Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường thanh nhàn, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.65 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN DUY TÙNG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƯỜNG THANH NHÀN, QUẬN HAI BÀ TRƯNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN DUY TÙNG
KHÓA 2015 - 2017

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƯỜNG THANH NHÀN, QUẬN HAI BÀ TRƯNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình


Mã số:

60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRỊNH HỒNG ĐOÀN

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt gần hai năm học tập, Học viên đã được các thầy cô giáo
truyền đạt cho những kiến thức không chỉ về chuyên môn mà còn những kiến thức
về phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu.. Học viên xin
bày tỏ lòng tri ân tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trường. Đặc biệt xin được gửi
lời cảm ơn chân thành nhất và lòng biết ơn tới PGS.TS TRỊNH HỒNG ĐOÀN
là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp
học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trường, cảm ơn Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phòng Quản lý đô thị quận Hai Bà Trưng
đã giúp đỡ học viên hoàn thành Luận văn này./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Duy Tùng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Duy Tùng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ
Danh mục hình ảnh minh họa

A. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang

*Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………...1
*Mục đích nghiên cứu………………………………………………..……...2
*Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………....3

*Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………...3
*Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..3
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………………………………3
*Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn……………………4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG THANH NHÀN, QUẬN HAI BÀ TRƯNG,
TP. HÀ NỘI………………………………………………………………….7
1.1. Giới thiệu chung về tuyến đường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng,
TP. Hà Nội………………………………………………………….………...7
1.1.1. Giới thiệu chung về TP. Hà Nội…………………………………..7
1.1.2. Giới thiệu chung về quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội…………….9
1.1.3. Giới thiệu chung về tuyến đường Thanh Nhàn………………….11


1.2. Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội………………………….12
1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tuyến đường Thanh Nhàn.……………...12
1.2.2. Hiện trạng không gian, kiến trúc cảnh quan, công trình kiến trúc,
hạ tầng tuyến đường Thanh Nhàn…………………………………………...15
1.3. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến đường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội……………30
1.3.1. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, trật tự đô thị
tuyến đường Thanh Nhàn……………………………………………………30
1.3.2. Bộ máy quản lý quy hoạch, kiến trúc, trật tự đô thị của UBND
quận Hai Bà Trưng……………………………………………......................35
1.4. Một số vấn đề cần giải quyết…………………………………….38
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG THANH NHÀN, QUẬN HAI BÀ TRƯNG,
TP. HÀ NỘI………………………………………………………………...40

2.1. Cơ sở pháp lý……………………………………………………..40
2.1.1. Hệ thống luật…………………………………………………….40
2.1.2. Các văn bản dưới luật……………………………………………40
2.1.3. Các tiêu chuẩn, quy phạm……………………………………….43
2.2. Cơ sở lý thuyết……………………………………………………43
2.2.1. Các lý thuyết về kiến trúc cảnh quan……………………………43
2.2.2. Quản lý quy hoạch đô thị có sự tham gia của cộng đồng ……….46
2.3. Yếu tố tác động đến công tác quản lý kiến trúc cảnh quan……47
2.3.1. Yếu tố tự nhiên…………………………………………………..47
2.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội…………………………………………...47
2.3.3. Yếu tố quy hoạch – kiến trúc……………………………………48
2.3.4. Yếu tố cơ chế chính sách………………………………………...48


2.3.5. Yếu tố trình độ quản lý của chính quyền địa phương…………...49
2.3.6. Yếu tố cộng đồng………………………………………………..49
2.4. Kinh nghiệm quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trong
nước và thế giới…………………………………………………………….50
2.4.1. Kinh nghiện quản lý kiến trúc cảnh quan trong nước…………...50
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố trên thế giới…55
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG THANH NHÀN, QUẬN HAI BÀ TRƯNG,
TP. HÀ NỘI………………………………………………………………...60
3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan tuyến đường Thanh Nhàn…………………………………………...60
3.1.1. Quan điểm quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Thanh Nhàn………………………………………………………………….60
3.1.2. Nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Thanh Nhàn………………………………………………………………….61
3.2. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường

Thanh Nhàn………………………………………………………………...62
3.2.1. Phân vùng trong quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường Thanh Nhàn…………………………………………………………..62
3.2.2. Quy định quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Thanh Nhàn………………………………………………………………….63
3.2.3. Quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc khu vực đô thị hiện hữu cải
tạo, chỉnh trang………………………………………………………………...74
3.2.4. Quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc khu vực đô thị kiểm soát,
phát triển……………………………………………………………………..82
3.2.5. Quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc khu vực đô thị tái cơ cấu….83


3.2.6. Quy định quản lý quy hoạch, không gian cảnh quan khu vực công
viên, cây xanh, mặt nước……………………………………………………....85
3.3. Giải pháp về quản lý đối tượng với các công trình kiến trúc….87
3.3.1. Công trình nhà ở liên kế…………………………………………87
3.3.2. Công trình công cộng hỗn hợp…………………………………..88
3.3.3. Các công trình kiến trúc đặc thù…………………………………90
3.4. Giải pháp quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật tuyến đường
Thanh Nhàn……………………………………………………………….97
3.4.1. Quy định quản lý với công trình giao thông…………………….97
3.4.2. Quy định quản lý với công trình hạ tầng kỹ thuật khác…………97
3.5. Giải pháp về cơ chế chính sách………………………………….99
3.5.1. Giải pháp cải cách hành chính…………………………………...99
3.5.2. Giải pháp huy động kinh phí…………………………………...103
3.5.3. Giải pháp tổ chức hoạt động quản lý…………………………...105
3.5.4. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Thanh Nhàn với sự tham gia của cộng đồng……………………………….107
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận

Kiến nghị
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CP

Chính Phủ

CTXD

Công trình xây dựng

GTVT

Giao thông vận tải

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KH-KT

Khoa học-Kỹ thuật

KT-XH


Kinh tế-Xã hội

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QHPK

Quy hoạch phân khu

QHXD

Quy hoạch xây dựng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TKĐT

Thiết kế đô thị


TMDV

Thương mại dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng biểu

Tên bảng biểu

Bảng 1.1.

Bảng hiện trạng chức năng sử dụng đất.

Bảng 1.2.

Cán bộ phòng quản lý đô thị quận Hai Bà Trưng

Bảng 3.1.

Bảng mật độ xây dựng nhà liên kế.

Bảng 3.2.

Mật độ xây dựng của các công trình dịch vụ đô thị,

công trình khác

Bảng 3.3.

Bảng chỉ giới đường đỏ các khu vực cải tạo chỉnh trang.

Bảng 3.4.

Bảng quy định góc vát tầng 1

Bảng 3.5.

Quy định quản lý công trình nhà ở liên kế.

Bảng 3.6.

Quy định quản lý công trình công cộng hỗn hợp.

Bảng 3.7.

Quy định quản lý công trình an ninh – quốc phòng.

Bảng 3.8.

Quy định quản lý công trình tôn giáo


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu


Tên sơ đồ

Sơ đồ 1.1.

Sơ đồ phân công quản lý quy hoạch – kiến trúc
(nguồn: phòng QLĐT quận Hai Bà Trưng)

Sơ đồ 1.2 .

Bố máy quản lý quy hoạch – kiến trúc


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình
Hình 1.1.

Tên hình
Quy hoạch chung thành phố Hà Nội đến 2020 định hướng
đến 2030 (Nguồn: Viện quy hoạch xây dựng TP.Hà Nội)

Hình 1.2.

Hình 1.3.

Hình 1.4.

Hình 1.5.

Hình 1.6.


Bản đồ quy hoạch chi tiết quận Hai Bà Trưng – TP. Hà Nội
đến 2020 (Nguồn: Viện quy hoạch xây dựng TP.Hà Nội)
Bản đồ hiện trạng tuyến đường Thanh Nhàn
Sơ đồ theo quy hoạch tuyến đường Thanh Nhàn
(nguồn: Ban QLDA ĐTXD quận Hai Bà Trưng)
Bản đồ chia khu đánh giá hiện trạng tuyến đường Thanh Nhàn
Đường Võ Thị Sáu-tuyến đường lớn duy nhất cắt ngang
trục đường Thanh Nhàn

Hình 1.7.

Một số nhà dân trên tuyến đường Thanh Nhàn

Hình 1.8.

Công viên Tuổi Trẻ Thủ Đô

Hình 1.9.

Hình ảnh Bệnh viện Thanh Nhàn

Hình 1.10.

Hình ảnh trường THCS Quỳnh Mai (nguồn: violet.vn)

Hình 1.11.

Hình 1.12.

Hình ảnh một số hộ dân lấn chiếm vỉa hè kinh doanh tự ý

xây đắp các lối lên vỉa hè gây tắc đường thoát nước thải
Nhà văn hoá quận Hai Bà Trưng có các ổ điện với dây
điện “lòng thòng”.


Hình 1.13.

Hình ảnh ngã tư Thanh Nhàn – Bạch Mai – Lê Thanh Nghị.

Hình 1.14.

Ngã tư Thanh Nhàn – Kim Ngưu

Hình 1.15.

Hình 1.16.

Hiện trạng một số đường dây điện, thông tin chưa được xử
lý hạ ngầm vẫn còn khá bừa bãi cạnh công viên Tuổi Trẻ
“Mạng nhện”phía trước khu tập thể Lâm Nghiệp
Một số rãnh thu sắp xếp bừa bãi và mặt đường bong tróc,

Hình 1.17.

gồ ghề phía trước Ngõ Quỳnh do công tác quản lý có sự
chồng chéo không đồng nhất.
Hình ảnh ga thu nước cong vênh, đắp nền xi măng lệch

Hình 1.18.


lạc ở ngõ Quỳnh do nằm chung trên địa bàn 2 phường
Bạch Mai – Quỳnh Lôi dẫn đến tình trạng “cha chung
không ai khóc”

Hình 1.19.

Hình 1.20.

Phế liệu xây dựng và rác thải của các hộ dân tập kết tại
vỉa hè cạnh hàng rào công viên Tuổi Trẻ
Rác thải cũng như dây điện vẫn còn khá ngổn ngang,
chưa được quan tâm đúng mức

Hình 1.21.

Hình ảnh một số hộ kinh doanh với biển quảng cáo
khá lộn xộn cả về màu sắc lẫn kích thước

Hình 2.1.

Một góc TP. Hồ Chí Minh

Hình 2.2.

Kết hợp cảnh quan, thoát nước đô thị bằng hệ thống
hồ cảnh quan vận hành


Hình 2.3.


Công trình Diamond Plaza

Hình 2.4.

Hình ảnh đất nước Singapore hiện đại, năng động

Hình 2.5.

Chính sách cứng rắn trong thu hồi đất của Singapore đã
giúp đất nước nhỏ bé này quy hoạch rất bài bản

Hình 2.6.

Hình ảnh nhà ở xã hội tại Singapore

Hình 3.1.

Minh họa đèn sân vườn và đèn thấp vỉa hè

Hình 3.2.

Minh họa đèn trang trí đường phố

Hình 3.3.

Minh họa đèn đường phố

Hình 3.4.

Sử dụng gạch lát vỉa hè và nắp hố ga nâng cao chất lượng

thẩm mỹ

Hình 3.5.

Hình ảnh bến chờ xe bus

Hình 3.6.

Minh họa thùng rác công cộng

Hình 3.7.

Hình ảnh tủ điện ngoài trời


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
*Tính cấp thiết của đề tài:
Thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt với chức năng là trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, là đầu mối
giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của cả nước. Hiện nay trên trên địa bàn Thành Phố Hà Nội có khoảng
hơn 7.5 triệu người. Gồm rất nhiều tuyến phố.
Tuy nhiên tình trạng chung của các tuyến phố là còn lộn xộn, quản lý
lỏng lẻo thiếu đồng bộ về hạ tầng, cảnh quan dẫn đến tình trạng xuống cấp,
lấn chiếm vỉa hè, thiếu thẩm mỹ, mỹ quan đô thị….. trong đó đặc biệt tuyến
đường Thanh Nhàn của TP. Hà Nội.
Trong thời gian qua, tốc độ phát triển đô thị hóa trên địa bàn thành phố
Hà Nội diễn ra rất nhanh; các khu đô thị, công viên cây xanh, thể thao, trung

tâm công cộng… đang dần được hình thành; hệ thống giao thông từng khu
vực cũng được thông suốt. Tuyến đường Thanh Nhàn là một trong những
tuyến phố quan trọng của thành phố Hà Nội, nơi tập trung lưu lượng lớn các
phương tiện giao thông, bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện phổi Hà Nội, công
viên Tuổi Trẻ, Nhà văn hoá quận Hai Bà Trưng, … là những công trình lớn
cũng nằm trên cùng trục đường này. Có thể nói đây là một trục giao thông có
ý nghĩa về lịch sử, kinh tế, chính trị và văn hóa của thủ đô Hà Nội.
Dự án mở rộng, nâng cấp đường Thanh Nhàn do UBND quận Hai Bà
Trưng làm chủ đầu tư được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số
55/QĐ-UBND ngày 07/01/2010 với tổng mức đầu tư của dự án được phê
duyệt là 271 tỷ 252 triệu đồng từ nguồn ngân sách Thành phố; phê duyệt điều
chỉnh tại Quyết định số 642/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 với tổng mức đầu tư
là 325 tỷ 144 triệu đồng, nhằm từng bước thực hiện hoàn chỉnh quy hoạch xây
dựng chi tiết quận Hai Bà Trưng góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông,


2

hạ tầng kỹ thuật, cải tạo cảnh quan môi trường khu vực phía nam Thành phố.
Dự án mở rộng, nâng cấp đường Thanh Nhàn bao gồm 2 nội dung: Trong đó,
Giải phóng mặt bằng và tái định cư có kinh phí trên 205 tỷ, chiếm xấp xỉ 64%
tổng mức đầu tư dự án: Xây dựng mở rộng, nâng cấp đường Thanh Nhàn trên
diện tích sử dụng đất là 28.985 m2. Tuyến đường hoàn chỉnh có chiều dài
1.071m, mặt cắt ngang 22,5m; điểm đầu giao với phố Bạch Mai, điểm cuối
giao với đường Kim Ngưu.
Một trong những khó khăn trong công tác quản lý đô thị đó là sự yếu
kém trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan. Trục đường Thanh Nhàn nối
liền hai tuyến phố lớn là Bạch Mai và Kim Ngưu, là trục giao thông đóng vai
trò rất quan trọng; trước đây từng nổi lên với cái tên “xóm liều Thanh Nhàn”
do ý thức cũng như cách sinh hoạt của người dân khu vực này khá “anh chị”

nên công tác giải phóng mặt bằng để mở rộng, làm mới tuyến đường này gặp
nhiều khó khăn. Tuyến đường Thanh Nhàn thuộc địa phận hành chính của các
phường Thanh Nhàn, Bạch Mai, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai; điều đó dẫn đến
việc bộ máy quản lý đô thị thiếu thống nhất, chồng chéo, thiếu sự phối hợp
trong công tác quản lý, tốc độ phát triển mau lẹ về hạ tầng – kinh tế - xã hội
và mối liên hệ của các đô thị lân cận đã không ít tạo áp lực cho công tác quản
lý đô thị tuyến đường Thanh Nhàn.
Xuất phát từ nhưng luận điểm trên việc lựa chọn đề tài : “Quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Thanh Nhàn, quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội” là rất cần thiết, nhằm khắc phục các nhược điểm,
bổ sung cơ sở khoa học và đưa ra cách thức quản lý cho chính quyền TP. Hà Nội.
*Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra các giải pháp không gian, kiến trúc cảnh quan cho trục đường
Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội nhằm đảm bảo tính thống nhất
của không gian tổng thể trục đường, phù hợp quy hoạch đã được phê duyệt và


3

phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội giai
đoạn 2015- 2020.
*Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan trên địa bàn nghiên cứu. Nhưng tác nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý
kiến trúc cảnh quan trong hiện tại và tương lai (Bao gồm các công trình kiến
trúc, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, thảm cỏ….).
*Phạm vi nghiên cứu: Tuyến đường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng,
TP. Hà Nội. Tổng chiều dài nghiên cứu 1.071m.
Phía tây là địa phận hành chính thuộc phường Thanh Nhàn, nơi có bệnh
viện Thanh Nhàn, bệnh viện phổi Hà Nội, bệnh viện ung bướu Hà Nội Nhà
văn hoá quận Hai Bà Trưng, công viên Tuổi Trẻ, … cắt ngang với đường Võ

Thị Sáu.
Phía đông thuộc địa phận hành chính chính của 4 phường là Bạch Mai,
Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai và Thanh Nhàn.
*Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin: Tập hợp nghiên cứu tài liệu, điều
tra khảo sát thực địa, phân tích đối chiếu, so sánh, phỏng vấn, xử lý tình huống.
- Phương pháp điều tra cộng đồng xã hội: người dân, các nhà quản lí,
các nhà khoa học…..
- Phương pháp phân tích, suy luận: Bằng các kiến thức đã học, thực tế
công tác và lý luận logic để nghiên cứu vấn đề.
- Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận logic, phân tích và tổng hợp, so sánh
đối chiếu, định tính và định lượng, tiếp cận hệ thống.
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp
quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến phố trên địa bàn thành phố
Hà Nội nói chung và tuyến đường Thanh Nhàn nói riêng.


4

- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan góp phần tạo dựng không gian cảnh quan cho tuyến đường Thanh Nhàn.
Thu hút đầu tư, tạo sự phát triển kinh tế xã hội cho địa phương, tạo công cụ
quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường. Xây
dựng bộ máy quản lý có sự tham gia của cộng đồng.
*Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn [32]
- Đô thị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị,
hành chính, kinh tế, văn hóa hoạc chuyện ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển KT - XH của quốc gia hoạc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm

nội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn.
- Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
- Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực và
công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt
động đó để đạt được mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố.
- Thiết kế đô thị: là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy
hoạch chi tiết xây dụng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh
quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng
khác trong đô thị.
- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại hình ảnh, kiểu dáng của
chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.


5

- Cảnh quan: là tổ hợp những phong cảnh có thể khác nhau nhưng tạo
nên một biểu tượng thống nhất về cảnh chung. Cảnh quan bao gồm cảnh quan
tự nhiên và cảnh quan nhân tạo:
+ Cảnh quan tự nhiên: là nhưng cảnh quan chị bao gồm những yếu tố
tự nhiên là trạng thái vốn có của tự nhiên và chưa bị biến đổi do tác động của
con người. Hầu hết cảnh quan tự nhiên đều hài hòa và thống nhất giữa các
thành phần, các yếu tố tạo nên cảnh quan đó.
+ Cảnh quan nhân tạo: là cảnh quan được hình thành do hệ quả của sự
tác động của con người làm biến dạng cảnh quan thiên nhiên.

- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở
trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố,
hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò
đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông,
kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị (Luật quy
hoạch đô thị).
- Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể đô thị được xác định bởi
các yếu tố cấu thành gồm: Nhà, công trình kỹ thuật, công trình nghệ thuật,
quảng cáo và không gian công cộng. KTCQ là hoạt động định hướng của con
người để tạo lập môi trường cân bằng, tồng hòa giữa thiên nhiên và hoạt động
của con người và các không gian vật thể được xây dựng. Các thành phần của
kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo:
+ Yếu tố thiên nhiên: địa hình, mặt nước, cây xanh, điều kiện khí hậu
và con người.
+ Yếu tố nhân tạo: Kiến trúc công trình, đường phố, quảng trường,
trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật và tranh tượng trang trí.
- Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị: là một trong nhưng nội dung công
tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, góp phần tao lập hình ảnh cấu trúc


6

không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa các thành phần thiên nhiên và
nhân tạo của kiến trúc cảnh quan nhằm xác lập trật tự đô thị và nâng cao chất
lượng sống đô thị.
- Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị: gồm những quy định
quản lý không gian cho tổng thể đô thị và nhũng quy định về cảnh quan, kiến
trúc đô thị cho các khu vực đô thị, đường phố và tuyến phố trong đô thị do Ủy
ban nhân dân các cấp ban hành theo yêu cầu quản lý.
- Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường: Công tác quản

lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường có thể hiểu là toàn bộ các hoạt
động quản lý nhằm tạo lập các không gian công cộng, cảnh quan tuyến phố
hài hòa và nâng cao chất lượng, môi trường đô thị, các công trình đảm bảo
khoảng lùi theo quy định, chiều cao công trình, khối đế công trình, mái nhà,
chiều cao và độ vươn của ô văng tầng 1, các phân vị đứng, ngang, độ đặc
rỗng, bố trí cửa sổ, cửa đi về mặt phố đảm bảo tính liên tục, hài hòa cho kiến
trúc toàn tuyến đường. Tại các tuyến phố chính, trục đường chính của đô thị,
khu vực quảng trường trung tâm thì việc dùng màu sắc, vật liệu hoàn thiện
bên ngoài công trình phải đảm bảo tính hài hòa chung cho toàn tuyến, khu
vực và phải quy định trong giấy phép xây dựng. Tùy vị trí mà thể hiện tính
trang trọng, tính tiêu biểu, hài hòa, trang nhã hoạc yêu cầu bảo tồn nguyên
trạng. Các tiện ích đô thị như ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật,
cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan, an toàn
thuận tiện, thống nhất, hài hòa với tỉ lệ công trình kiến trúc. Hè phố, đường đi
bộ trong đô thị phải được xây dựng đồng bộ, phù hợp về độ cao, vật liệu, màu
sắc từng tuyến phố, khu vực trong đô thị, hồ trồng cây phải có kích thước phù
hợp, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, đặc biệt với người khuyết tật, thuận
tiện cho việc bảo vệ chăm sóc cây. Các đối tượng thể hiện rõ mối tương quan
tỉ lệ hợp lý.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan không chỉ trên trục
đường Thanh Nhàn mà còn đa số các trục đường, các tuyến phố, các khu đô
thị đều còn gặp rất nhiều bất cập, từ công tác quy hoạch chất lượng chưa cao
cho tới hiệu quả triển khai quy hoạch thấp, không được quy định rõ ràng đã
và đang gây khó khăn cho quá trình phát triển đô thị, quá trình phát triển đô
thị, quá trình đô thị hóa.
Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Thanh Nhàn
một mặt tuân theo các văn bản pháp lí hiện hành: Luật quy hoạch đô thị, Nghị
định số 38/2010/NĐ-CP Ngày 07/4/2010 của chính phủ quy định về quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan, các văn bản pháp lý của địa phương và đồ án
quy hoạch được duyệt phù hợp với đặc điểm tự nhiên – xã hội của khu vực.
Luận văn đề xuất các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
trục đường. Các giải pháp chung bao gồm từ khâu xác định cơ sở phân vùng,
phân vùng quản lý cho tới việc đưa ra các chỉ tiêu quản lý chung về không
gian, kiến trúc, cảnh quan và mối tương quan cho mỗi vùng khác nhau. Bên
cạnh đó, mỗi vùng quản lý chung được đánh giá cụ thể hơn tùy vào đặc điểm
của từng khu, chức năng lô đất trong các vùng. Ngoài ra, luận văn cũng xác
định giải pháp về bộ máy quản lý, đây là khâu quan trọng, trực tiếp giúp cộng
đồng trong quản lý cũng được đề cập do vai trò và hiệu quả trong việc huy
động cộng đồng vào quản lý quy hoạch là không phủ nhận.
Trong phạm vi nghiên cứ của Luận văn cung cấp các giải pháp cơ bản
nhằm xây dựng một trục đường khang trang, tuân thủ theo quy hoạch và phát
huy tối đa giá trị về không gian, kiến trúc,cảnh quan của khu vực, từ đó có thể
nghiên cứu áp dụng cho các khu vực, khu đô thị khác.



Kiến nghị
Một trong những khâu quan trọng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
nói chung cũng như công tác quản lý theo quy hoạch đó là hệ thống văn bản
pháp lý cần hoàn chỉnh do vậy cần rà soát, loại bỏ những văn bản chồng chéo;
hoàn thiện bổ sung những lĩnh vực, những mặt chưa được đề cập; nội dung
cần sát với thực tế và có hiệu quả cao; văn bản cần có tầm nhìn dài hạn, có
tính chất đón đầu, điều này rất quan trọng đặc biệt trong thời kì đang phát
triển của đất nước.
Chính phủ cần khẩn trương chỉ đạo các địa phương được lựa chọn bao
gồm UBND Thành phố Hà Nội , Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố
khác xây dựng “đề án thí điểm mô hình đô thị”. Từ đó xác định mô hình tổ
chức bộ máy, quy định chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền trách nhiệm và cơ
chế hoạt động phù hợp nhằm đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực,
hiệu quả quản lý của mỗi cấp chính quyền. Sau khi thí điểm mô hình thì tiến
hành tổng kết đánh giá và cho áp dụng với các đô thị trên toàn quốc.
Chính quyền địa phương UBND thành phố, Quận, Huyện, Phường cần
tiếp tục thực hiện công tác cải tạo thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một
cửa liên thông (trong công tác cấp phép xây dựng cần thực tế hơn khi đề cập
tới quyền lợi của dân cư gắn liền với nguyên tắc trong quản lý trong hồ sơ cấp
phép); đảm bảo quy hoạch được duyệt được thực thi trên cơ sở xây dựng lộ
trình bao gồm cả quy chế quản lý, điều lệ quản lý khu vực và cách thức tổ
chức với sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng. Điều này là một tất yếu không
thể không thực hiện, không những đảm bảo tính thực thi của văn bản, tính
hiệu quả về mặt tài chính mà còn giúp quy chế dân chủ phát huy tác dụng của
nó; việc xây dựng các quy chế, điều lệ quản lý cho khu đô thị, trục đường cẩn
đảm bảo tính khớp nối với các khu vực lân cận. Bên cạnh đó cần có các giải
pháp nhằm huy động tối đa và hiệu quả và hiệu quả hơn các nguồn vốn đầu


tư, cách thức thực hiện trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, ưu tiên nguồn

vốn hàng năm cho công tác lập quy hoạch đô thị và cắm mốc giới quy hoạch
ngoài thực địa, tăng cường vai trò của chính quyền đô thị, phân biệt rõ nhiệm
vụ quyền hạn và trách nhiệm thuộc tập thể và cá nhân, giữa các cá nhân trong
cơ quan, tiếp tục tuyên truyền giáo dục người dân về tầm quan trọng của kiến
trúc, cảnh quan và môi trường đô thị, xây dựng “quy chế dân chủ cơ sở” cần
được triệt để và quyết liệt hơn, cần nhiều giải pháp hơn giúp cộng đồng tham
gia ngày một tích cực nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và hiệu quả của
hoạt động quản lý.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ xây dựng (2008), “QCXDVN 01:2008 Quy chuẩn xây dựng Việt
Nam về quy hoạch xây dựng”, NXB xây dựng;
2. Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/QĐ-CP ngày 18/4/2005 về
ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng;
3. Chính phủ (2007), Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 về
ban hành quản lý kiến trúc đô thị;
4. Chính phủ (2007), Nghị đính số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007
của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật xây
dựng về xử lý vi phạm trật tự đô thị;
5. Chính phủ (2009), Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của
chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, khai thác,
quản lý công trình hạ tầng kĩ thuật;
6. Chính phủ (2009), Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/09/2009 của
chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị;
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về
quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của
chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về

quản lý đầu tư phát triển đô thị;
10. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của
Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
11. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật
quy hoạch đô thị;


×