Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.81 KB, 24 trang )

Header Page 1 of 27.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THÀNH TRUNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM

Chuyên
ngành:
Mã số:

Kinh tế chính trị
60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM QUANG VINH

Hà Nội, 2009

Footer Page 1 of 27.

1


Header Page 2 of 27.



MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, bằng nỗ lực của chính các doanh nghiệp cộng với sự

quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan chức năng, lĩnh vực CNTT đã nổi lên và nhận
được nhiều mối quan tâm từ phía các đối tượng hữu quan khác nhau. Ngành
công nghiệp CNTT được đưa vào nhóm các ngành kinh tế mũi nhọn của Việt
Nam để nhận được sự ưu tiên và hỗ trợ từ phía Chính phủ cho việc phát triển
ngành này nhằm tiến tới hình thành nền kinh tế Việt nam là một nền kinh tế dựa
trên tri thức. Tuy nhiên, sự phát triển trong lĩnh vực CNTT chủ yếu đến từ sự gia
tăng nhu cầu của người dùng và nhu cầu sử dụng các giải pháp quản trị quan hệ
khách hàng CRM, giải pháp quản lý nguồn lực ERP của doanh nghiệp trong khi
khả năng cung ứng các giải pháp này từ phía doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn
rất yếu. Các nghiên cứu giải pháp phát triển cho lĩnh vực này mới chỉ dừng lại ở
giác độ đưa ra các giải pháp mang tính liệt kê cho đầy đủ là chủ yếu, đồng thời
đặt ra những đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
CNTT, đặc biệt nhấn mạnh đến việc tăng cường khả năng sử dụng tiếng Anh
của đội ngũ kỹ thuật viên cũng như khuyến khích phát triển đường cong kinh
nghiệm thông qua quản trị các dự án lớn.
Ngoài việc gia tăng nhu cầu trong sử dụng các sản phẩm CNTT trong
nước, gia nhập thị trường toàn cầu, Việt Nam đang khẳng định vị thế nhất định
trong chuỗi giá trị. Một số doanh nghiệp tham gia vào gia công phần mềm đầu
cuối hoặc phần mềm nhúng, một số doanh nghiệp khác sản xuất các sản phẩm
phụ trợ công nghiệp CNTT cho các đối tác nước ngoài. Khi các ngôn ngữ lập
trình được đơn giản hóa, công cụ lập trình càng tiện dụng, phân công lao động


Footer Page 2 of 27.

2


Header Page 3 of 27.

càng chi tiết thì việc học và đào tạo lao động để có thể tham gia vào lĩnh vực
phần mềm dễ dàng hơn.
Nếu so sánh theo doanh thu hay tỷ suất lợi nhuận của ngành CNTT so với
các ngành khác thì lĩnh vực CNTT chưa đạt được doanh thu ngành trong nhóm
cao nhất nhưng tỷ suất lợi nhuận đang nằm ở nhóm đầu. Bản thân ngành CNTT
phát triển còn khuyến khích các ngành khác phát triển theo nghĩa tạo ra nhiều
sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn. Bên cạnh đó, ngành CNTT phát
triển tạo ra các sản phẩm cung ứng tốt hơn cho các ngành khác nhằm tăng năng
suất và dần dần nền kinh tế sản xuất và kinh doanh dựa trên nền tảng ứng dụng
CNTT theo chiều sâu sẽ được coi là tiệm cận dần đến nền kinh tế dựa trên tri
thức hay nền kinh tế mở dựa trên tri thức.
Nghiên cứu và đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh, phát triển ngành CNTT của Việt Nam là yêu cầu cần thiết trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đặc biệt, là việc đề xuất các giải pháp tạo
dựng thể chế hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam.
2.

Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành không thể tách rời nghiên cứu

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Bằng phép cộng đơn
thuần, các học giả cho rằng năng lực cạnh tranh của ngành CNTT có được là
nhờ năng lực cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp CNTT trong ngành. Tuy

nhiên, mỗi doanh nghiệp lại có vai trò khác nhau đối với ngành do đó khi tính
toán năng lực cạnh tranh của ngành, người ta phải đo lường năng lực cạnh
tranh có gia quyền cho từng doanh nghiệp trong tổng thể một ngành. Đồng thời
năng lực của ngành còn tương tác với các ngành khác cũng như bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố mang tính môi trường và thể chế tác động. Xem xét năng lực
cạnh tranh ngành vì vậy không thể tách rời các yếu tố tương tác với ngành ở
Footer Page 3 of 27.

3


Header Page 4 of 27.

các góc độ tương tác trong và ngoài ngành, tương tác với các nhân tố đầu ra và
đầu vào của ngành cũng như môi trường kinh doanh. Có nhiều cách phân loại
khác nhau và cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp do cách
tiếp cận khác nhau hay do giả thuyết khác nhau về mô hình xây dựng. Do đó, có
cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh của ngành kinh tế.
Cách phân loại phổ thông dựa trên ý tưởng phép cộng đơn thuần cho rằng
có 4 cấp độ năng lực cạnh tranh (cấp sản phẩm, cấp doanh nghiệp, cấp ngành và
cấp quốc gia). Cách tiếp cận phổ biến thứ hai là cách tiếp cận cấu trúc ngành để
có một cái nhìn cấu trúc về kiến thiết năng lực cạnh tranh ngành. Cách tiếp cận
đầu vào đầu ra cho phép xem xét năng lực ngành phụ thuộc vào yêu cầu thị
trường hay năng lực cung ứng của các ngành phụ trợ. Cách tiếp cận nguồn lực
lại chỉ xem xét các nguồn lực mà ngành có thể tiếp cận để biến thành năng lực
cạnh tranh. Các mô hình khác nhau khi đo lường thường suy đến tận cùng là
các sản phẩm cuối cùng để nhằm đối sánh giữa các ngành hay doanh nghiệp
trong ngành hay so sánh với ngành toàn cầu mà người ta đo lường doanh thu
biên của ngành, tỷ suất lợi nhuận ngành, khả năng dẫn dắt về đổi mới công
nghệ của ngành so với thị trường thế giới dưới góc độ tạo ra các chuẩn công

nghệ mới.
Tại Việt Nam một số nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành kinh tế
được thực hiện bởi một số cơ quan như Bộ Công Thương (Viện nghiên cứu
thương mại, Viện nghiên cứu chính sách công nghiệp), Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương), Dự án nâng cao năng lực cạnh
tranh (VNCI) và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu
này hầu hết đều là những nghiên cứu về các ngành công nghiệp trong đó có
ngành công nghiệp CNTT. Hạn chế cơ bản của tất cả các báo cáo chính là số

Footer Page 4 of 27.

4


Header Page 5 of 27.

liệu và dữ liệu phân tích được lấy từ nguồn của Tổng Cục Thống kê còn sơ sài
và không đủ chỉ tiêu để phân tích cho các giải pháp cần thiết.
Báo cáo Toàn cảnh Công nghệ thông tin 2009 của Hiệp hội Tin học Tp. Hồ
Chí Minh có sự tham gia tích cực của Vụ Công nghiệp CNTT (Bộ Thông tin và
Truyền thông) và Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công
Thương đã có những phân tích sâu sắc về cấu trúc ngành CNTT và sự phát triển
của ngành. Tuy nhiên, do năng lực của Hiệp hội nên phương pháp tự thống kê
dữ liệu còn hạn chế, vì vậy, trong báo cáo chưa đưa ra những giải pháp đối với
chính sách mà mới chỉ dừng lại ở góc độ mô tả sơ bộ thực trạng ngành công
nghiệp CNTT.
Dưới góc độ tiếp cận thể chế, Chính phủ mới gần đây cho phép thành lập
Vụ Công nghiệp Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Cục
Thương mại điện tử và Công nghệ Thông tin (Bộ Công Thương) nhưng các
chính sách và xây dựng thể chế hỗ trợ ngành CNTT phát triển còn mới chỉ dừng

lại ở xây dựng đề án phát triển ngành nhưng nội dung đề àn còn sơ sài và tính
có khả năng biến thành hành động hay thao tác được của chính sách còn thấp.
Phần nhiều của các giải pháp này không thể hành vi hóa là do khoảng cách giữa
yêu cầu của doanh nghiệp so với định hướng chính sách của Chính phủ còn
nhiều khoảng trống hay thiếu sự tương đồng.
Do đó, nghiên cứu phát triển ngành CNTT tiếp cận theo hướng hỗ trợ và
phát triển thị trường cho các doanh nghiệp CNTT là đòi hỏi cần thiết.
3.

Mục đích nghiên cứu
Giải quyết các vấn đề khoa học
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và những yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh ngành kinh tế;

Footer Page 5 of 27.

5


Header Page 6 of 27.

 Các công cụ và phương pháp đánh giá hay đo lường năng lực cạnh tranh
ngành kinh tế.
Giải quyết các vấn đề thực tiễn
 Những yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh bền vững của ngành CNTT Việt Nam
 Đề xuất những những giải pháp tầm vĩ mô có tính khả thi để phát triển
năng lực cạnh tranh bền vững cho ngành CNTT của Việt Nam.
4.


Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của ngành CNTT Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu ngành CNTT Việt Nam trong giai đoạn từ
năm 2002 đến năm 2008.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài
 Sử dụng phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp logic và tư duy
phân tích tổng hợp, phân tích hệ thống.
Các phương pháp sử dụng nghiên cứu:
 Phương pháp tổng hợp phân tích, phương pháp thống kê và một số mô
hình, phương pháp phân tích kinh tế khác.
6.

Những đóng góp của luận văn
 Hệ thống các vấn đề về năng lực cạnh tranh ngành kinh tế và phương
pháp phân tích năng lực cạnh tranh ngành kinh tế.
 Đề xuất những giải pháp phát triển thể chế hỗ trợ ngành công nghiệp
CNTT Việt Nam phát triển.

Footer Page 6 of 27.

6


Header Page 7 of 27.


7.

Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của

luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về lý luận năng lực cạnh tranh ngành kinh tế
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp công nghệ thông
tin Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp công
nghệ thông tin Việt Nam

Footer Page 7 of 27.

7


Header Page 8 of 27.

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÀNH KINH TẾ
1.1 Khái luận về năng lực cạnh tranh
1.1.1 Tiếp cận khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Khái niệm về cạnh tranh được các học giả của các trường phái kinh tế
nghiên cứu kinh doanh rất quan tâm. Các học giả thuộc trường phái tư sản cổ
điển cho rằng cạnh tranh là cuộc đấu tranh đối kháng giữa các nhà sản xuất
hàng hóa nhằm giành điều kiện thuận lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
để thu lợi nhuận tối đa [12, tr.36]. Theo cách hiểu này thì cạnh tranh là hoạt

động tranh đua giữa nhiều người sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường bị chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu
thụ và thị trường có lợi nhất. Theo từ điển Encarta thì Cạnh tranh là hành động
ganh đua nhằm chiến thắng hoặc thực hiện một việc tốt hơn những người khác
[60]. Trong Từ điển tiếng Việt, “Cạnh tranh được hiểu là việc tranh đua giữa
những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần
thắng về mình” và “năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc
cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trường mục tiêu” [27,
tr.15].
Ở Việt Nam, đề cập đến “cạnh tranh” một số nhà khoa học cho rằng, cạnh
tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa – dịch vụ (mua và bán) và đó là
phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi, mục
đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế
là giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu tố đầu vào của chu trình sản xuất kinh
Footer Page 8 of 27.

8


Header Page 9 of 27.

doanh và nâng cao giá của đầu ra sao cho mức chi phí thấp nhất. Như vậy, trên
quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách
tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Mặt khác, cùng với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh
cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở
các doanh nghiệp. Và từ đó, cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ
cho các chủ thể kinh doanh thích nghi được với các điều kiện thị trường, đào
thải các doanh nghiệp ít khả năng thích ứng với thị trường, dẫn đến quá trình
tập trung hóa kinh tế trong từng ngành, vùng, quốc gia...

Các khái niệm cạnh tranh kể trên đều chưa thực sự đầy đủ, bởi vì có
nhiều hình thức cạnh tranh không chỉ bằng giá. Ngoài ra, ở mỗi thời kỳ lịch sử
khác nhau thì quan niệm và nhận thức về cạnh tranh là khác nhau và phạm vi
cũng như cấp độ cũng khác nhau. Xét theo hướng tiếp cận của nội dung đề tài,
khái niệm cạnh tranh được xét ở góc độ sau: Cạnh tranh là một quá trình mà
các chủ thể kinh tế chủ động ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để đạt được
mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như: hướng đến vị thế thống lĩnh thị trường,
tạo dựng lòng trung thành của khách hàng, cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi
nhất, tối đa hóa lợi nhuận. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong
quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích: đối với người kinh doanh là lợi
nhuận, còn đối với người tiêu thụ là tối đa hóa độ thỏa dụng, đối với quốc gia là
sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
1.1.1.2

Năng lực cạnh tranh
Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức hợp tác và

phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa năng lực cạnh tranh (competitiveness) là
“khả năng của các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia hoặc khu vực tạo ra
thu nhập tương đối cao hơn và mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn
Footer Page 9 of 27.

9


Header Page 10 of 27.

đối mặt với cạnh tranh quốc tế” [13]. Đây là một cách định nghĩa kết hợp hiểu
năng lực cạnh tranh ở cả cấp độ doanh nghiệp, ngành và cấp độ quốc gia. Trong
phạm phù quản trị chiến lược, năng lực cạnh tranh hay lợi thế cạnh tranh của

một doanh nghiệp được hiểu là khả năng của một doanh nghiệp đạt được tỷ
suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành. Khái niệm này
chỉ rõ bản chất của lợi thế cạnh tranh là hướng tới mục tiêu lợi nhuận.
Năng lực cạnh tranh được áp dụng với cả hai cấp độ: cấp vi mô bao
gồm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các ngành kinh doanh và cấp vĩ mô
bao gồm năng lực cạnh tranh của quốc gia và thậm chí là của một khu vực. Đối
với một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh doanh, năng lực cạnh tranh gắn với
mục tiêu duy trì sự tồn tại và thu được lợi nhuận trên thị trường nội địa hoặc thị
trường quốc tế; trong khi đối với một quốc gia, năng lực cạnh tranh lại gắn với
mục tiêu cải thiện mức sống và phúc lợi của người dân. Trong phạm vi của luận
văn này, khái niệm năng lực cạnh tranh sẽ được xem xét ở cấp độ doanh
nghiệp và ngành kinh doanh.
Một cách gọi khác của năng lực cạnh tranh là “sức cạnh tranh”
(competitive power) là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh
tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần.
Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh và được đánh giá là có thể
đứng vững cùng các nhà sản xuất khác, khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản
phẩm tương tự được đưa ra với mức giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại;
hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng và dịch
vụ ngang bằng hoặc cao hơn. Nhìn chung, khi xác định sức cạnh tranh của một
doanh nghiệp hay một ngành cần xem xét đến tiềm năng sản xuất kinh doanh
một hàng hóa hay một dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ
biến mà không phải trợ cấp.

Footer Page 10 of 27.

10


Header Page 11 of 27.


Như vậy, có thể thấy các thuật ngữ năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh,
khả năng cạnh tranh và tính cạnh tranh đều có cùng nội hàm và trong nghiên cứu
này sẽ thống nhất sử dụng là năng lực cạnh tranh. Trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài, “năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc một ngành là khả
năng cung ứng các sản phẩm hoặc dịch vụ với giá trị gia tăng cao hơn hoặc khác
biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường mục tiêu trên cơ sở tạo
dựng và khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và thực
hiện các tiên đoán tương lai về cơ hội thị trường”. Ở đây, giá trị gia tăng cao
hơn được hiểu là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cao hơn so với đối thủ cạnh
tranh trong điều kiện môi trường như nhau. Để đạt được giá trị gia tăng cao
hơn, một doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có giá thành thấp hơn giá thành
của các đối thủ cạnh tranh, hoặc có sự khác biệt sản phẩm trên một phương
diện nào đó để có thể định giá bán của mình khác biệt so với giá của đối thủ
cạnh tranh, hoặc là phải có được cả hai yếu tố đó.
Cách tiếp cận về năng lực cạnh tranh này mang một số ý nghĩa nhất định:
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh là kết quả của nỗ lực có chủ định của doanh
nghiệp hoặc ngành kinh doanh nhằm tạo dựng và khai thác một cách hiệu quả và
hiệu suất các nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu hoặc có khả năng tiếp cận.
Thứ hai, doanh nghiệp có thể tạo dựng được năng lực cạnh tranh trên cơ sở tiếp
cận và khai thác tốt các yếu tố môi trường kinh doanh thuận lợi của quốc gia khi
phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế. Thứ ba, năng lực cạnh tranh bao hàm cả
các yếu tố tạo dựng lên nó như sự khác biệt hóa với đối thủ trên thị trường mục
tiêu. Thứ tư, nó không chỉ đánh giá dựa trên những nguồn lực hiện tại mà còn
đánh giá dựa trên việc tiên đoán đúng về các cơ hội thị trường trong tương lai.
Do đó, cách tiếp cận này cũng gợi ý những tiêu chí cơ bản để đo lường năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp như chi phí, năng suất, giá trị của sản phẩm

Footer Page 11 of 27.


11


Header Page 12 of 27.

dịch vụ (bao hàm cả chất lượng), các yếu tố tạo dựng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và đánh giá tính đúng đắn của các tiên đoán về thị trường dựa
trên ý định và tầm nhìn chiến lược hợp lý. Cuối cùng, khái niệm này được xác
định cho một thị trường tự do cạnh tranh mà không có bất cứ sự bảo hộ nào của
Chính phủ.
1.1.2 Phân loại năng lực cạnh tranh
Có nhiều cách phân loại năng lực cạnh tranh khác nhau dựa vào nhiều tiêu
chí như phạm vi, quy mô, tính chất... do đó năng lực cạnh tranh có thể được
phân loại: căn cứ vào chủ thể tham gia, phạm vi ngành kinh tế và tính chất của
cạnh tranh.
- Căn cứ vào chủ thể tham gia: sẽ có các loại hình như sau (i) cạnh tranh
giữa người mua và người bán: Do sự đối lập nhau của hai chủ thể tham gia giao
dịch để xác định giá cả của hàng hóa cần giao dịch, sự cạnh tranh này diễn ra
theo quy luật “mua rẻ bán đắt” và giá cả của hàng hóa được hình thành; (ii)
cạnh tranh giữa những người mua với nhau: sự cạnh tranh này được hình thành
trên quan hệ cung-cầu, tuy nhiên sự cạnh tranh này chỉ xảy ra trong điều kiện
cung của một hàng hóa dịch vụ có chất lượng ít hơn nhu cầu của thị trường; (iii)
cạnh tranh giữa người bán với nhau: đây là hình thức tồn tại nhiều nhất trên thị
trường với tính chất gay go và khốc liệt; cạnh tranh này có ý nghĩa sống còn đối
với doanh nghiệp nhằm chiếm thị phần và thu hút khách hàng.
- Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế: bao gồm các hình thức sau: (i) cạnh
tranh trong nội bộ ngành: đây là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ
nào đó, trong đó các đối thủ tìm cách thôn tính lẫn nhau, giành giật khách hàng
về phía mình, chiếm lĩnh thị trường với các biện pháp chủ yếu là cải tiến kỹ


Footer Page 12 of 27.

12


Header Page 13 of 27.

thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí. Kết quả của hình thức cạnh
tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay
đổi, giá trị hàng hóa được xác định lại, tỷ suất sinh lời giảm xuống và sẽ làm cho
một số doanh nghiệp thành công và một số khác phá sản hoặc sáp nhập; (ii) Cạnh
tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền
kinh tế nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao nhất, sự cạnh tranh này hình thành nên tỷ
suất sinh lời bình quân cho tất cả mọi ngành thông qua sự dịch chuyển của các
ngành với nhau.
- Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh trên thị trường thì cạnh tranh gồm
có: (i) Cạnh tranh hoàn hảo: là loại hình cạnh tranh mà ở đó không có người sản
xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế thị trường, làm
ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được mô tả: Tất cả các hàng hóa trao
đổi được coi là giống nhau; tất cả những người bán và người mua đều có hiểu biết
đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi; không có gì cản trở
việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của người mua hay người bán. Để chiến thắng
trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp phải tự tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành
hoặc tạo nên sự khác biệt về sản phẩm của mình so với các đối thủ khác; (ii) Cạnh
tranh không hoàn hảo: là một dạng cạnh tranh trong thị trường khi các điều kiện
cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không được thỏa mãn. Các loại cạnh tranh
không hoàn hảo gồm: độc quyền; độc quyền nhóm; cạnh tranh độc quyền; độc
quyền mua; độc quyền nhóm mua. Trong thị trường cũng có thể xảy ra cạnh tranh
không hoàn hảo do những người bán hoặc người mua thiếu các thông tin về giá cả

các loại hàng hóa được trao đổi.
Và hiện nay, cách phân loại phổ biến nhất về năng lực cạnh tranh là theo 4
cấp độ: (1) năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, (2) năng lực cạnh tranh cấp độ

Footer Page 13 of 27.

13


Header Page 14 of 27.

ngành, (3) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; (4) năng lực cạnh tranh của sản
phẩm.
1.1.2.1 Năng lực cạnh canh tranh cấp quốc gia
Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể do Diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF) thực hiện năm 1997 đã nêu ra: “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là
năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao
trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế
khác”[25]. Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể được hiểu là việc xây
dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bổ có hiệu quả các
nguồn lực, để đạt và duy trì tăng trưởng cao, bền vững. Môi trường cạnh tranh kinh
tế chung có ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy quá trình đầu tư, tự điều chỉnh,
lựa chọn của các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp theo các tín hiệu thị trường
được thông tin đầy đủ. Mặt khác, môi trường cạnh tranh thuận lợi sẽ tạo khả năng
cho chính phủ hoạch định chính sách phát triển, cải thiện đầu tư, tăng cường hợp
tác quốc tế và hội nhập ngày càng có hiệu quả, đồng thời có ảnh hưởng quyết định
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài những yếu tố về tài nguyên thiên
nhiên, vị trí địa lý kinh tế,…có 8 yếu tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh
quốc gia, bao gồm:
(1) Độ mở cửa kinh tế: Thông thường nó được tính đến dựa trên tỷ lệ kim ngạch

xuất nhập khẩu với thu nhập quốc dân hoặc doanh thu từ các nguồn lực luân
chuyển đa quốc gia so với thu nhập quốc dân.
(2) Vai trò của chính phủ: Vai trò và mức độ can thiệp của nhà nước vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
(3) Hệ thống tài chính ngân hàng: Mức độ tự do hóa tài chính

Footer Page 14 of 27.

14


Header Page 15 of 27.

(4) Công nghệ: Là mức độ đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D); trình độ
công nghệ và tích lũy kiến thức công nghệ
(5) Cơ sở hạ tầng
(6) Hệ thống quản lý, chất lượng quản lý nói chung
(7) Lao động: Số lượng và chất lượng lao động, hiệu lực và tính linh hoạt của
thị trường lao động
(8) Thể chế, hiệu lực của pháp luật và thể chế xã hội đặt nền móng cho nền kinh
tế hiện đại mang tính cạnh tranh, bao gồm quy định của luật pháp và quyền sở hữu.
Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp thành ba nhóm lớn
để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia là: Sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ;
tài chính; quốc tế hóa. Trong đó, trọng số của sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ
đã tăng mạnh từ 1/9 lên 1/3.
Theo phân tích và đánh giá của WEF thì sức vươn lên trong hội nhập, cạnh
tranh của nền kinh tế Việt Nam chưa mạnh, trong khi xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế đang đặt ra yêu cầu rất cao tới năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và năng lực
cạnh tranh cấp quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.

Năm 2004 hệ thống tiêu chí được điều chỉnh và duy trì đến năm 2005 và
phân thành nhóm chỉ tiêu cạnh tranh doanh nghiệp và nhóm chỉ tiêu cạnh tranh
tăng trưởng. Phân tích các yếu tố chủ chốt của tăng trưởng bền vững, báo cáo dựa
trên phân tích “ba trụ cột” là môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng các thể chế công
cộng và công nghệ.

Footer Page 15 of 27.

15


Header Page 16 of 27.

1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành
Năng lực cạnh tranh của một ngành công nghiệp được xác định bằng tổng
hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp và cách
thức sử dụng nguồn lực của ngành công nghiệp tích hợp đầu vào và đầu ra của
ngành mang tính đặc thù để tạo ra các sản phẩm mang chi phí xác định và sự khác
biệt hóa xác định đối sánh với ngành công nghiệp của một hoặc các nền kinh tế
khác.
Thứ nhất, bản thân năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
công nghiệp sẽ quyết định năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp. Thứ hai,
cách thức phân bổ và sử dụng nguồn lực trong ngành công nghiệp tạo ra năng suất
riêng của ngành từ đó quyết định mức độ năng lực cạnh tranh của ngành.
Theo phân loại theo Thỏa ước Nice thì sẽ có 35 nhóm ngành hàng hóa và 11
nhóm ngành dịch vụ. Trong mỗi nhóm ngành lại được phân chia thành nhiều ngành
con do đặc thù phụ thuộc vào từng sản phẩm. Phân loại ngành và sản phẩm theo hệ
thống hài hòa hóa của Hải quan mã HS cho phép phân loại sản phẩm đến 8 con số
(hàng chục triệu) như vậy cấp độ ngành chính và ngành phụ được chia ra khá chi
tiết. Điều này tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa khái niệm ngành công nghiệp vì theo

kinh tế học khái niệm ngành phải xác định trên cung và cầu của một sản phẩm cụ
thể. Do đó, khi nói đến khái niệm ngành công nghiệp phải giả định rằng các sản
phẩm của ngành này được xem là như nhau giữa các doanh nghiệp trong ngành
hay giữa các doanh nghiệp khác trên toàn cầu để có thể so sánh ngành của quốc gia
này với ngành của quốc gia khác.

1.1.2.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Footer Page 16 of 27.

16


Header Page 17 of 27.

Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp có được là nhờ hai nguồn: nguồn
lực và năng lực bản thân. Nguồn lực của doanh nghiệp có thể được chia thành các
nguồn lực hữu hình: nhân lực, vốn, đất đai, nhà xưởng, và thiết bị; và nguồn lực vô
hình: kỹ năng, thương hiệu, danh tiếng, bằng sáng chế, công nghệ hay bí quyết kỹ
thuật hay bí quyết marketing. Để tăng khả năng cạnh tranh, nguồn lực của một
doanh nghiệp phải đảm bảo vừa duy nhất, vừa có giá trị. Một nguồn lực duy nhất
mà không một doanh nghiệp nào khác có được. Nguồn lực này có giá trị nếu như
theo phương diện nào đó nó tạo ra một nhu cầu mạnh mẽ với sản phẩm của doanh
nghiệp. Năng lực là các kỹ năng của doanh nghiệp trong việc điều phối và sử dụng
các nguồn lực của nó một cách hiệu quả. Những kỹ năng này nằm trong những
công việc hàng ngày của doanh nghiệp, trong cách đưa ra quyết định của doanh
nghiệp và cách doanh nghiệp quản lý các quy trình nội bộ để đạt được mục tiêu mà
doanh nghiệp đề ra. Nói rộng hơn, năng lực của một doanh nghiệp là sản phẩm của
cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý của doanh nghiệp.
1.1.2.4 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Sẽ không thể có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa khi năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp. Một sản
phẩm hàng hóa được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự
khác biệt, thương hiệu, bao bì,…hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hóa cùng
loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa lại được định đoạt bởi
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa
và năng lực của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ
với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa có được do năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp tạo ra; nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do
năng lực cạnh tranh của hàng hóa mà có, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Footer Page 17 of 27.

17


Header Page 18 of 27.

còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, năng lực
cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có ảnh hưởng lớn và thể hiện năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Trong phân tích có thể thông qua năng lực cạnh tranh của sản phẩm để đo
lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi đây là các yếu tố dễ định lượng và
nhận biết được. Tuy nhiên, để phân tích sâu hơn năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, xét về dài hạn và các nhân tố bền vững thì phải phân tích các yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.3 Ý nghĩa của phát triển năng lực cạnh tranh
1.1.3.1 Cạnh tranh đảm bảo cân bằng quan hệ cung và cầu
Trong một ngành hay cả nền kinh tế hoạt động thiếu tính cạnh tranh sẽ

dẫn tới tình trạng dư cung hoặc dư cầu, khi đó giá cả hoặc sẽ rất cao hoặc rất
thấp, và không thể hình thành mức giá cả và sản lượng cân bằng trên thị
trường. Trong trường hợp thị trường hoạt động thiếu tính cạnh tranh, với
trường hợp chỉ có một vài nhà sản xuất hay cung ứng cung cấp phần lớn sản
phẩm trên thị trường. Khi đó hiện tượng độc quyền bán có thể xảy ra và mức
giá cả độc quyền thường rất cao, sản lượng cung ứng trên thị trường bị hạn chế
bởi số lượng thấp. Người tiêu dùng sẽ phải mua hàng hóa với mức giá cả và
khối lượng có hạn. Nhà cung ứng thu được lợi nhuận độc quyền cao. Nhìn
chung khi thị trường hoạt động độc quyền thì người tiêu dùng thiệt và xã hội bị
tổn thất và lãng phí các nguồn lực.
Tương tự, trường hợp độc quyền mua xảy ra khi trên thị trường chỉ có
một vài người mua, cạnh tranh không xảy ra và lúc này người mua là người
quyết định giá cả trên thị trường, mức giá sẽ rất thấp, thấp hơn mức cân bằng

Footer Page 18 of 27.

18


Header Page 19 of 27.

quan hệ cung cầu khi có cạnh tranh. Kết quả là người cung ứng bị thiệt và xã hội
cũng chịu những tổn thất hiệu quả.
Khi thị trường hoạt động cạnh tranh, với sự gia nhập ngành dễ dàng và
nhanh chóng sẽ điều chỉnh và làm cân bằng quan hệ cung – cầu trên thị trường,
hiện tượng dư cung hay dư cầu sẽ giảm đi và chấm dứt. Tại mức cân bằng giữa
cung và cầu là giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường, đây là mức giá cả
và sản lượng mà nền kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
1.1.3.2 Cạnh tranh hƣớng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi
có hiệu quả nhất

Trong một môi trường kinh tế hoạt động có tính cạnh tranh cao, các
nguồn lực sản xuất sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Với cấp độ từng doanh
nghiệp cho thấy, chỉ doanh nghiệp nào sử dụng hiệu quả các nhân tố sản xuất
thì mới có khả năng tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh khốc
liệt.
Ở cấp độ vĩ mô, thực tế cho thấy, tại nhiều quốc gia có môi trường cạnh
tranh tốt thì tại quốc gia đó, các nguồn lực trong nền kinh tế được sử dụng có
hiệu quả. Ngược lại, tại những nước có thể chế yếu kém, không tạo dựng
được môi trường cạnh tranh và nuôi dưỡng độc quyền thì tại đó, các nhân tố
sản xuất bị sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Như vậy, cơ chế “bàn tay vô
hình” của cạnh tranh đảm bảo cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế sử dụng
có hiệu quả nhất các nguồn lực trong xã hội.
1.1.3.3 Cạnh tranh tạo môi trƣờng thuận lợi để sản xuất thích ứng với biến
động của cầu

Footer Page 19 of 27.

19


Header Page 20 of 27.

Trong một môi trường kinh doanh thiếu tính cạnh tranh và độc quyền xảy
ra thì các nhà sản xuất và cung ứng không cần thích ứng và điều chỉnh hành vi
theo biến động của cầu cũng như các biến động về điều kiện sản xuất.
Khi tồn tại với vị thế độc quyền trên thị trường, nhà sản xuất không cần
quan tâm đến cầu, cái mà họ quan tâm với mức giá nào và sản lượng là bao
nhiêu thì có lợi nhuận lớn nhất, và mức giá và khối lượng cung ứng là do họ
quyết định. Điều này hoàn toàn không xảy ra trong một môi trường cạnh tranh,
cạnh tranh là áp lực buộc các nhà sản xuất và cung ứng phải luôn luôn có sự

điều chỉnh các quyết định về chất lượng, giá cả và sản lượng theo biến động
của cầu trên thị trường, nếu không có sự điều chỉnh này, doanh nghiệp sẽ không
thể tồn tại và phát triển được.
1.1.3.4 Cạnh tranh bình đẳng làm cho phân phối thu nhập công bằng hơn
Cạnh tranh tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập, hạn chế
hành vi bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập
không tương ứng với năng suất. Trong môi trường cạnh tranh sẽ có những tác
động tích cực đến phân phối thu nhập, bởi người lao động có kết quả và hiệu
quả lao động tốt, chủ doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao được hưởng xứng
đáng phần thu nhập của mình, và ngược lại những người làm việc kém năng
suất và hiệu quả sẽ phải nhận kết quả thu nhập thấp hơn. Cạnh tranh là cơ chế
để đảm bảo phân phối thu nhập có hiệu quả nhất.
Cạnh tranh cũng là cơ chế hạn chế hành vi bóc lột trên cơ sở quyền lực thị
trường và việc hình thành thu nhập không tương ứng với năng suất, và xét ở
góc độ công bằng thì cạnh tranh cũng là cơ chế góp phần thực hiện công bằng
xã hội. Độc quyền bán lấy đi một phần thu nhập của người lao động khi họ phải
trả một mức giá cao hơn nhiều khi mua các sản phẩm độc quyền. Tương tự,
độc quyền mua cũng là hành vi bóc lột rõ ràng khi người mua trả một mức giá

Footer Page 20 of 27.

20


Header Page 21 of 27.

thấp hơn nhiều mức giá cân bằng trên thị trường, doanh nghiệp độc quyền thuê
mướn sức lao động sẽ bóc lột người lao động nhiều hơn khi họ trả mức lương
thấp hơn rất nhiều do có quyền lực và sức mạnh độc quyền


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ari Kokko, Fredrik Sjoholm (2004), “Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam”, Trường Kinh tế Stockholm
2. Bộ Công Thương (2009), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2009
3. Bộ Công Thương (2008), Báo cáo tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các trường
đại học và cao đẳng năm 2008
4. Bộ Thông tin Truyền thông (2009), Sách trắng về Công nghệ thông tin và truyền
thông Việt Nam 2009
5. Bộ Thông tin Truyền thông (2009), Báo cáo tóm tắt tình hình ứng dụng CNTT trong
các cơ quan nhà nước
6. Lê Hải Châu (2002), Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong
xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế, Đề tài Bộ Thương mại
7. David O.Dapice (2003), “Thành công và thất bại: Lựa chọn đường đi đúng cho sự
tăng trưởng dựa vào xuất khẩu”, Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard
8. Hội Tin học TP.Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo toàn cảnh CNTT Việt Nam
9. Phạm Thúy Hồng, Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, 2004
10. Nguyễn Đình Long, Phạm Đức Minh (2003), Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng
nông sản xuất khẩu, Viện kinh tế nông nghiệp
11. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006
12. Maurice Basle, Francoise Behamon, Bernard Havance, Alain Gélédan, Jean Léobal,
Alain Lipietz (1996), Lịch sử tư tưởng kinh tế, Nhà xuất bản khoa học xã hội
13. Nguyễn Văn Nam (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ
nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, Đề tài Bộ Thương mại
14. Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3 tháng 5 năm 2007 quy định chi tiết và hướng
dẫn thực hiện một số điều của Luật CNTT
15. Ngân hàng Thế giới (2009), Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng
6/2009


Footer Page 21 of 27.

21


Header Page 22 of 27.

16. N.P. Fedorenko (1980), Từ điển tra cứu toán học và điều khiển học trong kinh tế, Nhà
Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
17. Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 Phê duyệt Chiến lược phát triển
CNTT và TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
18. Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 Phê duyệt Chương trình phát triển
công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010
19. Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 03/5/2007 Phê duyệt Chương trình phát triển
công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010
20. Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát
triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
21. Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Đức Khiên, Lê Thị Thuần, Lê Nam Long, Nguyễn
Thạc Minh, Nguyễn Thành Trung (2004), Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, Đề tài Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mã số: B2004-39-52
22. Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung (2009), Thương hiệu với nhà quản lý,
NXB Lao Động
23. Trần Văn Thọ (2002), “Công nghiệp hóa Việt Nam trong bối cảnh mới của khu vực
Á Châu: Bàn về khả năng và chiến lược hội nhập”, Đại học Wasade, Nhật Bản
24. Nguyễn Thành Trung (2006), Tiến tới một khuôn khổ lý thuyết lợi thế cạnh tranh
bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: cách tiếp cận dựa trên tri thức về đoán
định tương lai, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 10, trang 71-77
25. Nguyễn Trần Tuyên (2004), Nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam trong

điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài Bộ Thương mại
26. Trần Quang Tuyến, Nguyễn Thành Trung (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho
các doanh nghiệp kinh doanh nông sản Việt Nam, Đề tài Khoa Kinh tế Chính trị Đại học Quốc gia Hà Nội
27. VNCI (2007), Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh
doanh của Việt Nam
28. Viện ngôn ngữ (2007), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa
Tiếng Anh:
29. Bruce Henderson, 1983, “The anatomy of competition”, Journal of Marketing 47, 711
30. David A.Aaker, 1998, Developing Business Strategies, 5th Edition, John Wiley and
Sons

Footer Page 22 of 27.

22


Header Page 23 of 27.

31. Douglas W.Vorhies, Neil A.Morgan, “Benchmarking marketing capabilities for
sustainable competitive advantage”, Journal of Marketing, Vol 69, 80-94
32. Garry L.Adams, Bruce T.Lamont, 2003, “Knowledge management systems and
developing sustainable competitive advantage”, Journal of Knowledge Management,
Vol.7, No.2, pp.142-154
33. Gary Hamel, C.K.Prahalad, 1989, Strategic intent, Harvard Business Review 67, 6376
34. Gary Hamel, C.K.Prahalad, 1994, Competing for the future, Harvard Business School
Press, Boston, Massachusetts
35. George S Day and Robin Wensley, 1988, “Assessing Advantage: A framework for
diagnosing competitive superiority”, Journal of Marketing 52, 1-20
36. George S Day, 1984, Strategic market planning: The pursuit of competitive
advantage, St Paul, MN, West Publishing Company

37. Jay B.Barney, 2004, “Is the reource-based view: a useful perpective for strategic
management research? Yes”, The Ohio State University
38. Jay Barney, 1991, “Firm Resources and Sustained Competitive Advantage”, Journal
of Management 17, 99-120
39. John Fahy, Graham Hooley, 2002, “Sustainable competitive advantage in electronic
business: towards a contingency perpective on the resource-based view”, Journal of
Strategic Marketing, 10, 241-253
40. Kevin P Coyne, 1986, “Sustainable competitive advantage: What it is, What it ins't”,
Business Horizons 29, 54-61
41. Mason E.S, 1939, “Price and production policies of large scale enterprise”,
American Economic Review, March
42. McWilliams, A,.&Smart, D.L, 1995, “The resource based view of the firm: Does it go
far enough in shedding the assumptions of the S-C-P (structure - conduct performance) paradigm?”, Journal of Management Inquiry, 4
43. Michael E.Porter, 1985, Competitive Advantage: Creating and sustaining superior
performance, The Free Press, Edition 1998
44. Michael E.Porter, 1990, The competitive advantage of nations, Free Press, Edition
1998
45. Michael E.Porter,1998, On Competition, HBS Press
46. Micheal E.Porter, 1980, Competitive Strategy: Techniques for analyzing industries
and competitors, New York: Free Press
47. Micheal Porter, 1996, “What is strategy?”, Harvard Business Review, 61-78

Footer Page 23 of 27.

23


Header Page 24 of 27.

48. Oswald Jones, Fiona Tilley, 2003, Competitive advantage in SMEs, Hoboken, NJ: J.

Wiley
49. Peter F.Drucker, 1993, Innovation and Entrepreneurship, Harper Business Publishers
50. Peter R.Dickson, 1992, “Toward a general theory of competitive rationality”, Journal
of Marketing 56, 69-83
51. Rumelt R.P, 1974, Strategy, Structure and Economic Performance, Harvard
University, Cambridge, MA
52. Schere F.M, Ross D, 1990, Industrial Market Structure and Economic Performance,
Houghtom Miffin Company, Boston
53. William K.Hall, 1980, “Survival Strategies in a hostile environment”, Harvard
Business Review 58, 75-85
54. Wroe Alderson, 1937, "A Marketing View of Competition" Journal of Marketing 1,
189-190
55. Wroe Alderson, 1965, "Dynamic Marketing Behavior: A functionalist theory of
marketing". Homewood, IL, Richard D.Irwin, Inc
Trang web tham khảo:
56.

www.mic.gov.vn (Bộ Thông tin và truyền thông)

57. www.hca.org.vn (Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh)
58. www.vinasa.org.vn (Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam)
59. www.vnnic.vn (Trung tâm internet Việt Nam)
60. www.vaip.org.vn (Hội tin học Việt Nam)

Footer Page 24 of 27.

24




×