Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

THUYẾT QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI “QUAN HỆ CON NGƯỜI” VÀ SỰ VẬN VÀO ĐIỀU KIỆN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.43 KB, 14 trang )

THUYẾT QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI “QUAN HỆ CON NGƯỜI”
VÀ SỰ VẬN VÀO ĐIỀU KIỆN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

A- LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, việc đầu tư cho phát triển nguồn lực là
một vấn đề rất cần thiết. Đó là chìa khoá dẫn tới sự thành công của nền kinh
tế mỗi nước. Do đó, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ thứ VIII đã
nêu ra một giải pháp cơ bản cho quá trình CNH-HĐH lấy việc phát huy nguồn
lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Tại hội nghị Trung Ương lần II khoá VIII của Đảng khẳng định con người là
nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đại hội VIII đã đề ra, cần khai thác và
sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu
nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta khi mà nguồn lực tài chính
và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp.
Xuất phát từ mục tiêu lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam với việc
nghiên cứu về thuyết quản lý của trường phái “Quan hệ con người’’ và sự vận
dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, để tìm ra những mặt được và chưa
được từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn nhằm thúc đẩy hoạt động
của các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là việc làm cần thiết cho giai đoạn phát
triển hiện nay.

1

B- NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUYẾT QUẢN LÝ “QUAN HỆ CON NGƯỜI”
1. Nhận Thức Chung Về Thuyết Quản Lý “Quan hệ con nguời”
Đây là trường phái quan tâm thoả đáng đến yếu tố tâm lý con người, tâm
lý tập thể và bầu không khí trong doanh nghiệp, nơi những người lao động
làm việc, phân tích các yếu tố tác động qua lại giữa con người với nhau trong
hoạt động của doanh nghiệp. Lý thuyết quản lý chủ yếu của trường phái này


được xây dựng chủ yếu dựa vào những thành tựu tâm lý học. Họ đưa ra các
khái niệm: “Công nhân tham gia quản lý”, “Người lao động coi doanh nghiệp
là nhà của mình”, “Đồng thuần và dân chủ giữa công nhân và chủ”, “hài hoà
về lợi ích”. Chứng minh được rằng tăng lợi nhuận không những phụ thuộc
vào điều kiện ngoại cảnh mà còn phụ thuộc vào tâm lý người lao động. Đồng
thời Maslow đã đưa ra tháp nhu cầu của người lao động và tư tưởng quản lý
của trường phái này được nhiều nước áp dụng, đặc biệt là Nhật Bản.
2. Nội Dung Cơ Bản Của Thuyết Quản Lý “Quan hệ con người”
a- Con người là tổng hoà của các quan hệ xã hội:
Con người là một chủ thể, là một nhân tố đặc biệt trong tổng số các nhân
tố của các quan hệ xã hội, nhất là trong các doanh nghiệp hiện nay. Nó khác
với các nhân tố khác ở chỗ là nó vừa là nhân tố động lực đảm bảo cho sự
thành công trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và xã hội đồng thời
cũng là mục tiêu phục vụ mà doanh nghiệp và xã hội hướng tới. Cả hai nhân
tố này cùng vận động song song để tồn tại và phát triển trong một xã hội luôn
biến động và không ngừng phát triển. Do vậy nó được coi là nhân tố tích cực
trong vai trò là tổng hoà các quan hệ xã hội.
b- Vai trò của con người trong doanh nghiệp:
Có lẽ một điều không thể phủ nhận được đó là vai trò của con người
trong mỗi tổ chức doanh nghiệp, vì họ là nhân tố quyết định đến sự thành
2
công hay thất bại của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành đạt
thì phải biết kết hợp hài hoà giữa những lợi ích của khách hàng, của nhân viên
trong doanh nghiệp, của nhà nước, của các tập đoàn địa phương và các cổ
đông với nhau. Tuy nhiên cách đây không lâu nhân tố con người đã có một
tầm cỡ lớn. Do đó, trong nội bộ doanh nghiệp, chức năng lãnh đạo con người
quản lý hoặc đúng hơn lãnh đạo nguồn nhân lực và chỉ đạo mối quan hệ công
cộng ngày càng trở lên quan trọng.
- Tổ chức doanh nghiệp là một tổ chức xã hội do con người hợp thành. Để
cho các thành viên của tổ chức, bao gồm nhiều người khác nhau, cùng hoạt

động xung quanh mục tiêu chung của tổ chức thì cần phải tiến hànhcông tác
quản lý một cách hữu hiệu. Nhưng vì đối tượng quản lý là con người, nên nhà
quản lý trong hoạt động quản lý của mình không thể tránh được một vấn đề
căn bản là quan điểm , cách nhìn nhận của họ về bản tính của con người. Vì
vậy, các nhà quản lý của phương Tây đã đưa ra những giả thiết khác nhau về
bản tính con người và dùng những giả thiết để chỉ đạo thực tiễn quản lý. Trên
thực tế, đằng sau các sách lược quản lý và phương pháp quản lý mà nhà quản
lý áp dụng đều ẩn chứa một giả thiết nào đó về bản tính con người. Mỗi
trường phái quản lý của phương Tây đều lấy một giả thiết bản tính con người
làm điểm xuất phát.
- Khác với thời kỳ người ta chỉ quan tâm tới sản xuất, con người bây giờ
được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng có nghĩa là như một nghệ sĩ
chứ không phải như một nhân tố sản xuất. Chính con người kể cả những
người có vai trò khiêm tốn nhất, làm cho doanh nghiệp hoạt động. Do đó, con
người là nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp. Mỗi người đều có những khả
năng, tài năng và nghị lực riêng mà ta cần phải nắm bắt, hướng dẫn kiểm tra
và phát triển. Xuất phát từ quan điểm con người vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển xã hội, nguồn lực con người được coi là tài sản, là vốn
quan trọng nhất, năng động nhất của sự phát triển xã hội. Chúng ta cần thấy
rằng sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người là yếu tố
3
quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ văn minh.
c- Những đại diện của trường phái “Quan hệ con người”
Đại diện của trường phái này có: Mary Parker Follet(1868-1933), quan
tâm đến khía cạnh tâm lý và xã hội trong quản lý. Bà cương quyết phản đối
việc thi hành quyền tuyệt đối vì công nhân sẽ phản ứng và do đó khó hợp tác
trong làm ăn. Bà đưa ra quy luật tình thế, mệnh lệnh do tình thế đưa ra. Bà
cho rằng, trong quản lý cần quan tâm tới người lao động về toàn bộ đời sống
kinh tế, tinh thần và tình cảm của họ. Trong quan hệ quản lý, bà đề cao sự hợp

tác, thống nhất giữa những người lao động và người quản lý, giữa các nhà
lãnh đạo và quản lý nhằm phát triển các quan hệ con người tốt đẹp, coi đó là
nguồn lực để tăng năng xuất và hiệu quả lao động.
Elton Mayo(1880-1949) là đại diện chủ yếu của trường phái này. Trường
phái Mayo chú trọng nhân tố con người, nghiên cứu hành vi cá thể và hành vi
quần thể của con người mặc dù ông đánh giá con người là thụ động trong
quan hệ với tập thể.
Trong cuốn sách “nhân tố con người trong xí nghiệp” xuất bản năm 1957
Douglas(1906-1964) đã đưa ra lý luận về bản tính con người trong “lý luận
X- lý luận Y” rất nổi tiếng và được phát triển trong các tác phẩm của ông sau
đó. Năm 1960, bài luận văn “nhân tố con người trong xí nghiệp” được xuất
bản thành sách.
G.B.Watson(1878-1958) đề xướng thuyết hành vi trong quản lý từ năm
1923 tại Mỹ, hình thành một trường phái mà đại biểu là Herbert Simon, phát
triển mạnh trong thời kỳ công nghiệp hoá.
Còn Maslow thì cho rằng những người bình thường thích đựơc làm việc và
tiềm ẩn những khả năng rất lớn với bất cứ cương vị nào cũng có tinh thần
trách nhiệm và muốn làm việc tốt.
d- Nhà quản lý phải làm gì để phát huy vai trò của con người
4
Douglas đã chỉ rõ vấn đề căn bản của quản lý là nhận thức của nhà quản lý
đối với bản tính con người. Nó là cơ sở của tất cả các sách lược và phương
pháp quản lý. Những giả thiết khác nhau về bản tính con người tất nhiên dẫn
đến sách lược và phưong pháp quản lý khác nhau, từ đó ảnh hưởng khác nhau
đến công nhân viên trong doanh nghiệp và sản sinh ra những hành vi nghề
nghiệp khác nhau, dẫn đến hiệu quả quản lý khác nhau.
Phần lớn những vấn đề xuất hiện trong công việc quản lý đều là do nhận
thức sai lầm của nhà quản lý đối với công nhân gây ra. Nếu công nhân làm
việc không tốt thì phải tìm nguyên nhân về phía nhà quả lý, phải điều tra xem
trong công việc quản lý của ông ta có điều gì cản trở công nhân viên phát huy

tính tích cực của họ hay không. Nhiệm vụ của nhà quản lý là huy động các
nguồn lực để thực hiện các yêu cầu của doanh nghiệp. Người quản lý phải
giao phó công việc cho những người đáng tin cậy, thúc đẩy họ làm việc với
tinh thần tự giác, sử dụng quyền tự chủ ngày càng cao với ý thức trách nhiệm
đầy đủ.
Theo quan niệm truyền thống nhiệm vụ của nhà quản lý(lý luận X):
+ Nhà quản lý phải chịu trách nhiệm tổ chức các xí nghiệp sản xuất nhằm đạt
được những mục tiêu về kinh tế
+ Đối với công nhân viên mà nói, đó là chỉ huy công việc của họ, kiểm tra
hoạt động của họ, điều chỉnh hành vi của họ, khiến cho những hoạt động và
hành vi của họ phù hợp với nhu cầu của tổ chức.
+ Nếu các nhân viên quản lý không tích cực can thiệp như vậy thì công nhân
sẽ có thái độ tiêu cực, thậm chí chống lại tổ chức. Do đó cần phải thuyết phục,
khen thưởng, trừng phạt, kiểm tra, chỉ huy hoạt động của họ. đó là nhiệm vụ
của các nhân viên quản lý, người ta thường khái niệm nhiệm vụ này bằng câu
“Quản lý tức là thông qua người khác để hoàn thiện công việc”.
Trong điều kiện xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật,
nhu cầu về sinh lý và nhu cầu về an toàn của con người đều đã được thoả mãn
ở mức độ tương đối. Do đó nếu nhà quản lý muốn sử dụng phương thức “Kẹo
5

×