Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY DÀNH CHO HSG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.19 KB, 4 trang )

MỘT SỐ BÀI VĂN HAY
Đề 1: Cuộc sống không phải luôn mỉm cười với bất kỳ ai. Một danh nhân đã nói: “Không có số
phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi”. Thật vậy, trong cuộc sống
có biết bao tấm gương vượt lên số phận như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, thương binh Nguyễn
Trọng Hợp,… Họ đã vượt lên và chiến thắng số phận, khiến bao người phải cảm phục.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, có lẽ Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ bất hạnh nhất. Trên
đường lên kinh ứng thí, nghe tin mẹ mất, ông chẳng màng mười năm đèn sách mà quay ngay về nhà
để chịu tang mẹ. Cậu bé Nguyễn Đình Chiểu mất ba từ thuở bé, giờ đến tuổi trưởng thành mẹ lại ra
đi. Do quá thương nhớ mẹ, Nguyễn Đình Chiểu đã khóc thật nhiều, và sau khi trải qua một cơn bạo
bệnh, đôi mắt ông trở nên mù lòa. Mẹ mất, gia cảnh sa sút. Thế là gia đình vốn có hôn ước với ông
nay đã trở mặt, bội tín. Cuộc đời ông rơi vào bế tắc với bao đau khổ, cùng cực. Đối với người khác,
như vậy là quá đủ để chấm dứt cuộc đời hay sống buông thả, thờ ơ mặc dòng đời đẩy đưa. Nhưng
Nguyễn Đình Chiểu không như thế. Ông vẫn quay về quê nhà bốc thuốc chữa bệnh cho dân, lấy sức
lấy tài của mình để mở lớp dạy học, đào tạo nhân tài cho đất nước. Khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta, bằng lòng yêu nước nồng nàn, ông tích cực tham gia sáng tác những “vũ khí văn học” lợi
hại để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Thực dân Pháp đã nhiều lần mua chuộc Nguyễn
Đình Chiểu bằng những hứa hẹn về việc chữa khỏi đôi mắt của ông và cho ông một cuộc sống giàu
sang, sung sướng. Nhưng với ý chí kiên trung, bất khuất, ông đã không nghiêng mình trước những
cám dỗ ấy. Thế nên, ông trở thành nhà thơ tiêu biểu của Nam Bộ và của cả nước ta thời bấy giờ.
Với những nỗ lực của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã chứng tỏ với mọi người rằng ông là người tàn
chứ không phế.
Nguyễn Ngọc Ký, cái tên rất đỗi thân thuộc với nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, đã trở
thành biểu tượng của lòng quyết tâm và sự kiên trì. Cậu bé Ký bị bại liệt cả hai tay khi mới bốn
tuổi. Đôi cánh tay ấy buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai cậu. Không được may mắn như bao
bạn khác, cậu bé chỉ dám đứng bên cửa sổ nghe lõm cô giáo giảng bài. Cô giáo thương tình quá nên
cho phép Ký vào lớp. Cậu bắt đầu những chuỗi ngày luyện tập gian khổ: luyện viết bằng chân. Có
những lúc đôi chân co quắp lại, đau điếng vì bị chuột rút, những ngón chân sưng phồng lên nhưng
vẫn phải kẹp chặt mẩu bút,… Tất cả những điều đó vẫn không làm cậu học trò nhỏ chùn bước. Cuối
cùng, cậu đạt được giải Vở sạch chữ đẹp của trường, rồi của quận. Thật đáng nể! Nhờ chính đôi
chân và lòng quyết tâm, cậu bé Ký năm xưa giờ đã vào được đại học và trở thành nhà giáo ưu tú.
Không những thế, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký còn sáng tác những chín đầu sách văn học. Mỗi ngày


sống và làm việc, thầy giáo Ký đã dùng đôi chân thay đôi tay với bao nhọc nhằn, gian khó, từng
bước viết nên huyền thoại về cuộc đời mình.
Và còn nhiều nhiều nữa những tấm gương đẹp như thế. Họ bất hạnh vì bệnh tật, tai nạn hay
bẩm sinh. Họ không có khả năng lao động chân tay hiệu quả như bao người khác. Không ít người
trong số họ đã buông xuôi, tuyệt vọng. Quả thật, áp lực tâm lý đối với những người bị tật nguyền là
rất lớn. Đó là những mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết trên cơ thể mình, là những gánh nặng mà họ
đem đến cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, những người vượt lên được số phận chỉ cho rằng những
khiếm khuyết của mình khiến mình đặc biệt hơn những người khác nhưng không đáng kể. Bức
tường mặc cảm không tài nào ngăn được họ hòa nhập với thế giới xung quanh như bao người bình
thường khác. Họ phấn đấu, nỗ lực hết mình để chứng tỏ bản lĩnh bởi họ không muốn sống quỵ lụy,
yếu đuối và phụ thuộc vào người khác. Từ gánh nặng của xã hội, họ gắng sức phấn đấu, trở thành
những công dân có ích, xóa đi những khoảng cách, rào cản giữa người bình thường và người khuyết
tật. Khó khăn đấy, vất vả đấy nhưng họ vẫn gắng hết mình chiến thắng số phận vì họ biết rằng:
“Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”. Những thành công mà họ đạt được
không dễ dàng, mà ẩn chứa trong đó là bao mồ hôi, nước mắt, bao khó khăn, tủi cực,… Điều đó
càng khiến chúng ta thêm khâm phục họ, những con người không chịu thua số phận.


Tấm gương sáng ngời của những mảnh đời bất hạnh đã giúp chúng ta soi lại chính mình.
Cuộc sống đối với một số người là muôn vàn gian lao, thử thách. Ngược lại, đối với một số người
khác, cuộc sống như tấm thảm nhung êm ái trải đầy hoa hồng. Chúng ta chính là những con người
may mắn ấy. Chúng ta còn được sống giữa vòng tay ấm áp, yêu thương của gia đình. Hơn nữa, khác
hẳn họ, chúng ta được sinh ra và lớn lên giữa thời bình, không thiếu thốn về kinh tế. Nhưng thật sự
chúng ta đã biết quý trọng cuộc sống ấy chưa? Thật đáng tiếc nếu chúng ta sống quá an phận, tự để
mình mờ nhạt và chìm vào quên lãng giữa cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay. Có phải chúng ta
vẫn học qua loa, đối phó mà không bận tâm rằng ngay lúc ấy có biết bao cô cậu bé đứng bên cửa sổ
lớp học, thèm được nghe cô giáo giảng bài. Qua những tấm gương vượt qua số phận, chúng ta chợt
cảm thấy mình quá bé nhỏ, tầm thường. Chúng ta học tập ở họ không chỉ ở lòng kiên trì, nhẫn nại,
say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời.
Những tấm gương, những huyền thoại về những con người bất hạnh nhưng phi thường đã

gieo trong tim ta niềm tin yêu cuộc sống. Lặng lẽ như nụ chồi từ bóng tối vươn ra ánh sáng, họ đã
vượt lên chính mình để có một ngày mai tươi sáng hơn.
ĐỀ 2: Có lẽ trên thế giới, ít có dân tộc nào lại phải chịu đựng nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn
khốc và kéo dài tưởng chừng bất tận như dân tộc Việt Nam. Vừa kết thúc kháng chiến chín năm
chống thực dân Pháp chưa được bao lâu, dân tộc ta lại phải đương đầu với đế quốc Mĩ – một cường
quốc hùng mạnh nhất thế giới. Trong suốt hai mươi năm, giặc Mĩ đã gây ra những tội ác tày trời ở
Việt Nam. Dã man nhất là tội ác có tính hủy diệt thiên nhiên và con người. Với mục đích “tìm diệt”
đối phương (tức quân Giải phóng của ta), Mĩ đã cho máy bay rải chất độc hóa học ở nhiều nơi trên
chiến trường miền Nam, nhất là miền Trung và Tây Nguyên. Những cánh rừng trụi lá, thân cây
cháy đen. Rồi vườn tược, ruộng đồng hoa màu khô héo. Sông suối cũng bị đầu độc. Không một thứ
sinh vật nào có thể sống sót dưới những cơn mưa chất độc màu vàng.
Chất độc màu da cam đã để lại di họa nặng nề, khủng khiếp cho hàng chục vạn gia đình.
Hàng vạn người đã chết, không ít trẻ em ra đời sau chiến tranh đã trở thành nạn nhân của nó. Vấn
đề này đang là thời sự nóng hổi được dư luận trong và ngoài nước quan tâm. Phong trào Góp tay
xoa dịu nỗi đau da cam đã và đang lan rộng khắp nơi, được nhiều người tham gia, ủng hộ.
Khi xem phim ảnh chiếu trên truyền hình và được tiếp xúc với các bạn nhỏ ở làng Hòa Bình
trong bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh, em thật sự xúc động và có cảm giác là trái tim như
bị một bàn tay vô hình bóp thắt.
Tội ác của giặc Mĩ, di hại của chất độc màu da cam hiển hiện rõ ràng trên những con người
tật nguyền, dị dạng. Có bé không chân, có bé không tay, có bé toàn thân đầy lông lá,… nhiều bé
chân tay vặn vẹo, không thể đi lại, một số ít may mắn có được hình dáng bình thường thì lại câm
điếc hoặc bị bại não… Số phận bất hạnh sẽ đeo bám các em suốt đời. Thử hỏi có ai không động
lòng thương trước những bé thơ vô tội ấy?!
ĐỀ 3
Có thể nói cái đáng sợ nhất của chúng ta là mất đi niềm tin trong đời sống. Từ khi có con
người xuất hiện trên trái đất này là có hợp, có tan - có hanh phúc và khổ đau; có hòa bình và chiến
tranh nhưng xã hội loài người vẫn không bao giờ ngừng phát triển, bởi tất cả trong chúng ta đều
nuôi dưỡng trong tâm hồn, ý chí mình về một niềm tin bền bi với cuộc đời vì sợ sự lụi tàn. Vì vậy,
có ý kiến rằng: "Một người đă đánh mát niềm tin vào bán thân thì chắc chẩn sẽ còn đánh mất thêm
nhiều thứ quý giá khác nữa”.



Cuộc sống vốn không bằng phẳng mà luôn chứa đựng những bién cố, bất hạnh bất ngờ. Cuộc
sống vốn là như thế, gồm nhừng chuỗi buòn - vui, hạnh phúc - khổ đau, may mắn - rủi ro nối tiếp
nhau Và có lẽ, mỗi chúng ta đểu đã từng một lần gặp thất bại, đổ vỡ. Đó chính là một trải nghiệm
quý báu, giúp ta trưởng thành hơn. Nói về niềm tin, lại nhớ đến câu thơ cua Aragon: “Các anh tin
hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa khi người ta bước tới; Dù
có con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn
có. Và tôi tin”. Một niềm tin bền chặt với cuộc đời như thế, nếu không phải là có một tình yêu đời
đến đắm say, một dũng khí tuyệt vời sẽ không bao giờ làm được. Trong hai cuộc chiến tranh vệ
quốc của dân tộc ta ở thế kỉ XX, nêu không có một niềm tin mãnh liệt vào cách mạng, vào khát
vọng tự do của nhãn dân thì làm sao ta có thể đối chọi với hai cường quốc hàng đầu của thế giới lần
lượt là Pháp và Mĩ. Để rồi chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 làm nức lòng các dân tộc yêu
chuộng hòa bình trên thế giới và mở ra một kỉ nguyên lừng lẫy chưa từng thấy trong lịch sử đấu
tranh của dân tộc; Đại thắng mùa xuân nàm 1975 một lần nữa khẳng định niềm tin vào sự lãnh đạo
sáng suốt của cách mạng Việt Nam và sức mạnh quật khởi của khôi đại đoàn kết nhân dân. Dân tộc
ta luôn có một bản sắc trong nếp sống, nếp nghĩ là tình yêu nước và tính tự cường, tự chủ. Suốt một
ngàn năm bị Trung Hoa xâm chiếm và đô hộ, dân tộc ta phải vay mượn chữ Hán để thể hiện văn
bản nhưng vẫn giữ nguyên vẹn tiếng Việt. Đó là một chứng minh hùng hồn về niềm tin vào chính
mình.
Ở phương diện cá nhân, khi có niềm tin, bạn sẽ thây cuộc sống vui hơn, ý nghĩa hơn và là động
lực để ta suy nghĩ đúng đắn và ham mê lao động. Có niềm tin, bạn sẽ có thêm nhiều thứ. Bởi niềm
tin của bạn không phải thượng đế ban cho mà do chính những tháng ngày lao động, học tập tạo cho
bạn những năng lực tri thức, kĩ nàng sống và bạn sẽ làm được nhiều điều, trong đó có việc nhân
cách bạn càng lúc càng hoàn thiện hơn. Và lúc ây, bạn sẽ biến gia đình mình thành một tổ ấm bền
vững; bạn sẽ đóng góp được nhiều cho xã hội và trở thành công dân có trách nhiệm với đất nước.
Có niềm tin, bạn sẽ thấy cuộc sống này đáng yêu biết bao! Và có niềm tin, khi không may bị vấp
ngã, bạn cũng có thế từng bước khôi phục những gì đẹp đẽ không may đã mất.
Cũng có một số người rơi vào ảo tưởng mà nhầm lẫn rằng đó là niềm tin. Cha ông chúng ta
thường nói “Gieo gió thì gặt bão” là đã trải nghiệm từ đời này sang đời khác mới đúc kết được như

vậy. Người nông dân gieo lúa, mà có khi không có gạo để ăn nếu gặp phải giông tố, bão lũ. Vậy thử
hỏi gieo ảo tưởng thì gặt được gì? Vâng, ảo tưởng là hoang đường, là khóng dựa trên một cơ sở
biện chứng nào cả. Mới đây, báo chí vào tháng 12/2009 đưa tin những chị em “bất hạnh” hay nói là
quá khao khát sinh con vì hiếm muộn. Rất nhiều người đạt niềm tin vào đâu đấy ở sức mạnh
“nhiệm mầu” của thần thánh. Thế rồi, bụng họ to lên, họ tin ở sức mạnh “nhiệm mầu” của thần
thánh, họ mang áo bầu, họ mang thai trái quy luật: bụng to nhưng không có thai nhi. Câu chuyện
vừa thương tâm vừa hài hước và đáng trách vì họ đã ảo tưởng và niềm tin của họ không có cơ sở
khoa học nào. Có người rơi vào bi kịch gia đình, bởi chồng đi công tác xa tại sao vợ vẫn có thai!
May mà đó là cái thai kì lạ chứ không có thật! Họ sẽ mất rất nhiều thứ vì họ không có niềm tin đích
thực vào cuộc đời. Thế rồi, họ trớ thành trò cười, thậm chí làm xáo trộn trật tự xã hội, tiếp tay cho
trò dị đoan, mê tín làm phương hại đến thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Điều quan trọng là mỗi con người đều thắp lên một ngọn lửa niềm tin bằng cách học tập cho có
hiểu biết; hãy biết cảm ơn cha mẹ đã cho ta một hình hài trọn vẹn; cuộc đời và xã hội đã cho ta quê
hương xứ sở Tổ quốc và hãy tin rằng cuộc đời này vốn không bao giờ là bằng phẳng một cách vĩnh
cửu. Vì thế, ta nên chuẩn bị nghị lực, ý chí để đối diện với những khó khăn chắc chắn sẽ đến với
chúng ta. Và cuối cùng ta tin vào bản thân mình sẽ vượt qua vì ta đã được rèn luyện, trau dồi một
cách có phương pháp. Một ví dụ về niềm tin ở bản thân: nếu không có niềm tin cháy bỏng trong trái
tim mình, thì người thanh niên mảnh khảnh Nguyễn Tất Thành sẽ không thể nào một mình bôn ba
khắp nơi trên thế giới, tìm ra con đường cứu dân tộc ra khỏi bóng tối nô lệ của chủ nghĩa thực dân.
Tóm lại, không có niềm tin vào bản thân, bạn sẽ không làm được điều gì. Nhưng bạn nuôi niềm
tin bằng ảo mộng, thì bạn sẽ rơi vào lạc lõng, cô độc vì tất cả việc làm của bạn sẽ trở nên lạ với mọi
người và cuộc đời. Sống có niềm tin vào chính mình, tức là tin vào công sức, lao động học tập, lối


sống nghiêm túc của mình sẽ cho ra những thành quả đích cuộc. Quà tặng của cuộc sống là của
chính bạn có niềm tin vững vàng.
ĐỀ 7
Học hành là sự nghiệp lâu dài, cần có phương pháp và cách thức phù hợp để có thể tiếp thu
được kiến thức một cách nhanh chóng, có chọn lọc nhất. Tuy nhiên bên cạnh những người có
phương pháp học khoa học, hiệu quả thì vẫn còn những người học vẹt, học tủ, học đối phó. Đây là

những phương pháp khiến cho thành tích học tập của bạn tụt dốc trầm trọng.
Học tủ là cách học sinh lựa chọn những phần, bài học mà học sinh đó cho là có khả năng
cao xuất hiện trong bài kiểm tra, bài thi. Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con
vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không
nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.
Hai phương pháp học trên đều không tốt đối với các bạn học sinh. Học tủ chỉ mang tính xác
xuất, phần trăm nên khi không trúng được tủ chắc chắn bài thi của bạn sẽ trật và điểm số chết ở
mức báo động. Còn học vẹt thì bạn sẽ chỉ như con vẹt cứ nhai đi nhai lại điều người khác nói, và
kiến thức trong chốc lát sẽ trống rỗng, chẳng còn gì. Và vì nhai đi nhai lại nên sẽ chóng quên. Như
vậy thật uổng phí. Học vẹt và học tủ đều để lại hậu quả không tốt đối với mỗi bạn học sinh. Nó
khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ, không chịu mày mò và phát triển kiến
thức. Bản thân sẽ ngày càng hổng kiến thức nhiều, cách phân tích và nhận xét vấn đề không còn
nữa. Có thể bạn sẽ mất dần đi khả năng sáng tạo.
Có rất nhiều nguyên nhân xoay quanh phương pháp học này. Thầy cô giáo truyền đạt kinh
nghiệm một cách khô khan, học sinh không hiểu rõ vấn đề, áp lực về bài tập cho học sinh. Điều này
sẽ khiến cho học sinh đâm ra căng thẳng, chán nản không muốn tập trung học nên mới không đầu tư
thời gian. Thứ hai, ý thức của chính các em sẽ quyết định phương pháp học. Học vẹt và học tủ chỉ
dành cho những bạn lười nhác, không chịu tư duy, không chịu cố gắng phấn đấu. Các em đang tạo
nên thói quen học tập không tốt cho bản thân mình, và nó sẽ có ảnh hưởng đến thành tích học tập
của các em sau này. Đây là một thực trạng rất đang buồn.
Hiện nay trong các kì thi học kì ở các trường đại học, vì số lượng câu hỏi nhiều chất đống về
các bộ môn Chính trị nên các bạn sinh viên lựa chọn cách học tủ đến thử xem vận may của mình có
gõ cửa. Học tủ cứ ngày càng tràn lan, điểm sổ “ngàn cân treo sợi tóc”. Mặc dù biết xác xuất không
lớn nhưng các em vẫn cứ mạo hiểm lựa chọn phương pháp học như thế này.
Mỗi bạn học sinh khi nhận ra tác hại của việc học vẹt, học tủ như vậy thì nên điều chỉnh lại
phương pháp học của mình để mang lại hiệu quả trong học tập được cao hơn. Đây là điều mà mỗi
bạn nên nhận ra từ sớm để cố gắng và phấn đấu thành học sinh tiên tiên. Gia đình và nhà trường cần
tạo môi trường học hành lành mạnh, thân thiện, không áp lực để học sinh có thể phát huy tinh thần
của mình.Học vẹt, học tủ là phương pháp học nên tránh xa. Bạn cần phải ý thức được điều này để
lựa chọn cho mình phương pháp hữu ích hơn.




×