Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tuần 30 giáo án lớp 1 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 35 trang )

Ngày dạy: thứ........., ngày...... tháng...... năm 201...
Toán tuần 30 tiết 1

Phép Trừ Không Nhớ Trong Phạm Vi 100

(tiết

2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm kiến thức về phép trừ (không nhớ) dạng 65 – 30 và 36 - 4.
2. Kĩ năng: Biết đặt tính và làm tính trừ số có hai chữ số (không nhớ) dạng 65 – 30 và
dạng 36 – 4. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1; Bài 2; Bài 3 (cột 1, 3).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; sáng tạo, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng Toán; bảng phụ.
2. Học sinh: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Hát đầu giờ.
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng sửa Bài tập - Học sinh thực hiện.
4 tiết trước.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: Phép trừ không nhớ ... (tiết 2).
- Nhắc lại tên bài học.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Phép trừ dạng 65 - 30 và 36 - 4 (10
phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được phương pháp
trừ dưới dạng 65 - 30 và 36 – 4.


* Cách tiến hành:
 Trường hợp 65 - 30:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trên que - Lấy 6 bó chục và 5 que rời. Để 6 bó chục
bên trái 5 que rời bên phải
tính. Giáo viên làm song song với học sinh.
- Lần lượt hướng dẫn thao tác tách que tính và nêu số - Tách 3 bó chục để xuống dưới phía bên
trái
que tính còn lại
- Giáo viên hình thành trên bảng phần bài học như - Nêu số que tính còn lại: 3 chục và 5 que
tức là 35 que tính
Sách giáo khoa
- Giới thiệu kỹ thuật tính
+ Đặt tính: Viết 65 rồi viết 30 sao cho chục thẳng
cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị.
+ Viết dấu -. Kẻ vạch ngang
65
+ Tính (từ phải sang trái )
- 30
5 trừ 0 bằng 5 – Viết 5
35
6 trừ 3 bằng 3 – Viết 3


- Vậy 65-30= 35
- Giáo viên chốt lại 1 lần thứ 2.
 Trường hợp phép trừ 36 - 4:

- Gọi vài học sinh nhắc lại cách trừ như trên
- Học sinh lặp lại cách thực hiện


- Hướng dẫn thao tác trừ giống trên nhưng lưu ý học
sinh viết số 4 thẳng cột với cột đơn vị.
b. Hoạt động 2: Thực hành (17 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh có kỹ năng làm được tính
trừ trong phạm vi 100 và tính nhẩm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở Sách giáo khoa
Bài 1. Có 2 phần a và b:
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện 2 phép tính
- Giáo viên lưu ý đặt số thẳng cột
- Giáo viên chốt cách thực hiện: trừ từ phải sang trái

82
-50
32

68
-4
64

Bài 2. Đúng ghi Đ – Sai ghi S:
- Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài trên bảng lớp
- Cho học sinh nhận xét các bài sai do làm tính sai
hay đặt tính sai.

- Học sinh nêu yêu cầu bài
- 2 em thực hành và nêu cách thực hiện
- Cả lớp nhận xét
- Học sinh tự làm bài vào vở


- Học sinh nêu yêu cầu của bài
- 2 học sinh lên bảng, lớp làm vào tập.
- Học sinh đọc bài làm của mình và giải
thích vì sao đúng, vì sao sai.

Bài 3 (cột 1, 3 - Riêng học sinh khá, giỏi làm cả 3
cột). Tính nhẩm:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ thuật tính nhẩm
nhanh, đúng
- Lưu ý các phép tính có dạng 66 - 60, 58 - 8, 67 - 7,
99 - 9 (là các dạng trong đó xuất hiện chữ số 0)
+ 3.a) dạng trừ đi số tròn chục
- Học sinh tự làm bài và chữa bài theo
+ 3.b) dạng trừ đi số có 1 chữ số
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài và chữa bài hướng dẫn của giáo viên.
theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................


...........................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: thứ........., ngày...... tháng...... năm 201...
Toán tuần 30 tiết 2

Luyện Tập
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
2. Kĩ năng: Biết đặt tính, làm tính trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi 100 (không nhớ).
Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 5.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; sáng tạo, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng Toán; bảng phụ.
2. Học sinh: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):

Hoạt động của học sinh
- Hát đầu giờ.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng đặt tính - Học sinh thực hiện.
rồi tính: 72 - 70; 99 - 9; 55 - 55; 98 - 30.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: Luyện tập.

- Nhắc lại tên bài học.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Thực hiện phép tính (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết làm tính trừ, tính
nhẩm.
* Cách tiến hành:
Bài 1. Đặt tính rồi tính:

- Học sinh tự nêu yêu cầu bài tập

- Muốn đặt tính đúng em phải làm thế nào với bài:

- Viết 45 rồi viết 23 sao cho số cột chục thẳng

45-23=?

cột với cột chục, số cột đơn vị thẳng cột với
đơn vị rồi trừ từ phải sang trái.

- Cho học sinh nhắc lại kỹ thuật trừ không nhớ

- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh tự làm bài vào bảng con
- 2 em lên bảng sửa bài

- Giáo viên nhận xét, sửa bài chung

- Cả lớp sửa bài

Bài 2. Tính nhẩm:

- Học sinh tự nêu yêu cầu bài


- Cho học sinh làm bài trên bảng con mỗi dãy bàn - Học sinh làm bài trên bảng con mỗi dãy bàn
làm 3 phép tính

làm 3 phép tính


- 3 học sinh đại diện 3 dãy bàn lên bảng sửa
bài
-Giáo viên sửa bài chung

- Cả lớp sửa bài

Bài 3. Điền dấu < > = vào ô trống:
- Học sinh nêu yêu cầu bài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính - Học sinh quan sát lắng nghe ghi nhớ
ở vế trái, sau đó ở vế phải so sánh kết quả của 2
phép tính rồi điền dấu < > hay = vào chỗ trống. Chú
ý luôn so sánh các số từ trái sang phải

- Học sinh tự làm bài vào phiếu bài tập
- 2 em lên bảng
- Cả lớp nhận xét sửa bài tập

b. Hoạt động 2: Trò chơi (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thi đua tìm kết quả phép
tính, nối đúng với số thích hợp.
* Cách tiến hành:
Bài 5. Nối (theo mẫu):
- Giáo viên cho học sinh chơi tiếp sức lớp chia 2 đội - Mỗi đội cử 5 em tham gia trò chơi

mỗi đội 5 em xếp hàng 1 lần lượt tính và nối phép - Chơi đúng lật
tính với kết quả đúng. Đội nào nối nhanh, nối đúng
là thắng cuộc
- Giáo viên chữa bài tuyên dương đội thắng.
Bài 4 (dành cho học sinh khá, giỏi làm thêm):
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, tự tóm tắt và giải.

- Học sinh đọc đề bài, tự tóm tắt và giải.
Tóm tắt

- Nhận xét, sửa tóm tắt.

Cả lớp có

: 35 bạn

Nữ

: 20 bạn

Nam

: .... bạn ?
Giải

Số học sinh nam của lớp 1B là:
35 - 20 = 15 (bạn)
- Nhận xét, sửa bài làm.

Đáp số: 15 bạn nam


3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................


...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: thứ........., ngày...... tháng...... năm 201...
Toán tuần 30 tiết 3

Các Ngày Trong Tuần Lễ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết tuần lể có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần.
2. Kĩ năng: Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch blóc hằng ngày. Thực hiện tốt các bài tập
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; sáng tạo, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng Toán; bảng phụ.
2. Học sinh: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):

Hoạt động của học sinh
- Hát đầu giờ.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng đặt tính - Học sinh thực hiện.
rồi tính: 45 - 23; 57 - 31; 72 - 60; 70 - 40.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: Các ngày trong tuần lễ.

- Nhắc lại tên bài học.

2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu các ngày trong tuần
(10 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết 1 tuần có 7 ngày,
biết các ngày trong tuần biết đọc thứ ngày tháng
trên tờ lịch hàng ngày.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh quyển lịch blóc
hàng ngày (treo lên bảng) chỉ vào tờ lịch ngày hôm
nay và hỏi:
+ Hôm nay là thứ mấy?

- Hôm nay là thứ năm.

- Cho học sinh mở Sách giáo khoa giới thiệu tên các - Vài học sinh lặp lại.
ngày: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ
sáu, thứ bảy và nói đó là các ngày trong tuần lễ. - Một tuần lễ

Vậy 1 tuần lễ có mấy ngày?

- Có 7 ngày: Chủ nhật, thứ hai..
- Vài học sinh lặp lại.


- Giáo viên tiếp tục chỉ vào tờ lịch của ngày hôm
nay và hỏi: Hôm nay là ngày bao nhiêu?

- Học sinh tìm ra số chỉ ngày trên tờ lịch và
trả lời. Ví dụ: hôm nay là ngày 16

- Quan sát trên đầu cùng của tờ lịch ghi gì?

- Ghi tháng tư

- Vậy trên mỗi tờ lịch có ghi những phần nào?

- Tờ lịch có ghi tháng, ngày, thứ

- Giáo viên chốt bài: Một tuần lễ có 7 ngày, là các - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ
ngày chủ nhật, thứ hai… Trên mỗi tờ lịch bóc hàng
ngày đều có ghi thứ, ngày, tháng để ta biết được
thời gian chích xác.
b. Hoạt động 2: Thực hành (17 phút)
* Mục tiêu: Giúp hHọc sinh biết lịch học tập trong
tuần.
* Cách tiến hành:
Bài 1. Trong một tuần lễ:
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài 1


- Học sinh đọc yêu cầu của bài

- Cho học sinh làm và trả lời miệng kết quả.

- 2 em trả lời trong tuần lễ
- Em đi học các ngày: thứ hai, thứ ba, thứ tư,
thứ năm, thứ sáu.
- Em được nghỉ các ngày; thứ bảy và chủ
nhật

- Nhận xét, sửa bài.

- Sửa bài.

Bài 2. Đọc tờ lịch:
- Cho học sinh nêu yêu cầu

- Học sinh tự nêu yêu cầu bài

- Giáo viên cho học sinh quan sát tờ lịch ngày hôm - 1 Học sinh lên bảng điền vào chỗ trống cho
nay và tờ lịch của ngày mai. Sau đó gọi 1 em trả lời học sinh làm bài vào phiếu bài tập
miệng các câu hỏi trong bài tập.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 3: Hướng dẫn học sinh tự chép Thời khoá biểu - Học sinh tự chép Thời khoá biểu.
của lớp vào vở.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.




RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................


...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: thứ........., ngày...... tháng...... năm 201...
Toán tuần 30 tiết 4

Cộng, Trừ

(không nhớ )

Trong Phạm Vi 100

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ.
2. Kĩ năng: Biết cộng, trừ và tính nhẩm; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và
phép trừ; giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học. Thực hiện tốt các bài
tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1 (cột 1, 3); Bài 2 (cột 1); Bài 3; Bài 4.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; sáng tạo, hợp tác.

* Lưu y: Không làm bài tập 1 (cột 2), bài tập 2 (cột 2) - theo chương trình giảm tải của Bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng Toán; bảng phụ.
2. Học sinh: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):

Hoạt động của học sinh
- Hát đầu giờ.

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng :

- Học sinh thực hiện.

+ Tuần lễ có mấy ngày, gồm những ngày nào?
+ Em đi học vào những ngày nào? em được nghỉ học
vào những ngày nào?
+ Em biết hôm nay thứ mấy? ngày mấy? tháng mấy?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: Cộng, trừ (không nhớ) trong ....

- Nhắc lại tên bài học.

2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức (5 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ kỹ thuật cộng trừ các
số trong phạm vi 100.
* Cách tiến hành:
- Nêu lại cách cộng trừ các số tròn chục, cộng trừ số - Học sinh nhớ lại kỹ thuật cộng trừ nhẩm

có 2 chữ số với số có 1 chữ số.

(đơn vị cộng trừ đơn vị, chục cộng trừ với
chục. Luôn thực hiện từ phải sang trái. Chữ
số cột đơn vị luôn luôn ở bên phải, chữ số
hàng chục luôn luôn ở bên trái số hàng đơn


vị).
b. Hoạt động 2: Thực hành (22 phút).
* Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng làm toán. Nhận biết
bước đầu quan hệ cộng trừ.
* Cách tiến hành:
Bài 1 (cột 1, 3). Tính nhẩm:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết quan hệ - Học sinh tự nêu yêu cầu bài tập
giữa phép tính cộng, tính trừ

- Cho học sinh tự làm bài trên bảng con
(mỗi dãy bàn 1 dãy toán + 3 bài)
- 3 học sinh lên bảng sửa bài nêu cách

- Nhận xét, sửa bài.

nhẩm

Bài 2 (cột 1 - Riêng học sinh khá, giỏi thực hiện cả 3
cột).
- Đặt tính rồi tính:

- Học sinh nêu yêu cầu bài


- Gọi học sinh nêu lại cách đặt tính

- Học sinh nêu.
- Cho học sinh làm mỗi dãy 2 phép tính vào
bảng con. 3 học sinh lên bảng làm tính

- Cho học sinh nhận xét các phép tính để nhận ra - Cả lớp nhận xét các cột tính
quan hệ giữa tính cộng và tính trừ

36 + 12

65 + 22

- Phép trừ là phép tính ngược lại với phép tính cộng

48 – 36

87 - 65

- Giáo viên cho học sinh sửa bài

48 - 12

87 - 22

Bài 3. Toán văn:
- Giáo viên hướng dẫn đọc tóm tắt bài toán

- Học sinh tự đọc bài toán rồi đọc tóm tắt,


- Cho học sinh giải vào phiếu bài tập

giải vào phiếu bài tập

Tóm tắt:

Bài giải:

Hà có: 35 que tính

Số que tính 2 bạn có là:

Lan có: 43 que tính … que tính?

35 + 43 = 78 ( que tính )
Đáp số: 78 que tính

Bài 4. Toán văn:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài toán và tóm - Học sinh đọc bài toán
tắt rồi tự giải bài toán

- Cho 2 học sinh lên bảng giải bài toán

- Đọc tóm tắt:
Tất cả có

: 68 bông hoa

Hà có


: 34 bông hoa

Lan có

: … bông hoa?

- Giáo viên nhận xét, sửa sai chung

Bài giải:

3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

Số bông hoa Lan có là:
68 – 34 = 34 ( bông hoa )
Đáp số: 34 bông hoa




RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...

Kể chuyện tuần 30

Sói và Sóc
(KNS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
2. Kĩ năng: Hiểu nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy
hiểm.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ý thức rèn chữ, giữ vở.
 Riêng học sinh khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
* Lưu ý: Đối với bài Kể chuyện: chưa yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện; chưa yêu cầu phân vai
tập kể lại câu chuyện - theo chương trình giảm tải của Bộ.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị bản thân. Thể hiện sự tự tin. Lắng nghe tích cực. Ra
quyêt định. Thương lượng. Tư duy phê phán.
- Các phương pháp: Động não, tưởng tượng. Trải nghiệm, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm,
chia sẻ thông tin, phản hồi tích cực, đóng vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, các tranh phóng to ở sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ: Gọi học sinh lên kể lại từng đoạn của tiết
trước, bài “Niềm vui bất ngờ”.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: Sói và Sóc.

2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện (6 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh nghe giọng kể phù hợp.
* Cách tiến hành:

- Học sinh hát đầu giờ.
- 4 em lên kể, mỗi em 1 đoạn.

- Kể với giọng thật diễn cảm:
+ Kể lần 1: để học sinh biết câu chuyện.
+ Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ.

Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh.

- Lớp nhận xét.
- Nhắc lại tựa bài.


- Chú ý kĩ thuật kể:
+ Lời mở đầu chuyện: kể thong thả. Dừng lại ở các
chi tiết Sói định ăn thịt Sóc. Sóc van nài; Lời Sóc:
mềm mỏng, nhẹ nhàng (khi còn trong tay Sói), ôn
tồn nhưng rắn rỏi, mạnh mẽ (đứng trên cây giải
thích); Lời Sói: thể hiện sự băn khoăn.
+ Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện
thêm sinh động nhưng không làm thay đổi nội dung
và ý nghĩa câu chuyện.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn
câu chuyện theo tranh (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh kể được từng đoạn câu

chuyện theo tranh.
* Cách tiến hành:
- Tranh 1: GV hỏi
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Câu hỏi dưới tranh là gì?
- Cho các tổ thi kể.

- Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:
+ Sóc rơi vào mình Sói.
+ Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang chuyền
trên cành cây?
- Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1.
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1.

c. Hoạt động 3: Rút ra nghĩa câu chuyện (7 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh rút ra được bài học từ
nội dung câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- GV hỏi:
+ Câu chuyện này cho em biết điều gì?

+ Sóc là nhân vật thông minh. Khi Sói hỏi,
Sóc hứa trả lời nhưng đòi được thả trước, trả
 Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được lời sau. Nhờ vậy Sóc đã thoát khỏi nanh vuốt
của Sói sau khi trả lời.
nguy hiểm.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Về kể lại cho người thân nghe, chuẩn bị tiết sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:


...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Chính tả tuần 30 tiết 1
Tập chép

Chuyện ở lớp

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhìn sách hoặc nhìn bảng chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài
Chuyện ở lớp: 20 chữ trong khoảng 10 phút.
2. Kĩ năng: Điền đúng các vần: uôt, uôc chữ c, k vào chổ trống ở bài tập 2, bài tập 3 trong
sách giáo khoa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):


Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu giờ.

- Bài cũ:
+ Chấm một số vở của học sinh về viết lại.

- Một số em được gọi nộp vở cho giáo viên.

+ Cho học sinh viết bảng con một số từ.

- Cả lớp viết bảng con.

- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài: tập chép Chuyện ở lớp.

- Nhắc lại tựa bài.

2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép (17 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh chép đúng bài chính tả.
* Cách tiến hành:
- Gíao viên viết bảng đoạn chính tả cần chép.

- Học sinh quan sát và 2 em đọc thành tiếng
đoạn chính tả.

- Gíao viên chỉ cho học sinh đọc những tiếng các - Học sinh tự nhẩm và viết vào bảng các từ
em dễ viết sai: vuốt, nói, ngoan, …


đó.

- Tập chép

- HS chép vào vở.

+ Giáo viên hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm
bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang.
+ Tên bài: Đếm vào 5 ô.
+ Chữ đầu đoạn: Đếm vào 3 ô.


+ Sau dấu chấm phải viết hoa.
- Chữa bài:

- Dùng bút chì chữa bài.

+ Giáo viên chỉ từng chữ trên bảng.

+ Rà soát lại.

+ Đánh vần những tiếng khó.

+ Ghi số lỗi ra đầu vở.

+ Chữa những lỗi sai phổ biến.

+ Học sinh ghi lỗi ra lề. Đổi vở kiểm tra.

- Thu bài, chấm 1 số vở của học sinh.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
chính tả (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập
theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng.
* Cách tiến hành:
Bài 2. Điền vần uôt hay uôc ?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Đọc yêu cầu đề bài

- Mỗi từ có một chỗ trống phải điền uôt hoặc uôc - Lắng nghe.
vào từ mới hoàn chỉnh.
- Cho học sinh làm bài vào tập.

- Học sinh làm bài vào tập.

- Gọi 2 em lên bảng sửa bài.

- 2 học sinh sửa bài, miỗi em 1 câu.

- Giáo viên chốt lại trên bảng.

- Cả lớp sửa bài, nếu sai.

b... tóc

ch... đồng

Bài 3. Điền chữ c hay k ?
Tiến hành tương tự bài 2.


túi ...ẹo

Học sinh đọc kết quả.

quả ...am

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Chép lại những chữ viết sai, chuẩn bị tiết sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................


...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Chính tả tuần 30 tiết 2
Tập chép

Mèo con đi học

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học: 24

chữ trong khoảng 10 – 15 phút.
2. Kĩ năng: Điền đúng chữ r,d,gi; vần in, iên vào chỗ trống ở bài tập 2.a hoặc bài tập 2.b
trong sách giáo khoa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ:
+ Chấm một số vở của học sinh về viết lại.
+ Cho học sinh viết bảng con một số từ.
- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài: tập chép Mèo con đi học.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép (17 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh chép đúng bài chính tả.
* Cách tiến hành:
- Gíao viên viết bảng đoạn chính tả cần chép.

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu giờ.
- Một số em được gọi nộp vở cho giáo viên.
- Cả lớp viết bảng con.
- Nhắc lại tựa bài.

- Học sinh quan sát và 2 em đọc thành tiếng
đoạn viết chính tả.
- GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết - Học sinh tự nhẩm và viết vào bảng các từ

sai: buồn bực, trường, kiếm, đuôi, cừu, toáng, …
đó.
- Tập chép
- Học sinh chép vào vở.
+ Giáo viên hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm
bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang.
+ Tên bài: Đếm vào 5 ô.
+ Chữ đầu đoạn: Đếm vào 2 ô.
+ Sau dấu chấm phải viết hoa.
- Chữa bài:
- Dùng bút chì chữa bài.


+ Giáo viên chỉ từng chữ trên bảng.
+ Đánh vần những tiếng khó.
+ Chữa những lỗi sai phổ biến.
- Thu bài, chấm 1 số vở của học sinh.

+ Rà soát lại.
+ Ghi số lỗi ra đầu vở.
+ Học sinh ghi lỗi ra lề. Đổi vở kiểm tra.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
chính tả (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập
theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng.
* Cách tiến hành:
Bài 2.a. Điền chữ r/d hay gi ?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Mỗi từ có một chỗ trống phải điền r/d hoặc gi vào

từ mới hoàn chỉnh.
- Giáo viên tổ chức thi làm bài tập đúng, nhanh.
- Giáo viên chốt lại trên bảng.

Thầy ...áo dạy học.

Bà nhảy ...ây.

- Đọc yêu cầu đề bài
- Lắng nghe.
- Học sinh thi làm bài tập đúng, nhanh.
- Sửa bài nếu sai.

Đàn cá ...ô lội nước.

Bài 2.b. Điền vần iên hay in ? (dành cho học sinh
khá, giỏi làm thêm khi còn thời gian).
- Cho học sinh làm bài vào tập.

- Học sinh làm bài vào tập.

- Gọi 2 em lên bảng sửa bài.

- 2 học sinh sửa bài, mỗi em 1 câu.

- Giáo viên chốt lại trên bảng.

- Cả lớp sửa bài, nếu sai.

Đàn k... đang đi.


Ông đọc bảng t...

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Chép lại những chữ viết sai, chuẩn bị tiết sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................


...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................

Tập đọc tuần 30

Chuyện ở lớp

(tiết 1)

(KNS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt
tóc. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối dòng thơ, khổ thơ.
2. Kĩ năng: Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?

Trả lời được câu hỏi 1; 2 trong sách giáo khoa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ý thức rèn chữ, giữ vở.
* Lưu ý: Chú trọng kĩ năng đọc trơn, hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu
nhưng chưa đặt thành yêu cầu đánh giá kĩ năng đọc.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị. Nhận thức về bản thân. Lắng nghe tích cực. Tư duy
phê phán.
- Các phương pháp: Động não. Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý
kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa, bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ: Giới thiệu chủ điểm “Nhà trường”.
- Giới thiệu bài: Chuyện ở lớp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc tốt bài đọc.
* Cách tiến hành:

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hát đầu giờ.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại tựa bài.

 GV đọc mẫu bài văn: Giọng hồn nhiên các câu thơ - Học sinh lắng nghe.
ghi lời em bé kể cho mẹ nghe chuyện ở lớp. Đọc
giọng dịu dàng, âu yếm các câu thơ ghi lời của mẹ.

 HS luyện đọc:
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ: Luyện đọc các tiếng từ + Nhóm (3 em)
khó hoặc dễ lẫn: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt + Cá nhân – đồng thanh
tóc. Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng - Lớp nhận xét
cố kiến thức đã học.
- Luyện đọc câu:
- Học sinh đọc nối tiếp.


+ Đọc nhẩm từng câu: giáo viên chỉ bảng từng chữ
ở câu thứ nhất, cho học sinh đọc trơn. Tiếp tục với
các câu còn lại.
+ Cuối cùng cho học sinh tiếp nối nhau đọc trơn
từng dòng thơ theo cách: 1 học sinh đầu bàn đọc
câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc các câu
tiếp theo.
- Luyện đọc đoạn, bài:
- Học sinh đọc nối tiếp cả bài.
+ Học sinh đọc bài, tiếp nối nhau đọc, đọc cả bài.
- Thi đua đọc giữa các tổ.
+ Cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng.
- Đọc đồng thanh.
+ Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
b. Hoạt động 2: Ôn các vần uôc, uôt (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các yêu cầu
trong sách giáo khoa.
* Cách tiến hành:
 Tìm tiếng trong bài có vần uôt: Vậy vần cần ôn là - vuốt tóc
vần uôc, uôt.
 Tìm từ ngữ chứa tiếng có vần uôc, uôt.

- Nhìn tranh, đọc mẫu trong SGK.
- Nhìn tranh, đọc mẫu trong SGK.

- Từng cá nhân thi tìm (đúng, nhanh, nhiều) từ ngữ - Học sinh thi đua.
- Lớp nhận xét
mà em biết chứa tiếng có vần uôc, uôt
+ Vần uôt: tuốt lúa, buột mồm, nuốt cơm, khó + Vần uôc: cuốc đất, cái cuốc, vác cuốc, bắt
nuốt, nuột nà, sáng suốt, suốt ngày, tuột dây, tuột buộc, trói buộc, buộc dây, buộc long, một
duộc, lọ ruốc, …
tay, vuốt mặt, chau chuốt, …
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................


...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập đọc tuần 30

Chuyện ở lớp


(tiết 2)

(KNS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt
tóc. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối dòng thơ, khổ thơ.
2. Kĩ năng: Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?
Trả lời được câu hỏi 1; 2 trong sách giáo khoa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ý thức rèn chữ, giữ vở.
* Lưu ý: Chú trọng kĩ năng đọc trơn, hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu
nhưng chưa đặt thành yêu cầu đánh giá kĩ năng đọc.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị. Nhận thức về bản thân. Lắng nghe tích cực. Tư duy
phê phán.
- Các phương pháp: Động não. Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý
kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa, bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (3 phút):
Cho học sinh nghỉ giải lao tại chỗ

Học sinh hát chuyển tiết.


2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi
trong theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài.
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời - 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm.
các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp? + Chuyện bạn Hoa không thuộc bài, bạn
mình và là chuyện ngoan ngoãn.
+ Mẹ nói gì với bạn nhỏ ?

+ Mẹ không nhớ chuyện bạn nhỏ kể. Mẹ
muốn nghe bạn kể chuyện của mình và là


chuyện ngoan ngoãn.
- Nhận xét học sinh trả lời.
- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.

+ Học sinh rèn đọc diễn cảm.

- Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.
- Tổ chức đọc thi đua các tổ.
b. Hoạt động 2: Luyện nói (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện nói theo chủ đề
của bài học.
* Cách tiến hành:
- Đề tài: Hãy kể với cha mẹ, hôm nay ở lớp em đã - HS đọc yêu cầu của bài.
ngoan thế nào?


- HS quan sát tranh minh hoạ.

- Cách thực hiện:
+ Hai nhóm, mỗi nhóm hai em, dựa theo tranh, các
em trong nhóm hỏi và trả lời câu hỏi

+ GV đưa tranh minh hoạ phóng to. Một nhóm H: Bạn nhỏ làm được việc gì ngoan?
gồm hai em, một đóng vai mẹ và một đóng vai em Đ: Nhặt rác, giúp bạn đeo cặp, dỗ em, được
bé trò chuyện theo đề tài trên

điểm mười, …

Gợi ý:
Mẹ: Con kể xem ở lớp đã ngoan thế nào?
Con: Mẹ ơi, hôm này con làm trực nhật, lau bảng
sạch, cô giáo khen con
Mẹ: Con mẹ ngoan quá nhỉ!
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................



...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập đọc tuần 30

Mèo con đi học

(tiết 1)

(KNS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu.
Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
2. Kĩ năng: Hiểu nội dung bài: Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà; cừu doạ cắt đuôi
khiến mèo sợ phải đi học. Trả lời được câu hỏi 1; 2 trong sách giáo khoa.
 Riêng học sinh khá, giỏi học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ý thức rèn chữ, giữ vở.
* Lưu ý: Chú trọng kĩ năng đọc trơn, hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu
nhưng chưa đặt thành yêu cầu đánh giá kĩ năng đọc.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. Kiểm soát cảm xúc. Tư duy
phê phán.
- Các phương pháp: Động não. Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý
kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa, bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Học sinh hát đầu giờ.
- Bài cũ: Cho HS đọc bài thơ “Chuyện ở lớp” và trả - 3 em thực hiện.
lời câu hỏi:
+ Mẹ muốn nghe bé kể chuyện gì?
+ Cho HS viết bảng: vuốt tóc, đứng dậy
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: Mèo con đi học.
- Nhắc lại tựa bài.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc tốt bài đọc.
* Cách tiến hành:
 GV đọc mẫu bài văn: giọng hồn nhiên, nghịch - Học sinh lắng nghe.
ngợm. Giọng Mèo: Chập chạp, vờ mệt mỏi, kiếm cớ
đuôi ốm để trốn học; hốt hoảng sợ bị cắt đuôi; giọng
Cừu: To, nhanh nhẹn, luau táu.
 HS luyện đọc:


- Luyện đọc tiếng, từ ngữ: Luyện đọc các tiếng từ
khó hoặc dễ lẫn: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu.
Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố
kiến thức đã học.
- Luyện đọc câu:
+ Đọc nhẩm từng câu: GV chỉ bảng từng chữ ở câu
thứ nhất, cho HS đọc trơn.

+ Tiếp tục với các câu còn lại.
+ Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng
dòng thơ theo cách: 1 HS đầu bàn đọc câu thứ nhất,
các em khác tự đứng lên đọc các câu tiếp theo
- Luyện đọc đoạn, bài:
+ Học sinh đọc bài, tiếp nối nhau đọc, đọc cả bài.
+ Cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng.
+ Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần.

+ Nhóm (3 em)
+ Cá nhân – đồng thanh
- Lớp nhận xét

- Học sinh đọc trơn.
- Học sinh đọc trơn, nối tiếp cả bài.

- Đọc nối tiếp theo nhóm 4.
- Các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng.
- Đọc đồng thanh.

b. Hoạt động 2: Ôn các vần ưu, ươu (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các yêu cầu
trong sách giáo khoa.
* Cách tiến hành:
 Tìm tiếng trong bài có vần ưu: Vậy vần cần ôn là
vần ưu, ươu
 Tìm từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần ưu, ươu
- Từng cá nhân thi tìm (đúng, nhanh, nhiều) từ ngữ
mà em biết chứa tiếng có vần ưu, ươu.
+ Vần ươu: bươu đầu, bướu cổ, hươu cao cổ, sừng

hươu, bình rượu, chim khướu, …
- Cho HS xem tranh và đọc mẫu trong SGK

- Cho cả lớp thi đặt câu có vần ưu hoặc ươu
+ Vần ưu: Chú bưu tá mới chuyển cho mẹ một bức
thư.

+ cừu
- Học sinh tìm và phát biểu.
- Lớp nhận xét
+ Vần ưu: con cừu, cưu mang, cứu mạng,
cựu binh, cửu chương, cửu vain, quân bưu,
bưu cục, về hưu, bạn hữu, khứu giác, mưu
kế, …

- Lớp thi đặt câu
+ Vần ươu: Em bé ngã bươu đầu.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................



...........................................................................................................................................................................................

Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập đọc tuần 30

Mèo con đi học

(tiết 2)

(KNS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu.
Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
2. Kĩ năng: Hiểu nội dung bài: Mèo con lười học kiếm cớ nghỉ ở nhà; cừu doạ cắt đuôi
khiến mèo sợ phải đi học. Trả lời được câu hỏi 1; 2 trong sách giáo khoa.
 Riêng học sinh khá, giỏi học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ý thức rèn chữ, giữ vở.
* Lưu ý: Chú trọng kĩ năng đọc trơn, hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu
nhưng chưa đặt thành yêu cầu đánh giá kĩ năng đọc.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. Kiểm soát cảm xúc. Tư duy
phê phán.
- Các phương pháp: Động não. Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý
kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa, bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (3 phút):
Cho học sinh nghỉ giải lao tại chỗ
Học sinh hát chuyển tiết.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi
trong theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc thầm lại bài văn, trả lời các câu hỏi
sau:
- Cho HS đọc 4 câu thơ đầu, trả lời các câu hỏi sau:
+ Mèo kiếmcớ gì để trốn học?
- Cho HS đọc 6 dòng thơ cuối và trả lời câu hỏi:
+ Cừu nói gì khiến Mèo vội xin đi học ngay?
- Cho HS đọc lại cả bài

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

+ Mèo kêu đuôi ốm, xin nghỉ học
- 2 HS đọc
+ Cừu nói muốn nghỉ học thì hãy cắt đuôi
Mèo
- 1, 2 HS đọc, lớp đọc thầm


- Cho HS kể lại nội dung bài
- GV hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh nào?


- Vài em kể, lớp lắng nghe, nhận xét.
+ Cảnh Cừu đang giơ kéo nói sẽ cắt đuôi,
Mèo vội xin đi học.

b. Hoạt động 2: Luyện nói (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện nói theo chủ đề
của bài học.
* Cách tiến hành:
- HS nêu yêu cầu của bài
- Cách thực hiện:
+ Chia nhóm
+ Cho HS nhìn tranh vẽ và hỏi:
- Hỏi: Trong tranh 2, vì sao bạn Hà thích đi học?
- Đáp: Vì ở trường được học hát

- Cho HS thực hành luyện nói.

- Học sinh nêu yêu cầu. Hỏi nhau: Vì sao bạn
thích đi học
+ Học sinh quan sát tranh minh hoạ.
Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên.
Ví dụ:
Hỏi: Trong tranh 2, vì sao bạn Hà thích đi
học?
Trả: Vì ở trường được học hát.
Hỏi: Vì sao bạn thích đi học?
Trả: Tôi thích đi học vì ở trường có nhiều
bạn. Còn bạn vì sao thích đi học?
Trả: Mỗi ngày được học một bài mới nên tôi

thích đi học.
Nhiều học sinh khác luyện nói.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................


Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập đọc tuần 30

Người bạn tốt

(tiết 1)

(KNS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đua, sửa lại, ngay ngắn,
ngượng nghịu. Bước đầu biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.
2. Kĩ năng: Hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn
nhiên và chân thành. Trả lời được câu hỏi 1; 2 trong sách giáo khoa.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ý thức rèn chữ, giữ vở.
* Lưu ý: Chú trọng kĩ năng đọc trơn, hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu
nhưng chưa đặt thành yêu cầu đánh giá kĩ năng đọc.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. Hợp tác. Ra quyết định.
Phản hồi, lắng nghe tích cực.
- Các phương pháp: Động não. Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý
kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa, bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Học sinh hát đầu giờ.
- Bài cũ: Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ “Mèo con - 2 em thực hiện.
đi học” và trả lời câu hỏi:
+ Mèo kiếmcớ gì để định trốn học?
+ Vì sao Mèo con lại đồng ý đi học?
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: Người bạn tốt.
- Nhắc lại tựa bài.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc tốt bài đọc.
* Cách tiến hành:
 GV đọc mẫu bài văn: chú ý đổi giọng khi đọc - Học sinh lắng nghe.

đoạn đối thoại.
 HS luyện đọc:
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ: Luyện đọc các tiếng từ + Nhóm (3 em)
khó hoặc dễ lẫn: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu. + Cá nhân – đồng thanh
Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố - Lớp nhận xét
kiến thức đã học.


- Luyện đọc câu:
+ Đọc nhẩm từng câu: giáo viên chỉ bảng từng chữ
ở câu thứ nhất, cho HS đọc trơn.
+ Tiếp tục với các câu còn lại
+ Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng
dòng thơ theo cách: 1 HS đầu bàn đọc câu thứ nhất,
các em khác tự đứng lên đọc các câu tiếp theo
- Luyện đọc đoạn, bài:
+ Học sinh đọc bài, tiếp nối nhau đọc, đọc cả bài.
+ Cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng.
+ Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần.

- Học sinh đọc trơn.
- Học sinh đọc trơn, nối tiếp cả bài.

- Đọc nối tiếp theo nhóm 4.
- Các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng.
- Đọc đồng thanh.

b. Hoạt động 2: Ôn các vần uc, ut (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các yêu cầu
trong sách giáo khoa.

* Cách tiến hành:
 Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut: Vậy vần cần ôn - cúc, bút
là vần uc, ut
+ Hai con trâu húc nhau.
 Cho cả lớp thi nói câu có vần uc hoặc ut
+ Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
- Cho HS đọc mẫu trong SGK.

- 2 Nhóm thi nói với nhau.
+ Vần uc: hoa cúc nở vào mùa thu.
+ Vần ut: kim phút chạy nhanh hơn kim giờ.
- Giáo viên nhận xét.

- Cả lớp thi nói câu có vần uc hoặc ut
- Lớp nhận xét

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.



RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................



Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập đọc tuần 30

Người bạn tốt

(tiết 2)

(KNS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bút chì, liền đua, sửa lại, ngay ngắn,
ngượng nghịu. Bước đầu biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.
2. Kĩ năng: Hiểu nội dung bài: Nụ và Hà là những người bạn tốt, luôn giúp đỡ bạn rất hồn
nhiên và chân thành. Trả lời được câu hỏi 1; 2 trong sách giáo khoa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ý thức rèn chữ, giữ vở.
* Lưu ý: Chú trọng kĩ năng đọc trơn, hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu
nhưng chưa đặt thành yêu cầu đánh giá kĩ năng đọc.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. Hợp tác. Ra quyết định.
Phản hồi, lắng nghe tích cực.
- Các phương pháp: Động não. Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý
kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa, bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (3 phút):

Cho học sinh nghỉ giải lao tại chỗ

Học sinh hát chuyển tiết.

2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi
trong theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc đoạn 1, trả lời các câu hỏi sau:

- 2 Học sinh đọc bài cả lớp đọc thầm và trả
câu hỏi:

+ Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà?
- Cho HS đọc đoạn 2, và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp?
- Cho HS đọc cả bài, trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu thế nào là người bạn tốt?

+ Cúc từ chối, Nụ cho Hà mượn.
- HS đọc đoạn 2, và trả lời câu hỏi.
+ Hà tự đến giúp Cúc sửa dây đeo cặp.
- HS đọc cả bài, trả lời câu hỏi.
+ Là người sẵn sàng giúp đỡ bạn.

- Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn, gọi 2 học sinh - 2 học sinh đọc lại cả bài văn.



×