Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

biến đổi khí hậu hưng hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 25 trang )

ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ – QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
NHÓM 4

Chủ đề: Nghiên cứu một số ảnh hưởng Biến đối khí hậu ở
khu vực xã Hưng Hoà – thành phố Vinh - Nghệ An.


I. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1. Vị trí địa lí
Hưng Hoà cách Thành phố Vinh khoảng 8 km về phía đông, là một xã
thuộc ngoại ô thành phố Vinh tỉnh Nghệ An.
- Phía Nam và Đông Nam: được bao quanh bởi dòng sông Lam và một
giải rừng ngập mặn.
- Phía Đông-Bắc :

giáp huyện Nghi Lộc

- Phía Tây-Nam :

giáp Phường Trường Thi, Phường Bến Thuỷ (thành

phố Vinh)
Toàn xã có diện tích 1450 ha với 1664hộ/6810 nhân khẩu sống rải rác
trên 9 xóm dọc sông Lam và sông Rào Đưng, với 95% dân số là sản
xuất nông nghiệp.


2. Điều kiện tự nhiên
Hưng Hoà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt
và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác.


- Nhiệt độ trung bình 240C
- Nhiệt độ cao tuyệt đối 420C
- Độ ẩm trung bình 85-90%
- Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung
bình 12 tỷ Kcal / ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm
thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.


- Gió: có hai mùa gió đặc trưng: gió tây nam - gió khô xuất hiện từ
tháng 5 đến tháng 9. Gió đông bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt
kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Với đặc điểm khí hậu như vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thực
vật phát triển. Đặc biệt đất đai thường xuyên bị chua mặn bởi ảnh
hưởng từ triều cường của sông Lam và sông Rào Đưng, làm cho hệ
thực vật ngập mặn ở đây khá phát triển hình thành nên những cánh rừng
ngập mặn.
Bên cạnhđó, điều kiện tự nhiên còn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ
hải sản, nổi bật với diện tích đầm nuôi tôm lớn.


II - MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HƯNG HOÀ
1. Đầm nuôi tôm
Hình ảnh đầm nuôi tôm ở xã Hưng hòa


Thời tiết nắng nóng kéo dài, diễn biến thời tiết bất thường làm biến
động các yếu tố môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi,
thiệt hại về ngành nuôi trồng tại tỉnh trong thời gian qua cũng rất lớn.
(Số liệu:… )
 Sự gia tăng nhiệt độ và biến đổi lượng mưa tác động rất lớn đến hoạt

động nuôi tôm ở Hưng Hoà
- Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển
của sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Mỗi
loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của
chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định.


Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm nước lợ giới
hạn trong khoảng 28 – 30oC, nếu nhiệt độ cao hơn 30oC hoặc thấp hơn
28oC thì sự phát triển của tôm sẽ bị ảnh hưởng như tôm chậm lớn.
Nhiệt độ không khí tăng lên làm tăng nhiệt độ nước trong các ao đầm
nuôi tôm. Trướcđây nhiệt độ kháổnđịnh, tầm dưới 40 độ, nhưng nay đã
có thờiđiểm lên tới 42 độ.
Hiện tượng nắng nóng đã làm cho nhiệt độ nước tăng lên quá mức chịu
đựng của nhiều loài sinh vật, sốc nhiệt, dễ mắc dịch bệnh.
Nước nóng làm cho tôm cá chết hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng đối
với các đầm tôm có độ sâu nhỏ (độ sâu trung bình của các ao, đầm nuôi
thâm canh tối thiểu từ 1,2m.)


Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao,
vuông tôm. Suy giảm hàm lượng oxy ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển của loài nuôi, tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn.

Nhiệt độ tăng cao có thể làm tôm chậm lớn hoặc có thể bị chết


Diện tích đầm tôm bị tác động của việc gia tăng độ mặn là khoảng ……ha
Độ mặn mùa khô tăng cao nên phải tăng việc bơm nước ngọt vào đầm

nuôi nhằm điều hòa lượng muối trong đầm nuôi.

Cống điều chỉnh nước vào ra đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản 


- Ảnh hưởng của lượng mưa
Nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định sự thành công cho
phát triển nuôi trồng thủy sản. Hiện tượng nắng nóng kéo dài, lượng
mưa khan hiếm làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, làm tăng mức độ bốc
hơi nước trong các ao nuôi.
Ngoài ra, ảnh hưởng trực tiếp từ việc giảm mưa trong mùa khô, đồng
thời cùng với sự tăng nhiệt độ không khí làm tăng lượng bốc hơi tại các
đầm nuôi. Đòi hỏi phải bơm thêm nước ngọt vào các đầm trong mùa
khô để ổn định độ mặn và vì thế cạnh tranh việc sử dụng nước ngọt ở
các lĩnh vực nông nghiệp khác như trồng lúa nước và hoa màu.


Độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của
loài nuôi, độ mặn thích hợp là từ 12 - 18 ppt. Khi xảy ra mưa lớn, độ
mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu
đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Mưa lớn với tần suất
và thời gian dài xảy ra còn làm cho độ mặn giảm xuống, khu vực nuôi
tôm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng của bão
Thời gian gần đây, số lượng cơn bão ngày càng tăng lên với cường độ
mạnh hơn, diễn biến thất thường.


Bão gây ra những cơn sóng lớn gây hại tới hệ thống đê bao của các ao nuôi, đầm tôm cá, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi, cần thời gian dài
mới có thể phục hồi. Thường khó dự đoán, mức độ ảnh hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng.

=> Thiệt hại lớn về kinh tế của người dân
- Ảnh hưởng của nước biển dâng
Sự xâm nhập mặn ảnh hưởng tới diện tích, chất lượng nước khu vực nuôi tôm.
+ Diện tích nuôi tôm cũ bị thu hẹp.
+ Độ mặn tăng tôm cá dễ bị nhiễm bệnh hơn.


Khu vực nuôi tôm chịu nhiều rủi ro khi nước biển dâng


2. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Khí hậu nóng lên, sự biến động nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng
tác động mạnh lên hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng:
+ Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của
một số loài thuỷ sản nước ngọt, lợ vùng cửa sông và vào sâu trong nội
đồng.
+ Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của
một số loài thuỷ sản vùng cửa sông và trong rừng ngập mặn.
+ Nước biển dâng làm biến đổi chế độ thủy triều. Giảm số lượngcác
loài khu vực cửa sông, rừng ngập mặn.


Nước biển dâng dẫn đến mực nước cao hơn và độ mặn ven biển tăng.
Độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước làm suy thoái rừng ngập mặn và
các loài sinh vật rất đa dạng trong đó. .

RNM bị thu hẹp

Chế độ nước thất thường làm thay đổi độ

mặn của RNM, ảnh hưởng số lượng các
loài sinh vật


Nhiệt độ tăng:
- Quá trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh
hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. Giảm năng suất và chất
lượng thuỷ sản.
- Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong
một thời gian dài dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt:
nghêu, ngao, sò,…, bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với
nồng độ muối thay đổi.
Lượng mưa biến đổi:
Ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và phân vùng của các loài cây ngập
mặn.


Cung cấp nước cho đất, tăng cường lượng nước ngọt chảy qua bề mặt,
làm giảm nồng độ muối trong đất, nhất là vào thời gian cây sinh trưởng
mạnh mẽ (lúc cây con mới bén rễ và lúc cây ra hoa kết quả
Ảnh hưởng của BĐKH nên mưa thường xuyên xảy ra hơn cả về cường
độ và thời gian. Mưa lớn chỉ tập trung trong thời gian ngắn và nhiều
tháng còn lại trong năm bị khô hạn gây ảnh hưởng bất lợi cho sự sinh
trưởng và phân bố của cây ngập mặn.
Sự phân bố cây ngập mặn ở đây ngày càng thưa và không đồng đều,
một số khu vực nhiều cây bị chết khô.


Nguồn lợi giống thủy sản tự nhiên rừng ngập mặn sẽ bị suy giảm dần
do BĐKH và nước biển dâng



Diện tích rừng ngập mặn thu hẹp hơn so với trước đây.
Nguyên nhân:RNM bị phá huỷ làm đầm nuôi tôm, đào mương dẫn
nước vào vùng đầm nuôi đã ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều
loài sống xung quanh khu vực rừng ngập mặn; diện tích rừng còn bị
suy giảm do nước biển dâng.

Một số hình ảnh


III - TỔNG HỢP QUÁ TRÌNH
Các câu hỏi điều tra:
1. Bác sống ở đây từ bao giờ?
2. Gia đình sinh sống bằng nghề gì?
3. Bác quan tâm đến sự thay đổi diện tích nuôi tôm, rừng ngập mặn như
thế nào?
4. Mực nước ở khu vực đầm nuôi tôm thay đổi thất thường như thế nào
tại cùng một thời điểm qua các năm?
5. Nhiệt độ không khí/ nhiệt độ nước khu vực nuôi tôm biến đổi như
thế nào?
6. Chất lượng nước có thay đổi so với trước đây không? Ảnh hưởng
như thế nào tới hệ sinh thái rừng ngập mặn/ khu vực nuôi tôm?


7. Số lượng các loài sinh vật ở khu vực này có sự biến đổi nào không?
8. Kinh tế của người dân thay đổi theo chiều hướng như thế nào?
9. Các hiện tượng thời tiết bất thường như thế nào? Ảnh hưởng ra sao
tới khu vực?
Nhận xét:

Tiến hành điều tra bằng việc hỏi 10 người dân ở Hưng Hoà
Người dân đều đã sinh sống ở đây từ năm 1985 về trước. Họ là những
người sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng thuỷ sản (tôm, cá,..),
khai thác các giá trị từ rừng ngập mặn. Người dân quan tâm nhiều tới
khu vực đầm nuôi tôm và rừng ngập mặn.


Tổng hợp ý kiến từ người dân Hưng Hoà:
+Giảm số lượng các loài sinh vật: Cá, chim, cò, vạc, cói…. Các thực
vật khác. 2 loài cây chủ lực: bần, đước
+ Thuỷ triều lớn, lũ lụt hay xảy ra hơn so với trước đây
+ Chế độ nước trước năm 2010 còn khá ổn định, về sau trở nên thất
thường: khi mực nước hạ thấp đột ngột, khi dâng cao, mực nước cao
đỉnh điểm vào khoảng tháng 8
3 năm gầnđây mực nước dâng cao hơn trước
+ Độ mặn tăng lên (nước trở nên mặn hơn, sinh vật khó thích nghi hơn)
+ Xảy ra xói lở bờ ở một vài nơi trong khu vực đầm nuôi tôm
+ Diện tích rừng ngập mặn thu hẹp hơn so với trước đây:


RNM bị phá huỷ làm đầm nuôi tôm, đào mương dẫn nước vào vùng
đầm nuôi đã ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài sống xung
quanh khu vực rừng ngập mặn; diện tích rừng còn bị suy giảm do nước
biển dâng.
+ Các hiện tượng thời tiết cựcđoan: Bão, lũ, mưa lớn, nắng gắt…
Mưa lớn và tập trung trong thời gian ngắn gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nguồn lợi sinh vật sống trong rừng ngập mặn.
Nắng nóng gay gắt làm nước bốc hơi, độ mặn tăng, tôm cá chết hàng
loạt, dễ nhiễm bệnh.
+ Ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân



Các hiện tương thời tiết cực đoan:

STT

Thiên tai

Biểu hiện

1

Bão, lốc

Số lượng cơn bão nhiều hơn

2

Hạn hán

Đến sớm, kéo dài, cường độ mạnh hơn

3

Mưa

Số cơn mứa giảm đi nhưng lượng mưa tăng

4


Xâp nhập mặn

Xuất hiện hàng năm, cường độ mạnh hơn

5

Nước biển dâng

Ngày càng tăng

6

Nắng nóng

Nhiệt độ cao thời gian kéo dài hơn

7

Thiếu nước ngọt

Ngày càng trầm trọng


The end


×