mục tiêu chủ đề:
a- Mục tiêu tiết 1:
1. Kiến thức: Hiểu được những chi tiết và biện pháp nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp
của cảnh sắc thiên nhiên ; Cảm nhận tình yêu nước hòa quyện với tình yêu thiên nhiên của
Người. Vẻ đẹp tâm hồn và phong thái ung dung lạc quan của Chủ tịch HCM.
2. Thái độ: Có ý thức yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên, bảo vệ môi trường.
Yêu thơ văn của Bác. Ý thức yêu quê hương đất nước. Sống, làm việc và học tập noi
gương bác.
3. Kỹ năng: Đọc diễn cảm bài thơ. Biết cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một
tác phẩm văn học.
b- Mục tiêu tiết 2:
1. Kiến thức: Hiểu được hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài
thơ Rằm tháng giêng ; cảm nhận và giải thích được sự gắn bó giữa tình yêu thiên nhiên và
lòng yêu nước của Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ ; nhận xét được vẻ đẹp tâm hồn và
phong thái của Bác thể hiện qua bài Rằm tháng giêng,
2. Thái độ: Yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Có ý thức bảo vệ môi trường
thiên nhiên. Sống, làm việc và học tập noi gương Bác.
3. Kỹ năng: Đọc diễn cảm bài thơ.
Biết cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
3- Phương tiện:


Máy chiếu.
 Phiếu học tập
 Học liệu.
4- Các nội dung chính của chủ đề theo tiết:
Tiết 1:
I.
Tìm hiểu chung.



1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II.

Tìm hiểu văn bản.

1. Phân tích hai câu đầu.
2. Phân tích 2 câu cuối.
III.Tổng kết.
1. Nội dung.
2. Nghệ thuật.
VI. Luyện tập.
V. Cũng cố, dặn dò.
Tiết 2:
I.

Tìm hiểu chung.
- Tác phẩm.

II.

Tìm hiểu văn bản.

1. Phân tích hai câu thơ đầu.
2. Phân tích hai câu thơ cuối.
III.

Tổng kết.


1. Nội dung.
2. Nghệ thuật.
IV.

Luyện tập.

V.

Cũng cố, dặn dò.

BƯỚC 2: Biên soạn câu hỏi/bài tập:
* Biên soạn câu hỏi/ bài tập theo hướng:
- Xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,
vận dụng cao)
- Mỗi loại câu hỏi/bài tập sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm
chất nào của học sinh trong dạy học.
* Cụ thể:Tiết 1:


TT

Câu hỏi/ bài tập
Mức độ
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả
và tác phẩm?
1 - Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuya Nhận biết
được miêu tả thông qua những sự vật
nào?
- Suối được miêu tả với đặc điểm gì?
-Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ

2 thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ Vận dụng
thuật đó?
Thảo luận:
3 - Hai câu thơ đầu đã tạo được 1 vẻ đẹp Thông hiểu
TN như thế nào?
5 - - Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh hay tả Thông hiểu
tâm trạng? Đó là tâm trạng gì, của ai?
6
7

- Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh hay tả
Thông hiểu
tâm trạng? Đó là tâm trạng gì, của ai?
-- Bác chưa ngủ là vì cảnh đẹp của TN
hay là vì lí do gì khác?

Năng lực, phẩm chất
-Nắm được tác giả và
hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm
-Thể hiện năng lực tự
học, tự tìm hiểu, thu
thập thông tin.
Giải quyết vấn đề
- Hợp tác để giải
quyết vấn đề
- Giải thích, thuyết
trình
Giải thích


Giải thích

Thông hiểu

Phân tích, giải thích

- Hai câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ
8 thuật gì ? Tác dụng của các biện pháp Thông hiểu
nghệ thuật đó?

Giải thích, phân tích

9 -- Bài thơ đã cho em hiểu gì về Bác?

Thông hiểu

Cảm nhận, thuyết
trình

-- Em thuộc bài thơ nào do Bác sáng tác
10
không, hãy đọc và nêu cảm nhận sơ
lược của em về bài thơ đó?

Vận dụng

Thuyết trình

Tiết 2:
TT


Câu hỏi/ bài tập
- - Bài thơ có mấy nét cảnh? Đó là
1
những nét cảnh nào?

2

- Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh gì?

Mức độ

Năng lực, phẩm chất

Nhận biết

Trình bày

Nhận biết

Trình bày


3 - Nguyệt chính viên có nghĩa là gì?
- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ
4 ngữ? Tác dụng của biện pháp nghệ
thuật đó?
5 - Cảnh xuân ấy đã gợi lên cảm xúc gì
trong lòng tác giả?
- Hai câu đầu gợi cho ta 1 cảnh tượng

6 như thế nào?

Nhận biết
Thông hiểu

Kỹ năng biết giải thích
thuyết trình

Thông hiểu

Cảm nhận, thuyết trình

Vận
dụng cao

7 - Hai câu em vừa đọc tả gì?

Nhận biết

8 - Em hiểu như thế nào về chi tiết: đàm
Nhận biết
quân sự?
- Hai câu kết đã cho ta thấy được công
9 việc gì của Bác? Qua đó em hiểu thêm Vận dụng thấp
gì về Bác?
Tổng kết:
- Hai bài thơ được sáng tác theo thể
10 thơ nào? Em hãy nêu những nét đặc Thông hiểu
sắc về ND và NT của 2 bài thơ?
Luyện tập

- Tìm đọc và chép lại một số bài thơ,
câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc
cảnh TN?
11 - Phân biệt vẻ đẹp riêng của cảnh trăng
trong 2 bài thơ: Cảnh khuya và Rằm
tháng giêng?
? So sánh 2 bài thơ về nội dung, nghệ
thuật?

Trình bày

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

- - Củng cố : Đọc thuộc lòng và diễn
cảm 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm Thông hiểu
13 tháng giêng
Vận dụng

Khái quát vấn đề
Trình bày
Trình bày
Kỹ năng cảm nhận và
thuyết trình

Kỹ năng nhận biết và
khái quát tổng hợp

Tự học, tự tìm tòi

So ánh 2 tác phẩm của
cùng một tác giả: điểm
giống và điểm khác.

-Tự học, tự kiểm tra về
kiến thức đã học
-Nhận thức được tình yêu
Bác giành cho thiên nhiên
cho đất nước
-Sáng tạo
-Kỹ năng thuyết trình

BƯỚC 3: Thiết kế tiến trình dạy học (Soạn giáo án)


Tiết 1
A.Mục tiêu bài học

CẢNH KHUYA

1. Kiến thức: Hiểu được những chi tiết và biện pháp nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp của
cảnh sắc thiên nhiên ; Cảm nhận tình yêu nước hòa quyện với tình yêu thiên nhiên của
Người. Vẻ đẹp tâm hồn và phong thái ung dung lạc quan của Chủ tịch HCM.
2. Thái độ: Có ý thức yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên, bảo vệ môi trường. Yêu
thơ văn của Bác. Ý thức yêu quê hương đất nước. Sống, làm việc và học tập noi gương
Bác.
3. Kỹ năng: Đọc diễn cảm bài thơ. Biết cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác
phẩm văn học.
B. Chuẩn bị: Máy chiếu, giấy A3, bút dạ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê và trình bày khái
quát nội dung và nghệ thuật của bài?
Bài mới:
1. Hoạt động khởi động: (5p)
Gv: yêu cầu Hs thực hiện theo nội dung phần Hoạt động khởi động trong SHD
2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của thầy và trò
A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
+Hướng dẫn đọc: Giọng chậm, thanh
thản và sâu lắng, nhấn mạnh điệp
ngữ chưa ngủ; nhịp3/4 - 4/3 - 2/5.
+Hs đọc chú thích* - sgk.
- Nêu những hiểu biết của em về tác
giả và tác phẩm?
+Giải thích từ khó.
- Căn cứ vào số câu, số chữ, hãy cho
biết thể loại của 2 bài thơ?
Hoạt động : Tìm hiểu văn bản
+Hs đọc 2 câu đầu, 2 câu em vừa
đọc miêu tả cảnh gì ?
- Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm
khuya được miêu tả thông qua
những sự vật nào? ( suối, trăng, cổ
thụ, hoa)

Kiến thức cần đạt
A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản

2. Tác giả, tác phẩm.
a. Tác giả: Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa
của thế giới...
b. Tác phẩm: Viết trong thời kì đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Thể loại:Thất ngôn tứ tuyệt (Tuyệt cú)
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đầu: Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc
đêm khuya.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.


- Suối được miêu tả với đặc điểm gì?
(suối trong như tiếng hát xa)
- Khi miêu tả tiếng suối, tác giả đã
sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
(hình ảnh so sánh đặc sắc: tiếng suối
là âm thanh của TN với tiếng hát là
âm thanh của con người)
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật
đó ? (Làm cho tiếng suối của rừng
Việt Bắc trở nên gần gũi với con ng
hơn và mang sức sống trẻ trung hơn)
- ở câu 2, tác giả đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của
biện pháp nghệ thuật đó?
- Hai câu thơ đầu đã tạo được 1 vẻ
đẹp TN như thế nào?

+Gv: Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh
TN vào 1 đêm rất khuya ở núi rừng
Việt Bắc. Trong sự yên lặng của núi
rừng, tiếng suối chảy róc rách trong
đêm khuya nghe như tiếng hát từ xa
vẳng lại. Hình ảnh trăng lồng cổ thụ
thật đẹp bởi ánh trăng thấp thoáng
đan xen, hoà nhập trong tán lá cây
đung đưa trước gió ngàn, ánh trăng
tạo hình bóng đen trắng, đậm nhạt
của cành lá xuống mặt đất cỏ hoa.
Tất cả hoà quyện với nhau tạo nên 1
khung cảnh TN thơ mộng.
+Hs đọc 2 câu thơ cuối - Hai câu thơ
em vừa đọc tả cảnh hay tả tâm trạng?
Đó là tâm trạng gì, của ai?
- Bác chưa ngủ là vì cảnh đẹp của
TN hay là vì lí do gì khác? (Bác
chưa ngủ không phải để thưởng
ngoạn cảnh đẹp của TN mà là vì lo
việc nước)
- Hai câu thơ có sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì ? Tác dụng của các

-> Hình ảnh so sánh đặc sắc
-> Điệp từ - Tạo bức tranh toàn cảnh sống
động.
=> Gợi vẻ đẹp TN trong trẻo, tươi sáng.

2. Hai câu thơ cuối: Tâm trạng vì nước vì

dân của Bác.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
-> Điệp từ chưa ngủ - Nhấn mạnh thêm nỗi
lo nước nhà của Bác và thể hiện rõ cốt cách
của nhà thơ Cách Mạng.
=> Bác là người yêu nước, yêu TN và có
tinh thần trách nhiệm đối với nước, với dân.


biện pháp nghệ thuật đó?
- Bài thơ đã cho em hiểu gì về Bác?
+Gv: Cảnh khuya vừa là bài thơ tả III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
cảnh ngụ tình, vừa trực tiếp giãi bày
2. Nội dung.
tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào
những năm tháng đầu cuộc kháng
chiến chống Pháp gian khổ. Đọc bài
thơ chúng ta vô cùng cảm mến và
trân trọng tình yêu TN, tấm lòng yêu
nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao
của Người đối với việc dân, việc
nước.
3. Cũng cố: Đọc diễn cảm bài thơ?
Em thuộc bài thơ do Bác sáng tác không, hãy đọc và nêu cảm nhận sơ
lược của em về bài thơ đó?
4. Dặn dò: Đọc thuộc lòng bài thơ.
Học thuộc nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Soạn bài: Rằm tháng giêng theo hệ thống câu hỏi SHD, tham khảo thêm

sách cũ.
? So sánh 2 bài thơ?
Tiết 2

RẰM THÁNG GIÊNG

A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài thơ
Rằm tháng giêng ; cảm nhận và giải thích được sự gắn bó giữa tình yêu thiên nhiên và lòng
yêu nước của Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ ; nhận xét được vẻ đẹp tâm hồn và phong
thái của Bác thể hiện qua bài Rằm tháng giêng,
2. Thái độ: Yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Có ý thức bảo vệ môi trường
thiên nhiên. Sống, làm việc và học tập noi gương Bác.
3. Kỹ năng: Đọc diễn cảm bài thơ.
Biết cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C. Nội dung các hoạt động dạy học
Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ và trình bày khái quát nội dung và nghệ thuật của bài?
Bài mới:
1. Hoạt động khởi động: (5p)
Gv: Gv: yêu cầu Hs thực hiện theo nội dung phần Hoạt động khởi động trong SGK


2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt

A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
+Hd đọc: Bản phiên âm đọc với I. Đọc, tìm hiểu chung
nhịp: 4/3 - 2/2/3; bản dịch thơ: 2/2/2 1. Đọc văn bản
- 2/4/2.
- Giải thích từ khó: Nguyên tiêu là
đêm rằm tháng giêng đầu tiên của 1 - Tác phẩm: Viết trong thời kì đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp.
năm mới.
- Bài thơ có mấy nét cảnh? Đó là
- Thể loại:Thất ngôn tứ tuyệt (Tuyệt cú)
những nét cảnh nào? (2 nét cảnh:
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
Cảnh rằm tháng riêng và hình ảnh
1. Hai câu thơ đầu: Cảnh đêm rằm tháng
con người giữa đêm rằm tháng
giêng.
giêng)
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
+Hs đọc 2 câu thơ đầu
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
- Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh gì?
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
- Nguyệt chính viên có nghĩa là gì?
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
(Trăng tròn nhất).
-> Sử dụng điệp từ - nhấn mạnh vẻ đẹp và
- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ
sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất
ngữ? Tác dụng của biện pháp nghệ

trời.
thuật đó?
=> Gợi tả 1 không gian cao rộng, bát ngát,
- Hai câu đầu gợi cho ta 1 cảnh
tràn ngập ánh trăng sáng và sức sống của
tượng như thế nào?
mùa xuân trong đêm rằm tháng riêng.
+Gv: Câu thơ đầu mở ra khung cảnh
bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật
trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn -> Gợi cảm xúc nồng nàn, tha thiết với vẻ
đầy, toả sáng xuống khắp trời đất. đẹp của TN.
Câu thứ 2 vẽ ra 1 không gian xa
rộng, bát ngát như không có giới hạn
với con sông, mặt nước tiếp liền với
bầu trời. Trong nguyên văn chữ Hán,
câu thơ này có 3 từ xuân được lặp
lại, đã nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp
và sức sống mùa xuân đang tràn
ngập cả trời đất.
2. Hai câu kết: Hình ảnh con người giữa
- Cảnh xuân ấy đã gợi lên cảm xúc đêm rằm tháng giêng.
gì trong lòng tác giả?
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
+Hs đọc 2 câu kết
Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền.


- Hai câu em vừa đọc tả gì?
+Gv: Yên ba thâm xứ: là nơi tận
cùng của khói sóng vừa kín đáo vừa

yên tĩnh.
- Em hiểu như thế nào về chi tiết:
đàm quân sự? (Bàn công việc kháng
chiến chống Pháp, bàn việc hệ trọng
của dân tộc).
- Hai câu kết đã cho ta thấy được
công việc gì của Bác? Qua đó em
hiểu thêm gì về Bác?
Hoạt động 3: Tổng kết
- Hai bài thơ được sáng tác theo thể
thơ nào? Em hãy nêu những nét đặc
sắc về ND và NT của 2 bài thơ?
-Hs đọc ghi nhớ.
- Gv: Có thể nói, nếu bài Cảnh
khuya thể hiện tình yêu TN, yêu
nước, mối lo âu và tinh thần trách
nhiệm đối với sự nghiệp của nước
thì bài Nguyên tiêu vừa nối tiếp vừa
nâng cao những cảm hứng ấy của
Bác Hồ, đồng thời thể hiện rõ hơn
tinh thần chủ động, phong thái ung
dung, lạc quan, niềm tin vững chắc ở
sự nghiệp CM của vị lãnh tụ, người
chiến sĩ - người nghệ sĩ HCM. Bài
thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa
thể hiện tinh thần thời đại, khoẻ
khoắn, trẻ trung. Nhờ đó đêm rằm
tháng giêng ấy vốn đã sáng, càng
thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả
sáng.

Hoạt động 4: Luyện tập
- Tìm đọc và chép lại một số bài thơ,
câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc
cảnh TN?
- Đọc diễn cảm bài thơ.

Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy th.
->Bác cùng các đồng chí lãnh đạo đang bàn
việc nước.
->Thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân
và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật.
2. Nội dung.

IV. Luyện tập:
Đi thuyền trên sông Đáy
Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyên chạy, thuyên chờ trăng theo
Bốn bê phong cảnh vắng teo
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyên nan
Lòng riêng riêng những bàn hoàn


×