Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Nâng cao ý thức, trách nhiệm thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 9 qua môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 84 trang )

ti nghiờn cu khoa hc s phm ng dng

Nm hc 2015 2016

TOM TAẫT ẹE TAỉI
Bin ụng v cỏc vựng bin, o ca nc ta cú v trớ chin lc rt quan
trng trong cụng cuc xõy dng v bo v T quc. õy cng l ni cú nhiu
nguy c gõy mt n nh, uy hip ch quyn v li ớch quc gia trờn bin ca ta.
ng thi, bin cũn l kho lu gi cỏc bớ mt ca quỏ kh, ghi nhn nhng trang
s ho hựng ca dõn tc Vit Nam. Bin thc s l b phn, lónh th thiờng
liờng ca T quc Vit Nam, l di sn thiờn nhiờn ca dõn tc, l ch da tinh
thn v vt cht cho ngi dõn. Cho nờn bo v ch quyn bin o l ngha v
ca mi cụng dõn, c bit l th h tr.
i vi la tui hc sinh THCS ngoi cỏc ngun thụng tin t thi s, bỏo
v internet iu cỏc em cũn thiu l rt nhiu, chớnh vỡ vy, ý thc v xỏc
nh trỏch nhim ca mỡnh trong vic bo v ch quyn bin o cũn khỏ m h.
Do ú, chỳng ta phi lm sao ph bin kin thc sõu rng hn na trong hc
sinh v vn Bin ụng cng nh phi cho cỏc em thy: vn mnh ca T
quc nm trong tay cỏc em. Chỳng ta cn khi dy trong mi ngi Vit Nam
ngn la nhit huyt yờu nc, ý thc bo v ch quyn bin o cng nh bo
v s ton vn lónh th ca t quc.
Xut phỏt t nhn thc v vn trờn, cng nh mong mun gúp phn
vo nhim v giỏo dc th h tr ý thc bo v ch quyn dõn tc i vi mi
tc t ca quờ hng Vit Nam, tụi chn ti: Nõng cao ý thc, trỏch
nhim th h tr trong vic bo v ch quyn bin o cho hc sinh lp 9/1
trng THCS Bựi Th Xuõn, thnh ph Nha Trang qua mụn GDCD. ú l
lý do tụi chn nghiờn cu ti ny.
Cú nhiu cỏch giỏo dc nõng cao ý thc, trỏch nhim th h tr trong
vic bo v ch quyn bin o cho hc sinh trong dy hc GDCD, t cỏc
phng phỏp truyn thng nh: thuyt trỡnh, m thoi, nờu gng, s dng
dựng trc quan n cỏc phng phỏp hin i nh: tho lun nhúm, ng nóo,


x lớ tỡnh hung, úng vai, t chc trũ chi, d ỏn Cỏc phng phỏp ny cú
th c thc hin qua cỏc hỡnh thc hc tp theo lp, theo nhúm, cỏ nhõn, cú
th t chc hc tp trong lp hoc sõn trng, tham quan, dó ngoi.
Nghiờn cu c tin hnh trờn 2 lp nguyờn vn ca khi 9: lp 9/1 l
lp thc nghim v lp 9/2 l lp i chng. Tụi dựng kt qu kim tra bi vit
hc sinh lm kt qu trc v sau tỏc ng.
Ngoi ra, sau tỏc ng tụi cũn dựng phiu iu tra kim chng thờm v
kt qu tỏc ng, tng tin cy vi kt qu ó t c.
1


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

Quá trình tác động được tôi tích hợp, lồng ghép vào các bài dạy GDCD 9
theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT.
Bài 4: Bảo vệ hòa bình
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của học
sinh. Giá trị trung bình điểm khảo sát của học sinh trước tác động là 6,54 và sau
tác động là 7,94. Kết quả kiểm chứng t-test là 0,00010 < 0,05 cho thấy sự khác
biệt giữa điểm trung bình qua khảo sát trước và sau tác động của nhóm thực
nghiệm là có ý nghĩa rất lớn. Điều này nói lên rằng việc nâng cao ý thức, trách
nhiệm thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 9/1
trường THCS Bùi Thị Xuân, thành phố Nha Trang qua môn GDCD là có hiệu
quả.
GIỚI THIỆU

I.

Hiện trạng:
a. Về mặt lý luận:
Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của
Đông Nam Á. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ Quảng Ninh ở phía Đông Bắc
tới Kiên Giang ở phía Tây Nam. Có 28/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam nằm
ven biển, chiếm 42% diện tích và 45% dân số cả nước; có khoảng 15,5 triệu
người sống gần bờ biển và hơn 175 ngàn người sông ở đảo. Tính trung bình tỉ lệ
diện tích theo số km bờ biển thì cứ 100km 2 có 1km bờ biển (so với trung bình
của thế giới là 600km2 đất liền trên 1km bờ biển).
Ý nghĩa kinh tế lớn nhất của biển không chỉ là giá trị vật chất của bản thân
chúng mà còn là vị trí chiến lược, là cầu nối vươn ra biển cả, là điểm tựa khai
thác các nguồn lợi biển, là những điểm tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta bảo
vệ những điều này là chúng ta đang bảo vệ đất nước, quê hương, tổ quốc mình.
Như đã biết, dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Lịch sử Việt Nam
đã chứng minh và khẳng định truyên thống yêu nước và lòng quật cường đó.
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của bất
cứ công dân Việt Nam nào, trong đó có học sinh, sinh viên, thế hệ tương lai của
đất nước. Nếu mỗi công dân có hiểu biết và ứng xử hợp lẽ thì quyền lợi tổ quốc
sẽ được đảm bảo. Chính vì lý do đó, lòng yêu nước không nên đặt trên cơ sở tự
phát mà cần được tuyên truyền, giáo dục và bồi dưỡng thường xuyên. Nếu xem
nhẹ điều này thế hệ chúng ta và nhất là thế hệ trẻ sẽ phai nhạt lí tưởng hoặc cực
2


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016


đoan, lệch lạc. Tình hình biên cương của tổ quốc đặc biệt là chủ quyền biển đảo
đang nóng lên theo tham vọng của các thế lực đòi hỏi trách nhiệm nặng nề cả hệ
thống chính trị và vai trò của ngành giáo dục, của từng nhà trường, của từng
giáo viên. Bắt đầu từ năm học 2010 Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường cập nhật
kiến thức biển, đảo và tập huấn tài liệu “Biển, đại dương và chủ quyền biển, đảo
Việt Nam”. Và để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, giáo dục ấy Hội đồng Đội
Trung ương đã triển khai chương trình công tác Đội, phong trào thiếu nhi và đã
có chỉ đạo các trường học cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục
về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, phát động phong trào “Em yêu biển đảo Việt
Nam” để thiếu nhi cả nước có những hành động, việc làm cụ thể hướng về biển
đảo như: tổ chức cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi “Trường Sa, Hoàng Sa trong trái tim
em”; cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về biển đảo Việt Nam; cuộc thi viết “Thư gửi
Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu” hay tổ chức Cuộc hành trình “Vì biển đảo thân
yêu” cho thiếu nhi... và sắp tới đây, khi tiến hành chương trình đổi mới xây dựng
SGK phổ thông chương trình học sẽ có nội dung về chủ đề biển đảo. Ban tuyên
giáo Trung ương và các cấp qua những lớp bồi dưỡng, đặc biệt là các lớp chính
trị hè đã đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục cần tập trung làm rõ các quan
điểm, chủ trương của Đảng về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
Trên cơ sở chứng cứ lịch sử, chúng ta tiếp tục khẳng định mạnh mẽ ý chí quyết
tâm bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, trong đó có hai quần đảo:
Hoàng Sa và Trường Sa.
Những sự kiện nêu trên là cơ sở cho tôi trong quá trình xây dựng nhận
thức và giáo dục trong học sinh. Đây là những chỉ đạo quan trọng để lồng ghép
kiến thức về chủ quyền biển đảo quê hương vào trong tiết dạy nhằm nâng cao
hiểu biết về luật pháp, bồi dưỡng về tình cảm để thế hệ trẻ có thể hun đúc truyền
thống yêu nước, bảo vệ tổ quốc.
Bởi một lẽ giản đơn, mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tuởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc”. Rõ ràng, việc khơi gợi, nâng cao ý thức, trách nhiệm về vấn đề chủ
quyền biển đảo trong các em học sinh là điều cần thiết, các em sẽ phát triển toàn
diện hơn, xứng đáng là thế hệ vàng, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.
b. Về mặt thực tiễn:
Thời gian qua, khi tình hình tranh chấp ngày càng gia tăng và diễn biến
ngày càng phức tạp về chủ quyền của một số nước trên biển Đông, trong đó có
Việt Nam. Vấn đề về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
3


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

Trường Sa. Đó là lý do chúng ta cần cung cấp cho học sinh những điều luật, cơ
sở pháp lý nền tảng để các em nhận thấy rõ rằng vùng biển đó, quần đảo đó là
thuộc chủ quyền của Việt Nam. Điều này không chỉ để các em tin tưởng mà
quan trọng là cung cấp cho các em những kiến thức vững vàng để các em có thể
tự tin trả lời, giải thích với người khác về chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt
Nam và từ đó các em sẽ xác định được trách nhiệm của bản thân đối với chủ
quyền biển đảo quê hương.
Khi nói đến toàn vẹn lãnh thổ, rất nhiều người vẫn đơn giản nghĩ tới vùng
đất liền chứ rất ít chú ý đến vùng biển đảo. Sự thiếu sót trong suy nghĩ và nhận
thức này bắt nguồn từ việc những nội dung về biển đảo ít được đề cập một cách
bài bản, nghiêm túc trong chương trình giáo dục các cấp. Nên đa số học sinh phổ
thông còn thiếu kiến thức về biển đảo và chủ quyền vùng biển Việt Nam. Trong
chương trình GDCD cấp THCS nội dung giáo dục biển đảo chủ yếu tập trung ở
lớp 9 nhưng chỉ giáo dục theo hướng lồng ghép tích hợp. Chính vì vậy, học sinh
chưa có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về vấn đề biển đảo. Làm cách nào giúp các
em thấy được giá trị vô giá của tài nguyên biển đảo và vấn đề quan trọng nhất là

chủ quyền biển đảo quê hương. Đây quả thực là vấn đề khó đối với xã hội nói
chung và đối ngành giáo dục nói riêng.
Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với một số đồng nghiệp về việc giảng
dạy GDCD có liên quan đến vấn đề giáo dục bảo vệ chủ quyền biển, đảo thì bản
thân tôi nhận thấy:
Vấn đề biển đảo ít được đề cập đến khi giảng dạy, nếu có thì giáo viên
còn nặng về việc cung cấp những kiến thức cơ bản của tiết học đó mà chưa chú
trọng mở rộng liên hệ tới vấn đề biển đảo.
Bên cạnh đó, vấn đề này kiến thức trong sách giáo khoa ít liên quan và
không có tài liệu hướng dẫn cụ thể. Hầu hết các em học sinh được tiếp cận ở bộ
môn địa lí song do thời lượng hạn chế cũng như yếu về kĩ năng tư duy cho nên
các em còn chưa hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển đảo của đất
nước và trách nhiệm các em phải làm.
Bác Hồ đã từng nói:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Vấn đề chủ quyền đất nước nói chung và chủ quyền biển đảo nói riêng mà
các em còn chưa biết, chưa nhận thức đúng đắn thì hậu quả sẽ ra sao khi các em
là thế hệ trẻ, là những chủ nhân trong tương lai xây dựng và bảo vệ đất nước sau
này. Câu hỏi đó tôi luôn đặt ra khi đứng trước thực trạng về sự hiểu biết vấn đề
4


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

biển đảo của học sinh trong trường, của địa phương và đang là vấn đề rất
“nóng” của đất nước.
Ngoài ra, tôi đang công tác tại Trường THCS Bùi Thị Xuân, đang theo

học tại trường có rất nhiều con em của các cán bộ, chiến sĩ Hải quân, đây cũng
là một thuận lợi, một cơ sở thực tiễn, một động lực thôi thúc tôi nghiên cứu đề
tài này, tôi nghĩ mình sẽ góp phần nhỏ trong việc gieo vào lòng các em ngọn lửa
đam mê, muốn nối tiếp truyền thống gia đình, dòng họ.
II. Giải pháp thay thế:
Có nhiều giải pháp được dự kiến, nhưng giải pháp có thể thực thi và hiệu
quả nhất là nâng cao ý thức, trách nhiệm thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền
biển đảo cho học sinh qua môn GDCD, đặc biệt là học sinh lớp 9.
Trong chương trình môn GDCD cấp THCS, số tiết, bài, nội dung đề cập
về biển đảo hầu như là không có, mà vai trò của biển đảo đối với sự phát triển
đất nước là rất quan trọng, có tính sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh quốc phòng. Vì vậy, khi dạy chúng ta phải lồng ghép, ngoài việc cung
cấp các căn cứ pháp lý và lịch sử chủ quyền biển đảo thì cần phải mở rộng, gợi
mở những giá trị to lớn về biển, đảo, những hành động, biện pháp khai thác các
tiềm năng, thế mạnh và nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo một cách hiệu quả. Trong khi
Bộ GD-ĐT chưa chính thức đưa nội dung chủ quyền biển, đảo vào chương trình
giáo dục, nếu mỗi giáo viên chú trọng hơn đến vấn đề này bằng những cách làm
khác nhau, tôi tin chắc rằng các em học sinh sẽ ý thức được trách nhiệm bảo vệ
chủ quyền biển, đảo của đất nước, biến khát vọng “giàu từ biển, mạnh từ biển”
của dân tộc ta thành hành động cụ thể.
Tôi tự tin, bản thân tôi đã và đang làm tốt vấn đề này.
Tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập thông tin ở các tài liệu nghe, đọc
được đăng tải thường xuyên trên các báo, đài, mạng Internet ... để lồng ghép vào
tiết học chính khóa cho đến các hoạt động; từ một nội dung riêng biệt cho đến
những nội dung tích hợp. Tất cả đều thành một hệ thống tuyên truyền giáo dục
nhất quán ở nhiều hình thức và cấp độ. Các nội dung này đều đặt ra vấn đề phù
hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và vận dụng một cách triệt để nguyên tắc “Thầy
hướng dẫn, gợi ý, cung cấp tư liệu chính thống - Trò nghiên cứu, tổ chức phối
hợp thực hiện”.
Đặc biệt, tôi luôn xác định vấn đề nội dung lồng ghép phải phải tuân thủ

được các quan điểm của Đảng, Nhà nước, pháp luật về vấn đề biên giới, chủ
quyền biển đảo để vừa mang được tính khách quan, khoa học; tránh nói một
chiều áp đặt, tránh chủ nghĩa cực đoan hoặc tạo kẽ hở để dễ bị tuyên truyền kích
động.
5


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

Nội dung cụ thể là như sau: khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của
Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như vùng lãnh hải
của ta theo Công ước quốc tế về Luật Biển. Làm rõ đường lối, chủ trương, chính
sách trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề chủ quyền biển, đảo.
Đi đôi với việc nhắc nhở, phát huy truyền thống chống giặc giữ nước của nhân
dân ta trong lịch sử; đồng thời lên án hành động ngang ngược, bất chấp luật
pháp, đạo lý của Trung Quốc hiện nay, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức nghĩa
vụ và quyết tâm sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong học sinh.
Giáo dục về ý thức, trách nhiệm của các em về vấn đề chủ quyền biển đảo
quê hương qua môn GDCD phải đa dạng, nhiều hình thức, phù hợp với tâm lí,
tình cảm và nhận thức theo từng lứa tuổi, từng cấp lớp.
Kết hợp được các phương thức giữa giảng dạy chính khóa và hoạt động
ngoại khóa; kết hợp tổ chức riêng về nội dung này vừa tổ chức lồng ghép với nội
dung khác; kết hợp giữa các phương tiện trực quan và hoạt động tập thể, kết hợp
giữa các biện pháp thủ công và ứng dụng công nghệ thông tin.
Sử dụng phương pháp dạy tích cực trong giảng dạy cho phép học sinh chủ
động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm
dưới sự chỉ dẫn của giáo viên, cụ thể những phương pháp đó là:
Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp trò chơi
Phương pháp quan sát
Phương pháp động não
Tóm lại, đây là một vấn đề mang tính thời sự, chính trị, để làm tốt được
trách nhiệm của mình tôi phải luôn nắm vững quan điểm, tư tưởng của Đảng,
của Nhà nước, có lập trường kiên định vững vàng, phải biết cập nhật và nhận
thức đúng đắn về những thông tin tư liệu tiếp nhận được để lồng ghép vào bài
giảng, để vệc giáo dục tình yêu và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học
sinh đi đúng hướng hơn.
III. Vấn đề nghiên cứu :
Có thể nâng cao ý thức, trách nhiệm thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ
quyền biển đảo cho học sinh lớp 9/1 trường THCS Bùi Thị Xuân, thành phố Nha
Trang qua môn GDCD hay không ?
IV. Giả thuyết nghiên cứu :
Có. Qua môn GDCD có thể nâng cao ý thức, trách nhiệm thế hệ trẻ trong
việc bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 9/1 trường THCS Bùi Thị
Xuân (giả thuyết có định hướng).
6


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

PHƯƠNG PHÁP:
I. Khách thể nghiên cứu:
- Giáo viên: Phạm Thị Nhã Trâm (trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu).
- Hoïc sinh: lớp 9/1, 9/2 trường THCS Bùi Thị Xuân , Nha Trang, Khánh
Hòa.
II. Thiết kế nghiên cứu:

- Chọn 2 lớp nguyên vẹn: lớp 9/1 là lớp thực nghiệm và lớp 9/2 là lớp đối
chứng. Tôi dùng bài kiểm tra làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra
cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép
kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2
nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 1.
Bảng kiểm chứng để xác định nhóm tương đương
Đối chứng
6,54

Thực nghiệm
6,49

TBC
p=
0,41
p = 0,41 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là
tương đương.
Bảng 2.
Thiết kế nghiên cứu

Nhóm

Kiểm tra
trước tác động

Thực
nghiệm


O1

Đối
chứng

O2

Tác động
Dạy học GDCD lồng ghép kiến
thức về chủ quyền biển đảo
(mức độ cao) gắn với hình ảnh,
phim tư liệu…
Dạy học GDCD lồng ghép kiến
thức về chủ quyền biển đảo
(mức độ thấp) chỉ mang tính sơ
lược, lý thuyết.

Kiểm tra sau
tác động
O3

O4

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
III. Quy trình nghiên cứu:
7


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng


Năm học 2015 – 2016

Tôi trực tiếp sưu tầm tư liệu về biển đảo đưa vào minh họa cho các bài
giảng trên lớp. Tùy vào nội dung bài học, nhận thức, tư duy của học sinh, lượng
kiến thức của bài tôi chọn hình ảnh, tư liệu thích hợp.
Trình tự tiến hành
1. Xác định nội dung kiến thức về chủ quyền biển đảo trọng tâm,
chính xác, gần gũi với thực tiễn, đúng tư tưởng chính trị.
2. Xây dựng các bước đi trong một tiết dạy.
3. Chú ý một số điểm quan trọng: phát triển năng lực học sinh, giáo
dục kĩ năng sống, giá trị sống,…vv
4. Chọn hình ảnh, bài viết, bài hát minh họa phù hợp.
5. Lồng ghép vào bài học.
6. Cho học sinh liên hệ bản thân (quan trọng)
7. Tự đánh giá kết quả thực hiện.
8. Ngoài ra, tôi còn tổ chức 1 buổi chuyên đề về biển đảo quê hương
cho học sinh khối 9.
9. Dạy học tích hợp liên môn về chủ đề biển đảo quê hương.
10. Phát động cuộc thi vẽ tranh về biển đảo quê hương, viết bài với nội
dung như sau: nêu cảm nhận của học sinh về biển đảo quê hương, tình cảm của
các em đối với các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, trách nhiệm của các
em đối với chủ quyền của đất nước…vv (đặc biệt tôi quan tâm đến lớp thực
nghiệm).
11. Sau khi tác động, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra sau tác động,
đồng thời phát phiếu điều tra về ý thức đối với học sinh.
* Khi lựa chọn nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh
tôi đã chú ý những vấn đề sau:
- Nội dung được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí và sự
phát triển của học sinh.

- Gắn với chương trình, sách giáo khoa của cấp học, không đưa thêm
nhiều nội dung mới gây quá tải về học tập cho học sinh.
- Nội dung lựa chọn phải thiết thực, gần gũi với thực tiễn cuộc sống của
học sinh.
- Phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và tập quán văn hóa của
vùng, miền.
- Thời lượng cho việc lồng ghép giáo dục không chiếm nhiều thời gian
của tiết học, cần lồng ghép trong nội dung bài học không tách riêng thành đề
mục.
8


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

- Tôi tham khảo, sưu tầm thêm tư liệu trên mạng Internet qua các website:
www.violet.vn , www.catlinhschool.edu.vn, www.giaovien.net …
Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm theo
thời khoá biểu, lịch báo giảng và kế hoạch năm học.
Bảng 3.

Bảng thời gian thực nghiệm

Thứ
Ngày
Môn Lớp
Tên bài dạy
Hai 21/9/2015 GDCD 9/1 Bảo vệ hòa bình
Bảy 26/9/2015 GDCD 9/2 Bảo vệ hòa bình

Hai 28/9/2015 GDCD 9/1 Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Bảy 03/10/2015 GDCD 9/2 Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Hai 05/10/2015 GDCD 9/1 Hợp tác cùng phát triển
Bảy 10/10/2015 GDCD 9/2 Hợp tác cùng phát triển
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
Hai 12/10/2015 GDCD 9/1
của dân tộc (t1)
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
Bảy 17/10/2015 GDCD 9/2
của dân tộc (t1)
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
Hai 19/10/2015 GDCD 9/1
của dân tộc (t2)
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
Bảy 24/10/2015 GDCD 9/2
của dân tộc (t2)
* Tổ chức buổi chuyên đề Chúng em với biển đảo quê hương cho học sinh
khối 9: Thứ 4 (tiết 3,4) ngày 11/11/2015.
* Dạy tiết học tích hợp liên môn với chủ đề biển đảo quê hương: lớp 9/1
(thứ 4, tiết 4, ngày 09/12/2015)
IV. Đo lường và thu thập dữ liệu :
Bài kiểm tra trước tác động là kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng đầu
năm, tiến hành trên tất cả học sinh.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra có tiêu chí được chính tôi biên
soạn.
Tiến hành khảo sát và chấm khảo sát:
Bảng 4.
Bảng thời gian tiến hành khảo sát và chấm khảo sát

Thứ Ngày


Nội dung thực hiện

Địa điểm

9


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Ba

14/9/2015

Năm 17/9/2015
Hai

21/9/2015

Khảo sát trước tác
động
Khảo sát trước tác
động
Chấm khảo sát trước
tác động

Năm học 2015 – 2016

Lớp 9/1 ,Trường THCS Bùi Thị Xuân
Lớp 9/2 ,Trường THCS Bùi Thị Xuân

Văn phòng Trường THCS Bùi Thị Xuân

Năm 05/01/2016 Khảo sát sau tác động Lớp 9/1, Trường THCS Bùi Thị Xuân
Bảy 09/01/2016 Khảo sát sau tác động Lớp 9/2, Trường THCS Bùi Thị Xuân
Hai

11/01/2016

Chấm khảo sát sau
tác động

Văn phòng Trường THCS Bùi Thị Xuân

Sau khi tiến hành khảo sát, tôi tiến hành chấm bài khảo sát theo đáp án đã xây
dựng.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
I. Phân tích dữ liệu :
Bảng 5.
Bảng so sánh điểm trung bình sau tác động:

Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị p của T-test
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)

Đối chứng
Thực nghiệm
7,05
7,94
0,88

1,03
0,00010 < 0,05
1,01

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả p =
0,00010 < 0,05 cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do
kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là SMD =

7,94 − 7,05
= 1,01
0,88

Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
1,01 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có lồng ghép kiến thức về chủ
quyền biển đảo (kèm hình ảnh, phim tư liệu minh họa) đến kết quả học tập của
nhóm thực nghiệm là rất lớn.

10


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

....Giả thuyết của đề tài: “ Nâng cao ý thức, trách nhiệm thế hệ trẻ trong
việc bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 9/1 trường THCS Bùi Thị

Xuân, thành phố Nha Trang qua môn GDCD” đã được kiểm chứng.

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Đặc biệt hơn nữa, sau khi tác động tôi đã dùng phiếu điều tra để kiểm
chứng kết quả, độ tin cậy của đề tài.
Tôi thu được kết quả rất tốt, thể hiện rõ ý thức, trách nhiệm của học sinh
đối với vấn đề chủ quyền biển đảo đã được nâng cao sau khi tác động.
Tôi phát phiếu điều tra cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Sau khi
phân tích số liệu tôi thấy rõ, học sinh ở lớp thực nghiệm có ý thức tốt hơn, xác
định được những việc các em phải làm đối với chủ quyền biển đảo so với học
sinh lớp đối chứng, đây là sự chênh lệch có ý nghĩa.
Cụ thể như sau:

Bảng 6.
a. Lớp thực nghiệm:
11


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

Tổng số người trả lời: 35
Ý THỨC, HỨNG THÚ HỌC TẬP, HÀNH VI
TS ý kiến
1. Hiểu biết về Trường Sa, Hoàng Sa
35
2. Hứng thú khi tiết học có lồng ghép chủ
32

quyền biển đảo.
3. Thái độ quan tâm, tìm hiểu thông tin về chủ
33
quyền biển đảo quê hương.
4. Có nhận thức được trách nhiệm của bản thân
35
đối với vấn đề chủ quyền biển đảo.

Tỉ lệ %
100%
91,4%
94,3%
100%

b. Lớp đối chứng:
Tổng số người trả lời: 37
Ý THỨC, HỨNG THÚ HỌC TẬP, HÀNH VI
TS ý kiến
1. Hiểu biết về Trường Sa, Hoàng Sa
32
2. Hứng thú khi tiết học có lồng ghép chủ
30
quyền biển đảo.
3. Thái độ quan tâm, tìm hiểu thông tin về chủ
32
quyền biển đảo quê hương.
4. Có nhận thức được trách nhiệm của bản thân
33
đối với vấn đề chủ quyền biển đảo.


Tỉ lệ %
86,4%
81,2%
86,4%
89,2%

Qua số liệu trên, chúng ta có thể thấy hiểu biết, ý thức của học sinh lớp
thực nghiệm tốt hơn học sinh lớp đối chứng, hứng thú đối với một tiết học cũng
vậy và điều quan trọng nhất là các em đã xác định được trách nhiệm của bản
thân nói riêng, của thế hệ trẻ nói chung đối với vấn đề chủ quyền biển đảo.
Kết luận: sự tác động của đề tài đối với lớp thực nghiệm là rất lớn, có ý
nghĩa, điều này đã được kiểm chứng qua nhiều nguồn thông tin (bài kiểm tra
trước và sau tác động, phiếu điều tra thông tin học sinh, bài vẽ tranh, bài viết, tư
liệu các em sưu tầm được về chủ quyền biển đảo quê hương, không khí buổi
chuyên đề, tiết học dạy học tích hợp liên môn về chủ quyền biển đảo quê
hương).
Theo tôi, kết quả tôi đã thu được: học sinh được nâng cao về mặt nhận
thức, sự hiểu biết dựa trên luật pháp, lịch sử về biển đảo và Hoàng Sa, Trường

12


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

sa; nâng cao tình cảm với tổ quốc, quê hương và thái độ sẵn sàng bảo vệ tổ
quốc.
Tôi nhận thấy các tiết GDCD có tích hợp giáo dục tình yêu và bảo vệ biển
đảo trở nên gần gũi với học sinh, các em hứng thú hơn với tiết học, có ý thức tìm

đọc các tài liệu về biển đảo. Như vậy, điều lớn nhất tôi đạt được là đã bồi đắp
cho học sinh tình yêu biển đảo, yêu đất nước và ý thức giữ gìn chủ quyền biển
đảo quê hương. Qua đó, có thể củng cố niềm tin cho học sinh vào những chủ
trương của Đảng, nhà nước về vấn đề biên giới hải đảo; Những biện pháp giải
quyết hòa bình, kiên trì để chống lại việc kích động gây xáo trộn đời sống xã
hội; sự tri ân những con người dũng cảm bất khuất đã hy sinh để bảo vệ Hoàng
Sa, Trường sa và phân biệt những âm mưu, thủ đoạn xâm lược, bành trướng của
kẻ thù.
Như vậy, căn cứ vào kết quả bước đầu của đề tài nghiên cứu, tôi đã có cơ
sở để áp dụng phạm vi ứng dụng đề tài này cho cả khối lớp 9 của trường THCS
Bùi Thị Xuân.
Tôi sẽ tiến hành sau khi hoàn thành đề tài và tôi tin bản thân sẽ hài lòng
với kết quả đạt được.
II. Bàn luận:
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là ĐTB = 7,94 ;
kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 7,05.
Độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm là 0,89. Điều đó cho thấy điểm
trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt, lớp được
tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,01.
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-test ĐTB bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p =
0,00010 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực
nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
13



Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

I. Kết luận :
...Thông qua những biện pháp và bước đi cụ thể, vừa kết hợp công tác giảng
dạy học tập, vừa kết hợp với các hoạt động khác (chuyên đề, dạy học tích hợp
liên môn, thi vẽ tranh, viết bài cảm nhận), qua một thời gian thực hiện, việc
tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm thế hệ trẻ đối với vấn đề
chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp thực nghiệm đã có rất nhiều khởi sắc. Cơ
bản các em đã có những hiểu biết phổ thông về biển, bờ biển, thềm lục địa; về
các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ý thức trách nhiệm của học sinh đã thay
đổi đáng kể. Trong một số tiết dạy khi có liên hệ về hành động hạ đặt trái phép
giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, các em học sinh đã thể
hiện được quan điểm đúng đắn của mình và tỏ thái độ lên án hành động đó của
Trung Quốc. Hay trong hoạt động trang trí lớp học các em mạnh dạn làm mô
hình thể hiện tình yêu đất nước, yêu biển đảo quê hương hoặc thể hiện ở các bài
vẽ tranh phong cảnh, các hoạt động văn nghệ chào mừng những ngày lễ lớn, các
em đã chọn hát về Trường Sa, Hoàng Sa, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt
Nam…vv
....
Có thể kết luận: việc nâng cao ý thức, trách nhiệm thế hệ trẻ trong việc
bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 9/1 trường THCS Bùi Thị Xuân,
thành phố Nha Trang qua môn GDCD đã có kết quả.
II. Kiến nghị:
1. Đối với các cấp lãnh đạo :
- Đối với Bộ GD-ĐT cần trang bị, cung cấp các tài liệu liên quan chủ
quyền biển đảo. Trong bộ môn GDCD cần viết các bài về biển đảo cụ thể, hạn
chế tích hợp vào các bộ môn, nhằm giúp các em nhận thấy rõ tầm quan trọng
của Biển đảo.

- Vấn đề giáo dục bảo vệ biển đảo cần được sự chỉ đạo thực hiện rõ ràng
trong chương trình Sách giáo khoa, ví dụ tích hợp vào địa chỉ bài nào, tiết nào và
có tài liệu hướng dẫn cụ thể để thực hiện chung.
- Đối với nhà trường cần tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại về với
biển sẽ giúp các em nhận thức nhanh hơn các bài dạy.
2. Đối với giáo viên :
- Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, cập nhật
thông tin về Biển Đảo hàng ngày, đặc biệt là những tin tức có tính thời sự để
việc nâng cao ý thức, trách nhiệm thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển
đảo cho học sinh qua môn GDCD có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng bộ
môn.
14


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

- Tích cực sưu tầm những tư liệu, hình ảnh về biển đảo và biết cách chọn
lọc để đưa vào bài dạy ở mức độ thích hợp.
- Tuyên truyền để mỗi cán bộ giáo viên là tấm gương sáng trong việc xác
định trách nhiệm đối với vấn đề chủ quyền biển đảo cho học sinh noi theo.
- Tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân, chính quyền địa
phương ủng hộ công tác giáo dục về chủ quyền biển đảo cho học sinh.
Với những kết quả đạt được ở trên tôi nghĩ rằng bước đầu mình đã góp
một phần nhỏ bé trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm cho thế hệ trẻ về vấn
đề chủ quyền biển đảo, qua những tiết học GDCD có lồng ghép các kiến thức
này thì các em sẽ yêu hơn quê hương tổ quốc Việt Nam, các em sẽ hiểu được
toàn vẹn lãnh thổ là như thế nào? đặc biệt nhất, các em sẽ biết làm gì khi đất
nước có sự xâm lăng về biên giới trên biển, hiểu được vì sao vận mệnh tổ quốc

nằm trong tay các em?...vv
* Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi mong quý đồng nghiệp quan tâm, chia
sẻ.

15


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
2. Sách giáo khoa GDCD lớp 9 (NXB giáo dục).
3. Giáo trình Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THCS (NXB Giáo
dục).
4. Luật biển Việt Nam
5. Công ước Liên Hợp quốc về biển đảo năm 1982
6. Mạng Internet:
- www.violet.vn
- www.giaovien.net
- Thuvientailieu.bachkim.com

16


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016


PHỤ LỤC
I. THIẾT KẾ BÀI HỌC
Dạy học tích hợp liên môn:
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
(Dạy học tích hợp các môn học: Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn, Âm nhạc, Tin học
trong bộ môn giáo dục công dân)
1. Mục tiêu dạy học:
* Kiến thức của các môn học sẽ đạt được là:
+ Môn giáo dục công dân: Những chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách của Nhà nước về phát triển biển đảo; giáo dục tinh thần yêu nước - yêu
biển đảo Việt Nam.
+ Môn địa lí: Vị trí đại lí, đặc điểm địa hình, các nguồn tài nguyên biển
đảo.
+ Môn lịch sử: Lịch sử phát triển, ý nghĩa của biển đảo.
+ Môn văn học: Các bài thơ, các thao tác phân tích, tổng hợp.
+ Môn Âm nhạc: Một số ca khúc ca ngợi biển đảo quê hương.
* Kĩ năng: Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn:
Âm nhạc, Địa lí, Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân thông qua tiết học: Giáo
dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
* Thái độ:
- Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm.
- Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức bài học để giải quyết các vấn đề
trong thực tiễn. Qua đó tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh nói
riêng và mỗi người Việt Nam nói chung đối với vấn đề chủ quyền quốc gia trong
đó có vấn đề chủ quyền biển đảo.
2. Đối tượng dạy học của tiết học:
- Học sinh lớp 9/1, trường Trung học cơ sở Bùi Thị Xuân, Nha Trang,
Khánh Hòa.
3. Ý nghĩa, vai trò của tiết học:
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn

đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.
- Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực
tế, từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
- Qua việc thực hiện dạy học tích hợp liên môn sẽ giúp giáo viên bộ môn
không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trao dồi
17


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình
huống, vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh và hiệu quả.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực,
tư duy sáng tạo.
- Cụ thể qua tiết học này học sinh không chỉ củng cố, nâng cao kiến thức
về nội dung biên giới, biển và hải đảo mà qua đó tăng cường giáo dục ý thức
trách nhiệm của học sinh nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung đối với
vấn đề chủ quyền quốc gia trong đó có vấn đề chủ quyền biển đảo.
4. Thiết bị dạy học:
+ Máy chiếu, chuông bấm
5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Bài học được tiến hành trong 1 tiết học ( 45 phút)
Gồm 4 hoạt động
- Hoạt động :1. Khái quát biển đảo Việt Nam
- Hoạt động :2.Tìm hiểu vai trò của biển đảo Việt Nam đối với sự phát triển kinh
tế, an ninh, quốc phòng
- Hoạt động : 3. Giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ chủ
quyền biển đảo trong tình hình hiện nay.

- Hoạt động 4: Liên hệ, củng cố
Nội dung cụ thể:
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh khái quát về biển đảo Việt Nam.
- Hiểu được vai trò của biển đảo đối với sự phát triển kinh tế và an ninh
quốc phòng.
- Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình hiện nay
- Trách nhiệm của công dân học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền biển
đảo trong tình hình hiện nay.
2. Kỹ năng:
- Nhận thức hành vi đúng sai đứng sai trong việc bảo vệ chủ quyền biển
đảo trong tình hình hiện nay
- Rèn kỹ năng tìm hiểu, giữ gìn biển đảo quê hương

18


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

- Kỹ năng giải quyết tình huống cụ thể,kĩ năng thực hành, kĩ năng đóng
vai .
3. Thái độ :
- Hiểu được biển đảo là một phần của đất nước, là cuộc sống; và thực tế
hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức khai phá dựng xây và sẵn sàng đổ cả
xương máu cho chủ quyền biển đảo.
- Qua đó tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh nói riêng

và của người Việt Nam nói chung đối với vấn đề chủ quyền quốc gia.
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực hợp tác nhóm, năng lực thực hành bộ mơn, năng lực thuyết trình,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dung cơng nghệ thơng tin, năng lực sử
dụng ngơn ngữ, năng lực sáng tạo....
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1/ Giáo viên:
a/ Phương pháp
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp.
- Trực quan.
- Trò chơi.
b/ Tài liệu và phương tiện
- Máy chiếu, bút dạ, cờ tay.
- Tư liệu, tranh ảnh.
- Giấy khổ lớn…
2/ Học sinh
- Chuẩn bò bài học (vở ghi chép, SGK,....)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức.
3. Bài mới
2. Giới thiệu bài
a. Khởi động:
GV: cho HS nghe bài hát Nơi đảo xa ( Tích hợp mơn âm nhạc)
H. Bài hát gợi cho em những suy nghĩ gì?
GV: Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ của đất nước Việt nam, qua nghìn
đời nó ln gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh
thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống và
thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức khai phá dựng xây và sẵn

sàng đổ cả xương máu cho chủ quyền biển đảo. Vậy là một cơng dân Việt Nam,
chúng ta phải làm gì để tiếp nối truyền thống đó. Bài học hơm nay cơ và các em
19


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

cùng đi tìm hiểu ... GV: Khái quát nội dung bài học: Bài học hôm nay cô cùng
các em tìm hiểu bốn nội dung cơ bản sau:
I. Khái quát biển đảo Việt Nam
II. Vai trò của biển đảo đối với sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
III. Giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân- học sinh trong việc bảo vệ chủ
quyền biển đảo trong thời kì hiện nay.
b. Các hoạt động dạy học cụ thể:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Sử dụng phương án dự án I. Khái quát biển đảo Việt Nam
để khái quát về biển đảo Việt Nam
- Việt Nam là quốc gia ven biển
Mục tiêu: Hs hiểu khái quát biển đảo Việt nằm ở bờ Tây của biển Đông
Nam
- Bờ biển dài 3260 km có khoảng
Phương pháp: Dự án, thảo luận nhóm
Gv: Sử dụng bản đồ Việt Nam
( máy chiếu)
(Tích hợp với bộ môn Địa lí, Tin học HS

chuẩn bị thông tin trong sách địa lí, trên
mạng Internet và kiến thức trong cuộc
sống)

4000 đảo trong đó 2 quần đảo
lớn nhất là Hoàng Sa, Trường Sa.
- Tài nguyên thiên nhiên phong
phú...

H. Nêu hiểu biết của em về biển đảo Việt
Nam?

- Hs: Tìm hiểu trên mạng và kết hợp kiến
thức địa lí trình bày khái quát về biển đảo
Việt Nam.
Hs trả lời và kết hợp trình bày trên bản đồ
GV: Mời đại diện nhóm lên trình bày khái
20


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

quát về biển đảo Việt Nam.
H. Em có nhận xét gì về cách trình bày của
nhóm bạn?
GV: Nhận xét bổ sung:
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ
Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa

kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ
quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên
3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng
thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các
quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ
số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền
của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100
km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh,
thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố
có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại
các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân II. Vai trò của biển đảo đối với
tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây sự phát triển kinh tế và an
dựng và phát triển của đất nước và con ninh quốc phòng
người Việt Nam.
Hs lắng nghe và ghi bài
Hoạt động 2: Sử dụng phương án trò
chơi để thấy được vai trò của biển đảo
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được tầm quan
trọng của biển đảo đối với sự phát triển kinh
tế và an ninh quốc phòng.
Phương pháp: Trò chơi của biển đảo đối
với sự phát triển kinh tế – an ninh quốc
phòng.
( Tích hợp với bộ môn Địa lý, Lịch sử,
Ngữ văn , Tin học)
Gv chia lớp thành 4 đội chơi mang tên
Hoàng Sa- Trường Sa- Bạch Long Vĩ- Phú
Quốc ( tương ứng với 4 tổ)
GV: Phổ biến luật chơi (trên máy chiếu)

Câu hỏi đã chuẩn bị từ tiết trước giao cho 4
tổ về tìm hiểu.
GV: Người điều khiển chương trình công bố
thể lệ trò chơi: Có 8 câu hỏi để đội chơi trả
21


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

lời. Đội nào trả lời đúng mỗi câu được 10
điểm , câu may mắn được 20 điểm.
HS hoạt động nhóm và trả lời nhanh theo
hình thức bấm chuông
Các đội chơi lần lượt được chọn câu hỏi trả
lời.
HS trả lời và ghi điểm
GV: Hs cử 1 thư kí ghi điểm và một người
điều hành trò chơi.
Câu 1: Bài thơ nào khẳng định chủ quyền
lãnh thổ của Việt Nam? Hãy đọc bài thơ đó?
Trả lời: Nam quốc Sơn Hà - Lý Thường Kiệt
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao chúng bay sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!
Câu 2: Thành phố Hải Phòng có những
huyện đảo nào?
Trả lời: Cát Hải và Bạch Long Vi

Câu 3: Tuần lễ biển và hải đảo VN năm
2014 được tổ chức ở đâu? Chủ đề gì?
Trả lời: Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
năm 2014 với chủ đề “Chung tay bảo vệ đại
dương xanh” sẽ được tổ chức tại Đồ Sơn
(TP Hải Phòng từ ngày 1 đến ngày 8-6)
Câu 4: Vai trò của biển đảo nước ta có tầm
quan trọng như thế nào trong sự nghiệp xây
dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc?
Trả lời: Du lịch, hàng hải, nguồn tài
nguyên thiên nhiên và có ý nghia về an ninh
quốc phòng.
Người điều khiển: Để ca ngợi vai trò của
biển đối với đời sống con người nhà thơ
Huy Cận đã từng viết:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta từ buổi nào”
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung
22


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết
“Chiến lược biển Việt Nam năm 2020” với
mục tiêu: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành
quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển,
phát triển toàn diện các ngành, nghề biển

gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra
tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả
cao với tầm nhìn dài hạn…”.
Câu 5: Tầm quan trọng của biển đảo đối với
vấn đề quốc phòng an ninh ở nước ta?
Trả lời: Làm tăng chiều sâu phòng thủ đất
nước ra hướng biển.
Người điều khiển: Do đặc điểm lãnh thổ
đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven
biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi
rộng nhất khoảng 600km, nơi hẹp nhất
khoảng 50km), nên chiều sâu phòng thủ đất
nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm
chính trị, kinh tế - xã hội của ta đều năm
trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên
rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu
chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất
liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá
của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát
từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần
bờ được củng cố xây dựng thành những căn
cứ, vị trí trú đậu, triển khai của các lực
lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia
của các lực lượng khác thì biển, đảo có vai
trò rất quan trọng làm tăng chiều sâu phòng
thủ hiệu quả cho đất nước.
Câu 6: Tư liệu vô giá về chủ quyền lãnh thổ
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
thế giới?


23


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

Trả lời: Châu bản triều Nguyễn
Người điều khiển: Sáng 30/7/2014, tại Hà
Nội, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ
Nội vụ) đã tổ chức Lễ đón nhận “Bằng Di
sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn thuộc
Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương của UNESCO”. Như
vậy, Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu
thứ tư của Việt Nam được UNESCO công
nhận, sau Mộc bản triều Nguyễn (năm
2007), 82 Bia đá Tiến sỹ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (năm 2010) và Mộc bản
Chùa Vĩnh Nghiêm (năm 2012).
Câu 7: Cơ sở pháp lý nào để khẳng định chủ
quyền các vùng biển và thềm lục địa Việt
Nam?
Trả lời: Công ước Liên Hợp quốc về Luật
Biển năm 1982
Câu 8: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng,
ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, bờ
biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn
nó”: Câu nói đó là của ai?
Trả lời: Hồ Chí Minh.
GV: Tiếp tục phần trò chơi với phần thi về

đích với mỗi câu hỏi tương ứng với 30
điểm.
Yêu cầu các nhóm cùng viết đáp án ra bảng
phụ thời gian suy nghĩ 10 giây.
HS trả lời nhanh và ghi điểm
Câu 1. Đảo lớn nhất trong hệ thống đảo của
nước ta là:
a. Đảo Bạch Long Vĩ.
b. Đảo Cồn Cỏ
c. Đảo Phú Quốc.
d. Côn Đảo.
Đáp án: c

24


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học 2015 – 2016

Đảo Phú Quốc
Câu 2: Từ thế kỷ XVII, các Chúa Nguyễn
đã cho lập đội để khai thác và thực thi chủ
quyền trên biển Đông, trong đó có hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là 2 đội
nào?
a. Hoàng Sa và Trường Sa.
b. Hoàng Sa và Bắc Hải.
c. Sơn ca và Trường Sa.
d. Cô Lin và Bắc Hải.

Đáp án: b

Câu 3: Chính phủ đã đồng ý phê duyệt cho
phép TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây
dựng đảo nào sau đây thành đảo Thanh
niên:
A. Lý Sơn
25


×