Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

DU LỊCH BỀN VỮNG THÁCH THỨC, CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.18 KB, 11 trang )

DU LỊCH BỀN VỮNG

I. Giải pháp nào cho phát triển du lịch Việt Nam bền vững?
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam tăng gấp
hơn 2 lần trong 12 năm qua, từ 2,1 triệu lượt khách năm 2000 lên 6,8 triệu lượt
khách năm 2012. Trong khi đó, du lịch nội địa cũng cho thấy mức tăng trưởng
tương tự, từ 11,7 triệu lượt khách năm 2000 lên 23 triệu lượt năm 2009. Tổ chức
Du lịch Thế giới thuộc Liên hợp quốc nêu rõ mức tăng trưởng 8.9% của lượng
khách quốc tế tới Việt Nam trong thập kỷ qua đã vượt xa mức tăng trưởng 3,4%
mà ngành du lịch thế giới đang trải nghiệm.
II. Tương lai ngành du lịch Việt Nam vô cùng sáng lạn:
Tới năm 2015, du lịch và lữ hành được kỳ vọng trở thành ngành tuyển dụng
nhân lực lớn nhất Việt Nam, sẽ đóng góp khoảng 15% lực lượng lao động quốc
gia, 1,4 triệu công việc trực tiếp và một khối lượng đáng kể công việc gián tiếp.
Tương lai ngành du lịch Việt Nam vô cùng sáng lạn. Tới năm 2020, ngành du lịch
kỳ vọng đón khoảng 10-10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế (mức tăng trưởng
hàng năm đạt 7,6%) và 48 triệu lượt khách du lịch nội địa (mức tăng trưởng hàng
năm đạt 5,3%), tăng tổng thu của ngành du lịch lên 18-19 tỷ USD (mức tăng
trưởng đạt 13.8% tới năm 2015 sau đó duy trì mức tăng trưởng định kỳ hàng năm
là 12%). Đồng thời, đóng góp ngành du lịch vào GDP sẽ tăng từ 6,5%-7% và
ngành du lịch kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 42,5 tỷ USD vốn đầu tư.
1


Rõ ràng ngành du lịch là một ngành có mức tăng trưởng mạnh mẽ, là một cỗ
máy quan trọng thúc đẩy chi tiêu, đầu tư, tạo ra thu nhập ngoại tệ, việc làm và tăng
cường bảo vệ các di sản thiên nhiên, văn hóa. Vì vậy. Nếu không xây dựng mô
hình du lịch mới, chỉ phát triển du lịch đại trà thì Việt Nam sẽ đối mặt hàng loạt
loạt nguy cơ và thách thức.
III. Nguy cơ và thách thức phát triển du lịch đại trà:
Công tác tổ chức và quản lý du lịch yếu kém tác động tiêu cực tới xã hội và


môi trường, dẫn đến tình trạng phát triển quá mức hoặc không đồng đều, thông tin
không chính xác, giao tiếp kém, hiểu biết nghèo nàn gây ra tình trạng xung đột và
bất đồng về văn hóa; cạnh tranh để giành các nguồn lực hạn chế, sự gia tăng xả rác
và nước thải khiến tình trạng ô nhiễm không khí, tiếng ồn và nguồn nước ngày
càng trở nên trầm trọng hơn làm phá hủy môi trường tự nhiên.
UNEP (Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc) cũng xác định một số
tiêu cực về kinh tế do tổ chức du lịch yếu kém gây ra như: khách sạn mà chủ nhân
không phải là người dân địa phương, sự gia nhập các hãng hàng không quốc tế,
thực phẩm đồ uống nhập khẩu dẫn đến sự rò rỉ về thu nhập của địa phương sang
khu vực khác, cơ hội các doanh nghiệp địa phương tìm kiếm thu nhập từ khách du
lịch giảm sút, dẫn tới tình trạng lạm phát, phụ thuộc vào kinh tế, làm bấp bênh về
thu nhập và việc làm.
IV. Lợi ích từ du lịch có trách nhiệm:
Cốt lõi của du lịch đó là nguyên tắc du lịch bền vững theo đó Chương trình
Môi trường và tổ chức Du lịch trên Thế giới của Liên hợp quốc hướng tới là sử
dụng tối ưu các nguồn lực môi trường tạo nên thành tố chính cho phát triển du lịch,
duy trì các tiến trình sinh thái thiết yếu và góp phần bảo tồn các di sản tự nhiên và
đa dạng sinh học; tôn trọng bản sắc văn hóa – xã hội của cộng đồng địa phương,
bảo tồn di sản sống đã được xây dựng cũng như các giá trị truyền thống của nó và
nâng cao hiểu biết cũng như chấp nhận về nền văn hóa mới; Đảm bảo các lợi ích
kinh tế khả thi, lâu dài được phân phối công bằng cho tất cả các đối tác, bao gồm
tình trạng việc làm bền vững, cơ hội cải thiện thu nhập, các dịch vụ xã hội cho
cộng đồng và góp phần giảm nghèo.
Du lịch có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao giá trị cho
sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao chất lượng dich vụ, góp phần tích cực bảo vệ
môi trường hỗ trợ người dân địa phương về mặt kinh tế, xã hội, hỗ trợ cộng đồng,
2


đem lại lợi ích cho địa phương, tạo sự chú ý tích cực cho truyền thông, sử dụng

năng lượng hiệu quả tiết kiệm chi phí trực tiếp, tạo ra tự hào về công việc kinh
doanh thu hút giữ chân nhân viên.
Du lịch có trách nhiệm đem tới những trải nghiệm du lịch năng động, đem tới
cơ hội hòa mình vào thiên nhiên cho du khách, mang lại cho du khách trải nghiệm
đích thực hoặc chân thực về văn hóa và dưạ trên nền tảng tự nhiên, giúp du khách
tìm kiếm cảm giác tự hoàn thiện bản thân.
Kết quả là du lịch có trách nhiệm sẽ tạo ra những địa điểm tốt hơn cho người
dân sinh sống địa phương và cho du khách, và thước đo thành công là nguồn thu
nhập cao hơn, công việc thỏa đáng hơn và điều kiện văn hóa tự nhiên được cải
thiện hơn. Yếu tố then chốt của du lịch có trách nhiệm là chấp nhận trách nhiệm
của tất cả đối tác. Để thực hiện du lịch có trách nhiệm cần định hướng bằng các
nguyên tắc đạo đức và các bộ luật của xã hội nhằm đưa ra các quyết định mang lại
lợi ích tích cực nhất cho con người và môi trường.
V. Giải pháp cho phát triển du lịch Việt Nam bền vững:
Tại Hội nghị về “Sự bền vững của Phát triển Du lịch có trách nhiệm ở Việt
Nam” tổ chức gần đây tại TP.HCM, các đại biểu tham dự cũng đưa ra giải pháp
cho phát triển du lịch Việt Nam bền vững nhấn mạnh: Cần quản lý điểm đến và
tăng năng lực cạnh tranh, phát triển sản phẩm du lịch, xây dựng chiến lược
marketing tổng thể và lâu dài, có kế hoạch hành động cụ thể cho từng năm và từng
giai đoạn, thống nhất từ quan điểm, mục tiêu, đến hình thức quảng bá xúc tiến.
Nâng cao vai trò và quyền hạn của Tổng cục Du lịch như một cơ quan chuyên
môn, Có sự kết hợp hài hòa giữa cơ quan quản lý trung ương và địa phương trong
hoạt động quảng bá xúc tiến. Nâng cao tính chuyên nghiệp thông qua Giáo dục và
đào tạo nghề, đưa ra các quy định thống nhất đồng bộ hướng dẫn về tiêu chuẩn,
quy định đào tạo nghề hướng dẫn du lịch.
Du lịch có trách nhiệm sẽ tạo ra ngành du lịch bền vững hơn, cạnh tranh hơn
và tạo điều kiện thuận lợi hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, mở rộng các cơ hội đối
với người nghèo và các nhóm đối tượng chịu thiệt thòi khác như phụ nữ và dân tộc
thiểu số. Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam tuyên bố du lịch có trách nhiệm phải
là mục tiêu tổng quan cho phát triển du lịch thời gian tới. Du lịch có trách nhiệm là

những di sản và hệ quả du lịch mang đến cho môi trường, người dân và nền kinh
tế. Thực hành du lịch có trách nhiệm vào toàn bộ khía cạnh của chính sách, lập kế
3


hoạch, quản lý điểm đến, điều hành doanh nghiệp, giáo dục nâng cao nhận thức ở
tầm quốc giá, cấp vùng và cấp tỉnh. Đây sẽ là hướng lâu dài có lợi cho ngành du
lịch Việt Nam./.
Theo Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn, bốn năm sau khủng hoảng kinh tế thế giới,
ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển đầy ấn tượng và là điểm sáng
trong phát triển kinh tế đất nước. Năm 2013, lượng khách quốc tế đến Việt Nam
đạt hơn 7,5 triệu lượt khách, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.
Lượng khách du lịch nội địa cũng đạt mức xấp xỉ 35 triệu lượt khách, mang
lại 195 nghìn tỷ đồng tổng thu nhập từ du lịch. Đây cũng là năm đánh dấu mốc cán
đích sớm 2 năm của mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2015.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) nhận định, năm 2013 được xem là
năm gặt hái được nhiều thành công của ngành du lịch thế giới; trong đó, châu ÁThái Bình Dương, châu Phi là khu vực dẫn đầu, tăng hơn 6%, kế đến khu vực châu
Âu là 5%.
Đặc biệt, tại Hội chợ du lịch diễn ra tại thủ đô London (Anh) vào cuối năm
2013, Việt Nam được đánh giá là xếp thứ hai, sau Trung Quốc tại khu vực châu Á
về tiềm năng phát triển du lịch. Đó là kết quả của cuộc khảo sát lấy ý kiến của hơn
1.200 nhà quản lý du lịch trên toàn thế giới về xu hướng du lịch toàn cầu.
Cũng theo UNWTO, năm 2013, tăng trưởng du lịch thế giới bình quân ở mức
5% thì khu vực Đông Nam Á và Nam Á có mức tăng trưởng trên 8%. Việt Nam
hiện nằm trong tốp 5 điểm đến hàng đầu khu vực Đông Nam Á và top 100 điểm
đến hấp dẫn của du lịch thế giới.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, con số trên mới
chỉ tính số tiền khách du lịch bỏ ra chứ chưa tính doanh thu từ du lịch. Nếu tính cả
doanh thu từ du lịch (gồm cả doanh thu của các ngành dịch vụ phục vụ cho du lịch

như vận tải, nhà hàng khách sạn, dịch vụ văn nghệ cũng như nguồn nhân lực phục
vụ cho ngành du lịch) từ địa phương tới Trung ương thì con số này có thể gấp 1,65
lần.
Đạt được kết quả này là do chiến lược phát triển du lịch 2020, tầm nhìn 2030
đã xác định phát triển du lịch thay vì trên diện rộng, sẽ chuyển sang chiều sâu, tập
trung vào chất lượng, thương hiệu, hiệu quả. Năm 2013 là năm tạo dấu ấn mới cho
việc thực hiện chiến lược này khi tỷ trọng chi tiêu của khách du lịch quốc tế bắt
4


đầu cao hơn chi tiêu của khách du lịch nội địa, chiếm 25% tổng thu từ khách du
lịch.
VI. Khái niệm về du lịch bền vững:
Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi
ích của du lịch cho môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, và có thể
được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà du
lịch phụ thuộc vào.
Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation
World Tourism Organization Network – UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần
phải:

1. Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò
chủ yếu trongphát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì
di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
2. Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của
các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã
được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên
văn hóa.
3. Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những
lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách

công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các
dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm
nghèo.
Khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ
môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và
đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối
tượng tham gia.
VII. Tại sao lại cần phát triển du lịch bền vững?
Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước. Du
lich có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục Tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hơp Quốc đã
5


đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới
tính, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển.
Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan
trọng của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc và
của Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị
sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các hội
nghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới. Mục đích chính của phát triển bền
vững là để 3 trụ cột của du lịch bền vững – Môi trường, Văn hóa xã hội và Kinh tế
– được phát triển một cách đồng đều và hài hòa.

Những lí do đi sâu vào chi tiết để giải thích tại sao lại cần phát triển du lịch
bền vững thì có nhiều, nhưng có thể thấy rất rõ ở 3 yếu tố từ định nghĩa trên:
Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Vì bảo vệ
môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm
sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người

được hưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất. Đảm
bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng
là giúp cho môi trường sống của con người được đảm bảo.
Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc
khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời
sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản
phẩm đặc trưng của vùng miền, của vùng. Phát triển du lịch bền vững cũng giúp
người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được
hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việc làm.
Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như
việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người
dân trong vùng. Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác
nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các nguồn tài
nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp
nối và tận dụng.
6


Với ba lí do được đề cập đến ở bên trên, ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quan
trọng của phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền vững ở Việt
Nam cũng như trên thế giới. Phát triển du lịch bền vững để có thể đạt được 3 yếu
tố đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự làm việc nghiêm chỉnh trong lúc thực hiện,
đặc biệt đối với một nước nền kinh tế còn nghèo và còn nhiều phụ thuộc như Việt
Nam, cùng với việc phát triển dân số,hệ thống luật lệ chồng chéo, và hệ thống hành
chánh còn nhiều yếu kếm. Nhưng đâu mới là nguyên nhân chính cho việc thực
hiện phát triển du lịch bềnvững còn gặp nhiếu khó khăn? Đó là những khó khăn gì?
VIII. Tại sao việc thực hiện phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam lại
gặp nhiều khó khăn, đó là những khó khăn gì?
Khó khăn thứ nhất có thể nhìn thấy rất rõ đó là Việt Nam chưa có một hệ
thống cơ sở hạ tầng bao gồm có đường xá giao thông đi lại, với đủ các tiêu chuẩn

an toàn và dễ tiếp cận cho khách du lịch để thực hiện việc di chuyển nhanh chóng,
an toàn và thuận tiện.
Ví dụ: Vườn Quốc gia Tràm Chim ở Đồng Tháp là một trong những khu
vườn có nhiều loài chim quý hiếm, như sếu đầu đỏ, có khu rừng tràm, có đồng lúa
ma, đồng cỏ ống. Vườn Quốc Gia Tràm Chim được ví như một Đồng Tháp Mười
thu hẹp với sự đa dạng cả về động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, để vào được sâu
bên trong khu vực và tìm hiểu về sự đa dạng về động thực vật ở vườn, hệ thống đi
lại cùng với các tuyến xe bus trong ngày còn chưa thật thuận tiện. Nằm trong dự án
về việc phát triển vườn trong những năm tới, vườn Tràm Chim dự tính sẽ có dự án
gói kín từ sân bay Tân Sơn Nhất tới thẳng Tràm Chim nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho khách du lịch có thể tiếp cận được Tràm Chim một cách dễ dàng.
Tuy nhiên việc tiếp cận sâu bên trong vườn có thể gây ảnh hưởng đến một số
loài chim di cư.
Khó khăn thứ hai là việc người dân khi ở những khu vực du lịch này thường
xâm phạm đến các tài sản của khu vực du lịch mà không ý thức được hết ảnh
hưởng lâu dài đến vấn đề môi trường sinh thái và những lợi ích lâu dài cho công
động.
Cũng là vấn đề về việc người dân khai thác và sử dụng tài nguyên bên trong
của vườn Tràm Chim, người dân trong vùng xâm lấn và đánh bắt cá bằng điện, hay
đốt tổ ong lấy mật gây ra cháy rừng, đặc biệt trong mùa khô. Điều này cũng diễn ra
7


tương tự với rừng U Minh Thượng gây trở ngại rất nhiều cho việc kiểm soát rừng
một cách cẩn thận và gắt gao trong những mùa cao điểm.
Cuộc sống ở Vườn quốc gia Tràm Chim.
Nhưng đây có phải thực sự là những khó khăn lớn nhất trong việc phát triển

du lịch bền vững ở những khu vực vườn quốc gia có nhiều đa dạng sinh học? Việc
nâng cao nhận thức đối với người dân và cộng đồng đã được đề cập khá rõ trong

tài liệu của tổ chức phi chính phủ như WWF, Care International, Ausaid hay GIZ
với những chương trình có mục tiêu thậm chí lớn và cụ thể hơn. Đây cũng là
những tổ chức phi chính phủ có nhiều hỗ trợ và đóng góp đối với các vườn quốc
gia có sự đặc biệt về đa dạng sinh học trong khu vực đồng bằng sông Mekong.

8


Nhưng qua tìm hiểu và phỏng vấn của chúng tôi đối với bà con vườn quốc gia
Cà Mau cho thấy, người dân hoàn toàn hiểu về điều không nên đánh bắt các loại
thủy hải sản và đặc biệt những loài còn nhỏ và quý hiếm. Vấn đề rác thải và môi
trường cũng được bà con đề cập tới, đó là để gọn lại từng nơi rồi xử lí. Đối với
từng loài cây như cây đước, cây mắm, cây tràm, người dân địa phương đều thể
hiện sự hiểu biết về giá trị sử dụng, cách chúng xâm lấn ra biền bằng nguồn phù sa
do hệ thống kênh rạch mang đến.

Người dân có ý thức hơn là người ta nghĩ.
Vậy đâu là nguyên nhân chính và chủ yếu khiến cho việc phát triển du lịch
bền vững ở những khu vực này còn gặp nhiều khó khăn và thực hiện chậm chạp?
Trở lại định nghĩa du lịch bền vững của Mạng lưới tổ chức Du lịch Thế giới
của Liên Hợp Quốc, trong đó có nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự phối hợp
chặt chẽ giữa các bên liên quan, và đặc biệt là vai trò lãnh đạo chính trị.

Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự tham dự hiểu biết của tất cả những
nhóm được ảnh hưởng bởi du lịch, cũng như sự lãnh đạo chính trị mạnh mẽ để đảm
bảo sự tham gia sâu rộng và xây dựng sự đồng thuận. Đạt được du lịch bền vững là
một quá trình liên tục và đòi hỏi sự giám sát không ngừng của những ảnh hưởng,
giới thiệu những biện pháp phòng tránh và/ hoặc sửa chữa bất kì khi nào cần thiết.
9



Yếu tố lãnh đạo về chính trị dường như là một yếu tố còn khá nhạy cảm và
khó đề cập ở đây. Một ví dụ điển hình là số lượng khách du lịch hàng năm đến Cà
Mau rất lớn với đặc điểm nổi bật của vườn là có Cột mốc tọa độ ở cực Nam của Tổ
quốc và vừa trở thành khu Ramsar thứ 2088 của thế giới. Số lượng vé bán hay cách
khai thác về du lịch đem lại nguồn thu rất lớn được Sở Văn Hóa tỉnh Cà Mau nắm
và quản lí.
Ngược lại, tài nguyên rừng nằm trong phạm vi quản lí của vườn quốc gia, vì
vậy bất kì vấn đề gì liên quan đến rừng và tài nguyên, kiểm lâm hay các cán bộ
vườn luôn phải chịu trách nhiệm.Ví dụ: việc người dân xâm nhập hay cây đổ.
Điều khiến cho việc quản lí này trở nên khó khăn là vườn và cán bộ vườn
không nhận được sự hỗ trợ về vật chất của Sở Văn hóa tỉnh Cà Mau.
Sự bất hợp lí này cũng khiến cho việc cán bộ nhân viên và nhân dân gặp khó
khăn trong việc xây dựng vườn trở thành một nơi giữ được vẻ đẹp đa dạng sinh
học thu hút khách du lịch từ khắp mọi nơi.
Phát triển du lịch bền vũng là một chính sách lớn, dùng các khu bảo tồn và
vườn quốc gia làm chủ lực và mọi nhóm người liên hệ – quản lý các khu bảo tồn
và vườn quốc gia, các cơ quan hành chánh và an ninh địa phương, chính quyền
trung ương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công ty du lịch, các nhân viên
làm việc du lịch, đại diện các cộng đồng nhân dân địa phương – tất cả mọi người
liên hệ đều phải được huấn luyện và giáo dục kỹ càng, và phải làm việc đồng bộ
với nhau.
Đồng thời du lịch bền vững có sức thu hút khách nước ngoài rất cao, vì họ
muốn thăm những hệ sinh thái đặc biệt, những nền văn hóa đặc biệt, những động
vật và thực vật quý hiếm đặc biệt. Cho nên khả năng liên kết với các cơ quan du
lịch và công ty du lịch ở nước ngoài là điều tất yếu.

Chính vì vậy mà vai trò lãnh đạo chính trị mạnh mẽ của nhà nước không thể
thiếu sót. Trong ví dụ điển hình của Đất Mũi, Cà Mau, tình trạng thiếu phát triển
của vùng Đất Mũi cho thấy lãnh đạo Cà Mau (Ủy ban Nhân dân) và lãnh đạo các

khu bảo tồn và vườn quốc gia cần làm việc chung để có một chính sách lớn về phát
triển du lịch bền vững tại vùng Đất Mũi – dùng cột mốc tọa độ 0, Vườn Quốc Gia
Tràm Chim, Rừng Ramsar, rừng trạm, U Minh Thượng, đồng lúa ma, đồng cỏ ống
10


– và làm việc với mọi nhóm được ảnh hưởng từ du lịch bền vững, đặc biệt là các
cộng đồng dân cư địa phương, và với chính quyền trung ương để kêu gọi đầu tư cơ
sở hạ tầng và các tiện nghi du lịch. Đất Mũi là vùng có rất nhiều tài nguyên sinh
thái và cột mốc tọa độ 0 của nước Việt Nam. Tiềm năng du lịch bền vững thật là
lớn nếu chúng ta biết khai thác.
IX. Kết luận
Tất cả các giải pháp về vấn đề phát triển bền vững, được trình bày ở RIO +20
của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, thậm chí vấn đề phát triển du lịch
bền vững cũng được đề cập khá rõ ràng trong chương trình Nghị Sự 21 từ năm
1997. Nhưng sau rất nhiều năm, tất cả đều còn chưa nhìn thấy một sự thay đổi rõ
rệt. Điều này dấy lên một câu hỏi về quyết tâm của các lãnh đạo trung ương và địa
phương trong việc phát triển du lịch bền vững.
Cho đến khi nào du lịch bền vững được thực hiện một cách sâu rộng và đạt
hiệu quả cao nhất để tạo công ăn việc làm cho hơn 80 triệu người dân, giúp bảo vệ
môi trường và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của thế hệ tương lai Đó
dường như là một câu hỏi còn đang cần lời giải đáp của rất nhiều người, đặc biệt
của các bên liên quan và vai trò của các nhà lãnh đạo chính trị.

11



×