Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đánh giá hiệu quả khử khuẩn không khí của phun hóa chất và đèn cực tím

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.88 KB, 16 trang )

1

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ KHỬ KHUẨN KHÔNG KHÍ
SỬ DỤNG PHUN HÓA CHẤT ANIOS SPECIAL DJP SF VÀ
CHIỂU TIA CỰC TÍM TẠI PHÒNG NỘI SOI PHẾ QUẢN
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG

Vĩnh Phúc, 2017


2

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ KHỬ KHUẨN KHÔNG KHÍ
SỬ DỤNG PHUN HÓA CHẤT ANIOS SPECIAL DJP SF VÀ
CHIỂU TIA CỰC TÍM TẠI PHÒNG NỘI SOI PHẾ QUẢN
BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG

Vĩnh Phúc, 2017


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Môi trường bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong lây truyền các


nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện. Các loại vi sinh vật thường gặp trong
môi trường bệnh viện bao gồm các loại tụ cầu vàng, liên cầu tan máu,
Acinetobacter, Pseudomonase aeruginosa. ở các khu vực ẩm thấp còn có thể
hay gặp các loại nấm mốc như Penicillium, Aspergillus, Sporotrichum…
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có mối tương quan giữa mức độ ô
nhiễm môi trường và nhiễm khuẩn bệnh viện. Một nghiên cứu tại khoa Hồi
sức ngoại thần kinh năm 1998-1999 ở Hoa kỳ cho thấy có sự tương quan rõ
giữa số lượng A. baumannii phân lập từ môi trường và nhiễm khuẩn do A.
baumannii (P=0.004). Việc tăng cường vệ sinh khử khuẩn môi trường cho
thấy có thể kiểm soát những vụ dịch xảy ra tại khoa Hồi sức ngoại thần kinh
này. Tương tự, nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy việc không khí
phòng mổ nhiễm A. baumanii làm tăng nhiễm khuẩn vết mổ do A. baumanii.
Các buồng bệnh trong bệnh viện do đó đòi hỏi một nồng độ không khí
đủ tiêu chuẩn để giảm việc gây nhiễm khuẩn cho bệnh nhân từ môi trường.
Theo Preobrajenski, môi trường bệnh viện cần đảm bảo không khí sạch, với
số vi sinh vật (VSV) không quá 1000 trong 1m 3. Ginoscova phân loại không
khí thành 3 loại: Không khí tốt khi thử nghiệm bằng đĩa Petri trong 10 phút có
số vi sinh vật dưới 5 khuẩn lạc trong một đĩa, không khí vừa: khi số vi sinh
vật từ 5 đến 25 khuẩn lạc và không khí xấu khi có trên 25 khuẩn lạc vi sinh
vật trong một đĩa Petri thử nghiệm. Trong môi trường phòng mổ, phòng hồi
sức tích cực, tiêu chuẩn không khí thường yêu cầu cao hơn các phòng bệnh
thường. Phòng mổ thông thường cần phải đạt thông khí tốt. Theo Hội kiến
trúc Hoa Kỳ, trong phòng mổ thông thường, số vi sinh vật phải <180 khúm vi
sinh vật trong một m3 không khí. Với phòng mổ siêu sạch hoặc phòng ghép
tủy xương, không khí càng đòi hỏi cao hơn thậm chí < 10 khúm vi sinh vật
trong một m3 không khí.


2


Để đạt được không khí tốt, thông thường những phòng bệnh, phòng mổ
hoặc phòng hồi sức tích cực cần phải có những biện pháp xử lý không khí
thích hợp. Đối với phòng mổ, cần có biện pháp thông khí áp lực dương so với
vùng kế cận, hành lang và duy trì tối thiểu 15 luồng khí thay đổi mỗi giờ, ba
trong số những luồng không khí đó phải là không khí được xử lý. Những
phòng cách ly bệnh nhân gây bệnh qua đường không khí (lao phổi, sởi,
cúm...) cũng thường đòi hỏi không khí được xử lý đảm bảo hạn chế đến mức
thấp nhất vi sinh vật gây bệnh.
Có nhiều phương pháp khác nhau đã được sử dụng để khử khuẩn không
khí trong bệnh viện như dùng đèn tia cực tím, dùng thuốc sát khuẩn, phun hoá
chất, dùng khí Ozone, sử dụng màng lọc HEPA… Tuy nhiên, việc xử lý
không khí chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi số lượng người di chuyển trong
phòng, mức độ thông khí của phòng.
Tại Việt nam, đa phần các bệnh viện thường sử dụng phương pháp
phun sương hóa chất khử khuẩn hoặc chiếu tia cực tím để khử khuẩn không
khí phòng bệnh, phòng hồi sức, phòng thủ thuật và phòng mổ. Bệnh viện 74
Trung ương hiện cũng đang sử dụng hai phương pháp khử khuẩn không khí
như trên. Tuy nhiên, bệnh viện chưa có nghiên cứu nào được tiến hành nhằm
đánh giá kết quả khử khuẩn không khí bằng phun sương và đèn cực tím. Vì
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu:
1. Mô tả chất lượng không khí về vi sinh ở các thời điểm trước và
sau khử khuẩn.
2. Đánh giá hiệu quả khử khuẩn không khí sử dụng tia cực tím và
phun sương hóa chất.


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sự ô nhiễm vi sinh vật trong không khí

1.2. Một số tiêu chuẩn về vi sinh trong không khí
Hiện nay, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn về không khí cho bệnh viện,
phòng mổ. Bộ Y tế đang xây dựng các tiêu chuẩn không khí nhà mổ, khu điều
trị trong các bệnh viện phù hợp với điều kiện Việt Nam trên nguyên tắc,
phòng mổ và khu chăm sóc tích cực phải không có vi khuẩn gây bệnh.
Sau đây là một số tiêu chuẩn vi sinh vật trong không khí của một số tác
giả trên thế giới.
Bảng 1.1. Tiêu chí phân loại không khí phòng mổ theo V.Omelanskii (Nga)
Số lượng VSV/1m3
không khí
< 312
312 – 1250
1250 – 1562
> 1562

Số lượng VSV/3 đĩa
thạch
< 5 khuẩn lạc
5 – 20 khuẩn lạc
20 – 25 khuẩn lạc
> 25 khuẩn lạc

Chất lượng không khí
Tốt
Khá
Vừa
Kém

Bảng 1.2. Tiêu chí phân loại không khí bệnh viện theo Ginoscova (Nga)
Số lượng vi sinh vật


Kết quả

Số VK/1m không
khí

Nấm mốc (khóm/1m3
không khí)

VK tan huyết

Không khí sạch
Không khí vừa
Không khí không
đạt

< 500
500 – 1500

0
≤2

0
0

> 1500

≥3

≥1


3

Bảng 1.3. Tiêu chuẩn vi khuẩn cho phòng mổ theo CDC – Mỹ (2008)
Khu vực bệnh viện
Phòng điều trị
Phòng sau phẫu thuật
Nhà thuốc
Phòng vô khuẩn
Phòng mổ trống
Phòng mổ (đang mổ)

Tổng số vi khuẩn CFU/m3/giờ
Tốt

Chấp nhận được

Không chấp nhận
được

0-450
0-250
0-100
0-50
0-4
0-60

451-750
251-450
101-180

51-90
5-8
61-90

>751
>451
>181
>91
>9
>91


4

+ Phòng mổ thường: không khí phòng mổ lúc trống < 35 vi khuẩn/m 3,
khi phòng đang mổ < 180 vi khuẩn/m3 và không có sự hiện diện của các vi
khuẩn chỉ điểm vệ sinh.
+ Phòng mổ siêu sạch: đòi hỏi điều kiện vô khuẩn để thực hiện các loại
phẫu thuật tim mạch, sọ não, ghép tạng. Các tiêu chuẩn vệ sinh không khí
gồm luồng khí lưu chuyển: 0,3m/giây (phòng kín), 0,2 m/giây (phòng hở), vi
khuẩn ở vị trí cách 1m từ sàn nhà tại phòng mổ trống < 1 vi khuẩn/ m 3; vi
khuẩn ở vị trí ngang bàn mổ khi đang mổ: < 10 vi khuẩn/m 3. Nếu hệ thống
phòng mổ không hoàn toàn kín, ở mỗi góc phòng < 20 vi khuẩn/m3.
1.3. Các phương pháp khử khuẩn không khí bệnh viện tại Việt Nam
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khử khuẩn không khí đang áp dụng
tại Việt Nam như:
– Phương pháp sử dụng màng lọc HEPA;
– Phương pháp sử dụng than hoạt tính;
– Phương pháp sử dụng ion dương, ion âm, ion plasma;
– Phương pháp phun sương, phun khí hoá chất ôzôn, H2O2, clođiôxít;

– Phương pháp sử dụng tia cực tím;
– Phương pháp tạo áp lực dương, áp lực âm;
– Phương pháp sử dụng máy khử khuẩn không khí Airocide sử dụng
công nghệ diệt khuẩn kép quang hoá xúc tác (PCO).
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Trong một số trường
hợp có thể kết hợp nhiều phương pháp giúp kiểm soát tốt hơn môi trường
không khí trong bệnh viện.
Bảng 1.4. Ưu nhược điểm của 1 số phương pháp khử khuẩn không khí bệnh viện
T Phương
Cơ chế hoạt động
Ưu điểm
Nhược điểm
T
pháp
1 Màng lọc Quạt
hút
hút Lọc được các hạt bụi cả hữu – Chỉ lọc được các hạt bụi lớn
Hepa

không

khí

qua cơ và vô cơ nhanh chóng.

màng lọc hepa,

hơn 0,3 µm, không lọc được vi
rút và các chất hữu cơ bay hơi



5

T
T

Phương
pháp

Cơ chế hoạt động

Ưu điểm

Nhược điểm
trong không khí.
– Hiệu quả xử lý giảm dần khi

các hạt bụi được

màng lọc đã đầy và có nguy cơ

giữ lại trên màng

tạo ổ vi khuẩn tích tụ trên

lọc và không khí

màng lọc nếu không được bảo

sạch đi qua màng


dưỡng, thay màng lọc thường

lọc được trả ra

xuyên.

ngoài môi trường.

– Không có khả năng diệt
khuẩn trên bề mặt.
– Màng lọc hay bị tắc nghẽn
– Hiệu quả xử lý giảm dần khi
màng lọc đã đầy và có nguy cơ

Màng
2 than

lọc Sử dụng màng lọc
hoạt có chứa các hạt

tính

than hoạt tính.

Lọc được các hợp chất hữu
cơ, mùi, khói.

tạo ổ vi khuẩn tích tụ trên
màng lọc nếu không được bảo

dưỡng, thay màng lọc thường
xuyên.
– Không có khả năng diệt

Tạo

3

ion

khuẩn trên bề mặt.
– Hiệu quả xử lý không cao

âm,

Sử

dụng dương,

plasma

ion

(âm, bao phủ bề mặt

dương,

chất bẩn và hút về

plasma)


phía máy có điện

Loại bỏ được bụi, vi khuẩn,
vi rút, khử trùng tại các vị trí
khuất của phòng.

tích trái chiều.
Tạo

đối với vùng ở xa thiết bị.
– Tạo ra ion có thể gây hại
cho con người và các đồ vật
trong phòng.
– Không khử được mùi
– Ôzôn/H2O2/clođioxit là chất

ra

ô nhiễm, có hại cho con người

ôzôn/H2O2/clođiox Loại bỏ vi khuẩn, vi rút, một và phá huỷ các đồ vật, đặc biệt
4

Ôzôn/H2O2/ it
clođioxit

khuẩn, vi rút, một hiệu quả cao, khử trùng tại




Khi

sử

dụng

số chất hữu cơ bay các vị trí khuất của phòng.

ôzôn/H2O2/clođioxit cần cách

hơn

ly với thời điểm hoạt động của

5 Phun sương Hoá
hoá chất

tiêu diệt vi số chất hữu cơ bay hơi với là các đồ điện tử.

chất

con người trong phòng.
được Khử trùng các vị trí khuất – Không khí khi đọng sương

đưa vào bình và của vật dụng, giường mổ, hóa chất sau phun phải được
phun dưới dạng thiết bị, vách tường phòng nhanh chóng giải thoát ra


6


T
T

Phương
pháp

Cơ chế hoạt động

Ưu điểm

Nhược điểm
ngoài để thay bằng luồng
không khí bên ngoài (không có
hóa chất) thì nhân viên, bệnh
nhân mới có thể vào và hoạt

sương

trong

không khí

mổ… những vị trí mà nhân động mà không bị nhiễm độc
viên vệ sinh không thể vệ (do hóa chất diệt khuẩn).
sinh hết được.

– Có thể làm ẩm phòng mổ,
gây hư hỏng hoặc giảm độ bền
của các thiết bị điện tử có

trong phòng …
– Không khử trùng được tại
các vị trí khuất.
– Tạo ra mùi tanh của ô zôn.

6

Đèn
tím

cực

Tạo ra tia UV diệt
vi khuẩn, vi rút
trong không khí

– Tia cực tím độc hại đối với
Khử trùng không khí các vị cơ thể con người, cần tắt đèn
trí được bật đèn

trong một thời gian nhất định
nhân viên và bệnh nhân mới
có thể vào hoạt động.
– Tia cực tím có thể làm hỏng

7 Áp

các vật dụng trong phòng.
lực Lọc không khí giữ – Đối với phòng áp lực – Không tiêu diệt tận gốc vi


dương,

áp lại các hạt lớn hơn dương: Giữ phòng sạch, khuẩn mà giữ lại trên màng

lực âm

kích thước màng tránh vi khuẩn bên ngoài lọc. Mặt khác chỉ lọc các hạt
lọc và tạo áp lực khuếch tán vào phòng sạch. lớn hơn 0.3µm.
dương để tránh – Đối với phòng áp lực âm:
không

khí

– Không khí tại các vùng

ô Giữ vi khuẩn trong phòng khuất khó được làm sạch.

nhiễm khuếch tán không khuếch tán ra bên – Đối với phòng có áp lực âm,
vào phòng sạch ngoài.

mức độ ô nhiễm sẽ rất lớn theo

hoặc tạo áp lực – Con người hoạt động bình thời gian làm ảnh hưởng
âm tránh không thường trong môi trường áp nghiêm trọng đến người bệnh
khí ô nhiễm trong lực âm/dương
phòng khuếch tán
ra bên ngoài

và bác sỹ trong phòng.
– Lắp đặt và bảo trì hệ thống

cồng kềnh, khó khăn, chi phí


7

T
T

Phương
pháp

Cơ chế hoạt động

Ưu điểm

Nhược điểm
cao.
– Phòng cần kín gần như tuyệt
đối.
– Không có khả năng diệt
khuẩn trên bề mặt.

Sơn

TiO2 lên

tường
8 Sơn TiO2

phòng – Tăng khả năng diệt khuẩn


bệnh. Khi không trong

phòng

khí va chạm vào – Con người hoạt động bình
tường sẽ bị tiêu thường sơn TiO2

– Diệt khuẩn thụ động.
– Khả năng diệt khuẩn không
cao.
– Không có khả năng diệt
khuẩn trên bề mặt

diệt
– Hiệu quả diệt khuẩn cao
ngay cả với các phần tử có
kích thước bé hơn rất nhiều
Hệ
9

thống Sử

dụng

bước

quang hoá sóng ngắn và chất
xúc


tác xúc tác (thường là

PCO

TiO2)

0,3 µm, mùi, các chất hữu cơ – Khả năng loại bỏ các hạt bụi
bay hơi.

vô cơ lớn thấp.

– Lắp đặt đơn giản, ít phụ

– Không có khả năng diệt

thuộc các yếu tố bên ngoài. khuẩn trên bề mặt.
Bảo dưỡng bảo trì đơn giản,
ít

tiêu

thụ

điện

năng

– Không ảnh hưởng có hại
đến con người


1.4. Một số phương pháp khử khuẩn không khí tại Bệnh viện 74 Trung ương
- Sử dụng chiếu tia cực tím;
- Sử dụng phun sương hóa chất ANIOS SPECIAL DJP SF.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Không khí tại phòng mổ số 4 – khoa Điều trị tích cực.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Mẫu không khí trước khi khử khuẩn có kết quả cấy vi
sinh (+).


8

- Tiêu chuẩn loại trừ: Mẫu không khí trước khi khử khuân có kết quả cấy vi
sinh (-).
2.2. Thời gian tiến hành
Các thử nghiệm được thực hiện 6 lần trong thời gian từ 4/2017 đến 9/2017,
mỗi tháng lấy 1 lần. Trong mỗi buổi thử nghiệm, các mẫu không khí được lấy ở các
thời điểm khác nhau, chia làm 3 lô thử nghiệm như sau:
+ Lô 0 (5 mẫu/1 phòng): Kiểm tra vi sinh trong không khí sau khi thực hiện
vệ sinh theo quy trình của bệnh viện.
+ Lô A (5 mẫu/1 phòng): Kiểm tra vi sinh trong không khí sau khi thực hiện
khử khuẩn bằng tia cực tím hoặc phun sương dung dịch ANIOS SPECIAL DJP

SF.
+ Lô B (5 mẫu/1 phòng): Kiểm tra vi sinh trong không khí sau khử khuẩn
bằng tia cực tím hoặc phun sương 14 giờ (đóng kín hoàn toàn phòng, tắt điều hòa,
tắt quạt hút thông gió sau khi kết thúc việc khử khuẩn).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu
2.3.2. Chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu không xác xuất với 1 mẫu thuận

tiện không khí phòng mổ số 4 - khoa Điều trị tích cực.
2.4. Phương pháp lấy mẫu và đọc kết quả
- Kỹ thuật lấy mẫu: Sử dụng phương pháp Koch (Dùng đĩa thạch định vị

để lấy mẫu không khí có vi sinh vật lắng đọng trên bề mặt thạch).
- Tiến hành: Chuẩn bị môi trường và kiểm tra dùng ba loại sau:
+ Thạch thường để kiểm tra tổng số vi khuẩn ưa khí.
+ Thạch máu để kiểm tra các vi khuẩn tan máu.
+ Thạch Sabouraud có độ pH=4-5 để kiểm tra nấm mốc.
Trước khi đặt, để thạch vào tủ ấm 37oC qua đêm cho thạch ấm lại và
mặt thạch khô. Tại nơi dự định kiểm tra không khí, mở các hộp thạch ra (nắp
petri úp nghiêng bên cạnh hộp thạch) để trong 15 phút. Sau thời gian quy
định, đậy nắp hộp, mang ủ ấm 37oC các hộp thạch máu và thạch thường, còn


9

hộp thạch Sabouraud thì để vào tủ ấm 25-28oC. Theo dõi sau 24-48 giờ đối
với xét nghiệm vi khuẩn và 3-7 ngày đối với các đĩa xét nghiệm nấm mốc.
Mỗi phòng đặt các đĩa thạch ở 5 vị trí khác nhau, để ba đĩa (thạch máu,
thạch thường, thạch Sabouraud) ở giữa phòng và bốn góc phòng, mỗi góc ba
đĩa thạch khác nhau.
- Đọc kết quả
Trước khi đếm số lượng các khuẩn lạc của vi khuẩn ưa khí, vi khuẩn
tan máu, nấm mốc, đọc các khuẩn lạc điển hình, nhuộm Gram, soi kính và ghi
vào sổ kiểm nghiệm: hình thái các loại khuẩn lạc, hình thái vi khuẩn trên
phiến đồ, Gram âm, Gram dương, cách sắp xếp.
+ Đọc kết quả theo phương pháp Koch
Bằng thực nghiệm, V.Omelianskii đã chứng minh và xây dựng được
công thức tính tổng quát số vi khuẩn trong 1m 3 không khí như sau: tổng số vi

khuẩn lắng và rơi trên diện tích 100 cm 2 đĩa thạch để mở trong thời gian 5
phút bằng tổng số vi khuẩn có trong 10 lít không khí.
Chúng ta có thể quy ra trong 1m3 không khí với công thức như sau:
X
Trong đó:
+ X là tổng số vi sinh vật trong 1 m3 không khí,
+ A: tổng số vi sinh vật trong đĩa thạch,
+ S: diện tích đĩa petri (tính bằng cm2),
+ k: thời gian mở đĩa petri tính bằng hệ số (5 phút thì k=1; 10
phút k=2; 15 phút k=3),
+ 100: diện tích quy ước của đĩa thạch,
+ 100: hệ số nhân để tính ra kết quả trong 1m3 không khí (vì
mỗi đĩa Pêtri = 10 lít không khí).


10

2.4. Quy trình thực hiện
- Bước 1: Vệ sinh phòng mổ theo quy trình sau cuộc mổ cuối trong
ngày kết thúc.
- Bước 2: Lấy mẫu không khí trong phòng.
- Bước 3: Thực hiện khử khuẩn bằng tia cực tím hoặc phun sương (thực
hiện luân phiên 2 phương pháp trên).
- Bước 4: Sau khử khuẩn 2 giờ thì tắt đèn cực tím; sau 2,5 giờ máy
phun sương tự động tắt thì tiến hành lấy mẫu ngay.
- Bước 5: Lấy mẫu sau khi tắt máy 14 - 16 giờ (vào sáng hôm sau trước
khi có người làm việc).
Trong thời gian từ lúc bắt đầu lấy mẫu đầu tiên đến khi lấy các mẫu
cuối cùng phòng luôn được đóng kín (chỉ mở khi nhân viên vào đặt mẫu).
2.5. Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu được nhập liệu, xử lý và phân tích trên phần mềm thống kê y
học.
- Sử dụng test thống kê để so sánh sự khác biệt về trung bình số khuẩn
lạc/1m3 không khí ở các thời điểm khác nhau.
- Tính hiệu suất khử khuẩn không khí bằng đèn cực tím và phun sương
theo công thức:

So sánh hiệu suất khử khuẩn bằng đèn cực tím và hiệu suất khử khuẩn
bằng phun sương.
Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1. Chất lượng không khí về vi sinh ở các thời điểm khác nhau
Bảng 3.1. Chất lượng không khí phòng mổ sử dụng khử khuẩn bằng tia cực tím
Chất lượng không khí

Tổng số VK/1m3
không khí

Nấm mốc
(khóm/1m3 không
khí)

VK tan huyết


11

Trước khử khuẩn
Sau khử khuẩn 0 phút
Sau khử khuẩn 14 giờ
P

Bảng 3.2. Chất lượng không khí phòng mổ sử dụng khử khuẩn bằng phun sương
hóa chất ANIOS SPECIAL DJP SF
Chất lượng không khí

Tổng số VK/1m3
không khí

Nấm mốc
(khóm/1m3 không
khí)

VK tan huyết

Trước khử khuẩn
Sau khử khuẩn 0 phút
Sau khử khuẩn 14 giờ
P
3.2. Đánh giá hiệu suất khử khuẩn
Tính hiệu suất khử khuẩn của 2 phương pháp khử khuẩn ở các thời
điểm theo công thức sau:

Bảng 3.3. Hiệu suất khử khuẩn sau 0 phút
Phương pháp khử
khuẩn

Chất lượng không khí
Tổng số vi khuẩn
giảm (%)

Nấm mốc giảm

(%)

Tia cực tím
Phun sương hóa chất
P
Bảng 3.4. Hiệu suất khử khuẩn sau 14 giờ
Phương pháp khử

Chất lượng không khí

VK tan huyết
giảm (%)


12

khuẩn

Tổng số vi khuẩn
giảm (%)

Nấm mốc giảm
(%)

VK tan huyết
giảm (%)

Tia cực tím
Phun sương hóa chất
P


Chương 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN
4.1. Chất lượng không khí về vi sinh ở các thời điểm trước và sau khử khuẩn.
4.2. Hiệu quả của khử khuẩn bằng tia cực tím và khử khuẩn bằng phun hóa
chất
DỰ KIẾN KẾT LUẬN
1. Chất lượng không khí về vi sinh ở các thời điểm trước và sau khử khuẩn.
2. Hiệu quả của khử khuẩn bằng tia cực tím và khử khuẩn bằng phun hóa chất
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ


13

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các công nghệ khử khuẩn không khí bệnh viện, truy cập ngày
13/4/2017 tại trang web />2. Lê Thị Anh Thư (2013), Hiệu quả của lọc HEPA kết hợp khử khuẩn
bằng tia cực tím trong môi trường bệnh viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy,
truy

cập

ngày

10/4/2017

tại

trang

web


moi- truong-benh-vien.html.


14

3. Trần Thanh Trúc và cộng sự, Đánh giá hiệu quả của khí ozone trong
khử khuẩn không khí phòng tiêm, thay băng tại Bệnh viện mắt Trung
ương, “Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng năm 2010”,
tr.123-127.
4. Đinh Vạn Trung và cộng sự, Sử dụng tia cực tím trong khử khuẩn, truy
cập ngày 16/4/2017 tại trang web />


×