Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường trung học phổ thông Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.29 KB, 13 trang )

Header Page 1 of 27.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ HẰNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM PHÙ CỪ
TỈNH HƢNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2015

Footer Page 1 of 27.

1


Header Page 2 of 27.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ HẰNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM PHÙ CỪ
TỈNH HƢNG YÊN


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Xuân Hải

HÀ NỘI - 2015

Footer Page 2 of 27.

2


Header Page 3 of 27.

MỤC LỤC
Lời cảm ơn................................................................................................

i

Danh mục chữ viêt tắt...............................................................................

ii

Mục lục.....................................................................................................

iii

Danh mục bảng.........................................................................................


vi

Danh mục biểu đồ, sơ đồ..........................................................................

vii

MỞ ĐẦU..................................................................................................

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...............

7

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................

7

1.2. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cúu ......................................

9

1.2.1. Quản lý… ..........................................................................................

9

1.2.2. Nhà trường, quản lý nhà trường ........................................................

12


1.2.3. Hoạt động dạy - học .............................................................................................. 15
1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT ………………………..

19

1.3. Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở trường THPT ......................

21

1.3.1. Vị trí, mục tiêu của môn Tiếng Anh trong trường THPT………... ..

21

1.3.2. Nội dung của dạy học Tiếng Anh trong trường THPT .......................... 23
1.3.3. Đặc trưng của hoạt động dạy học Tiếng Anh trong trường THPT..... .. 24
1.3.4. Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh trong trường THPT................ 25
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học môn tiếng Anh và
quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường THPT .........

29

Tiểu kết chương 1........................................................................................

32

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NAM PHÙ CỪ, TỈNH HƢNG YÊN................................................................ .. 33
2.1. Khái quát về trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên............... ..... 33

2.2.Thực trạng về hoạt động dạy- học môn Tiếng Anh ở trường THPT
Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên ......................................................................

Footer Page 3 of 27.

3

34


Header Page 4 of 27.

2.2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh và dạy
học môn tiếng Anh hiện nay của CBQL, GV, HS và PHHS....................

34

2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy môn Tiếng Anh của giáo viên ..............

36

2.2.3. Thực trạng hoạt động học môn Tiếng Anh của học sinh................

43

2.2.4. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tiếng Anh............ 47
2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường
THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên ...........................................................
2.3.1.Thực trạng quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh của giáo viên .....


48
48

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh của học sinh ............. 61
2.3.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Tiếng Anh ......... 63
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn
Tiếng Anh ở trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên .........................
Tiểu kết chương 2........................................................................................

64
66

Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG NAM PHÙ CỪ, TỈNH HƢNG YÊN........................................

67

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý ...........................................

67

3.1.1. Nguyên tắc tính hệ thống, đồng bộ................................................. ..

67

3.1.2. Nguyên tắc tính thực tiễn................................................................ ..

67


3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả ..................................................................

68

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường
THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên ...........................................................

68

3.2.1. Các biện pháp nâng cao nhận thức của GV, HS và cha mẹ HS về
tầm quan trọng của Tiếng Anh ....................................................................

68

3.2.2.Các biện pháp quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh của GV...... ..

71

3.2.3. Các biện pháp quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh của HS...... ..

79

3.2.4. Các biện pháp bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh ................................

86

3.2.5. Các biện pháp quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học
môn Tiếng Anh............................................................................................

Footer Page 4 of 27.


4

91


Header Page 5 of 27.

3.2.6. Các biện pháp quản lý CSVC, thiết bị dạy học môn Tiếng Anh ... ..

95

3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý ...................................

96

3.4.Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý .......

97

Tiểu kết chương 3........................................................................................ 100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 101
1. Kết luận ................................................................................................... 101
2. Khuyến nghị ............................................................................................ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 104
PHỤ LỤC

Footer Page 5 of 27.

106


5


Header Page 6 of 27.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được kếp nạp là thành viên thứ
150 của tổ chức thương mại thế giới, đánh dấu một bước phát triển mới trên
con đường hội nhập quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá. Trong bối cảnh đó,
yếu tố con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, là yếu tố quyết định để phát
triển kinh tế. Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, cũng có một vai trò, vị trí mới.
Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực

, từ ngoại giao ,

thương mại , hàng không , tin học , y học , kĩ thuật , văn hóa - xã hội ... Biế t
ngoại ngữ không những là yêu cầ u tấ t yế u của lao đô ̣ng có kỹ thuâ ̣t cao nhằm
đáp ứng các quy trình công nghê ̣ thường xuyên được đổ i mới , mà biế t ngoại
ngữ còn là mô ̣t năng lực cầ n thiế t đố i với người Viê ̣t Nam hiê ̣n đại
thạo ngoại ngữ đang dầ n trở thành mô ̣t kỹ năng không thể thiế u trong

. Thông
bố i

cảnh nề n kinh tế hô ̣i nhâ ̣p như hiê ̣n nay . Khả năng ngoại ngữ là tiêu chuẩn
hàng đầu để các công ty lớn tuyển nhân viên cũng như cất nhắc vào những vị
trí quản lý. Mặc dù hiện tại chưa có thống kê chính thức về tương quan giữa
trình độ ngoại ngữ và mức lương, nhưng thực tế cho thấy cánh cửa cơ hội

thường mở rộng hơn đối với những ứng viên có khả năng ngoại ngữ tốt. Biết
một ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Anh, con người có thể hiểu biết sâu sắc
hơn về nền văn minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển
tiềm năng của chính mình.
Từ nhu cầu phát triển nhân lực của xã hội theo xu thế hội nhập, nâng
cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn Tiếng Anh nói riêng là
nhiệm vụ cơ bản và thường xuyên của các nhà trường. Xã hội đặt hàng cho
ngành giáo dục nguồn nhân lực có khả năng sử dụng được Tiếng Anh thành
thạo trong giao tiếp cũng như trong tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến của
thế giới.
Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề dạy học ngoại ngữ tại
các cơ sở giáo dục hiện nay. Ngày 30/9/2008, thủ tướng chính phủ đã ra

Footer Page 6 of 27.

6


Header Page 7 of 27.

Quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Dạy học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020" quy định Đề án thực hiện 7
nhiệm vụ quan trọng nhằm đạt được mục tiêu chung là: Đổi mới toàn diện
việc dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương
trình dạy học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm
2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ
của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa
số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng
lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong
môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế

mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Ngoài ra, trong đề án "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" của bộ GD&ĐT,
sau năm 2015, số môn học và hoạt động giáo dục của HS sẽ giảm xuống. Tuy
nhiên, ngoại ngữ - tiếng Anh vẫn là một trong số các môn bắt buộc ở cấp phổ
thông.
Tuy nhiên, việc triển khai đề án ngoại ngữ và đề án cải cách giáo dục
còn gặp nhiều khó khăn và chưa đồng đều ở các địa phương. Hiện nay, việc
triển khai các hoạt động dạy học và chất lượng dạy- học môn Tiếng Anh ở các
trường THPT nói chung và trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên nói
riêng tuy đã được quan tâm nhưng chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu của
ngành đề ra. Đa số HS không thích học tiếng Anh và mặc nhiên quan niệm đó
là môn học rất khó. Phần lớn các em HS học tiếng Anh bởi đó là một trong số
các môn bắt buộc thi tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp THPT, HS không có khả
năng giao tiếp bằng tiếng Anh cơ bản... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực
trạng này như phụ huynh và HS nhà trường chưa nhận thức đúng vai trò của
tiếng anh trong thời đại hiện nay, trình độ GV chưa đáp ứng chuẩn, phương

Footer Page 7 of 27.

7


Header Page 8 of 27.

pháp dạy học chưa đổi mới, việc quản lý các hoạt động dạy học môn Tiếng
Anh còn mang nặng tính hình thức và chưa đồng bộ về các giải pháp; việc
đầu tư và khai thác trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy ngoại ngữ còn

hạn chế .... Một yếu tố khác sẽ tác động đến việc dạy học tiếng Anh ở các
trường THPT hiện nay là: sự thay đổi về quy chế thi tốt nghiệp của Bộ
GD&ĐT nhằm tạo ra sự thay đổi trong việc dạy học và đánh giá thực chất
việc học ngoại ngữ của HS. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ có những tác động lớn
đến tâm lí và ý thức học tiếng Anh của nhiều HS.
Trường THPT Nam Phù Cừ là một trường có quy mô nhỏ với 18 lớp,
750 học sinh và 49 cán bộ, GV. Trường nằm trong vùng tuyển sinh chậm phát
triển về kinh tế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức và sự
đầu tư của phụ huynh cho việc học tập của con cái còn thấp. Nhiều năm liền,
trường nằm trong tốp 3 trường có điểm tuyển sinh thấp nhất tỉnh. HS nhà
trường có ý thức tốt. Tuy nhiên, nhận thức về tầm quan trọng của việc học nói
chung, học tiếng Anh nói riêng, còn rất hạn chế. CSVC nhà trường đã được
quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng đủ yêu cầu của việc học ngoại ngữ. Đa
số HS học tiếng Anh là do bắt buộc để thi tốt nghiệp. Do đó, chất lượng của
môn tiếng Anh rất thấp. Trong tình hình mới hiện nay, khi thực hiện chủ
trương của Bộ GD-ĐT về cải cách thi tốt nghiệp, môn ngoại ngữ không còn là
môn bắt buộc thi tốt nghiệp, việc dạy học môn tiếng Anh tại trường THPT
Nam Phù Cừ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Qua thăm dò ý kiến của GV và HS
về việc dạy học môn tiếng Anh trong thời gian tới, nhiều GV bắt đầu có thái
độ thờ ơ với việc dạy, nhiều HS tỏ ý coi thường môn tiếng Anh vì không thi
tốt nghiệp và thi đại học thì không cần phải học nữa. Do đó, việc quản lí tốt
hoạt động dạy học môn tiếng Anh là một vấn đề cấp bách hiện nay.
Xuất pháp từ những lý do trên đây tác giả đã đã lựa chọn nghiên cứu đề
tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trƣờng trung học phổ
thông Nam Phù Cừ - tỉnh Hƣng Yên” với mong muốn: thông qua việc
nghiên cứu các lí luận về khoa học quản lí để đề xuất những giải pháp thiết

Footer Page 8 of 27.

8



Header Page 9 of 27.

thực trong quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh phù hợp với đặc điểm, điều
kiện của trường THPT Nam Phù Cừ; từng bước nâng cao chất lượng dạy học
môn Tiếng Anh nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục, góp phần thực hiện
thắng lợi đề án ngoại ngữ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và quá trình hội nhập quốc tế.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng
Yên.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh
Hưng Yên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại trường THPT Nam Phù
Cừ, tỉnh Hưng Yên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học, quản lý
hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường THPT.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học
môn Tiếng Anh tại trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại
trường Trung học phổ thông Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường THPT

Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2009 - 2014 như thế nào?

Footer Page 9 of 27.

9


Header Page 10 of 27.

- Cần thực hiện các biện pháp quản lí nào để nâng cao hiệu quả của quản
lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường THPT Nam Phù Cừ, Hưng
Yên?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh
Hưng Yên còn có những hạn chế. Nếu thực hiện các biện pháp quản lý một
cách khoa học, đồng bộ dựa trên những luận cứ lý thuyết và thực tế xác đáng
thì chất lượng dạy học môn Tiếng Anh sẽ từng bước được nâng cao, đáp ứng
được mục tiêu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực
hiện thành công đề án ngoại ngữ quốc gia.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý dạy học môn Tiếng Anh
tại trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên trong 5 năm ﴾2009 - 2014).
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học:
Tổng kết thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh
của trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Đồng thời, chỉ ra những bài
học thành công và hạn chế, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Nghiên cứu
này cũng cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu khoa học quản lý giáo
dục.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho các trường THPT khác
trong cả nước.
- Kết quả nghiên cứu cũng có giá trị tham khảo cho các nhà QLGD
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu tác giả sử dụng phối hợp các
phương pháp nghiên cứu sau:
9.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lí luận

Footer Page 10 of 27.

10


Header Page 11 of 27.

+ Phương pháp hệ thống hoá lí thuyết
9.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục
+ Phương pháp hỏi ý kiến các chuyên gia
9.3. Nhóm các phương pháp dùng các thuật toán, thống kê
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở
trường trung học phổ thông.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường
trường Trung học phổ thông Nam Phù Cừ, huyện Phù Cừ, tỉnh

Hưng Yên.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy- học môn Tiếng Anh ở trường
Trung học phổ thông Nam Phù Cừ, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng
Yên.

Footer Page 11 of 27.

11


Header Page 12 of 27.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng Anh THPT
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn
tiếng Anh (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ QĐ-BGDĐT, ngày
05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ giáo dục và đào tạo, Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
4. C.Mác và Ăng ghen toàn tập - tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, 1993
5. Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Tập bài giảng cho
lớp Cao học Quản lý Giáo dục, Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Đặng Quốc Bảo, Quản lý nhà nước về giáo dục và một số vấn đề xã hội của
phát triển giáo dục, tập bài giảng dành cho lớp cao học quản lý, 2012
7. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lí,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2010
8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận quản lý nhà trường,
Tập bài giảng cho cao học QLGD, 2003
9. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những cơ sở khoa học về quản

lý giáo dục, Tập bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục,
1994/2004
10. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa học kỹ
thuật, Hà Nội, 2005
11. Trần Khánh Đức, - Sự phát triển các quan điểm giáo dục - từ truyền
thống đến hiện đại, tập bài giảng dành cho lớp cao học QLGD Trường
ĐHGD, 2012
12. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề giáo dục học và khoa học giáo dục, Hà
Nội, 1998.
13. Đặng Xuân Hải, Quản lí hệ thống giáo dục quốc dân, tập bài giảng cho
lớp cao học quản lí giáo dục, 2013

Footer Page 12 of 27.

12


Header Page 13 of 27.

14. Đặng Xuân Hải, Quản lí sự thay đổi, tập bài giảng cho lớp cao học quản
lí giáo dục, 2013
15. Harold Koontz, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội, 1992
16. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ, Quá trình dạy học, Nxb Đại học sư phạm,
2006
17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Trọng Hậu - Nguyễn
Quốc Chí - Nguyễn Sĩ Thƣ, Quản lý giáo dục, Một số vấn đề lí luận và thực
tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2012
18. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo
dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục – Đào tạo Trung ương, 1999.

19. Quốc hội, Luật Giáo dục (đã được sửa đổi bổ sung 2009), NXB Lao
động, Hà Nội, 2012
20. Thủ tƣớng chính phủ, Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân, giai đoạn 2008-2020
21. Nguyễn Cảnh Toàn, Luận bàn về kinh nghiệm tự học, NXB Giáo dục,
1999.
22. Phạm Viết Vƣợng, Giáo dục học, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội, 2008.
23.
:1025/collect/giotrnhn/index/assoc/HASH0179.dir/doc.pdf
24. o/vn/tin-tuc-/ly-thuyet-quan-ly/34-quan-ly-lagi-su-thong-nhat-hoan-hao-giua-li-luan-va-thuc-tien.aspx

Footer Page 13 of 27.

13



×