Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

TRÁCH NHIỆM xã hội và HIỆU QUẢ tài CHÍNH BẰNG CHỨNG từ các CÔNG TY NIÊM yết VIỆT NAM TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 33 trang )

TÓM TẮT
Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội (CSR) và hiệu quả tài chính
(CFP) đang được quan tâm nhiều hơn trên thế giới và tại Việt Nam, nhất là sau những
vụ việc liên quan đến trách nhiệm của công ty đối với môi trường và đối với người lao
động. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội
(CSR) lên hiệu quả tài chính (CFP) tại Việt Nam. Phân tích nội dung và hồi quy đa
biến (pooled OLS, FEM, REM) được sử dụng để kiểm tra các mối quan hệ giữa CSR
và CFP, và rủi ro công ty, xem xét hiệu quả tài chính giữa công ty niêm yết có công
bố CSR và công ty niêm yết không công bố CSR. Dữ liệu thứ cấp về CSR và CFP
được thu thập từ báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong 5 năm (2012 – 2016). Kết quả thực nghiệm cho thấy có mối
tương quan dương có ý nghĩa thống kê giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính
(không và có yếu tố độ trễ), những công ty thường xuyên công bố (sự biến động) trách
nhiệm xã hội góp phần làm cho rủi ro công ty thấp, và hiệu quả tài chính của công ty
có công bố trách nhiệm xã hội tốt hơn công ty không công bố trách nhiệm xã hội.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu
Trong nhận thức của phần lớn các nhà đầu tư thì hiệu quả công ty thường gắn
liền với giá cổ phiếu. Mục đích chính của quản trị là để tối đa hóa sự giàu có của công
ty (Sujoko, 2007), hiệu quả/giá trị công ty được phản ánh vào giá cổ phiếu đó là ổn
định hay tăng trưởng. Nếu giá cổ phiếu cao sẽ làm cho hiệu quả công ty cao và tác
động đến lòng tin của thị trường đối với hiệu quả công ty ở hiện tại, cũng như triển
vọng đối với công ty trong tương lai, rất quan trọng trong các giao dịch đầu tư. Tuy
nhiên, để đạt được hiệu quả công ty cao thì các nhà quản lý có thể thực hiện theo
nhiều cách khác nhau. Một là, tác động vào các chỉ số tài chính của công ty để cải
thiện lợi nhuận, vì lợi nhuận tăng có thể dẫn đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán tăng. Hai là, các nhà quản lý công bố rộng rãi về việc thực hiện tốt trách nhiệm
xã hội (Corporate social responsibility – CSR) để nâng cao hình ảnh và làm tăng
doanh số bán hàng của công ty. Ba là, các nhà quản lý thực hiện tốt quản trị công ty,
vì quá trình quản trị công ty tốt hơn có thể làm tăng hiệu quả công ty. Bốn là, các công


ty lớn có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vững chắc hơn nên nó được dự kiến
là sẽ làm gia tăng hiệu quả công ty. Cho nên, những công ty có báo cáo các thông tin
1


về trách nhiệm xã hội tốt, quản trị công ty tốt, và quy mô lớn được kỳ vọng sẽ có
những ảnh hưởng tốt đối vối việc cải thiện hiệu quả công ty. Như vậy, có nhiều khía
cạnh khác nhau để đạt được hiệu quả công ty cao và trách nhiệm xã hội là một trong
những khía cạnh được các nhà quản lý sử dụng để làm tăng hiệu quả công ty. Nhưng
trách nhiệm xã hội (CSR) là gì? Trách nhiệm xã hội có tác động như thế nào lên hiệu
quả công ty (hiệu quả tài chính)? Đó là hướng nghiên cứu chính của nghiên cứu này.
Thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội” đã xuất hiện trong lý thuyết Quản trị và Kế
toán trong khoảng 45 năm (Wood, 2010). Trong những năm gần đây không chỉ các tổ
chức kinh tế mà cả xã hội ngày càng gia tăng mối quan tâm của họ đối với trách
nhiệm xã hội (Adams và Frost 2006; Gulyas 2009; Young và Thyil 2009). Theo
truyền thống, các công ty phải tập trung các chiến lược của họ cho hoạt động kinh
doanh và lợi nhuận (ví dụ như sự khác biệt, sự đa dạng, tập trung và toàn cầu hóa
v.v…). Tuy nhiên, gần đây nhu cầu mở rộng các hoạt động của tổ chức vào các hoạt
động xã hội đã trở nên cấp thiết và đóng vai trò quan trọng trong tư duy chiến lược
của tổ chức. Các học giả cho rằng những hoạt động như vậy chính là các hoạt động
trách nhiệm xã hội (Carroll 1979; Margolis và Walsh 2001). Cụ thể hơn, trách nhiệm
xã hội là việc công ty/doanh nghiệp sẽ tự nguyện tích hợp các vấn đề về xã hội và môi
trường vào hoạt động kinh doanh của họ và tương tác với các bên liên quan (Djalil,
2003). Hay hiểu rộng hơn, khái niệm này hàm ý rằng trách nhiệm xã hội trở thành một
phần không thể thiếu trong chiến lược đầu tư, chiến lược kinh doanh cốt lõi, công cụ
quản lý, cũng như các hoạt động của tổ chức - nghĩa là trách nhiệm không phải là chi
phí mà là một sự đầu tư đối với tổ chức kinh doanh (Kusuma Dilaga, 2010). Trách
nhiệm xã hội là sự khẳng định rằng tổ chức không chỉ hoạt động vì lợi ích của các cổ
đông, mà còn vì lợi ích của các bên liên quan khác cụ thể là người lao động, cộng
đồng địa phương, chính phủ, tổ chức phi chính phủ (NGOs), người tiêu dùng và môi

trường.
Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã được truyền bá vào
nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư nước ngoài. Các công
ty này thường đưa ra các chương trình khuyến cáo ứng xử về văn hoá kinh doanh đem
áp dụng vào các địa bàn đầu tư. Ví dụ như “Chương trình tôi yêu Việt Nam” của công
ty Honda - Vietnam; “Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân” cho các trẻ em của
công ty Unilever; “Chương trình đào tạo tin học Topic 64” của Microsoft, Qualcomm
2


và HP; “Chương trình hỗ trợ dị tật tim bẩm sinh” và “Chương trình ủng hộ nạn nhân
vụ sập cầu Cần Thơ” của Vinacapitat, Samsung; “Chương trình khôi phục thị lực cho
trẻ em nghèo” của Western Union;… Kết quả, những năm qua đã có một số tổ chức
kinh tế chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội và nhờ đó mà thương hiệu của họ càng
được xã hội biết đến (Mai Linh, Tân Tạo, Duy Lợi, Ngân hàng Á Châu - ACB,
Sacombank, Kinh Đô,…).
Như vậy, khái niệm trách nhiệm xã hội không hề mới; đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội cũng như nhiều công ty nước ngoài từ lâu đã
thực hiện trách nhiệm xã hội một cách nghiêm túc và bài bản. Tuy nhiên, việc thực
hiện trách nhiệm xã hội phụ thuộc vào điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, nhất là
các nước phát triển phương Tây như Hoa Kỳ (USA) và Vương quốc Anh (UK)
(Chambers và cộng sự, 2003). Các điều kiện cụ thể đã được thảo luận bởi nhiều nhà
nghiên cứu và họ đã xác định là có khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước
đang phát triển (Chambers và cộng sự, 2003; Matten và Moon 2004; Chapple và
Moon 2005; Visser 2008). Các nhà nghiên cứu như Edmondson và Carroll (1999),
Burton và cộng sự (2000) và Khan (2005), cho rằng trách nhiệm xã hội bị ảnh hưởng
bởi các mô hình văn hóa và phong tục truyền thống khác nhau nên có thể khó áp dụng
ở các nước đang phát triển.
Mặt khác, có một số lượng lớn các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội được thực
hiện khi sử dụng các khía cạnh trách nhiệm xã hội khác nhau, các quốc gia khác nhau

và thị trường khác nhau (Guthrie và Parker, 1989; Deegan và Gordon, 1996;
Mathews, 1997; O’Dwyer, 2001; Deegan và cộng sự, 2002; Murphy và Abeysekera,
2008; Clarklon và cộng sự, 2011). Cũng như một số lượng lớn nghiên cứu khác tiến
hành điều tra mối quan hệ thực nghiệm giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính
công ty (Corporate financial performance – CFP) (Griffin và Mahon, 1997;
McWilliam và Siegel, 2000; Chen và Wang, 2011). Tuy nhiên, kết quả của các nghiên
cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính thường
mâu thuẫn và hỗn hợp. Cụ thể, một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan dương
giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính (Waddock và Graves, 1997; Van de
velde và cộng sự, 2005; Petrer và Mullen, 2009; Choi và cộng sự, 2010; Kwanbo,
2011; Michelon, 2011; Oeyono và cộng sự, 2011; Stephanus và cộng sự, 2014; Sarah
và cộng sự, 2015; Yusuf và Maryam, 2015; Strouhal và cộng sự, 2015; Amran, 2015;
3


Wan và Muhammad, 2016); trong khi một số nghiên cứu khác phát hiện ra mối tương
quan âm (Mittal và cộng sự, 2008; Crisostomo và cộng sự, 2100); hay cũng có một số
nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa trách nhiệm xã hội và hiệu
quả tài chính (Preston và O’Bannon, 1997; McWilliam và Siegel, 2000; Moneva và
Ortas; 2008; Kimbro và Melendy, 2010). Dựa vào những lập luận trên trong các
nghiên cứu về trách nhiệm xã hội đã cho tác giả thấy được sự cần thiết mở rộng các
nghiên cứu trước đây về trách nhiệm xã hội, về mối quan hệ thực nghiệm giữa trách
nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính đối với các công ty niêm yết trên thị trường vốn
Việt Nam. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn chủ đề về “Trách nhiệm xã hội và hiệu
quả tài chính: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam”.
1.2. Bối cảnh
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu chính trong nghiên cứu này bao gồm:
(1) Có mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và các phương diện (khía cạnh)
trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính trong các công ty công ty niêm yết Việt Nam

hay không?
(2) Có mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty trong các công ty
công ty niêm yết Việt Nam hay không?
(3) Các công ty niêm yết có công bố trách nhiệm xã hội luôn có hiệu quả tài
chính tốt hơn các công ty niêm yết khác không công bố trách nhiệm xã hội đúng
không?
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung của nghiên cứu này: kiểm tra các mối quan hệ giữa trách
nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty bằng việc áp dụng phương pháp
phân tích nội dung để phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội (CSR) trên cơ sở đó, kiểm
tra mức độ thực hành CSR cho các công ty niêm yết Việt Nam và đo lường các mối
quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính.
- Mục tiêu cụ thể:
(1) Tính toán và đo lường chỉ số trách nhiệm xã hội sau đó sử dụng chỉ số CSR
này kiểm tra các mối quan hệ giữa chỉ số trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và
rủi ro công ty.

4


(2) Kiểm tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và các khía cạnh trách nhiệm
xã hội với hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam.
(3) Kiểm tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty.
(4) Xem xét hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố trách
nhiệm xã hội so với các công ty niêm yết khác không công bố trách nhiệm xã hội.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu: trách nhiệm xã hội, hiệu quả tài chính, rủi ro công
ty và các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu: các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016.

1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp pháp tổng hợp, phân tích so sánh và thống kê mô tả.
Phương pháp định lượng: Pooled OLS, FEM, REM và các kiểm tra kỹ thuật.
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu này đã phát triển khung nghiên cứu trách nhiệm xã hội phù hợp với
bối cảnh ở Việt Nam.
Nghiên cứu này lượng hóa trách nhiệm xã hội thông qua việc phát triển chỉ số
trách nhiệm xã hội sẽ bổ sung đáng kể cho các tài liệu về trách nhiệm xã hội hiện nay
trong bối cảnh Việt Nam.
Nghiên cứu này sẽ hỗ trợ và khuyến khích các công ty tăng cường đầu tư cho
các hoạt động trách nhiệm xã hội và làm nền tảng cho các nghiên cứu tương lai về các
mối quan hệ này.
1.8. Bố cục nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Cơ sở lý luận.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả thực nghiệm và thảo luận.
Chương 5: Kết luận

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Giới thiệu
2.2. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate social responsibility CSR)
5


2.2.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR)
2.2.1.1. Định nghĩa
2.2.1.2. Các cách tiếp cận trách nhiệm xã hội
2.2.2. Đo lường trách nhiệm xã hội (CSR)
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp để định lượng chỉ số trách nhiệm xã

hội bằng cách sử dụng báo cáo thường niên và báo cáo bền vững thông qua phương
pháp phân tích nội dung.
2.2.3. Tại sao phải đầu tư cho trách nhiệm xã hội (CSR)?
2.2.3.1. Áp lực từ người lao động
2.2.3.2. Áp lực từ người tiêu dùng/khách hàng
2.2.3.3. Áp lực từ cộng đồng
2.2.3.4. Áp lực từ môi trường
2.2.4. Lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR)
2.3. Hiệu quả tài chính công ty (Coporate financial performance - CFP)
2.3.1. Định nghĩa
2.3.2. Đo lường hiệu quả tài chính
Dựa vào kế toán (Ruf và cộng sự, 2001; Elsayed và Paton 2005).
Dựa trên thị trường (Vance 1975; Alexander và Buchholz 1978).
Sử dụng cả dữ liệu liệu kế toán và dữ liệu thị trường (Han và Suk, 1998; Saleh
và cộng sự, 2008)
2.4. Các quan điểm lý thuyết về trách nhiệm xã hội (CSR)
2.4.1. Lý thuyết cổ đông (Shareholder Theory)
2.4.2. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
2.4.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory): Lý thuyết các bên liên
quan được sử dụng để giải thích các mô hình trách nhiệm xã hội; các động lực của
công ty liên quan đến việc thực hành trách nhiệm xã hội.
2.4.4. Lý thuyết tính chính đáng (Legitimacy theory): Lý thuyết tính chính
đáng được sử dụng như là động lực đối với các công ty để các công ty công bố các
hoạt động xã hội và môi trường của họ.
2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội
và hiệu quả tài chính

6



2.5.1. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở các nước
phát triển
Những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và
hiệu quả tài chính mô tả ở trên đều được thực hiện ở các nước phát triển (Mỹ, Anh,
Canada, Úc và New Zealand). Trong khi các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ
giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ngoài các nước phát triển thì ít. Đối với
trách nhiệm xã hội, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách
nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở các nước phát triển đã sử dụng chỉ số KLD để đo
lường trách nhiệm xã hội (Tsoutsoura, 2004; Scholten, 2008; Nelling và Webb, 2009;
Peter và Mullen, 2009; Jo và Harjoto, 2011; Ghelli, 2013). Tuy nhiên, một số nghiên
cứu khác sử dụng các chỉ số trách nhiệm xã hội khác (ngoài chỉ số KLD) chẳng hạn
như chỉ số trách nhiệm xã hội của Vigeo (Van de Velde và cộng sự, 2005), chỉ số GRI
(Jones và cộng sự, 2007), DJSI (Byus và cộng sự, 2010), chỉ số xã hội Domini 400
(Mc William và Siegel, 2000), và dữ liệu nghiên cứu của Oekom (Schreck, 2011). Đối
với hiệu quả tài chính, các chỉ sổ được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu thực
nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính gồm: thước đo
dựa vào kế toán (ROA, ROI, ROE, ROS, EPS, tỷ số P/E, NPM) và các chỉ số dựa trên
thị trường (TBQ, giá cổ phiếu, lợi nhuận cổ phiếu, MVA). Về phương pháp, các
nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng nhiều mô hình kinh tế lượng khác nhau để kiểm
tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính gồm: hồi quy tuyến tính
“ordinary least squares - OLS”, quan hệ nhân quả Ranger (Scholten, 2008; Nelling và
Webb, 2009; Schreck, 2011), mô hình dữ liệu bảng (Mc William và Siegel, 2000;
Nelling và Webb, 2009), phương pháp bình phương tối thiểu từng phần “partial least
squares - PLS” (Moneva và Ortas, 2008), mô hình “ Two-Stage Least Squares 2SLS” để thực hiện phân tích thống kê (Al-Tuwaijri và cộng sự, 2004; Garcia-Castro
và cộng sự, 2010; Jo và Harjoto, 2011). Đối với các biến kiểm soát trong mô hình hồi
quy, phần lớn các nghiên cứu đều sử dụng các đặc điểm công ty (quy mô, đòn bẩy,
loại ngành công nghiệp, tuổi của công ty, mức độ R&D và quản trị doanh nghiệp) như
là các biến kiểm soát khi kiểm tra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính. Từ các lập luận trên cho thấy, nguyên nhân dẫn đến kết quả của các nghiên cứu
thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính được thực

hiện ở các quốc gia phát triển là hỗn hợp do các nghiên cứu thực nghiệm này sử dụng
7


phương pháp khác nhau, các biến đại diện cho trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính cũng khác nhau.
2.5.2. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở các nước
đang phát triển
Từ các nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu
quả tài chính ở các nước đang phát triển cho thấy có một số kỹ thuật đã được sử dụng
để đo lường trách nhiệm xã hội và cho ra nhiều kết quả khác nhau (dương, âm hoặc
không có mối quan hệ với hiệu quả tài chính). Những nghiên cứu thực nghiệm này chỉ
ra rằng phương pháp và quy mô mẫu là những nhân tố chính liên quan đến sự khác
nhau về kết quả. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính thì khá đa
dạng bởi vì còn có những khía cạnh khác nhau ảnh hưởng lên kết quả nghiên cứu.
Những ảnh hưởng đó là quy mô (Rashid và Lodh, 2008), nước xuất xứ (Michelon,
2011), loại ngành công nghiệp, tuổi của công ty, trạng thái niêm yết (listing status),
thành phần hội đồng quản trị, mức độ R&D (McWilliam và Siegel, 2000), cấu trúc
vốn, mức độ phát triển (Ribeiro và Aibar-Guzman, 2010) và mức độ nợ. Theo
Ullmann (1985) lý do của sự thiếu nhất quán trong các kết quả này có thể là các nhà
nghiên cứu đã sử dụng những kỹ thuật lấy mẫu không đạt yêu cầu (Choi và cộng sự,
2010), sử dụng những chỉ số trách nhiệm xã hội không đáng tin cậy và chỉ số hiệu quả
tài chính kém.
2.5.3. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính ở Việt Nam
Gần đây nhất, nghiên cứu Trang và Yekini (2014), điều tra mối quan hệ giữa
trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của 20 công ty lớn nhất niêm yết trên cả hai
sàn chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (2010 – 2012). Hoàng cửu Long
(2015), xem xét mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và xu hướng thị trường (market
orientation – MO) với hiệu quả công ty. Trang và cộng sự (2016), điều tra ảnh hưởng

của sự đa dạng trong hội đồng quản trị đối với việc công bố xã hội của các công ty
niêm yết Việt Nam (2008 – 2010).
2.6. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty
2.6.1. Khái niệm rủi ro công ty (Firm Risk – FR)
2.6.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty
2.7. Xác định khoảng trống nghiên cứu
8


Một là, thiếu một sự hiểu biết rõ ràng về trách nhiệm xã hội (Korathotage,
2012) ví dụ như Việt Nam.
Hai là, không có chỉ số trách nhiệm xã hội được phát triển đáng tin cậy để đo
lường việc thực hành trách nhiệm xã hội cho các tổ chức như ở các nước phát triển.
Ba là, có sự giới hạn các nghiên cứu tổng thể tương tự về các mối quan hệ này
cho các công ty niêm yết được thực hiện ở các nước đang phát triển.
2.8. Giả thuyết nghiên cứu
H1A: Có mối quan hệ cùng chiều giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính
trong các công ty niêm yết Việt Nam.
H1B: Có mối quan hệ cùng chiều giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và
hiệu quả tài chính trong các công ty niêm yết Việt Nam.
H2: Có mối quan hệ ngược chiều giữa trách nhiệm xã hội với rủi ro công ty.
H3: Có sự khác biệt hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố
trách nhiệm xã hội và các công ty niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu
3.2. Khung nghiên cứu
Hình 3.1. Khung nghiên cứu
Rủi ro


Trách

công

nhiệm

ty

xã hội

(FR)

(CSR)

CSR_môi trường
CSR_người LĐ
CSR_cộng đồng

Hiệu
quả tài
chính
(CFP)

CSR_sản phẩm
Biến kiểm soát

3.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Mẫu các công ty niêm yết được lựa chọn trong nghiên cứu này được chia thành
hai nhóm khác nhau gồm: (1) nhóm các công ty niêm yết có công bố CSR (trả lời cho
câu hỏi nghiên cứu 1, 2), (2) nhóm các công ty niêm yết không công bố CSR (trả lời

cho câu hỏi nghiên cứu 3).
3.4. Trách nhiệm xã hội (CSR)
9


Quy trình phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội (đo lường trách nhiệm xã hội)
của các công ty niêm yết trong mẫu, thực hiên qua bốn bước sau:
3.4.1. Bước một – Lựa chon chủ đề cho các khía cạnh trách nhiệm xã hội
3.4.1.1. Phân tích nội dung
3.4.1.2. Quy trình phân tích nội dung
3.4.1.3. Lựa chọn chủ đề/câu hỏi phân tích nội dung
3.4.2. Bước hai – Xây dựng bảng câu hỏi cho các tiêu chí trách nhiệm xã hội
thành phần
3.4.3. Bước ba – Tính toán chỉ số trách nhiệm xã hội
3.4.3.1. Quy trình
3.4.3.2. Phương pháp không trọng số
𝐂𝐡ỉ 𝐬ố 𝐂𝐒𝐑 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐩𝐡ầ𝐧𝐢𝐣 =
𝐂𝐡ỉ 𝐬ố 𝐂𝐒𝐑 𝐭ổ𝐧𝐠 𝐢𝐣 =

∑𝐤𝐢=𝟏 𝐜𝐬𝐫𝐢𝐣
𝐧𝐢𝐣

(𝟏)

∑𝟒𝐢=𝟏 𝐭ổ𝐧𝐠 𝐂𝐒𝐑 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐩𝐡ầ𝐧𝐢𝐣
𝟒

(𝟐)

Trong đó:

CSRij: chỉ số trách nhiệm xã hội tổng và các chỉ số trách nhiệm xã hội thành
phần của công ty thứ j (0 ≤ CSRj ≤ 1)
csrij bằng 1 nếu thông tin về tiêu chí trách nhiệm xã hội thứ i của công ty thứ j
có thông tin công bố, ngược lại bằng 0.
nij: số lượng câu hỏi kỳ vọng thứ i đối với công ty j (n = 1,..., k).
i: số lượng các khía cạnh trách nhiệm xã hội kỳ vọng đối với một công ty
3.4.4. Bước bốn - Chấm điểm chéo chỉ số trách nhiệm xã hội tổng và các chỉ số
trách nhiệm xã hội thành phần.
3.5. Hiệu quả tài chính (CFP) và các biến kiểm soát
3.5.1. Hiệu quả tài chính
3.5.1.1. Tỷ số lợi nhuận/tài sản (ROA): ROA bằng lợi nhuận sau thuế/tổng tài
sản (Cochran và Wood, 1984; Waddock và Graves, 1997; Korathotage, 2012; Wu và
Shen, 2013).
3.5.1.2. Tobin’q (TBQ): TBQ bằng (nợ ngắn hạn + nợ dài hạn + vốn hóa thị
trường)/giá trị sổ sách của tổng tài sản công ty (Oba, 2009; Cheung và cộng sự, 2010;

10


Dragomir, 2010; Saleh và cộng sự, 2011; Zhang và Gu, 2012; Ghelli, 2013; Li và
cộng sự, 2013).
3.5.2. Các biến kiểm soát
3.5.2.1. Quy mô công ty (Size): Size được tính bằng [ln (tổng tài sản)]
(Clarkson và cộng sự, 2008 và 2011).
3.5.2.2. Đòn bẩy tài chính (Leverage - LEV): LEV được tính bằng tỷ lệ nợ/tổng
tài sản (DTA) (Aras và Aybars, 2010).
3.5.2.3. Ngành (Industry): INDUST trong nghiên cứu này được xác định là
ngành tài chính – bất động sản và ngành phi tài chính (dựa vào phân ngành của
HOSE). Nếu công ty không thuộc ngành tài chính – bất động sản thì nó mang giá trị là
1 và ngược lại là 0.

3.6. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty
3.6.1. Rủi ro công ty (Firm risk – FR): FR bằng độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh
lợi ngày của 250 phiên trong năm nhân với √250 (Adams và cộng sự, 2005; Murray
và cộng sự, 2006; Moneva và Ortas, 2008; Oikonomou và cộng sự, 2012; Bouslah và
cộng sự, 2013).
3.6.2. Trách nhiệm xã hội: Nghiên cứu chỉ chọn những công ty niêm yết có thời
gian phát hành báo cáo trách nhiệm xã hội từ 3 năm trở lên (2012 – 2016).
3.7. Xem xét hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố trách
nhiệm xã hội và các công ty niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội.
3.7.1. Mẫu nghiên cứu: Nhóm hai, các công ty niêm yết không công bố CSR.
3.7.2. Phương pháp: Sử dụng kiểm định t-test trung bình một mẫu và Anova
(Juliana và Xu, 2016).
3.7.3. Biến đo lường: hiệu quả tài chính (ROA, TBQ) và ba biến kiểm soát
(Lev, Size, Indust).
3.8. Phương pháp hồi quy
3.8.1. Mô hình hồi quy cho phân tích
3.8.2. Các kiểm tra kỹ thuật: Breusch và Pagan Lagrange (LM ) - Pooled OLS
hoặc REM; Hausman – random effects hoặc fixed effects; Kiểm tra đa cộng tuyến;
Kiểm định điểm dị biệt (Outlier); Kiểm định t-test (kiểm định t)
3.9. Mô hình nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất
11


𝐑𝐎𝐀𝐣𝐭 (𝐓𝐁𝐐𝐣𝐭 ) = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏 𝐂𝐒𝐑 𝐣𝐭 + 𝛃𝟐 𝐋𝐄𝐕𝐣𝐭 + 𝛃𝟑 𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣𝐭 + 𝛃𝟒 𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣𝐭 + 𝛆𝐣𝐭 (1a)
𝐑𝐎𝐀𝐢𝐣 (𝐓𝐁𝐐𝐣𝐭 ) = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏 𝐂𝐒𝐑_𝐞𝐧𝐯𝐣𝐭 + 𝛃𝟐 𝐂𝐒𝐑_𝐞𝐦𝐩𝐥𝐣𝐭 + 𝛃𝟑 𝐂𝐒𝐑_𝐜𝐨𝐦𝐣𝐭 +
𝛃𝟒 𝐂𝐒𝐑_𝐩𝐫𝐨𝐝𝐣𝐭 + 𝛃𝟓 𝐋𝐄𝐕𝐣𝐭 + 𝛃𝟔 𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣𝐭 + 𝛃𝟕 𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣𝐭 + 𝛆𝐣𝐭 (1b)
𝐑𝐎𝐀𝐢𝐣 (𝐓𝐁𝐐𝐣𝐭 ) = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏 𝐂𝐒𝐑 𝐣𝐭−𝟏 + 𝛃𝟐 𝐋𝐄𝐕𝐣𝐭 + 𝛃𝟑 𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣𝐭 + 𝛃𝟒 𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣𝐭 + 𝛆𝐣𝐭 (2a)
𝐑𝐎𝐀𝐢𝐣 (𝐓𝐁𝐐𝐣𝐭 ) = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏 𝐂𝐒𝐑 𝐞𝐧𝐯 𝐣𝐭−𝟏 + 𝛃𝟐 𝐂𝐒𝐑 𝐞𝐦𝐩𝐥
𝛃𝟒 𝐂𝐒𝐑 𝐩𝐫𝐨𝐝


𝐣𝐭−𝟏

𝐣𝐭−𝟏

+ 𝛃𝟑 𝐂𝐒𝐑 𝐜𝐨𝐦 𝐣𝐭−𝟏 +

+ 𝛃𝟓 𝐋𝐄𝐕𝐣𝐭 + 𝛃𝟔 𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣𝐭 + 𝛃𝟕 𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣𝐭 + 𝛆𝐣𝐭 (2b)

- Câu hỏi nghiên cứu thứ hai
𝐅𝐑 = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏 ∆𝐂𝐒𝐑 𝐣𝐭 + 𝛃𝟐 𝐋𝐄𝐕𝐣𝐭 + 𝛃𝟑 𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣𝐭 + 𝛃𝟒 𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣𝐭 + 𝛆𝐣𝐭 (3)
Trong đó:
β0: hệ số tung độ gốc
t: năm hiện tại
t-1: năm trước
FR: rủi ro công ty = (độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi ngày của 250 phiên
trong năm) *√250
ROAj (chỉ số hiệu quả tài chính của công ty j) = lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
TBQj (chỉ số hiệu quả tài chính của công ty j) = (nợ ngắn hạn + nợ dài hạn +
vốn hóa thị trường)/giá trị sổ sách tổng tài sản công ty
CSRjt: chỉ số trách nhiệm xã hội tổng của công ty j
ΔCSRij: sự biến động chỉ số trách nhiệm xã hội của công ty j (ΔCSR = CSR1 –
CSR0)
CSR_envj: chỉ số trách nhiệm với môi trường của công ty j
CSR_emplLj: chỉ số trách nhiệm với người lao động của công ty j
CSR_comj: chỉ số trách nhiệm với cộng đồng của công ty j
CSR_prodj: chỉ số trách nhiệm với sản phẩm của công ty j
SIZEj: quy mô công ty của công ty j (Ln [tổng tài sản tính bằng trăm tỷ VND])
LEVj: đòn bẩy tài chính của công ty j (DTA = tổng nợ/tổng tài sản)
INDUSj: ngành công nghiệp của công ty j. Nếu công ty không thuộc ngành Tài

chính - Bất động sản thì nó mang giá trị là 1 và ngược lại là 0 (căn cứ theo sự phân
ngành trên HOSE)
εjt: sai số.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN
12


4.1. Giới thiệu
4.2. Thống kê mô tả
Hình 4.1: Sự biến động chỉ số trách nhiệm xã hội trung bình của các công ty niêm yết
giai đoạn 5 năm (2012 – 2016)
CSR trung bình
80%
60%
40%

63%

56%

50%

49%

51%

20%
0%
2012


2013

2014

2015

2016

(Nguồn: tác giả)
Bảng 4.1: Thống kê các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu
Obs
256
256
256
256
256
256
256
256
256
256

ROA
FR
TBQ
csr_env
csr_empl
csr_com
csr_prod

CSRtotal
Size
Lev

Mean
.0857595
.3674648
1.088996
.4467773
.7102031
.6
.4921875
.5640117
3.771594
.4921055

Std. Dev
.0966616
.1139383
.8651135
.2175777
.1593454
.1832174
.2474131
.1396731
1.754659
.2355398

Min
-.361

.096
.002
0
0
0
0
0
-.17
.015

Max
.784
.875
6.669
1
1
1
1
1
9.217
.963

(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
4.3. Phân tích tương quan
Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
ROA
ROA
TBQ
FR
CRSEnv

CSREmpl
CSRCom
CSRProd
CSRTotal
Size
Lev
Indus

1.000
0.573
-0.111
0.265
0.001
0.047
0.281
0.246
-0.159
-0.512
0.232

TBQ
1.000
-0.140
0.294
0.053
0.034
0.323
0.287
0.002
-0.323

0.152

FR

1.000
-0.103
0.015
-0.167
0.004
-0.090
-0.281
0.022
0.137

CRS

CSR

CSR

CSR

CSR

Env

Empl

Com


Prod

Total

1.000
0.415
0.169
0.390
0.755
-0.163
-0.247
0.227

1.000
0.206
0.145
0.583
-0.129
-0.066
0.139

1.000
0.272
0.576
0.248
-0.031
-0.154

1.000
0.733

-0.048
-0.264
0.118

1.000
-0.046
-0.247
0.138

Size

Lev

Indus

1.000
0.473
-0.501

1.000
-0.319

1.000

(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
4.4. Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và các khía cạnh trách
nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính
13



4.4.1. Trường hợp 1: Không xem xét yếu tố độ trễ vào mô hình hồi quy
4.4.1.1. Kiểm tra đa cộng tuyến
4.4.1.2. Kiểm tra phương sai thay đổi
4.4.1.3. Phân tích hồi quy đa biến
4.4.1.3.1. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính
Bảng 4.5: Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính
ROA
CSR tổng
Size
Lev
Indus
Observations
R-squared
F
P_value
F test
Hausman test
Chi (χ2)
Prob
Breusch-Pagan LM test
Chi (χ2)
Prob

TBQ
FE
.0140
(0.30)
-.0133
(-1.18)
-.2637***

(-2.77)
-.0543179
(-0.62)
256
0.1990
2.69
0.0332**

OLS
.0678**
(1.94)
.0077**
(2.33)
-.1946***
(-8.32)
.0318**
(2.10)
256
0.2975
26.58
0.0000***
0.4620

OLS
1.7914***
(4.19)
.0749
(1.56)
-.5703**
(-2.09)

.3534***
(2.80)
256
0.1419
6.31
0.0000***
0.0000

FE
.3550
(1.48 )
-.0920
(-1.01)
.6759***
(2.69)
-.1242
(0.29)
256
0.0106
2.16
0.0762

9.77
0.0444
0.00
1.0000

75.51
0.0000
143.64

0.0000

(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata).
(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
ROA là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.5 cho thấy
chấp nhận giả thuyết H0 (Prob = 1.0000) do vậy mô hình pooled OLS là mô hình phù
hợp hơn REM. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, bác bỏ giả thuyết H0 (Prob =
0.0444) nghĩa là mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn REM. Tuy nhiên, khi dựa vào

kết quả kiểm định F-test (Prob = 0.4620), cũng cho rằng mô hình phù hợp là pooled
OLS. Như vậy, mô hình phù hợp cuối cùng để đo lường mối quan hệ này là mô hình
pooled OLS, với mức ý nghĩa 1%
TBQ là biến phụ thuộc
14


Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.5 cho thấy
bác bỏ giả thuyết H0 (Prob = 0.0000), mô hình REM là mô hình phù hợp hơn pooled
OLS. Tương tự, đối với kết quả kiểm tra Hausman test cũng bác bỏ giả thuyết H0
(Prob = 0.0000) nghĩa là mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn REM. Đồng thời F-test
cũng cho thấy mô hình FEM là mô hình phù hợp (Prob = 0.0000). Vì vậy, mô hình
phù hợp để đo lường mối quan hệ này là mô hình FEM.
Như vậy, có mối quan hệ cùng chiều giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính với mức ý nghĩa là 1%, khẳng định mối tương quan trong bảng 4.2, kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của Cochran và Wood (1984), Waddock và Grave (1997).
Tuy nhiên, khi xét đơn biến thì trách nhiệm xã hội không ảnh hưởng lên hiệu quả tài
chính dựa trên dữ liệu thị trường mà chỉ có Lev tác động cùng chiều lên TBQ ở mức ý
nghĩa 1%, điều này có nghĩa là việc sử dụng nợ vay có thể làm giảm gánh nặng thuế
và thông qua đó làm tăng giá trị/hiệu quả công ty. Tuy nhiên, nếu lạm dụng đòn bẩy

tài chính sẽ gây ra chi phí kiệt quệ tài chính và làm giảm giá trị công ty, thậm chí dẫn
tới phá sản. Bởi vậy, khi các công ty niêm yết sử dụng nợ ở mức cao thì các chủ nợ và
cả cổ đông sẽ yêu cầu các công ty niêm yết phải quản trị rủi ro tốt hơn. Ngược lại,
trách nhiệm xã hội chỉ ảnh hưởng lên hiệu quả tài chính dựa vào dữ liệu kế toán
(ROA) ở mức ý nghĩa 5%, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu (Aupperle và cộng
sự, 1985; Stanwick và Stanwick, 1998; McWilliam và Siegle, 2000; Peters và Mullen,
2009; Salam, 2009; Crisostomo và cộng sự, 2011; Soana, 2011b; Ehsan và Kaleem,
2012); nhưng lại không có bất kỳ ảnh hường nào của trách nhiệm xã hội lên hiệu quả
tài chính dựa trên thị trường (TBQ), kết quả này trái với các nghiên cứu (Fombrun và
Shanley, 1990; Brown và Perry, 1994; Dowell và cộng sự, 2000; King và Lenox,
2001; Cheung và cộng sự, 2010; Saleh và cộng sự, 2011; Garcia-Castro và cộng sự,
2010; Schreck, 2011). Tóm lại, kết quả hồi quy này cho thấy rằng việc thực hiện các
hoạt động trách nhiệm xã hội đã tác động cùng chiều lên hiệu quả tài chính nhưng
hiệu quả tài chính tốt hơn chỉ được phản ánh trên dữ liệu kế toán mà không được phản
ánh qua dữ liệu thị trường có thể một phần do trách nhiệm xã hội trong bối cảnh Việt
Nam chưa phải là một trong các yếu tố quan trọng để nhà đầu tư xem xét trong khi
đưa ra quyết định đầu tư của mình, mặt khác nhận thức của phần lớn các nhà đầu tư ở
nước ta về trách nhiệm xã hội vẫn chưa đầy đủ cũng như hoạt động trách nhiệm xã hội
vẫn mang tính tự nguyện và chủ yếu các công ty niêm yết có quy mô lớn thực hiện.
15


Chính vì những lý do trên đã không phản ánh được những lợi ích của trách nhiệm xã
hội mang lại cho hiệu quả tài chính qua dữ liệu thị trường. Song có một số nghiên cứu
gần đây được thực hiện bởi Bewley và Li (2000), Beurden và Gossling (2008), Chen
và Wang (2011), Sun (2012) và Amran (2015) đã đưa ra những bằng chứng tương tự.
Họ đã kết luận rằng có mối tương quan dương giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính. Họ cũng tranh luận rằng việc thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội có thể
mang lại nhiều lợi ích kinh tế như làm tăng hiệu quả tài chính, do đó góp phần làm tối
đa hóa giá trị tài sản của cổ đông và cải thiện mối quan hệ giữa cổ đông và các nhà

quản lý.
4.4.1.3.2. Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính công ty
Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính
ROA
CSR_env
CSR_empl
CSR_com
CSR_prod
Size
Lev
Indus
Observations
R-squared
F
P_value
F test
Hausman test
Chi (χ2)
Prob
Breusch-Pagan LM test
Chi (χ2)
Prob

TBQ

FE
.0289798
(0.69)
-.0407572

(-0.85)
.0051545
(0.12)
.0079145
(0.26)
-.0133
(-1.16)
-.2644***
(-2.73)
-.0597366
(-0.68)
256
0.2102
1.66
0.1240

OLS
.0587**
(2.29)
-.0547
(-1.67)
-.0108
(-0.38)
.0390*
(1.83)
.0075**
(2.23)
-.1841***
(-7.81)
.0285*

(1.88)
256
0.3220
16.83
0.0000***
0.6610

OLS
1.0817***
(3.69)
-.3331
(-1.21)
-.1871
(-0.58)
.7252***
(3.23)
.0867**
(2.44)
-.5384**
(-2.23)
.2809*
(1.75)
256
0.1937
8.51
0.0000***
0.0000

FE
.1051

(0.50)
-.0224
(-0.09)
.2066
(0.97)
.0831
(0.56)
-.0952
(-1.03)
.6743***
(2.64)
-.1291
(-0.30)
256
0.0098
1.32
0.2437

10.43
0.1653
0.00
1.0000

30.29
0.0001
112.87
0.0000

(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata).
16



(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
ROA là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.6 cho thấy
chấp nhận giả thuyết H0 (Prob = 1.0000), mô hình pooled OLS là mô hình phù hợp
hơn REM. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, chấp nhận giả thuyết H0 (Prob =
0.1653) nghĩa là mô hình REM là mô hình phù hợp hơn FEM. Tuy nhiên, kết quả Ftest (Prob = 0.6610) thì mô hình pooled OLS là mô hình phù hợp. Từ kết quả so sánh
có thể thấy mô hình phù hợp cuối cùng để đo lường mối quan hệ này là mô hình
pooled OLS, với mức ý nghĩa 1%.
TBQ là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.6 cho thấy
bác bỏ giả thuyết H0 (Prob = 0.0000), mô hình REM là mô hình phù hợp hơn pooled
OLS. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, cũng bác bỏ giả thuyết H0 (Prob =
0.0000) nghĩa là mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn REM. Đồng thời, kết quả
kiểm tra F-test (Prob = 0.0000) thì mô hình phù hợp là mô hình FEM. Vì vậy, mô hình
phù hợp cuối cùng để đo lường mối quan hệ này là mô hình FEM.
Tương tự kết quả hồi quy ở bảng 4.5, cũng cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa
thống kê giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở mức ý nghĩa
1%. Tuy nhiên, khi xét đơn biến thì các khía cạnh trách nhiệm xã hội không ảnh
hưởng lên hiệu quả tài chính dựa trên dữ liệu thị trường mà chỉ có Lev tác động cùng
chiều lên TBQ ở mức ý nghĩa 1% tương tự kết quả hồi quy trong bảng 4.5. Ngược lại,
các phương diện trách nhiệm xã hội lại ảnh hưởng lên hiệu quả tài chính dựa vào dữ
liệu kế toán, cụ thể: CSR_env có tương quan dương với ROA ở mức ý nghĩa là 5%.
Điều này khẳng định mối tương trong bảng 4.2 và kết quả phù hợp với các nghiên cứu
của Deegan (2002), Kuasirikun và Scherer (2004), Haniffa và Cooke (2005), Pahuja
(2009), Setyorini và Ishak (2012). Các nghiên cứu này chứng minh rằng các công ty
chi phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường hay có thông tin về chính sách môi
trường có khả năng dẫn đến hiệu quả tài chính tốt hơn. Tương tự, có bằng chứng về
mối tương quan dương giữa CSR_prod và hiệu quả tài chính (ROA) với mức ý nghĩa

là 10%. Kết quả phù hợp với các nghiên cứu của Carrol (1991), Galbreath (2009),
Rashid (2010), Menassa (2010), Green và Peloza (2011). Các nghiên cứu này cũng
tìm thấy một mối tương quan dương giữa CSR_prod và hiệu quả tài chính. Bởi vì,
17


thông qua sáng kiến trách nhiệm với sản phẩm/khách hàng, công ty có thể mở rộng thị
trường đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, do vậy nâng cao mức độ hiệu
quả của mình bằng cách giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, các kết quả phân tích hồi quy không cung cấp bằng chứng về mối
quan hệ giữa CSR_empl và hiệu quả tài chính (ROA), kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Criso'stomo, Freir và Vasconcellos (2011), Korathotage (2012), Wisuttorn
(2015). Đồng thời, cũng không tìm thấy mối quan hệ nào giữa CSR_com với ROA.
Kết quả này trái với các nghiên cứu của Branco & Rodrigues (2009), Joshi và Gao
(2009), Lii (2011), Nejati và Ghasemi (2012), David (2012).
4.4.2. Trường hợp 2: Có xem xét yếu tố độ trễ (t-1) vào mô hình hồi quy
4.4.2.1. Kiểm tra đa cộng tuyến
4.4.2.2. Kiểm tra phương sai thay đổi
4.4.2.3. Phân tích hồi quy đa biến
4.4.2.3.1. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội có xét yếu tố độ trễ và hiệu quả
tài chính
Bảng 4.9: Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội có yếu tố độ trễ và hiệu quả tài chính
ROA
CSRt-1 tổng
Size
Lev
indus
Observations
R-squared
F

P_value
F test
Hausman test
Chi (χ2)
Prob
Breusch-Pagan LM test
Chi (χ2)
Prob

OLS
.1386***
(4.02)
.0006
(0.65)
-.1141***
(-5.08)
.0339***
(2.71)
154
0.3249
17.92
0.0000***
0.6170

TBQ

FE
.0333
(0.46)
-.0120

(-0.62)
-.3914***
(-2.91)
-.0286
(-0.55)
156
0.2621
2.70
0.0363**

OLS
1.6850***
(3.54)
.0037
(0.25)
-.3830
(-1.26)
.3026
(1.74)
156
0.1308
5.68
0.0003***
0.0000

6.61
0.1579
0.00
1.0000


1019.08
0.0000
135.18
0.0000

(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
18

FE
.7176**
(2.14)
-.0081
(-0.99)
.4864*
(1.72)
-.1036
(-0.43)
156
0.1104
2.83
0.0296**


(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
ROA là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.9 cho thấy
chấp nhận giả thuyết H0 (Prob = 1.0000), mô hình pooled OLS là mô hình phù hợp
hơn REM. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, cũng chấp nhận giả thuyết H0 (Prob
= 0.1579) nghĩa là mô hình REM là mô hình phù hợp hơn FEM. Tuy nhiên, kết quả
kiểm tra F-test (Prob = 0.6170) thì mô hình pooled OLS là mô hình phù hợp. Từ kết

quả so sánh có thể thấy mô hình phù hợp cuối cùng để đo lường mối quan hệ này là
mô hình pooled OLS, với mức ý nghĩa 1%.
TBQ là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.9 cho thấy
bác bỏ giả thuyết H0 (Prob = 0.0000), mô hình REM là mô hình phù hợp hơn pooled
OLS. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, cũng bác bỏ giả thuyết H0 (Prob =
0.0000) nghĩa là mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn REM. Đồng thời, kết quả Ftest (Prob = 0.0000) cho thấy mô hình FEM là mô hình phù hợp. Vì vậy, Mô hình phù
hợp cuối cùng để đo lường mối quan hệ này là mô hình FEM, với mức ý nghĩa 5%.
Như vậy, khi xét thêm yếu tố độ trễ vào mô hình, kết quả cũng cung cấp mối
quan hệ cùng chiều giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở mức ý nghĩa lần
lượt là 1% và 5%. Tuy nhiên, có sự khác biệt so với trường hợp không đưa độ trễ vào
mô hình ở chỗ, trách nhiệm xã hội có độ trễ thời gian trong mô hình hồi quy đã tác
động đồng thời lên hiệu quả tài chính ở cả hai phương diện dựa vào kế toán và dựa
trên thị trường. Nghĩa là việc thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội năm trước
không chỉ góp phần làm tăng hiệu quả tài chính về phương diện kế toán (ROA) mà
cũng còn làm tăng hiệu quả tài chính ở phương diện thị trường (TBQ) tại thời điểm
nghiên cứu, phát hiện này phù hợp với các cứu trước đây của Cochran và Wood
(1984), Waddock và Grave (1997), Trang và Yekini (2014).
4.4.2.3.2. Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội có xét yếu tố độ
trễ và hiệu quả tài chính
ROA là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.10 cho
thấy chấp nhận giả thuyết H0 (Prob = 1.0000), mô hình pooled OLS là mô hình phù
hợp hơn REM. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, bác bỏ giả thuyết H0 (Prob =
19


0.0132) nghĩa là mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn REM. Tuy nhiên, kết quả
kiểm tra F-test (Prob = 0.0811) thì mô hình poolde OLS là mô hình phù hợp. Do vậy,
từ kết quả so sánh có thể thấy mô hình phù hợp cuối cùng để đo lường mối quan hệ

này là mô hình pooled OLS, với mức ý nghĩa 1%.
TBQ là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.10 cho
thấy bác bỏ giả thuyết H0 (Prob = 0.0000), mô hình REM là mô hình phù hợp hơn
pooled OLS. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, cũng bác bỏ thuyết H0 (Prob =
0.0000) nghĩa là mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn REM. Đồng thời kết quả kiểm
tra từ F-test (Prob = 0.0000) cũng cho rằng mô hình FEM là mô hình phù hợp. Do
vậy, mô hình phù hợp nhất để đo lường mối quan hệ này là mô hình FEM.
Cũng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các khía cạnh trách nhiệm
xã hội và hiệu quả tài chính khi đưa yếu tố độ trễ vào mô hình hồi quy với mức ý
nghĩa 1%. Tuy nhiên, tương tự trường hợp hồi quy không có xét yếu tố độ trễ, kết quả
hồi quy chỉ cung cấp mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội với hiệu quả
tài chính dựa vào kế toán (ROA) trong khi lại không có bất kỳ mối quan hệ nào lên
hiệu quả tài chính dựa vào thị trường (TBQ). Kết quả này hàm ý rằng việc thực hiện
các khía cạnh trách nhiệm xã hội năm trước chỉ tác động lên trực tiếp lên ROA tại thời
điểm nghiên cứu. Điều này được thể hiện rõ hơn khi phân tích đơn biến mối quan hệ
giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính, cụ thể: chỉ có hai khía
cạnh trách nhiệm xã hội cho thấy mối quan hệ với hiệu quả tài chính: CSR_prodt-1
tương quan dương với ROA ở mức ý nghĩa 5% kết quả trái với các nghiên cứu của
Carrol (1991) Galbreath (2009), Rashid (2010), Rashid (2010), Menassa (2010),
Green và Peloza (2011); CSR_envt-1 có tương quan dương với ROA ở mức ý nghĩa
1%. Nghĩa là, chi phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường và truyền thông về chính
sách môi trường không chỉ ảnh hưởng tích cực tức thời lên hiệu quả tài chính mà sự
ảnh hưởng này còn kéo dài sang năm tiếp theo. Kết quả phù hợp với các nghiên cứu
của Deegan (2002), Kuasirikun & Scherer (2004), Haniffa & Cooke (2005), Pahuja
(2009), Setyorini & Ishak (2012).
Trong khi đó, CSR_emplt-1 không có ảnh hưởng lên hiệu quả tài chính, kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Criso'stomo, Freir và Vasconcellos (2011). Và
CSR_comt-1 cũng không có bất kỳ mối quan hệ nào với ROA, nghĩa là cho dù đây là
20



một trong các hoạt động trách nhiệm xã hội được các công ty báo cáo nhiều nhất về
mặt nội dung các kết quả đã thực hiện nhưng qua kết quả phân tích hồi quy thì việc
công ty có hay không có quan hệ tốt với cộng đồng, đóng góp nhiều cho các hoạt động
từ thiện, nhân đạo hay tham gia các hoạt động cộng đồng xung quanh ở năm trước
cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính tại thời điểm nghiên cứu. Mặc dù, thực
tế cho thấy nhờ các hoạt động cộng đồng, nhân đạo, từ thiện v.v... mà các công ty góp
phần giảm được các chi phì về quảng bá thương hiệu và là kênh tiếp cận được cộng
đồng nhanh nhất và rẻ tiền nhất. Kết quả này trái với các nghiên cứu của Branco và
Rodrigues (2009), Joshi và Gao (2009), Lii (2011), Nejati và Ghasemi (2012), David
(2012).
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội có xét yếu tố độ trễ và
hiệu quả tài chính
ROA
CSR_envt-1
CSR_emplt-1
CSR_comt-1
CSR_prodt-1
Sizet
Levt
Indust
Observations
R-squared
F
P_value
F test
Hausman test
Chi (χ2)
Prob

Breusch-Pagan LM test
Chi (χ2)
Prob

TBQ
FE
-.0666
(-1.13)
-.0223
(-0.31)
.0361
(0.47)
-.0280
(-0.60)
.0015
(0.75)
-.1435**
(-2.25)
-.0364
(-0.67)
156
0.0228
1.02
0.4209

OLS
.0882***
(3.37)
-.0246
(-0.84)

.0032
(-0.13)
.0506**
(2.52)
.0004
(0.45)
-.1084***
(-4.85)
.0310**
(2.41)
152
0.3483
12.91
0.0000***
0.0811

OLS
1.1597***
(3.34)
-.4424
(-1.03)
-.1318
(-0.35)
.6644**
(2.23)
.0010
(0.07)
-.2708
(-0.90)
.1966

(1.11)
156
0.1917
5.01
0.0000***
0.0000

17.74
0.0132
0.00
1.0000

FE
-.2740
(-1.03)
-.4146
(-1.30)
-.3387
(-0.98)
.0903
(0.43)
-.0119
(-1.31)
.4641
(1.61)
-.1134
(-0.46)
156
0.0669
1.89

0.0824

200.49
0.0000
115.34
0.0000

(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
21


(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
4.5. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty
Tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro
công ty với mức ý nghĩa 1%. Khi xét đơn biến, tìm thấy mối quan hệ ngược chiều
giữa ΔCSR - FR với mức ý nghĩa 5%, như vậy kết quả này phù hợp với các nghiên cứu
trước của Spicer (1978), Sen và cộng sự (2006), Sharfman và Fernando (2008), Luo
và Bhattacharya (2009), Oikonomou và cộng sự (2010), El Ghoul và cộng sự (2011),
Melo (2012), Attig và cộng sự (2013).
Bảng 4.11: Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty

ΔCSR
Size
Lev
indus

FR
REM
FEM
OLS

-.0836444** .1472636* .1662996**
(-2.13)
(1.72)
(1.92)
-.0346938*** .0248077
.2229682**
(-2.87)
(0.99)
(2.45)
.2192619*** -.0351405 -1.094198***
(3.18)
(-0.24)
(-3.62)
.0688998*
.0788447
(1.70)
(0.89)
112
116
116
0.2025
0.0367
0.0069
6.79
4.22
6.50
0.0001***
0.3766
0.0005***
0.0767


Observations
R-squared
F/ χ2
P_value
F test
Hausman test
Chi (χ2)
31.50
Prob
0.0000
Breusch-Pagan
LM test
Chi (χ2)
0.00
Prob
1.0000
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)

(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%)
4.6. Xem xét hiệu quả tài chính giữa công ty có công bố trách nhiệm xã hội
và công ty không công bố trách nhiệm xã hội
Các phát hiện cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả tài
chính giữa các công ty niêm yết có công bố trách nhiệm xã hội so với những công ty
niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội dẫn đến việc chấp nhận giả thuyết H4,
nghĩa là hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết có công bố trách nhiệm xã hội tốt
22


hơn các công ty niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, khi xem xét

từng biến cụ thể thấy rằng hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết thực hiện công
bố trách nhiệm xã hội lớn hơn các công ty niêm yết không thực hiện công bố trách
nhiệm xã hội chỉ được thể hiện qua thước đo dựa vào kế toán (Poddi và Vergalli,
2008; Ching và cộng sự, 2009; Chen và Wang, 2011; Uadiale và Fagbemi, 2011;
Hassan và cộng sự, 2012; Julian và Xu, 2016), trong khi xem xét thước đo dựa trên thị
trường thì việc thực hiện hay không thực hiện công bố các hoạt động trách nhiệm xã
hội lại không có sự khác nhau giữa hai nhóm công ty có công bô bố CSR và không
công bố CSR.
Bảng 4.12a: Thống kê nhóm của hiệu quả tài chính
Group
CSR
ROA
TBQ

No
Mean
100 .0861071

Std.Dev
.096689

Std.Err
.0060431

Non-CSR

100 .0761367 .4100884 .0256305

CSR


100 1.088996 .8651135 .0540696

Non-CSR

100 1.154711 2.066977 .1291861

(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
Bảng 4.12b: Bartlett's test for equal variances
F

ROA
TBQ

Prob > F

SS

df

MS

Bartlett's test

χ2
2.69
0.0000
2.383
255
.009
89.3899

0.39
1.0000 1089.460
255
4.272
412.6062
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)

Prob
0.001
0.000

4.7. Thảo luận về các kết quả đạt được
4.7.1. Thảo luận về việc phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội
4.7.2. Thảo luận các kết quả chính của nghiên cứu
4.7.2.1. Việc thực hành trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
4.7.2.2. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính (câu hỏi
nghiên cứu thứ 1)
(1) Tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa trách nhiệm với môi trường
(CSR_env) và hiệu quả tài chính trong hai trường hợp phân tích hồi quy khi xét thêm
biến ngành.
(2) Không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa trách nhiệm với người lao
động (CSR_empl) và hiệu quả tài chính trong kết quả phân tích thực nghiệm.
23


(3) Tương tự, cũng không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa trách nhiệm
với cộng đồng (CSR_com) và hiệu quả tài chính trong hai trường hợp phân tích hồi
quy.
(4) Tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa trách nhiệm với sản phẩm (CSR_prod) và
hiệu quả tài chính trong cả hai trường hợp phân tích hồi quy.

Bảng 4.13a: Không xem xét yếu tố độ trễ trong mô hình hồi quy
Số lượng
giả thuyết
H1AR
H1AT
H2A1R
H2A1T
H2A2R
H2A2T
H2A3R
H2A3T
H2A4R
H2A4T

Mối quan hệ giữa
Dấu kỳ
Kết quả chạy
hai biến nghiên cứu
vọng
hồi quy
CSR – ROA
(+)
P < 0.01
CSR – TBQ
(+)
P > 0.1
CSR_env – ROA
(+)
P < 0.01
CSR_env – TBQ

(+)
P > 0.1
CSR_empl – ROA
(+)
P > 0.1
CSR_empl – TBQ
(+)
P > 0.1
CSR_com – ROA
(+)
P > 0.1
CSR_com – TBQ
(+)
P > 0.1
CSR_prod – ROA
(+)
P < 0.01
CSR_prod – TBQ
(+)
P > 0.1
(Nguồn: tác giả tính toán và tổng hợp)

Kết quả
Chấp nhận
Bác bỏ
Chấp nhận
Bác bỏ
Bác bỏ
Bácbỏ
Bác bỏ

Bác bỏ
Chấp nhận
Bác bỏ

Bảng 4.13b: Có xem xét yếu tố độ trễ trong mô hình hồi quy
Số lượng
giả thuyết
H1BR
H1BT
H2B1R
H2B1T
H2B2R
H2B2T
H2B3R
H2B3T
H2B4R
H2B4T

Mối quan hệ giữa
Dấu kỳ
Kết quả chạy
hai biến nghiên cứu
vọng
hồi quy
CSRt-1 – ROA
(+)
P < 0.01
CSRt-1 – TBQ
(+)
P < 0.01

CSR_envt-1 – ROA
(+)
P < 0.01
CSR_envt-1 – TBQ
(+)
P > 0.1
CSR_emplt-1 – ROA
(+)
P > 0.1
CSR_emplt-1 – TBQ
(+)
P > 0.1
CSR_comt-1 – ROA
(+)
P > 0.1
CSR_comt-1 – TBQ
(+)
P > 0.1
CSR_prodt-1 – ROA
(+)
P <0.01
CSR_prodt-1 – TBQ
(+)
P > 0.1
(Nguồn: tác giả tính toán và tổng hợp)

Kết quả
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận

Bác bỏ
Bác bỏ
Bác bỏ
Bác bỏ
Bác bỏ
Chấp nhận
Bác bỏ

4.7.2.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty (câu hỏi nghiên
cứu thứ 2): Các kết quả khảo một lần nữa chứng minh rằng những công ty thường
xuyên công bố thông tin trách nhiệm xã hội góp phần làm giảm rủi ro công ty so với
các công ty không có công bố thông tin về trách nhiệm xã hội trong cùng ngành.

24


4.7.2.4. Xem xét hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố trách
nhiệm xã hội và các công ty niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội (câu hỏi
nghiên cứu thứ 3): các công ty niêm yết có công bố thông tin về trách nhiệm xã hội sẽ
đạt được hiệu quả tài chính tốt hơn so với các công ty niêm yết không công bố về
trách nhiệm xã hội, hiệu quả tài chính được thể hiện qua chỉ số ROA. Tuy nhiên, hiệu
quả tài chính tốt hơn lại không được phản ánh qua TBQ.
4.7.2.5. Những ảnh hưởng của các đặc điểm công ty lên thực hành trách nhiệm
xã hội
Nghiên cứu sử dụng một số biến giải thích liên quan đến đặc điểm công ty như
quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và ngành. Như trình bày trong chương này, các
phát hiện cho thấy các biến đặc điểm công ty theo lý thuyết tính chính đáng (ví dụ,
quy mô công ty) có thể ảnh hưởng lên thực hành trách nhiệm xã hội khi xem xét giữa
các ngành khác nhau. Kết quả, phần lớn đều tương quan âm với quy mô ngoại trừ chỉ
số trách nhiệm với cộng đồng là tương quan dương với quy mô, ngụ ý rằng những

công ty có quy mô lớn có khả năng cung cấp nhiều thông tin liên quan đến hoạt động
trách nhiệm với cộng đồng hơn so với các thông tin khác. Kết quả này trái với các
nghiên cứu của Deegan và Gordon (1996), Hackston và Milne (1996), Elijido-Ten
(2007), Nelling và Webb (2009), Rouf (2011), Luethge và Helen (2012), Shubiri và
cộng sự (2012), Ghelli (2013), Li và cộng sự (2013).
Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy một ảnh hưởng hỗn hợp của đòn bẩy
và ngành lên trách nhiệm xã hội. Các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất kinh doanh
có xu hướng công bố nhiều thông tin liên quan đến môi trường, người lao động và sản
phẩm hơn các ngành khác. Trong khi những công ty có tỷ lệ nợ càng cao thì càng
công bố nhiều thông tin liên quan đến cộng đồng hơn các thông tin khác.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
5.1. Giới thiệu
5.2. Hàm ý chính sách
Đối với Chính phủ:
Một là, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành ở Việt Nam
để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội.

25


×