Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty điện toán và truyền số liệu – VDC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87 KB, 11 trang )

Phân tích thực trạng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
Công ty Điện toán và Truyền số liệu – VDC

I. CHỦ ĐỀ ĐƯỢC LỰA CHỌN PHÂN TÍCH:
II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC:
1-

Khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .

2-

Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .

3-

Các chương trình đào tạo .

III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU – VDC
(trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam – VNPT):

1- Giới thiệu chung về doanh nghiệp .
2- Thực trạng công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
CNTT Việt nam nói chung và của VDC nói riêng.
3- Những mặt còn tồn tại, yếu kém về nguồn nhân lực, Đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực tại công ty VDC:
4- Những bước tiến hành hoạch định nguồn nhân lực của VDC.
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI VDC VÀ KẾT LUẬN.


NỘI DUNG PHÂN TÍCH:
I. CHỦ ĐỀ ĐƯỢC LỰA CHỌN PHÂN TÍCH:
Phân tích thực trạng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
Công ty Điện toán và Truyền số liệu – VDC (trực thuộc Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt nam – VNPT)


II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC:
1- Khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của xã hội.
Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định
về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm
nhiệm được một công việc nhất định.
Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm hai nội dung: Đào tạo kiến
thức phổ thông và Đào tạo kiến thức chuyên nghiệp.
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ
chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để
nhằm tạo ra sự thay đổi về hành vi nghề nghiệp của người lao động.
Như vậy có thể thấy đào tạo nguồn nhân lực là một nội dung của
phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực chỉ nhằm giúp
cho người lao động năng cao trình độ và kỹ năng của mình trong
công việc hiện tại, giúp cho người lao động thực hiện có hiệu quả
hơn chức năng và nhiệm vụ của mình. Còn phát triển thì có phạm vi
rộng hơn, nó không chỉ bó hẹp trong việc phục vụ cho công việc hiện
tại mà còn nhằm mở ra cho họ những bước phát triển mới trong
tương lai, giúp họ hoàn thiện hơn trên mọi phương diện.
2- Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Có rất nhiều yếu tố tác động tới sự phát triển của một đất nước:

Con người, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên... Nhưng hơn
tất cả là yếu tố con người. Con người là trung tâm của mọi hoạt động
và là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của đất nước.


Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một nhu cầu không thể
thiếu được đối với bất cứ loại hình tổ chức nào. Một xã hội tồn tại
được hay không là do đáp ứng được với sự thay đổi. Một xã hội tiến
hay lùi cũng do các nhà lãnh đạo có thấy trước được sự thay đổi để
kịp thời đào tạo và phát triển lực lượng lao động của mình.
Qua đó ta có thể thấy nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất
quyết định sự phát triển của một Quốc gia. Nguồn lực có trình độ cao
sẽ tạo ra được một nền khoa học công nghệ hiện đại, có khả năng
khai thác một cách tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và mở rộng ra
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hiện đại, phục vụ cho sự phát triển ngày
càng mạnh mẽ của đất nước. Ngược lại nguồn nhân lực có trình độ
thấp thì việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới sẽ gặp nhiều
khó khăn, tài nguyên không được khai thác tốt, gây lãng phí dẫn đến
kết quả là đất nước sẽ bị lạc hậu so với các nước trên thế giới.
3- Các chương trình đào tạo.

Định hướng lao động: Mục đích của chương trình này là phổ
biến thông tin, định hướng và cung cấp kiến thức cho người lao
động.
Phát triển kỹ năng: Những người lao động phải đạt được những
kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc.
Đào tạo an toàn: Loại đào tạo này được tiến hành để ngăn chặn
và giảm bớt các tai nạn lao động.
Đào tạo nghề nghiệp: Nhằm tránh việc kiến thức và kỹ năng
nghề nghiệp bị lạc hậu.

Đào tạo người giám sát và quản lý: Những người này cần phải
được đào tạo để biết cách ra các quyết định hành chính và cách làm
việc với con người.


III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ
TRUYỀN SỐ LIỆU – VDC (trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt nam – VNPT):
1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp .
Công ty Điện toán và Truyền Số liệu (VDC) là Công ty nhà
nước và là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam (VNPT) với sự hoạt động của 4 đơn vị ở 3 miền: VDC1 và
VDC Online (Miền Bắc), VDC2 (Miền Nam), VDC3 (Miền Trung).
Trong 20 năm hoạt động, VDC tự hào luôn là công ty hàng đầu trong
lĩnh vực Công nghệ thông tin, Internet và truyền số liệu tại Việt
Nam. Với uy tín của một đơn vị hàng năm được tạp chí PC World
bình chọn là “Nhà cung cấp dịch vụ Internet được ưa chuộng nhất”,
chúng tôi luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng
phục vụ để mang lại cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất. Giải
thưởng mới nhất VDC hân hạnh được đón nhận là các giải thưởng
trong khuôn khổ Vietnam ICT Awards 2008:
- Doanh nghiệp IT xuất sắc nhất.
- Doanh nghiệp Internet có số thuê bao cao nhất.
- Doanh nghiệp Internet chăm sóc khách hàng tốt nhất.
VDC có một hệ thống hạ tầng mạng lớn nhất Việt Nam với
tổng dung lượng đi quốc tế năm 2008 đạt 32Gbps, hệ thống mạng
lưới phủ khắp 63 tỉnh, thành và hợp tác với hơn 10 tập đoàn đa quốc
gia để cung cấp các dịch vụ trên toàn thế giới. VDC đã và đang ứng
dụng những công nghệ mới nhất để luôn luôn nâng cao chất lượng

dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm và các loại hình dịch vụ nhằm
đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đặc biệt là
thương mại điện tử và Multimedia. VDC cam kết thực hiện xuất sắc


trách nhiệm với sứ mạng là “Đối tác tin cậy trong kỷ nguyên công
nghệ thông tin”. Chúng tôi tin tưởng sẽ mang lại cho khách hàng
của mình những lợi ích và giá trị cao nhất với mục tiêu “Chất lượng
vì khách hàng”.
2. Thực trạng công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực CNTT tại Việt nam nói chung và của VDC nói riêng.
• Tại Việt nam:
Phát triển nguồn nhân lực về CNTT luôn được coi là yếu tố then
chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển
CNTT phục vụ phát triển KT-XH ở Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng
kinh tế, và phát tiển các ngành công nghiệp của cả nước nói chung,
đã đòi hỏi một lượng rất lớn nguồn nhân lực ở mọi cấp độ về số
lượng cũng như chất lượng.Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
CNTT Việt Nam đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan như Bộ
TT&TT, các hội, hiệp hội, các trường đào tạo về lĩnh vực này.
Theo báo cáo thống kê, số lao động trong ngành công nghiệp
CNTT tại Việt nam hiện nay là hơn 200 ngàn người với doanh thu
thấp nhất là 13.500 USD/người/năm (công nghiệp nội dung số) cao
nhất là 37.200 USD/người/năm (công nghiệp phần cứng). Tổng số
các trường có ngành liên quan CNTT cả nước là 235 trường/tổng số
390 trường trong cả nước. Tuy nhiên, chất lượng lao động CNTT
Việt Nam theo đánh giá của doanh nghiệp là chưa cao, khả năng giao
tiếp ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh còn kém, khả năng “mềm” như
trình bày, làm việc nhóm, cập nhật công nghệ mới còn yếu, sinh viên
mới ra trường thiếu kiến thức thực tế, khả năng tư duy, làm việc độc

lập còn kém.
Theo dự báo, nhu cầu nhân lực công nghiệp CNTT đến năm
2020 sẽ tiếp tục tăng qua từng năm và nếu không có biện pháp điều


chỉnh mạnh thì sự thiếu hụt nhân lực chất lượng đáp ứng được yêu
cầu của doanh nghiệp cũng tăng và cung không đáp ứng đủ cầu. Dự
báo đến năm 2020, nhu cầu nhân lực CNTT là hơn 600 ngàn người
nhưng khả năng đáp ứng chỉ đạt mức khoảng 400 ngàn người.
• Tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu - VDC:
Là một Doanh nghiệp Nhà nước, VDC nhận thức rất rõ được
trong xu thế hội nhập quốc tế, cuộc cạnh tranh của các công ty Việt
sẽ ngày càng khốc liệt và khó khăn hơn. Các doanh nghiệp không chỉ
phải cạnh tranh với các công ty trong nước, mà còn phải cạnh tranh
với nhiều công ty nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, thế mạnh và
tiềm lực hơn trong kinh tế thị trường. Để) có thể cạnh tranh thành
công, ngoài việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại thì
việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một
trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đầu tư này, trong
những năm qua công ty VDC đã chú trọng vào công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực. Công ty đã từng bước hoạch định một
chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chuẩn bị một cách
tốt nhất có thể cho sự cạnh tranh được dự báo sẽ rất khốc liệt trong
tương lai gần. Trong chiến lược nguồn nhân lực, VDC chú ý đến việc
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của nhân lực hiện có và đào
tạo nguồn nhân lực cho tương lai.
Công ty thực hiện việc đào tạo nguồn nhân lực tại chổ thông
qua các khóa đào tạo nâng cao trong và ngoài nước, với một quy
trình đào tạo bài bản gồm 4 giai đoạn: đánh giá nhu cầu đào tạo, thiết

kế chương trình đào tạo, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá
hiệu quả của công tác đào tạo. Việc thực hiện đầy đủ các quy trình
này đã mang lại hiệu quả cao từ công tác đào tạo, đến nay VDC đã


xây dựng được cho mình một đội ngũ nhân sự hùng hậu có trình độ
cao, nhiệt huyết cũng như bề dày kinh nghiệm được phân bố hợp lý
trên khắp cả ba miền đất nước và ở cả ba lĩnh vực chủ yếu: kinh
doanh, quản lý và kỹ thuật. Đặc biêt, hầu hết các nhân viên kỹ thuật
của VDC đều đã đạt được các chứng chỉ chuyên môn quốc tế có uy
tín như: Cisco (CCNA, CCNP, CCIE), Oracle (OPC), Microsoft
(MCSA, MCSD, MCSE, MCSDBA) Sun.
Hiện nay, thu nhập của ngành CNTT không còn quá hấp dẫn, số
lượng đăng ký dự tuyển vào ngành này vài năm gần đây giảm.
Nguồn nhân lực của VDC hiện nay không chỉ thiếu về chất lượng mà
cả về số lượng. Chính vì thế VDC đã tham gia trực tiếp vào quá trình
đào tạo tại các trường Đại học. Ví dụ như: Hàng năm VDC đã đầu tư
vào các chương trình Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực CNTT
tại Học viện Bưu Chính Viễn thông với lượng kinh phí không nhỏ.
Ngoài ra công ty VDC đã mạnh dạn đề xuất với Bộ Bưu chính
Viễn thông Việt nam về việc cần nhìn nhận việc đào tạo nguồn nhân
lực về CNTT như là một thị trường lao động và phải để nó tự vận
động theo quy luật thị trường cũng như việc tham gia xây dựng các
Đề án về phát triển nguồn nhân lực CNTT cho Bộ BCVTVN.
3. Những mặt còn tồn tại, yếu kém về nguồn nhân lực, Đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty VDC:
Hiểu biết về chuyên môn, nghề nghiệp còn có giới hạn. Khả
năng xử lý linh hoạt các tình huống lao động phức tạp còn hạn chế.
Kiến thức và thực hành thực tế còn yếu. Điểm yếu nhất của
CBCNV ở đây về thái độ là sự làm việc thiếu hợp tác. Đây là trở ngại

lớn đối với một nền sản xuất hiện đại với tính chuyên môn hóa cao
(Nguyên nhân là do ngay cả những cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, với
những hạn chế về mục tiêu và phương pháp đào tạo, cũng chưa quan


tâm hoặc quan tâm không đúng mức đến khả năng hợp tác trong
công việc)
Cơ chế lương và thu nhập trong Doanh nghiệp chưa rõ ràng,
chưa hấp dẫn và thu hút được nguồn nhân lực, dẫn đến tình trạng
chảy máu chất xám trong Doanh nghiệp.
Đầu tư cho Đào tạo nguồn nhân lực chưa hiệu quả và chưa tận
dụng hết các nguồn kinh phí ưu tiên của Bộ BCVTVN và của Tập
đoàn BCVTVN cho phát triển nguồn nhân lực CNTT của VDC.
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Ban Lãnh đạo
Công ty còn non yếu dẫn đến sự phân bổ nguồn nhân lực chưa đồng
đều và hiệu quả.
4. Các bước tiến hành hoạch định nguồn nhân lực của VDC.
Thứ nhất, phải phân tích môi trường, xác định mục tiêu, chiến
lược doanh nghiệp
Thứ hai là, Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực
Thứ ba là, Dự báo khối lượng và phân tích công việc
Thứ tư là, Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Thứ năm, ta phải phân tích quan hệ cung - cầu NNL và đề ra
chính sách, kế hoạch quản trị nguồn nhân lực
Tiếp đến, Doanh nghiệp sẽ thực hiện chính sách, kế hoạch quản
trị nguồn nhân lực
Cuối cùng là, Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện.
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI VDC VÀ KẾT LUẬN.


Với những quan điểm về Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
CNTT đó là : là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc


ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ tăng doanh thulợi nhuận cho Doanh nghiệp; Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin theo hướng hội nhập và đạt
trình độ quốc tế; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn
đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lựuc về CNTT, công ty VDC đã đưa
ra các một số giải pháp khắc phục những hạn chế của mình như sau:
Một là: Phải xác định rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá
nhất của Doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh khốc liệt và khóa khăn
trong nền kinh tế thị trường.
Hai là, Nâng cao hơn nữa đến chất lượng cuộc sống, có nghĩa là
phải nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần cho CBCNV, bảo đảm cho
họ có thể lực dồi dào và trí tuệ minh mẫn, hạn chế chảy máu chất
xám ra khỏi Doanh nghiệp.
Ba là, Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực CNTT gắn liền với chiến lược phát triển chung của Doanh
nghiệp.
Bốn là, Đầu tư hơn nữa cho các chương trình đào tạo chính quy
về lĩnh vực CNTT trong các trường Đại học và Học viện BCVT.
Năm là, Tăng cường hợp tác Quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và
ứng dụng CNTT. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí dành cho đào
tạo và phát triển nguồn nhân lựuc CNTT.
Trong khuôn khổ môn học Quản trị Nguồn nhân lực của trương
trình đào tạo MBA, trường Đại học Quốc tế Ggiggs, cá nhân tôi cũng
đã có cái nhìn tổng quan về thực trạng Đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực tại Việt nam nói chung và tại VDC nói riêng
Hơn thế nữa, môn học còn giúp chúng ta hiểu được việc đào
tạo và phát triển đội ngũ lao động nói chung, và đội ngũ lao động



trong các doanh nghiệp nhà nước của Việt nam nói riêng lại càng
được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết, nhất là trong điều kiện Việt
nam đang hội nhập ASEAN, BAT và WTO. Muốn nhanh chóng đào
tạo và phát triển được nguồn nhân lực tốt, thì phải hiểu rõ những vấn
đề chúng ta đang gặp phải trong công tác này. Đặc biệt là ở các
doanh nghiệp nhà nước công ty VDC./.
_______________________________________________________________


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Bài giảng, tài liệu và slide của Cô giáo phụ trách môn học “Quản trị
nguồn nhân lực”
2. Giáo trình “Quản trị nguồn nhân lực” - Đại học Griggs.
3.Http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/ly-luan-ve-dao-tao-phat-trien-nguonnhan-luc-va-chuyen-dich-co-cau-kinh-te.176025.html



×