Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG tác QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG MARITIME BANK ĐỐNG đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.28 KB, 13 trang )

Đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM - CN ĐỐNG
ĐA (MARITIME BANK ĐỐNG ĐA).

Bài làm:
Giới thiệu sơ lược về Maritime Bank Đống Đa:
Maritime Bank Đống Đa (tên gọi đầy đủ là Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Đống Đa) được thành lập theo Quyết định số 2032/QĐ-NHNN ngày
27/10/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước v/v mở chi nhánh của Ngân hàng Hàng
hải Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 07/11/2006.
Kể từ khi thành lập đến nay, Maritime Bank Đống Đa là đơn vị đứng trong Top 5 đơn
vị có kết quả kinh doanh tốt nhất của hệ thống Maritime Bank. Kết quả kinh doanh của
Maritime Bank Đống Đa được thể hiện qua 5 tiêu chí: Tổng tài sản; Huy động vốn (cả Tổ
chức kinh tế và dân cư); Tổng dư nợ; Nợ quá hạn và Lợi nhuận như sau:
TT

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

129,5

228,1

1.265


2.954

1

Tổng tài sản (tỷ đồng)

2

Huy động vốn (tỷ)

94,1

197

1.177

2.743

3

Tổng dư nợ (tỷ đồng)

71,8

224

268,5

1.262


4

Nợ quá hạn (tỷ lệ %)

16,7%

5,36%

2,32%

0,4458%

5

Lợi nhuận (tỷ đồng)

2,199

2,597

12.181

38.466

6

Số lượng CBCNV(Người)

17


24

58

69

Từ ngày đầu thành lập, tổng số nhân sự của Maritime Bank Đống Đa chỉ có 17 cán bộ
nhân viên, trong đó, 02 cán bộ quản lý, 7 nhân sự dịch vụ khách hàng, 6 nhân sự kinh
doanh và 2 nhân sự hỗ trợ. Đến nay, sau gần 4 năm thành lập, cơ cấu mạng lưới và nhân sự
của Maritime Bank Đống Đa đã có nhiều sự thay đổi. Cụ thể, Maritime Bank Đống Đa đã
mở rộng màng lưới khi có thêm 5 Phòng Giao dịch trực thuộc và trong năm 2010, sẽ thành
lập thêm 02 Phòng giao dịch.
Về nhân sự, hiện tại tổng số nhân sự của Maritime Bank Đống Đa và các đơn vị trực
thuộc đã tăng gấp 4 lần so với ngày đầu mới thành lập.
BT cá nhận - Quản trị nguồn nhân lực

1


Với phương châm “Tạo lập giá trị bền vững” cùng việc tuân thủ tuyệt đối 5 giá trị
cốt lõi truyền thống của Maritime Bank, Maritime Bank Đống Đa đang ngày càng lớn
mạnh và khẳng định được thương hiệu của mình trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay, Maritime
Bank Đống Đa tự hào là một trong những Ngân hàng dẫn đầu trong khối ngân hàng cổ
phần trên địa bàn Hà Nội.
Để có được thành quả kể trên, ngoài những yếu tố thuận lợi khác, Maritime Bank
Đống Đa đã có được nguồn tài sản rất quý giá, đó chính là một tập thể Ban lãnh đạo cùng
những CBNV nhiệt tình, năng động, đoàn kết, hợp tác và chia sẻ. Có thể khẳng định,
nguồn nhân lực đạt cả chất và lượng mà Maritime Bank Đống Đa đang có chính là yếu tố
quan trọng để tạo nên thành công ngày hôm nay của Ngân hàng.
Tình hình nguồn nhân lực của Maritime Bank Đống Đa

1. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Maritime Bank Đống Đa tuân thủ theo Quy chế tổ chức và
hoạt động của Maritime Bank. Trong đó, căn cứ theo tình hình thực tế, Maritime Bank
Đống Đa thiết lập cơ cấu tổ chức như sau:
Ban Giám đốc Chi nhánh



 Các Phòng (hoặc bộ phận, Tổ) kinh doanh, bao gồm:
-

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (gồm bộ phận Tín dụng doanh nghiệp và Tài trợ
thương mại);

-

Phòng Khách hàng Cá nhân (gồm bộ phận Tín dụng Cá nhân và Thẻ)

-

Phòng Dịch vụ Khách hàng

-

Phòng Giao dịch

 Các Phòng (hoặc Bộ phận, Tổ) hỗ trợ, bao gồm:
-

Tổ hỗ trợ Tín dụng


-

Phòng Tổng hợp (gồm bộ phận Nhân sự, Hành chính, Quan hệ Công chúng)

-

Phòng kế toán

2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám đốc Chi nhánh

BT cá nhận - Quản trị nguồn nhân lực

2


Ban Giám đốc Maritime Bank Đống Đa được tổ chức theo cơ chế gồm có Giám đốc
Chi nhánh và Phó Giám đốc Chi nhánh với các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
a. Giám đốc Chi nhánh:
- Giám đốc Chi nhánh do Hội đồng Quản trị Maritime Bank bổ nhiệm, được đứng tên
trong Đăng ký kinh doanh và các giấy tờ pháp lý của Chi nhánh và là người đại diện của
Chi nhánh.
- Giám đốc Chi nhánh là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Ban điều
hành về kết quả hoạt động mọi mặt của Maritime Bank Đống Đa. Ngoài ra, Giám dốc
Chi nhánh trực tiếp phụ trách các mảng hoạt động nghiệp vụ sau:
+ Đại diện cho chi nhánh trong các quan hệ đối ngoại.
+ Phụ trách nhân sự, chế độ khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ nhân viên, công tác quản


lý rủi ro.
+ Phụ trách phát triển mạng lưới và hoạt động của các đơn vị trực thuộc.
+ Phụ trách hoạt động của các phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá

nhân và giao dịch tín dụng.
+ Phụ trách khối hỗ trợ: Kế toán-Tài chính; Hành chính, Quan hệ công chúng.

b. Phó Giám Chi nhánh:
- Phó Giám đốc Chi nhánh do Tổng Giám đốc bổ nhiệm sau khi được Hội đồng Quản trị
phê duyệt.
- Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc chi nhánh. Trong nhiệm vụ quyền hạn
của mình Giám đốc Chi nhánh ủy quyền cho Phó Giám đốc trực tiếp phụ trách các
mảng hoạt đông nghiệp vụ sau:
+ Phụ trách hoạt động kinh doanh của khối BC&FDI; khối Thẻ.
+ Phụ trách hoạt động phòng Dịch vụ khách hàng; Công tác kho quỹ; Công tác báo cáo.
+ Thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động chung của Chi nhánh khi Giám đốc đi vắng

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn trên, Ban Giám đốc Chi nhánh còn đảm bảo tuân thủ
nguyên tắc hoạt động, đó là:
- Trong hoạt động Chi nhánh, người phụ trách mảng công việc nào thì được ký phê duyệt
các văn bản chứng từ liên quan đến mảng hoạt động của công việc đó. Khi thực hiện
BT cá nhận - Quản trị nguồn nhân lực

3


nhiệm vụ của mình người được ủy quyền phải tuân thủ các quy định của pháp luật và
của Maritime Bank.
- Phó giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ mình phụ trách trước Tổng

giám đốc và Giám đốc Chi nhánh.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng/Bộ phận/Tổ Kinh doanh trực thuộc Chi nhánh
a. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Khách hàng Doanh nghiệp
- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp là bộ phận nghiệp vụ trực thuộc Chi nhánh, có chức
năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh để thực hiện công việc kinh doanh
trong lĩnh vực tín dụng doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện phát triển hoạt động tài trợ
thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo kế hoạch kinh doanh
được giao hàng năm.
- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động tín dụng trong lĩnh
vực khách hàng doanh nghiệp tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam, quy
định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của Maritime Bank, đồng thời, quản lý
tốt dư nợ tín dụng và xử lý nợ xấu, nợ quá hạn.
b. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Khách hàng Cá nhân
- Phòng Khách hàng Cá nhân là bộ phận nghiệp vụ trực thuộc Chi nhánh, có chức năng
tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh để thực hiện công việc kinh doanh trong
lĩnh tín dụng cá nhân và phát triển hoạt động kinh thẻ theo kế hoạch kinh doanh được
giao hàng năm.
- Phòng Khách hàng Cá nhân có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động tín dụng trong lĩnh vực
khách hàng cá nhân và kinh doanh thẻ tuân thủ đúng quy định của Pháp luật Việt Nam,
quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của Maritime Bank, đồng thời, quản
lý tốt dư nợ tín dụng và xử lý nợ xấu, nợ quá hạn.
c. Chức năng, nhiệm vụ của Tổ hỗ trợ tín dụng
- Tổ hỗ trợ tín dụng là một bộ phận nghiệp vụ chịu sự quản lý của Giám đốc Chi nhánh
về mặt hành chính và chịu sự quản lý của Giám đốc khối Quản lý Tín dụng về mặt
nghiệp vụ. Đây là bộ phận nghiêp vụ có chức năng hỗ trợ cho hoạt động tín dụng của
phòng Khách hàng Doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân tại Chi nhánh. Đồng thời, hỗ
trợ nghiệp vụ cho cán bộ giao dịch tín dụng tại các Phòng Giao dịch trực thuộc Chi
nhánh.
BT cá nhận - Quản trị nguồn nhân lực


4


- Tổ hỗ trợ tín dụng có nhiệm vụ hoàn thiện, quản lý hồ sơ vay vốn của khách hàng kể từ
khi giải ngân cho đến khi khách hàng tất toán các món vay. Đồng thời, chịu trách nhiệm
tính toán, theo dõi, thu hồi gốc lãi của các món vay và báo cáo Giám đốc Chi nhánh,
Giám đốc Khối khi phát sinh các vấn đề ngoài thẩm quyền.
d. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Dịch vụ Khách hàng
- Phòng Dịch vụ Khách hàng là bộ phận nghiệp vụ với chức năng chính là huy động vốn.
Đây còn là bộ phận chịu trách nhiệm duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực dịch vụ như chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, ngân quỹ…. Ngoài ra, phòng còn có
bộ phận kế toán nội bộ chịu trách nhiệm theo dõi chi phí và thanh toán các khoản nội bộ
của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh.
e. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giao dịch
- Phòng Giao dịch trực thuộc Maritime Bank Đống Đa là đơn vị hạch toán phụ thuộc
Maritime Bank Đống Đa. Có con dấu riêng và thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo quy
định của Quy chế tổ chức & hoạt động của Phòng Giao dịch và theo phân cấp ủy quyền
của Chi nhánh quản lý.
- Phòng Giao dịch có chức năng tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng
phù hợp với các quy định về quản lý, điều hành của Chi nhánh quản lý. Là đầu mối tiếp
nhận nhu cầu của Khách hàng và hồ sơ liên quan để chuyển về Chi nhánh quản lý. Đồng
thời, thực hiện các hoạt động khác nhằm phục vụ cho mục tiêu hoạt động kinh doanh và
phát triển chung của Ngân hàng.
- Phòng Giao dịch có các nhiệm vụ sau: Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh;
Xây dựng chính sách khách hàng và Thị trường; Huy động vốn kinh doanh và thực hiện
quản lý vốn; Quản lý tiền mặt và dự trữ thanh toán; Cấp tín dụng cho Khách hàng trong
phạm vi thẩm quyền được phân cấp; Kinh doanh dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, ngoại
hối…Đồng thời, báo cáo Giám đốc Chi nhánh quản lý về các vấn đề phát sinh trong quá
trình thực hiện hoạt động kinh doanh tại Phòng Giao dịch.
f. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổng hợp

- Phòng Tổng hợp Chi nhánh là đơn vị có chức năng hỗ trợ về các mặt nghiệp vụ như
công tác nhân sự, hành chính, công nghệ ngân hàng, quan hệ công chúng, pháp chế…
cho các phòng ban tại Chi nhánh, phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh và Chi nhánh
cơ sở. Ngoài việc chịu sự quản lý của Giám đốc Chi nhánh về mặt hành chính, phòng
BT cá nhận - Quản trị nguồn nhân lực

5


Tổng hợp còn có các bộ phận chịu trách nhiệm của Giám đốc các phòng thuộc Hội sở
chính hoặc Giám đốc khối liên quan về mặt nghiệp vụ.
- Phòng tổng hợp có nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các phòng ban,
phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh và Chi nhánh cơ sở được thông suốt và tuân thủ
đúng quy định của Phát luật và của Maritime Bank.
3. Quy trình tuyển dụng, đào tạo nhân sự của Maritime Bank Đống Đa
3.1. Quy trình tuyển dụng
Hiện nay, theo mô hình chung của hệ thống, bộ phận Nhân sự của Maritime Bank
Đống Đa chịu trách nhiệm về công tác nhân sự của Maritime Bank Đống Đa - Chi nhánh
cơ sở và các Phòng Giao dịch trực thuộc.
Công tác tuyển dụng nhân sự tại Maritime Bank Đống Đa được tuân thủ thống nhất
theo quy trình tuyển dụng của Maritime Bank. Cụ thể như sau:
a. Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự
- Căn cứ tình hình hoạt động kinh doanh và nhu cầu nhân sự thực tế của từng giai đoạn,
Giám đốc Chi nhánh đề xuất với Tổng Giám đốc, Giám đốc Khối để tuyển dụng nhân
sự cho Chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc thuộc.
- Phòng Nhân sự Hội sở chính là đầu mối tiếp nhận tờ trình kế hoạch tuyển dụng của đơn
vị để tham mưu cho Tổng Giám đốc và Giám đốc Khối và gửi bản phê duyệt về cho Chi
nhánh.
b. Đăng quảng cáo tuyển dụng
- Sau khi được Tổng Giám đốc và Giám đốc Khối phê duyệt kế hoạch tuyển dụng, cán bộ

nhân sự đơn vị là người thực hiện việc đăng quảng cáo tuyển dụng trên các phương tiện
thông tin đại chúng, trên Internet và bản tin nội bộ với sự hỗ trợ của Phòng Nhân sự Hội
sở và phê duyệt của Giám đốc Chi nhánh.
- Thời gian đăng quảng cáo tuyển dụng của một đợt tuyển dụng tối thiểu là 20 ngày.
c. Tổ chức tuyển dụng
Việc tổ chức tuyển dụng có thể theo đợt định kỳ tuyển dụng hàng năm hoặc không theo
đợt (đối với các kỳ tuyển dụng cần lựa chọn ứng viên có kinh nghiệm vào vị trí quản lý
hoặc nghiệp vụ; hoặc bổ sung nhân sự thay thế nhân sự nghỉ việc không thuộc các đợt
tuyển dụng định kỳ).
BT cá nhận - Quản trị nguồn nhân lực

6


Đối với mỗi đợt tuyển dụng định kỳ hàng năm, các ứng viên dự tuyển phải trải qua 3
vòng thi: Sơ tuyển, Thi viết và Phỏng vấn. Các ứng viên đạt yêu cầu của từng vòng thi mới
được dự thi vòng tiếp theo.
 Các công việc cần phải thực hiện cho vòng sơ tuyển đó là công tác tiếp nhận hồ sơ và
tuyển hồ sơ, cụ thể như sau:
- Bộ phận nhân sự đơn vị là đầu mối tiếp nhận hồ sơ dự tuyển và giải đáp các thắc mắc
của của ứng viên. Mối ứng viên nộp hồ sơ đều nhận được bản xác nhận đã nhận Đơn
ứng cử của ứng viên từ phía cán bộ nhân sự đơn vị hoặc cán bộ hành chính.
- Sau khi hết thời hạn nhận hồ sơ dự tuyển, bộ phận Nhân sự đơn vị thực hiện sơ tuyển hồ
sơ dự tuyển theo yêu cầu của từng vị trí đã được Maritime Bank quy định. Kết quả sơ
tuyển được báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng (viết tắt là HĐTD) hoặc Giám
đốc Chi nhánh (đối với kỳ thi không lập Hội đồng tuyển dụng).
- Lưu hồ sơ ứng viên: Hồ sơ đạt tiêu chuẩn sơ tuyển và Hồ sơ không đạt tiêu chuẩn sơ
tuyển được lưu giữ tại Đơn vị sau 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả trúng tuyển của
ứng viên. Sau đó, bộ phận Nhân sự huỷ hồ sơ không đạt tiêu chuẩn sơ tuyển va lưu giữ
hồ sơ đạt tiêu chuẩn sơ tuyển nhưng không trúng tuyển trong 6 tháng kế tiếp để sử dụng

khi cần thiết.
 Các công việc cần phải thực hiện cho vòng thi viết
 Công tác chuẩn bị hành chính và coi thi:
- Bộ phận Nhân sự đơn vị thực hiện lập danh sách ứng viên được tham dự kỳ thi viết,
thông báo cho ứng viên. Đồng thời, chuẩn bị địa điểm thi, cán bộ coi thi, vật dụng, văn
phòng phẩm…theo chỉ đạo của Chủ tịch HĐTD hoặc Giám đốc Chi nhánh (nếu kỳ thi
không lập HĐTD).
- Thành phần tham gia coi thi do Chủ tịch HĐTD hoặc Giám đốc Chi nhánh (đối với kỳ
thì không lập HĐTD) quyết định, với tối thiểu 2 người.
- Cán bộ coi thi có trách nhiệm thông báo quy định, quy chế, nội quy phòng thi cho Thí
sinh. Đồng thời, phát hiện, giải quyết các Thí sinh vi phạm các quy định trong phòng thi
và báo cáo với Chủ tịch HĐTD hoặc Giám đốc Chi nhánh quyết định.
 Công tác ra đề thi và chấm bài thi:

BT cá nhận - Quản trị nguồn nhân lực

7


- Các ứng viên được tham dự vòng thi viết phải trải qua 3 môn thi, gồm: Nghiệp vụ, tiếng
Anh, IQ hoặc EQ.
- Đề thi sẽ được Giám đốc Nhân sự chuyển trực tiếp cho Chủ tịch HĐTĐ hoặc Giám đốc
Chi nhánh (đối với kỳ thi không lập HĐTD). Chủ tịch HĐTD hoặc Giám đốc Chi nhánh
sẽ chịu trách nhiệm tổ chức việc in đề thi, đóng phong bì niêm phong đề thi, quản lý và
giao nhận đề thi cho từng phòng thi.
- Bài thi của thí sinh được HĐTĐ đánh số phách, rọc phách trước khi chấm, phách bài thi
được lưu giữ bảo mật tại bộ phận Nhân sự đơn vị.
- Cán bộ chấm bài thi do Chủ tịch HĐTĐ hoặc Giám đốc Chi nhánh quyết định phân
công.
 Các công việc cần phải thực hiện cho vòng phỏng vấn



Công tác niêm yết điểm thi, thông báo ứng viên dự vòng phỏng vấn

- Bộ phận Nhân sự có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục niêm yết điểm thi và thông báo
cho ứng viên dưới sự quản lý và chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh.
- Danh sách ứng viên trúng tuyển vòng thi viết được tham gia vòng phỏng vấn tiếp theo
phải được sự thống nhất của Giám đốc Chi nhánh và được Giám đốc Khối phê duyệt.
- Danh sách ứng viên và điểm thi khi niêm yết do Giám đốc Chi nhánh ký và đóng dấu.


Lập Hội đồng tuyển dụng vòng thi phỏng vấn
Thành phần Hội đồng tuyển dụng vòng thi phỏng vấn được thực hiện theo quy định của

Maritime Bank.
d. Quy định chung đối với cán bộ ra đề, coi thi, chấm bài, tham gia phỏng vấn:
- Cán bộ Ngân hàng được phân công hoặc tham gia vào các công tác trên có trách nhiệm
thông báo rõ ràng cho Chủ tịch HĐTĐ hoặc Giám đốc Chi nhánh về các ứng viên do
mình giới thiệu…và không được tham gia vào các công việc nói nêu trên của một kỳ thi
tuyển dụng.
- Cán bộ nhân sự có giới thiệu ứng viên dù dưới bất kỳ mối quan hệ nào đều phải có trách
nhiệm báo cáo Chủ tịch HĐTD hoặc Giám đốc Chi nhánh và không được tham gia vào
các khâu có tính nhạy cảm như: chuẩn bị đề thi, coi thi, rọc phách, giữ phách, chấm bài
thi…
BT cá nhận - Quản trị nguồn nhân lực

8


- Những cán bộ ngân hàng vi phạm quy định về việc báo cáo trên sẽ bị xử lý kỷ luật theo

quy định của Ngân hàng.
3.2. Quy trình đào tạo
a. Công tác tiếp nhận ứng viên trúng tuyển
- Ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được Thư mời làm việc của Ngân hàng.
- Bộ phận Nhân sự đơn vị có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục tiếp nhận và hướng dẫn ban
đầu cho các ứng viên trúng tuyển theo phê duyệt của Tổng Giám đốc và/hoặc Giám đốc
Khối.
b. Công tác đào tạo nhân viên mới
- Các nhân viên mới sẽ phải trải qua 02 tháng đào tạo (Thử việc) trước khi được tiếp nhận
chính thức. Đề cương đào tạo sẽ do cán bộ nhân sự đơn vị hoặc Trưởng phòng (nơi nhân
viên được tiếp nhận) chuẩn bị, dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Giám đốc Chi nhánh.
Giám đốc Chi nhánh sẽ phân công cán bộ phụ trách đào tạo cho nhân viên mới, tùy theo
thực tế. Cán bộ hướng dẫn phải đảm bảo điều kiện quy định trong chính sách đạo tạo
của Maritime Bank.
- Trong thời gian thử việc 02 tháng, nhân viên thử việc sẽ phải hoàn thành các báo cáo
tuần theo định kỳ 02 tuần/1 báo cáo để nộp cho Giám đốc Chi nhánh. Cuối kỳ đào tạo,
nhân viên thử việc sẽ phải làm báo cáo cuối kỳ. Các báo cáo đều phải có ý kiến nhận xét
của cán bộ được Giám đốc Chi nhánh phân công hướng dẫn cho nhân viên thử việc
và/hoặc Trưởng phòng nơi nhân viên thử việc.
- Giám đốc Chi nhánh sẽ căn cứ trên nội dung của báo cáo cuối kỳ của nhân viên thử việc
để đề xuất với Tổng Giám đốc và/hoặc Giám đốc Khối tiếp nhận chính thức hoặc kéo
dài thời gian thử việc hoặc không tiếp nhận.
- Các nhân viên thử việc đạt yêu cầu sẽ được tiếp nhận chính thức vào Ngân hàng sau khi
có phê duyệt của Tổng Giám đốc và/hoặc Giám đốc Khối.
4. Thực trạng đội ngũ nhân sự của Maritime Bank Đống Đa
4.1. Về số lượng nhân sự:
Tổng số nhân sự hiện nay (thời điểm 27/03/2010) là 82 CBNV, với cơ cấu như sau:
+ Ban Giám đốc: 02 nhân sự.

BT cá nhận - Quản trị nguồn nhân lực


9


+ Phòng Khách hàng Doanh nghiệp có 05 nhân sự, gồm: 01 Trưởng phòng, 02 Quản lý

cao cấp, 01 Quản lý Khách hàng, 01 Chuyên viên tín dụng.
+ Phòng Khách hàng Cá nhân có 05 nhân sự, trong đó: 01 Trưởng phòng, 03 Chuyên viên

Tín dụng, 01 Chuyên viên Thẻ.
+ Phòng Dịch vụ Khách hàng có 16 nhân sự, trong đó: 03 Kiểm soát viên, 08 Giao dịch

viên, 03 Thủ quỹ, 02 Kiểm ngân.
+ Phòng Tổng hợp gồm 09 nhân sự, trong đó: 01 Chuyên viên Nhân sự, 02 Chuyên viên

Hành chính, 01 Chuyên viên chính Công nghệ Ngân hàng, 03 Lái xe, 02 Tạp vụ.
+ Tổ hỗ trợ Tín dụng có 04 nhân sự, trong đó: 01 Tổ trưởng, 01 Chuyên viên chính và 02

Chuyên viên.
+ Phòng Giao dịch trực thuộc: Tổng số nhân sự của 5 PGĐ trực thuộc hiện nay là 41 nhân

sự, trong đó: PGD Kim Mã 09 nhân sự; PGD Định Công 08 nhân sự; PGD Hàng Da 08
nhân sự; PGD Ba Đình 08 nhân sự; PGD Hồ Tây 08 nhân sự. Mỗi PGD đều có 01
Trưởng phòng Giao dịch và có các bộ phận được phân chia tương tự của Chi nhánh đầu
mối.
4.2. Về chất lượng nhân sự
Trừ vị trí Kiểm ngân, Lái xe và Tạp vụ, các vị trí nhân sự còn lại của Maritime Bank
Đống Đa đều tốt nghiệp Đại học của các trường Đại học trong như Học viện Ngân hàng,
ĐH Tài chính-Kế toán, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương Hà Nội…
Cụ thể, cơ cấu cán bộ của Maritime Bank Đống Đa phân chia theo các tiêu chí như

sau:
- Về giới tính: CBNV nam 23 (chiếm 28.04%), CBNV nữ 59 (chiếm 71.96%).
- Về độ tuổi: CBNV đều nằm trong độ tuổi từ 22 đến dưới 40 tuổi, trong đó, CBNV có độ
tuổi từ 22 đến dưới 30 là 67 người (chiếm 81.7%), CBNV có độ tuổi từ 30 đến dưới 40
tuổi là 15 người (chiếm 18.3%).
- Về trình độ chuyên môn:
+ Đại học trở lên: 65 (chiếm 79.3%)
+ Cao đẳng: 06 (chiếm 7.3%)
+ Trung cấp và tương đương: 11 (chiếm 13.4%)
BT cá nhận - Quản trị nguồn nhân lực

10


- Về trình độ ngoại ngữ:
+ Trình độ A: 08 (chiếm 9.76%)
+ Trình độ B: 58 (chiếm 70.73%)
+ Trình độ C: 11 (chiếm 13.4%)
+ Trình độ Đại học: 05 (chiếm 6.11%)
- Về trình độ tin học:
+ Trình độ A: 23 (chiếm 28.04%)
+ Trình độ B: 47 (chiếm 57.32%)
+ Trình độ C: 11 (chiếm 13.4%)
+ Trình độ Đại học: 01 (chiếm 1.2%)
Hiện nay, đội ngũ CBNV của Ngân hàng, đặc biệt là Cán bộ quản lý đã và đang
tham dự các khóa đào tạo MBA, văn bằng 2 để ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn
nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc và đảm bảo cho việc thăng tiến ở vị trí cao hơn trong
nghề nghiệp.
4.3. Nhận xét và đánh giá về chất lượng nhân sự:
a. Hạn chế:

- Đội ngũ nhân sự trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm
- Chất lượng cán bộ (Nhất là các giao dịch viên, cán bộ kinh doanh và cán bộ thẩm định
tín dung) còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển tín dụng và dịch vụ. Do tốc độ phát
triển nhanh về quy mô tín dụng và mạng lưới hoạt động
- Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ trưởng phó phòng trở lên còn “Non” do được được
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuẩn.
- Sau một thời gian phát triển nhanh do thị trường ngân hàng, tài chính tiền tệ, chứng
khoán… thì thị trường ngân hàng ngày một bó hẹp và phát triển khó khăn. Do đó, thị
trường nhân sự ngân hàng ngày một sẽ bó thu hẹp về nhân sự
- Chưa có chính sách nhân sự và đãi ngộ phù hợp theo thực tế địa bàn để “hút” và chiêu
mộ nhân sự giỏi
- Công tác nhân sự còn phó mặc cho Ban giám đốc.
BT cá nhận - Quản trị nguồn nhân lực

11


a. Ưu điểm:
- Đội ngũ nhân sự trẻ và có nhiều tâm huyết.
- Thu nhập của CBNV tương đối tốt và cao so với mặt bằng nhất là đối với cán bộ chủ
chốt.
- Lãnh đao cao cấp là người địa phương và am hiểu địa bàn có kiến thức ngân hàng tốt.
- Cơ cấu tổ chức ngân hàng ngày một minh bạch và rõ ràng, không có “thắt nút cổ chai”
tạo điều kiện cho nhân viên phát triển năng lực.
5. Giải pháp và định hướng phát triển nguồn nhân sự của Maritime Bank Đống Đa
- Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân sự hiện tại đạt cả chất và lượng.
- Tiếp tục tìm kiếm nguồn nhân sự có chất lượng từ các trường Đại học có uy tín trong cả
nước thông qua nhiều kênh quảng cáo. Đặc biệt, là lôi kéo các nhân sự có năng lực tại
các ngân hàng khác trên địa bàn.
- Có chế độ đãi ngộ tốt để giữ chân những CBNV có năng lực và giỏi.

- Phát hiện và bồi dưỡng cho những cán bộ trẻ có năng lực và tâm huyết với Ngân hàng
để tạo nguồn nhân lực kế cận trong tương lai.
- Phát triển và tạo ra nét văn hóa doanh nghiệp riêng của Maritime Bank Đống Đa.
Kết luận:
Về định hướng kinh doanh trong xu thế hội nhập của nền kinh tế, thì bất cứ Ngân hàng
nào phải giải quyết bằng được 3 vấn đề: đó là vốn, công nghệ và con người.
Với Maritime Bank Đống Đa, chúng tôi coi trọng yếu tố con người. Để ngân hàng
phát triển ổn định, an toàn và bền vững Ngân hàng chúng tôi phải xây dựng một nguồn
nhân lực có trình độ cao. Điều đó, thể hiện từ khâu tuyển dụng ban đầu cho đến khâu đào
tạo, huấn luyện. Để mỗi nhân viên của Maritime Bank Đống Đa phải nắm vững nghiệp vụ
chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp tốt. và để đáp ứng được yêu
cầu cao trong công việc trong xu thế hội nhập và môi trường cạnh tranh quyết liệt hiện
nay.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

BT cá nhận - Quản trị nguồn nhân lực

12


1. Giáo trình môn học Quản trị nguồn nhân lực - Global Advanced Master Business
Administration.
2. Quy chế nhân sự của Maritime Bank.
4.
5. ...

BT cá nhận - Quản trị nguồn nhân lực

13




×