Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

de minh hoa thptqg nam 2017 mon van de so 60 file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.49 KB, 8 trang )

ĐỀ SỐ 60
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trên đường ta đi đánh giặc
Ta về Nam hay ta lên Bắc,
Ở đâu
Cũng gặp
Những ngọn đèn dầu
Chong mắt
Đêm thâu
Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt
Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt,
Như miền Nam
Hai mươi năm
Không đêm nào ngủ được,
Như cả nước
Với miền Nam
Đêm nào cũng thức...
(Ngọn đèn đứng gác, Chính Hữu, Trường Sơn - đường khát vọng,
NXB Chính trị Quốc gia, 2009)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác bằng thể thơ nào?
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu tên và chỉ ra cách gieo vần chủ yếu trong đoạn trích.
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ đặc sắc nhất được sử dụng
ở đoạn trích trên.
Câu 4: Hãy kể tên 3 tác phẩm thơ nói về sự gắn bó khăng khít của quân dân các vùng miền
trên khắp Tổ quốc trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của nước ta.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Chưa có khi nào, các “ngôi sao” Hàn Quốc lại đổ bộ vào Việt Nam với lực lượng hùng
hậu và tần suất dày đặc như hiện nay. Cứ mỗi dịp các “sao” Hàn sang Việt Nam, câu chuyện về
“fan cuồng" lại trở thành một chủ đề nóng, gây nhiều tranh cãi. Và có cảm giác như so với các




năm trước, độ “cuồng” của một sô fan Việt đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Không
chỉ dừng lại ở việc làm loạn sân bay, bao vây khách sạn hay phóng trối chết trên đường để đuổi
theo thần tượng, không ít “fan cuồng ” đã có những hành động khiến cả xã hội bị sốc..
(Theo Vietbao.vn, Chuyện ‘fan cuồng’ thần tượng ở giới trẻ Việt Nam hiện nay)
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, anh/chị hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.
Câu 2 (5 điểm):
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt— Kim Lân.
GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1: Đoạn thơ trên được sáng tác bằng thể thơ tự do.
Câu 2: Vần thơ chủ yếu là vần liền
-

Được thể hiện ở các câu thơ:

+ Trên đường ta đi đánh giặc/ Ta về Nam hay ta lên Bắc,/ Ở đâu/ Cũng gặp
+ Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt/ Như những tâm hồn không bao giờ tắt,
+ Như miền Nam/ Hai mươi năm
+ Không đêm nào ngủ được/ Như cả nước/ Với miền Nam/ Đêm nào cũng thức
Câu 3: Thủ pháp tu từ đặc sắc nhất được sử dụng trong câu thơ là thủ pháp so sánh:
Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt với những tâm hồn không bao giờ tắt/ Như miền
Nam/ Hai mươi năm /Không đêm nào ngủ được; cả nước/Với miền Nam/Đêm nào cũng thức.
- Tác dụng của thủ pháp so sánh: khẳng định sức sống, vẻ đẹp ngời sáng tuy âm thầm nhưng
bất diệt trong tâm hồn người Việt, trong tình cảm của nhân dân miền Nam với nhân dân cả nước
và ngược lại. Thứ tình cảm ấy soi sáng dân tộc đi qua đêm trường của đấu tranh và giành được
thắng lợi vẻ vang. Câu thơ đã trở nên hấp dẫn hơi, gợi hình, gợi cảm hơn.
Câu 4: 3 tác phẩm thơ nói về sự gắn bó khăng khít của quân dân các vùng miền trên khắp Tổ
quốc trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của nước ta:

-

Cá nước (Tố Hữu)

-

Bao giờ trở lại (Hoàng Trung Thông)

-

Hơi ấm ổ rơm (Nguyễn Duy)

Học sinh có thể kể ra tên những bài thơ khác, đáp ứng đúng với yêu cầu của đề bài.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):


Yêu cầu về hình thức:
-

Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.

-

Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...

Yêu cầu về nội dung:
-

Giải thích


Hiện tượng hâm mộ thần tượng là một hiện tượng có hai mặt. Ngưỡng mộ thần tượng là sự
tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có
quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng; mê muội thần
tượng là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng. Nếu ngưỡng
mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn
lường.
-

Phân tích, bình luận ý kiến

+ Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa: Vì ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu
văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu
cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống.
+ Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân
trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương. Khi mến mộ thần
tượng, chúng ta thường sống trong những tình cảm luôn hướng tới những điều cao đẹp. Làm gì
sai trái hoặc học hành sa sút ngay lập tức mình cũng cảm thấy có lỗi. Từ đó tự mình phải biết sửa
chữa và khắc phục. Tình cảm ta dành cho thần tượng là thứ tình cảm ngưỡng mộ chân thành và
khâm phục chứ không phải là thứ tình cảm ồn ào, xô bồ.
+ Mê muội thần tượng là một thảm họa: Vì mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong
nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về
giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ
hại cho bản thân và xã hội.
+ Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuếch trương thần tượng quá mức đều là biểu
hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu
văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
-

Bài học nhận thức và hành động


+ Cần có nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả
của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hon, nâng


tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.
+ Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng
một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hằng ngày,
trước hết là trong học đường.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:
- Nhắc đến Kim Lân là nhắc đến nhà văn của đồng ruộng “một lòng đi về với đất, với người,
với thuần hậu nguyên thủy của đời sống nông thôn”. Truyện ngắn của Kim Lân viết về cuộc sống
và con người của làng quê Việt Nam tuy nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn yêu đời, thật thà, chất
phác mà thông minh, tài hoa.
-

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân rút từ tập Con chó xấu xí (1962). Truyện được

khơi nguồn từ nạn đói năm 1945 qua đó Kim Lân đã phát hiện và ngợi ca tình người, khát vọng
hạnh phúc và khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân trong nạn đói.
-

Truyện xây dựng thành công nhân vật Tràng để từ đó Kim Lân bộc lộ tư tưởng nhân đạo sâu

sắc.
1. Thân bài
-

Bối cảnh nạn đói:


+ Kim Lân mượn cái đói như một phép thử để làm nổi bật cái tình, như một bối cảnh khảo sát
sức sống của con người. Chỉ bằng vài nét phác thảo của Kim Lân, nạn đói ghê rợn năm 1945
hiện lên thật khủng khiếp qua bức tranh xóm ngụ cư đã khái quát được hình ảnh nong thôn Việt
Nam trong nạn đói với hai phương diện.
+ Không gian năm đói:
++ Cái đói được Kim Lân miêu tả thật tầm vóc, có tầng có lớp. Tầng cao là bầu trời đen sầm
bóng quạ: quạ bay vẩn lên nền trời thành những đám mây đen, tiếng quạ gào từng hồi thảm thiết.
Tầng thấp là mặt đất còng queo xác người, lởn vởn mùi tử khí. Những cái ngõ khẳng khiu vì đói,
gió lạnh ngăn ngắt thổi qua, không có nhà nào có ánh đèn, ánh lửa, từng hồi trống thúc thuế vang
lên, đêm đêm vẳng tiếng khóc ai oán của những gia đình có người chết. Cái chết đã bao phủ cả
bầu trời và mặt đất. Dưới ngòi bút của Kim Lân, không gian nghệ thuật của tác phẩm ngột ngạt
bức bối đến tắt thở.
+ Con người năm đói:
++ Cái đói tàn phá hiện hình lên từng gươưg mặt người: Trẻ con không nhúc nhích - cái đói


đã giết chết bản tính trẻ thơ của chúng; người lớn khuôn mặt hốc hác vì đói vì sợ. Đáng sợ nhất
là có tới hai lần Kim Lân so sánh người với ma. Lần thứ nhất là chi tiết những gia đình từ vùng
Nam Định, Thái Bình đội chiếu, lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma.
Còn lần thú' hai là bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Kiểu so sánh
đó bộc lộ cái nhìn tê tái của Kim Lân về cái thời ghê rợn. Cuộc sống được nhìn như một bãi tha
ma khổng lồ, ranh giới giữa sống và chết mong manh như sợi tóc.
++ Đi ra từ bức tranh cuộc sống khốn cùng là nhân vật Tràng với số phận và nhân phẩm được
Kim Lân miêu tả rõ nét.
-

Số phận của Tràng:

+ Tràng là người lao động thiệt thòi, nghèo khổ đến mức cái tên cũng gợi sự lam lũ, vất vả.

Đó là con người được tạo hóa đẽo gọt quá sơ sài về ngoại hình và tính cách. Tràng ngật ngưỡng
bước vào trang sách của Kim Lân với những nét thô: hai mắt gà gà nhỏ tí, cái đầu trọc nhẵn, cái
hàm bạnh ra, thân hình vậm vạp, lưng to như lưng gấu. Tính cách Tràng có vẻ ngờ nghệch, vừa
đi vừa lảm nhảm những điều hắn nghĩ... Tràng là dân ngụ cư với phận bèo bọt sống gá, sống tạm,
nghề nghiệp vất vưởng, gia cảnh nghèo khó, mẹ góa con côi nên đã nhiều tuổi mà chưa có hạnh
phúc gia đình.
-

Diễn biến tâm trạng Tràng:

+ Đùa bòn thành thật, Tràng sẵn sàng đánh đổi tất cả để có hạnh phúc gia đình:
++ Giống như mọi thân phận ngụ cư bèo bọt khác đứng trước nạn đói và cái chết đang đe
dọa, với Tràng là việc kiếm miếng ăn để bảo toàn sự sống cho hai mẹ con chứ không phải đi tìm
hạnh phúc lứa đôi.
++ Lúc đầu ỡm ở với người phụ nữ lạ, Tràng chỉ coi là đùa bỡn tầm phào, không hề có ý định
tìm vợ nghiêm túc. Hò một câu chơi, Tràng cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào. Nhưng khi vợ
nhặt ra đẩy xe cho Tràng, Tràng cũng nói những câu bông đùa. Bởi thực chất, từ cha sinh mẹ đẻ
đến giờ chả có người con gái nào nhìn hắn tình tứ như thế. Nhưng đùa đã thành thật ở lần thứ hai
gặp lại. Tràng không nhận ra bởi thị đói rách và xơ xác quá. Tràng mời thị ăn, thị ăn một lúc bốn
bát bánh đúc... Tràng đùa bỡn mòi thị về nhà, thị về thật. Khi đó, nghĩ đến tình thế hiện tại, nghĩ
tình cảnh thóc cao gạo kém, lo thân mình chưa xong, Tràng thấy sợ. Nhưng khát vọng hạnh phúc
âm thầm bấy lâu trỗi dậy, nó mạnh hơn cả những sợ hãi. Tràng quyết định một cách liều lĩnh:
“Chậc, kệ!”. Tràng đã đánh đổi tất cả để có một người vợ, một mái ấm gia đình.
+ Hình ảnh Tràng dẫn người vợ nhặt về xóm ngụ cư (Hạnh phúc gia đình lên ngôi và mạnh


hơn cái chết):
++ Tràng dẫn người đàn bà về xóm ngụ cư trong một buổi chiều chạng vạng. Tràng đi trước,
người đàn bà di sau với cái dáng “then thẹn hay đáo để”. Sự kiện Tràng dẫn người đàn bà về
khiến người dân xóm ngụ cư hết sức ngạc nhiên. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vì trước đây chiều nào

chúng cũng túm lấy đánh đu lên người Tràng nhưng hôm nay đã khác. Chúng reo “chông vợ hàĩ
Tràng nghiêm sắc mặt làm chúng tản ra. Người lớn thì thầm bàn tán. Ban đầu tưởng người nhà
bà cụ Tứ ở dưới quê lên, khi người xóm ngụ cư hiểu ra cơ sự, có người thầm nghỉ đến hiện thực
phũ phàng: “Ôi chao!Giỏi đất này còn rước của nợ vé”. Có người chỉ nín lặng... Nhưng, hạnh
phúc của đôi vợ chồng trẻ như thổi một luồng gió mới đến xóm ngụ cư, “những khuôn mặt u tối
bỗng rạng rỡ hẳn lên”, “có cái gì lạ lùng và tươi mát thôi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của
họ”.
++ Khi có được tình yêu, hạnh phúc, Tràng sống trong những cảm giác mới mẻ. Trên đường
về nhà, Tràng muốn nói với thị những câu tình tứ mà ngượng ngùng không nói được. Tràng hạnh
phúc và sung sướng, bàng hoàng, quên hết lo âu. Một lúc Tràng quên hết những cảnh đời ê chề,
tăm tối, quên cả những tháng ngày trước mắt. Trong lòng Tràng bây giờ chỉ còn tình nghĩa với
người đàn bà đi bên. Đêm tân hôn của vợ chồng Tràng diễn ra giữa trùng vây của tăm tối, đói
khát, chết chóc, Tràng thắp lên ngọn đèn dầu vàng đục mà anh dành dụm hai hào để mua được
như thắp lên ánh sáng của khát vọng và niềm tin yêu vào cuộc sống. Giữa thế giới ngổn ngang
người sống kẻ chết, Kim Lân dám đặt vào đó một mối tình thì quả là táo bạo. Nếu truyện ngắn
“Một đám cưới” của Nam Cao, nhà văn nhìn đám cưới như một đám ma thì trong truyện ngắn
Vợ nhặt, Kim Lân phát hiện giữa những đám ma là một đám cưới, éo le nhưng cảm động. Điều
đó thể hiện khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc gia dinh của những người đói còn mạnh hơn
cái chết.
+ Sau đêm tân hôn, Tràng trở thành kiểu người khác — kiểu người có ý thức:
++ Hạnh phúc gia đình tạo niềm vui lớn cho Tràng. Tràng hào hiệp và được trả công xứng
đáng. Tràng như được nhào nặn lại từ chất liệu mới của hạnh phúc, từ một người bất thành nhân
tính nay trở thành một Người thực thụ, một chú rể hạnh phúc. Tình yêu giống một thứ rượu biến
Tràng thành kẻ say, tạo ra ở Tràng những cơn say tinh thần kì lạ: “Trong người êm ái lửng lơ như
người ở trong giấc mơ đi ra”. Cái say còn tràn ra ngoài da thịt: “một cái gì mới mẻ, lạ lắm chưa
từng thấy ở người đàn ông ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt như có bàn tay vuốt nhẹ trên
sống lưng”. Câu văn đã diễn tả những xúc cảm rất nhân tính, nó minh chứng rằng sức mạnh của


tình yêu, của hạnh phúc vượt lên cái đói, cái chết. Kim Lân không chỉ hóa thân vào nhân vật mà

còn sống trong nhân vật để tự nghiệm sinh niềm thiết tha kia trong những ngày đói khô.
++ Hạnh phúc còn là liều thuốc nhân tính, khơi dậy ý thức, bốn phận của Tràng. Lần đầu tiên
Tràng run rẩy, sống trong một cảm giác rất người khi thấy vợ và mẹ dọn dẹp nhà cửa quang
đãng, sạch sẽ. Bỗng nhiên Tràng thấy yêu thương, gắn bó với mái nhà của hẳn. Tràng đã có một
gia đình, anh sẽ cùng vợ sinh con ở đây. Cái nhà như tổ ấm che mưa che nắng, bây giờ Tràng
thấy mình đã “nên người”. Hai chữ “nên người” hạ xuống như một nốt nhấn thấm thía về sự
biến đổi ở trong Tràng. Cái gốc của sự biến đổi ấy là hạnh phúc gia đình, Tràng phục sinh nhân
tính nhờ vươn tới ý thức về gia đình, đặc biệt là đã tìm được hạnh phúc gia đình thực sự. Chi tiết
đắt nhất của Kim Lân có lẽ phải ở câu văn: “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hẳn cũng muốn làm
việc gì để tu sửa căn nhà”. Hai chữ “xăm xăm” gợi bao nhiêu hăm hở háo hức trong bước chân
của Tràng với khát vọng xây đắp hạnh phúc.
++ Có dự cảm về sự đổi đời: Trong bữa cơm sáng đói khổ đón nàng dâu mới, khi “và miếng
cháo cám đẳng chát nghẹn ứ trong cổ họng”, mặt Tràng chun lại trong âm thanh của tiếng trống
thúc thuế dồn dập. Khi cuộc sống bị đẩy đến miệng vực của cái đói cái chết, trong hoàn cảnh ấy,
một sự kiện quan trọng đã thay đổi tất cả, đó là câu chuyện người vợ nhặt kể rằng trên mạn Bac
Giang, Thái Nguyên, những người đòi đi phá kho thóc Nhật, khiến Tràng thấy tiêng tiếc chuyện
trên để sộp hôm nào... Kim Lân viết một câu văn kết lại truyện ngắn: “Trong óc chàng vẫn thấy
đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Câu văn này đem lại bao sức nặng tư tưởng và nghệ
thuật cho tác phẩm. Nếu vắng mặt này, kết cấu truyện ngắn sẽ là kết cấu khép kín của văn học
hiện thực phê phán trước 1945. Sự có mặt chi tiết này tạo ra kết cẩu mở, nhờ thế thiên truyện đã
đóng lại mà số phận nhân vật cứ mở ra, tính cách nhân vật tiếp tục vẫn động, hiện thực vẫn phát
triển theo hướng đi lên. Hình ảnh lá cờ đó là tín hiệu đổi đời gợi mở ở Tràng sự thanh toán triệt
để một số phận bế tắc kiểu chị Dậu, Chí Phèo. Đây không phải một ước mơ viển vông, một ảo
tưởng cổ tích mà có cơ sở chắc chắn trong hiện thực đời sống, từ sức mạnh và khát vọng của
người đói cùng xu thế tất yếu đi theo cách mạng của họ.
2. Kết bài:
-

Qua nhân vật Tràng, Kim Lân tái hiện chân thực cuộc sống tăm tối, thê thảm của người lao


động trong nạn đói năm 1945, gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân phát xít, bắt nhân dân ta nhổ
lúa trồng đay gây nên nạn đói, khiến những người như Tràng lâm vào tình cảnh khốn cùng, hạnh
phúc lứa đôi chấp chới bên bờ vực cái đói cái chết.


-

Bên cạnh tấm lòng xót thương, qua số phận và tâm trạng Tràng, Kim Lân khẳng định chân

lí: “Sự sống chẳng bao giờ chán nản, luôn mạnh hơn cái chết. Đồng thời nhà văn phát hiện, ngợi
ca phẩm chất cao đẹp của người nông dân trong nạn đói: giàu tình yêu thương, có khát vọng
hạnh phúc gia đình, khát vọng sống và luôn vươn lên hướng về tương lai. Đúng như Kim Lân
nói: “Những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà chỉ nghĩ đến sự sống”. Kết thúc tác phẩm,
Tràng có dự cảm đổi đời, đây là tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Kim Lân gắn tình yêu, niềm tin
với tương lai hạnh phúc của con người.
- Với tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, với lối kể chuyện hồn hậu, có duyên, nghệ thuật
miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy... Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật Tràng.
Tác phẩm Vợ nhặt xứng đáng là một kiệt tác của văn học hiện đại Việt Nam.



×