Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.36 KB, 29 trang )

ĐỀ TÀI:
Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3/3, trường Tiểu học
Vĩnh Nguyên 2, TP Nha Trang, Khánh Hòa thông qua phương pháp
dạy học thực hành theo từng dạng bài.
I.

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Môn Toán ở bậc Tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình lĩnh hội
tri thức của học sinh Tiểu học, với mục tiêu căn bản như sau :
1.Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số
thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.
2.Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng
dụng thiết thực trong đời sống.
3.Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt
đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi
trong cuộc sống ; kích thích trí tưởng tượng ; chăm học và hứng thú học tập toán ;
hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ
động, linh hoạt, sáng tạo.
Với tầm quan trọng như trên, thời lượng dành cho môn Toán là 5 tiết/tuần x 35
tuần = 175 tiết. Ở lớp 3, với thời lượng như trên, nội dung môn Toán dành cho các
mạch kiến thức như: số học, đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, các
yếu tố thống kê và giải toán có lời văn. Trong đó, thời lượng dành cho giải toán có
lời văn chiếm 9% tổng số thời lượng. Tuy nhiên, dạy học giải toán có lời vẫn chiếm
vai trò rất quan trọng, là một trong những con đường hình thành và phát triển trình
độ tư duy ở học sinh (phát hiện và tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân
tích, tổng hợp, rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định, …)
Thực tế hiện nay, số đông các em học sinh còn lúng túng khi tóm tắt bài toán,
nhầm lẫn giữa các dạng bài, có tâm lí e ngại khi làm các bài toán giải có lời văn.
Bản thân nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh tìm
hướng giải theo từng dạng bài.


1


Việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 3, đã được nhiều giáo viên tâm huyết
nghiên cứu qua các sáng kiến kinh nghiệm hay nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng với nhiều giải pháp thiết thực và sáng tạo.
.
Giải pháp của tôi là sử dụng phương pháp dạy học thực hành theo từng dạng
bài nhằm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3/3, trường tiểu học
Vĩnh Nguyên 2. Quy trình chuẩn bị bài như bình thường. Tiến hành dạy thực
nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm theo thời khóa biểu (HK1), lịch báo
giảng và kế hoạch năm học.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương, được lấy từ 2 lớp: lớp
3/3(số HS: 42 em) là nhóm thực nghiệm, lớp 3/1(số HS: 44 em) là nhóm đối chứng.
Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi bắt đầu dạy bài Tìm một
trong các phần bằng nhau của một số - Tuần 5; các bài kiểm tra được lấy từ bài học
do GV ra đề. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập
môn Toán, nội dung giải toán có lời văn: Nhóm thực nghiệm có kết quả học tập cao
hơn so với nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của thực nghiệm có giá trị
trung bình là 7,833; điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm đối chứng là 6,045. Kết quả
kiểm chứng t-test cho thấy p = 2,03907E-05 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt giữa
điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh
giải pháp sử dụng phương pháp dạy học thực hành theo từng dạng bài đã rèn kĩ
năng giải toán có lời văn cho học sinh ở lớp 3/3, trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2.

II. GIỚI THIỆU
1/ Hiện trạng:
Việc dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3 hiện nay chưa thật sự đáp ứng được
những yêu cầu cần đạt cả về mặt nội dung và phương pháp dạy học. Kĩ năng giải
toán có lời văn của học sinh còn gặp nhiều hạn chế như: các em cảm thấy khó khăn,

lúng túng khi tóm tắt bài toán; còn nhầm lẫn giữa các dạng bài; viết lời giải chưa
phù hợp với phép tính; tâm lí e ngại khi làm các bài toán giải có lời văn…Bản thân
nhiều giáo viên còn gặp khó khăn khi hướng dẫn học sinh phân biệt các dạng toán
giải có lời văn để tìm phương pháp giải phù hợp; lúng túng khi xây dựng hệ thống
câu hỏi dẫn dắt, gợi mở học sinh phân tích bài toán, tìm hướng giải cho từng dạng
bài. Đấy cũng chính là thực trạng của giáo viên và học sinh ở lớp 3 trường Tiểu học
Vĩnh Nguyên 2.

2


2/ Giải pháp thay thế: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3/3
Trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2 – Thành phố Nha Trang thông qua phương pháp
dạy học thực hành theo từng dạng bài.
Việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh đã được nhiều giáo viên
nghiên cứu, trình bày trong nhiều sáng kiến kinh nghiệm, và sách. Ví dụ:
- Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh nắm vững phương pháp giải các bài toán
có lời văn lớp 3 (Cô Lưu Thị Thu - Trường Tam Lập).
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Áp dụng phương pháp dạy học
tích cực vào việc giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3. (Nguyễn Việt Phương)
- Sách: Phân loại và phương pháp giải bài tập Toán 3.( Nhà giáo ưu tú Phạm Đình
Thực).
Các đề tài và sách này có đề cập đến việc sử dụng các phương pháp để dạy
học giải toán có lời văn ở lớp 3, cung cấp cho GV những tư liệu quý để nâng cao
kết quả giảng dạy môn Toán 3. Tuy nhiên, nội dung mà Sáng kiến kinh nghiệm
cũng như Đề tài Nghiên cứu khoa học trên đưa ra đều rất rộng, bao hàm nhiều
phương pháp, cách hướng dẫn chưa thật cụ thể.
Vì vậy tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả
của việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3/3 Trường Tiểu học Vĩnh
Nguyên 2 – Thành phố Nha Trang thông qua phương pháp dạy học thực hành theo

từng dạng bài. Cụ thể như sau:
Phương pháp dạy học thực hành theo từng dạng bài:
*Phương pháp chung khi hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn
thường thông qua 4 bước như sau:
+ Bước 1: Học sinh đọc đề bài toán.
+ Bước 2: Tóm tắt bài toán.
+ Bước 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải
+ Bước 4: Trình bày bài giải
“Tóm tắt bài toán” thực chất là thu gọn bài toán để làm nổi bật mối quan
hệ giữa “cái đã cho” (bài toán cho gì?) và “cái phải tìm” (bài toán hỏi gì?). Đây là
việc làm cần thiết có ý nghĩa như là sự tìm hiểu, phân tích bài toán, trước khi giải
bài toán. Đặc biệt khi mới bắt đầu làm quen với các bài toán hợp vì các mối quan
hệ trong bài toán hợp có nhiều hơn và khó thấy hơn so với bài toán đơn. Ở lớp 3,
thường sử dụng tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng lời. Trong giai đoạn đầu
nên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán trước khi giải và tùy sự tiếp thu của học
sinh, có thể cho học sinh trình bày phần tóm tắt vào phần trình bày bài giải. Sau đó,
khi đã quen và tự phân tích được đề toán, thì không bắt buộc học sinh phải trình
3


bày tóm tắt, nếu phần tóm tắt đó không phải là một bộ phận không thể thiếu của bài
giải.
Phương pháp dạy học thực hành dạng 1: Các bài toán đơn
*Có thể hướng dẫn học sinh giải các bài toán đơn theo các bước cụ thể như
sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề toán, xác định cái đã cho, cái phải tìm
(có thể sử dụng trực quan để minh họa). Lưu ý học sinh các “từ chìa khóa” trong
bài toán (nếu có) như: thêm, bớt, nhiều hơn, ít hơn, gấp … lần, giảm … lần, …
Bước 2: Tóm tắt bài toán để làm rõ cái đã cho, cái phải tìm và mối quan hệ
giữa chúng (thường thể hiện qua “từ chìa khóa”)

Bước 3: Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán, lựa chọn phép tính trên cơ
sở học sinh hiểu được “từ chìa khóa” (qua trực quan thể hiện ở tóm tắt)
Bước 4: Hướng dẫn học sinh đặt lời giải trên cơ sở câu hỏi của bài toán và
trình bày bài giải.
*Có thể nêu “quy tắc giải” cho một số dạng bài toán đơn như sau:
- Muốn so sánh hai số hơn, kém nhau bao nhiêu đơn vị, ta lấy số lớn trừ số
bé.
- Muốn tìm một phần mấy của một số, ta lấy số đó chia cho số phần.
- Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé, ta lấy số lớn chia cho số bé.
- Muốn biết số bé bằng một phần mấy số lớn, ta tìm xem số lớn gấp
mấy lần số bé, rồi rút ra kết luận.
- Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với số lần.
- Muốn giảm đi một số lần, ta lấy số đó chia cho số lần.
*Cần lưu ý giúp học sinh so sánh để phân biệt các dạng bài toán đơn như:
- Tương tự nhau, chẳng hạn:
+ Gấp (giảm) một số lên (đi) nhiều lần và thêm (bớt) một số đơn vị.
+ So sánh hai số hơn (kém) nhau bao nhiêu đơn vị và so sánh số lớn
(số bé) gấp mấy lần (bằng một phần mấy) số bé (số lớn).
- Ngược nhau, chẳng hạn:
+ So sánh số lớn gấp mấy lần số bé và so sánh số bé bằng một phần
mấy số lớn.
+ Tìm tích, chia thành phần bằng nhau, chia thành nhóm.
Ví dụ 1: (Bài 2/26) Một cửa hàng có 40m vải xanh và đã bán được

1
số vải
5

đó. Hỏi cửa hàng đó đã bán mấy mét vải xanh?
Bước 1: Học sinh đọc đề toán

Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán:
- Bài toán cho biết gì? (cửa hàng có 40m vải xanh, đã bán được

1
số vải đó)
5

4


- Bài toán hỏi gì? (cửa hàng đó đã bán mấy mét vải xanh?)
Từ các câu trả lời trên, GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt bài toán:
- Cửa hàng đã bán

1
số vải, có nghĩa là số vải cửa hàng là 40m vải xanh được chia
5

làm mấy phần bằng nhau? (5 phần bằng nhau, biểu thị bằng 5 đoạn thẳng bằng
nhau)
- Cửa hàng đã bán

1
số vải, có nghĩa là cửa hàng đã bán được mấy phần trong 5
5

phần đó? (đã bán được 1 phần trong 5 phần)
40m

?m

Bước 3: Phân tích bài toán, tìm cách giải
Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng ở tóm tắt, HS đưa bài toán về dạng : Tìm

1
của 40m và
5

chọn thực hiện phép tính chia.
Bước 4: Trình bày bài giải
Lưu ý HS đặt lời giải, viết đơn vị phù hợp dựa vào câu hỏi của đề bài (Hỏi cửa
hàng đó đã bán mấy mét vải xanh?)
Ví dụ 2: (Bài 1/33) Năm nay em 6 tuổi, tuổi chị gấp 2 lần tuổi em. Hỏi năm
nay chị bao nhiêu tuổi?
Bước 1: Học sinh đọc đề toán
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán:
- Bài toán cho biết gì? (năm nay em 6 tuổi, tuổi chị gấp 2 lần tuổi em)
- Bài toán hỏi gì? (năm nay chị bao nhiêu tuổi?)
Từ các câu trả lời trên, GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt bài toán:
- Năm nay em mấy tuổi? (6 tuổi), vậy vẽ mấy đoạn thẳng để biểu thị tuổi em? (vẽ 1
đoạn thẳng)
-Tuổi chị gấp mấy lần tuổi em? (2 lần), vậy vẽ mấy đoạn thẳng để biểu thị tuổi chị?
(vẽ 2 đoạn thẳng bằng nhau); Lưu ý HS: vẽ độ dài mỗi đoạn thẳng biểu thị tuổi chị
bằng độ dài của đoạn thẳng biểu thị tuổi em.
6 tuổi
Em:
Chị:
? tuổi

5



Bước 3: Phân tích bài toán, tìm cách giải
Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng ở tóm tắt, HS đưa bài toán về dạng : Tìm một số khi
biết số đó gấp một số lần số đã cho (tìm tuổi chị khi biết tuổi chị gấp 2 lần tuổi em
và em 6 tuổi), chọn thực hiện phép tính nhân
Bước 4: Trình bày bài giải
Lưu ý HS đặt lời giải, viết đơn vị phù hợp dựa vào câu hỏi của đề bài (Hỏi năm
nay chị bao nhiêu tuổi?)
Ví dụ 3: (Bài 2b/37) Một công việc làm bằng tay hết 30 giờ, nếu làm bằng
máy thì thời gian giảm 5 lần. Hỏi làm công việc đó bằng máy hết bao nhiêu giờ?
Bước 1: Học sinh đọc đề toán
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán:
- Bài toán cho biết gì? (Một công việc làm bằng tay hết 30 giờ, nếu làm bằng máy
thì thời gian giảm 5 lần)
- Bài toán hỏi gì? (làm công việc đó bằng máy hết bao nhiêu giờ?)
Từ các câu trả lời trên, GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt bài toán:
30 giờ
Làm tay:
Làm máy:
? giờ
Bước 3: Phân tích bài toán, tìm cách giải
Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng ở tóm tắt, HS đưa bài toán về dạng : Giảm đi một số lần
(Giảm 30 giờ đi 5 lần)
Bước 4: Trình bày bài giải
Lưu ý HS đặt lời giải, viết đơn vị phù hợp dựa vào câu hỏi của đề bài (Hỏi làm
công việc đó bằng máy hết bao nhiêu giờ?)
Ví dụ 4: (Bài 3/57) Một con lợn cân nặng 42kg, một con ngỗng cân nặng
6kg. Hỏi con lợn nặng gấp mấy lần con ngỗng?
Bước 1: Học sinh đọc đề toán
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán:

- Bài toán cho biết gì? (Một con lợn cân nặng 42kg, một con ngỗng cân nặng 6kg)
- Bài toán hỏi gì? (con lợn nặng gấp mấy lần con ngỗng?)
Từ các câu trả lời trên, GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán:
6


Con lợn
: 42 kg
Con ngỗng : 6 kg
Con lợn nặng gấp mấy lần con ngỗng?
Bước 3: Phân tích bài toán, tìm cách giải
Nhìn vào tóm tắt, HS đưa bài toán về dạng : So sánh số lớn gấp mấy lần số bé (Số
lớn là cân nặng của con lợn, số bé là cân nặng của con ngỗng), từ đó áp dụng quy
tắc: lấy số lớn chia cho số bé.
Bước 4: Trình bày bài giải
Lưu ý HS đặt lời giải, viết đơn vị phù hợp dựa vào câu hỏi của đề bài (Hỏi
con lợn nặng gấp mấy lần con ngỗng?)
Ví dụ 5: (Bài 2/61) Ngăn trên có 6 quyển sách, ngăn dưới có 24 quyển sách.
Hỏi số sách ở ngăn trên bằng một phần mấy số sách ở ngăn dưới?
Bước 1: Học sinh đọc đề toán
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán:
- Bài toán cho biết gì? (Ngăn trên có 6 quyển sách, ngăn dưới có 24 quyển sách)
- Bài toán hỏi gì? (số sách ở ngăn trên bằng một phần mấy số sách ở ngăn dưới)
Từ các câu trả lời trên, GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán:
6 quyển
Ngăn trên:
Ngăn dưới:
24 quyển
Số sách ở ngăn trên bằng một phần mấy số sách ở ngăn dưới?
Bước 3: Phân tích bài toán, tìm cách giải

Nhìn vào tóm tắt, HS đưa bài toán về dạng : So sánh số bé bằng một phần mấy số
lớn (Số lớn là số sách ngăn dưới, số bé là số sách ngăn trên), từ đó thực hiện theo 2
bước:
- Tìm số lớn gấp mấy lần số bé.(Số sách ngăn dưới gấp mấy lần số sách ngăn trên)
- Trả lời số bé bằng một phần mấy số lớn (Số sách ở ngăn trên bằng một phần mấy
số sách ở ngăn dưới?)
Bước 4: Trình bày bài giải
Lưu ý HS cách trình bày phù hợp dựa vào câu hỏi của đề bài (Số sách ở ngăn trên
bằng một phần mấy số sách ở ngăn dưới?)
Bài giải:
Số sách ngăn dưới gấp số sách ở ngăn trên số lần là:
7


24 : 6 = 4 (lần)
1
số sách ở ngăn dưới.
4
1
Đáp số:
4

Vậy số sách ở ngăn trên bằng

*Bài toán “So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn” có cách viết lời giải
khá đặc biệt: thông thường, người ta dựa vào câu hỏi của bài toán để trả lời nhưng
ở dạng bài toán này, HS không thể trả lời “trực tiếp” vào câu hỏi của bài toán mà
phải trả lời “gián tiếp” qua câu hỏi khác của bài toán (tìm số lần gấp của số sách ở
ngăn dưới so với số sách ở ngăn trên), sau đó mới tìm số sách ở ngăn trên bằng một
phần mấy số sách ở ngăn dưới. Ngoài ra, ở đáp số không có đơn vị.

Ví dụ 6: (Bài 2/87) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều
rộng 20m. Tính chu vi mảnh đất đó?
Bước 1: Học sinh đọc đề toán
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán:
- Bài toán cho biết gì? (Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng
20m)
- Bài toán hỏi gì? (Tính chu vi mảnh đất đó?)
Từ các câu trả lời trên, GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán:
Chiều dài : 35m
Chiều rộng : 20m
Tính chu vi mảnh đất?
Bước 3: Phân tích bài toán, tìm cách giải
Nhìn vào tóm tắt, HS vận dụng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật để giải bài toán
Bước 4: Trình bày bài giải
Lưu ý HS đặt lời giải, viết đơn vị phù hợp dựa vào câu hỏi của đề bài (Tính
chu vi mảnh đất đó?)
Đây là dạng bài toán có nội dung hình học, khi trình bày bài làm cũng theo
các bước trình bày bài giải thông thường (gồm: câu lời giải, phép tính giải, đáp số)
Bài giải:
Chu vi mảnh đất là:
(35 + 20) x 2 = 110 (m)
Đáp số: 110m
*Việc hướng dẫn HS phương pháp giải các bài toán đơn rất quan trọng,là nền tảng
để các em tiếp thu phương pháp giải các bài toán hợp.
Phương pháp dạy học thực hành dạng 2: Các bài toán hợp
Trong sách Toán 3, “bài toán hợp” được giới thiệu thành bài học cụ
thể và nêu rõ là “Bài toán giải bằng hai phép tính” (trang 50, 51-SGK toán 3).
8



Và “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” là một dạng của bài toán hợp giải bằng
hai phép tính.
Có thể hướng dẫn học sinh giải bài toán hợp theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề toán.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ
ngắn gọn để thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm.
Bước 3: Phân tích bài toán (ta thường dùng cách suy luận ngược từ câu hỏi
của bài toán đến những cái đã cho để tìm đường lối giải)
Bước 4: Trình bày bài giải
Với “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” (dạng bài này học sinh học ở học
kì II), cần giúp học sinh hiểu trong cách giải, trước hết cần thực hiện ở bước 1 “tính
giá trị một đơn vị của đại lượng nào đó” hay cần phải tính “rút về đơn vị”. Bước 1
còn được hiểu là bước “rút về đơn vị”. Bước 2 trong bài toán dạng này là “tính kết
quả” để trả lời câu hỏi của bài toán, cách giải thường là “gấp lên một số lần” (ý
nghĩa phép nhân) hoặc “số lớn gấp mấy lần số bé” (chia theo nhóm)
Ví dụ 1: (Bài 1/50) Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh.
Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh?
Bước 1: Học sinh đọc đề toán
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán:
- Bài toán cho biết gì? (Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh)
- Bài toán hỏi gì? (cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh?)
Từ các câu trả lời trên, GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán:

Cách 1:

15 tấm

Anh:

? tấm


Em

7 tấm

Cách 2 : Anh : 15 tấm

? tấm

Em : ít hơn anh 7 tấm
9


Cách 3 (tham khảo) :
15
Anh

-7
Em
? tấm

v.v…
- HS nhìn tóm tắt nhắc lại đề bài toán.
Bước 3: Phân tích bài toán, tìm cách giải
Tách bài toán thành hai bài toán đơn, bằng cách dùng câu hỏi:
- Để tìm được số tấm bưu ảnh của hai anh em, trước hết ta phải làm
gì ? (cần tìm được số tấm bưu ảnh của em ). Khi đó HS đã ngầm hiểu tóm tắt của
bài toán là:
15 tấm
Anh:


? tấm

Em

7 tấm
? tấm

Như vậy quá trình thiết lập trên đã giúp HS tách bài toán đó thành hai bài
toán đơn :
- Bài toán đơn thứ nhất là tìm số tấm bưu ảnh của em (chọn phép tính trừ).
Như vậy bài toán này liên quan đến tìm số bé.
- Bài toán đơn thứ hai là tìm số tấm bưu ảnh của cả hai anh em (chọn phép
tính cộng).
Bước 4: Trình bày bài giải
Lưu ý HS đặt lời giải, viết đơn vị phù hợp với từng bước tính.
10


Bài giải:
Số tấm bưu ảnh của em là:
15 - 7 = 8 ( tấm )
Số tấm bưu ảnh của cả hai anh em là:
15 + 8 = 23 ( tấm )
Đáp số: 23 tấm bưu ảnh
Sau khi thực hiện giải bài toán, HS cần kiểm tra lại bài, chẳng hạn: lấy số
tấm bưu ảnh của cả hai anh em trừ đi số tấm bưu ảnh của em để tìm số tấm bưu ảnh
của anh, xem kết quả có đúng như đề bài đã cho hay không? (23 – 8 = 15)
Ví dụ 2: (Bài 2/51) Một thùng đựng 21l mật ong, lấy ra


1
số lít mật ong đó.
3

Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong?
Bước 1: Học sinh đọc đề toán
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán:
- Bài toán cho biết gì? (Một thùng đựng 21l mật ong, lấy ra

1
số lít mật ong đó)
3

- Bài toán hỏi gì? (trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong?)
Từ các câu trả lời trên, GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt bài toán:
24 l

Lấy ra

?l

- HS nhìn tóm tắt nhắc lại đề bài toán.
Bước 3: Phân tích bài toán, tìm cách giải
Tách bài toán thành hai bài toán đơn, bằng cách dùng câu hỏi:
- Để tìm được số lít mật ong còn lại trong thùng, trước hết ta phải làm
gì ? (cần tìm được số lít mật ong đã lấy ra). Khi đó HS đã ngầm hiểu tóm tắt của
bài toán là:
24 l

11



Lấy ra
?l

?l

Như vậy quá trình thiết lập trên đã giúp HS tách bài toán đó thành hai bài
toán đơn :
- Bài toán đơn thứ nhất là tìm số lít mật ong đã lấy ra (chọn phép tính chia).
Như vậy bài toán này liên quan đến “Tìm một trong các phần bằng nhau của một
số”.
- Bài toán đơn thứ hai là tìm số lít mật ong còn lại (chọn phép tính trừ).
Bước 4: Trình bày bài giải
Lưu ý HS đặt lời giải, viết đơn vị phù hợp với từng bước tính.
Bài giải:
Số lít mật ong lấy ra là:
24 : 3 = 8 ( l)
Trong thùng còn lại số lít mật ong là:
24 - 8 = 16 ( l )
Đáp số: 16 l
Sau khi thực hiện giải bài toán, HS cần kiểm tra lại bài, chẳng hạn: lấy số lít mật
ong còn lại cộng với số lít mật ong đã lấy ra để tìm số lít mật ong ban đầu thùng đó
đựng, xem kết quả có đúng như đề bài đã cho hay không? (16 + 8 = 24)
3/ Vấn đề nghiên cứu: Việc áp dụng phương pháp dạy học thực hành theo từng
dạng bài cho học sinh lớp 3/3 trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2 có rèn kĩ năng giải
toán có lời văn cho các em hay không?
4/ Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc áp dụng phương pháp dạy thực hành theo từng
dạng bài sẽ rèn được kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3/3 trường Tiểu
học Vĩnh Nguyên 2.

12


III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 3/3 và lớp 3/1 trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2,Thành phố Nha
Trang, Khánh Hòa.
Lớp 3/3 có 42 học sinh là nhóm thực nghiệm, lớp 3/1 có 44 học sinh là nhóm
đối chứng. Cả 2 nhóm đều có các điểm tương đồng về giới tính, dân tộc. Về ý thức
học tập, tất cả các em trong lớp đều tích cực, chủ động. Về thành tích học tập của
năm học trước, 2 nhóm đều tương đương nhau về xếp loại học lực cuối năm.
BẢNG SỐ LIỆU
Học lực

Nhóm thực nghiệm

Nhóm đối chứng

Giỏi

16

17

Khá

15

15


Trung bình

11

12

Yếu

0

0

2. Thiết kế:
Chọn Lớp 3/3 là nhóm thực nghiệm, Lớp 3/1 là nhóm đối chứng. Tôi ra 1 bài
kiểm tra chung cho cả 2 nhóm làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra
cho thấy điểm trung bình của hai nhóm không bằng nhau, do đó tôi dùng phép kiểm
chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm trươc
khi tác động.
Kết quả:
Bảng: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:
Kết quả kiểm tra trước tác động của 2 nhóm có kết quả tương đương nhau.
Nhóm đối chứng:
Mốt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn

7
7
6,386363636

2,014088854

13


Nhóm thực nghiệm:
Mốt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn

5
6
6,5
1,928603691

Sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập với 2 nhóm trước tác động một lần nữa, ta
có kết luận:
Đối chứng

Thực nghiệm

TBC

6.386

6.5

P=


0.3949

P= 0,3949 > 0,05 , từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
(được mô tả ở bảng 2):
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Kiểm tra

Tác động

trước tác động

Kiểm tra
Sau tác động

Thực nghiệm 01

Sử dụng phương pháp dạy học thực 03
hành theo từng dạng bài để rèn kĩ
năng giải toán có lời văn ở lớp 3.

Đối chứng

Không sử dụng phương pháp dạy 04
học thực hành theo từng dạng bài
để rèn kĩ năng giải toán có lời văn ở
lớp 3.


02

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
Chuẩn bị bài của GV:
Giáo viên vận dụng phương pháp dạy học thực hành theo từng dạng bài trong một
số tiết dạy Toán ở lớp 3/3, trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2, Thành phố Nha Trang,
Khánh Hòa.
Tiến hành thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch dạy
học của nhà trường và theo thời khóa biểu.
14


Thời gian thực nghiệm:
Thời gian dạy

Tên đối tượng

Bài học

Thứ sáu

(Tuần 5)

Bài toán đơn

Tìm một trong các phần bằng nhau
của một số.


(Tuần 7)

Bài toán đơn

Gấp một số lên nhiều lần.

Bài toán đơn

Giảm đi một số lần.

Bài toán hợp

Bài toán giải bằng hai phép tính.

Bài toán hợp

Bài toán giải bằng hai phép tính (tt).

Bài toán đơn

So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

Bài toán đơn

So sánh số bé bằng một phần mấy số
lớn.

Bài toán đơn

Chu vi hình chữ nhật.


9/10/2015
Thứ tư

21/10/2015
Thứ ba

(Tuần 8)

27/10/2015
Thứ sáu (Tuần 10)
13/11/2015
Thứ hai (Tuần 11)
16/11/2015
Thứ ba (Tuần 12)
24/11/2015
Thứ hai (Tuần 13)
30/11/2015
Thứ hai (Tuần 18)
4/1/2016
4. Đo lường:
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra chung của 2 nhóm do Giáo viên ra đề.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra chung do cô Trần Thị Hòa – Tổ phó tổ
2+3 ra đề.
Cả hai bài kiểm tra trước tác động và sau tác động, đều lấy theo thang điểm cao
nhất là 10.
Tiến hành kiểm tra và chấm bài
GV nghiên cứu tiến hành thực nghiệm trong thời gian từ tuần 5 của học kì 1 đến
cuối học kì 1.
GV chấm bài là thầy Nguyễn Trước, giáo viên tổ 2+3.


15


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:
Đối chứng

Thực nghiệm

Điểm trung bình

6.045

7.833333333

Độ lệch chuẩn

2.134484802

1.666260113

Giá trị p của T-test

2.03907E-05

Chênh lệch giá trị TB 0.837616078
chuẩn (SMD)
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p =

2.03907E-05, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết
quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 7.833333333– 6.045= 0,837
2.134484802
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,837
cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng phương pháp dạy học thực hành theo
từng dạng bài đến việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3/3, trường
Tiểu học Vĩnh Nguyên 2 là Lớn.
Giả thiết của đề tài “ Việc áp dụng phương pháp dạy thực hành theo từng dạng bài
sẽ rèn được kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3/3 trường tiểu học Vĩnh
Nguyên 2.” đã được kiểm chứng.

16


Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng.

V. BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung
bình = 7,833 , kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung
bình = 6,045. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,788; điều đó cho thấy
điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt,
nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,837.
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là Lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai
nhóm là p = 2,03907E-05 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung

bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về
nhóm thực nghiệm.
Hạn chế:
Do mới làm quen với phương pháp nghiên cứu mới, khác với cách làm trước
đây(Sáng kiến kinh nghiệm), thời gian thực hiện biện pháp tác động lại chưa lâu (7
tuần), nên kết quả tác động chưa được như ý muốn của GV. Bên cạnh đó, nghiên
cứu này sử dụng phương pháp dạy học thực hành theo từng dạng bài nhằm rèn kĩ
năng giải toán có lời văn cho học sinh ở lớp 3/3, trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2,
Thành phố Nha Trang là một giải pháp tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, người
giáo viên cần phối hợp các phương pháp dạy học tích cực khác một cách linh hoạt,
17


phù hợp với từng đối tượng học sinh. Điều này đòi hỏi người GV phải đầu tư nhiều
thời gian hơn cho mỗi tiết dạy của mình.

VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận:
Việc áp dụng phương pháp dạy thực hành theo từng dạng bài đã rèn được kĩ năng
giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3/3 trường tiểu học Vĩnh Nguyên 2, Thành
phố Nha Trang, Khánh Hòa.

Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo: Tạo điều kiện thuận lợi cho GV dành nhiều thời gian
hơn cho việc nghiên cứu kiến thức, đầu tư cho tiết dạy.
Đối với các giáo viên: Không ngừng tự học hỏi, tự bồi dưỡng, đầu tư nhiều hơn
cho các tiết dạy toán.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và
đặc biệt các thầy cô giáo có thể ứng dụng vào việc dạy học giải toán có lời văn ở
lớp 3 để góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.


VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hỏi – đáp về dạy học Toán 3. Nhà xuất bản Giáo dục.
- Vở bài tập Toán 3- Nhà xuất bản Giáo dục
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 3 (Tập 1) – Nhà xuất bản Giáo
dục
- Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 3 (Tập 1) – Nhà xuất bản Giáo dục
- Thiết kế dạy học Toán 3 (sách giáo viên) – Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ
Chí Minh
- Thiết kế bài giảng Toán 3 (Tập 1) – Nhà xuất bản Hà Nội
- Phân loại và phương pháp giải bài tập Toán 3 - Nhà xuất bản tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh.
- Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh nắm vững phương pháp giải các bài toán
có lời văn lớp 3 (Cô Lưu Thị Thu - Trường Tam Lập).
18


- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Áp dụng phương pháp dạy học
tích cực vào việc giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3. (Nguyễn Việt Phương)

PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
1. Một số dạng bài toán có lời văn ở lớp 3:
Trong Sách giáo khoa Toán lớp 3, các bài toán được giới thiệu theo những
dạng chủ yếu sau:
19


a) Bài toán giải bằng hai phép tính (nói chung)
Ví dụ 1: Thùng thứ nhất đựng 18l dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn
thùng thứ nhất 6l dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?

Ví dụ 2: Một cửa hàng ngày thứ bảy bán được 6 xe đạp, ngày chủ nhật bán được
số xe đạp gấp đôi số xe đạp trên. Hỏi cả hai ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu
xe đạp?
b) Bài toán liên quan đến rút về đơn vị:
Ví dụ 1: Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can như thế có mấy lít
mật ong?
Ví dụ 2: Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can. Hỏi có 10l mật ong thì đựng
đều vào mấy can như thế?
c) Bài toán về các mối quan hệ giữa hai đại lượng:
- So sánh hai số hơn (kém) nhau một số đơn vị.
- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé hoặc số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Gấp một số lên nhiều lần.
- Giảm đi một số lần.
Ví dụ 1: Lớp 3A có 19 bạn nữ và 16 bạn nam. Hỏi số bạn nữ nhiều hơn số bạn
nam là bao nhiêu bạn?
Ví dụ 2: Trong vườn có 5 cây cau và 20 cây cam. Hỏi số cây cam gấp mấy lần
số cây cau?
Ví dụ 3: Ngăn trên có 6 quyển sách, ngăn dưới có 24 quyển sách. Hỏi số sách
ở ngăn trên bằng một phần mấy số sách ở ngăn dưới?
Ví dụ 4: Có 28 học sinh tham gia tập bơi, số học sinh đó là nam. Hỏi có bao
nhiêu học sinh nam tham gia tập bơi?
Ví dụ 5: Năm nay em 5 tuổi, tuổi chị gấp 2 lần tuổi em. Hỏi năm nay chị bao
nhiêu tuổi?
Ví dụ 6: Một công việc làm bằng tay hết 30 giờ, nếu làm bằng máy thì thời
gian giảm 5 lần. Hỏi làm công việc đó bằng máy thì hết bao nhiêu giờ?
d) Bài toán có nội dung hình học (tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi,
diện tích hình chữ nhật, hình vuông, …)
Ví dụ 1: Tính chu vi hình vuông có cạnh dài 2cm.
Ví dụ 2: Một hình chữ nhật có chiều rộng 5 cm, chiều dài hơn chiều rộng 3cm.

Tính diện tích hình chữ nhật đó?
e) Một số bài toán khác (dạng “trắc nghiệm”, thống kê, …)
Ví dụ 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
63cm

54cm

20


31cm

40cm

A. Chu vi hình chữ nhật ABCD lớn hơn chu vi hình chữ nhật MNPQ.
B. Chu vi hình chữ nhật ABCD bé hơn chu vi hình chữ nhật MNPQ.
C. Chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình chữ nhật MNPQ.
Ví dụ 2: Dưới đây là bảng thống kê số cây của bản Na đã trồng được trong 4
năm:
Năm
Loại cây
Thông
Bạch đàn

2000

2001

2002


2003

1875 cây
1745 cây

2167 cây
2040 cây

1980 cây
2165 cây

2540 cây
2515 cây

Dựa vào bảng trên hãy trả lời các câu hỏi dưới đây (theo mẫu):
a) Năm 2002 bản Na trồng được nhiều hơn năm 2000 bao nhiêu cây bạch đàn?
Mẫu: Số cây bạch đàn bản Na trồng năm 2002 nhiều hơn năm 2000 là:
2165 – 1745 = 420 (cây)
b) Năm 2003 bản Na trồng được tất cả bao nhiêu cây thông và cây bạch đàn?
Tuy nhiên, để giúp các em dễ nhớ và dựa vào cách phân loại dạng bài toán
giải có lời văn theo các “bước tính” thì có thể phân loại theo 2 dạng chủ yếu như
sau:
Dạng 1: Các bài toán đơn ( bài toán giải bằng một bước tính)
Dạng 2: Các bài toán hợp ( bài toán giải bằng hai bước tính trở lên).
2. Nội dung đề kiểm tra trước và sau tác động:
2.1. Đề kiểm tra trước tác động:
Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1: (3 điểm)
Đội Một trồng được 345 cây, đội Hai trồng được ít hơn đội Một 83 cây. Hỏi:
a) Đội Hai trồng được bao nhiêu cây?

b) Hai đội trồng được tất cả bao nhiêu cây?
Bài 2: (2 điểm)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một đội đồng diễn thể dục có 45 người xếp thành các hàng, mỗi hàng 5 người.
Hỏi đội đó xếp được bao nhiêu hàng?
A. 5 hàng
B. 9 hàng
C. 6 hàng
D. 15 hàng
21


Bài 3: (5 điểm)
Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó:
200 lít
Thùng to :
Thùng bé :

? lít
120 lít

2.2.

Đề kiểm tra sau tác động:
Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1: (2 điểm)

Năm nay bố 40 tuổi, tuổi con bằng

1

tuổi bố. Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi?
5

Bài 2: (2 điểm)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng 15cm?
A. 80cm
B. 40cm
C. 60cm
D. 70cm
Bài 3: (3 điểm)
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
14 con
Gà trống :
Gà mái :

? con

Bài 4: (3 điểm)
Một cửa hàng có 5 thùng dầu, mỗi thùng chứa 150l dầu. Người ta đã bán đi 345l
dầu. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu?
3. Đáp án đề kiểm tra trước và sau tác động:
3.1 Đề kiểm tra trước tác động:
Bài 1: (3 điểm) Mỗi lời giải + phép tính đúng: 1 điểm, đáp số:1 điểm
Bài giải:
a) Đội Hai trồng được số cây là:
345 - 83 = 262 (cây)
b) Cả hai đội trồng được số cây là:
22



345+ 262 = 607 (cây)
Đáp số: a) 262 cây
b) 607 cây
Bài 2: (2 điểm) Đáp án B. 9 hàng
Bài 3: (5 điểm)
- Lập đề toán đúng, phù hợp: 2 điểm
- Giải bài toán: 3 điểm (Mỗi lời giải + phép tính đúng: 1 điểm, đáp số:1
điểm)
Bài toán: Thùng to có 200l nước (xăng/ dầu/mật ong, …),thùng bé có 120l
nước (xăng/ dầu/mật ong, …). Hỏi thùng to (thùng bé) đựng nhiều hơn (ít hơn)
thùng bé (thùng to) bao nhiêu lít nước (xăng/ dầu/mật ong, …)?
Bài giải:
Thùng to đựng nhiều hơn thùng bé là:
(Hoặc : Thùng bé đựng ít hơn thùng to là:)
200 - 120 = 80 (l)
Đáp số: 80l
3.2 Đề kiểm tra sau tác động:
Bài 1: (2 điểm) Lời giải đúng: 0,5 điểm; phép tính đúng: 1 điểm; đáp số: 0,5 điểm
Bài giải:
Tuổi con năm nay là:
40 : 5 = 8 (tuổi)
Đáp số: 8 tuổi
Bài 2: (2 điểm) Đáp án A. 80cm
Bài 3: (3 điểm) Mỗi lời giải + phép tính đúng: 1 điểm, đáp số:1 điểm)
Bài giải:
Số gà mái có là:
14 x 4 = 56 (con)
Số gà mái và gà trống có là:
56 + 14 = 70 (con)

Đáp số: 70 con
23


Bài 4: (3điểm) Mỗi lời giải + phép tính đúng: 1 điểm, đáp số:1 điểm
Bài giải:
Cửa hàng có số lít nước (xăng/ dầu/…) là:
150 x 5 = 750 (l)
Cửa hàng còn lại số lít nước (xăng/ dầu/…) là:
750 - 345 = 405 (l)
Đáp số: 405l

4. Bảng điểm
NHÓM THỰC NGHIỆM

TT
HỌ VÀ TÊN
1 Nguyễn Anh Phương Anh
2 Nguyễn Quốc Anh
3 Trương Gia Bảo

KIỂM TRA
TRƯỚC TÁC
ĐỘNG
9
5
9

KIỂM TRA
SAU TÁC

ĐỘNG
10
7
10
24


4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

Nguyễn Thị Hồng Bích
Trần Quốc Bin
Đặng Hoàng Bảo Châu
Phạm Hồng Cường
Nguyễn Trí Dũng
Lê Quốc Đạt
Trần Hồng Hà
Nguyễn Cao Như Hải
Phạm Thị Hoàng Hải
Hoàng Trung Hiếu
Ngô Thanh Hiếu
Nguyễn Nhật Hoàng
Trịnh Vương Việt Hoàng
Trương Thị Hoàng
Trần Gia Huy
Trương Nguyễn Gia Huy
Vũ Đăng Huy
Trương Ngọc Khánh

Huỳnh Ngọc Linh
Cao Dương Hoàng Long
Võ Đình Luân
Nguyễn Cao Tân Minh
Thái Thị Vân Nhi
Lương Minh Quang
Hồ Bách Song
Phan Văn Tân
Khưu Thị Ngọc Thanh
Huỳnh Tuấn Thiện
Vũ Thủy Tiên
Võ Văn Tiến
Mai Lê Thuỳ Trang
Ngô Nguyễn Thùy Trang
Nguyễn Hạ Khánh Trân
Huỳnh Thái Minh Triết

5
4
9
5
6
7
4
6
3
8
7
8
10

3
6
6
5
8
9
8
5
9
8
7
5
8
5
3
8
5
9
6
6
6

7
6
10
7
7
10
5
8

6
9
7
9
10
5
8
7
8
9
9
9
6
10
9
9
5
8
8
4
9
7
9
7
8
8
25



×