Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Xây dựng giải pháp thanh toán di động cho VNPT (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 72 trang )

i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT .............................................iii
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỄU .................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THANH TOÁN DI DỘNG ......... 3
1.1.

Thị trường thanh toán di động trên thế giới ................................................ 3

1.2.

Thị trường thanh toán di động ở Việt Nam ................................................. 5

1.3.

Mobile Banking – Ngân hàng di động ........................................................ 7

1.4.

Tương lai của thanh toán di động ở Việt Nam .......................................... 10

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CÁC GIAO DỊCH CHO HỆ THỐNG VNPT PAY .... 13
2.1.

Giải pháp công nghệ đáp ứng yêu cầu thanh toán di động ............................ 13

2.1.1. Giải pháp thanh toán di động dựa vào SMS .............................................. 13
2.1.2. Giải pháp thanh toán di động dựa vào USSD ........................................... 14


2.1.3. Giải pháp thanh toán di động dựa vào Web và App .................................. 16
2.1.4. Giải pháp thanh toán di động dựa vào STK .............................................. 17
2.1.5. Giải pháp thanh toán di động dựa vào IVR ............................................... 19
2.1.6. Giải pháp thanh toán di động dựa vào POS ............................................... 21
2.2.

Xây dựng các giao dịch phi tài chính cho VNPT PAY ................................. 23

2.2.1. Đăng ký sử dụng dịch vụ VNPT PAY ...................................................... 23
2.2.2. Quản lý mật khẩu của VNPT PAY ........................................................... 24
2.2.3. Chức năng tra cứu thông tin tài khoản VNPT PAY................................... 24
2.3.

Xây dựng các chức năng giao dịch tài chính cho VNPT PAY ...................... 25

2.3.1. Chức năng nạp tiền mặt ............................................................................ 25
2.3.2. Chức năng rút tiền mặt ............................................................................. 26
2.3.3. Chức năng nạp tiền vào tài khoản dịch vụ................................................. 27
2.3.4. Chuyển khoản trong nội bộ hệ thống VNPT PAY..................................... 28
2.3.5. Chuyển khoản giữa VNPT PAY và Ngân hàng......................................... 30


ii

2.3.6. Thanh toán hóa đơn .................................................................................. 32
2.3.7. Thanh toán thương mại ............................................................................. 34
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT XÂY DỰNG MOBILE VNPT PAY ....... 35
3.1.

Kiến trúc tổng quan của hệ thống................................................................. 35


3.2.

Các phân hệ và chức năng chính của hệ thống ............................................. 36

3.2.1. Phân hệ xử lý giao dịch................................................................................ 36
3.2.2. Phận hệ ví điện tử ........................................................................................ 36
3.2.3. Phân hệ quản lý ........................................................................................... 37
3.2.4. Phân hệ tích hợp hệ thống ............................................................................ 38
3.2.5. Phân hệ cơ sở dữ liệu hệ thống .................................................................... 43
3.2.6. Phân hệ cấu hình quản trị và giám sát hệ thống ............................................ 44
3.2.7. Phân hệ báo cáo ........................................................................................... 44
3.2.8. Phân hệ chăm sóc khách hàng...................................................................... 46
3.2.9. Quản lý người dùng và phân cấp truy cập .................................................... 47
3.3.

An toàn và bảo mật hệ thống ....................................................................... 49

3.3.1. An toàn hệ thống ......................................................................................... 49
3.3.2. Kiểm soát truy cập ....................................................................................... 52
3.3.3. Bảo mật hệ thống ......................................................................................... 52
3.3.4. Bảo mật giao dịch ........................................................................................ 53
3.3.5. Bảo mật ứng dụng........................................................................................ 55
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ CỦA LUẬN VĂN ......................................................... 58
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 64


iii


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Anh
Tiếng việt
Third Generation
Tổ chức chuẩn hóa các công nghệ
3GPP
Partnership Project
mạng thông tin di động
ACD
Automatic Call Distribution Phân phối cuộc gọi tự động
Phần mềm ứng dụng được thiết kế để
App
Mobile Application
chạy trên điện thoại thông minh, máy
tính bảng và các thiết bị di động khác
ATM
Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động
Base Station
Bộ điều khiển trạm gốc và Trạm thu
BSC&BTS Controller&Base
phát sóng di động
Transceiver Statio
Consumer News and
Kênh tin túc người tiêu dùng và kinh
CNBC
Business Channel
doanh
CPU

Central Processing Unit
Bộ vi xử lý trung tâm
Hệ thống phân tán, giúp kết nối các
EBS
Enterprise Service Bus
thành phần, các ứng dụng khác nhau
lại với nhau
Electrically Erasable
Bộ nhớ không mất dữ liệu khi ngừng
EEPROM Programmable Read-Only
cung cấp điện
Memory
Gateway Mobile services
Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ
GMSC
Switching Centers (GMSC) di động giao tiếp với tổng đài
Global System for Mobile
GSM
Mạng di động 2G
Communications
General Packet Radio
GPRS
Dịch vụ dữ liệu di động dạng gói
Service
Cơ sở dữ liệu chứa các thông tin của
HLR
Home Location Register
thuê bao trong thông tin di động
Là một hệ thống tương tác tự động,
cho phép người sử dụng đầu có thể

IVR
Interactive Voice Response tương tác với hệ thống thông qua sử
dụng giọng nói và bàn phím điện
thoại hoặc điều khiển từ xa
MSC
Mobile Switching Centre
Trung tâm chuyển mạch di động
Một giao diện kết nối của
OSF
Open Finance Service
CoreBanking
POS
Point of Sale
Là các máy chấp nhận thanh toán thẻ
Bộ nhớ khả biến cho phép truy xuất
RAM
Random Access Memory
đọc-ghi ngẫu nhiên
SC
Short Message Service
Trung tâm nhắn tin


iv

SMS

Centre
Short Message Service


STK

SIM Application Toolkit

URL

Uniform Resource Locator

USSD

Unstructured
Supplementary Service
Data

Dịch vụ tin nhắn ngắn
Là nơi chứa các ứng dụng mà nhà
mạng cài sẵn vào trong SIM để người
dùng sử dụng thêm 1 số tiện ích của
nhà mạng.
Tham chiếu tới tài nguyên trên mạng
Internet
Giao thức tương tác tốc độ cao giữa
người dùng (thuê bao di động) và các
ứng dụng thông qua mạng di động
GSM


v

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Tổng thị trường thanh toán điện tử ........................................................... 3
Hình 1.2. Các phương thức thanh toán tại các ngân hàng Việt Nam......................... 5
Hình 1.3. Sự phát triển của thị trường thẻ ................................................................ 6
Hình 1.4. Forrester’s 2015 Mobile Banking Functionality Benchmark .................... 8
Hình 2.1. Cấu trúc cơ bản của SMS ....................................................................... 13
Hình 2.2. Cách thức hoạt động của USSD payment ............................................... 15
Hình 2.3. Nguyên lý hoạt động của Web&App payment ....................................... 16
Hình 2.4. Qui trình đăng ký dịch vụ cho khách hàng cá nhân................................. 23
Hình 2.5. Qui trình đăng ký dịch vụ cho tổ chức. ................................................... 23
Hình 2.6. Qui trình cấp mật khẩu của VNPT PAY. ................................................ 24
Hình 2.7. Qui trình thay đổi mật khẩu của VNPT PAY.......................................... 24
Hình 2.8. Qui trình tra cứu thông tin tài khoản của VNPT PAY. ........................... 24
Hình 2.9. Nạp tiền mặt vào VNPT Wallet qua kênh Web/App/STK. ..................... 25
Hình 2.10. Nạp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng của thuê bao VNPT Pay. .......... 26
Hình 2.11. Rút tiền mặt từ VNPT Wallet. .............................................................. 26
Hình 2.12. Sơ đồ rút tiền mặt ra từ ví khởi động bởi Payment Agency. ................. 27
Hình 2.13. Sơ đồ rút tiền mặt từ tài khoản ngân hàng của thuê bao VNPT Pay khởi
tạo bởi Payment. .................................................................................................... 27
Hình 2.14. Sơ đồ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động bằng ví VNPT Wallet. 28
Hình 2.15. Sơ đồ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động bằng tài khoản ngân
hàng………………………………………………………………………………...28
Hình 2.14. Sơ đồ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động bằng ví VNPT Wallet. 28
Hình 2.15. Sơ đồ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động bằng tài khoản ngân
hàng………………………………………………………………………………...28
Hình 2.16. Sơ đồ chuyển tiền nội địa giữa 2 ví VNPT Wallet. ............................... 29
Hình 2.17. Sơ đồ chuyển khoản từ VNPT Wallet tới người chưa đăng ký VNPT
thông qua Payment Agency ................................................................................... 29


vi


Hình 2.18. Sơ đồ chuyển khoản từ VNPT Wallet tới người chưa đăng ký VNPT
không qua Payment Agency. ................................................................................. 30
Hình 2.19. Sơ đồ chuyển khoản giữa 2 người chưa đăng ký VNPT Pay. ................ 30
Hình 2.20. Sơ đồ chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản ví. ................ 31
Hình 2.21. Sơ đồ chuyển tiền từ tài khoản ví sang tài khoản ngân hàng. ................ 31
Hình 2.22. Sơ đồ chuyển tiền giữa 2 tài khoản ngân hàng thông qua VNPT Pay.... 31
Hình 2.23. Sơ đồ chuyển tiền giữa 2 người chưa đăng ký VNPT Pay thông qua ngân
hàng. 31
Hình 2.24. Sơ đồ thanh toán hóa đơn bằng ví. ....................................................... 33
Hình 2.25. Sơ đồ thanh toán hóa đơn bằng tài khoản ngân hàng của người dùng và
xử lý thông qua VNPT Pay. ................................................................................... 33
Hình 2.26. Sơ đồ thanh toán bằng tài khoản ví của Payment Agency. .................... 33
Hình 2.27. Sơ đồ thanh toán bằng tài khoản ngân hàng của Payment Agency, thông
qua VNPT Pay....................................................................................................... 34
Hình 2.28. Sơ đồ thanh toán thương mại khi mua hàng online. .............................. 34
Hình 3.1. Kiến trúc khối chức năng của VNPT Pay ............................................... 35
Hình 3.2. Phân hệ xử lý giao dịch .......................................................................... 36
Hình 3.3. Phân hệ ví điện tử .................................................................................. 37
Hình 3.4. Phân hệ quản lý...................................................................................... 37
Hình 3.5. Phân hệ tích hợp giao diện người dùng và bên thứ ba............................. 38
Hình 3.6. Thành phần tích hợp ngân hàng và tổ chức tài chính .............................. 39
Hình 3.7. Tích hợp thông qua ESB ........................................................................ 39
Hình 3.8. Thành phần tích hợp mạng di động ........................................................ 40
Hình 3.9: Các giao diện hệ thống ........................................................................... 41
Hình 3.10. Phân hệ cơ sở dữ liệu hệ thống ............................................................. 44
Hình 3.11. Phân hệ chăm sóc khách hàng .............................................................. 46
Hình 3.12. Cấu trúc phân cấp người dùng trong hệ thống ...................................... 49
Hình 4.1. Giao diện chính ...................................................................................... 58
Hình 4.2. Nhập mã Khách hàng/ Mã thanh toán và tra cứu nợ cước....................... 58



vii

Hình 4.3. Hoặc nhập số điện thoại di động trả sau và tra cứu cước ........................ 59
Hình 4.4. Lựa chọn ngân hàng để thanh toán cước................................................. 59
Hình 4.5. Hoàn tất lựa chọn ngân hàng để thanh toán ............................................ 60
Hình 4.6. Đăng nhập tài khoản ngân hàng để thanh toán cước: .............................. 60
Hình 4.7. Xác nhận thanh toán qua OTP ................................................................ 61
Hình 4.8. Thông báo thanh toán thành công........................................................... 61
Hình 4.9. App thanh toán ....................................................................................... 62
Hình 4.10. Tra cứu cước và thanh toán .................................................................. 62


vi

DANH MỤC BẢNG BIỄU
Bảng 1.1. Nhóm 10 quốc gia đứng đầu về thanh toán không dùng tiền mặt trong tiêu
dùng………………………………………………………………………………….3
Bảng 1.2. Xếp hạng 10 cổng thương mại điện tử theo số liệu từ 01 ngân hàng......... 7
Bảng 1.3. Các tính năng dịch vụ của ngân hàng di động .......................................... 9
Bảng 3.1. Mô tả các giao diện hệ thống ................................................................. 41
Bảng 3.2. Danh mục các API hệ thống .................................................................. 42
Bảng 3.3. Các loại người dùng và nhóm người dùng của hệ thống......................... 47
Bảng 3.4. Danh mục an toàn hệ thống ................................................................... 49
Bảng 3.5. Các cơ chế bảo mật hệ thống ................................................................. 53
Bảng 3.6. Các cơ chế bảo mật ứng dụng ................................................................ 56


1


MỞ ĐẦU
Đã từ lâu, các công ty viễn thông đã nhận thấy nền kinh tế di động là một cơ
hội tốt để nâng cao vai trò của họ trên thị trường thông qua các sản phẩm và dịch vụ
mới ngoài viễn thông cơ bản có khả năng tạo những nguồn doanh thu mới, thu hút
đầu tư mới, giảm chi phí hoạt động, giảm gian lận, và tăng sự trung thành của khách
hàng.
Tính tới năm 2016, Việt Nam có khoảng 90 triệu dân số và gần 140 triệu
thuê bao di động. Trong đó gần 32% dân cư sống trong vùng đô thị, hơn 22 triệu
điện thoại thông minh (smartphone).Với tổng số thuê bao di động lớn do đó rất tốt
để cung cấp các dịch vụ ví, thanh toán và giao dịch ngân hàng di động cho các
khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của mình.
Ngày nay, với sự phát triển rất nhanh của thị trường ICT - Information and
Communications Technology – Công nghệ thông tin và truyền thông, các tổ chức
tài chính ngày càng chú trọng tới việc tìm kiếm và duy trì khách hàng bằng cách
cung cấp các dịch vụ thương mại di động mới ngoài phạm vi các dịch vụ ngân hàng
cơ bản. Vì vậy, các tổ chức tài chính này, bao gồm cả các ngân hàng, sẽ mong muốn
tham gia vào hệ thống Payment để mang lại cho khách hàng của họ sự tiện lợi thoải
mái trong giao dịch.
Các tổ chức bán buôn và bán lẻ cũng ngày càng đánh giá cao giá trị của ví di
động trong vai trò tìm hiểu hành vi của khách hàng đồng thời tạo ra nguồn doanh
thu mới cho các khách hàng bán lẻ hoặc quầy hàng của họ thông qua các công cụ
thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, và chuyển tiền cá nhân. Do vậy, các tổ chức
này cũng sẽ mong muốn được tham gia vào hệ thống Payment.
Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) là Tập đoàn cung cấp
các dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam. Doanh thu của
Tập đoàn đạt trên 2 tỉ USD năm 2016. Hiện tại, VNPT chiếm 32% thị phần thuê
bao di động. Các lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn bao gồm:
-


Dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa
phương tiện;

-

Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho
thuê các công trình viễn thông, công nghệ thông tin;

-

Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông,
công nghệ thông tin;


2

-

Thương mại, phân phối các sản phẩm thiết bị viễn thông, công nghệ
thông tin;

-

Dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị hội thảo, triển
lãm liên quan đến lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin;

-

Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;


-

Dịch vụ tài chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và
truyền thông đa phương tiện;

Dưới sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, VNPT cần phải tạo ra những sản
phẩm dịch vụ mới để duy trì và mở rộng hệ thống khách hàng, mở rộng lĩnh vực
kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Đề tài “Xây dựng giải pháp thanh
toán di động cho VNPT” được thực hiện trong khuôn khổ đề tài thạc sĩ ngành
CNTT nhằm xây dựng một hệ thống dịch vụ hợp tác giữa Tập đoàn VNPT và các
ngân hàng để cho phép khách hàng là thuê bao di động của VNPT có thể kết nối với
tài khoản ngân hàng và thực hiện các giao dịch tiền điện tử theo nhu cầu của họ.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THANH TOÁN
DI DỘNG
Nội dung chính của chương trình bày tổng quan về thị trường thanh toán di
động và một số vấn đề liên quan.

1.1.

Thị trường thanh toán di động trên thế giới
Những chiếc ATM đang dần trở nên lỗi thời trước sự xuất hiện của nhiều

ứng dụng thanh toán điện tử, mà gần đây nhất là Apple Pay. Xu hướng này đang
đẩy cả thế giới tới viễn cảnh không tiền mặt. Với một số quốc gia, tương lai này có
vẻ đang dần biến thành hiện thực, khi tỷ lệ thanh toán truyền thống ngày càng giảm.


Hình 1.1. Tổng thị trường thanh toán điện tử
Danh sách 10 quốc gia đang dẫn đầu trào lưu giảm sử dụng tiền mặt trên thế
giới (theo CNBC-kênh chuyên về thông tin kinh tế và thị trường tài chính của Mỹ).
Bảng 1.1. Nhóm 10 quốc gia đứng đầu về thanh toán không dùng tiền mặt
trong tiêu dùng
STT

Quốc gia

Tỷ lệ thanh toán không dùng
tiền mặt trong tiêu dùng

Tỷ lệ người dân có thẻ
ghi nợ (debit card)

1

Bỉ

93%

86%

2

Pháp

92%

69%


3

Canada

90%

88%

4

Thụy Điển

89%

96%

5

Anh

89%

88%

6

Australia

86%


79%

7

Hà Lan

85%

98%

8

Mỹ

80%

72%


4

9

Đức

76%

88%


10

Hàn quốc

70%

58%

Kể từ tháng 2/2013, Canada đã ngừng sản xuất và cung ứng tiền xu, để tiết
kiệm 11 triệu USD mỗi năm. Bỉ cũng tương tự Pháp với quy định hạn chế tiêu tiền
mặt trên 3.000 Euro. Tuy nhiên, tại Bỉ sẽ phạt tới 225.000 Euro nếu vi phạm quy
định này.
Theo báo cáo của Omlis (một nhà cung cấp giải pháp thanh toán di động toàn
cầu), hiện chỉ có 1,3 tỷ tài khoản tín dụng (credit card) và ghi nợ (debit card) đang
hoạt động trên toàn cầu, nhưng lại có hơn 5 tỷ tài khoản điện thoại di động đang
hoạt động, mở ra một khả năng ứng dụng rộng rãi thanh toán di động. Đến cuối năm
2013, đã có khoảng 245 triệu người sử dụng thanh toán di động. Và theo dự đoán
của Jupiter Research thì con số này sẽ tăng lên 450 triệu vào năm 2017. Về giá trị
M-Commerce, hãng Gartner dự đoán rằng tổng các giao dịch thanh toán di động
toàn cầu dự kiến sẽ đạt 507 tỷ USD trong năm 2014, đạt 670 tỷ USD vào nam 2015
và dự báo đến năm 2017, tổng giá trị của thị trường thanh toán di động sẽ đạt 721 tỷ
USD.
Theo Gartner, Châu Phi hiện đang dẫn đầu thế giới cho việc sử dụng thanh
toán di động chiếm 52% tổng giá trị các dịch vụ tiền tệ di động toàn cầu. Tại Kenya
và Uganda, hơn một nửa số người sử dụng điện thoại di động thường xuyên thực
hiện thanh toán qua di động; và số người làm như vậy ở Nam Phi và Senegal là một
phần tư. Có tới 92% người Kenya cho biết họ đã thực hiện các khoản thanh toán di
động P2P thông qua hệ thống thanh toán di động M-Pesa. Trong năm 2013, đã có
163 sản phẩm thanh toán di động hoạt động ở các nền kinh tế đang phát triển thì 90
trong số đó là tại châu Phi, tiếp theo là 40 ở châu Á-Thái Bình Dương và 17 ở châu

Mỹ.
Điện thoại di động là một kênh chiếm ưu thế trong mua sắm bán lẻ trong khu
vực Châu Á -Thái Bình Dương, nơi có tới 32% người tiêu dùng mua sắm hàng hóa
với điện thoại di động của họ, 21% mua sắm trên máy tính. Với sức phát triển mạnh
mẽ hơn cả Bắc Mỹ hay Tây Âu, các thị trường châu Á chiếm 74 tỷ USD doanh thu
thanh toán diđộng trong năm 2013. Gartner dự báo rằng vùng Viễn Đông và Trung
Quốc sẽ tạo một thị trường thanh toán di động lớn nhất vào năm 2019.


5

Mỹ Latin được dự đoán sẽ có tới 22.310.000 người sử dụng thanh toán di
động vào năm 2016. Brazil, Mexico và Chile hiện đang nắm giữ tỷ lệ áp dụng
thương mại điện tử cao nhất ở Mỹ Latin là khoảng 30% (theo số liệu của Ericsson
ConsumerLabs). Sự phổ biến rộng này đang chủ yếu sử dụng SMS an toàn (secure
SMS payment) làm công cụ cho các giao dịch trao đổi tiền tệ. Gần 1/2 số người sử
dụng ví di động ở Mỹ sử dụng phương thức P2P để thanh toán cho các dịch vụ giải
trí và đặc biệt là chia sẻ chi phí khi ăn uống chung. Giao dịch qua điện thoại di động
tại Bắc Mỹ năm 2013 có tổng doanh số 37 tỷ USD.

1.2.

Thị trường thanh toán di động ở Việt Nam
Sự giàu có và sự tăng nhanh của dân số trẻ Việt Nam kéo theo nhu cầu của

phân khúc ngân hàng bán lẻ nhưng chưa được khai thác một cách tương xứng. Hiện
nay, theo KPMG, cho vay doanh nghiệp vẫn là hoạt động chính của các ngân hàng
tại Việt Nam và nó chiếm gần một nửa tổng số các khoản vay trong khi chỉ có 28%
là các khoản cho vay cá nhân. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chỉ có 20%
dân số ở Việt Nam nắm giữ một tài khoản ngân hàng. Điều này cho thấy rằng các

ngân hàng còn rất nhiều cơ hội tấn công vào các hoạt động ngân hàng bán lẻ để tăng
trưởng các khoản cho vay và tiền gửi của họ ở trong nước.
Gần đây, nhiều ngân hàng ở Việt Nam đã bắt đầu tăng sự tập trung của họ
vào ngân hàng bán lẻ để hỗ trợ các cá nhân với khoản vay mua nhà, cho vay bất
động sản hoặc các khoản vay tự động. Các ngân hàng trong nước tìm cách phát
triển ngân hàng bán lẻ của họ với việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chất
lượng cao, ngân hàng trực tuyến (Internet Banking), và các dịch vụ thẻ sáng tạo mới
để khuyến khích người tiêu dùng thực hiện thanh toán qua thẻ.

Hình 1.2. Các phương thức thanh toán tại các ngân hàng Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng di động phát triển: Để mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ, các
ngân hàng nhắm vào dân số trẻ Việt Nam – những người có thu nhập ngày càng
tăng và sức mua lớn. Theo nghiên cứu của McKinsey, thanh niên (21–29 tuổi) dễ
dàng chấp nhận các kiểu ngân hàng mới hơn những người Việt lớn tuổi. Tính đến


6

tháng 12 năm 2014, có tới 43 ngân hàng tại Việt Nam đã cung cấp dịch vụ ngân
hàng trực tuyến và 32 ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng di động (Mobile
Banking), trong đó, tổng số tài khoản ngân hàng di động được tạo ra là từ một nửa
số tài khoản của nhóm ngân hàng trực tuyến. Với lượng dân số trẻ năng động này,
có rất nhiều cơ hội chưa được khai thác cho thị trường thanh toán di động phục vụ
bán lẻ ở Việt Nam.

Hình 1.3. Sự phát triển của thị trường thẻ
Sự tăng trưởng của kênh thanh toán thẻ: Sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
cũng dẫn đến một sự chuyển đổi từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán thẻ.
Từ năm 2009 đến 2013, số lượng các giao dịch thẻ tại Việt Nam đã tăng lên rất
nhiều gần mức 200%. Trong cùng thời gian, số lượng thẻ lưu hành tăng từ

21.700.000 lên 67.800.000. Dezan Shira & Associates ước tính rằng giá trị giao
dịch thẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng hơn 50% cho đến 2018. Một trong những yếu tố
then chốt trong sự gia tăng thanh toán thẻ là sự phổ biến ngày càng tăng của thương
mại điện tử trong nước. Các ngân hàng cũng có thể nhìn thấy được để khai thác cơ
hội này làm tăng các giao dịch thanh toán thẻ thông qua việc sử dụng công nghệ
mới.
Thương mại điện tử ở Việt Nam: Sự phổ biến ngày càng tăng của thương
mại điện tử ở Việt Nam phần lớn là do số lượng người sử dụng Internet trong nước
ngày càng tăng. Hiện nay, ít nhất 43,5% dân số sử dụng Internet, cao hơn mức trung
bình 35% ở khu vực Đông Nam Á theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới. Tương tự
như vậy, Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin (VECITA) cũng dự báo
đến hết năm 2015 có thể đạt 50% dân số Việt Nam sẽ được trực tuyến. Như vậy,


7

các kênh thanh toán trực tuyến, thanh toán qua di động sẽ là hướng đi rất quan trọng
đối với các ngân hàng để tiếp cận khách hàng.
Bảng 1.2. Xếp hạng 10 cổng thương mại điện tử theo số liệu từ 01 ngân hàng
STT

Tên điểm bán hàng

Tổng doanh số thanh toán

Số giao dịch

1




76.099.892.657

34.484

2



13.935.546.077

25.364

3



12.154.091.010

1.633

4



5.294.121.323

9.141

5


FileSharing

958.955.902

2.105

6



844.581.300

286

7



843.682.371

1.833

8

Key Instant

813.900.509

1.856


9



787.385.000

1.701

10



667.415.880

60

1.3.

Mobile Banking – Ngân hàng di động
Mobile Banking (tạm dịch là nghiệp vụ ngân hàng di động hay ngân hàng di

động) là thuật ngữ để chỉ những hệ thống cho phép khách hàng của các tổ chức tài
chính có thể quản lý và thực hiện các giao dịch tài chính thông qua thiết bị di động
như điện thoại di động, máy tính bảng.
Trong giai đoạn đầu, ngân hàng di động chỉ được coi như một phần mở rộng
nho nhỏ của dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Nhưng theo thời gian, sự mong đợi của
khách hàng ngày càng tăng ở các ứng dụng di động khiến các ngân hàng nhận ra họ
phải tập trung thiết kế các ứng dụng để tạo ra sự dễ dàng tra cứu các thông tin tài
khoản và không ngừng phát triển thêm các dịch vụ tiện ích giúp họ xem, hiểu và

quản lý được tài chính của họ thậm chí là mua bán sản phẩm dịch vụ.
Theo báo cáo của Forrester, để đánh giá các dịch vụ ngân hàng di động thì có
thể dựa vào 7 tiêu chí gồm: kênh giao tiếp, đăng ký & đăng nhập, thông tin tài
khoản, chức năng giao dịch, dịch vụ, hướng dẫn, tiếp thị & bán hàng. Dựa trên 7
tiêu chí này, Forrester đã xếp hạng tính năng Mobile Banking của các ngân hàng thế
giới như minh họa ở dưới đây.


8

Hình 1.4. Forrester’s 2015 Mobile Banking Functionality Benchmark
Theo kết quả khảo sát của Forrester đối với ứng dụng của 41 ngân hàng bán
lẻ lớn trên phạm vi toàn cầu, thì ngân hàng Caixa của Tây Ban Nha chiếm vị trí đầu
bảng xếp hạng và tiếp theo là nhóm 7 ngân hàng khác đã đi đầu trong việc cung cấp
các dịch vụ ngân hàng di động xuất sắc cho khách hàng của họ gồm: Zachodni
WBK (Phần Lan), mBank (Phần Lan), Lloyds (Anh), CiBC (Canada), Scotia
(Canada), Commonwealth (Úc), và Westpac (Úc).
Áp dụng phương pháp phát triển sản phẩm linh hoạt Lean Production. Nhóm
7 ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu này đều sử dụng phương pháp phát triển sản phẩm
linh hoạt ‘trải nghiệm - đo lường - học hỏi’ để rất nhanh chóng điều chỉnh ứng dụng
của họ thích ứng với khách hàng. Ví dụ từ ngân hàng Scotiabank: Đội phát triển
ứng dụng xây dựng tính năng bán hàng trên ứng dụng di động, ban đầu họ sử dụng
công cụ dành riêng (native code) để phát triển ứng dụng cho từng nền tảng di động.
Nhưng sau khi đưa tới khách hàng và giám sát thì họ nhận ra sai lầm và ngay lập
tức đã thay đổi sang sử dụng phương pháp thiết kế web đáp ứng (responsive web
design), và họ đã thành công.
Đa dạng hóa kênh tiếp cận dịch vụ: Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở
mọi tình huống di động, các ngân hàng phải phát triển dịch vụ cho nhiều kênh tiếp
cận, kiểu thiết bị, nhiều loại hệ điều hành,… Trong đó phổ biến là SMS Banking
cho phép tra số dư, cảnh báo, tra cứu lịch sử giao dịch thông qua SMS. Hiện nay

hầu hết các ngân hàng đều phát triển các ứng dụng tải về cho từng loại thiết bị, hệ
điều hành nhưng vẫn có ngân hàng tối ưu website của họ để khách hàng có thể thực
hiện giao dịch mà không cần cài đặt ứng dụng gì thêm.


9

Phục vụ khách hàng mobile-first và mobile-only. Số khách hàng thuộc nhóm
ưu tiên sử dụng dịch vụ di động trước tiên và nhóm chỉ dùng di động ngay từ đầu để
thực hiện các giao dịch tài chính thì các ngân hàng phải hỗ trợ việc đăng ký và đăng
nhập phải trở nên dễ dàng ngay trên thiết bị di động. Thế hệ khách hàng trẻ hơn sẽ
có nhu cầu mở tài khoản ngân hàng đầu tiên của họ và ứng dụng ngân hàng di động
cần phải hỗ trợ họ việc đăng ký này thay vì bắt họ phải tới các quầy giao dịch hoặc
phải đăng ký ngân hàng trực tuyến trước rồi mới tới ngân hàng di động. ANZ,
NBA, CIBC, Akbank, Barclays, BBVA, mBank, Citi, OCBC, ICICI, và Bank of
America đã cho thực hiện điều này.
Bảng 1.3. Các tính năng dịch vụ của ngân hàng di động
Tính năng/Dịch vụ
Tìm tính năng, nội dung
bằng ngôn ngữ tìm kiếm
tự nhiên
Gửi, nhận, xem, lưu trữ,
upload tài liệu
Cài đặt, nhận và quản lý
các cảnh báo

Diễn giải
Tính năng, công cụ trong ứng dụng ngày càng nhiều
trong khi màn hình thiết bị di động thì bé sẽ khiến
khách hàng cần phải sử dụng chức năng này để

nhanh chóng đạt được mục đích.
Cho phép upload tài liệu, hóa đơn, báo cáo tài chính
Cho phép nhận thông báo số dư tài khoản, các giao
dịch, cảnh báo an ninh,… khách hàng có thể tự quản
lý và cấu hình các cảnh báo.

Tìm kiếm điểm giao dịch, Cho phép tìm kiếm những điểm giao dịch gần nhất
vị trí ATM

với vị trí của khách hàng
Cho phép khách hàng gửi yêu cầu cho nhân viên hỗ

Trợ giúp khách hàng

trợ và nhận câu trả lời qua chức năng tin nhắn hoặc
video
Căn cứ vào các thông tin cá nhân, lịch sử giao

Bán hàng chéo

dịch,… ứng dụng ngân hàng di động sẽ giới thiệu
sản phẩm, dịch vụ phù hợp theo ngữ cảnh
Thông tin chi tiết về tài khoản cá nhân bởi những

Gửi tiền cho người khác thông tin đó nhạy cảm, hoặc bởi số tài khoản rất dài
mà không cần các thông dễ nhầm lẫn,… để khắc phục trở ngại này, nhiều
tin cá nhân chi tiết

ngân hàng đã cho phép chuyển tiền cho người khác
mà chỉ cần số điện thoại di động



10

Cung cấp những nội dung
có giá trị và thông tin tài
khoản trước khi đăng
nhập

Các thông tin, công cụ đơn giản có thể cung cấp
ngay khi chưa nhập mật khẩu, ví dụ như: xem số dư
tài khoản hoặc xem % số dư so với một con số đã
đặt trước; hướng dẫn về bảo mật tài khoản; công cụ
chuyển đổi tiền tệ thời gian thực,…

Công cụ quản lý tài Xem trước tình trạng tài chính trong tương lai,
chính, dự báo, cảnh báo, những giao dịch dự báo chưa thực hiện dựa vào việc
phân tích về việc chi tiêu

phân tích lịch sử giao dịch trong quá khứ
Ngay cả khi khách hàng chưa thực hiện đăng nhập,

Nhanh chóng đáp ứng
mục đích của người sử
dụng.

ứng dụng đã cho phép họ xem được số dư, tính lãi
suất vay, tra cứu vị trí đặt máy ATM,… Cho phép
khách hàng tuỳ biến tạo ra các nút truy cập nhanh
(shortcuts) ngay trên màn hình chính (home

screen),…

1.4.

Tương lai của thanh toán di động ở Việt Nam
Theo dự báo, năm 2015, doanh số thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ đạt hơn

4 tỷ USD. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang chạy đua cạnh tranh thị phần
với nhiều chiến lược kinh doanh mới; trong đó, kinh doanh trên ứng dụng điện thoại
thông minh được dự báo sẽ diễn ra rất sôi động.
Theo công bố mới nhất từ Bộ Công Thương, tỷ lệ dân số Việt Nam truy cập
Internet có tham gia mua sắm online là hơn 18 triệu người. Điều này cho thấy, tiềm
năng kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam là rất lớn. Dự báo trong 5 năm
tới, thị phần này sẽ tăng gấp 10 lần so với hiện nay lên 40 tỷ USD.
Trong 3 năm trở lại đây, kinh doanh thương mại điện tử ở nước ta đã có sự
chuyển biến rõ nét theo hướng chuyên nghiệp hơn. Nguyên nhân chính là do có
nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ nhảy vào thị trường thương mại điện tử
Việt Nam như Lazada, Google, eBay, Amazon, Alibaba, Rakuten, và Rocket
Internet, Trong đó, Alibaba của Trung Quốc là một trong những công ty hoạt động
tích cực nhất. Còn Rocket Internet của Đức cũng ra mắt các website thương mại
điện tử Lazada, Zalora và FoodPanda. Hai công ty Amazon và Rakuten thì đang dò
tìm cơ hội hợp tác hay mua lại một đối tác trong nước.


11

Ở thị trường thanh toán điện tử Việt Nam hiện đang tồn tại cả 4 mô hình
thanh toán di động điển hình:
- Mô hình ngân hàng làm chủ (Bank Led Model): Thường áp dụng cho các
dịch vụ Mobile Banking do ngân hàng làm chủ cung cấp dịch vụ.

- Mô hình công ty di động làm chủ (Operator Led Model): Thường áp dụng
đối với dịch vụ ví di động do nhà mạng (network operator) làm chủ.
- Mô hình công ty bản lẻ làm chủ (Retailer Led Model): Thường áp dụng
cho các công ty bản lẻ hoặc bán hàng online lớn.
- Mô hình nhà cung cấp dịch vụ độc lập (Independent Service Provider
Model): Thường áp dụng cho các công ty làm dịch vụ thanh toán chuyên
nghiệp. Họ thường không cung cấp dịch vụ hàng hóa dịch vụ khác.
Tuy nhiên, với thực trạng tại thị trường Việt Nam và nhu cầu của khách
hàng, đặc biệt là đối với khách hàng của cả 4 nhóm nói trên, việc kết hợp lai giữa 4
mô hình trên sẽ tận dụng được nhiều ưu điểm và đem lại lợi ích cho các bên tham
gia:
- Ngân hàng tiếp cận được cơ sở khách hàng rộng lớn của Công ty viễn
thông để cung cấp các giải pháp thanh toán, hướng khách hàng từ chưa sử
dụng đến việc sử dụng các dịch vụ tài khoản ngân hàng.
- Công ty viễn thông cung cấp thêm các dịch vụ tài chính gia tăng cho
khách hàng được ngân hàng hỗ trợ về các giải pháp tài chính, năng lực
quản lý giao dịch và hạn chế rủi ro phát sinh ở mức thấp nhất.
- Khách hàng có thêm một kênh thanh toán an toàn, tiện lợi với chi phí rẻ
hơn so với loại hình giao dịch ngân hàng truyền thống.
- Các nhà cung cấp giải pháp hỗ trợ ngân hàng và các công ty viễn thông
trong kết nối hệ thống, xử lý giao dịch và hỗ trợ nghiệp vụ, giảm đầu tư
chung của xã hội.
Với những số liệu nghiên cứu và xu hướng của thị trường thanh toán tại Việt
Nam, thanh toán qua di động được xem là giải pháp quan trọng trong việc thúc đẩy
thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí cho xã hội và góp phần vào sự
phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, một giải pháp có tính tổng thể và định hướng
theo đúng thực trạng với mô hình chuẩn tại thị trường Việt Nam là điều mà các bên
hợp tác như: viễn thông, ngân hàng, nhà cung cấp giải pháp cần nghiên cứu kỹ
lưỡng hơn. Ngoài ra, người sử dụng thường lo sợ về tính bảo mật của các dịch vụ



12

liên quan đến thanh toán tiền bạc, đặc biệt là những thanh toán có giá trị lớn. Chính
vì vậy, việc giải quyết các vấn đề bảo mật, an toàn cho dịch vụ để lấy được lòng tin
của khách hàng cũng là một vấn đề cần giải quyết.
KẾT LUẬN:
Đưa ra được bức tranh tổng thể về thị trường thanh toán di động trên thế giới
và Việt Nam nói chung
Thị trường thanh toán di động của Việt Nam hiện tại mới chỉ có những bước
khởi đầu, tiềm năng còn rất lớn. Đặc biệt với xu hướng và định hướng của Chính
phủ Việt Nam về “Cách mạng công nghiệp 4.0” thì có thể thấy rằng dịch vụ thanh
toán di động ở Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc trong tương lai
Nghiên cứu tiềm năng phát triển của thị trường thanh toán di động và khẳng
định sự cần thiết phải xây dựng hệ thống thanh toán di động cho VNPT.


13

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CÁC GIAO DỊCH CHO HỆ
THỐNG VNPT PAY
2.1. Giải pháp công nghệ đáp ứng yêu cầu thanh toán di động
Hiện tại, dịch vụ thanh toán di động thế giới được thực hiện thông qua một
số công nghệ SMS (Short Message Service), USSD (Unstructured Supplementary
Service Data), Web, WAP (Wireless Application Protocol), Mobile Web, Full Web,
App (Mobile Application), STK (SIM Application Toolkit), IVR (Interactive Voice
Response) và POS (Point of Sale). Đối với mỗi cộng nghệ, VNPT PAY xây dựng
một giải pháp riêng để cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
2.1.1. Giải pháp thanh toán di động dựa vào SMS
SMS là viết tắt của Short Message Services, có nghĩa là Dịch vụ tin nhắn

ngắn, là một giao thức viễn thông cho phép gửi các thông điệp dạng text ngắn
(không quá 160 ký tự).

Hình 2.1. Cấu trúc cơ bản của SMS
Một bản tin đến thuê bao luôn luôn được truyền từ SC đến SMS-GMSC. Quá
trình này được thực hiện bằng bản tin Forward Mobile Teminating Short Message
(SMS-GMSC là một MSC có khả năng nhận thông điệp ngắn từ SC (trung tâm nhắn
tin), truy vấn thông tin từ HLR (thanh ghi định vị thường trú) và phân phối thông
điệp ngắn đến MSC (trung tâm chuyển mạch)).
SMS-GMSC sẽ truy vấn thông tin thuê bao bị gọi ở HLR nhờ bản tin Sent
Routing Information For Short Message. Số thuê bao bị gọi, nhận được từ SC, sẽ
được sử dụng để tìm ra HLR tương ứng. HLR sẽ kiểm tra dữ liệu thuê bao bị gọi và
trả thông tin về SMS-GMSC. Trong trường hợp có lỗi, mã lỗi sẽ được gửi trả lại
SMS-GMSC. Địa chỉ của thuê bao bị gọi, nhận được từ HLR, được sử dụng để gửi
bản tin Forward Short Message đến MSC mà MS bị gọi đang ở. Từ MSC, bản tin sẽ
được gửi đến thuê bao thông qua BSC&BTS. Nếu gửi thành công, một bản tin báo
cáo kết quả sẽ được gửi ngược về SMS-GMSC. Nếu gửi không thành công, một bản
tin lỗi sẽ được trả về. Báo cáo về tình trạng gửi bản tin sẽ được gửi về SC (trung


14

tâm nhắn tin). Thanh toán qua SMS (SMS payment) là phương tiện thanh toán cho
hàng hoá, dịch vụ hoặc sản phẩm thông qua tin nhắn văn bản SMS (text message)
được gửi từ điện thoại di động.
SMS payment hoạt động như SMS tiêu chuẩn. Với hệ thống thanh toán qua
SMS, người mua gửi tin nhắn văn bản để thanh toán cho một mặt hàng hoặc dịch
vụ. Tin nhắn văn bản này được gửi tới các nhà cung cấp thanh toán di động (mobile
payment providers). Nhà cung cấp giải quyết giao dịch giữa người mua và người
bán. Chi phí mua hàng được cộng vào hóa đơn điện thoại hàng tháng hoặc được

khấu trừ từ số dư trả trước của người mua với nhà mạng (mobile phone operator).
Hiện nay nhu cầu mua bán, thanh toán không chỉ giới hạn trong mỗi quốc gia
mà còn trên toàn cầu. Bằng cách sử dụng thanh toán quốc tế qua SMS (International
SMS payment), người dùng điện thoại di động có thể thanh toán bảo mật, nhanh
chóng và an toàn cho người bán; có thể mua bán, trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ;
gửi hoặc nhận tiền trên toàn cầu.
Để đáp ứng cho lớp khách hàng sử dụng công nghệ SMS, cổng thanh toán
VNPT PAY sẽ cung cấp 01 tổng đài nhắn tin duy nhất (ví dụ là 888) cùng với cú
pháp nhắn tin thống nhất theo từng dịch vụ. Để sử dụng dịch vụ, khách hàng thực
hiện bằng cách nhắn tin theo cú pháp quy định gửi lên tổng đài tin nhắn và tiến
hành các giao dịch. Mỗi giao dịch của khách hàng có thể là các giao dịch tài chính
hoặc giao dịch phi tài chính. Quy trình sử dụng các dịch vụ của hệ thống VNPT Pay
qua kênh SMS được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Soạn tin nhắn theo cú pháp theo quy định của dịch vụ cần thực hiện.
Bước 2. Nhắn tin đến tổng đài để yêu cầu thực thi dịch vụ.
Bước 3. Gửi tin nhắn phản hồi xác nhận theo cú pháp quy định.
Bước 4. Nhận tin nhắn thông báo kết quả yêu cầu.
2.1.2. Giải pháp thanh toán di động dựa vào USSD
USSD (Unstructured Supplementary Service Data) là giao thức tương tác tốc
độ cao giữa người dùng (thuê bao di động) và các ứng dụng thông qua mạng di
động GSM (Mạng 2G-Global System for Mobile Communications). Ưu điểm nổi
bật là cho phép tích hợp đa dịch vụ trên một đầu số duy nhất (cho phép duyệt menu
– menu browsing) và nâng tốc độ tương tác lên cao gấp 7 lần SMS (nhờ cơ chế
hướng phiên session-based). Trên thế giới, USSD là một trong những kênh truy


15

nhập các dịch vụ giá trị gia tăng phổ biến bởi cách thức sử dụng đơn giản, tiện lợi
và tiết kiệm thời gian.

Công nghệ USSD được sử dụng trên các loại thiết bị có chức năng gửi SMS
đó có thể là các smartphone hoặc các thiết bị có chức năng tương tự. Công nghệ
USSD có thể được sử dụng để kiểm tra số dư tài khoản của người dùng, chuyển
khoản thông qua MMID (Mobile Money Identifier – một số 7 chữ số của một khách
hàng ngân hàng. MMID này sẽ là duy nhất cho tài khoản ngân hàng. Cùng với số
điện thoại di động, MMID xác định tài khoản ngân hàng - giống như số tài khoản
trong giao dịch thực tế).

Hình 2.2. Cách thức hoạt động của USSD payment
Để đáp ứng lớp khách hàng sử dụng dịch vụ USSD, cổng thanh toán VNPT
PAY sẽ cung cấp 01 đầu số tổng đài duy nhất, ví dụ là *888#, cho từng dịch vụ trên
VNPT Pay thông qua kênh USSD. Để sử dụng dịch vụ, khách hàng có thể truy cập
dịch vụ bằng cách nhập đầu số trên giao diện bàn phím quay thoại dạng *888#, sau
đó chọn dịch vụ theo yêu cầu và xác nhận thanh toán. Quy trình sử dụng dịch vụ
của hệ thống VNPT Pay qua kênh USSD được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Khách hàng nhập đầu số theo dạng *888#;
Bước 2. Khách hàng nhập số tương ứng với menu dịch vụ và xác nhận để lựa
chọn dịch vụ mong muốn;
Bước 3. Khách hàng nhập các thông tin cần thiết theo yêu cầu trong từng
dịch vụ (nhập số điện thoại, nhập mã khách hàng, nhập mã nhà cung cấp,…);
Bước 4. Khách hàng nhập mật khẩu (mã PIN) để xác nhận thanh toán;


16

Bước 5. Nhận thông báo kết quả thực hiện giao dịch đã yêu cầu.
2.1.3. Giải pháp thanh toán di động dựa vào Web và App
Khác với SMS hoặc USSD (hoạt động qua mạng GSM), Web&App Payment
là hình thức thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến, giúp khách hàng quản lý
tài khoản và thực hiện các giao dịch thông qua Internet hoặc trên ứng dụng Mobile

mà không cần phải tới quầy giao dịch và hạn chế được những nhược điểm đặc trưng
của 2 loại thanh toán SMS và USSD.
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSP - payment service provider) cung cấp
dịch vụ bán hàng trực tuyến chấp nhận thanh toán trực tuyến điện tử bằng nhiều
phương thức thanh toán bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và chuyển khoản ngân
hàng. Một số PSP cung cấp các dịch vụ để xử lý các hình thức thanh toán khác bao
gồm thanh toán bằng tiền mặt, ví điện tử như PayPal, thẻ trả trước hoặc voucher.
Web&App payment được thực hiện phổ biến trong các giao dịch mua bán trực
tuyến trực tiếp. Quá trình thanh toán thông qua Web&App Payment điển hình được
thể hiện trong hình 2.3.

Hình 2.3. Nguyên lý hoạt động của Web&App payment
Để đáp ứng lớp người dùng sử dụng các dịch vụ Web và App, cổng thanh
toán VNPT PAY cung cấp một ứng dụng trên điện thoại hoặc một Web Site đã tích
hợp sẵn các dịch vụ của VNPT Pay. Để thực thi các dịch vụ của VNPT Pay, khách
hàng chỉ cần thực thi ứng dụng này, sau đó lựa chọn các dịch vụ và thao tác ngay
trên ứng dụng đó. Quy trình sử dụng các dịch vụ của VNPT Pay qua kênh Web
hoặc App được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1. Khởi động Web hoặc App tương ứng của VNPT Pay;
Bước 2. Lựa chọn yêu cầu dịch vụ trong danh sách dịch vụ của ứng dụng;
Bước 3. Xác nhận thanh toán;
Bước 4. Nhận thông báo kết quả thực hiện dịch vụ đã yêu cầu.


17

2.1.4. Giải pháp thanh toán di động dựa vào STK
STK (SIM Application Toolkit) là một công cụ hữu hiệu dành cho các nhà
khai thác mạng di động để phát triển và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng tới các
thuê bao của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả. STK bao gồm một tập các lệnh

và thủ tục cung cấp các đặc tính hỗ trợ các ứng dụng trên thẻ SIM, cho phép các
ứng dụng này có thể tương tác và điều khiển bất kỳ thiết bị di động nào hỗ trợ các
đặc tính đó. Các đặc tính chính này bao gồm: Profile Download, Proactive SIM, tải
dữ liệu về SIM, lựa chọn thực đơn, điều khiển cuộc gọi, bảo mật.
Nhờ những đặc tính trên, ứng dụng được nạp vào SIM thuận lợi qua
OTA (Over The Air) mà không cần khách hàng phải mang thẻ SIM đến các đại lý.
Hơn nữa, dựa trên công nghệ STK, giao diện của ứng dụng được xây dựng
thân thiện với người dùng và đặc biệt là cho phép xây dựng các ứng dụng yêu cầu
tính bảo mật cao.
Mô đun nhận dạng thuê bao hay SIM (Subscriber Identify Module) được
giới thiệu cách đây hơn 10 năm trước. Ban đầu, nó được định nghĩa giống như một
mô đun bảo mật sử dụng cho mục đích nhận thức người dùng với một bộ nhớ khá
nhỏcho dữ liệu người dùng và mạng như: các số điện thoại, tên thuê bao. Thêm vào
đó, các SIM ngày nay có khả năng trở thành một nền cho các dịch vụ giá trị gia
tăng bằng cách sử dụng một micro-computer có trong SIM. Ý tưởng sử dụng SIM
giống như một máy tính cá nhân, có thể xử lý các thông tin nhận được qua OTA
(Over The Air), được thảo luận lần đầu tiên trong nhóm chuyên gia SIM (SIM
ExpertsGroup), tiền thân của nhóm SMG9 năm 1991. Ý tưởng này được phát triển
xa hơn bởi các nhà quản lý và khai thác mạng GSM bằng việc dữ liệu được cập nhật
vào SIM qua OTA (Over The Air).
- Mục tiêu của STK bao gồm các cơ chế cho phép:

o

Có thể hiển thị Text từ SIM lên thiết bị hiển thị của Mobile

Equipment
o Khởi tạo cuộc gọi tới một số được lưu trong SIM.

o Gửi một điều khiển dịch vụ bổ sung SS (Supplementary Service), chuỗi

USSD (Unstructured Supplementary Service Data) hay một bản tin
SMS.
o Chơi một bản nhạc
o Thiết lập một giao tác với người sử dụng
o Cung cấp thông tin nội bộ từ ME tới SIM


×